Tải bản đầy đủ (.pptx) (39 trang)

Bài giảng về bỏng và kỹ thuật sơ cấp cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 39 trang )

ĐOÀN TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
CÂU LẠC BỘ NGOẠI KHOA Y DƯỢC HUẾ

CHUYÊN ĐỀ

BỎNG
TRÌNH BÀY : BAN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH


GIẢI PHẪU DA



Thượng bì



Trung bì



Hạ bì


THƯỢNG BÌ

Biểu mô lát tầng sừng hóa
Thường 4 lớp

1. Lớp sừng
2. Lớp hạt


3. Lớp gai (lớp manpighi)
4. Lớp đáy

:


Trung bì

1.
2.

Lớp nhú:
mô liên kết thưa
Lớp lưới:
mô liên kết đặc tập trung nhiều sợi chun và sợi
collagen, xung quanh là nang lông, tuyến bã, tuyến
mồ hôi,


MẠCH MÁU

• Tiểu động mạch đến cho da đến từ 2 đám rối mạch :
+ khu trú giữa lớp nhú và lớp lưới
+ khu trú giữa chân bì và hạ bì

• Những tiểu động mạch này tiến lên đưa máu vào mao mạch
trong nhú chân bì

• Tiểu tĩnh mạch ở da tập trung ở 3 đám rối . Ngoài 2 vị trí như
đám rối động mạch vòn đám rối giữa trung bì



THẦN KINH

• Da có chức năng quan trọng là tiếp nhận kích thích môi
trường nên sự phân bố thần kinh rất phong phú

• Tận cùng thần kinh tiếp xúc tế bào biểu mô và tuyến phụ
thuộc da

• Tiểu thể xúc giác có ở trong lớp trung bì và hạ bì
• Quanh nang lông có lưới tận cùng thần kinh


Sinh lý bệnh
1. Shock bỏng
-Đau rát tại chỗ gây kích thích rồi ức chế hệ TKTW

-

Mất huyết tương vì thoát dịch

-

Tái hấp thu các chất độc nội sinh của vết bỏng

Dấu hiệu lâm sàng:

-


Kích thích vật vã, khát nước

-

Mạch nhanh, huyết áp giảm, nhịp thở nhanh nông

-

Thiểu niệu hoặc vô niệu, tỉ trọng nước tiểu tăng



2. Nhiễm độc cấp và nhiễm khuẩn
Thường bắt đầu từ ngày thứ 3, 4 và kéo dài đến 2 tuần lễ do các nguyên nhân:
-Các chất độc từ vết bỏng xâm nhập vào máu

-

Bội nhiễm vết bỏng trước và trong quá trình điều trị
Giảm sút sức đề kháng

Dấu hiệu lâm sàng:
- Da xanh tái, mất nước, sốt cao

-

Suy thận cấp
Thiểu niệu, vô niệu
Tại vết bỏng có mủ
Cần theo dõi:

Nhiễm trùng huyết
Shock nhiễm khuẩn


3. Suy mòn và biến chứng:

-

Mất nhiều protein qua các vết bỏng

-

Bệnh nhân ăn ít, ngủ kém, chuyển hoá dị hoá chiếm ưu thế

-

Rối loạn thứ phát các cơ quan và toàn thân

Nếu không được nuôi dưỡng tốt truyền máu, truyền dịch đầy đủ bệnh nhân sẽ suy kiệt và xuất hiện các biến chứng:

-

Viêm thận cấp

-

Viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi

-


Làm tái phát các bệnh sẵn có trước khi bị bỏng(lao, bệnh tim…)


4.Hồi phục:
-Nếu mô hạt được phủ kín, tổn thương thiếu da do bỏng được tái tạo phục hồi các rối loạn về chưc phận cơ thể
- Các biến đổi xuất hiện ở các nội tạng bắt đầu được phục hồi dần trở lại


NGUYÊN NHÂN BỎNG
.1. Do nhiệt độ : thường gặp nhất
-Nhiệt khô: lửa, kim loại nóng chảy, những nguyên nhân

này thường gây bỏng sâu.

- Nhiệt ướt: nước sôi, hơi nước sôi, dầu mỡ sôi.
- Nhiệt lạnh
2. Do hoá chất:
- Nhóm acid: Acid mạnh pH <4
- Nhóm kiềm: Kiềm mạnh PH>10

• Bỏng do hoá chất làm tổn thương da sâu, loại trừ tác nhân gây bỏng khó, khi khỏi thường để lại di chứng nặng, phức tạp.


3. Do điện:




Do dòng điện: bỏng nơi tiếp xúc với dòng điện đi qua, đây là loại bỏng với diện tích nhỏ nhưng sâu.
Do tia lửa điện.


.4. Do yếu tố vật lý

• Tia hồng ngoại.
• Tia tử ngoại.
• Hạt cơ bản .
• Các nguyên nhân này có trong ánh nắng mặt trời, hàn điện.
5. Các nguyên nhân khác: bỏng do phospho, nhựa đường nóng chảy, nổ thuốc pháo.


CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH BỎNG


-Quy tắc số 9 của Wallace








Đầu mặt cổ: 9%
Một chi trên: 9%
Một chi dưới: 18%
Thân trước: 18%
Thân sau: 18%
Bộ phận sinh dục: 1%

- Ngoài ra có nhiều cách khác như quy tắc số 3, ướm đo diện tích bỏng bằng lòng bàn tay bệnh nhân



PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU

Độ I

Bỏng nông

Độ II

Độ III nông
BỎNG
Độ III sâu

Bỏng sâu

Độ IV

Độ V


Bỏng độ 1:
- Vết bỏng nóng, rát, đỏ, khô
- Tổn thương lớp nông biểu bì, các phần khác nguyên vẹn tự khỏi sau 2-3 ngày, không để lại sẹo


Bỏng độ 2:
- Tổn thương biểu bì nhưng phần đáy còn nguyên vẹn
- Vết bỏng thường có các phỏng nước, khi vỡ ra thì nền vết bỏng nhẵn đỏ
- Tự khỏi sau 7-10 ngày



Bỏng độ 3 nông:
- Tổn thương tới lớp nhú, còn ống, gốc lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn
- Đáy nốt phỏng: Đục, màu đỏ, hồng máu.
- Tự khỏi sau 2-3 tuần nhờ biểu mô hoá từ các phần phụ của da


Bỏng độ III Sâu:
- Tổn thương tới lớp lưới trung bì, chỉ còn phần sâu của tuyến mồ hôi
- Hình thành đảo biểu mô từ phần còn lại của biểu mô
- Có thể gặp nốt phỏng vòm dày tính chất độ III, đáy nốt phỏng tím sẫm, trắng bệch, xám, cảm giác giảm.


• Sự phân biệt giữa bỏng độ 3 nông và bỏng độ 3 sâu rất quan trọng do bởi bỏng độ 3 sâu thường không lành trong vòng
2-3 tuần và thường để lại sẹo và co cứng, đặc biệt ở trẻ em. Do đó, bỏng độ 3 sâu mà không lành trong vòng 3 tuần thì
cần phải cắt lọc và vá ghép da để giảm thiểu sẹo và co cứng. Bỏng độ 3 sâu còn có thể tiến triển thành bỏng độ 4.


Bỏng độ 4:
-Tổn thương sâu hết lớp da, tất cả các thành phần của biểu mô đều bị phá huỷ
-Không có khả năng tự hồi phục do không có các thành phần của biểu mô


Bỏng độ 5:
- Tổn thương qua lớp da tới lớp cơ, gân, xương, nội tạng
- Thường để lại hậu quả nặng nề


Các nghiệm pháp xác định độ sâu


• Thử cảm giác đau:
Nhổ lông vùng tổn thương, kim, bông cồn. Lưu ý khi bệnh nhân chưa dùng giảm đau, tránh gây đau đớn quá cho bệnh
nhân.
+ Nếu: Đau so da lành : Độ II.
+ Đau giảm so da lành: Độ III.
+ Mất hoàn toàn: Độ IV.


• Nghiệm pháp tuần hoàn vùng bỏng:
Đo huyết áp đặt phía trên bỏng sâu, bơm 80-90 mm Hg x 10 phút ( ngăn máu tĩnh mạch trở về).
Nông: bầm tím do ứ trệ (lưới mao mạch nguyên vẹn).
Sâu: không thấy màu.

• Dùng chất màu tiêm tĩnh mạch, phát hiện ở vùng bỏng:
Nếu thấy chất màu ở vùng bỏng là tuần hoàn còn lưu thông, bỏng nông. Nếu không thấy là tắc tuần hoàn mao mạch, bỏng
sâu.
Chất màu: Xanh Evans, xanh Metylen...


×