Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Giáo trình bào chế đối tượng dược sĩ Đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 45 trang )

Bài 1. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC TIÊM – TIÊM TRUYỀN
A. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Nêu được định nghĩa, ưu nhược điểm, thành phần thuốc tiêm, tiêm truyền.
2. Nêu được đặc tính của thuốc tiêm truyền.
3. Kể được yêu cầu và nguyên tắc kiểm tra thuốc tiêm, tiêm truyền.
4. Trình bày kỹ thuật điều chế thuốc tiêm, tiêm truyền.
B. NỘI DUNG:
1. Định nghĩa:
Thuốc tiêm là những chế phẩm vơ khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch,
nhũ tương hoặc bột khô khi dùng mới pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch để
tiêm vào cơ thể theo nhiều đường tiêm khác nhau.
Thuốc tiêm truyền là dung dịch hoặc nhũ tương dầu trong nước, vô khuẩn,
khơng có chất gây sốt (chí nhiệt tố) và nội độc tố vi khuẩn, khơng có chất sát
khuẩn, thường đẳng trương với máu, dùng để tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch với thể
tích lớn và tốc độ chậm.
2. Ưu, nhược điểm:
2.1. Ưu điểm:
- Dược chất tác dụng nhanh, nhất là tiêm tĩnh mạch, nên rất thích hợp trong
những trường hợp cấp cứu.
- Dược chất tránh được sự phá hủy và biến đổi dược chất do tác dụng của
các yếu tố đường tiêu hố như: men, pH..., ví dụ: Uống Morphin gây táo bón,
Emetin gây nơn, Insulin bị phá hủy...
- Tiêm thuốc là đường dùng thích hợp khi bệnh nhân khơng được uống
được: ngất, phẫu thuật đường tiêu hố, bệnh nhân khơng cộng tác thầy thuốc…
- Thuốc tiêm truyền có thể bổ sung nhanh nước, chất điện giải, thể tích
huyết tương, chất dinh dưỡng....
2.2. Nhược điểm:
- Sử dụng địi hỏi phải có cán bộ chuyên môn và trang thiết bị khi sử dụng.
- Có thể gây phản ứng tại chổ hay tồn thân.
- Vì tác dụng nhanh nên nhầm lẫn khó cứu chữa.


- Chỉ có thể bào chế được thuốc tiêm đạt yêu cầu chất lượng khi có cơ sở,
thiết bị và nhân lực được đào tạo theo đúng các quy định về thực hành sản xuất
thuốc vơ khuẩn.
3. Đặc tính của dung dịch tiêm truyền:
Thuốc tiêm truyền cũng là dạng thuốc tiêm, do đó phải đạt yêu cầu chất
lượng như thuốc tiêm, tuy nhiên vì thuốc dùng với số lượng lớn, nên có một số
đặc điểm khác thuốc tiêm như:
- Thuốc tiêm truyền khơng có dược chất tác dụng mạnh như độc A,B và
chất sát khuẩn.
- Dung môi là nước cất, dược chất hịa tan hồn tồn thành dung dịch thật,
keo, nhũ tương dầu trong nước.
1


- Phải là dung dịch đẳng trương với máu, trường hợp là dung dịch ưu
trương phải truyền với tốc độ chậm.
- Phải tuyệt đối vơ khuẩn, khơng có chất gây sốt và nội độc tố vi khuẩn.
- Dung dịch thuốc tiêm có yêu cầu rất cao về độ trong, nhũ tương tiêm
truyền dạng dầu trong nước có kích thước hạt < 0,5µm.
4. Thành phần của thuốc tiêm:
4.1. Dược chất:
Các dược chất pha thành thuốc tiêm rất đa dạng, giống như các dạng thuốc
khác, nhưng yêu cầu về chất lượng đối với dược chất pha thuốc tiêm cao hơn.
- Dược chất phải đạt độ tinh khiết cao: không lẫn tạp chất cơ học, có hàm
lượng dược chất và hàm lượng các tạp chất liên quan trong giới hạn cho phép,
vô khuẩn và khơng có chất gây sốt.
- Để tránh nhiễm tạp từ môi trường, dược chất để pha thuốc tiêm thường
được đóng gói với lượng vừa đủ cho một mẻ pha chế-sản xuất.
4.2. Tá dược:
Các tá dược dùng trong bào chế thuốc tiêm phải đạt độ tinh khiết cao:

không lẫn tạp chất cơ học, hàm lượng các tạp chất liên quan trong giới hạn cho
phép, vơ khuẩn và khơng có chất gây sốt.
4.2.1. Dung môi:
Dung môi dùng để bào chế thuốc tiêm phải khơng có tác dụng dược lý
riêng, tương hợp với máu và các dịch cơ thể, không độc, không kích ứng mơ tại
nơi tiêm thuốc, khơng cản trở tác dụng của thuốc, đảm bảo độ ổn định của
thuốc. Các dung môi thường dùng là:
* Nước cất
- Nước cất đạt đạt tiêu chuẩn ghi trong DĐVN 3.
- Nước cất để pha thuốc tiêm phải vơ khuẩn và khơng có chất gây sốt, do
đó phải dùng nước mới cất trong vịng 24h hoặc bảo quản liên tục ở 800C, chứa
trong bình thuỷ tinh hay thép khơng gỉ, đậy kín.
* Dung mơi hồ tan với nước
- Các dung mơi hồ tan với nước như: Ethanol, Glycerin, Propylen glycol,
Polyethylen glycol... hay được phối hợp với nước, tạo thành các hỗn hợp dung
môi, dùng để pha thuốc tiêm có dược chất ít tan trong nước, dễ bị thuỷ phân
trong nước khi tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao như: Digoxin, Phenobarbital....
- Dùng hỗn hợp dung mơi có một số nhược điểm sau:
+ Kích ứng và gây đau khi tiêm, vì thế trong thành phần có thể thêm Alcol
benzylic có tác dụng giảm đau khi tiêm.
+ Ethanol có tác dụng dược lý riêng, do vậy, hàm lượng Ethanol trong
thuốc tiêm không nên vượt quá 15%.
+ Dung mơi Polyethylen glycol có thể bị phân huỷ thành Formaldehyd khi
tiệt khuẩn bằng nhiệt, làm tăng độc tính của thuốc.
* Dầu thực vật và dung môi tan trong dầu:

2


- Thường dùng dầu: vừng, lạc, hướng dương, thuốc phiện, thầu dầu...và 1

vài este của acid béo như: Ethyl oleat, Benzyl benzoat....để bào chế thuốc tiêm
tan trong dầu: Hormon steroid, Vitamin A, D, E...
- Dầu thực vật làm dung môi phải là dầu ép nguội, đã được trung tính hố,
dầu rất dễ bị ơi khét, do đó cần được bảo quản trong bình sứ hay thuỷ tinh, đậy
kín, tránh ánh sáng và cho thêm các chất chống oxy hoá: - tocophenol, BHA,
BHT....
- Thuốc tiêm dầu chỉ tiêm bắp, không được tiêm tĩnh mạch, trừ dạng tiêm
nhũ tương dầu trong nước (D/N).
- Một số dầu thực vật có thể gây phản ứng quá mẫn khi tiêm, vì thế trên
nhãn thuốc phải ghi rõ tên dầu thực vật có trong thuốc tiêm đó.
4.2.2. Các chất làm tăng độ hồ tan của dược chất.
Khi bào chế có dược chất ít tan, phải làm tăng độ hồ tan của dược chất
sao cho thể tích thuốc của 1 lần tiêm phù hợp với sức dung nạp của đường tiêm
và chứa 1iều dược chất đủ để có tác dụng điều trị, thường dùng:
+ Dùng hỗn hợp dung môi.
+Thêm chất trung gian: Natri benzoat, Natri salicylat làm tăng độ hòa tan
Cafein; Antipyrin, Uretan làm tăng độ hòa tan Quinin...trong nước.
+ Dùng hỗn hợp dung môi kết hợp với điều chỉnh pH...
4.2.3. Các chất điều chỉnh pH:
Khi điều chế thuốc tiêm dung dịch hay hỗn dịch, pH của thuốc tiêm
thường được điều chỉnh đến 1 khoảng giá trị thích hợp bằng acid, baz hay hệ
đệm, để:
- Tăng độ hoà tan dược chất.
- Ổn định dược chất do hạn chế oxy hoá, hạn chế thuỷ phân hay ổn định
độ tan của dược chất.
- Tăng tác dụng điều trị của thuốc.
- Để ổn định pH của chế phẩm thuốc tiêm trong quá trính bảo quản thuốc
người ta hay dùng hệ đệm: Acetat, Citrat, Phosphat, Glutamat, nhưng không
dùng hệ đệm Borat vì Acid boric gây vỡ hồng cầu
4.2.4. Các chất chống oxy hóa:

- Nhiều dược chất như: Adrenalin, Morphin, Apomorphin, Vitamin C,
Diclofenac….. là những chất khử do đó rất dễ bị oxy hóa.
- Nếu dược chất bị oxy hố, hàm lượng dược chất sẽ giảm, hàm lượng các
chất phân huỷ tăng, hiệu lực điều trị và độ an toàn của thuốc sẽ giảm. Vì vậy, ta
áp dụng các biện pháp sau:
+ Dùng dược chất, hố chất, dung mơi tinh khiết, để hạn chế đưa vào
thuốc các gốc tự do và các ion kim loại nặng.
+ Thêm vào thuốc các chất oxy hoá: Natri sulfic, Cystin, Natri
metabisulfic (thuốc tiêm nước), BHA, BHT... (thuốc tiêm dầu).
+ Thêm các chất tạo phức như dinatri edeat và 1 số acid đa chức như:
Acid citric, Acid tartric để khoá ion kim loại nặng.
3


+ Điều chỉnh pH về giá trị thích hợp.
+ Loại Oxy hoà tan trong nước trước khi pha chế bằng cách đun sơi hoặc
sục khí Nitơ.
+ Đóng ống, hàn ống trong dịng khí Nitơ để thay thế khơng khí có Oxy
ở đầu ống.
+ Bảo quản thuốc tránh ánh sáng.
+ Tiệt khuẩn đúng nhiệt độ và thời gian tiệt khuẩn cần thiết.
4.2.5. Các chất sát khuẩn:
- Chất sát khuẩn chỉ đưa vào thuốc tiêm đơn liều (dùng một lần là hết 1
lọ hay ống), khi thuốc tiêm không được tiệt khuẩn bằng nhiệt, nhưng phải kết
hợp pha chế trong điều kiện vơ khuẩn và lọc loại khuẩn qua màng lọc 0,22µm.
- Đối với thuốc tiêm đa liều (dùng nhiều lần mới hết 1 lọ hay ống) thì
nhất thiết phải cho chất sát khuẩn để diệt các vi sinh vật nhiễm vào thuốc sau
mỗi lần rút thuốc để tiêm, giữ cho các liều thuốc cịn lại vơ khuẩn.
- Các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều lớn hơn 15ml, thuốc tiêm truyền,
không cho chất sát khuẩn vào thuốc tiêm.

- Các chất thường dùng: Phenol (0,25-0,5%), Clorobutanol (0,5%),
Benzalkonium cloric (0,01-0,02%), Clorocresol (0,1-0,25%).....
4.2.6. Chất đẳng trương:
- Một dung dịch đẳng trương với máu khi có áp suất thẩm thấu (p =
7,4atm) và độ hạ băng điểm (t = - 0,520C) giống với với huyết tương và khơng
làm thay đổi thể tích tế bào máu.
- Khi tiêm các dung dịch đẳng trương, tế bào mô tại vùng tiêm thuốc
khơng bị thay đổi thể tích, khơng gây tai biến.
- Trái lại, nếu tiêm thuốc không đẳng trương, tế bào mô tại vùng tiêm
thuốc sẽ phồng to hay xẹp lại, gây đau, thậm chí hoại tử tế bào nơi tiêm. Khi
tiêm truyền gây phá máu và rối loại điện giải. Vì vậy, yêu cầu thuốc tiêm phải là
dịch đẳng trương đối với máu.
- Đa số các thuốc tiêm có chứa 1 lượng nhỏ so với lượng dung mơi nên
dung dịch thu được thường là nhược trương, vì vậy, phải thêm các chất tan như:
Natri cloric, Glucose...để đẳng trương dung dịch thuốc tiêm.
4.2.7. Chất gây thấm và chất nhũ hố:
- Để pha thuốc tiêm hỗn dịch cần có chất gây thấm để dễ dàng phân tán
các tiểu phân dược chất đồng nhất trong môi trường phân tán, thường dùng chất
diện hoạt khơng ion hố như Polysorbat.
- Khi pha thuốc tiêm nhũ tương cần có chất nhũ hố để nhũ hoá pha dầu
vào pha nước hoặc ngược lại, thường chất nhũ hố là các Phospholipid.
4.2.8. Bao bì đóng thuốc tiêm:
- Khác với các dạng thuốc khác, thuốc tiêm-tiêm truyền là những chế phẩm
vơ khuẩn. Do đó, đa số thuốc tiêm phải tiệt khuẩn bằng nhiệt sau khi đóng thuốc
vào bao bì. Thuốc tiếp xúc với bề mặt bao bì ở nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn và
trong quá trình bảo quản, nếu bề mặt bao bì khơng trơ sẽ có tương tác với thuốc,
làm giảm chất lượng thuốc, vì vậy phải chọn bao bì thích hợp.
4



- Với bao bì là thủy tinh cần chú ý tới độ kiềm của thuỷ tinh.
- Nút cao su dùng đậy kín chai, lọ thuốc tiêm phải có độ đàn hồi thích hợp.
- Bao bì bằng chất dẻo ngày càng được dùng phổ biến nhất là đóng thuốc
tiêm truyền. Nhưng bao bì bằng chất dẻo thường khơng được trong suốt nên khó
kiểm tra sự biến chất của thuốc bằng cảm quan, hơi ẩm và các khí (Oxy, CO2) từ
mơi trường có thể thâm nhập qua bao bì vào thuốc.
5. Kỹ thuật pha chế, sản xuất thuốc tiêm:
5.1. Nhà xưởng.
- Thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vơ khuẩn. Vì vậy phải có nhà
xưởng đạt yêu cầu cho phép sản xuất các chế phẩm vô khuẩn.
- Hệ thống nhà xưởng phải được bố trí xắp xếp theo 1 trật tự hợp lý, phù
hợp với trình tự các thao tác có yêu cầu mức độ sạch và vô khuẩn khác nhau, để
loại trừ hoặc hạn chế thấp nhất sự nhiễm chéo giữa các khu vực.
- Trong phòng, bề mặt tường, sàn, trần phải được làm bằng các vật liệu
nhẵn, không thấm, khơng sứt nẻ, khơng có khe, hốc, các gờ nổi....để dễ rửa sạch,
chịu được các chất tẩy rửa và sát trùng.
- Phịng vơ khuẩn (có cấp độ sạch cao nhất) chỉ nên có diện tích và khơng
gian phù hợp với quy mô sản xuất để đảm bảo được mức độ vô khuẩn cần thiết.
- Rửa và dùng các chất sát khuẩn có thể làm sạch các bụi bẩn và các vi sinh
vật trên bề mặt tường, tràn, sàn và bề mặt các thiết bị trong phịng. Tiệt khuẩn
khơng khí bằng hoá chất như: Formol, tia tử ngoại (U.V). Biện pháp tốt nhất để
kiểm sốt mơi trường khơng khí đối với các phịng pha chế vơ khuẩn là cấp khí
bằng hệ thống lọc và điều hồ khơng khí.
5.2. Dụng cụ, thiết bị.
- Để đong, đo chất lỏng: trong pha chế nhỏ dùng ống đong, bình đong.
Trong sản xuất lớn dùng máy bơm qua đồng hồ đo thể tích.
- Để hồ tan: trong pha chế nhỏ dùng cốc có chân, bình thuỷ tinh và dụng
cụ khuấy thích hợp. Trong sản xuất lớn dùng bồn pha chế bằng thép khơng gỉ có
nắp kín, có máy khuấy điều chỉnh được tốc độ khuấy.
- Thiết bị lọc: Dùng phễu thuỷ tinh xốp G4, G5 hoặc màng lọc với thiết bị

lọc thích hợp. Các màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45µm dùng lọc trong dung
dịch, các màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,22µm dùng lọc vơ khuẩn dung dịch.
- Máy đóng thuốc tiêm: vận hành theo nguyên lý bơm pitton, bơm quay
tròn hay áp suất nén định kỳ.
- Thiết bị tiệt khuẩn.
+ Tủ sấy, máy sấy, lị sấy: để tiệt khuẩn bao bì và các dụng cụ pha chế
bằng sứ, thuỷ tinh, kim loại và các chế phẩm thuốc tiêm dầu.
+ Nồi hấp (nhiệt ẩm): để tiệt khuẩn nút cao su và đa số thuốc tiêm có
thành phần bền với nhiệt.
+ Các thiết bị khác: nếu bào chế thuốc tiêm hỗn dịch hay nhũ tương phải
có thiết bị phân tán và đồng nhất hố.
5.3. Quy trình pha chế: Nói chung, quy trình pha chế thuốc tiêm dung dịch
được thực hiện qua các công đoạn theo sơ đồ pha chế thuốc tiêm.
5


CHUẨN BỊ CƠ SỞ,
THIẾT BỊ PHA CHẾ

HÒA TAN

Kiểm tra khối lượng cân,
đong và hoà tan
Kiểm tra màng lọc, độ
trong

CHUẨN BỊ HĨA
CHẤT, DUNG MƠI

CHUẨN BỊ BAO



LỌC
Kiểm nghiệm bán thnh
phẩm

ĐĨNG
THUỐC, HÀN

Kiểm tra thể tích và độ
kín

TIỆT KHUẨN

Kiểm tra nhiệt độ và thời
gian

GHI NHÃN,
ĐĨNG GĨI

Kiểm tra số kiểm sốt,
hạn dùng
Kiểm nghiệm thành phẩm

NHẬP KHO

5.3.1. Chuẩn bị cơ sở, thiết pha chế: Dây truyền sản xuất phải bố trí theo hệ
thống liên tục một chiều để đảm bảo vơ khuẩn. Đối với phịng pha chế vơ khuẩn
có thể tiến hành xử lý theo các bước sau:
Lau rửa sạch, tường, sàn, trần nhà bằng nước. Lau tiếp bằng các dung dịch

sát khuẩn thích hợp như: Cloramin B, T 2%, phenol 0,5%. Tiệt khuẩn khơng khí
bằng dung dịch Formaldehyd 50% cho hơi formol lan toả vào khơng khí trong
phịng, cần xử lý trước 1 đêm và bằng đèn tử ngoại. Cho hệ thống cấp lọc khí
hoạt động.
5.3.2. Chuẩn bị hố chất:
Các hố chất, dung mơi có trong thành phần thuốc tiêm phải được kiểm
nghiệm 100% và chỉ được sản xuất khi nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng đã
cơng bố trong quy trình sản xuất.
5.3.3. Chuẩn bị bao bì.
- Bao bì thuỷ tinh:
Rửa sạch bằng nước, rửa sạch bằng xà phòng, rửa sạch xà phòng bằng
nước (tốt nhất là nước khử khoáng), tráng lại 2-3 lần bằng nước cất dùng pha
thuốc tiêm (tốt nhất là dùng nước đã lọc qua màng 0,45µm để tráng), tiệt khơ
1800/2h, trong những trường hợp cần phải loại chất gây sốt một cách triệt để, sau
khi rửa xà phòng tráng lại bằng HCl 10% hoặc dung dịch sulforomic.
- Bao bì chất dẻo:
6


Bao bì bằng chất dẻo cũng được xử lý như thuỷ tinh, nhưng chất dẻo dễ
bị biến dạng dưới tác động của nhiệt, do đó phải lựa các phương pháp thích hợp,
bao bì bằng Polypropylen hoặc Polyetylen có thể tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm, chất
dẻo khác thường được tiệt khuẩn bằng khí Ethylen oxyd.
- Nút cao su:
Rửa sạch bằng nước, luộc sôi với nước để loại parafin hoặc sáp trên bề
mặt nút, rửa lại bằng dung dịch chất tẩy rửa (Tetranatri pyrophosphat hoặc
Trinatri phosphat), rửa sạch bằng nước, tráng lại bằng nước chất pha tiêm, tiệt
khuẩn lại bằng nhiệt ẩm 1210C/30 phút.
5.3.4. Người pha chế:
Thực hiện đúng chế độ vệ sinh vô khuẩn, thay quần áo, mang khẩu trang,

đội mũ đã khử khuẩn, sát khuẩn tay, đeo găng tay cao su trước khi vào phòng
pha chế, đi dép guốc riêng.
5.4. Tiến hành pha chế.
Trong phịng pha chế vơ khuẩn
-Tiến hành các cơng đoạn: cân hố chất, đong dung mơi, hịa tan các chất
tan (chú ý trình tự hịa tan), điều chỉnh pH, thể tích, kiểm sốt q trình, kiểm
nghiệm bán thành phẩm (giống dung dịch thuốc).
- Lọc trong dung dịch qua màng lọc có lỗ lọc 0,45µm, phải kiểm tra sự
nguyên vẹn của màng trước khi lọc.
- Vô khuẩn bằng cách lọc: các dung dịch thuốc tiêm có thành phần khơng
bền với nhiệt, khơng tiệt khuẩn được bằng nhiệt thì thực hiện vơ khuẩn bằng
cách lọc qua màng có lỗ lọc 0,22µm, dịch lọc vơ khuẩn được đóng trong chai, lọ
và hàn kín ngay trong điều kiện vơ khuẩn.
- Đóng thuốc phải kiểm tra thể tích thuốc để điều chỉnh kịp thời trong q
trình đóng thuốc, đảm bảo đủ thể tích quy định.
- Tiệt khuẩn bằng nhiệt: áp dụng đối với thuốc tiêm bền với nhiệt và phải
tiệt khuẩn tiệt khuẩn ngay sau khi đóng thuốc.
+ Tiệt khuẩn các dung dịch tiêm dầu bằng nhiệt khô ở 1800C/30 phút.
+ Tiệt khuẩn các dung dịch tiêm nước bằng nhiệt ẩm ở nhiệt độ và thời
gian cụ thể.
- Các công đoạn tiếp theo là ghi nhãn, đóng gói, kiểm nghiệm thành phẩm
và nhập kho (chỉ nhập kho khi kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng).
6. Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm, tiêm truyền: theo DĐVN 3
6.1. Cảm quan
- Thuốc tiêm không màu hoặc có màu của dược chất.
- Thuốc tiêm nhũ tương khơng có dấu hiệu tách lớp.
- Thuốc tiêm hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải phân tán đồng nhất khi
lắc đều và giữ được sự phân tán đồng nhất đó trong thời gian đủ lấy thuốc bơm
tiêm. Tiểu phân dược chất trong hỗn dịch tiêm phải nhỏ hơn 15µm.
- Thuốc tiêm bột đóng lọ phải khơ và nhanh chóng chuyển thành dung dịch

trong suốt hay hỗn dịch đồng nhất khi cho dung môi vào lắc đều.
7


- Thuốc tiêm dung dịch (kể cả dung dịch pha lại từ thuốc tiêm bột), phải đạt
độ trong cho phép, đặc biệt thuốc tiêm tĩnh mạch và thuốc tiêm truyền.
6.2. pH
Xác định bằng máy đo pH, thuốc phải đạt yêu cầu về pH theo quy định
trong tiêu chuẩn chất lượng trong chế phẩm.
6.3. Thể tích hoặc khối lượng.
- Sai số thể tích (với thuốc tiêm là các dịch lỏng): thể tích thuốc phải đạt
100-115% thể tích ghi trên nhãn với thuốc tiêm đóng dưới 5ml và 100-110% với
thuốc tiêm đóng ống trên 5ml. Với thuốc tiêm truyền, thể tích thuốc phải ≥
100% thể tích ghi trên nhãn.
- Độ đồng đều khối lượng (áp dụng đối với thuốc tiêm bột là ± 10% so với
khối lượng trung bình).
6.4. Độ vơ khuẩn
- Thuốc tiêm phải vô khuẩn.
- Để kiểm tra vô khuẩn của thuốc tiêm, tiến hành nuôi cấy mẫu thuốc cần
kiểm tra trong các mơi trường ni cấy thích hợp.
6.5. Chất gây sốt.
- Chất gây sốt l sản phẩm chuyển hóa do các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm
mốc, nấm men, virus, sinh ra trong qúa trình sống và xác chết của các vi sinh vật
đó, gây phản ứng sốt khi tiêm.
- Tuỳ theo lượng chất gây sốt tiêm vào mà cơ thể có phản ứng như rùng
mình, rét run, đau nhức chân tay, đau đầu, khó thở, tím tái, sốt cao ...
- Bản chất hóa học và tính chất của chất gây sốt:
+ Chất gây sốt l phức hợp lipo-polysaccarit có khối lượng phân tử lớn.
Hồ tan trong nước nhưng không bay hơi nên được loại khỏi nước khi cất nước.
+ Khá bền với nhiệt. Vì vậy, để loại chất gây sốt trong các dụng cụ thuỷ

tinh và kim loại phải sấy ở 250oC trong ít nhất 45 phút.
+ Bị phá huỷ bởi các kiềm mạnh, acid mạnh và các chất oxy hoá mạnh.
Để loại bỏ chất gây sốt trên bề mặt chai thuỷ tinh đóng dung dịch tiêm truyền
phải tráng hoặc ngâm chai trong dung dịch Acid sulfocromic.
- Thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15 ml, thuốc tiêm
vào dịch não tuỷ, vào mắt, vào trong bao khớp khơng được có chất gây sốt.
- Để thuốc tiêm khơng có chất gây sốt cần chú ý: dụng cụ, thiết bị, bao bì
sử dụng trong pha chế-sản xuất thuốc tiêm phải vô khuẩn và đã loại chất gây sốt
bằng các biện pháp thích hợp. Sử dụng dung mơi, hóa chất tinh khiết, khơng có
chất gây sốt và thuốc tiêm phải được tiệt khuẩn ngay sau khi pha.
- Thử phát hiện chất gây sốt trong thuốc tiêm: Dược điển Việt Nam 3 cũng
như Dược điển các nước đều quy định thử chất gây sốt trong các chế phẩm
thuốc tiêm trên thỏ. Dựa trên sự tăng thân nhiệt của thỏ sau khi tiêm tĩnh mạch
dung dịch mẫu thử với liều lượng từ 0,5-10 ml/kg thỏ (theo chuyên luận riêng).
Tiến hành thử theo phụ lục 10.3 trong Dược điển Việt Nam 3 (trang PL 180).
6.6. Nội độc tố vi khuẩn.
8


Phép thử phát hiện và định lượng nội độc tố vi khuẩn trong thuốc tiêm.
Thử theo Dược điển Việt Nam 3 (trang PL 175).
6.7. Định tính, định lượng.
Phải đạt theo quy định trong tiêu chuẩn chất lượng của chế phẩm.
7. Một số công thức thuốc tiêm, tiêm truyền.
7.1. Công thức: dung dịch tiêm digoxin (BP 1988)
Digoxin
25 mg
Acid citric dihydrat
75 mg
Natri phosphat

0,45 g.
Ethạnol
12,5 ml
Propylen glycol
40,0 ml
Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 100 ml
Thuốc tiêm đóng 1ml/1ống. Thuốc có tác dụng chống loạn nhịp tim, trợ tim
khi bị suy tim.
7.2. Công thức Thuốc tiêm cafein
Cafein
7,0 g
Natri benzoat
10,0 g
Nước cất pha tiêm vừa đủ 100 ml .
Cafein rất ít tan trong nước, để hoà tan Cafein phải sử dụng Natri
benzoat làm tăng độ tan của Cafein, thuốc tiêm đóng 1ml/1ống. Thuốc tiêm bắp
có tác dụng trợ tim, trợ hơ hấp.
7.3. Một số dung dịch tiêm truyền cung cấp nước.
Cơ thể người bình thường chứa khoảng 45 - 60% nước. Khi người bệnh bị
sốt cao, nôn, tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể bị mất nước, làm tăng
nồng độ các chất điện giải trong các dịch cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước cần
phải bù lại cho cơ thể lượng nước đã mất bằng cách truyền dung địch Glucose
5%, dung dịch Sorbitol 5%, dung dịch Fructose 10%, dung dịch đường phối hợp
với chất điện giải như dung dịch Glucose 5% và Natri cloric 0,26%...
Công thức: dung dịch Glucose 5%
Glucose khan
50,0 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 1000 ml
Dược điển Việt Nam quy định dùng Glucose khan. Trong thực tế có thể
dùng Glucose kết tinh ngậm 1 phân tử nước nhưng phải tính bù lượng nước kết

tinh (100g Glucose khan tương đương với 110g Glucose ngậm một phân tử
nước). Dung dịch Glucose dễ biến màu khi tiệt khuẩn ở 121oC trong thời gian
dài, vì vậy cần lấy thuốc ra ngay sau khi đã tiệt khuẩn đủ thời gian (20 Phút).
7.4. Một số dung dịch tiêm truyền cung cấp chất điện giải
Công thức: dung dịch Natri clorid 0,9%
Natri clorid
9,0g
Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 1000 ml
Dung dịch Natri chorid 0,9% là dung dịch đẳng trương, có pH = 4,5-7,0,
được tiêm truyền để thiết lập lại cân bằng điện giải của dịch ngoại bào khi bệnh
nhân bị mất điện giải do bỏng, nôn và tiêu chảy. Bệnh nhân bị mất chất điện giải
9


thường mất đồng thời nhiều chất điện giải nên tốt nhất là truyền các dung dịch
đa điện giải./.

10


Bài 2. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC NHỎ MẮT
A. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Nêu được ưu, nhược điểm của thuốc nhỏ mắt so với thuốc mỡ tra mắt
khi dùng tại chỗ để điều trị bệnh ở mắt.
2. Trình bày được tác dụng của các thành phần có trong thuốc nhỏ mắt.
3. Mơ tả được các kỹ thuật phải thực hiện khi pha chế-sản xuất thuốc nhỏ
mắt.
4. Nêu được yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt.
5. Mơ tả được trình tự pha chế một số công thức thuốc nhỏ mắt.

B. NỘI DUNG:
1. Đại cương.
1.1. Dùng thuốc trong điều trị bệnh về mắt.
- Mắt có thể mắc các bệnh khác nhau:
+ Bệnh ở mi mắt: nhiễm khuẩn, lẹo mắt.
+ Bệnh ở vùng trước giác mạc: khô mắt, dị ứng, viêm kết mạc do vi khuẩn
hay virus, xuất huyết dưới kết mạc, viêm túi lệ.
+ Bệnh ở giác mạc: viêm giác mạc do vi khuẩn hoặc virus, phù và loét
vùng đệm, nhiễm khuẩn giác mạc do vi khuẩn, virus, nấm.
+ Các bệnh ở thuỷ tinh thể - võng mạc: viêm nội nhãn, viêm võng mạc,
viêm võng mạc tăng sinh, viêm võng mạc sắc tố.
+ Các bệnh trong nhãn cầu: glaucom (tăng nhãn áp), đục thuỷ tinh thể ...
- Hiện có rất nhiều dạng bào chế có thành phần dược chất khác nhau được sử
dụng trong điều trị các bệnh ở mắt theo nhiều đường dùng thuốc khác nhau:
+ Dùng thuốc tại chỗ để điều trị nhiều chứng bệnh trên bề mặt cũng như ở
trong các tổ chức của mắt. Đây là đường dùng thuốc thuận tiện nhất vì người
bệnh có thể tự dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, hơn nữa dược chất tập
trung chủ yếu ở mắt nên hạn chế được nhiều tác dụng không mong muốn.
+ Tiêm thuốc trực tiếp vào các tổ chức bị bệnh ở mắt: áp dụng khi dược
chất không được hấp thu hoặc hấp thu không đáng kể khi dùng tại chỗ. Đường
dùng thuốc này phải do bác sĩ chuyên khoa mắt thực hiện.
- Đường dùng toàn thân: cho bệnh nhân uống hoặc tiêm thuốc, dược chất từ
dạng thuốc hấp thu vào tuần hoàn, rồi được phân bố đến các mô của mắt.
1.2. Một số dạng bào chế dùng tại chỗ trong điều trị bệnh ở mắt.
- Thuốc nhỏ mắt: là những chế phẩm lỏng, có thể là dung dịch hay hỗn
dịch, vơ khuẩn có chứa một hay nhiều dược chất, dược chất nhỏ vào mắt để chẩn
đoán hay điều trị bệnh ở mắt. Thuốc nhỏ mắt còn được bào chế ở dạng bột vô
khuẩn và được pha với một chất lỏng vơ khuẩn thích hợp trước khi dùng.
Thuốc nhỏ mắt là dạng dùng phổ biến nhất trong điều trị các bệnh về mắt
(chiếm trên 70 % các chế phẩm thuốc mắt) do dễ sử dụng, ít gây tác đụng phụ,

nhưng hiệu quả điều trị thường không cao do thuốc bị rửa trơi và pha lỗng rất
11


nhanh bởi nước mắt tiết ra từ tuyến nước mắt, muốn có tác dụng điều trị cần
phải nhỏ thuốc nhiều lần trong ngày.
- Dung dịch rửa mắt: là các dung dịch vơ khuẩn và đẳng trương, có thành
phần chất tan chủ yếu là các muối như: Natri cloric, Kali cloric, Magnesi clorid,
Natri acetat, Natri citrat...và một chất sát khuẩn thường là Benzalkonium clorid.
Các dung dịch này được dùng rửa mắt, có tác dụng loại các tiểu phân bụi, các
hố chất, các chất ơ nhiễm từ bên ngồi như khói, khí....xâm nhập vào mắt.
- Thuốc mỡ tra mắt: là dạng thuốc mềm, vô khuẩn, thường được điều chế
với hỗn hợp tá dược Vaselin, Lanolin và dầu khoáng, để tra vào bờ mi mắt.
Dược chất trong thuốc mỡ tra mắt có thể tan trong hỗn hợp tá dược hoặc được
phân tán trong hỗn hợp tá dược với kích thước tiểu phân dưới 75µm. So với
thuốc nhỏ mắt, tác dụng của thuốc mỡ tra mắt thường tốt hơn do thời gian tiếp
xúc của thuốc với niêm mạc mắt kéo dài, ít bị pha lỗng bởi nước mắt, khơng bị
loại trừ theo mắt-mũi. Nhược điểm của thuốc mở tra mắt là làm mờ mắt tạm thời
nên phải dùng thuốc khi ngủ.
- Ngoài các dạng thuốc thơng thường kể trên, cịn có nhiều dạng bào chế
hiện đạn như dạng soi-gel, kính tiếp xúc, hệ điều trị cài đặt ở mắt.
Trong chương này chỉ trình bày về kỹ thuật bào chế thuốc nhỏ mắt.
2. Thành phần thuốc nhỏ mắt.
2.1. Dược chất.
Dược chất để pha chế thuốc nhỏ mắt cần đạt độ tinh khiết cao và vô
khuẩn. Trong một chế phẩm thuốc nhỏ mắt có thể có một hoặc nhiều dược chất.
Các dược chất thường được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt là:
- Thuốc điều trị nhiễm khuẩn:
+ Muối vô cơ hay hữu cơ của các kim loại bạc, Kẽm, Thuỷ ngân: Kẽm
sulfat, Argyrol, Protargol và Thimerosal.

+ Sulfamid: Natri sulfacetamid và Natri sulfamethoxypiridazin.
+ Thuốc kháng khuẩn: Cloramphenicol, Tetracyclin, Gentamicin,
Neomycin, Polymycin, Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin ...
+ Thuốc chống nấm: Nystatin, Natamycin, Ketoconazol, Miconazol.
- Thuốc chống viêm tại chỗ:
+ Corticosteroid: Dexamethason, Prednisolon, Hydrocortison. Có thể phối
hợp Corticosteroid với kháng sinh. Khi dùng Corticosteroid cần chú ý đến các
tác dụng không mong muốn của thuốc như: tăng nhãn áp, giãn đồng tử, viêm
màng mạch, sa mi mắt, chậm liền vết thương giác mạc, nhiễm khuẩn thứ phát.
+ Thuốc chống viêm không Steroid: Natri diclofenac, Indomethacin.
- Thuốc gây tê bề mặt: Tetracain hydroclorid, Cocain hydroclorid được
dùng khi tiến hành các thủ thuật chẩn đoán hoặc các phẫu thuật nhỏ ở mắt.
- Thuốc điều trị bệnh Glaucom (thuốc giảm nhãn áp): Pilocarpin, Carbachol,
Betaxolol, Timolol và Bunolol...
- Thuốc giãn đồng tử: Atropin, Homatropin và Scopolamin.
- Vitamin: Vitamin A, Vitamin B2, Vitamin C....
- Thuốc trứng trong chẩn đoán xước, loét giác mạc và các tổn thương ở
12


võng mạc: Natri fluorescein.
2.2. Tá dược.
2.1.1. Dung môi.
- Dung môi để pha thuốc nhỏ mắt thông dụng nhất là nước cất vô khuẩn.
- Dầu thực vật cũng được dùng làm dung môi để pha thuốc nhỏ mắt. Dầu
dùng làm dung mơi phải có thể chất lỏng ở nhiệt độ phịng và phải khơng gây
kích ứng đối với mắt. Tốt nhất là dùng dầu thầu dầu do bản thân dầu có tác dụng
làm dịu niêm mạc mắt.
2.2.2. Chất sát khuẩn.
Thuốc nhỏ mắt là chế phẩm vô khuẩn, được pha chế trong điều kiện môi

trường, thiết bị vô khuẩn, được tiệt khuẩn sau khi pha chế bằng các phương pháp
thích hợp. Nhưng thuốc nhỏ mắt thường được đóng với thể tích dùng nhiều lần
mới hết một đơn vị đóng gói. Do cách sử dụng đặc biệt này nên nguy cơ thuốc
bị nhiễm khuẩn rất cao sau mỗi lần sử dụng. Để giữ cho thuốc luôn vô khuẩn,
trong thành phần thuốc nhỏ mắt bao giờ cũng có 1 hay nhiều chất sát khuẩn.
Nhưng dù đã có dùng chất sát khuẩn thì cũng khơng nên dùng những lọ thuốc đã
mở nắp quá 1 tuần vì lượng chất sát khuẩn có trong lọ thuốc có hạn.
Các nhóm chất bảo quản thường gặp:
a. Hợp chất hữu cơ của thủy ngân:
Ưu điểm
- Ít độc hơn thủy ngân vơ cơ.
- Phạm vi tác dụng rộng.
- Khơng kích ứng mắt.
Nhược điểm
- Dùng lâu có thể gây dị ứng mắt, hoặc có cặn thủy ngân kim loại (khi
dùng thuốc nhỏ mắt vài năm liên tục).
- Chỉ bền trong môi trường kiềm.
Thường dùng thuỷ ngân Phenyl acetat 0,002-0,004%....
b. Các acol và dẫn chất của acol
Ưu điểm
- Dễ tan trong nước
- Không kích ứng, dị ứng mắt.
Nhược điểm
- Dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm và nhiệt độ.
c. Benzalkonium clorid
Ưu điểm
- Tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.
- Tỉ lệ dùng 0,002 -0,01%..
- Dễ tan trong nước, cồn, dung dịch nước tạo pH kiềm.
Nhược điểm

- Không tác dụng trên nấm.

13


- Tương kỵ với một số chất anion như muối sulfamid, methylcellulose
(làm giảm tác dụng), các ion borat, nitrat, salicylat, carbonat…vì vậy,
lưu ý khi chọn lựa các hệ đệm có chứa các thành phần trên.
d. Nipagin M – Metyl paraben
- Ít tan trong nước lạnh (1/100- 1/500).
- Tan trong nước nóng (1/20). Dễ tan trong cồn (1/3,5)
- Tỉ lệ dùng : 0,05 – 0,1%
- Kháng khuẩn tốt hơn kháng nấm.
- Hoạt tính tối đa ở pH < 6
e. Nipagin P- Nipasol
- Khó tan trong nước
- Dễ tan cồn (1/1,5)
- Tác dụng kháng nấm tốt hơn kháng khuẩn.
Thường phối hợp nipagin M và Nipagin P ờ tỉ lệ 0,15/ 0,03 để tăng tác dụng
bảo quản.
2.2.3. Chất điều chỉnh pH.
- Nước mắt có pH xấp xỉ 7,4, nếu thuốc nhỏ mắt có pH càng gần 7,4 càng ít
gây kích ứng mắt, nhưng tuỳ theo thành phần dược chất trong thuốc nhỏ mắt mà
pH của thuốc cần được điều chỉnh đến 1 khoảng giá trị khác 7,4 để:
+ Ổn định dược chất, kéo dài tuổi thọ của thuốc.
+ Tăng độ hoà tan của dược chất.
+ Tăng khả năng hấp thu của dược chất qua giác mạc.
Thí dụ: pha chế thuốc nhỏ mắt Atropin sulphat để đảm bảo được 3 yêu cầu về
pH?
Vì Atropin sulphat ổn định ở pH=3,8. Nếu pha ở pH này sẽ gây kích ứng

mắt khi dùng, và thuốc hấp thu kém.
Giải quyết: Pha ở pH=6,8 bằng cách dùng các hệ đệm thích hợp. Ở pH này
thuốc khơng bền với thời gian. Vì thế, ta khơng dùng nhiệt độ cao khi pha chế
hoặc tiệt khuẩn, không sản xuất hàng loạt, chỉ pha chế khi dùng.
- Các chất thường dùng:
+ Dung dịch Acid boric 1,9% (kh/tt) là dung dịch đẳng trương với dịch
nước mắt và có pH xấp xỉ 5, dùng thích hợp để pha các thuốc nhỏ mắt có dược
chất dễ tan và ổn định ở pH acid.
+ Hệ đệm boric-borat được dùng khá phổ biến để điều chỉnh pH của
nhiều thuốc nhỏ mắt do bản thân hệ đệm có tác dụng sát khuẩn.
+ Hệ đệm phosphat (hệ đệm Sorensen) có pH từ 5,9 đến 8,0 tuỳ tỷ lệ
giữa muối Natri dihydrophosphat (NaH2PO4) và Dinatri hydrophosphat
(Na2HPO4).
+ Hệ đệm citric-citrat ngoài tác dụng điều chỉnh pH cịn có tác dụng
khố ion kim loại nặng nên thích hợp với thuốc nhỏ mắt có dược chất dễ bị oxy
hoá.
2.2.4. Các chất đẳng trương thuốc nhỏ mắt
- Hàm lượng dược chất trong thuốc nhỏ mắt thường rất thấp, dung dịch thu
14


được thường là nhược trương so với dịch nước mắt. Nếu khơng cho thêm chất
tan để đẳng trương thuốc thì khi nhỏ vào mắt, mắt bị kích ứng, gây tăng tiết
nước mắt, làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó phải đẳng trương thuốc nhỏ mắt.
Đa số dược chất dùng trong thuốc nhỏ mắt thường có nồng độ thấp và thường
nhược trương so với nước mắt.
- Nước mắt đẳng trương với dung dịch NaCl nồng độ 0,9%, có độ hạ băng
điểm:  t = 0,520 C đến  t= -0,560 C .
Thí dụ:
Atropin sulfat 1% có  t= - 0,0730C

Acid boric 1% có  t= - 0,2880C
Kẽm sulfat 1% có  t= - 0,0830C
Dược điển Pháp yêu cầu pha chế thuốc nhỏ mắt có  t= - 0,560C
a. Chất đẳng trương hóa
u cầu của chất đẳng trương hóa:
- Khơng tương kỵ với các thành phần khác trong công thức.
- Không có tác dụng dược lý riêng.
- Khơng gây kích ứng mắt.
- Chất đẳng trương hóa thơng dụng là natri cloric (NaCl).
b. Các phương pháp đẳng trương hóa
* Dựa vào độ hạ băng điểm:
Nguyên tắc: Trong dung dịch có nhiều chất tan, mỗi chất tan đều tham gia
vào độ hạ băng điểm, nghĩa là độ hạ băng điểm của dung dịch bằng tổng số hạ
băng điểm của các chất tan có trong dung dịch đó.
 tdd =  t1 +  t2 +  t3 +  tn
x=

0,52  [t1 ]
[t 2 ]

x: số lượng gam (g) chất đẳng trương hóa cần cho vào 100ml dung dịch nhược
trương.
 t1: độ hạ băng điểm của dung dịch nhược trương (có bảng)
 t2: độ hạ băng điểm của dung dịch 1% của chất dùng để đẳng trương hóa. Nếu
dùng NaCl thì [  t2]= 0,580 C.
Thí dụ 1: Tính lượng NaCl cần để đẳng trương thuốc nhỏ mắt Homatropin
bromhydrat 2%?
Biết rằng  t của Homatropin bromhydrat 1%= - 0,0950C
Suy ra:  t của Homatropin bromhydrat 2%= - 0,095 x 2 = - 0,190 =  t1
Vậy :

x=

0,52  0,190
 0,56 g NaCl
0,58

Thí dụ 2 : Tính lượng NaCl cần để đẳng trương thuốc nhỏ mắt sau :
Kẽm sulfat
0,2g
Coacin, HCl
1g
Nước cất pha tiêm vđ 100ml
15


Biết  t của Kẽm sulfat 1% là – 0,0830C
Suy ra  t của Kẽm sulfat 0,2 % là – 0,0160C
Biết  t của Coacin, HCl 1% là – 0,0900C
Vậy  t1 của dung dịch là (- 0,016) + (- 0,090)= - 0,1060C
x=

0,52  0,106
 0,71 g NaCl
0,58

Công thức điều chỉnh sẽ là :
Kẽm sulfat
0,2g
Coacin, HCl
1g

NaCl
0,71g
Nước cất pha tiêm vđ 100ml
*Phương pháp dùng đương lượng NaCl:
Bảng ghi đương lượng NaCl của một số dược chất thông dụng
Dược chất
DD
DD 2 DD 3 DD đẳng Nồng độ %
1%
%
%
trương
đẳng trương
Atropin sulfat
0,13
0,11
0,11
0,10
8,85
Homatropin, HCl
0,17
0,16
0,16
0,16
5,67
Glucose
0,16
0,16
0,16
0,16

5,51
KCl
0,76
NaCl
1
1
1
1
0,90
Thí dụ: Pha 60ml dung dịch Homatropin, HCl 1% hãy đẳng trương hóa bằng
NaCl?
Homatropin, HCl
0,6g
Nước cất pha tiêm vđ
100ml
Homatropin, HCl 1% có chứa 0,6g Homatropin sẽ tương đương với:
0,6 x 0,17 = 0,102g NaCl
Muốn đẳng trương hóa 60ml nước bằng NaCl ta dùng:
60 x 0,9
 0,54 g NaCl
100

Vậy lượng NaCl cần thêm vào để đẳng trương hóa cơng thức là:
0,54g – 0,102 = 0,438g NaCl
Công thức điều chỉnh sẽ là:
Homatropin, HCl
0,6g
NaCl
0,438g
Nước cất pha tiêm vđ

100ml
*Trị số Spowls
Trị số Spowls là số ml nước cần thêm vào 1g hoạt chất để tạo một dung dịch
đẳng trương.
Bảng ghi trị số sprowls
Dược chất (1 gam)
Trị số Spowls (ml nước cất)
Atropin sulfat
14,3
Coacin, HCl
17,7
16


Homatropin, HBr
Kẽm sulfat

19
16,7

Từ Trị số Spowls ta tính được lượng nước cần thiết dùng để hịa tan lượng
hoạt chất có trong công thức thuốc nhỏ mắt. Lượng dung môi này thường nhỏ
hơn thể tích ghi trong cơng thức, và lượng dung mơi dư sẽ được đẳng trương
hóa bằng chất đẳng truong hóa thích hợp.
Thí dụ: Hãy đẳng trương hóa bằng NaCl công thức sau:
Atropin sulfat
Ba mươi centigam (0,30g)
Nước cất pha tiêm vđ
60ml
Từ bảng Trị số Spowls của atropin sulfat ta có:

0,3 x 14,3 = 4,29 ml nước cất
Lượng dung mơi dư phải đẳng trương là: 60ml – 4,29ml = 55,7ml nước cất.
Để đẳng trương 55,7ml nước, cần

55,7 x0,9
 0,5 g NaCl
100

Vậy công thức sẽ là:
Atropin sulfat
Ba mươi centigam (0,30g)
NaCl
0,5g
Nước cất pha tiêm vđ
60ml
2.2.5. Các chất chống oxy hoá.
- Nếu thuốc nhỏ mắt có dược chất dễ bị oxy hố thì trong thành phần của
thuốc cần có chất chống oxy hố để ổn định dược chất.
- Một số chất chống oxy hoá dùng trong thuốc nhỏ mắt là: Natri sulfit 0,10,5%, Natri bisulfit 0,1 - 0,5%, Natri methabisulfit 0,1 - 0,5%....
- Sục khí Nitơ vào dung dịch thuốc trước khì đóng lọ được xem là một biện
pháp bảo vệ dược chất chống lại q trình oxy hố có hiệu quả.
2.2.6. Các chất làm tăng độ nhớt của thuốc nhỏ mắt.
- Nước mắt tiết ra liên tục rửa trôi thuốc nhỏ vào mắt theo ống mắt-mũi, làm
giảm thời gian tiếp xúc của thuốc với giác mạc, tỷ lệ dược chất được hấp thu qua
giác mạc rất thấp. Để hạn chế sự rửa trôi thuốc của hệ thống nước mắt, kéo dài
thời gian lưu thuốc ở giác mạc, giúp cho dược chất được hấp thu tốt hơn cần cho
thêm vào thuốc nhỏ mắt các chất tăng độ nhớt.
- Đối với hỗn dịch thuốc nhỏ mắt, chất tăng độ nhớt của môi trường phân tán
còn giúp phân tán dược chất đồng nhất hơn và ổn định hơn trong chất dẫn.
- Một số chất tăng độ nhớt hay dùng cho thuốc nhỏ mắt là: Methyl cellulose

0,25%, Hydroxypropylmethyl cellulose 0,50%, Alcol polyvinic 1,40%...
- Khi thuốc nhỏ mắt có chất tăng độ nhớt sẽ rất khó lọc qua màng nên cần
phải có thiết bị lọc thích hợp mới lọc được.
2.2.7. Chất diện hoạt.
- Một số thuốc nhỏ mắt trong thành phần có chất diện hoạt có tác dụng:
+ Tăng độ tan của dược chất ít tan khi pha dung dịch thuốc nhỏ mắt.
+ Gây thấm, gíup phân tán đồng nhất các tiểu phân dược chất rắn trong
17


môi trường phân tán khi pha thuốc nhỏ mắt hỗn dịch.
+ Tăng hấp thu dược chất qua giác mạc.
- Thường dùng các chất diện hoạt khơng ion hố như Tween 20, Tween 80.
2.3. Bao bì.
Bao bì đóng thuốc nhỏ mắt có u cầu về chất lượng giống như bao bì
đóng thuốc tiêm. Bao bì đựng thuốc nhỏ mắt phải có bộ phận nhỏ giọt gắn với
phần nắp lọ thuốc. Để phát huy tác dụng của thuốc, giảm kích ứng và giảm tác
dụng khơng mong muốn của thuốc, đường kính trong của bộ phận nhỏ giọt cần
tiêu chuẩn hoá để tạo được giọt thuốc nhỏ có dung tích khoảng từ 30-50 µl.
3. Kỹ thuật pha chế, sản xuất thuốc nhỏ mắt.
3.1. Các yêu cầu kỹ thuật khi pha chế thuốc nhỏ mắt
3.1.1. Yêu cầu về chính xác – tinh khiết – trong suốt
a. Chính xác
Về hoạt chất dùng trong thuốc nhỏ mắt: lưu ý loại ngậm nước kết tinh, loại
khan nước, hoặc loại dễ hút ẩm.
Ví dụ Kẽm sulfat dược dụng chứa 7 phân tử nước có 56% kẽm sulfat khan;
nếu dùng kẽm sulfat chỉ có 1 phân tử nước, lượng kẽm sulfat khan sẽ tăng lên
89,9%, như vậy sẽ không bảo đảm hàm lượng kẽm sulfat và thuốc nhỏ mắt sẽ
gây kích ứng mắt khi dùng.
Về dụng cụ pha chế: thuốc nhỏ mắt được pha chế, đóng gói với thể tích nhỏ

khoảng 5 – 30ml, do đó phải có các dụng cụ pha chế có dung tích nhỏ thích hợp
và độ chính xác cao để tránh sai số, nhất là khi pha chế trong qui mô nhỏ.
b. Tinh khiết
- Hoạt chất, tá dược trong thuốc nhỏ mắt phải là loại dược dụng hoặc có
độ tinh khiết cao.
- Dung mơi sử dụng trong thuốc nhỏ mắt thường là nước cất pha tiêm.
Trong một ít trường hợp nếu dung mơi là dầu thực vật (dầu ô liu, dầu đậu
phộng), phải được trung tính hóa, khơng bị ơi khét, được tiệt khuẩn ở 135 –
1400C trong 1 giờ.
c. Trong suốt
Đa số thuốc nhỏ mắt ở dạng dung dịch. Thường sau khi pha chế, thuốc nhỏ
mắt phải được lọc.
- Các vật liệu lọc thường dùng: giấy lọc dầy, phiểu thủy tinh xốp G3,
màng lọc millipore…
- Trong qui mơ pha chế nhỏ, có thể lọc vơ khuẩn với một bơm tiêm có
gắn màng lọc vơ khuẩn ở đuôi kim tiêm.
Không được lọc thuốc nhỏ mắt ở dạng hỗn dịch. Thuốc ở dạng này có thể
lắng đọng một lớp chất rắn, nhưng sau khi lắc nhẹ phải dễ dàng phân tán trong
tồn khối. Kích thước tiểu phân các chất rắn trong thuốc nhỏ mắt dạng hỗn dịch
thường từ 5 - 25  m, tối đa 50  nm.
3.1.2. Yêu cầu về độ vô khuẩn của thuốc nhỏ mắt
 Yêu cầu chung về sự vô khuẩn
18


Đối với thuốc nhỏ mắt dùng nhiều lần cần đảm bảo vô khuẩn trong suốt
thời gian sử dụng.
Đối với thuốc nhỏ mắt dùng một lần, phải thực hiện qui trình pha chế vô
khuẩn, không cần dùng chất bảo quản.
a. Tiệt khuẩn thuốc nhỏ mắt dùng một lần

Đối với thuốc nhỏ mắt dùng một lần, thường áp dụng phương pháp tiệt
khuẩn bằng nhiệt độ hoặc lọc vô khuẩn.
- Tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm ở 1000C/30 phút, hoặc hấp ở nhiệt độ
1200C/20 phút. Có thể áp dụng phương pháp tiệt khuẩn Tyndall ở nhiệt
độ 700C/1 giờ trong 3 ngày liên tiếp.
- Lọc vô khuẩn, siêu lọc với việc sử dụng các màng lọc có kích thước lỗ
xốp ≤ 0,2µm.
b. Tiệt khuẩn thuốc nhỏ mắt dùng nhiều lần
Trong các thuốc nhỏ mắt dùng nhiều lần, các chất bảo quản có mục đích
chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào.
3.2. Kỹ thuật pha chế thuốc nhỏ mắt
3.2.1. Nhà xưởng và thiết bị.
Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm vô khuẩn. Vì vậy, nhà xưởng và các
thiết bị dùng trong pha chế-sản xuất thuốc nhỏ mắt phải đạt yêu cầu như đối với
pha chế-sản xuất thuốc tiêm (xem chương thuốc tiêm).
3.2.2. Chuẩn bị cơ sở, thiết bị, nguyên liệu và bao bì.
Việc chuẩn bị cơ sở, thiết bị, nguyên liệu và bao bì để pha chế-sản xuất
thuốc nhỏ mắt cũng giống như đối với pha chế-sản xuất thuốc tiêm.
3.3.3. Quy trình pha chế.
a. Dung dịch thuốc nhỏ mắt.
- Quy trình pha chế-sản xuất một dung dịch thuốc nhỏ mắt tương tự như
quy trình pha chế-sản xuất thuốc tiêm dung dịch (xem chương thuốc tiêm).
- Có một số điểm cần chú ý:
+ Trình tự hồ tan: nếu khơng có u cầu hồ tan đặc biệt thì nên hồ tan
chất tạo hệ đệm, chất sát khuẩn, chất chống oxy hoá, chất đẳng trương trước mới
hồ tan dược chất. Có thể hồ tan ở nhiệt độ phịng hoặc đun nóng dung mơi
trước khi hồ tan, tuỳ theo đặc tính hồ tan và độ bền của các chất với nhiệt. Khi
pha dung dịch thuốc nhỏ mắt có chất tăng độ nhớt cần ngâm trước polyme một
lượng dung môi nhất định để cho polyme trương nở và hoà tan tốt hơn.
+ Lọc dung dịch: để lọc trong dung dịch thuốc nhỏ mắt cần lọc qua màng

lọc có lỗ lọc 0,45µm. Với dung dịch có độ nhớt cao thì có thể lọc qua màng có
lỗ lọc 0,8-1,2µm. Vơ khuẩn thuốc nhỏ mắt bằng phương pháp lọc, phải dùng
màng có lỗ lọc 0,22µm.
+ Tiệt khuẩn thuốc nhỏ mắt: hầu như chưa được áp dụng trong pha chếsản xuất thuốc nhỏ mắt ở nước ta. Nhưng Dược điển nhiều nước quy định thuốc
nhỏ mắt phải được tiệt khuẩn bằng phương pháp tiệt khuẩn thích hợp. Thường
tiệt khuẩn những lượng lớn dung dịch, sau đó mới đóng thuốc vào lọ vô khuẩn
trong môi trường vô khuẩn. Tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm ở 121oC/20 phút nếu
19


thuốc bền với nhiệt và ở 98-1000C/30 phút nếu thuốc nhỏ mắt có chất sát khuẩn
và dược chất khơng bền ở nhiệt độ cao như Cloramphenicol, Cocain
hydrocloric, Neomyxin sulfat, Physostigmin sulfat.
b. Hỗn dịch thuốc nhỏ mắt.
Pha chế hỗn dịch thuốc nhỏ mắt được thực hiện như sau:
- Pha dung dịch chất dẫn (mơi trường phân tán): hồ tan tất cả các thành
phần có trong cơng thức vào nước, lọc dung dịch (nếu cần) giống như khi pha
dung dịch thuốc nhỏ mắt, thu được dung dịch chất dẫn.
- Phân tán dược chất rắn (bột siêu mịn) vào trong dung dịch chất dẫn để
thu được hỗn dịch đồng nhất, điều chỉnh thể tích (nếu cần).
- Tiến hành tiếp các cơng đoạn đóng lọ, ghi nhãn, đóng gói để thu được
thành phẩm hồn chỉnh.
4. Yêu cầu chất lượng thuốc nhỏ mắt.
Thuốc nhỏ mắt phải đạt các chỉ tiêu chất lượng sau:
4.1.Cảm quan.
- Dung dịch thuốc nhỏ mắt phải trong, khơng có các tiểu phân quan sát
được bằng mắt thường, khơng màu hoặc có màu của dược chất.
- Hỗn dịch thuốc nhỏ mắt có thể lắng đọng nhưng phải phân tán đồng nhất
khi lắc lọ thuốc. Hỗn dịch thuốc nhỏ mắt phải đạt giới hạn về kích thước tiểu
phân dược chất rắn khi đếm dưới kính hiển vi.

4.2. Độ vơ khuẩn.
Thuốc nhỏ mắt phải vô khuẩn. Thử theo phụ lục 10.8 trong Dược điển Việt
Nam 3 (trang Pl 1 89).
4.3. Các chỉ tiêu khác.
Các chỉ tiêu như pH, định tính, định lượng, độ nhớt, độ thẩm thấu, tiến
hành xác định theo như chỉ dẫn trong tiêu chuẩn chất lượng của chế phẩm.
5. Một số công thức thuốc nhỏ mắt.
5.1. Công thức dung dịch thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%
Cloramphenicol
0,40 g
Acid boric
1,10 g
Natri borat
2,00 g
Natri clorid
0,20 g
Thuỷ ngân phenyl nitrat 0,02 g
Nước cất vừa đủ
100 ml
Cloramphenicol rất ít tan trong nước (l/400) nhưng tan được và ổn định
trong dung dịch đệm boric/borat pH 7,2. Vì thế, khi pha dung dịch này phải hịa
tan theo trình tự sau: đun sôi 90ml nước cất, cho Acid boric vào hoà tan, tiếp tục
hoà tan Natri cloric, thuỷ ngân Phenyl nitrat, để cho nhiệt độ của dung dịch
xuống < 600C mới cho Cloramphenicol vào hoà tan, đo kiểm tra pH và điều
chỉnh (nếu cần), thêm nước cất vừa đủ thể tích, lọc qua màng lọc 0,45µm, đóng
lọ 5ml có bộ phận nhỏ giọt, dán nhãn đúng quy chế, thuốc điều trị các bệnh
nhiễm khuẩn ở mắt.
20



5.2. Công thức dung dịch thuốc nhỏ mắt Kẽm sulfat 0,5%
Kẽm sulfat
0,50 g
Acid boric
1,73g
Benzalkonium clorid 0,01%
Nước cất vừa đủ
100 ml
- Acid boric có trong dung dịch có tác dụng tạo môi trường acid để ổn
định Kẽm sulfat và đẳng trương thuốc nhỏ mắt.
- Pha chế: hoà tan Acid boric trong khoảng 90ml nước cất đun sơi, để
nguội rồi hồ tan Kẽm sulfat và Benzalkonium cloric, thêm nước cất vừa đủ
100ml, lọc dung dịch qua màng lọc 0,45µm, soi dịch lọc để kiểm tra độ trong,
đóng lọ 5ml có bộ phận nhỏ giọt, dán nhãn đúng quy chế, thuốc điều trị đau mắt
hột./.

21


Bài 3. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC NANG
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm của thuốc nang.
2. Phân biệt được nang cứng và nang mềm gelatin.
3. Nêu được vai trò, cách dùng của các tá dược dùng bào chế thuốc.
4. Nêu được nguyên tắc đóng thuốc vào nang cứng và nang mềm.
5. Trình bày được yêu cầu chất lượng nang thuốc.
6. Nêu được cách pha chế một số công thức thuốc nang.
B. NỘI DUNG:
1. Khái niệm

Thuốc nang là một dạng thuốc phân liều bao gồm:
- Một vỏ rỗng để đựng thuốc (thường là Gelatin), gắn liền với thuốc và đưa
vào cơ thể cùng với thuốc. Sau khi rã, giải phóng thuốc, vỏ nang được tiêu hố.
- Một đơn vị phân liều của dược chất đã được bào chế dưới các dạng thích
hợp để đóng vào vỏ nang (bột, hạt, dung dịch, viên nén...).
Có thể quan niệm thuốc nang là hình thức trình bày đặc biệt của nhiều
dạng bào chế khác nhau như: dung dịch, viên nén, cốm thuốc...Thuốc nang chủ
yếu dùng để uống, ngồi ra cịn dùng để đặt (nang đặt, trực tràng, nang đặt âm
đạo), hoặc để xơng hít.
2. Phân loại
- Dựa vào tính chất cơ học của vỏ nang, thuốc nang được chia thành hai loại:
thuốc nang cứng Gelatin và thuốc nang mềm gelatin.
- Dược điển Việt Nam 3 phân thuốc nang thành 4 loại: Thuốc nang cứng,
thuốc nang mềm, thuốc nang tan trong ruột và thuốc nang giải phóng hoạt chất
+ Nang mềm:
Vỏ nang mềm, dẻo dai do ngồi gelatin cịn có một tỷ lệ lớn chất hoá dẻo.
Nang mềm do Mothes, một sinh viên người pháp sáng chế vào năm 1834 bằng
phương pháp nhúng khuôn. Năm 1840 phương pháp ép khuôn giữa hai tấm kim
loại được phát minh và đến năm 1832 phương pháp này được cải tiến thành
phương pháp ép giữa hai trục quay.
Nang mềm có nhiều hình dạng và dung tích khác nhau tuỳ theo phương
pháp bào chế. Hình cầu kích thước 0,05-6 ml; hình oval kích thước 0,05- 6,5ml;
hình thn kích thước: 0,15- 25ml; hình chai kích thước: 0,15-30ml)
+ Nang cứng:
Vỏ nang cứng, gồm hai nửa đáy và nắp lồng khít vào nhau. Nang cứng
có 8 cỡ, có dung tích từ 0,13- 1,36 ml.
5
4
3
2

1
0
00
000
Cỡ nang
Dung tích nang (ml) 0,13 0,20 0,27 0,37 0,48 0,67 0,95 1,36
Nang cứng do một dược sĩ người Pháp Lehuby phát minh vào năm 1846,
hiện nay nang cứng được sản xuất rộng rãi bởi nhiều hãng sản xuất vỏ nang nổi
22


tiếng như Eli Lilly và Parke Davis (Mỹ). Ở Việt Nam, có cơ sở sản xuất được vỏ
nang (cơng ty cổ phần Dược Cửu long).
3. Mục đích đóng thuốc vào nang
- Che dấu mùi, vị khó chịu của dược chất, ví dụ nang dầu giun, dầu cá,
Chloramphenicol, Tetracyclin...
- Bảo vệ dược chất tránh tác động bất lợi của ngoại môi như ẩm, ánh sáng....
- Hạn chế tương kỵ của dược chất.
- Khu trú tác dụng của thuốc ở ruột, tránh phân huỷ thuốc bởi dịch vị.
- Kéo dài tác dụng của thuốc: nang tác dụng kéo dài (Spansules).
4. Ưu nhược điểm của nang thuốc
4.1. Ưu điểm:
- Dễ nuốt do hình dạng thn, mềm (nang mềm), bề mặt trơn bóng (nang
cứng). Điều này rất có ý nghĩa với trẻ em và người cao tuổi.
- Tiện dùng: Vì đây là dạng thuốc phân liều, đóng gói gọn, dễ bảo quản và
vận chuyển nên tiện dùng như viên nén.
- Dễ sản xuất lớn: Hiện có những máy đóng nang hiện đại, năng suất cao.
- Sinh khả dụng cao: Do công thức bào chế đơn giản, ít sử dụng tá dược, ít
tác động của kỹ thuật bào chế (so với viên nén), vỏ nang dễ tan rã giải phóng
dược chất trong đường tiêu hố nên thuốc nang thường có sinh khả dụng cao.

4.2. Nhược điểm:
Các dược chất kích ứng niêm mạc đường tiêu hố thì khơng nên đóng
nang vì sau khi vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng
thuốc, thí dụ: Natri nitrofurantoin.
5. Thành phần thuốc nang
5.1. Dược chất
- Dược chất được bào chế dưới dạng thuốc nang rất phong phú. Có thể bào
chế thuốc nang với cả các dược chất rắn, lỏng, thuốc có nguồn gốc thực, động
vật.
- Trước khi đóng vào nang, dược chất phải được bào chế dưới dạng thích
hợp.
- Thuốc đóng nang mềm thường là các chất lỏng, dung dịch dầu, hỗn dịch
hoặc các bột nhão, đơi khi có thể đóng cả dạng nhũ tương. Nang cứng có thể
đóng bột thuốc, cốm thuốc, pellet, bột nhão, viên nén.
5.2. Tá dược
5.2.1. Tá dược tạo vỏ nang
Thành phần chính của vỏ nang gồm: Gelatin, chất hố dẻo, nước, chất
bảo quản, chất màu...
- Gelatin để làm vỏ nang phải là loại dược dụng, đạt các chỉ tiêu về giới
hạn kim loại nặng, asen, mức độ nhiễm vi sinh vật. Ngoài ra phải lưu ý đến độ
bền gel là hai yếu tố quyết định khả năng tạo màng của Gelatin. Yêu cầu về độ
bền gel tuỳ thuộc vào phương pháp điều chế. Độ nhớt của dung dịch Gelatin chế
vỏ nang cũng ảnh hưởng đến độ cứng của vỏ và các thơng số trong q trình bào
chế. Nếu độ nhớt thấp, vỏ nang thường mỏng, thời gian sấy khô lâu. Nếu độ
23


nhớt cao quá vỏ nang dầy và cứng.
- Ngoài Gelatin, có thể dùng các tá dược khác để tạo vỏ nang như các dẫn
chất của Cellulose (HPMC, HPC….)

- Chất hoá dẻo dùng cho nang mềm có tỷ lệ cao hơn trong cơng thức của
vỏ nang cứng. Chất hố dẻo thường dùng là Glycerin, ngồi ra có thể thêm các
chất khác để làm tăng độ dẻo dai của màng như Propylell glycol, Sorbitol ... Tỷ
lệ chất hoá dẻo phụ thuộc vào thành phần và bản chất thuốc đóng nang.
5.2.2. Các tá dược dùng bào chế thuốc đóng vào nang
a. Tá dược dùng bào chế thuốc đóng nang mềm
* Tá dược để bào chế thuốc đóng nang mềm có thể phân thành hai loại:
- Chất lỏng thân dầu như dầu thực vật, dầu khoáng, Triglycerid...
- Chất lỏng thân nước như: PEG 400-600, Triacetin, Polyglyceryl este,
Propylen glycol và Glycerin có thể được dùng nhưng với nồng độ thấp (5-10%)
để tránh hoà tan và làm mềm vỏ nang.
Ngoài ra trong thành phần của thuốc đóng nang có thể cho thêm các chất
điều chỉnh thể chất như sáp ong, các chất gây thấm hay nhũ hố như Lecithin...
b. Tá dược dùng bào chế thuốc đóng nang cứng
- Tá dược trơn: Để điều hoà sự chảy, giúp cho bột hoặc hạt chảy đều vào
nang nhằm đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng và hàm lượng dược chất. Tá
dược trơn hay dùng như: Magnesi stearat, Calci stearat, Aerosil…với tỷ lệ
0,5-1%.
- Tá dược độn: Dùng trong trường hợp liều hoạt chất thấp khơng chiếm hết
dung tích nang. Cũng có những trường hợp bột dược chất trơn chảy kém, phải
cho thêm tá dược độn trơn chảy tốt như tinh bột biến tính, lactose phun sấy...
- Đơi khi để tăng khả năng thấm ướt khối bột trong dịch tiêu hố người ta
có thể cho thêm vào cơng thức một tỷ lệ chất diện hoạt, ví dụ: Natri lauryl
sunfat.
- Một số bột thuốc khó trơn chảy khi đóng nang phải tạo hạt, thì cần phải
thêm tá dược dính (xem bài viên nén).
6. Kỹ thuật bào chế thuốc nang
6.1. Bào chế dung dịch vỏ nang
Để chế dung dịch vỏ nang, người ta hoà tan chất màu, chất bảo quản và
các chất phụ khác vào nước. Ngâm Gelatin vào dung dịch này cho trương nở

hồn tồn. Đun nóng Glycerin, cho Gelatin đã trương nở vào đun cách thuỷ để
hoà tan, lọc, giữ nóng để chế vỏ nang.
6.2. Các phương pháp đóng nang
6.2.1. Nang mềm gelatin
a. Phương pháp nhỏ giọt
- Thực hiện nhờ các máy tạo nang nhỏ giọt ở qui mô nhỏ hoặc qui mơ
cơng nghiệp. Q trình tạo vỏ và đóng thuốc xảy ra đồng thời.
- Khi chế nang, trước hết dung dịch vỏ nang (duy trì khoảng 60oC) được
dẫn qua đầu nhỏ giọt để tạo ra một vỏ rỗng, cửa ra của đầu nhỏ giọt dung dịch
vỏ nang được chặn giữa bởi đầu nhỏ giọt dung dịch dược chất. Ngay lúc đó,
24


người ta điều khiển van để cho dung dịch dược chất nhỏ vào vỏ nang, làm cho
nang “cắt giọt” và vỏ nang được đóng kín. Nang được đón bằng dầu Parafin
lạnh khoảng 100C và sẽ đông rắn lại.
- Chọn những nang đạt yêu cầu, tản đều ra, thổi gió lạnh. Rửa sạch dầu
Parafin bằng hỗn hợp dung môi hữu cơ (Ethanol- Aceton), rồi sấy ở 40-450C
cho bay hết dung môi. Kiểm tra để loại hết những nang không đạt yêu cầu (nang
bị dính, nang có vỏ dày q...). Trong sản xuất lớn, người ta dùng các máy có
nhiều dịng nhỏ giọt. Nang chế theo phương pháp nhỏ giọt thường chứa các
dung dịch dầu như dầu cá, Vitamin tan trong dầu. Phương pháp này thường mắc
sai số khối lượng lớn do đó khơng áp dụng cho các dược chất có tác dụng mạnh.
Hơn nữa hiệu suất tạo nang không cao nên hiện nay ít dùng.
b. Phương pháp ép khn
- Đầu tiên người ta chế nang thủ công bằng cách ép giữa hai tấm kim loại
đã được tạo khuôn. Hiện nay dùng các máy ép nang có năng suất cao, tạo ra
được nhiều loại nang có hình dạng, màu sắc khác nhau.
- Khi chế nang, dung dịch vỏ nang chứa trong bình được rót thành một lớp
mỏng sang bề mặt trong quay đã được làm lạnh trước. Gặp lạnh, Gelatin đông

cứng thành màng mỏng. Màng chuyển lên ống có bơi dầu và đưa vào trục tạo
nang đã được làm nóng. Trục tạo nang là hai ống hình trụ quay ngược chiều,
trên mỗi trục có khn một nửa vỏ nang, đối xứng nhau. Khi hai nửa vỏ nang
tiếp xúc nhau, đáy nang được hàn kín trước, cùng lúc đó dược chất được đóng
vào nang nhờ một piston phân phối. Hai trục khuôn tiếp tục quay, nang được
hàn kín và cắt rời khỏi màng Gelatin.
- Phương pháp ép khuôn cho hiệu suất cao, phân liều chính xác nhờ piston
phân liều tự động (sai số khối lượng nang khoảng l-5%). Phương pháp này có
thể tạo ra nhiều nang có hình dạng khác nhau, có thể có hai màu khác nhau trên
một nang (do hai giải Geletin được nhuộm màu khác nhau).
- Nang ép khn có thể dễ dàng phân biệt với nang nhỏ giọt hay nhúng
khn do trên thân nang có một gờ nhỏ. Nang ép khuôn chứa được nhiều loại
dược chất: dung dịch dầu, bột nhão thân dầu, bột nhão thân nước….do đó hiện
nay phát triển khá mạnh.
6.2.2. Nang cứng Gelatin
- Khác với nang mềm, vỏ nang cứng được chế riêng, các cơ sở thường mua
vỏ nang về để đóng thuốc.
- Để đóng thuốc vào nang, trước hết phải chọn cỡ nang cho phù hợp với
lượng dược chất cần đóng.
* Qui trình đóng thuốc vào nang có 3 giai đoạn:
- Mở vỏ nang
- Đóng thuốc vào thân nang
- Đóng nắp nang
Việc mở vỏ nang có thể thực hiện bằng tay ở các thiết bị thủ công hoặc
mở bằng chân không đối với các thiết bị tự động hoặc bán tự động. Do hai nửa
vỏ nang được lắp với nhau bằng khớp sơ bộ nên dùng chân khơng có thể mở ra
25



×