Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
MỤC LỤC
Dẫn nhập…………………………………………………………………………. 2
I.
Thực trạng………………………………………………………………… 3
II.
Đặc điểm trong vai trò của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay………. 4
1. Kinh tế …………………………………………………………………….
4
2. Chính trị …………………………………………………………………..
5
3. Gia đình …………………………………………………………………… 6
4. Văn hóa ……………………………………………………………………
8
III.
Những trở ngại của phụ nữ Việt Nam xưa và nay ……………………....11
IV.
Giải pháp …………………………………………………………………..13
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………......14
DẪN NHẬP
Môn: Giới và phát triển
1
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
Trong xu thế phát triển của đất nước, bối cảnh nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
hiện nay, cùng với những thuận lợi, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội
đã và đang tạo điều kiện cho người phụ nữ có thể phát huy toàn diện thế mạnh, tiềm
năng của mình để cống hiến nhiều hơn và hiệu quả hơn cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, sự nhìn nhận người phụ nữ trong từng thời kỳ và trong mỗi giai đoạn lịch
sử là khác nhau. Trong xã hội phong kiến người phụ nữ bị rằng buộc bởi các lễ nghĩa
phong kiến như tam tòng, tứ đức... Ngày nay, trong một xã hội văn minh, người phụ
nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phụ nữ không chỉ giỏi trong công việc nhà mà
còn tích cực tham gia và gặt hái nhiều thành công rực rỡ trong các lĩnh vực xã hội.
Phẩm chất người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước càng được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết
Nhìn nhận người phụ nữ xưa và nay ta thấy người phụ nữ ngày nay có sự khác biệt
hơn rất nhiều so với người phụ nữ ngày xưa. Trong thời buổi kinh tế thị trường, phụ
nữ dường như có nhiều cơ hội tham gia công việc ngoài xã hội hơn là chỉ quanh quẩn
ở nhà đảm trách công việc nội trợ. Phụ nữ ngày nay cố gắng hết mình để vượt lên vai
trò của một người nội trợ đơn thuần, họ khao khát được vươn đến những giá trị mà
nam giới cũng muốn đạt tới như: danh vọng, trí tuệ và tự lập.
Người phụ nữ ngày nay đang làm dày thêm nền tảng truyền thống tốt đẹp của người
phụ nữ Việt Nam và của cả dân tộc.
I.
THỰC TRẠNG
Môn: Giới và phát triển
2
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng cơ bản, nhân tố phát triển của lịch sử Việt Nam.
Trải qua hàng nghìn năm xây dựng, đấu tranh vì sự vẹn toàn lãnh thổ, đấu tranh
chống thiên tai, duy trì nòi giống Lạc Việt. Đã kiến tạo nên nhiều đức tính truyền
thống tốt đẹp ở người phụ nữ Việt Nam. Xuyên suốt tiến trình hình thành, phát triển
của lịch sử nhân loại, phụ nữ luôn có quyền và góp phần nhất định vào sự thay đổi
mọi mặt của xã hội vì hòa bình, sự thống nhất và tương lai văn minh. Các thành tựu
mang tính cách mạng về văn hoá, tập tục, phần lớn làm thay đổi cách nhìn nhận từ
mọi tầng lớp xã hội đối với người phụ nữ. Họ được khẳng định phẩm chất và năng
lực trong các lĩnh vực hoạt động, kể cả những lĩnh vực phi truyền thống nhất. Người
phụ nữ đã có vị thế, chỗ đứng để cùng phát triển ổn định, công bằng với các tầng lớp
nam giới.
Phụ nữ đã và đang có rất nhiều vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, như
vai trò trong kinh tế, văn hóa, chính trị và gia đình. Chiếm 51% lực lượng lao động ở
Việt Nam, phụ nữ ở nông thôn vẫn đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Phụ nữ vẫn đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái.
Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ
chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá là: "Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt
động chính trị cao nhất thế giới". Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%,
thạc sỹ 33,95%, tiến sỹ 25,96%. Phụ nữ chính là một nửa của thế giới này đó là một
điều không thể thay đổi được.
II.
ĐẶC ĐIỂM TRONG VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
XƯA VÀ NAY:
Môn: Giới và phát triển
3
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
1. Kinh tế:
a. Phụ nữ xưa:
Trong xã hội xưa, người phụ nữ không chỉ làm những công việc trong gia đình, mà
còn phải lao động sản xuất nông nghiệp. Hình ảnh người phụ nữ lao động sản xuất
được ví như “ thân cò lặn lội bờ ao”. Những người phụ nữ có vai trò quan trọng
trong xã hội có nền văn minh nông nghiệp lúa nước, một công việc đòi hỏi nhiều
công sức lao động và thời gian đến nỗi những người phụ nữ khó bị gạt ra khỏi nền
sản xuất kinh tế. Họ thường lặn lội, cần mẫn, thức khuya dậy sớm lo những công việc
trong gia đình ngay từ bữa ăn, đến việc chăm sóc những con vật nuôi trong nhà, việc
đồng áng như cấy, làm cỏ, gắt hái thu hoạch. Nhưng những công việc người phụ nữ
làm là tạo ra của cải vật chất chỉ để chăm sóc chồng con, đem lại kinh tế cho gia đình
mà không nhằm phục vụ cho xã hội.
Những người phụ nữ xưa thường bị gạt ra khỏi cuộc sống thênh thang của xã hội và
bị dồn vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình. Họ không được ra ngoài, tham
gia vào các hoạt động kinh tế ngoài xã hội khiến vị thế của họ không thể nâng cao, và
không có chỗ đứng trong nền kinh tế mạc dù họ là lực lượng tham gia sản xuất đông
đảo. Ở nông thôn phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp.
b. Phụ nữ nay:
Ngày nay, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng
ghi nhận. Người phụ nữ được tham gia vào cơ quan quản lý, lãnh đạo, trong hoạt
động kinh tế, trong các ngành kinh doanh. Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là
những người có thu nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998
xuống còn 8% năm 2004. Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua
Môn: Giới và phát triển
4
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và tài sản. Hiện nay, số doanh nghiệp do phụ nữ điều
hành hoặc làm chủ chiếm tới trên 20% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam. Những
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phần lớn thuộc về khu vực thương mại, dịch vụ, sản
xuất, chế biến nông sản, thủy sản. Nhiều tấm gương phụ nữ trẻ làm kinh tế giỏi
không những chỉ làm giàu cho bản thân mà còn đóng góp được nhiều cho xã hội,
giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn giống mình. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, Việt Nam có khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ đứng đầu;
khoảng 25% lãnh đạo và giám đốc điều hành của các doanh nghiệp thuộc tất cả các
thành phần kinh tế ở Việt Nam là phụ nữ và ước tính 60% hộ kinh doanh gia đình do
phụ nữ làm chủ (theo baomoi.com 2011).
2. Chính trị:
a. Phụ nữ xưa:
Trong thời kỳ phong kiến người phụ nữ không được tham gia bất kỳ hoạt động chính
trị nào ngoài xã hội và ngay cả trong gia đình cũng vậy, mọi việc lớn nhỏ đều do
người đàn ông quyết định và người phụ nữ phải tuân theo. Cũng như việc đi học,
người phụ nữ không được học và tham gia vào các kỳ thi cử vì quan niệm trọng nam
khinh nữ ,phụ nữ không cần phải đi học nhiều, học cao; không được tham gia công
việc ngoài xã hội khiến họ sống gò bó trong phạm vi gia đình.
b. Phụ nữ nay:
Ngày nay vị thế của người phụ nữ càng được nâng cao họ đã và đang dần nhận thức
được vai trò trách nhiệm của mình, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình
độ chính trị, năng lực chuyên môn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Họ
không chỉ là người mẹ hiền đảm đang giữ gìn hạnh phúc gia đình, mà còn là những
Môn: Giới và phát triển
5
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
nhà khoa học, những vị lãnh đạo tài năng có những cương vị cao trong các cơ quan
Đảng và Nhà nước, xứng đáng với sự quan tâm và tin tưởng của Bác Hồ. Phụ nữ
ngày càng vươn lên những vị trí lãnh đạo trong xã hội ngày nay thực sự là một cuộc
cách mạng.
3. Gia đình:
a. Phụ nữ xưa:
Từ xưa, quan niệm rằng hôn nhân của người phụ nữ là một bí mật của định mệnh,
được sắp sẵn cho mỗi người con gái. Và họ cũng giống như “ hạt mưa sa” mà đấng
tối cao nhắm mắt tung vào trần thế. May mắn gặp được người chồng tử tế giỏi giang
thì nhờ, còn nếu lỡ gặp một gã đàn ông vũ phu, độc đoán hoặc nghèo khổ, thất nghiệp
quanh năm….cũng phải rắng chịu vì đó là duyên số, không thể cưỡng lại được.
Không những thế, luật "tứ đức", bao giờ người con gái cũng phải thu mình với, công,
dung, ngôn, hạnh. Rời nhà cha mẹ, phụ nữ bước vào cuộc đời xuất giá tòng phu. Bên
cạnh trách nhiệm người vợ, người phụ nữ còn đảm nhiệm thêm vai trò của người con
trong gia đình mới. Có thể nói cô dâu mới phải quán xuyến mọi việc, điều này tạo
cho phụ nữ xưa có rất nhiều ý chí và nghị lực, song thực tế phũ phàng hơn lại đẩy họ
tới cảnh cam chịu.
Từ ngàn xưa vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình chưa được đề cao và
coi trọng xứng đáng trong xã hội phương đông. Họ phải chịu nhiều sự áp đặt, bất
công của xã hội và nhất là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn hằn sâu trong dân trí,
đã làm cho người phụ nữ không ngóc đầu lên được. Họ luôn là hình bóng sau lưng
người chồng trong các công việc gia đình và là tác nhân trong sự thành công của
người chồng.
Môn: Giới và phát triển
6
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
b. Phụ nữ nay:
Từ phải đảm đương vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình, phụ nữ ngày nay còn
tài cán với các trọng trách "đối ngoại", là một sự nghiệp không còn chỉ giành cho
nam giới. Họ đã khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản
thân. Khát vọng với sự nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ
khuôn khổ gia đình. Hơn thế nữa họ khẳng định vị thế như là những người đứng đầu
tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức của
chính phủ.
Phụ nữ ngày nay, có gia đình rồi vẫn được tự do với các mối quan hệ xã hội bên
ngoài, tự do tìm kiếm hay đón nhận cơ hội nghề nghiệp, tự do quyết định các vấn đề
tài chính mà không phụ thuộc vào người đàn ông.
Cùng với sự tiến bộ của xã hội, phụ nữ ngày nay không còn là những người chỉ quanh
quẩn với góc nhà, mảnh vườn nữa. Được học hành chung với nam giới, họ có cơ hội
bộc lộ hết năng lực của mình. Và thực tế cho thấy, trên tất cả mọi lĩnh vực, sánh
ngang với nam giới, phụ nữ đều có thể tham gia, làm tốt, thậm chí còn tốt hơn cả phái
mạnh.
Môn: Giới và phát triển
7
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
4. Văn hóa:
a. Phụ nữ xưa:
• Ăn mặc: Trang phục của phụ nữ xưa đơn giản, kín đáo và đằm thắm. Miền Bắc
có áo tứ thân, miền Trung thướt tha áo dài, Nam bộ duyên dáng với bà ba.
• Cách ứng xử: Phụ nữ Việt Nam xưa gắn liền với hình ảnh nhẫn nhịn, cần cù,
chịu thương, chịu khó. Những điều họ được giáo dục được gói gọn trong bốn
chữ công- dung- ngôn- hạnh. Người xưa đề cao sự khéo léo và chu đáo của
người phụ nữ đối với các công việc nội trợ trong gia đình, đề cao cái đẹp tâm
Môn: Giới và phát triển
8
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
hồn và hình thức bên ngoài (biểu hiện sự tươi tắn, không ủ dột trên nét mặt,
chăm chút cho mái tóc, hàm răng và trang phục), con gái lớn phải biết cân nhắc
lời ăn tiếng nói, không quá lời lúc nóng giận, không ba hoa khi hứng chí, giả
dối khi giao tiếp, mực thước, nghiêm trang trong dáng đứng, bước đi; thủy
chung, yêu chồng, thương con; giàu lòng nhân ái, hy sinh vì người khác.
• Các hoạt động xã hội – văn hóa – nghệ thuật: Chỉ những ngày lễ, Tết đàn bà
con gái mới được tự do ra khỏi nhà để tham dự hội làng. Phụ nữ xưa thích các
loại hình văn hóa nghệ thuật nhẹ nhàng, tao nhã, thanh lịch như chèo, tuồng, ca
trù, ca vọng cổ, cải lương...
b. Phụ nữ nay:
• Ăn mặc: Trang phục của phụ nữ hiện đại rất đa dạng và phong phú. Tùy theo
môi trường tiếp xúc như công sở, trường học, khu vui chơi, hay mua sắm ... mà
họ có những lựa chọn trang phục phù hợp cho riêng mình. Các bạn nữ trẻ
trung, năng động thường phù hợp với quần jean và áo pull; điệu đà hơn là
những chiếc váy đủ kiểu cách và màu sắc; kết hợp với trang phục còn có rất
nhiều phụ kiện xinh xắn nhằm tôn lên cá tính của bản thân. Phụ nữ trung niên
trở lên thường chọn cho mình những bộ đầm, váy vest công sở sang trọng
nhưng cũng không kém phần nữ tính. Trang phục cho những người phụ nữ
giản dị thường là quần tây kết hợp với áo sơ mi.
Môn: Giới và phát triển
9
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
• Cách ứng xử: Phụ nữ hiện đại dạn dĩ và linh hoạt trong giao tiếp. Họ có quyền
tự do ngôn luận hơn phụ nữ xưa. Họ ý thức được rằng giữa họ và nam giới có
quyền và nghĩa vụ như nhau nên rất thoải mái, tự nhiên trong việc thể hiện bản
thân và tự do làm những điều họ thích, họ muốn. Phụ nữ hiện đại có quyền tự
quyết trong học hành, lựa chọn công việc, tình yêu, hôn nhân, gia đình...Họ
được trang bị kiến thức và kỹ năng sống vừa đủ để có thể sống độc lập không
quá phụ thuộc vào nam giới.
• Các hoạt động xã hội – văn hóa – nghệ thuật: Người phụ nữ hiện đại tự do
tham gia các hoạt động xã hội, các chương trình văn hóa- nghệ thuật mà học
yêu thích. Họ thường nghe nhạc trẻ với đủ các thể loại như pop, rock, rap,
R&B...họ cũng thích xem phim, hoặc tham gia các lớp khiêu vũ, các lớp nhảy
hiện đại...
Môn: Giới và phát triển
10
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
III.
NHỮNG TRỞ NGẠI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM XƯA VÀ NAY:
1. Phụ nữ xưa:
• Quan điểm trọng nam khinh nữ bị đặt nặng trong tư tưởng của người xưa, đặc
biệt là giá trị tam tòng tứ đức của người phụ nữ. Bên cạnh đó, tư tưởng áp bức
phụ nữ là sản phẩm của xã hội phong kiến. Tư tưởng đó chúng ta đã nhập tâm
từ đời này qua đời nọ và đã “thiêng liêng hóa” nó.
• Người phụ nữ luôn bị kìm hãm và không được tham gia vào bất kỳ hoạt động
kinh tế - văn hóa - chính trị nào.
• Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được địa
vị xứng đáng trong gia đình, xã hội. Họ phải gánh chịu nhiều sự áp đặt, bất
công, không có quyền quyết định mọi việc trong gia đình. Lệ thuộc vào gia
đình nhà chồng.
2. Phụ nữ nay:
• Trong lĩnh vực kinh tế, dù bất bình đẳng giới đang ngày được cải thiện và bình
đẳng hơn. Nhưng vẫn còn không ít những trở ngại đối với họ trên mọi lĩnh vực,
cụ thể trong lĩnh vực kinh tế, họ còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn đó là đối mặt
với định kiến giới mang tính truyền thống trong cuộc sống hàng ngày, trong
thực thi pháp luật và trở ngại đối với chính bản thân họ.
Môn: Giới và phát triển
11
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
• Do những người phụ nữ ít được đào tạo những phương thức sản xuất mới nên
họ còn thiếu trình độ trong hoạt động kinh tế, chưa đạt được nhu cầu của xã hội
hiện nay
• Trở ngại của người phụ nữ trong chính trị:
Theo số liệu thống kê của hội phụ nữ trong các tổ chức Đảng nhiệm kỳ
2010-2015 cấp trung ương là 8,75%, tỉnh thành là 11,37%, quận huyện
là 15,01%, xã phường là 18,01%, tăng không đáng kể so với nhiệm kỳ
trước và không đạt mục tiêu là 15% ở cấp trung ương và tỉnh thành. Còn
trong quốc hội, nhiệm kỳ 2011-2016 chỉ đạt 24,4% đây là nhiệm kỳ thứ
hai mà tỷ lệ đại biểu nữ bị tụt giảm . nhiệm kỳ 2002-2007 là 27,3%,
nhiệm kỳ 2007-2011 là 25,76%.
Như vậy một nghịch lý, bất chấp tuyên truyền của hội LHPN và vụ bình
đẳng giới- bộ LĐTBXH, càng hô hào bầu cử cho đại biểu nữ thì tỷ lệ
càng tụt giảm.
Tỷ lệ phụ nữ tham gia chính trị chiếm tỷ lệ tương đối cao tuy nhiên phụ
nữ giữ vị trí chủ chốt trong cơ quan đảng, dân cử còn ít ỏi, hiếm hoi hơn
nữa. Thậm chí 9/35 tỉnh thành không có nữ là lãnh đạo chủ chốt.
(Số liệu thống kê của báo phụ nữ số ra thứ 7 ngày 7 tháng 4 năm 2012)
Tiếng nói của phụ nữ trong quá trình lập pháp và quyết định những vấn đề
thiết yếu như kinh tế, ngân sách, đối ngoại, an nhinh quốc gia càng hạn chế.
• Còn một trở ngại của phụ nữ ngày nay với vai trò chính trị là luật lao động quy
định tuổi nghỉ hưu của phụ nữ lớn hơn nam giới( nữ là 55 tuổi, nam là 60 tuổi)
nên họ không được đề bạt các chức vụ cao.
• Vừa phải cân bằng thời gian cho việc trong gia đình và xã hội nên ít nhiều ảnh
hưởng đến thiên chức làm vợ và làm mẹ.
• Với ảnh hưởng của văn hóa và lối sống hiện đại, người phụ nữ mất dần sự đằm
thắm nữ tính. Nó làm hạn chế khả năng chăm sóc, vun vén gia đình của người
phụ nữ.
IV.
GIẢI PHÁP:
Môn: Giới và phát triển
12
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
• Lồng ghép bình đẳng giới trong tất cả văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là
luật doanh nghiệp, luật đầu tư. Bên cạnh đó cần xây dựng chương trình hỗ trợ
doanh nghiệp.
• Đào tạo, tập huấn cho phụ nữ các kiến thức nghề, và phương thức sản xuất
mới, tăng nhận thức cho họ để họ có thể nâng cao khả năng và trình độ để đáp
ứng với nhu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay.
• Các chương trình huấn luyện về giới, về thuật lãnh đạo cho cán bộ nữ.
• Các phương tiện truyền thông đại chúng góp phần vào việc thay đổi các quan
niệm phong kiến về vai trò của nữ giới, về tầm quan trọng của lực lượng lao
động nữ ở tất cả mọi cấp.
• Thay đổi cách cái nhìn khuôn mẫu truyền thống về vai trò giới và người đàn
ông nên chia sẻ phần nào công việc gia đình cùng người phụ nữ.
• Bình thường hóa hình ảnh người phụ nữ giỏi, tài ba mạnh trong quan điểm và
quản lý.
• Làm cho xã hội hiểu rằng người phụ nữ có sự nghiệp không mất hạnh phúc gia
đình và ngược lại, nếu nam và nữ được giáo dục đúng thì họ sẽ tìm ra được
hạnh phúc đíchthực trên cơ sở của sự binh đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
• Phụ nữ cần thay đổi hình ảnh họ có về chính bản thân họ, vì mọi sự chỉ có thể
khởi đầu bằng quyết tâm và ý chí của phụ nữ.
• Không nên đặt vấn đề nguồn nhân lực nữ chỉ từ quan điểm xem phụ nữ là đối
tượng được sử dụng mà căn bản hơn phải xem sự đóng góp của phụ nữ là vô
cùng cần thiết cho sự phát triển của xã hội và cho bản thân họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Sách: phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh hiện đại hóa – tác giả: Nguyễn Thị
Oanh – NXB thanh niên - 2011.
• />• />• />option=com_content&task=view&id=81&Itemid=3
Môn: Giới và phát triển
13
Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
• />%A5-n%E1%BB%AF-vi%E1%BB%87t-nam-x%C6%B0a-va-nay/.
• />%87t_Nam.
Môn: Giới và phát triển
14