Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Những câu hỏi về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.33 KB, 17 trang )

Câu 1:
Có lần Nguyễn Sinh Cung đã “chiết tự”: “Rút ruột vua (bỏ nét sổ), tam dân bình đẳng.
Chém đầu Tây (bò nét đầu), tứ chủng giai huynh”. Hãy cho biết về sự kiện này?
Trả lời:
Năm 1904, bà Nguyễn Thị Kép mất. Sau khi chôn cất bà ngoại xong, Nguyễn Sinh
Cung được cha dẫn đi thăm các bạn thân trước ngày ông phải vào kinh đô nhậm chức.
Cũng dịp này, Phan Bội Châu đã lập Duy Tân hội (tháng 5-1904). Trong một thời
gian ngắn, ảnh hưởng của Duy Tân hội đã phát triển rất rộng lớn trong nước. Hầu hết các
nhà danh nho, các nhà hằng tâm hằng sản có tinh thần yêu nước đều tham gia vào Hội,
hoặc ủng hộ Hội tiền của để hoạt động.
Quan Phó bảng Sắc là bạn chí thân của Phan Bội Châu, nhưng ông không tham gia
Duy Tân hội. Ông không tỏ thái độ tán thành mà cũng chẳng phản đối con đường của
Phan Bội Châu. Ông thường trao đổi với Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý về những nỗi
đau mất nước. Ông quan niệm: Cơ trời vận nước dâu bể, một chí càn khôn khó chuyển
vần. Sự nghiệp “thượng y y quốc”, lớp người hiện thời như ông chưa thực hiện được mà
phải thế hệ con cháu mới có thể gánh vác được công việc lớn lao ấy. Cho nên, ông chỉ có
thể làm phần việc “trung y y dân”.
Cung thường được nghe cha đàm đạo những quan niệm ấy với Phan Bội Châu,
Vương Thúc Quý. Cung còn làm công việc liên lạc giữa Phan Bội Châu với những người
bạn đồng tâm đồng chí của ông và cha mình. Có lần Cung nghe cha hỏi ông Phan về mục
đích của Duy Tân hội. Cụ Phan trả lời: quét sạch bọn Tây dương ra khỏi bờ cõi,
và “chúng ta nhờ nước Nhật tân tiến giúp đỡ”. Ông Sắc cho rằng "Vọng ngoại tất vong”
(trông nhờ vào nước ngoài ắt sẽ thất bại). Nhưng Phan Bội Châu đã khẳng khái nói: Dù
mục đích của bước đường tranh đấu không thành đạt, thì ta cũng phải dấn thân... Sinh vi
nam tử yếu hy kỳ, khẳng hứa càn khôn tự chuyển di... Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, hiền
thánh liêu nhiên tụng diệc si... (Đã sinh ra tiếng làm trai thì phải khác đời, chẳng lẽ cứ để
mặc trời đất xoay vần tới đâu thì tới. Non sông mất rồi, sống thêm nhục, sách thánh hiền
tẻ ngắt, càng đọc càng mụ đầu óc). Nghe được những điều bàn luận của các nhà nho yêu
nước, Cung luôn trăn trở suy nghĩ về điều đó. Nhân lúc trên đường cùng cha đi tiễn Phan
Bội Châu, Cung đã chiết tự về mục đích của hội Duy Tân. Cung viết lên bàn tay chữ
“Vương” biến ra chữ “Tam”, chữ “Tây” biến ra chữ “Tứ”; nghĩa là "Rút ruột vua (bỏ nét


sổ), tam dân bình đẳng. Chém đầu Tây (bỏ nét đầu) tứ chủng giai huynh”. (Tam dân: dân
tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc; ý nói: đánh đổ chế độ vua chúa, mọi


người bình đẳng. Tứ chủng: theo quan niệm ngày xưa có bốn màu da: vàng, trắng, đen,
đỏ - tất cả đều là anh em; ý nói: đánh đuổi giặc Tây (Pháp), mọi người đều là anh em).
Ngay từ tuổi thơ, Nguyễn Sinh Cung đã sớm thể hiện chí khí “yêu nước, thương
dân” của mình. Theo cậu: mưu phương, tầm kế cứu nước là vô cùng trọng đại. Đó là
công việc của những người tai mắt, của các đấng trượng phu, của người lớn tuổi. Thế
nhưng “Ai quốc bát phân nhân, vị bản, anh hùng vô luận thiếu niên do" (Tạm dịch: Lòng
yêu nước không phân biệt đó là ai; đã có chí anh hùng thì chẳng phải tính đến tuổi nhỏ
làm gì).
Bởi vì, truyền thống của lịch sử nước nhà, cậu bé làng Phù Đổng mới 3 tuổi đã
đứng ra gánh vác việc đánh giặc Ân cứu nước; Trần Quốc Toàn đang tuổi thiếu niên,
trộm nghe các bậc cha chú họp đại triều bàn việc chống giặc Nguyên, Trần Quốc Toản đã
tự mình tập hợp một đạo quân hợp lực với chư tướng, chư quân dưới cờ Sát Thát của
Hưng Đạo Vương. Như vậy, Nguyễn Sinh Cung có cùng suy nghĩ với cha về sự nghiệp
cứu nước cứu dân của ông giải San.

Câu 2:
Khổ thơ sau đã gắn với những kỷ niệm nào của Bác Hồ?
Trả lời:
“Xuân Lâm cho chí Đại Đồng, Giao cho hai tổng làm cùng tháng ni. Tháng sau
mãn hạn ra về, Bắt phu Lâm Thịnh, chí kỳ đổi cho. Lương tiền quan phát không lo, Mười
ngày một bận phát cho năm hào”
Trong thời gian 1904 - 1905, Nguyễn Tất Thành được cùng cha đi ngao du sơn
thủy, nhưng thực tế không phải là để ngắm cảnh sơn nước hữu tình mà anh được chứng
kiến những cảnh đời đen tối của nhân dân ta. Kẻ giàu thì thật giàu, phô trương thanh thế.
Người nghèo thì lầm than, khổ cực. Kẻ thì nhung lụa xa hoa, người ăn xin vẫn nhan nhản
khắp nơi. Cả một vùng làng quê hàng trăm túp lều tiêu điều xơ xác chỉ có vài ba ngôi nhà

đồ sộ thì choáng ngợp với dinh thự, thành quách. Dân ta thì đói rách, nhiều người phải
quần tơi, chiếu hoặc bao tải rách, bọn nhà giàu thì nhung lụa, nhiễu điều…
Không chỉ có bọn địa chủ, phong kiến, dân ta còn phải chịu thêm cái ách của bọn
thực dân. Từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng sợ “ông Tây”. Anh Thành cảm thấy nỗi
nhục mất nước hằn rõ trên mặt mỗi người Việt Nam. Thời gian này, điều làm Nguyễn Tất
Thành xúc động nhất là cảnh thực dân Pháp và Nam triều bắt phu đi làm con đường Phủ


Diễn - Cửa Rào - Trấn Ninh (Lào). Tuyến đường này đã khởi công từ lâu, nhưng càng lên
phía tây, địa hình càng hiểm trở nên vẫn chưa làm xong. Năm 1904, Toàn quyền Đông
Dương giao cho công sứ Nghệ An phải hoàn thành gấp rút đoạn đường Cửa Rào - Trấn
Ninh. Bọn tổng lý các làng xã hễ có trát từ trên bổ xuống là chúng cuống cuồng dóng
trống mõ bắt cho đủ số phu, chồng trốn thì bắt vợ đi thay, mặc dân chúng kêu la, khóc lóc
thảm thiết. Và cảnh đó cũng diễn ra ngay tại làng xã anh:
Xuân Lâm cho chí Đại Đồng
Giao cho hai tổng làm cùng tháng ni.
Tháng sau mãn hạn ra về,
Bắt phu Lâm Thịnh, chí kỳ đổi cho.
Lương tiền quan phát không lo
Mười ngày một bận phát cho năm hào”
Đã thế “…Dân phu phải đi bộ hàng trăm cây số mới đến công trường. Đến nơi, họ
phải chui rúc trong những túp lều tranh thảm hạn. Không có mảy may vệ sinh, không có
tổ chức y tế… Bệnh hoạn, cực nhọc, hành hạ tàn tệ đã gây nên chết chóc khủng
khiếp…”2
Trước cảnh thương tâm đó, ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã bán một số ruộng
học điền để lấy tiền giúp mấy gia đình trong làng có người bị bắt phu đi Cửa Rào.
1. Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900-1930), Nxb.Văn học, Hà
Nội, 1976, tr.734.
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.81.


Câu 3:
Trong thời gian ờ làng Sen 1904, những cảnh bi thảm diễn ra liên quan đến việc xây
dựng con đường Cửa Rào gây xúc động mạnh nhất,
Trả lời:
Sâu sắc nhất không sao xóa mờ được trong tâm hồn của Nguyễn Tất Thành. Bạn
biết gì về sự kiện này?
Dân làng Kim Liên sống cực kỳ đói khổ. Ruộng đất cày cấy không đủ, bình quân
mỗi người là ba sào. Hầu hết ruộng đất tập trung trong tay một số gia đình giàu có.


Những cố nông - tá điền chiếm số đông dân cư ở đây. Suýt đời họ đói rách. Do đó
nhân dân vùng lân cận thường gọi làng Sen với cái tên không thi vị là làng “Khố rách áo
ôm”. Nguyễn Tất Thành là một cậu bé rất mẫn cảm. Nỗi khổ đau, bất hạnh của người
khác làm cậu nhức nhối, đau khổ hơn cả nỗi khổ đau, bất hạnh của chính mình. Có lẽ
những cảnh bi thảm diễn ra liên quan đến việc xây dựng con đường Cửa Rào (đi Trấn
Ninh) gây xúc động mạnh nhất, sâu sắc nhất không sao xóa mờ được trong tâm hồn cậu
bé Thành.
Cửa Rào là một hẻm núi ở vùng thượng nguồn sông Lam thuộc biên giới Lào Việt. Đây là một vùng rừng rậm dây leo chằng chịt, ít dấu chân người. Con đường nối đất
nước Lào và các khu vực miền tây Nghệ An với vịnh Bắc Bộ chạy qua vùng rừng núi ấy.
Bọn thực dân dùng chế độ lao dịch đối với dân xứ Nghệ để xây dựng con đường này.
Nam giới từ 18 đến 50 tuổi đều bị xua ra công trường. Điều kiện sống và làm việc ở đây
vô cùng khắc nghiệt: rừng rậm ẩm ướt, bùn lầy, thú dữ, rắn rết, ruồi muỗi và bầu không
khí ngột ngạt, oi nồng. Dân phu ăn không đủ no, rách rưới, làm việc cực nhọc dưới roi
vọt, đêm về ngủ ngay trên đất ngoài rừng. Nhiều người dân làng Sen và những làng lân
cận bị bắt đi làm đường đã bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc ấy. Những người khác còn
sống sót về làng thì bệnh tật đầy mình.
Trong ký ức của Nguyễn Tất Thành dễ xúc cảm những ngày người làng Sen đi
công trường Cửa Rào, chẳng khác gì những ngày làng có đám tang. Mọi người tiễn đưa
những dân phu bất hạnh đến tận cổng làng. Với bạn bè cùng tuổi, cậu bé Nguyễn Tất
Thành đứng bên đường nhìn theo đường người rách rưới, gầy guộc lê từng bước trong

tiếng hát tiễn biệt u buồn. Một trong những bài hát ấy đã khắc sâu vào tâm hồn cậu bé
Thành:
Núi Hồng Sơn còn thắm
Bể Đại Hải thường đầy
Vua An Nam đã theo Tây
Cho dân mình thậm khổ.
Để thoát cảnh lao động khổ sai, ngày càng nhiều người bỏ trốn vào các khu rừng
bên cạnh. Đêm đêm, họ bị lính đồn lùng sục dữ dội.
Gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc không bị bắt đi lao dịch, bởi lẽ gia đình cụ là gia
đình khoa cử. Nhưng quan Phó bảng không thể thờ ơ trước những đau khổ đang ngày
càng chồng chất lên đầu dân làng mà nhiều con cái họ là học trò của cụ. Để giúp những


người dân trong làng, cụ Phó bảng quyết định bán phần đất dân làng đã dành cho cụ để
lấy tiền giúp những gia đình ấy.
Tấn bi kịch “con đường Cửa Rào” gây ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn dễ xúc cảm
của Tất Thành, làm cho cậu suy nghĩ mãi về cảnh đời, cuộc sống cùng cực xung quanh.
Nỗi khổ đau của dân làng đã giúp cậu nhìn thấy rõ những điều bất hạnh và những ngang
trái, bất công khác đang ngự trị trên đất nước Việt Nam thuộc địa mà trước đây Thành
chưa nhận thấy. Ham hiểu biết, ưa suy nghĩ phát triển sớm so với lứa tuổi, cậu cố tìm
trong sách vở câu trả lời cho những câu hỏi của mình.

Câu 4:
Trong một lần đến xem dinh của Hoàng Cao Khải vừa xây xong ở Đức Thọ - Hà Tĩnh,
Trả lời:
Nguyễn Sinh Cung đã làm một bài thơ rất có khẩu khí, để Hoàng Cao Khải phải
thốt lên “hổ phụ sinh hổ tử”. Hãy nói về sự kiện này?
Tuy là từ nơi khác mới đến, Sinh Cung vẫn đi hàng đầu đám trẻ tới dinh quận
công họ Hoàng. Từ ngoài hàng cây đầu làng cột vô số ngựa của các quan ở xa về dự lễ
khánh thành dinh cụ quận. Những chiếc xe

Một ngày, đám trẻ làng Đông Thái nô nức đến xem dinh thự của Hoàng Cao Khải,
phụ chánh đại thần, tước quận công, vừa xây xong. Giữa làng quê rợp bóng tre cao vút
lên những tòa nhà to lớn, bốn phía tường cao bao bọc. Qua cổng vào là một dãy tường
hoa. Trước sân, một bể cạn lớn, cây si già, hòn non bộ. Ba ông Lã Vọng ngồi thu lu trên
các bậc đá.
Các quan khách đang hướng về hòn non bộ. Theo ý muốn của Hoàng Cao Khải,
mỗi vị khách tặng cho một bài thơ tứ tuyệt mà hòn non bộ là đề tài.
Trong lúc các quan đang say sưa bình thơ, uống rượu vui vẻ, đám trẻ làng Đông
Thái đứng ngoài tường hoa xô nhau nhốn nháo ngấp ngó vào sân. Cung vẫy tay về phía
sau: “Im nghe bình thơ kìa!”.
Có tiếng đáp lại: “Thơ của các quan nỏ hay, nỏ thích”. Mấy tên lính hầu rượu nghe
giật mình. Các quan đều nghiêm mặt nhìn ra đám trẻ. Một tên lính toan chạy ra đuổi đánh
đám trẻ, nhưng quan Hoàng Cao Khải vẻ cao đạo, rộng lượng nói: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ
ba học trò. Chấp chi câu nói của đức học trò đồng ấu ấy”.


Hoàng Cao Khải chống can đi ra, đám trẻ từ ngoài xa đã ùa chạy. Hoàng Cao Khải
dụ bọn trẻ “đứa nào lúc nãy chê thơ các quan nếu làm được thơ hay ông sẽ thường nhiều
thứ đẹp lắm”.
Đám trẻ làng Đông Thái vẻ sợ sệt đã lần lần theo Cung, đứng xúm xít trước lốl
vào sân nhìn Cung, vẻ cầu cứu. Cung nhìn các bạn rồi quay sang nói với Hoàng Cao Khải
“Ông ơi, ông phải hứa không đánh cháu nếu thơ cháu không vừa ý của ông”. Hoàng Cao
Khải trả lời: Ồ! Đời nào ông lại nỡ đánh mắng cháu, dù cho cháu có làm điều chi dại
dột”.
Cung đọc chậm rãi, mắt đăm chiêu nhìn Hoàng Cao Khảo:
Kìa bé ông lão bé con con
Biết có tình gì với nước non
Hoàng Cao Khảo gật gật đầu đắc ý. Đám quan khách cũng nhìn cả về phía Cung,
lắng nghe, vẻ khâm phục Cung đọc tiếp:
Trương mắt làm chi ngồi mãi đó

Hỏi xem non nước mất hay còn
Hoàng Cao Khải căng tròn cả hai mắt nhìn Cung “Thằng bé ni con ai? Con nhà ai
thế?” - Con quan Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc bên Nghệ An ạ - một em nhỏ đáp.
Hoàng Cao Khải cầm cái can không vững, đi trở vào, y nói lầm bầm: “Hổ phụ sinh
hổ tử…”.
Kéo gọng đồng vàng chóe, những chiếc cáng điều, cáng vóc… để san sát trong
vườn cây. Trong sân gạch, các quan khách đang ngồi trên những bộ ghế tràng kỷ, ghế
bành tượng bằng gụ khảm xà cừ, lót nệm gấm, vóc điều…

Câu 5:
Sau thầy Vương Thúc Quý, Bác Hồ tiếp tục theo học với ai?
Trả lời:
Học được với thầy Vương Thúc Quý một thời gian, do thầy bận hoạt động bí mật
cùng với cụ Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành lại được thân phụ gửi sang học với thầy
Trần Thân.


Thầy Trần Thân sinh năm 1839, mất năm 1917 tại làng Ngọc Đình, xã Chung Cự,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Làng Ngọc Đình có đền Thánh Cả, thờ một vị tướng có
công đời nhà Trần, ghi vào kho tàng ca dao nước nhà những vần thơ:
Nhất vui là cảnh quê mình
Kim Liên sen tốt, Ngọc Đình chuông kêu.
Thầy Trần Thân là một nhà nho thông minh, thanh bạch, điềm đạm. Thầy thường
khuyên học trò “Độc thị môn lâm tự vấn, hào vô kim hắc chi tâm" (nghĩa là phải biết tự
hỏi lòng mình, chớ để đồng tiền làm đen tối lương tâm). Thầy rất nghiêm túc trong lúc
dạy học. Cách dạy của thầy phần lớn dựa vào sách “Thánh hiền”, trong đó thầy chú trọng
nhiều vào việc dạy lễ nghĩa. Với cách học như vậy, học trò của thầy Trần Thân thường dễ
cảm thấy bị đặt trong khuôn khổ, gò bó. Tuy rất quý trọng phẩm chất của thầy nhưng học
với thầy Trần Thân, Nguyễn Tất Thành cảm thấy gò bó Thây lấy làm khó chịu khi học
trò hỏi thêm những điều ngoài sách vở “Thánh hiền”. Cũng chính vì thế mà chỉ học với

thầy Trần Thân được ít lâu, Nguyễn Tất Thành lại trở về học với thân phụ.

Câu 6:
Trong thời gian học với thầy Vương Thúc Quý, Nguyễn Sinh Cung đã có một vế đối:
Trả lời:
“Cưỡi ngựa dong thẳng Tấn lên Đường, được thầy khen là có tư chất hơn bạn bè
đồng trang lứa. Bạn biết gì về sự kiện ấy?
Vương Thúc Quý là một thầy giáo luôn luôn nung nấu mối thù nhà, nợ nước và
quyết tâm hoạt động để cứu nước. Thầy thường gửi gắm tâm sự yêu nước và căm thù
giặc vào những bài giảng cho học trò. Bởi vậy thầy rất thích khi gặp học trò của mình
cũng có chí lớn.
Sau khi thoát nạn ở Vinh (1901), để vừa che mắt địch vừa bồi dưỡng lòng yêu
nước cho thế hệ trẻ, thầy Cử Vương đã mở một lớp học tại nhà mình. Trong lớp học có
bàn thờ cụ Vương Thúc Mậu. Hàng ngày trước khi giảng bài cho học sinh thầy Cử
Vương thường thắp đèn, đốt hương cúng cha. Việc làm đó của thầy Cử Vương là muốn
nhắc nhở các học trò trong lớp luôn nơi gương người đã hi sinh vì nước. Thầy Cử Vương
không dạy học trò nặng nề về sách vở mà thầy dùng sách thánh hiền để giảng cho học trò
về đạo lý làm người, phải biết thương yêu giống nòi, không ham tiền tài danh vọng, phải


biết hy sinh vì đất nước, để làm nghĩa vụ cao cả của người dân, thầy thường lấy sự tích
đông, tây, kim cổ để răn dạy, khích lệ tinh thần yêu nước, kêu gọi hợp quần.
Tới lớp học, Nguyễn Sinh Cung chăm chú, say mê nghe thầy Cử Vương giảng bài.
Một hôm thắp đèn đốt hương để tưởng niệm cụ Tú Mậu, Thầy lỡ tay làm dầu trên
đĩa chảy xuống đế đèn. Nhân sự việc đó thầy liền ra cho học trò một vế đối “Thắp đèn lên
dầu vương ra đế” để thăm dò khí chất học trò. Một học trò nhanh ý, lấy ngay hình ảnh
cây hương thầy vừa đốt ở trên bàn thờ để đối lí “Đốt nhang rồi gió quạt bay tàn”.
Trò Nguyễn Sinh Cung xin đối “Cưỡi ngựa dong thẳng Tấn lên Đường".
Thầy khen cả hai câu, nhưng với câu của trò Tất Thành, thầy cho rằng đối thoát
hơn, nhiều ý hơn, không gò bó với nghĩa đen của từng từ (“vương” nghĩa là chảy, vương

vãi ra, dính vào, còn có nghĩa là Vua; “đế” là đế đèn và Hoàng đế. “Tấn” vừa có nghĩa là
tiến, vừa có nghĩa là thời nhà Tấn; “Đường” vừa là đường đi lại có nghĩa nhà Đường.
Nhà Tấn vừa lập ngôi Vương mà nhà Đường đã lập ngôi Đế. Câu đối không chỉ chỉnh về
ý, lời, ý nghĩa sâu rộng mà đã thể hiện ý chí của người thiếu niên 12 tuổi này.
Từ đó Nguyễn Sinh Cung được thầy chọn để bồi dưỡng thêm lòng yêu nước và
những hiểu biết cần thiết khác. Những lúc có các sĩ phu yêu nước đến bàn luận văn thơ
và việc nước, thầy cho học sinh đưa bài về nhà làm, riêng Nguyễn Sinh Cung được thầy
giữ lại để lấy thuốc lấy trà tiếp khách. Thầy muốn cho Cung hiểu thêm về những việc
quan trọng mà các cụ đang hoạt động và cũng có khi các cụ nhờ Nguyễn Sính Cung
chuyển các thư từ liên lạc bí mật với các sĩ phu yêu nước trong vùng.
Học với thầy Vương Thúc Quý, Tất Thành cảm thấy rất thoả mái, dễ hiểu vì thầy
thức thời, không nệ cổ, không bắt học trò nhói sọ cổ văn theo lối “tầm chương trích cú”.
Thầy cử Vương là người đã có tác động sâu sắc tới quá trình phát sinh, phát triển tư
tưởng yêu nước trong thời niên thiếu của Chủ tịch Hò Chí Minh.
Khi chia tay thầy để theo cha vào kinh đô Huế lần thứ hai, hai anh em Sinh Khiêm
và Tất Thành đã được thầy tặng cho bộ sách “Nhất nhật tam tỉnh ngô thân” (Mỗi ngày tự
kiểm điểm mình ba lần) và chúc Tất Thành “thẳng tấn” đến đích lớn mà cậu mơ ước như
vế đối “dong thẳng Tấn lên Đường" của cậu hôm xưa.
Có thể nói, thầy Cử Vương là người đã có tác động sâu sắc đến quá trình phát triển
tư tưởng yêu nước trong thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, trong cả hai
lần về thăm quê hương (1957, 1961), Chủ tịch Hố Chí Minh đều hỏi thăm gia đình Cử
nhân Vương Thúc Quý. Người nói: “Thầy Cử Vương là thầy học của Bác hồi niên thiếu”.


Câu 7:
Bác Hồ được vinh dự học với thầy Vương Thúc Quý - con trai cụ Vương Thúc Mậu
(người lập đội “Chung nghĩa binh” dựng Cần Vương chống giặc Pháp (1885).
Trả lời:
Hãy cho biết đôi nét về thầy Quý?
Năm 1901 trở về làng Sen được ít lâu, ông Nguyễn Sinh Sắc cho cậu Nguyễn Sinh

Cung tới học thầy Cử nhân Vương Thúc Quý. Nhà thầy cử Quý cách nhà cụ Phó bảng
Sắc khoảng 200m về phía Tây. Thầy cử Vương Thúc Quý là con trai Tú tài Vương Thúc
Mậu. Vương Thúc Quý (1862-1907) đậu cử nhân khoa Tân Mão (1891), nổi tiếng thông
minh, học giỏi và tài hoa; đặc biệt về chữ đẹp và giỏi câu đối.
Ở đất Nam Đàn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ thứ XX có bốn người học giỏi nổi
tiếng được nhân dân suy tôn là “tứ hổ” và được ca tụng “Uyên bác bất như San, tài hoa
bất như Quý, cường ký bất như Lương, thông minh bất như Sắc” (Nghĩa là không ai hiểu
biết rộng như Phan Văn San (Phan Bội Châu), không ai tài hoa như Vương Thúc Quý,
không ai nhớ giỏi như Trần Văn Lương, không ai thông minh như Nguyễn Sinh Sắc).
Vương Thúc Quý mang nặng mối thù nhà nợ nước (cụ Vương Thúc Mậu bị thực
dân Pháp sát hại trong cuộc khởi nghĩa năm 1885), sau khi đậu cử nhân thầy không đi thi
hội, không ra làm quan mà ở nhà vừa dạy học vừa ngầm liên kết với những người có tâm
huyết để mưu tính việc đánh Tây. Thầy có chân trong đội “Sĩ tử Cần Vương” do ông
Phan Bội Châu và Trần Văn Lương lập ra. Thầy đã cùng với vài chục người khác được
sự chỉ huy của ông Phan Bội Châu, định làm một cuộc bạo động đánh chiếm thành Nghệ
An vào ngày lễ Chính trung 14-7-1901 (còn gọi là ngày “Hội Tây”, tức là Quốc khánh
nước Cộng hòa Pháp). Nhưng do tên Nguyễn Điềm phản bội, mật báo với thực dân Pháp
nên kế hoạch bị bại lộ. May có Đào Tấn, Tổng đốc Nghệ An lúc đó che chở, nên Vương
Thúc Quý mới thoát nạn. Sau đó, Vương Thúc Quý và Phan Bội Châu ráo riết hoạt động
thành lập hội Duy Tân (1904), rồi tổ chức cho Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật,
khởi xướng phong trào Đông Du năm 1905.
Năm 1907, thầy xây dựng tủ sách Tân Thư và thành lập phân hội Đông kinh nghĩa
thục ở làng Sen.
Giữa năm 1907, Thầy Quý trên đường ra Hải Phòng để sang Nhật, nhưng vừa tới
Nam Định thì bị ốm nặng, phải trở lại quê nhà. Ngày 19-7-1907 thầy qua đời. Trước lúc
mất, cụ cử Vương Thúc Quý đã cố gắng ngồi dậy, bảo người bên cạnh đưa giấy bút, thầy


viết tám chữ “Phụ thù vi báo, thử sinh đỏ hư” (nghĩa là “Thù cha chưa báo được, đời này
thật uổng”) rồi trút hơi thở cuối cùng. Suýt cuộc đời mình, thầy Vương Thúc Quý là

người thầy giáo luôn luôn nung nấu mới thù nhà, nợ nước và quyết tâm hoạt động để cứu
nước. Thầy xứng đáng là một tấm gương để các thế hệ học trò noi theo.

Câu 8:
Bác Hồ đổi tên Nguyễn Tất Thành vào thời điểm nào?
Trả lời:
Sau kỳ thi Hội không đậu, ông Nguyễn Sinh Sắc đã đưa vợ và hai người con trai
vào Huế sinh sống, để ông có điều kiện rèn luyện thêm văn bài và trực tiếp dạy dỗ các
con để chờ mùa thi sau. Thế nhưng, do cái chết đột ngột của vợ, Nguyễn Sinh Sắc đã phải
đưa các con về quê.
Không nản chí, truất bỏ nỗi buồn mất vợ, ông đã nhanh chóng sắp xếp, đưa các
con nhỏ về nhờ bà ngoại nuôi dạy, nhanh chóng khăn gói về kinh thành cho kịp kì thi Hội
khoa Tân Sửu. Khoa ấy ông đậu Phó bảng, được vua Thành Thái tặng biểu “Ấn tứ ninh
gia” (có nghĩa: ơn vua ban cho gia đình tốt) và cờ “Phó bảng phát khoa”.
Lần đầu tiên làng Sen có người đậu đại khoa, làng đã dựng cho ông ngôi nhà gỗ 5
gian để mừng ông phó bảng. Sau khi xây cất xong, dân làng Kim Liên đã qua làng Hoàng
Trù rước cha con cụ Phó bảng về ở. Về nhà mới, ông Sắc thường răn dạy các con ông:
“Vật dĩ quan gia, vi ngô phong dạng” (nghĩa là đừng lấy phong cách nhà quan làm phong
cách nhà mình). Tuy đã đỗ đạt, nhưng ông Nguyễn Sinh Sắc và gia đình vẫn sống thanh
bạch, đạm bạc.
Ở Việt Nam thời xưa theo tục lệ người ta thường có nhiều tên gọi. Tên thứ nhất,
hay tên gọi lúc còn nhỏ, đặt cho đứa trẻ lúc mới ra đời và được gọi cho tới lúc tới trường.
Khi ấy, người chủ gia đình mới đặt cho đứa trẻ một tên chính thức, còn gọi là tên “chữ” tên trong giấy tờ.
Tháng 9-1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc làm lễ vào làng cho hai người con trai. Đồng
thời ông đã ghi tên Nguyễn Sinh Khiêm là Nguyễn Tất Đạt và tên Nguyễn Sinh Cung
thành Nguyễn Tất Thành vào sổ làng. Trước cuộc sống lầm than, cơ cực của bản thân
cũng như vận mệnh của nước nhà, ông Phó bảng muốn thay đổi tên gọi của con để hướng
đến một tràng lai tốt đẹp hơn. Tên Nguyễn Tất Thành đã gắn liền với thời niên thiếu của



Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt gần 20 năm. Tất Thành với mong ước làm việc gì cũng
thành công!

Câu 9:
Sau khi cha đi Huế thi Hội, Nguyễn Sinh Cung được bà ngoại gửi sang học tiếp chữ Hán
bên làng Hữu Biệt, huyện Nam Đàn, tinh Nghệ An với ai?
Trả lời:
Năm 1901, sau khi mẹ mất, anh em Nguyễn Sinh Cung về làng Hoàng Trù ở với
bà ngoại. Bà Nguyễn Thị Kép rất mực thương yêu chiều chuộng các cháu.
Anh em Nguyễn Sinh Cung không bao giờ bị bà mắng hay lớn tiếng. Không để
cháu thất học, ít chữ, bà đã gửi cháu sang làng Hữu Biệt nhờ thầy Hoàng Phan Quỳnh
dạy dỗ. Thầy Hoàng Phan Quỳnh mở lóp học tại xóm Vang, làng Hữu Biệt, cách Hoàng
Trù khoảng 3 kilômét (hiện nay là xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Lớp
học được đặt tại ngôi nhà ngoài của cụ Nguyễn Trọng Vĩ.
Sau một thời gian ngắn, Nguyễn Slnh Cung được thầy đưa về nhà để cùng học tập
với các con của thầy. Do sáng dạ, lễ phép nên Nguyễn Sinh Cung đã được thầy giáo chú
ý và làm tấm gương cho con của mình noi theo. Hình ảnh thầy giáo Quỳnh luôn đọng mãi
trong tâm trí của cậu bé Cung.
Sau khi đỗ Phó bảng khoa thi Hội năm 1901, nguyễn Slnh Sắc đã đưa các con về
quê nội ở. Nguyễn Sinh Cung phải tạm biệt thầy giáo và những người bạn của mình để về
tại làng Sen. Thế nhưng tháng 12-1961, khi ở cương vị là Chủ tịch nước khi về thăm quê
hương lần thứ hai, khi qua làng Hữu Biệt, Bác vẫn chỉ tay vào làng và nói "thuở bé mình
có học với thầy đồ trong làng này".

Câu 10:
Đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung đã phải chịu tang lớn trong tuổi thiếu niên của mình.
Bạn hãy cho biết về sự kiện này?
Trả lời:
Năm Canh Tý (1900), ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi làm đề lại (thư ký) cho
trường thi Hương Thanh Hóa.



Người anh Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng với ông Sắc. Sau khi cha đi, Nguyễn Sinh
Cung vẫn ở Huế với mẹ. Cuối năm 1900, bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư. Vì
ông Sắc đi vắng, bà lại thiếu sữa phải cho con đi bú nhờ nên bà con gọi đùa là Xin.
Nhưng Xin quá yếu, đã mất sau một thời gian.
Do đuối sức, bà Hoàng Thị Loan lâm bệnh nặng. Tuy được bà con nhiệt tình giúp
đỡ, nhưng do bệnh quá nặng nên bà Loan đã qua đời tại Huế vào ngày 22 tháng 12 năm
Canh Tý, tức ngày 10-2-1901. Bà đã được những người láng giềng thân thiết lo việc mai
táng, vì lúc này ông Nguyễn Sinh Sắc sau khi coi thi ở Thanh Hóa đã trở về Kim Liên và
đang ở quê nhà.
Bà là một phụ nữ cần cù lao động, đảm đang, hết lòng thương yêu, chăm sóc
chồng con. Bà được học hành ít nhiều, nên thường ru con bằng những câu thơ trong
truyện Kiều hay những bài dân ca quen thuộc ở quê hương. Lời hát ru được nghe từ thuở
ấu thơ in đậm trong tâm trí Hổ Chí Minh suốt cuộc đời. Sau này, ở xa quê trong lúc hoạt
động ở Xiêm (Thái Lan) vào những năm 1928-1929, nghe tiếng mẹ ru con, Thầu Chín
(tên của Bác Hò lúc bấy giờ) không khỏi bùi ngùi tưởng nhớ đến mẹ và lời ru của mẹ.
Bác nói:
“Xa nhớ chốc mấy mươi niên.
Tới qua nghe giọng mẹ hiền ru con!"
Đối với Sinh Cung, mẹ là một kho truyện cổ tích, truyện Kiều và ca dao, dân ca.
Mẹ thường dạy hai anh em cậu những câu dễ nhớ: “Đói cho sạch, rách cho thơm; Thương
người như thể thương thân; Có công mài sắt, có ngày nên kim…”
Trong tuổi thiếu niên của mình, đây là lần chịu tang lớn nhất. Tết năm đó một
mình bé bỏng trong tang thương hương khói, hoa huệ trên bàn thờ, trên mộ mẹ, ấn tượng
đó khắc sâu trong tâm khảm Người trong suốt cuộc đời.
Sau khi mẹ mất, Nguyễn Sinh Cung được ông Nguyễn Sinh Sắc đưa về Nghệ An,
gửi sang bà ngoại chăm sóc.

Câu 11:

Trong thời gian ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung đã được đến dự lễ Vạn Thọ của
vua. Bạn biết gì về sự kiện này?


Trả lời:
Khi còn ở kinh thành Huế, có một lẩn Nguyễn Sinh Cung đã được theo Công Tôn nữ Huệ
Minh một người bạn học vô xem lễ Vạn Thọ mừng sinh nhật của vua Thành Thái.
Dù không phải là con nhà hoàng thân, nhưng Cung vẫn quyết tìm cách đi bằng được vì
một lời hứa với bà ngoại ở quê nhà là lúc về kinh đô cậu sẽ tìm cách nhìn bằng được mặt
vua để rồi kể lại với bà khi cậu được về thăm bà.
Bà Hoàng Thị Loan rất lo lắng, vì hồi đó mỗi lẩn vua đi ra ngoài, thần dân đều phải trốn,
nhà ở dọc hai bên đường phải đóng cửa, ai nhỡ gặp vua ngự ở giữa đường thì lập tức phủ
phục ngay bên đường. Bởi vì nhìn thấy mặt vua không những bị tội “khi quân” mà còn
tin dị đoan làm ăn sẽ gặp rủi ro, lòng Cung thì không sợ, cậu giương mắt nhìn thẳng vào
mặt vua ngự trên điện.
Sau buổi xem lễ Vạn Thọ về, cậu thì thầm với mẹ” Con thấy vua, người nhà vua, các
quan trong triều mặt mũi đều bình thường như mọi người mà sao họ sướng gấp vạn lần,
còn dân lại không được lấy một lần là bởi tại đâu, hả mẹ?”
Cung còn hỏi nhiều câu nữa, chỉ xoay quanh: vua cũng là người, có khác gì dân đâu, sao
vua sướng thế, dân khổ thế.
Bà Loan nghe những câu hỏi ngây thơ của con mà nước mắt chảy dài. Bà sung sướng có
được đứa con khôn ngoan, nhưng bà cũng lo sợ về những điều đến trước tuổi của đứa con
thân yêu.

Câu 12:
Trong quá trình dạy học của mình, khi nào bận việc, cụ Sắc lại nhờ thầy Vương Thức Độ
dạy thay.
Trả lời:
Người thầy này đã dạy cho Nguyễn Sinh Cung rất nhiều về những tấm gương nghĩa liệt,
qua đó góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc ở Người. Xin cho biết đôi nét về thầy Độ?

Sau khi vợ qua đời, để vơi đi nỗi buồn và giúp đỡ trẻ em trong vùng được học tập, ông
Nguyễn Sinh Sắc đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Do số lượng học sinh đông, nên lớp học
được mở tại gian nhà ngoài của ông Hương Nhàn. Anh em Nguyễn Sinh Khiêm và
Nguyễn Sinh Cung cũng được học tại đây. Thế nhưng có lúc bận ôn luyện cho việc thi


cử, ông Nguyễn Sinh Sắc lại nhờ thầy Vương Thúc Độ dạy thay.
Thầy Vương Thúc Độ là bà con họ hàng bên ngoại của Nguyễn Sinh Cung và được anh
em Cung gọi bằng dượng. Thầy có người anh trai tên là Vương Hoàng Bỉnh bị giặc Pháp
giết hại. Vì vậy trong lúc dạy học, thầy thường nêu cao tinh thần dân tộc, vạch mặt giả
tâm của chính quyền thực dân đối với nhân dân Việt Nam. Nhằm giáo dục tinh thần yêu
nước đối với học trò, thầy thường kể những câu chuyện về những tấm gương nghĩa liệt,
anh hùng dân tộc...
Thầy Vương Thúc Độ là người điềm đạm, dễ gần gũi nên luôn được học trò yêu mến.
Phương pháp dạy học của thầy cũng rất nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, thầy không bao giờ
đánh học trò và luôn quan niệm rằng “phải thương trẻ em như thương mình thì mới dạy
được chúng”.
Tuy thầy Vương Thúc Độ không dạy Nguyễn Sinh Cung nhiều nhưng đó là một người
thầy đức độ, nhân hậu đã truyền cho cậu tình yêu quê hương, đất nước và con người. Bài
học về những tấm gương nghĩa liệt là vốn quý để Nguyễn Sinh Cung bước tiếp trên con
đường đi tìm chân lý, tìm ra con đường cứu nước.
(Theo 79 câu hỏi đáp về thời niên thiếu của Bác Hồ)

Câu 13:
Trong cuộc đời mình, Bác Hồ đã học qua rất nhiều người thầy. Hãy cho biết, người thầy
đầu tiên của Bác Hồ là ai?
Trả lời:
Người thầy đầu tiên của Bác Hò chính là cha của Người, ông Nguyễn Sinh Sắc.
Từ nhỏ, ông Sắc đã là người say mê học chữ. Vì nhà nghèo không được đi học nên những
khi dắt trâu qua cổng nhà thầy đô Vương Thúc Mậu, ông thường buộc trâu lại mải mê

học lóm. Vì vậy, ông rất quan tâm đến việc giáo đục con cái. Từ khi còn học ở quê nhà là
làng Hoàng Trù, ông vừa học vừa dạy con.
Trong kỳ thi Hội khoa Ất Mùi tại Huế (năm 1895), ông thi trượt. Để tiếp tục theo đuổi
việc học, ông đã chuyển cả gia đình vào Huế để vừa học, vừa dạy dỗ cho hai cậu con trai
đã đến tuổi học chữ. Con đường Thiên lý từ Nghệ An vào Huế phải qua hơn nửa tháng đi
đường. Đây cũng là bài học thực tế đầu tiên mà ông dạy cho hai anh em Sinh Cung. Vừa
đi đường ông vừa kể cho con nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn vừa được ngắm bao nhiêu


cảnh đẹp vốn rất lạ lẫm với cả hal anh em trong lần đầu tiên theo cha mẹ rời khỏi ngôi
làng quen thuộc.
Đến Huế, ngoài việc ôn thi ở Quốc Tử Giám, ông Nguyễn Sinh Sắc còn dành thời gian để
dạy chữ cho hai con là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Sinh Cung. Về sau, ông Sắc cùng hai
con chuyển về làng Dương Nỗ, huyện Phú Vang cách Huế khoang 7 cây số về phía Đông
để dạy học. Hai anh em Bác Hồ được cha dạy học chung với trẻ trong làng. Ông rèn dạy
hai con từng nét chữ, dạy cả về đạo đức và nề nếp sinh hoạt. Càng ngày, ông càng đòi hỏi
cao hơn ở hai anh em. Ông Nguyễn Sĩ Độ, người đón cha con ông Sắc về dạy cho con rất
hài lòng vì từ khi có hai cậu Khiêm và Cung làm bạn, con ông đã tiến bộ trông thấy về cả
học vấn và đạo đức.
Trở về quê sau cái chết của bà Hoàng Thị Loan, ông Sắc lại mở lớp dạy học. Anh em
Sinh Khiêm và Sinh Cung vẫn được học Hán tự với cha. Với vốn tiếng Hán kha khá
Sinh Cung thích nhất là giờ đối chữ và thường tỏ ra khá hơn các bạn. Tuy việc học với
cha cũng có lúc phải gián đoạn nhưng bù lại, cung được học thêm với các thầy khác vốn
cũng là những nhà Nho yêu nước, tiến bộ như thầy Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc
Quý, và Trần Thân.
Sau khi thi hội trở về, ông Nguyễn Sinh Sắc lám lễ “vào làng” cho hai con trai. Với mơ
ước của mình và mong muốn cho tương lai của con, ông đặt tên con Sinh Khiêm là Tất
Đạt và Sinh Cung là Tất Thành vào sổ của làng Sen.
(Theo 79 câu hỏi đáp về thời niên thiếu của Bác Hồ)


Câu 14:
Trong những ngày ở Huế, Nguyễn Sinh Cung đã đặt tên “bến Ngự Đồng” cho địa danh
nào?
Trả lời:
Theo cha vào kinh, không lâu sau, Nguyễn Sinh Cung đã có nhiều bạn học chơi thân mà
thân nhất là Công Tôn nữ Huệ Minh.
Huệ Minh thuộc dòng dõi nhà vua, hơn Cung vài ba tuổi, Diệp Văn Kỳ là con ông Diệp
Văn Cương người Sài Gòn, làm quan thông ngôn tiếng Pháp ít lâu cho vua Thành Thái,
Kỳ cùng sắp tuổi với Cung. Tuy nhỏ tuổi nhất, bé Cung vẫn làm trung tâm trong đám
“học trò thành nội” của “ông cử Nghệ”. Cung thường rủ bạn ra chơi ngoài Phu Văn Lâu.


Cung hay đặt câu hỏi với các bạn mỗi khi thấy một cảnh trí lạ, một việc lạ diễn ra trước
mắt.
Huế có vẻ đẹp riêng của nó trước hết là do cảnh trí thiên nhiên tạo nên. Dòng Hương
Giang trong xanh êm đềm trôi giữa lòng kinh đô. Phố xá, núi đồi in hình xuống mặt sông
phẳng lặng như những bức tranh thủy mạc. Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn,
chảy qua những vùng có cây thạch xương bồ và các loại cây thơm khác tạo nên mùi
hương dìu dịu trong làn nước trong xanh.
Huế còn có núi Ngự Bình, một thắng cảnh thường được ghép đôi với sông Hương thành
biểu tượng nên thơ của Huế:
Núi Ngự lơ thơ chùm cỏ mới
Sông Hương lai láng bóng trăng xưa.
Cách núi Ngự Bình gần một cây số về phía tây còn Có núi Ba Tầng, nơi anh hùng áo vải
Nguyễn Huệ lập đàn Nam Giao làm lễ lên ngôi hoàng đế Quang Trung, rồi xuất quân từ
Phú Xuân, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm 1789.
Hôm đầu tiên ra ngồi bến đá cạnh Phu Văn Lâu chơi trò "ném cóc nhảy'' trên sông
Hương, Cung nhìn về phía núi Nam thành Huế, hỏi Công nữ Huệ Minh:
“- Mệ (con gái thuộc dòng họ nhà vua gọi là mệ) ơi mệ, con sông ni có tên là Hương, cái
lầu kia là Phu Văn Lâu, cái cửa lớn ở chính giữa là Ngọ Môn, cửa bên là Thượng Tứ, là

Đông Ba. Vậy cái hòn núi tận xa kia tên là chi, hả mệ?
- Hòn núi nớ tên là Ngự Bình, Côn (tên gọi thân mật của Nguyễn Sinh Cung) ạ.
- Ngự Bình - Côn chau mày, hỏi gạn: Hương Giang là sông thơm. Vậy... Ngự Bình nghĩa
là gì, mệ có biết không?
- Hờn núi nớ thỉnh thoảng được hoàng thượng tới ngồi ngắm cảnh, nên gọi là ''Ngự''. Núi
ấy lại giống như cái bình phong chắn phía tây nam cho cung thành, nên gọi là ''Bình''.
Côn lại nói:
- Chỗ tụi mình thường ngồi chơi ni thì nên đặt tên là bến Ngự Đồng, nghe
- Bạn bè đồng trang lứa rất ủng hộ sáng kiến này của Nguyễn Sinh Cung.




×