Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------oOo---------

NGUYỄN THÁI BÌNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Chuyên ngành : Tài chính -Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS. VÕ XUÂN VINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, được sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học là
TS. Võ Xuân Vinh, và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu được sử dụng
trong bài có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Nội dung luận văn đảm bảo không sao chép các công trình nghiên cứu nào khác.
TPHCM, ngày ..........tháng .......năm 2016


Tác giả

Nguyễn Thái Bình


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 2
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: ...................................................................... 2
1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu: ............................................................ 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu: ...................................................................................... 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 3
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu: .................................................... 4
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................................................... 5
2.1. Khung lý thuyết: ............................................................................................ 5
2.1.1 Phát triển tài chính: .................................................................................. 5
2.1.1.1 Khái niệm phát triển tài chính: ........................................................... 5
2.1.1.2 Thước đo phát triển tài chính: ............................................................ 5
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế:.................................................................................. 6
2.1.2.1. Khái niệm: ........................................................................................ 6
2.1.2.2. Thước đo tăng trưởng kinh tế:........................................................... 6
2.1.2.3. Các mô hình kinh tế: ......................................................................... 7
2.2. Các trường phái trên thế giới: ................................................................... 11

2.3. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế: ........................................................................................... 14
2.4. Đóng góp mới của đề tài: ............................................................................ 19
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI .......................................................................... 21
3.1.Tình hình phát triển tài chính toàn cầu: .................................................... 21


3.1.1Các thể chế quốc tế mới ............................................................................23
3.1.2 Sự sáp nhập kinh tế và tài chính thế giới: ................................................24
3.1.3 Sự phối hợp là nguyên tắc cơ bản ............................................................25
3.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế: ...................................................................26
3.3. Phân tích thực trạng phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trên thế
giới: .......................................................................................................................32
3.3.1 Hội nhập và tự do hóa tài chính: .............................................................32
3.3.1.1 Hội nhập và tự do hóa tài chính ở các quốc gia phát triển:...............33
3.3.1.2 Hội nhập và tự do hóa tài chính ở các quốc gia đang phát triển: ......34
3.3.2 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: ................................................................35
3.3.2.1 Lược sử về các cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế kỷ 20...............35
3.3.2.2 Khủng hoảng kinh tế: nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục
.......................................................................................................................37
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................40
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....41
4.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................41
4.1.1. Mô hình thực nghiệm: .............................................................................41
4.1.2 Dữ liệu nghiên cứu và các biến trong mô hình: ......................................43
4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm: ..............................................................48
4.2.1 Xác định giá trị ngưỡng ...........................................................................49
4.2.2 Giá trị ngưỡng tối ưu: ..............................................................................51

4.2.3 : Kiểm định mối quan hệ chữ ““U-ngược”" giữa tài chính và tăng
trưởng:...............................................................................................................58
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH.................62
5.1 Kết luận: .........................................................................................................62
5.2 Một số gợi ý về chính sách ............................................................................63
5.3 Giới hạn của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo: .........................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

DOC

Domestic Credit

Tín dụng nội địa

FEM

Fixed Effects Model

Tác động cố định


GOVT

Government Expenditure

Chi tiêu Chính phủ

Growth

Economic Growth

Tăng trưởng kinh tế

HC

Human Capital

Phát triển con người

ICRG

International Country Risk Guide

Chỉ số rủi ro quốc gia

INF

Inflation

Lạm phát


Initial

Initial GDP Per Capita

GDP ban đầu

INS

Institutions

Thể chế

INVT

Investment

Đầu tư

LLY

Liquid Liabilities

Cung tiền (M3)

OPEN

Trade Openness

Mở cửa thương mại


POLS

Pool Ordinary Least Squares

Bình phương bé nhất

POP

Population Growth

Tăng trưởng dân số

PRI

Private Sector Credit

Tín dụng tư nhân

REM

Random Effects Model

Tác động ngẫu nhiên

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


WDI

World Development Indicators

Chỉ số phát triển thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan .....................................................17
Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mô hình. ..............................................................45
Bảng 4.2: Mối tương quan giữa các biến ..............................................................47
Bảng 4.3: Ngưỡng phát triển tài chính: ................................................................49
Bảng 4.4: Kiểm định giá trị ngưỡng “tối ưu” của Tín dụng tư nhân (PRI) ......53
Bảng 4.5: Kiểm định giá trị ngưỡng “tối ưu” của Cung tiền (LLY) ..................54
Bảng 4.6: Kiểm định giá trị ngưỡng “tối ưu” của Tín dụng nội địa (DOC) ......56
Bảng 4.7: Kiểm định mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế thông qua biến Tín dụng tư nhân bình phương (PRI2) .........................58
Bảng 4.8: Kiểm định mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế thông qua biến Cung tiền bình phương (LLY2) .....................................59
Bảng 4.9: Kiểm định mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế thông qua biến Tín dụng nội địa bình phương (DOC2) .........................60


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu........................................ 4
Hinh 3.1: Quá trình phát triển tài chính và con đường đi đến khủng hoảng... 39
Hinh 4.1: Biến Tăng trưởng (Growwth) .............................................................. 46
Hình 4.2: Biến Tín dụng tư nhân(PRI) ................................................................ 46
Hình 4.3: Biến Cung tiền (LLY) ........................................................................... 46
Hình 4.4: Biến Tín dụng nội địa (DOC) ............................................................... 47

Hình 4.5: Biểu diễn mối tương quan giữa các biến tài chính với tăng trưởng . 48
Hình 4.6: Boostrap cho ngưỡng Tín dụng tư nhân (PRI): ................................. 50
Hình 4.7: Boostrap cho ngưỡng Cung tiền (LLY): ............................................. 50
Hình 4.8: Boostrap cho ngưỡng Tín dụng nội địa (DOC): ................................. 50


1

MỞ ĐẦU
Luận văn tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa phát triển tài chính – được đo
lường thông qua ba chỉ số phát triển của khu vực tài chính là Tín dụng tư
nhân(PRI), Cung tiền (LLY), Tín dụng nội địa (DOC) và tăng trưởng kinh tế
(GROWTH). Bài luận văn sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng của Hansen (2000) để
tìm các hiệu ứng ngưỡng, sau đó sử dụng các phương pháp như Pool OLS, FEM,
REM để tìm được giá trị ngưỡng tối ưu nhất. Các kết quả kiểm định tiếp theo đề
cho kết quả nhất quán rằng có mối quan hệ chữ “U-ngược” giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế và các chỉ số đại diện cho sự phát triển tài chính đều tồn tại
các giá trị ngưỡng tối ưu.
Các từ khóa: Phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, hồi quy ngưỡng, Pool OLS,
FEM, REM, Hansen.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu:
Luận văn này cung cấp một bằng chứng mới về mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng kỹ thuật hồi quy ngưỡng (threshold
model) cho bộ dữ liệu bảng của 79 quốc gia trên thế giới trong khung thời gian từ
1985 đên 2010. Kết quả cho thấy mức độ phát triển tài chính chỉ có lợi cho tăng

trưởng kinh tế đến một mức ngưỡng nhất định và khi vượt qua mức ngưỡng đó phát
triển tài chính sẽ có tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Những phát hiện mới này
cho thấy không phải cứ tăng quy mô của hệ thống tài chính là tốt cho nền kinh tế
mà chúng ta phải nâng cao chất lượng, cũng như kiểm soát tốt khu vực tài chính thì
mới có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững nhất.
1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Tài chính được ví như “mạch máu” của nền kinh tế điều này đã được kiểm chứng
trong thực tế từ nhiều thập niên trước. Nó giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong
nền kinh tế với chức năng chủ yếu là huy động và phân bổ các nguồn lực trong nền
kinh tế. Hệ thống tài chính vừa là kênh tiết kiệm cho khu vực tư nhân, vừa là kênh
đầu tư cho khu vực doanh nghiệp, và cũng là kênh dẫn truyền các chính sách kinh tế
vĩ mô của Chính phủ. Các chức năng này của hệ thống tài chính được phổ biến ở
hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời điểm toàn cầu hóa, hội
nhập hiện nay mối quan hệ này càng trở nên phức tạp hơn do tác động của các yếu
tố khác nhau trong bản thân nội tại hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế vĩ mô.
Chính vì vậy việc xác định mối quan hệ giữa hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh
tế cũng trở nên khó khăn hơn. Do đó, đề tài này tập trung xem xét mối quan hệ giữa
phát triển hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế, đồng thời xác định ngưỡng
phát triển tối ưu của hệ thống tài chính để có thể đề ra các biện pháp, chính sách
phù hợp cho phát triển kinh tế. Chính vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này,
luận văn hướng đến nghiên cứu đề tài: “ Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm ở các quốc gia trên thế giới”.


3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Với mục đích nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế, luận văn này hướng đến và mong muốn đạt được những mục tiêu sau:
Xác định mối quan hệ phi tuyến hình chữ ““U-ngược”” giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế.

Xác định ngưỡng phát triển tài chính “tối ưu” để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
Các bước thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu như vừa đề cập là nội dung
quan trọng và sẽ xuyên suốt, thống nhất trong toàn bộ luận văn.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Có hay không mối tương quan phi tuyến hình chữ “U-ngược” giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế?
- Liệu có tồn tại ngưỡng phát triển “tối ưu” của hệ thống tài chính?
- Nếu có tồn tại mức ngưỡng “tối ưu” thì làm thế nào để các quốc gia đạt được
mức ngưỡng đó trong giai đoạn hiện nay?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm 79 quốc gia phát triển và đang phát triển
trên thế giới. Sử dụng dữ liệu bảng trung bình 5 năm (1985-1989, 1990-1994, 19951999, 2000-2005, 2006-2010) từ năm 1985 đến năm 2010.
1.6. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng cả 2 phương pháp định tính và định lượng để nghiên cứu.
- Phương pháp định tính: Ta xem xét mối quan hệ dựa trên những thay đổi, quan
sát từ thực tiễn, từ quá trình lịch sử hình thành của hệ thống tài chính và sự phát
triển kinh tế thế giới. Từ đó đưa ra các nhận xét khách quan về mối quan hệ giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
- Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy từ việc chọn lựa các biến có
liên quan đến đề tài và dùng mô hình kinh tế lượng để kiểm tra các giả thuyết đã đặt
ra.


4
Định tính

Định lượng

Khung lý thuyết


Khung lý thuyết

Lịch sử hình thành

Thống kê mô tả

Quan sát, kinh nghiệm thực tiễn

Phân tích tương quan

Đánh giá thực trạng

Xác định giá trị ngưỡng

Kết luận nghiên cứu

Kiểm định mối quan hệ chữ Ungược giữa PTTC và TTKT

Kiểm định các giá trị ngưỡng với
các phương pháp POLS, FEM,
REM

Kết luận nghiên cứu
Hình 1.1: Quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu:
- Luận văn đưa ra một mối quan hệ mới giữa phát triển khu vực tài chính và tăng
trưởng kinh tế, đó là mối quan hệ chữ ““U-ngược””. Kết quả nghiên cứu rất hữu ích
hướng đến các đối tượng như: các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, các ngân hàng
và các nhà đầu tư.

- Luận văn cũng chỉ ra ngưỡng phát triển “tối ưu” của khu vực tài chính trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó làm cơ sở giúp các nhà hoạch định chính
sách xây dựng một cơ chế quản lý, điều hành hệ thống tài chính vững mạnh và đạt
hiệu quả.


5

CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TÀI
CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Để có thể làm cơ sở cho những phần nghiên cứu tiếp theo cũng như đưa ra một
kết luận đáng tin cậy cho bài nghiên cứu, tác giả trình bày khung lý thuyết chung về
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên khung lý thuyết này, kết hợp
với các nghiên cứu trước đây để từ đó làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu.
2.1. Khung lý thuyết:
2.1.1 Phát triển tài chính:
2.1.1.1 Khái niệm phát triển tài chính:
Theo Bách khoa toàn thư mở “Wikipedia”: Tài chính là phạm trù kinh tế, phản
ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá
trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế
nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
Theo King và Levine (2004) khu vực tài chính có 5 chức năng chính:
-

Tạo ra và xử lý sự bất cân xứng về thông tin, phân bổ các nguồn vốn dựa trên

giá trị thực.
-

Kiểm soát nguồn vốn đầu tư sau khi đã phân bổ cho các cá nhân và tổ chức


trong nền kinh tế.
-

Giảm chi phí, đa dạng và quản trị rủi ro trong các giao dịch.

-

Huy động và gộp khoản tiết kiệm

-

Tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ, công cụ tài chính.

Phát triển tài chính là sự cải thiện chất lượng của 5 chức năng trên.
Tóm lại, phát triển tài chính là sự cải thiện cả về chất lẫn về lượng trong việc
tạo ra, thu hút, chu chuyển và kiểm soát các nguồn lực tài chính của các chủ
thể trong nền kinh tế.
2.1.1.2 Thước đo phát triển tài chính:
Có nhiều thước đo cho sự phát triển tài chính được các nhà kinh tế phát hiện và
chứng minh như:


6
Nghiên cứu của King và Levine (2004):
• Tỷ lệ tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân trên tổng GDP (%), thể
hiện mức độ phát triển của khu vực tư trong nền kinh tế.
• Tỷ lệ cung tiền trên tổng GDP (%), thể hiện độ sâu tài chính.
• Tổng tín dụng nội địa trên GDP (%), chỉ số này thể hiện quy mô tài
chính của quốc gia.

Nghiên cứu của Pagano (1993):
Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia trên GDP, cho thấy khả năng chuyển tiết
kiệm sang đầu tư từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế.
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế:
2.1.2.1. Khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà
nền kinh tế tạo ra theo thời gian.
2.1.2.2. Thước đo tăng trưởng kinh tế:
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai
đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so
sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%)
Trong đó: Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô
kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP
(hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP)


7
thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng
trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
2.1.2.3. Các mô hình kinh tế:

Để nghiên cứu kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng mô hình hay học
thuyết. Các mô hình là khuôn mẫu để tổ chức phương pháp tư duy về một vấn đề.
Các mô hình được đơn giảm hoá bằng cách bỏ qua một vài chi tiết của thế giới hiện
thực, qua đó tập trung vào các điểm chính yếu, từ đó giúp chúng ta triêể khai phân
tích xem nền kinh tế hoạt động thế nào. Trong khi lập mô hình, chúng ta có quyền
bỏ qua những chi tiết không quan trọng của hiện thực, nhưng nếu chúng ta lập quá
đơn giản, bỏ qua những chi tiết quan trọng thì mô hình sẽ không có tác dụng, và sẽ
không phù hợp với thế giới hiện thực. Giữa mô hình kinh tế và số liệu thực tế có
mối quan hệ chặt chẽ, các số liệu tương tác với mô hình theo hai hướng: số liệu
giúp lượng hoá các quan hệ mà mô hình lý thuyết quan tâm; số liệu giúp ta kiểm
nghiệm mô hình. Như vậy, để tiến hành xây dựng mô hình kinh tế, người ta phải bắt
đầu bằng việc thu thập các số liệu để tìm mối quan hệ logic giữa các yếu tố của nền
kinh tế, sau đó sử dụng các kết quả đã phân tích để xây dựng mô hình quan hệ kinh
tế. Cuối cùng, dù muốn ủng hộ lý thuyết nào chăng nữa, chúng ta vẫn phải kiểm
nghiệm bằng số liệu thực tế. Vậy, mô hình kinh tế chính là cách thức diễn đạt
những con đưòng, hình thái, nội dung phát triển kinh tế của các quốc gia thông qua
các biến số, các nhân tố kinh tế trong quan hệ chặt chẽ với các điều kiện chính trị,
xã hội. Các mô hình có thể được diễn đạt dưới dạng lời văn, biểu đồ, đồ thị hoặc
phương trình toán học.
Mô hình cổ điển
Được hình thành cách đây 200 năm bởi Adam Smith và Ricardo, mô hình này
có những nội dung căn bản sau:


Yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong ba

yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, là giới hạn của sự tăng trưởng.


Phân chia xã hội thành 3 nhóm người: địa chủ, tư bản và công nhân. Sự phân


phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đối với các yếu
tố sản xuất. Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhận lợi nhuận, công


8
nhân có sức lao động thì nhận tiền công. Cách phân phối này được họ cho là hợp lý.
Vậy, thu nhập xã hội = địa tô + lợi nhuận + tiền công


Trong 3 nhóm người này, thì nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong cả sản

xuất, tích luỹ và phân phối. Họ đứng ra tổ chức sản xuất, dành lại một phần lợi
nhuận để tích luỹ và chủ động trong quá trình phân phối.


Các nhà kinh tế học cổ điển còn cho rằng, hoạt động của các chủ thể kinh tế

bị chi phối bởi bàn tay vô hình - cơ chế thị trường, phủ nhận vai trò của nhà nước,
cho rằng đây là cản trở cho phát triển kinh tế.
Mô hình của Các-Mác
Theo Mác, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn,
tiến bộ kĩ thuật.
Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong quá trình tạo ra giá trị
thặng dư. Theo Mác, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hoá đặc biệt.
Trong quá trình nhà tư bản sử dụng lao động, hàng hoá sức lao động tạo ra giá trị
lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động dành cho bản thân
người lao động, cộng với giá trị thặng dư dành cho tư bản và địa chủ.
Về yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Mác cho rằng mục đích của các nhà tư bản là
tăng giá trị thặng dư, tuy nhiên, việc tăng sức lao động cơ bắp của người công nhân

cần dựa vào cải tiến kĩ thuật. Tiến bộ kĩ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao
động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng tăng lên. Do đó, các nhà tư
bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ
mới. Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm. Vì vậy, các nhà tư bản chia giá trị
thặng dư ra hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần tích luỹ phát triển sản xuất.
Đó là nguyên lý tích luỹ của chủ nghĩa tư bản.
Cũng như các nhà kinh tế học cổ điển, Mác cho rằng khu vực sản xuất ra của cải
vật chất cho xã hội gồm 3 nhóm: địa chủ, tư bản, công nhân. Tương ứng, thu nhập
của họ là địa tô, lợi nhuận và tiền công. Tuy nhiên, sự phân phối này mang tính bóc
lột: thực chất là 2 giai cấp: bóc lột và bị bóc lột.
Các nhà kinh tế trước Mác chỉ phân biệt rõ hai thuộc tính có mâu thuẫn của hàng
hoá: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Trái lại, Mác khẳng định rằng hàng hoá là sự


9
thống nhất biện chứng của hai mặt: giá trị sử dụng và giá trị. Mác là người đầu tiên
đưa ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và xây dựng lý luận về tư bản
bất biến, tư bản khả biến, hoàn thiện việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố
định và tư bản lưu động.


Về mặt giá trị: Mác đã phân chia sản phẩm xã hội thành 3 phần C+V+M ,

trên cơ sở đó, Mác cho rằng :
Tổng sản phẩm xã hội = C+V+M
Tổng thu nhập quốc dân = V+M
Với:

C: tư bản bất biến


V: tư bản khả biến
M: giá trị thặng dư


Về mặt hiện vật, Mác chia làm hai khu vực:

Khu vực 1: sản xuất ra tư liệu sản xuất
Khu vực 2: sản xuất ra tư liệu tiêu dùng
Về quan hệ cung cầu và vai trò của nhà nước: trong khi phân tích chu kì kinh
doanh và khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản, Mác cho rằng, khủng hoảng
thừa do thiếu số cầu tiêu thụ, đây là biểu hiện của mức tiền công giảm và mức tiêu
dùng của cá nhân nhà tư bản cũng giảm vì khát vọng tăng tích luỹ. Muốn giải thoát
khỏi khủng hoảng, nhà nước phải có những biện pháp kích cầu nền kinh tế.
Như vậy, Mác đã đặt nền tảng đầu tiên cho xác định vai trò của nhà nước trong
điều tiết cung cầu kinh tế.
Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Vào cuối thế kỉ 19, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, trường phái
kinh tế tân cổ điển ra đời. Bên cạnh một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương
đồng cùng trường phái cổ điển như sự tự điều tiết của bàn tay vô hình, mô hình này
có các quan điểm mới sau:
Đối với các nguồn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt
quan trọng của vốn. Từ đó họ đưa ra hai khái niệm:
Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn
cho một đơn vị lao động


10
Phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương
ứng với sự gia tăng lao động
Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, họ sử dụng hàm sản xuất

Cobb Douglass Y=F(k,l,r,t)
Sau khi biến đổi, Cobb-Douglass thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng
các biến số: g=t+ak+bl+cr
Trong đó:
g: tốc độ tăng trưởng GDP
k,l,r: tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên
t phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa học kĩ thuật
a, b, c: các hệ số, phản ánh tỉ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm:
a+b+c=1
Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế
Nhấn mạnh vai trò của tổng cầu trong xác định sản lượng của nền kinh tế: sau khi
phân tích các xu hướng biến đổi của tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, và ảnh hưởng của
chúng đến tổng cầu, khẳng định cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao tổng cầu
và việc làm trong xã hội
Nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế.
Những chính sách làm tăng tiêu dùng, tác động vào tổng cầu như: sử dụng ngân
sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước và trợ
cấp vốn cho các doanh nghiệp, giảm lãi suất ngân hàng để khuyến khích đầu tư,
đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế, công trái nhà nước để bổ sung ngân sách,
tăng đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng và một số biện pháp hỗ trợ
khác khi đầu tư tư nhân giảm sút
Phát triển tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 của thế kỉ 20, hai nhà kinh tế
học là Harod nguời Anh và Domar người Mỹ đưa ra mô hình xem xét mối quan hệ
tăng trưởng với các nhu cầu về vốn g=s/k=i/k
Trong đó: g: tốc độ tăng trưởng
s: tỉ lệ tiết kiệm
i: tỉ lệ đầu tư


11

k: hệ số ICOR: hệ số gia tăng tư bản- đầu ra
Hệ số ICOR phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất
của đầu tư (để tăng 1 đồng tổng sản phẩm cần k đồng vốn).
Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại của P.A. Samuelson-hỗn hợp
Sau một thời gian áp dụng mô hình kinh tế chỉ huy của Keynes, quá nhấn mạnh
tới vai trò bàn tay hữu hình của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô,
hạn chế bàn tay vô hình, tạo trở ngại cho quá trình tăng trưởng. Các nhà kinh tế học
của trường phái hỗn hợp ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp. Trên thực
tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp ở những
mức độ khác nhau. Vì thế, đây được coi là mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, nội
dung cơ bản của nó là:
Giống mô hình của Keynes, quan niệm sự cân bằng của kinh tế xác định tại giao
AS và AD
Thống nhất với mô hình kinh tế tân cổ điển, mô hình kinh tế học hiện đại cho
rằng, tổng mức cung của nên kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất, đó là tài nguyên, lao động, vốn, khoa học công nghệ. Thống nhất với
kiểu phân tích của hàm sản xuât Cobb-Douglass về sự tác động của các yếu tố trên
với tăng trưởng.
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng thống nhất với mô hình Harrod-Domar về vai
trò tiết kiệm và vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế.
Chính vì thế, nhiều người cho rằng mô hình kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần
nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes.
Tóm lại, từ các học thuyết của các nhà kinh tế từ trước đến nay xoay quanh vấn
đề tăng trưởng kinh tế đều có liên quan đến các yếu tố tài chính (nguồn vốn). Chính
vì lẽ đó việc xây dựng được một mô hình thể hiện một tầm quan trọng của tài chính
đối với tăng trưởng kinh tế là quan trọng và cần thiết với các nhà hoạch định chính
sách, nhà đầu tư...
2.2. Các trường phái trên thế giới:
Trên thế giới hiện nay, có 3 luồng quan điểm về mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế:



12
 Trường phái 1: Phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế
Đại diện cho trường phái này là:
King và Levine (1993) trong nghiên cứu “Tài chính và tăng trưởng:
Schumpeter có thể đúng”. Sử dụng dữ liệu trên 80 quốc gia, trong giai đoạn 1960
đến 1989. Trong bài nghiên cứu này tác giả đã cho thấy phát triển tài chính có tác
động dương đến tăng trưởng kinh tế và điều này là có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra
King và Levine còn kết luận rằng mô hình kinh tế của Schumpeter có thể đúng về
việc nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, tóm lại
theo 2 ông thì các nước có hệ thống tài chính phát triển thì tăng trưởng kinh tế
nhanh hơn.
Ahmed và Ansari (1998) với nghiên cứu “ Phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế: Kinh nghiệm ở Nam Á” trong cuốn Tạp chí kinh tế ở Châu Á và
Dimitris và Efthymios (2004) với Luận văn ” Phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế: Bằng chứng từ kiểm định nghiệm đơn vị dạng bảng và kiểm định đồng liên
kết dạng bảng”. Cả 2 Luận văn có cùng cho ra kết quả là có mối quan hệ 1 chiều do
phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế và khẳng định rằng tài chính đã góp
phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế.
Cùng chung quan điểm trong trường phái này còn có các Luận văn của các
tác giả như: “ Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: mối quan hệ đồng liên kết
và mô hình VEMC tiếp cận với các quốc gia Nam Á” của tác giả Abdul Wadud
(2009), “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: trường hợp của Đài Loan” của
tác giả Chang, Tsangyao và Steven (2005), “Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế đối với Botswana” của Eita và Jordan
(2007)...
 Trường phái 2: Tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính
Đại diện cho trường phái này có các tác giả như:
Venet, B., & Hurlin, C. (2001) với Luận văn ”Kiểm định nhân quả trong

mô hình dữ liệu bảng với hệ số cố định”
Odhiambo, N. M. (2004) với nghiên cứu : Phát triển tài chính có còn thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế? Một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này ở
Nam Phi”.


13
Sindano, A. N. (2009) với bài “Sự chỉ dẫn mối quan hệ nhân quả giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Namibia”
Nghiên cứu của Waqabaca, C. (2004) về mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế ở Fiji.
Tất cả các nghiên cứu trên đều cho ra cùng một kết luận là: Tăng trưởng kinh tế
mới là quan trọng, khi kinh tế phát triển thì sẽ kéo theo hệ thống tài chính phát triển.
 Trường phái 3: Có mối quan hệ 2 chiều giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế
Đại diện cho trường phái thứ 3 là:
Nghiên cứu của Agbetsiafa, D. K. (2003) về mối quan hệ nhân quả giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở khu vực Châu Phi (cận Sahara).
Nghiên cứu của Rachdi, H. (2011) về mối quan hệ nhân quả giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước OECD và các nước MENA.
Patrick, H. T. (1966) với nghiên cứu “ Phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế ở các nước kém phát triển” đã đưa ra kết luận rằng có mối quan hệ nhân quả
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế không chỉ theo chiều hướng tăng
trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính mà còn theo chiều ngược lại.
Ngoài ra còn 1 số tác giả thuộc trường phái này như: Spears, A. (1992) với
nghiên cứu” Vai trò của các trung gian tài chính trong tăng trưởng kinh tế ở Châu
Phi”, Arestis, P., & Demetriades, P. (1997) với nghiên cứu “Tài chính và tăng
trưởng: sự xem xét thể chế và quan hệ nhân quả”, Calderón, C., & Liu, L. (2003)
với nghiên cứu “Phương hướng của mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế”...

Từ các bài nghiên cứu của 3 trường phái, ta thấy các nhà nghiên cứu đều đưa ra
những quan điểm, nhận định rất đúng về mối tương quan giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên từ trước tới nay chưa có một quan điểm nào vừa
dung hòa được cả 3 trường phái trên vừa thể hiện đúng bản chất mối quan hệ giữa
chúng. Chính vì vậy bài nghiên cứu này, tập trung giải quyết vấn đề mâu thuẫn này
dựa trên một mô hình chữ “U-ngược” trong mối quan hệ giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế. Mô hình chỉ ra rằng phát triển tài chính sẽ tác động tích cực


14
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến một ngưỡng nào đó, nếu vượt qua ngưỡng
này nó sẽ tác động ngược chiều kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Dựa trên khung tiếp cận nghiên cứu ở trên các giả thuyết được đặt ra trong bài
nghiên cứu này là:
Có mối quan hệ phi tuyến giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Xuất hiện mô hình chữ “U-ngược” trong mối quan hệ phát triển tài chính và
tăng trưởng kinh tế
Có một ngưỡng tối ưu cho hệ thống tài chính để thúc đẩy kinh tế
Nếu các giả thuyết đặt ra này được chứng minh qua những dẫn chứng thực
nghiệm, qua kết quả nghiên cứu dưới đây là đúng thì nó sẽ giải quyết được mâu
thuẫn giữa các trường phái, đặc biệt từ đây sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu sau này
về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia riêng
lẻ.
2.3. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế:
Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới nhằm kiểm tra sự ảnh hưởng của tài
chính lên tăng trưởng kinh tế, kết hợp hàng loạt các kỹ thuật định lượng, các loại dữ
liệu khác nhau (dữ liệu chéo, dữ liệu thời gian, dữ liệu bảng hay dữ liệu dựa trên
cấp độ công ty…) để chứng minh vấn đề này như: King and Levine (1993a,b),
Levine (1997, 2003), Rajan and Zingales (1998), Levine et al. (2000), Beck and

Levine (2004), and Beck et al. (2000, 2005). Phần lớn các bằng chứng thực
nghiệm trước đây đã chỉ ra rằng có một sự tác động lâu dài giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế và nhìn chung các bài nghiên cứu này đều cho rằng 1 quốc
gia có hệ thống tài chính phát triển thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay còn gọi là
“more finance, more growth”. Chính vì thống nhất quan điểm như trên, các bài
nghiên cứu sau này đã chuyển trọng tâm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tài
chính hoặc tìm hiểu nguồn gốc hình thành tài chính chứ không tập trung vào mối
quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế nữa.


15
Tuy nhiên, khi xuất hiện các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là
cuộc khủng hoảng 2007-2008 dẫn đến các nhà nghiên cứu, những nhà hoạch định
chính sách phải xem xét lại các kết luận trước đó. Khủng hoảng đã chứng minh rằng
khi hệ thống tài chính gặp vấn đề gây lãng phí tài nguyên, giảm tiết kiệm, tăng đầu
cơ dẫn đến giảm đầu tư, mất cân bằng trong phân phối tài nguyên. Kết quả là nền
kinh tế đình trệ, thất nghiệp và nghèo nàn trầm trọng hơn, hoạt động của khu vực tư
nhân giảm mạnh trong thời kỳ khủng hoảng điều này cho thấy hệ thống tài chính
nên đạt đến 1 ngưỡng nào đó để kinh tế phát triển bền vững. Tài chính đã được
chứng minh là quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, nhưng điều này có đúng
mới mọi kích thước, mọi tốc độ của khu vực tài chính? Nói cách khác, có hay
không một hệ thống tài chính cồng kềnh sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế?
Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã gợi ý rằng mức độ phát triển tài chính là tốt chỉ lên đến
một điểm, qua điểm này nó sẽ trở thành một lực cản đối với tăng trưởng. Điều này
ngụ ý rằng mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng là phi tuyến và cụ thể đó là
một mối quan hệ hình chữ U- ngược, nơi có một bước ngoặc trong hiệu quả của
phát triển tài chính.
Cecchetti và Kharroubi (2012) tìm thấy rằng việc mở rộng tín dụng cho
khu vực tư nhân chỉ nên đạt khoảng 90% GDP. Họ cũng tìm thấy nó sẽ tác động

nhanh hơn khi đạt đến điểm này và chậm lại ở giai đoạn về sau. Họ đã có những
tranh luận về nguyên nhân là bởi khu vực tài chính đã chiếm quá nhiều nguồn tài
nguyên, nguồn lực của các thành phần kinh tế khác.
Arcand et al. (2012) cũng nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa tài chính và
tăng trưởng biến động tiêu cực đối với các nước có thu nhập cao, nơi tài chính bắt
đầu có tác động tiêu cực khi tín dụng cho khu vực tư nhân đạt 100% của GDP. Cho
thấy kết quả phù hợp với các ''hiệu ứng biến mất'' của phát triển tài chính và họ họ
cho rằng hiệu ứng này xảy ra không phải do biến động sản lượng, khủng hoảng
ngân hàng, chất lượng thể chế thấp, hoặc bởi sự khác biệt trong quy định và giám
sát ngân hàng.


16
Các nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng cũng phù
hợp với nghiên cứu thực nghiệm trước đó, trong đó thể hiện một mối quan hệ phi
tuyến tính như:
Rioja và Valev (2004b) thấy rằng phát triển tài chính tạo ra một tác động
tích cực mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế chỉ khi nó đã đạt được một mức độ nhất
định hoặc vượt ngưỡng phát triển tài chính; dưới mức ngưỡng này hiệu quả là
không chắc chắn. Họ cho rằng các mức độ phát triển tài chính cao, trung cấp và
thấp - đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các hiệu ứng tài chính về
tăng trưởng. Ở các nước có mức độ phát triển tài chính trung bình thì hệ thống tài
chính có ảnh hưởng lớn và tích cực đến tăng trưởng. Ở các nước phát triển tài chính
ở mức cao thì vẫn có hiệu ứng tích cực nhưng ở mức thấp hơn, còn đối với các nước
phát triển tài chính ở mức thấp thì hệ thông tài chính hầu như không tác động đến
tăng trưởng kinh tế.
Shen và Lee (2006) cũng chứng minh một mối quan hệ phi tuyến tính, hình
chữ “U-ngược” tương tự giữa tài chính phát triển và tăng trưởng kinh tế, nơi phát
triển tài chính ở mức cao có xu hướng làm chậm tăng trưởng kinh tế. Điều này giải
thích tại sao tìm thấy tác động tiêu cực được tìm thấy giữa phát triển khu vực ngân

hàng và tăng trưởng kinh tế là một mô hình phi tuyến.
Hơn nữa, các bằng chứng hiện tại cũng chứng minh rằng mối quan hệ giữa tài
chính và tăng trưởng có sự khác nhau tùy theo mức độ thu nhập như:
Rioja và Valev (2004b) thấy rằng không có mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp, có mối quan hệ tích cực
và đáng kể ở các nước thu nhập trung bình, mối quan hệ tích cực tương đối yếu ở
các quốc gia có thu nhập cao. Tuy nhiên, De Gregorio và Guidotti (1995) và
Huang và Lin (2009) thấy rằng tác động tích cực của phát triển tài chính đối với
tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp và cao hơn ở nước có thu nhập
trung bình. Chính vì mâu thuẫn giữa những phát hiện này trên mối quan hệ tài chính
và tăng trưởng ở các nước có mức thu nhập khác nhau đã thúc đẩy việc tìm ra một
mô hình phù hợp nhất với hệ thống kinh tế hiện nay.


17
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Số lượng
Tác giả

quốc gia
nghiên

Dữ liệu và
thời gian
nghiên cứu

Phương pháp
nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu


cứu
Mối quan hệ phi tuyến giữa
Deidda and
Fattouh(2002
).

phát triển tài chính và tăng

119 quốc
gia phát
triển và
đang phát

Dữ liệu chéo
(1960– 1989)

Hồi quy ngưỡng
của Hansen
(2000)

triển

trưởng kinh tế. Tài chính là
yếu tố quyết định tăng trưởng
kinh tế ở các nước có thu
nhập cao, nhưng không có ý
nghĩa ở các nước có thu nhập
thấp.
Tài chính có tác động tích


74 quốc
Rioja and
Valev (2004a)

gia phát
triển và
đang phát
triển

Dữ liệu bảng
(Lấy trưng
bình 5 năm từ
1961–1995)

Phương pháp cực lớn vào khu vực có mức
GMM

độ phát triển tài chính trung

(Generalized bình. Tác động tích cực
method of

nhưng nhỏ hơn ở khu vực tài

moments)

chính lớn và không có ý nghĩa
đối vơi khu vực tài chính nhỏ.
Tài chính có ảnh hưởng

mạng mẽ và tích cực ở các

74 quốc
Rioja and
Valev (2004b)

gia phát
triển và
đang phát
triển

Dữ liệu bảng
(Lấy trưng
bình 5 năm từ
1961–1995)

Phương pháp nước phát triển thông qua
GMM

năng suất của nền kinh tế.

(Generalized Trong khi ở các nước có thu
method of

nhập thấp, ảnh hưởng của tài

moments)

chính với tăng trưởng sản
lượng đầu ra của nền kinh tế

thông qua sự tích lũy về vốn.


18
Có mối quan hệ phi tuyến
hình chữ U ngược giữa phát

48 quốc
Shen and
Lee (2006)

gia phát
triển và
đang phát

Phương pháp triển tài chính

(biến thị

Dữ liệu bảng bình phương bé trường chứng khoán) và tăng
(1976–2001)

triển

nhất (Pooled

trưởng kinh tế. Đối với sự

OLS)


phát triển hệ thống ngân hàng
cũng xuất hiện mô hình chữ U
ngược nhưng có vẻ yếu hơn.
Có một mối quan hệ phi
tuyến ngẫu nhiên giữa tài

46 quốc
Ergungor
(2008)

gia phát
triển và
đang phát

chính (hệ thống ngân hàng) và
Dữ liệu chéo
(1980– 1995)

Phương pháp tăng trưởng kinh tế. Ở các
hồi quy 2 giai quốc gia có hệ thống pháp lý
đoạn (2SLS)

chặt chẽ thì sẽ tăng trưởng
nhanh hơn khi hệ thống ngân

triển

hàng hoạt động theo định
hướng.
Có mối quan hệ phi tuyến

giữa tăng trưởng kinh tế và
Huang and
Lin (2009).

71 quốc
gia

Dữ liệu chéo Hồi quy ngưỡng phát triển tài chính. Tác động
(1960– 1995). của Caner and dương tích cực và rõ nét hơn
Hansen (2004) ở các quốc gia có thu nhập
thấp, không rõ nét ở các quốc
gia thu nhập cao.
Khu vực tài chính có tác

Cecchetti
and
Kharroubi
(2012)

Phương pháp động hình chữ U ngược vào
gia phát (Lấy trưng bình phương bé năng suất của nền kinh tế.
triển và bình 5 năm từ nhất (Pooled Tăng trưởng khu vực tài chính
50 quốc Dữ liệu bảng

mới nổi

1980–2009)

OLS)


quá mức có thể làm cản trở
năng suất nền kinh tế.


×