Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----OOO-----

NGUYỄN THỊ SƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH
LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Khắc Quốc Bảo đã tận tình
hướng dẫn, rất cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế nói chung, các Thầy
Cô khoa Tài chính doanh nghiệp nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong thời gian học
tập tại Trường.
Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ


tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện bài luận văn của mình.

Chân thành cảm ơn!

Tác giả: NGUYỄN THỊ SƯƠNG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu khả năng áp dụng chính sách lạm
phát mục tiêu ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của Thầy Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và
có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.

Tác giả: NGUYỄN THỊ SƯƠNG


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
TÓM TẮT .......................................................................................................................... 1
1.

Giới thiệu ................................................................................................................. 2


2.

Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây...................................................... 4

2.1

Khung lý thuyết........................................................................................................ 4

2.1.1 Định nghĩa chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu...................................................... 4
2.1.2 Đặc điểm của cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ..................... 5
2.1.3 Các hình thức chính của khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu............... 7
2.1.4 Những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công lạm phát mục tiêu ................. 8
2.2

Các nghiên cứu định lượng đánh giá khả năng sẵn sàng thực hiện lạm phát mục
tiêu ở các nước ........................................................................................................ 11

2.3

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 12

3.

Phương pháp nghiên cứu, dữ liệu và các kiểm định ban đầu ........................ 12

3.1

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 12

3.2


Cơ sở dữ liệu:.......................................................................................................... 14

3.2.1 Các biến của mô hình ............................................................................................. 14
3.2.2 Nguồn dữ liệu ......................................................................................................... 14
3.3

Các kiểm đinh ban đầu ........................................................................................... 15

3.3.1 Kiểm định tính dừng ............................................................................................... 15
3.3.2 Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình ...................................................................... 15
4.

Nội dung và kết quả nghiên cứu .......................................................................... 18


4.1.1 Kiểm định nhân quả Granger.................................................................................. 20
4.1.2 Mô hình Var hai biến gồm M2 và CPI ................................................................... 21
4.1.3 Mô hình Var ba biến gồm M2, CPI và IR .............................................................. 24
4.1.4 Mô hình Var ba biến gồm M2, CPI và ER ............................................................. 27
4.1.5 Mô hình Var năm biến gồm M2, CPI, IR, ER và OUTPUT .................................. 30
5.

Kết luận.................................................................................................................. 38

5.1

Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu chính .............................................................. 38

5.2


Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 40
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 43


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.3.1: Kết quả kiểm định tính dừng ADF
Bảng 3.3.2.1: Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình Var hai biến gồm M2 và CPI
Bảng 3.3.2.2: Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình Var ba biến gồm M2, CPI và IR
Bảng 3.3.2.3: Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình Var ba biến gồm M2, CPI và ER
Bảng 3.3.2.4: Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình Var bốn biến gồm M2, CPI, IR và
OUTPUT
Bảng 3.3.2.5: Kết quả kiểm định Portmanteau
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nhân quả Granger
Bảng 4.1.2: Kết quả kiểm định phân rã phương sai trong mô hình Var hai biến gồm M2,
CPI
Bảng 4.1.3: Kết quả kiểm định phân rã phương sai trong mô hình Var ba biến gồm M2,
CPI và IR
Bảng 4.1.4: Kết quả kiểm định phân rã phương sai trong mô hình Var ba biến gồm M2,
CPI và ER
Bảng 4.1.5: Kết quả kiểm định phân rã phương sai trong mô hình Var năm biến gồm M2,
CPI, IR, ER và OUTPUT


DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ

Hình 4.1.2: Hàm phản ứng xung trong mô hình Var hai biến gồm M2 và CPI

Hình 4.1.3: Hàm phản ứng xung trong mô hình Var ba biến gồm M2, CPI và IR
Hình 4.1.4: Hàm phản ứng xung trong mô hình Var ba biến gồm M2, CPI và ER
Hình 4.1.5: Hàm phản ứng xung trong mô hình Var năm biến gồm M2, CPI, IR, ER và
OUTPUT


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu đánh giá khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu ở
Việt Nam. Lạm phát mục tiêu là một khuôn khổ chính sách tiền tệ khá hiệu quả
mà các nước phát triển và một số thị trường mới nổi đã áp dụng hơn một thập kỷ
qua. Bài nghiên cứu xem xét những điều kiện được lựa chọn để thực hiện thành
công lạm phát mục tiêu từ kinh nghiệm của các quốc gia đi tiên phong, sau đó tập
trung vào một điều kiện tiên quyết cụ thể là có sự tồn tại một mối quan hệ ổn định,
có thể dự đoán được giữa các công cụ chính sách tiền tệ và lạm phát. Mô hình Var
được áp dụng bằng cách lựa chọn chính sách tiền tệ và các biến vĩ mô khác để
khám phá các kênh khác nhau có mối quan hệ như thế nào với lạm phát thông qua
các hàm phản ứng xung và kết quả phân rã phương sai. Kết quả cho thấy rằng, lạm
phát ở Việt Nam tĩnh với các biến lan truyền tiền tệ trong mô hình. Cụ thể, sự
tương quan trực tiếp giữa các công cụ chính sách tiền tệ và lạm phát không được
mạnh mẽ, ổn định, đặt biệt là không thể dự đoán được. Do đó, Việt Nam chưa thể
thực hiện lạm phát mục tiêu trong thời điểm hiện tại.

Từ khóa: Lạm phát mục tiêu, chính sách tiền tệ, kiểm định nhân quả, Var, tỷ giá, lãi
suất, hàm phản ứng xung, hàm phân rã phương sai.

1


1. Giới thiệu
Kể từ đầu những năm 1990, lạm phát mục tiêu ngày càng được xem như là một

khuôn khổ chính sách tiền tệ khá hiệu quả và được hoan nghênh rộng rãi bởi các nhà
kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách. Vì tiềm năng to lớn là một công cụ
quản lý lạm phát hiệu quả, các quốc gia đã áp dụng lạm phát mục tiêu không bao giờ
quay trở lại áp dụng công cụ cũ nữa.
Lạm phát mục tiêu là một cơ chế chính sách tiền tệ, được đặc trưng bởi thông
báo công khai phạm vi mục tiêu chính thức hoặc các mục tiêu định lượng cho sự gia
tăng chỉ số giá và bởi sự thừa nhận rõ ràng rằng lạm phát thấp là mục tiêu dài hạn quan
trọng nhất của cơ quan tiền tệ. Theo Savensson (1999), khuôn khổ lạm phát mục tiêu
đặt ra mục tiêu rất rõ ràng cho chính sách tiền tệ, xác định trách nhiệm và thiết lập các
biện pháp đo lường trách nhiệm và sự minh bạch. Ngoài ra, theo Fischer (2000), lạm
phát mục tiêu còn đòi hỏi Ngân hàng Trung ương không chỉ đặt ra những mục tiêu rõ
ràng mà còn sử dụng các công cụ thích hợp để đạt được mục tiêu.
Lạm phát mục tiêu đã được công nhận là một khuôn khổ chính sách tiền tệ hiệu
quả. Tuy nhiên, để thực hiện thành công lạm phát mục tiêu, các quốc gia cần phải đạt
được một số điều kiện tiên quyết.
Các điều kiện tiên quyết xuyên quốc gia cho thành công của lạm phát mục tiêu ở
cả nền kinh tế đã phát triển và mới nổi bao gồm nhưng không giới hạn, cụ thể là: Sự
độc lập của Ngân hàng Trung ương; Không bị chi phối bởi chính sách tài khóa; Chỉ
duy nhất mục tiêu lạm phát được xác định; Ngân hàng Trung ương hoạt động minh
bạch cao và có trách nhiệm giải trình; Một mô hình dự báo lạm phát tốt; thị trường tài
chính đầy đủ nội lực cả về chiều sâu lẫn chiều rộng; Có sự hiện diện của một mối quan
hệ ổn định và có thể dự đoán được giữa các công cụ chính sách tiền tệ và lạm phát;…
Tuy nhiên, kinh nghiệm các nước cũng cho thấy, để thực hiện thành công lạm phát
mục tiêu không nhất thiết phải đạt được tất cả các điều kiện trước khi khuôn khổ lạm phát
mục tiêu đưa ra. Hiện nay, tại nhiều nước có khuôn khổ lạm phát mục tiêu thành công,
một số điều kiện chưa có ngay từ đầu, nhưng các cơ quan quản lý đã thiết lập các điều kiện

2



này theo thời gian. Ngân hàng Trung ương đã có những nổ lực tốt nhất nhằm thiết lập
những điều kiện cần thiết và làm việc với chính phủ để hướng tới mục tiêu.
Ngoài ra, kinh nghiệm các nước cũng cho thấy, việc áp dụng lạm phát mục tiêu
còn thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố góp phần thực hiện thành công lạm phát mục
tiêu, bởi vậy các yếu tố hỗ trợ cho khuôn khổ lạm phát mục tiêu thành công sẽ ngày
càng được củng cố. Việc thiết lập một số yếu tố chủ chốt có thể thúc đẩy việc áp dụng
một số hình thức của lạm phát mục tiêu, dẫn đến thúc đẩy việc thiết lập các tiền đề cho
một khuôn khổ lạm phát mục tiêu toàn phần thành công.
Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam, lạm phát liên tục tăng cao, kéo dài nhiều năm
qua cùng với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, cuộc
khủng hoảng nợ công ở Châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, đã tác động tiêu cực
đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nhiều
bất ổn kinh tế vĩ mô, đe dọa sự ổn định và khả năng phát triển bền vững của Việt Nam
ở hiện tại và tương lai.
Xuất phát từ tính ưu việt của chính sách lạm phát mục tiêu cũng như diễn biến
tương đối xấu của tình hình kinh tế Việt Nam thời gian qua, tác giả chọn đề tài luận
văn “Nghiên cứu khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam” với
mong muốn đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn để xem xét Việt Nam có khả năng
thực hiện lạm phát mục tiêu được hay không, từ đó góp phần định hướng một chính
sách tiền tệ hiệu quả áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai, đem lại sự ổn
định kinh tế vĩ mô, đưa Việt Nam phát triển ngày càng nhanh và bền vững.
Luận văn tập trung nghiên cứu, xem xét một điều kiện tiên quyết, có thể
định lượng được để thực hiện thành công lạm phát mục tiêu, đó là ước lượng mối
quan hệ giữa lạm phát, công cụ chính sách tiền tệ và biến kinh tế vĩ mô khác để
xem xét lạm phát và các công cụ chính sách tiền tệ có tương quan mạnh, ổn định
và có thể giải thích được hay không.

3



Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Lạm phát và các công cụ chính sách tiền tệ tại Việt Nam có mối quan hệ
như thế nào?
Các công cụ chính sách tiền tệ và lạm phát có mối tương quan xác thực có là
điều kiện để thực hiện thành công lạm phát mục tiêu hay không?
2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây
Lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế như giá cả bị bóp méo, phân
bổ sai các nguồn tài nguyên khan hiếm và những bất ổn xã hội. Theo Krueger (2005),
lạm phát làm biến dạng phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế; làm tổn thương các thành
phần nghèo nhất của xã hội một cách không cân xứng; tạo ra sự không chắc chắn, phân
phối lại thu nhập một cách tùy tiện; làm suy yếu sự ổn định kinh tế vĩ mô và làm cho
sự tăng trưởng nhanh bền vững không thể đạt được. Vì vậy, sự cần thiết phải ổn định
giá cả trong nền kinh tế đã được ghi nhận cả trong lý thuyết và thực nghiệm.
Việc duy trì tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, tăng tỷ lệ việc làm trong dài hạn, khắc phục được hiện tượng xung đột giữa các
mục tiêu, đồng thời tạo uy tín cho Ngân hàng Trung ương thông qua quyết tâm, trách
nhiệm cao trong việc lấy chỉ tiêu lạm phát thấp và ổn định làm mục tiêu duy nhất. Cơ
chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu trở thành sự lựa chọn có cơ sở như
một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô đối với các quốc gia hiện nay, kể cả trong tương lai.
2.1

Khung lý thuyết

2.1.1 Định nghĩa chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu
Đến nay, đã có hơn 30 quốc gia và tới đây còn nhiều quốc gia khác áp dụng cơ
chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, nhưng có thể nói rằng cơ chế này
vẫn còn hết sức mới mẽ. Lý luận và thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ lạm phát
mục tiêu vẫn đang được nhiều nhà lý luận và quản lý vĩ mô quan tâm nghiên cứu, đúc
kết kinh nghiệm. Chính vì vậy, về phương diện kinh điển, chưa có một định nghĩa
chính thức về khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.


4


Mặc dù các định nghĩa có sự khác nhau về chi tiết, nhưng có thể nhận thấy
được sự tương đồng về một số nội dung chính của chế độ tiền tệ này, đó là: sự tồn
tại một mục tiêu định lượng rõ ràng mà Ngân hàng Trung ương là chủ thể chính
trong ổn định giá cả; không có áp chế tài chính và sự cạnh tranh những mục tiêu
danh nghĩa; và một cơ chế tiền tệ gắn với độc lập công cụ, hoạt động một cách minh
bạch, công khai trước công chúng.
Định nghĩa sau đây của Mishkin (2000, trang 1-2) về lạm phát mục tiêu đã nắm
bắt hầu hết các vấn đề được nêu trong các tài liệu: "Lạm phát mục tiêu là một chiến
lược chính sách tiền tệ bao gồm năm yếu tố chính: 1) Thông báo công khai mục tiêu
lạm phát định lượng trong trung hạn; 2) Một cam kết thể chế về ổn định giá cả là mục
tiêu chính của chính sách tiền tệ; 3) Chiến lược thông tin bao gồm nhiều biến số
(không chỉ có tổng cung tiền hay tỷ giá hối đoái) được sử dụng cho việc thiết lập công
cụ chính sách; 4) Tăng tính minh bạch của chiến lược chính sách tiền tệ thông qua
truyền thông với công chúng và thị trường về kế hoạch, mục tiêu và quyết định của
Ngân hàng Trung ương; 5) Tăng trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để
đạt được mục tiêu lạm phát".
2.1.2 Đặc điểm của cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu
2.1.2.1 Ưu điểm của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu:
Trong báo cáo nghiên cứu thuộc khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực
tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” của Ủy ban kinh tế của Quốc
hội (2011), sau khi đúc kết từ các nghiên cứu trước đó, một số đặc điểm khái quát nhất
của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu được đưa ra, đó là:
So với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ trước nó, cơ chế điều hành chính sách
tiền tệ lạm phát mục tiêu có một số ưu điểm chính sau:
Thứ nhất, cho phép xác lập một khuôn khổ chính sách tiền tệ minh bạch với sự
bảo đảm bằng trách nhiệm và uy tín trước công chúng bởi Ngân hàng Trung ương. Đó

là cơ sở xác định lòng tin của công chúng với cơ quan quản lý tiền tệ và là cơ chế đánh
giá mức độ hoàn thành sứ mệnh của Ngân hàng Trung ương;

5


Thứ hai, đây là cơ chế điều hành chính sách tiền tệ vừa tạo cho Ngân hàng
Trung ương sự tập trung cần thiết vừa được quyền tự do, linh hoạt và quyền tự quyết
nhất định trong điều hành chính sách tiền tệ;
Thứ ba, tính độc lập tương đối của Ngân hàng Trung ương được duy trì nên có
thể đối phó hiệu quả với những cú sốc xảy ra trong nước cũng như bảo vệ nền kinh tế
trước những cú sốc xảy ra bên ngoài quốc gia;
Thứ tư, do hướng vào một mục tiêu duy nhất là lạm phát nên chính sách tiền tệ
lạm phát mục tiêu đã tạo tiền đề cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác phát triển ổn định
trong dài hạn như tăng trưởng, việc làm,.… Điều này được minh chứng rõ hơn khi tiếp
cận với các nền kinh tế đã áp dụng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục
tiêu.
2.1.2.2 Nhược điểm của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu
Tuy có nhiều ưu điểm, song cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục
tiêu hoàn toàn không phải là phương thức hữu dụng tuyệt đối. Các ưu điểm của cơ chế
điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu như đã đề cập ở trên cũng đồng thời là
các nhược điểm của chính nó. Bởi lẽ:
Thứ nhất, do cơ chế ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm trong điều hành chính
sách tiền tệ lạm phát mục tiêu nên chính Ngân hàng Trung ương có thể sẽ trả giá rất đắt
nếu việc tự quyết trong điều hành chính sách tiền tệ lại dẫn tới lạm phát cao chứ không
phải là lạm phát thấp và ổn định.
Thứ hai, do các hiệu ứng của chính sách lên lạm phát có độ trễ nên Ngân hàng
Trung ương không thể dễ dàng kiểm soát được lạm phát. Như vậy, việc đạt được mục
tiêu lạm phát một cách chính xác về thời gian thường gặp khó khăn và cũng vì thế mà
việc đánh giá mức độ thành công của chính sách cũng thường chậm trễ.

Thứ ba, việc cố gắng để đạt được lạm phát mục tiêu có thể dẫn đến mức tăng
trưởng không bền vững của công ăn việc làm và sản lượng.

6


Thứ tư, do cơ chế ràng buộc thông tin giữa Ngân hàng Trung ương và công
chúng nên Ngân hàng Trung ương luôn đứng trước áp lực phải minh bạch hơn, đối
thoại tốt hơn trong khi không phải lúc nào họ cũng có thể đáp ứng yêu cầu này.
Nhìn chung, có thể mô tả đặc điểm chung của cơ chế lạm phát mục tiêu như sau:
lạm phát mục tiêu có thể được mô tả như một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ dựa
trên nền tảng sử dụng việc dự báo lạm phát làm chỉ số mục tiêu trung gian. Ngân hàng
Trung ương dự báo xu hướng lạm phát năm tới để đưa chỉ số lạm phát mục tiêu (định
hướng bằng một chỉ số hoặc một khoảng biên độ) cho năm kế hoạch mà không có kế
hoạch thực hiện bất cứ chỉ tiêu nào khác. Trong giới hạn của mình, Ngân hàng Trung
ương có thể linh hoạt lựa chọn và sử dụng các công cụ để đạt một mục tiêu duy nhất –
đó là chỉ số lạm phát mục tiêu.
Tuy nhiên, nhược điểm của cơ chế lạm phát mục tiêu là khi năng lực điều tiết
của chính sách tiền tệ không cao sẽ đẩy Ngân hàng Trung ương vào vòng luẩn quẩn
trong việc lựa chọn ưu tiên giữa các cơ chế điều hành (tỷ giá, lãi suất và khối lượng
tiền) của chính sách tiền tệ. Mặt khác, khi áp dụng lạm phát mục tiêu, Ngân hàng
Trung ương sẽ phải chịu trách nhiệm chính thức và vô điều kiện trong việc thực hiện
chính sách tiền tệ để đạt được chỉ số mục tiêu dựa trên chỉ số dự báo lạm phát do chính
Ngân hàng Trung ương đưa ra. Khi đó, dự báo lạm phát được xem như là mục tiêu
trung gian của chính sách tiền tệ, vì vậy, không ít người không đề cập đến lạm phát
mục tiêu mà chỉ nói đến dự báo lạm phát mục tiêu.
Một sự khác biệt nữa của cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu
so với cơ chế điều hành khác là nó tạo cho Ngân hàng Trung ương sự tự do và linh
hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ, xác định khung lạm phát mục tiêu (một
chỉ số hoặc một khoản biên độ). Tuy nhiên, để áp dụng lạm phát mục tiêu thì trước hết

Ngân hàng Trung ương phải có được sự tin tưởng cao từ xã hội và phải hoạt động một
cách minh bạch.
2.1.3 Các hình thức chính của khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu

7


Theo Dellete Guy (1997), cơ chế lạm phát mục tiêu có ba hình thức chính:
Một là cơ chế lạm phát mục tiêu toàn phần (Full Fledge Inflation Targeting), đó
là khi một nước áp dụng lạm phát mục tiêu như một neo danh nghĩa duy nhất trong bối
cảnh kinh tế vĩ mô ổn định. Cơ chế này phù hợp cho các quốc gia có môi trường tài
chính lành mạnh, Ngân hàng Trung ương hoạt động minh bạch, có trách nhiệm giải
trình và mức độ cam kết mạnh mẽ đối với mục tiêu của lạm phát mục tiêu;
Hai là cơ chế lạm phát mục tiêu chiết trung (Electic Inflation Targeting), khi
một nước, chẳng hạn, thực hiện lạm phát mục tiêu cùng với các mục tiêu chính sách
tiền tệ khác trong môi trường tài chính ổn định, nhưng tính minh bạch và giải trình
kém hơn;
Cuối cùng là cơ chế lạm phát mục tiêu lai ghép (Inflation Targeting Lite), một
hình thức lạm phát mục tiêu thấp, được thực hiện bởi các nước có môi trường kinh tế vĩ
mô không vững chắc hay không tin cậy. Các nước thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu
lai ghép thả nổi tỷ giá và công bố mục tiêu lạm phát, nhưng không thể duy trì mục tiêu
lạm phát như mục tiêu tối thượng của chính sách tiền tệ.
2.1.4 Những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công lạm phát mục tiêu
Đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về các điều kiện
tiên quyết cần phải đáp ứng trước khi đưa ra áp dụng lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên,
giữa các tác giả chưa có sự thống nhất về các điều kiện này khi được áp dụng vào các
nền kinh tế mới nổi.
Theo Andrea Schaechter, Mark R.Stone và Mark Zelmer (2000) nghiên cứu
kinh nghiệm áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu của các nước công nghiệp và các
nước thị trường mới nổi, đã đưa ra nhận định là những nền tảng để lạm phát mục tiêu

toàn phần được thiết lập thành công bao gồm: Một vị thế tài chính vững mạnh và ổn
định kinh tế vĩ mô vững chắc; Một hệ thống tài chính phát triển tốt; Độc lập về công cụ
Ngân hàng Trung ương và một chỉ thị/tuyên bố nhằm đạt ổn định giá cả; Sự am hiểu cơ
chế truyền tải các hoạt động tiền tệ và lạm phát; Một phương pháp luận hợp lý xây
dựng dự báo lạm phát; Tính minh bạch của chính sách tiền tệ nhằm thiết lập trách

8


nhiệm giải trình và sự tín nhiệm. Nhiều yếu tố trên đây, đặc biệt là vị thế tài chính
vững mạnh là cần thiết cho một chính sách tiền tệ phù hợp. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, những yếu tố này không cần phải được thiết lập tất cả trước khi các nước bắt đầu
chuyển đổi sang khuôn khổ lạm phát mục tiêu hoàn toàn.
Theo nghiên cứu của Tutar (2002), có ba điều kiện tiên quyết để thực hiện
thành công một khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, đó là:
(1) Sự độc lập của Ngân hàng Trung ương: Yêu cầu cơ bản của một khuôn khổ
lạm phát mục tiêu là các Ngân hàng Trung ương phải được độc lập để có thể chủ động
điều chỉnh công cụ chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát thấp. Độc lập ở
đây không có nghĩa là độc lập hoàn toàn, nhưng ít nhất là phải độc lập về công cụ.
(2) Có một mục tiêu duy nhất: Đó là không tồn tại bất cứ một mục tiêu danh
nghĩa nào khác ngoài mục tiêu lạm phát.
(3) Có sự hiện diện của một mối quan hệ ổn định và có thể dự đoán được giữa
các công cụ chính sách tiền tệ và lạm phát. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, một
đất nước thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu thì các nhà hoạch định chính sách tiền tệ
phải có khả năng xây dựng mô hình lạm phát năng động trong nước và dự báo được
lạm phát ở mức độ hợp lý. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách có quyền sử dụng
những công cụ chính sách có hiệu quả để tác động đến những biến vĩ mô trong đó có
lạm phát, điều này đồng nghĩa với việc phải có sự hiện diện của một mối quan hệ ổn
định và có thể dự đoán được giữa các công cụ chính sách tiền tệ và lạm phát.
Theo nghiên cứu thực nghiệm của Batini và cộng sự (2005) đối với 31 nền

kinh tế (21 nền kinh tế áp dụng lạm phát mục tiêu), có 4 nhóm điều kiện để theo đuổi
lạm phát mục tiêu thành công, bao gồm:
(1) Nhóm điều kiện đầu tiên là về hạ tầng kỹ thuật. Cơ chế lạm phát mục tiêu
đòi hỏi phải có bộ dữ liệu sẵn có, tin cậy và chất lượng; mô hình dự báo có khả năng
dự báo với các giả định khác nhau; việc dự báo phải thực hiện định kỳ, hệ thống và có
thể thực hiện ngay.

9


(2) Nhóm điều kiện thứ hai là sự lành mạnh của hệ thống tài chính. Hệ thống
tài chính cần phát triển ở mức nhất định để đảm bảo chính sách tiền tệ sử dụng hiệu
quả các công cụ thị trường tài chính, không bị chi phối bởi các biến động của thị
trường tài chính.
(3) Nhóm điều kiện thứ ba là Ngân hàng Trung ương phải độc lập: không buộc
phải cho vay chính phủ khi ngân sách thiếu hụt; được chủ động sử dụng công cụ chính
sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát; đảm bảo an toàn và tự chủ trong công việc của Ban
lãnh đạo Ngân hàng Trung ương; có được sự ủng hộ về chính trị cũng như phối hợp
chính sách cần thiết từ chính sách tài khóa.
(4) Nhóm điều kiện thứ tư là cơ cấu kinh tế phù hợp. Giá cả phải được tự do
hóa, nền kinh tế không được quá nhạy với diễn biến giá cả và tỷ giá (mức độ đô la hóa
nền kinh tế phải được hạn chế) để tránh gây khó khăn cho vận dụng các công cụ chính
sách tiền tệ.
Theo Shehu Usman Rano Aliyu và Abwaku Englama (2009): Đúc kết từ
những nghiên cứu thực nghiệm trước đó, nghiên cứu của tác giả đã liệt kê danh sách
một số nhân tố tạo nên sự thành công của cơ chế lạm phát mục tiêu. Trong đó, có các
nhân tố sau: Phải có sự độc lập của Ngân hàng Trung ương; Ngân hàng Trung ương
phải minh bạch và có trách nhiệm giải trình; Một thị trường tài chính đủ mạnh cả về
chiều rộng và chiều sâu; Mục tiêu lạm phát rõ ràng và duy nhất; Mô hình kinh tế mạnh
mẽ để dự báo lạm phát; Tồn tại mối quan hệ ổn định và có khả năng dự báo giữa công

cụ chính sách tiền tệ và lạm phát; Không có áp chế tài chính; Không tồn tại chính sách
đa mục tiêu
Theo Nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam (2011): Không
có một con đường duy nhất hiệu quả để hướng tới áp dụng lạm phát mục tiêu. Sẽ là sai
lầm khi cho rằng để thực hiện thành công lạm phát mục tiêu cần thiết lập tất cả các
điều kiện trước khi khuôn khổ lạm phát mục tiêu được đưa ra. Kinh nghiệm các nước
cho thấy, tại nhiều nước hiện nay có khuôn khổ lạm phát mục tiêu thành công, một số

10


điều kiện chưa có ngay từ đầu, tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã thiết lập các điều kiện
này theo thời gian. Bằng chứng cũng cho thấy, việc áp dụng lạm phát mục tiêu thúc
đẩy sự phát triển của các yếu tố góp phần thực hiện thành công lạm phát mục tiêu. Việc
thiết lập các yếu tố hỗ trợ cho khuôn khổ lạm phát mục tiêu thành công bởi vậy cần
phải đồng thời được củng cố. Việc thiết lập một số yếu tố chủ chốt có thể thúc đẩy việc
áp dụng một số hình thức của lạm phát mục tiêu, về phần mình, điều này sẽ thúc đẩy
việc thiết lập các tiền đề cho một khuôn khổ lạm phát mục tiêu toàn phần thành công.
Tóm lại, mặc dù có rất nhiều điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công lạm
phát mục tiêu, nhưng không ít nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, không nhất thiết phải
đáp ứng tất cả các điều kiện trước khi bắt đầu chuyển đổi sang lạm phát mục tiêu. Việc
đảm bảo đầy đủ các điều kiện tiên quyết để thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu không
quan trọng bằng việc kiên định theo đuổi việc cải thiện các điều kiện trên một khi đã áp
dụng cơ chế lạm phát mục tiêu.
2.2 Các nghiên cứu định lượng đánh giá khả năng sẵn sàng thực hiện lạm phát
mục tiêu ở các nước
Các nghiên cứu định lượng đánh giá khả năng sẵn sàng thực hiện lạm phát mục
tiêu ở các nước bằng cách ước lượng mối quan hệ ổn định và có thể dự đoán được giữa
các công cụ chính sách tiền tệ và lạm phát có thể kể đến:
Woglom (2000) cung cấp bằng chứng thực nghiệm bằng cách sử dụng kỹ thuật

Var để nghiên cứu tác động của các loại cú sốc khác nhau lên nền kinh tế Nam Phi. Kết
quả cho thấy, Nam Phi không phải là ứng cử viên tốt cho lạm phát mục tiêu bởi mối
liên kết yếu giữa chính sách tiền tệ và lạm phát.
Christofferson, Solk & Wescott (2001) cho thấy rằng Ba Lan đủ điều kiện áp
dụng cơ chế lạm phát mục tiêu bởi vì ngoài hai điều kiện tiên quyết khác được đáp
ứng, phân tích thực nghiệm ở nước này còn chỉ ra bằng chứng về mối liên kết mạnh mẽ
giữa lạm phát và các công cụ tiền tệ.
Eser Tutar (2002) đã đánh giá khả năng sẵn sàng thực hiện lạm phát mục tiêu ở
Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng mô hình Var. Kết quả cho thấy lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ

11


là một hiện tượng quán tính. Cung tiền, lãi suất và tỷ giá danh nghĩa không có ý nghĩa
kinh tế và thống kê trong việc quyết định giá cả, sự thay đổi giá chủ yếu được giải
thích bởi bản thân nó. Cũng theo kết quả kiểm định của mô hình Var, mối liên kết trực
tiếp giữa các công cụ chính sách tiền tệ và giá cả không được mạnh mẽ, ổn định và dự
đoán được.
Bakradze và Billmeier (2007) đã sử dụng mô hình Var để đánh giá khả năng áp
dụng cơ chế lạm phát mục tiêu ở Georgia. Họ cho rằng, Georgia vẫn chưa đủ điều kiện
áp dụng thành công cơ chế lạm phát mục tiêu bởi vì Ngân hàng Quốc gia Georgia tồn
tại một số điểm yếu thể chế - theo đuổi nhiều mục tiêu có nguy cơ xung đột nhau. Hơn
nữa, quá trình hoạch định chính sách tiền tệ ở Georgia đang bị cản trở do thiếu một chỉ
số tin cậy về quan điểm chính sách - lãi suất ngắn hạn, trong khi đó cơ chế lan truyền
tiền tệ lại nêu bật tầm quan trọng của kênh tỷ giá.
Shehu Usman Rano Aliyu và Abwaku Englama (2009) cũng đã sử dụng mô
hình Var để đánh giá khả năng áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu ở Nigeria. Từ những
kết quả đạt được sau khi thực hiện các kiểm định từ mô hình Var, tồn tại mối liên kết
yếu giữa giá, kênh tín dụng và lãi suất, tuy nhiên có bằng chứng về sự lan truyền tỷ giá
lên chỉ số giá một cách mạnh mẽ. Do đó, nhóm tác giả đề nghị Nigeria nên theo đuổi

hình thức lạm phát mục tiêu lai ghép.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đã phân tích khá đầy đủ cả về lý thuyết và
thực tiễn những vấn đề cơ bản nhất của khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Đây là nền tảng
cơ bản để luận văn đi sâu nghiên cứu về khả năng áp dụng khuôn khổ điều hành chính
sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.
2.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là ước lượng mối quan hệ giữa lạm phát và các
công cụ chính sách tiền tệ để đánh giá khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu tại Việt Nam
3. Phương pháp nghiên cứu, dữ liệu va các kiểm định ban đầu
3.1 Phương pháp nghiên cứu

12


Một trong những điều kiện tiên quyết của một khuôn khổ lạm phát mục tiêu thành
công như đã được đề cập ở phần trên là sự tồn tại một mối quan hệ ổn định và có thể
dự đoán được giữa các công cụ chính sách tiền tệ và tỷ lệ lạm phát (được đo bằng chỉ
số giá tiêu dùng). Vấn đề này được lý giải như sau, sự tồn tại một mối quan hệ ổn định
và có thể dự đoán được giữa các công cụ chính sách tiền tệ và tỷ lệ lạm phát sẽ góp
phần xây dựng một mô hình lạm phát năng động trong nước và dự báo được lạm phát ở
mức độ hợp lý. Ngoài ra, sự tồn tại một mối quan hệ ổn định và có thể dự đoán được
giữa các công cụ chính sách tiền tệ và tỷ lệ lạm phát cũng cho thấy rằng quốc gia có thị
trường tài chính và tiền tệ phát triển hiệu quả, có khả năng sử dụng các công cụ chính
sách tiền tệ để điều hành lạm phát
Để ước lượng mối quan hệ giữa các công cụ chính sách tiền tệ và tỷ lệ lạm phát, bài
nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy vector Var. Mô hình được xây dựng dựa trên nghiên
cứu của Gottschalk & Moore (2001), Tutar (2002), Bakradze & Billmeier (2007) và gần
đây là nghiên cứu của Shehu Usman Rano Aliyu & Abwaku Englama (2009).
Mô hình Var được sử dụng phổ biến để dự báo hệ thống các chuỗi thời gian có liên
quan với nhau và phân tích tác động ngẫu nhiên đối với hệ thống các biến số. Hình

thức chung của mô hình Var được thể hiện như sau:
Xt = A(L)Xt – 1 + B(L)Zt + εt.
Trong đó:
Xt là véc tơ của các biến nội sinh,
Zt là véc tơ của các biến ngoại sinh,
A và B là các ma trận hệ số,
εt là véc tơ của những cú sốc.
Trong nghiên cứu này, bài nghiên cứu ước lượng mô hình Var và xác định những
cú sốc chính sách tiền tệ lên lạm phát thông qua các kênh cung tiền, lãi suất ngắn hạn
và tỷ giá.

13


Do giới hạn về nguồn dữ liệu nên các biến nội sinh trong mô hình chỉ bao gồm
cung tiền, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá danh nghĩa, sản lượng công nghiệp và lãi suất
tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng.
Bốn mô hình Var khác nhau được ước lượng bắt đầu từ mô hình Var hai biến gồm
cung tiền và chỉ số giá, sau đó thêm một số biến tài chính như tỷ giá danh nghĩa hoặc
lãi suất để xem xét sự đóng góp của các biến đó vào mô hình Var ở Việt Nam
Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành bằng cách dùng kiểm định tính dừng,
kiểm định quan hệ nhân quả Granger và khung hệ phương trình của Var. Chức năng
phản ứng xung và phân rã phương sai được dùng để khám phá kết cấu của hệ. Hàm
phản ứng xung cho thấy phản ứng dự đoán của mỗi biến trong hệ với cú sốc xảy ra từ
một trong các biến còn lại. Kết quả phân rã phương sai cho thấy sự thay đổi dự kiến
của một biến được giải thích bởi bao nhiêu % từ sự thay đổi của các biến còn lại.
3.2 Cơ sở dữ liệu:
3.2.1 Các biến của mô hình
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Var gồm từ 2 đến 5 biến, các biến gồm cung tiền
rộng, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12 tháng, sản lượng công

nghiệp của Việt Nam, tỷ giá USD/VND. Ký hiệu lần lượt là:
OUTPUT : Sản lượng công nghiệp
CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng (2005=100)

M2

: Cung tiền rộng (tỷ đồng)

IR

: Lãi suất tiền gửi ngắn hạn

ER

: Tỷ giá

3.2.2 Nguồn dữ liệu
Các số liệu CPI, M2, IR, ER được lấy từ dữ liệu tài chính IFS (International
Financial Statistics) của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund’s).
Số liệu OUTPUT được lấy từ Ngân hàng thế giới WB (World Bank).
Các số liệu đều được lấy dưới dạng log (trừ lãi suất).

14


3.3 Các kiểm đinh ban đầu
3.3.1 Kiểm định tính dừng
Sử dụng kiểm định AugmentedDickey - Fuller (ADF) xem xét tính dừng của các

biến đầu vào. Kết quả cho thấy sau khi lấy dưới dạng log (trừ lãi suất) các biến đều
dừng ở sai phân bậc 1.
Bảng 3.3.1: Kết quả kiểm định tính dừng ADF
Biến

Kiểm định ADF
(Không chặn và không xu thế)

∆OUTPUT

-20.13896***

Dừng

∆CPI

-3.683003***

Dừng

∆M2

-2.710587***

Dừng

∆IR

-6.785987***


Dừng

∆ER

-11.79881***

Dừng

Trạng thái

Lưu ý: *** có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả ước lượng trên phần mềm Eview
Vậy mô hình sẽ được ước lượng với sai phân bậc nhất I(1) của các biến OUTPUT,
CPI, M2, ER (sau khi lấy dưới dạng log) và biến IR
3.3.2 Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình
Trong mô hình Var, độ trễ tối ưu thường được lựa chọn dựa trên các kiểm định
Akaike Information Criterion (AIC), Schwarz Information Criterion (SC) và HannanQuinn Information Criterion (HQ)
Kết quả kiểm định như sau:

15


Bảng 3.3.2.1: Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình Var hai biến gồm M2 và CPI
Lag

LogL

LR

0
1

2
11
12

857.6102
890.6278
894.4604
919.5200
939.2329

NA
64.64984
7.397140
8.847589
32.53328*

FPE

AIC

2.18e-08 -11.96658
1.45e-08 -12.37242
1.45e-08 -12.37008
1.70e-08 -12.21706
1.37e-08* -12.43682*

SC

HQ


-11.92514
-12.24810*
-12.16288
-11.26398
-11.40086

-11.94974
-12.32190*
-12.28588
-11.82978
-12.01586

Độ trễ tối ưu được lựa chọn cho mô hình Var hai biến là 1 đối với kiểm định
SC, HQ và là 12 đối với kiểm định AIC
Bảng 3.3.2.2: Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình Var ba biến gồm M2, CPI và IR
Lag

LogL

LR

0
1
2
10
11
12

956.8550
1040.782

1054.068
1171.506
1192.604
1238.782

NA
161.9852
24.89909
59.09028
28.91748
60.70888*

FPE

AIC

1.92e-11 -13.32664
7.41e-12 -14.27667
7.70e-12 -14.23871
9.53e-12 -14.09099
9.08e-12 -14.16229
6.11e-12* -14.58436*

SC

HQ

-13.24377
-13.86229*
-13.49282

-10.69305
-10.43284
-10.52340

-13.29297
-14.10829*
-13.93562
-12.71023
-12.64682
-12.93418

Độ trễ tối ưu được lựa chọn cho mô hình Var ba biến này là 1 đối với kiểm định
SC, HQ và là 12 đối với kiểm định AIC

Bảng 3.3.2.3: Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình Var ba biến gồm M2, CPI và ER
Lag

LogL

LR

FPE

AIC

SC

HQ

0

1
2
10
11
12

1317.867
1352.192
1359.826
1408.910
1417.787
1438.963

NA
66.72832
14.52156
15.06712
13.53283
31.39362*

2.07e-12
1.45e-12*
1.48e-12
2.08e-12
2.10e-12
1.79e-12

-18.38975
-18.74394
-18.72484

-18.40433
-18.40261
-18.57291*

-18.32759
-18.49531*
-18.28974
-16.47745
-16.28926
-16.27308

-18.36449
-18.64291*
-18.54804
-17.62134
-17.54385
-17.63837

16


Độ trễ tối ưu được lựa chọn cho mô hình Var ba biến này là 1 đối với kiểm định
SC, HQ và là 12 đối với kiểm định AIC

Bảng 3.3.2.4: Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình Var năm biến gồm M2, CPI, IR,
ER và OUTPUT
Lag

LogL


LR

0
1
2
10
12

956.8550
1040.782
1054.068
1171.506
1238.782

NA
161.9852
24.89909
59.09028
60.70888*

FPE

AIC

1.92e-11 -13.32664
7.41e-12 -14.27667
7.70e-12 -14.23871
9.53e-12 -14.09099
6.11e-12* -14.58436*


SC

HQ

-13.24377
-13.86229*
-13.49282
-10.69305
-10.52340

-13.29297
-14.10829*
-13.93562
-12.71023
-12.93418

Độ trễ tối ưu được lựa chọn cho mô hình Var năm biến này là 1 đối với kiểm
định SC, HQ và là 12 đối với kiểm định AIC
Tuy nhiên, để đánh giá tác động của các cú sốc được lượng hóa một cách đầy
đủ, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Portmanteau để kiểm định tính tự tương quan
phần dư trong mô hình và đưa ra độ trể tối ưu
Kết quả kiểm định Portmanteau cho thấy, các mô hình được chạy với độ trễ 12
là phù hợp.

Bảng 3.3.2.5: Kết quả kiểm định Portmanteau
Lags

Q-Stat

Prob.


Adj Q-Stat

Prob.

df

1
2
3
9
10
11
12
13
14

14.95249
33.14036
43.78613
107.4962
120.2513
137.8402
171.0065
206.3965
224.7642

NA*
NA*
NA*

NA*
NA*
NA*
0.0000
0.0000
0.0000

15.05706
33.50109
44.37336
111.0284
124.7355
143.7790
179.9605
218.8625
239.2082

NA*
NA*
NA*
NA*
NA*
NA*
0.0000
0.0000
0.0000

NA*
NA*
NA*

NA*
NA*
NA*
25
50
75

*The test is valid only for lags larger than the VAR lag order.

17


Sau khi thực hiện các kiểm định liên quan, bài nghiên cứu tiến hành ước lượng
mô hình bằng phần mềm Eviews. Sau đó, sử dụng kiểm định nhân quả Granger, hàm
phản ứng xung và phân rã phương sai để tiến hành các phân tích.
4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
Mặc dù có rất nhiều điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công lạm phát mục
tiêu, nhưng không ít nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, không nhất thiết phải đáp ứng tất
cả các điều kiện trước khi bắt đầu chuyển đổi sang lạm phát mục tiêu. Việc đảm bảo
đầy đủ các điều kiện tiên quyết để thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu không quan
trọng bằng việc kiên định theo đuổi việc cải thiện các điều kiện trên một khi đã áp
dụng cơ chế lạm phát mục tiêu.
Nhận thấy các điều kiện sau đây: (1) Sự độc lập của Ngân hàng Trung ương; (2)
Có một mục tiêu duy nhất; (3) Có sự hiện diện của một mối quan hệ ổn định và có thể
dự đoán được giữa các công cụ chính sách tiền tệ và lạm phát là căn bản nhất và phù
hợp với một nước đang phát triển như Việt Nam để theo đuổi thành công lạm phát mục
tiêu, trước khi trình bày kết quả kiểm định của mô hình, bài nghiên cứu phân tích ngắn
gọn về khả năng đáp ứng hai điều kiện tiên quyết của lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.
Thứ nhất, sự độc lập của Ngân hàng Trung ương:
Hầu hết Ngân hàng Trung ương các nước theo đuổi chính sách tiền tệ lạm phát

mục tiêu đều có vị thế độc lập trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Vị
thế độc lập đã tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung ương chủ động trong việc lựa chọn
và quyết định các chính sách, biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, can thiệp thị
trường hối đoái mà không bị phụ thuộc vào các mục tiêu khác. Tuy nhiên, hiện tại, vị
thế Ngân hàng Trung ương của Ngân hàng Nhà nước còn khá mơ hồ.
Về thể chế chính trị hiện hành, Ngân hàng Nhà nước được cơ cấu trong bộ máy
hành pháp, chức năng như một Bộ quản lý ngành. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có
nhiệm vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà nước
năm 1997 và Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định “Ngân hàng Nhà

18


×