Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Cơ sở văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.99 KB, 16 trang )

Cơ sở văn hóa Việt Nam
1. Dân tộc là gì? Nêu quá trình hình thành và phát triển cộng động dân tộc

VN?
2. Thế nào là không gian 1 vùng văn hóa? Nêu 1 đặc điểm vùng văn hóa VN
3.
4.
5.
6.

mà anh chị tâm đắc nhất?
Nêu định nghĩa của âm dương và các quy luật của âm dương? Những
nguyên lí ấy tồn tại trong đời sống người dân thế nào? Liên hệ bản thân?
Tín ngưỡng là gì? Khái quát 1 số tín ngưỡng trong đời sống văn hóa tinh
thần của người VN?
Trình bày hình thức biểu hiện của văn hóa giao tiếp và đặc điểm giao
tiếp của người VN? Vận dụng vào bản thân anh chị?
Trình bày khái niệm lễ hội là gì? Những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ
hội? Nêu 1 vài cảm nghĩ của anh chị về những biểu hiện tiêu cực trái với
những giá trị nói trên của các lễ hội hiện nay?


1. a) Dân tộc là gì?
− Dân tộc là sản phẩm của lịch sử, từ bầy đàn nguyên thủy - thị tộc - bộ tộc - bộ

lạc
− Đầu tiên xuất hiện khái niệm dân tộc cộng đồng: chung chủng người, ngôn
ngữ, sắc thái văn hóa, phương thức sản xuất, địa bàn cư trú
− Về sau xuất hiện khái niệm dân tộc quốc gia: chung lãnh thổ, quốc hiệu, quốc
ngữ, truyền thống lịch sử, văn hóa, quyền lực chính trị - kinh tế - xã hội
b) Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam:


− Thời dựng nước:
 Vào thời kỳ bình minh của lịch sử, Việt Nam đã là nơi cư trú của nhiều thành
phần cư dân thuộc các nguồn gốc khác nhau, có tiếng nói, văn hóa khác nhau
nhưng đều có chung nguyện vọng xây dựng cuộc sống nông nghiệp văn minh,
định cư vững vàng và sống sung túc trên cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, đánh
bắt, thoát khỏi cảnh săn bắt, hái lượm bấp bênh, nguy hiểm.
 Ngoài ra, trên cơ sở cùng đấu tranh chống thiên nhiên và kẻ thù bên ngoài,
các cư dân đều có ý thức quần tụ lại, điều đó phản ánh qua tiềm thức các tộc
người hiện nay. Họ tự khẳng định mối quan hệ anh em, mối quan hệ của
những đứa con chung một nguồn gốc
 Khi quần tụ lại với nhau, các tộc người nảy sinh những nét giống nhau về văn
hóa, ngôn ngữ, nhân chủng, đặc biệt là ý thức cùng chung sống trong một
quốc gia dân tộc. Về nhân chủng thì họ đều thuộc chủng Nam Mogoloid với 2
nhánh Nam-Á và Indonesien
 Các tộc người ý thức tự giác hợp quần, hợp sức tạo thành khối thống nhất
trong cộng đồng quốc gia dân tộc VN, mở ra một xu thế phát triển chủ đạo
cho toàn bộ lịch sử nước nhà.
− Quá trình phát triển dân tộc:
 Khoảng giữa thiên niên kỹ thứ nhất TCN, nước Văn Lang ra đời trên sự liên
minh của 15 bộ lạc
 Âu Lạc tiếp đó được thiết lập vào TK III TCN, dựa trên sự thống nhất của 2
khối Âu và Lạc. Dấu tích của kinh thành Cổ Loa được xây 1 cách kiên cố, sự
tồn tại của những mũi tên đồng, cũng như chiến tích đánh tan quân Tần và
cái chết của tướng Đồ Thư cho thấy trình độ quân sự trong thời kì này khá
cao. Mật độ dân số phát triển, số hộ và số dân gấp 1.5 lần vùng Quảng Đông +
Quảng Tây + Chăm Pa sau này. Âu Lạc được xây dựng trên vùng đất phì
nhiêu, giao thông thuận lợi, là vị trí địa lý chính trị có tầm nhìn quan trọng.
→ Ý thức cộng đồng quốc gia dân tộc phát sinh, có thể nói là ý thức này phát sinh
khá sớm so với nhiều quốc gia trên TG




Giai đoạn Bắc thuộc:
Một nghìn năm Bắc thuộc là thời gian mà sự sống còn của dân tộc, của đất
nước đặt trong trạng thái ngàn cân treo sợi tóc. Mục đích của kẻ thù phương










Bắc chính là xóa bỏ Tổ Quốc VN, biến đất nước con người VN thành 1 bộ
phận của thiên triều. Chống lại kẻ thù phương Bắc chính là thử thách vô
cùng to lớn đối với cộng đồng dân tộc VN thời kỳ đó.
Tại sao 1 đất nước Trung Hoa PK chuyên chế hùng mạnh tàn bạo như vậy, đã
từng chiến thắng trước bao nhiêu quốc gia, trên bao nhiêu mặt trận lớn nhỏ
vẫn không nuốt nổi nước VN nhỏ bé?
1 nghìn năm trôi qua, dân tộc ta vẫn tồn tại hiên ngang., đó là nhờ tính đấu
tranh bền bỉ đã trở thành truyền thống. Bao nhiêu giai đoạn bị xâm lăng, dân
tộc ta vẫn luôn sẵn sàng đứng lên, hào hùng chống trả với 1 ý chí sắt đá. Đó
cũng là nhờ tinh thần đoàn kết giữa các tộc người nên bất cứ lãnh tụ nào
phất cờ đứng lên đều được cái tộc người hưởng ứng
Dân tộc VN không bị đồng hóa mà còn tiếp thu và sàng lọc, biến hóa làm
phong phú thêm vốn VH sẵn có của mình. Nước ta trưởng thành bước vào
thời kỳ phát triển rực rỡ, độc lập tự chủ với những chiến công và thành tựu
giữ nước


Thời PK độc lập:
 Nghìn năm Bắc thuộc chấm dứt nhưng âm mưu kẻ thù vẫn còn đó. Ý thức
cộng đồng dân tộc luôn bị thử thách và không ngừng được củng cố trong
những năm tháng chiến đấu gian khổ. Trước những đội quân xâm lược tàn
bạo, chỉ cần là người dân VN thì sẽ tự nguyện đoàn kết, 1 lòng 1 dạ bảo vệ sự
sống còn của Tổ Quốc. Các dân tộc anh em đồng lòng với nhau, khu vực sinh
sống của dân tộc thiểu số luôn là căn cứ địa kháng chiến, là hậu phương
vững chắc. Nhờ đó mà hàng loạt chiến công vĩ đại được lập ra: trận chiến
hiển hách của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo 3 lần đập tan
quân Mông Nguyên, cuộc trường kì kháng chiến của Lê Lợi làm quân Minh
phải bạt vía...
 Những thắng lợi đó còn do sự quyết tâm của triều đình, nhờ ý thức lấy dân
làm gốc của những vị vua anh minh, những vị tướng lĩnh tài ba, tâm huyết 1
lòng với giang sơn. Trần Bình Trọng từng khảng khái nói rằng: "Ta thà làm
quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc", Trần Quốc Tuấn cũng
từng trăn trối rằng: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức".
Những lời khuyên áy luôn có GT đến muôn đời.


 Kết luận:
Truyền thống đánh giặc ngoại xâm giành độc lập đã có từ rất lâu đời (bị đô hộ
hơn nghìn năm vẫn giành lại được đất nước, hàng nghìn cuộc đấu tranh đã
diễn ra trong khoảng thời gian dài)
− Cộng đồng dân tộc VN xây dựng khối đoàn kết không gì lay chuyển được (tất
cả tộc người từ đa số đến thiểu số đều tham gia chống ngoại xâm, các nước
xâm lược từng có nhiều biện pháp chia rẽ nhưng bất thành)
− Các dân tộc đều có chung nghĩa vụ và quyền lợi khi xây dựng nước VN "công
bằng - dân chủ - văn minh, và cùng chung mục tiêu xây dựng XHCN
− Trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, ta rút ra được 1 số nét

chung: cùng sống trong 1 quốc gia, chỉ đạo bởi 1 nhà nước, xác định trên lãnh
thổ bất khả xâm phạm, là cộng đồng sinh hoạt kinh tế văn hóa thống nhất.



4.a) Tín ngưỡng là gì?
− Tín ngưỡng là sự tin tưởng, sự ngưỡng mộ và sự sung bái những thần thánh,
vật thiêng hoặc linh hồn do con người tưởng tượng, suy tôn gắn cho những
phẩm chất siêu phàm
− Tín ngưỡng là một số thành tố của văn hóa tổ chức cộng đồng được hình
thành tự phát, có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người Việt Nam,
tuy nhiên chưa thể chuyển thành tôn giáo.
− Tín ngưỡng của người Việt thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người
có công, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sung bái tự nhiên…
b) Khái quát một số tín ngưỡng :


Thờ cúng tổ tiên:
 Tục thờ cúng tổ tiên ra đời từ lâu ( trước khi đạo Nho với quan niệm Hiếu
tràn vào Việt Nam ).
 Với tấm lòng thành kính biết ơn tổ tiên, với niềm tin mãnh liệt về sự bất tử
của linh hồn, người Việt Nam cho rằng : Ông Bà, Cha mẹ mất đi nhưng vẫn
thường xuyên ở bên ta, phù hộ cho ta.
 Người Việt Nam coi trọng ngày mất của người thân, ngoài việc cúng giỗ để
tưởng nhớ người thân, người Việt còn cúng tổ tiên trong các dịp quan trọng
như tết, dựng vợ, gã chồng, làm nhà, đi xa, thi cử…



Tín ngưỡng phồn thực :

 Là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sung bái sự sinh tồn nảy nở của tự nhiên và
của con người ( Phồn= nhiều, Thực= nảy nở ).
 Tín ngưỡng này cũng xuất hiện từ xa xưa dưới hai biểu hiện : Thờ cơ quan
sinh dục nam và nữ, thờ sinh - thực - khí ( sinh= đẻ, thực= nảy nở, khí= công
cụ ).
 Một số nền văn minh nông nghiệp khác cũng có tín ngưỡng trên ( Người Ấn
Độ thờ Linga và Yotti, biểu tượng này còn in đậm trong văn hóa của người
Chăm ở Việt Nam.



Tín ngưỡng thờ các vị thần-thánh :
 Người Việt Nam cổ xưa theo tín ngưỡng đa thần (thiên thần và nhân thần).
Trong tâm thức dân gian có nhiều vị thần được thờ với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc ( 27 thần trong đó có 14 thần nữ và 13 thần nam ).
 Bốn vị thần nổi bật như biểu tượng trường tồn của dân tộc mà dân gian suy
tôn là “ Tứ bất tử “ ( Bốn vị thánh bất tử ) .




Một số thần tiêu biểu trong văn hóa Việt Nam :
Thần tại gia : Gồm Thổ Công, Tiên Sư, Thần Tài
 Thổ Công ( Ông Táo ) là thần canh giữ gia cư, đem lại nhiều may mắn.


Tiên Sư ông thần tổ của nghề nghiệp, thờ vị thần này là biểu hiện lòng biết
ơn và tôn vinh nghề nghiệp.
 Thần Tài có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, thờ vị thần này để cầu mong
nhiều tài nhiều lộc cho gia đình và bản thân.

Thần ở nơi công cộng : gồm thần Thành Hoàng, Thần Đền.
 Thần Thành Hoàng là một vị thần rất quan trọng trong văn hóa làng xã, có
thể là nhân thần hoặc thiên thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho
làng.
 Thần Đền là những vị thần có tầm cỡ quốc gia, có công lớn với dân tộc như
Vua Hùng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo….
Bốn vị Thánh ( Tứ bất tử )
Thánh Tân Viên :
 Là biểu tượng của sức mạnh liên kết giữa đất và núi, liên kết giữa các bộ
phận, liên kết giữa con người và thánh thần... sự liên kết ấy tạo nên con
người khổng lồ, thông tuệ
 Chiến thắng mọi trở lực hung bạo để bảo vệ đất đai, ruộng đồng, làng mạc.
 Khẳng định sức mạnh của con người trước thiên nhiên hùng vĩ và sức sáng
tạo vô biên về giá trị văn hóa của lòng nhân ái cứu nhân độ thế...
Chử Đạo Tổ :
 Người Việt thờ Chử Đồng Tử như ông tổ của đạo thờ tiên ( Chử Đạo Tổ ).
 Trong tâm thức dân gian thì Ngài là biểu tưởng của sự hiếu thảo, nhân ái.
 Ngài đã dũng cảm bảo vệ cộng đồng, giúp dân tộc mở mang khai phá đồng
bằng, phát triển nhiều nghề mới đặc biệt là nghề buôn tạo ra hướng mới cho
sự giao lưu và sự phát triển dân tộc.
Thánh Gióng :
 Dân tộc ta thờ Thánh Gióng ( Phù Đỗng Thiên Vương ) với một lòng khâm
phục và biết ơn như một vị anh hùng có công lớn với đất nước.
 Thánh Gióng đã thể hiện sức mạnh vĩ đại để chiến thắng giặc ngoại xâm.
 Ngài là hiện thân của hào khí dũng mãnh, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta
Thánh Mẫu Liễu Hạnh :
 Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng do phạm tội mà bị đày xuống trần gian.

Bà luôn ban ân đức cho mọi người, trừng phạt kẻ phản ngịch, đánh đuổi giặc
ngoại xâm.

 Bà là 1 vị thánh vừa gần gũi, vừa phi thường.
 Bà là hiện thân của phụ nữ về khát vọng tự giải phóng khỏi những ràng buộc
bất công, vươn tới tình yêu hạnh phúc gia đình.













5a) Hình thức biểu hiện của văn hóa giao tiếp và đặc điểm giao tiếp của
người VN


Khái niệm:


Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau, kết hợp với nhau, tác động với nhau, kế
thừa lẫn nhau, làm cho diệt vong, sinh tồn hoặc phát triển
 Giao tiếp của con người là giao tiếp có văn hóa, đây là chuẩn mực giao tiếp
ổn định, bền vững có giá trị tinh thần sâu sắc
 Văn hóa giao tiếp được thể hiện qua công cụ và hình thức giao tiếp khác
nhau như cử chỉ, lời nói, văn tự, quan hệ cá nhân, tập thể, cộng đồng, nhân
loại…

Hình thức biểu hiện trong văn hóa giao tiếp:
Lời nói hay ngôn ngữ nói:
 Là công cụ rất quan trọng trong giao tiếp vì lời nói chuyển tải tình cảm, tư
tưởng, tâm lí, ý nghĩ của người nói
 Âm lượng chuyển tải thông tin sẽ cho thấy cảm xúc của văn hóa giao tiếp:
âm lượng nhẹ nhàng – tình cảm yêu thương, tha thiết, âm lượng to lớn –
tính quyết đoán, áp đặt, cũng vừa là sự nhiệt huyết, tính thuyết phục
 Ngôn ngữ nói và lời nói có vị trí quan trọng trong giao tiếp: “Lời nói không
mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Cử chỉ hay hành vi:
 Cung cấp những tín hiệu, thông tin giao tiếp (trong môi trường xã hội
khuyết tật)
 Cử chỉ là biểu hiện của tình cảm, ý nghĩ, tư tưởng của mỗi người
 Thông qua cử chỉ con người thể hiện tình cảm và khả năng nhận thức trong
giao tiếp
 Mỗi dân tộc, đất nước có cử chỉ giao tiếp khác nhau. Trong giao tiếp thông
thường, có khi chung 1 cử chỉ, hành vi nhưng ý nghĩa của cử chỉ, hành vi đó
đối với mỗi dân tộc lại khác nhau
Văn tự:
 Là loại ngôn ngữ thay thế cho lời nói và cử chỉ, để biểu lộ ý tưởng của con
người trong giao tiếp
 Văn tự tồn tại ở dạng thư từ, đơn, thơ, truyện… không chỉ là công cụ chuyển
tải mà còn là văn hóa giao tiếp cao cấp
 Thể hiện được trình độ, đẳng cấp của người giao tiếp














Đặc điểm giao tiếp của người Việt Nam:
Tính nghi thức:
 Tính nghi thức trong giao tiếp của người Việt là một hệ thống ngôn ngữ cử
chỉ có tính chất ổn định và phổ. biến Đó là những ngôn ngữ có tính chất công
thức
 Cách xưng hô của người Việt rất phong phú: không chỉ sử dụng đại từ nhân
xưng mà còn dùng một số lượng lớn danh từ mối quan hệ huyết thống (tính
thân mật hóa). Cách xưng hô như thế vừa cho thấy tình cảm thân thiết và có
sự trân trọng người mình đang giao tiếp
 Cách thức giao tiếp: ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận. Lối giao tiếp
này thường vòng vo, không trực tiếp vào vấn đề như người phương Tây. Khi
kết hợp với nhu cầu tìm hiểu đối tượng giao tiếp, nó tạo ra thói quen chào
của người Việt. Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt có chủ trương
nhường nhịn.

 Kết luận: về quan hệ giao tiếp, với đặc tính trọng tình nên người Việt lấy tình cảm
làm nguyên tắc ứng xử. Tuy nhiên, tính nghi thức cũng thể hiện một số nhược điểm: vì
tế nhị trong giao tiếp nên người Việt rất đắn đo, cân nhắc trong ứng xử,trở nên thiếu
quyết đoán trong công việc. Để tránh nhược điểm này hay không để mất lòng ai, người
Việt Nam đã thay thế bằng nụ cười, cụ thể là người Việt rất hay cười.


Tính dè dặt:

 Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng,
đây là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan
hệ.
 Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách

 Thái độ giao tiếp của người Viêt: rất thích giao tiếp, tuy nhiên song song đó
lại là tính dè dặt, rụt rè. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau (tính
thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt
Nam là tính cộng đồng và tính tự trị



Người Việt rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong
phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị
Khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính
tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè

 Kết luận: tính dè dặt, rụt rè khiến cho người Việt cẩn trọng trong suy nghĩ, hành
động và lời nói, như thế không mất lòng người và tạo được thiện cảm. Tuy nhiên,
nhược điểm là do tính đắn đo, kỹ lưỡng, người Việt thường hay thăm dò, đánh giá, đôi
khi dẫn đến tính tò mò, tọc mạch




Tính trọng danh dự:
 Ưu điểm: danh dự được người Việt gắn với năng lực giao tiếp: lời nói ra để
lại dấu vết, được lưu truyền đến tai nhiều người, tạo thành danh tiếng, cũng
có thể là tai tiếng.
 Nhược điểm: chính vì quá coi trọng danh dự mà người Việt mắc bệnh sĩ diện

và bệnh sợ dư luận. Ở thôn làng, thói sĩ diễn thể hiện càng rõ ràng, trầm
trọng, nhất là tục chia phần (một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp).

b) Vận dụng vào bản thân:
Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Khi
bước vào môi trường đại học, có nghĩa là sinh viên đã bước vào một môi trường mới
được nhìn nhận là những con người đã trưởng thàng, có học vấn, có nhận thức, và có
trình độ văn hóa cao; đối tượng quan hệ giao tiếp thường xuyên, chủ yếu của sinh viên
là những người có tri thức: thầy cô, bạn bè sinh viên,v.v.Vì thế đòi hỏi sinh viên phải có
những kĩ năng,đặc trưng giao tiếp cơ bản, thiết yếu nhằm biết cách xây dựng được các
mối quan hệ nơi trường lớp và trong cuộc sống trở nên năng động hơn, tạo nên một
bầu không khí thật sự tốt đẹp văn minh, lịch sự.
Là người Việt, ai cũng mang trong mình ít nhiều những đặc trưng giao tiếp nói trên.
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, ưu điểm của đặc trưng: trọng danh dự, trọng
nghĩa tình, ý tứ, khéo léo trong giao tiếp, hệ thống ngôn ngữ giao tiếp đa dạng, thích
giao tiếp là những điều đáng tự hào, cần giữ gìn và phát huy, tạo ra một sắc thái văn
hóa giao tiếp riêng cho dân tộc. Tuy nhiên, cần sang suốt nhận ra được nhược điểm
của các đặc trưng trên và tìm cách khắc phục. Rụt rè trong giao tiếp là hạn chế cần
được khắc phục đầu tiên khi còn là sinh viên. Để tạo thái độ thích giao tiếp, cần không
ngại ngùng thay đổi bản thân, trau dồi kiến thức xã hội và rèn luyện chăm chỉ. Là sinh
viên đại học, lắm lúc chúng ta mang trong mình sự kiêu ngạo và tính sỉ diện. Chúng ta
có quyền ngẩng cao đầu tự hào về bản thân, nhưng không có nghĩa là luôn đề cao
mình và đánh giá thấp người khác, thế nên cần phải biết tiết chế cảm xúc và có thái độ
tôn trọng người khác. Trong cách thức giao tiếp, đôi khi chúng ta ăn nói bộp chộp
không suy nghĩ, hoặc nói vòng vo thái quá, điều này làm mất lòng, gây khó chịu cho
những người tiếp xúc với chúng ta. Nếu giữ lối ứng xử trong thời gian dài sẽ tạo thói
quen ngại nói, ngại giao tiếp. Vậy nên cần trao dồi khả năng thuyết phục, logic, mềm
dẻo trong cách giao tiếp ứng xử. Đối với hệ thống nghi thức lời nói, trong xu thế hội
nhập hiện nay, chúng ta có xu hướng xen lẫn tiếng nước ngoài vào ngôn ngữ mẹ đẻ khi
giao tiếp một cách không hợp lý, điều này làm mất dần đi sự trong sang của tiếng Việt,

cần được sửa chữa kịp thời để không làm mất đi bản săc văn hóa dân tộc


3a) Định nghĩa của âm dương







Âm – Dương là 1 cặp đối xứng, được nhận thức như nguyên lý triết học về mối
liên hệ phổ biến và như quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Các sự vật hiện tượng không tách rời mà có sự chuyển hóa lẫn nhau theo cặp
đôi
Liên quan tới triết lý âm dương còn có triết lý tam tài, ngũ hành, bát quái…
Âm dương còn hàm chứa ý nghĩa khái quát và trừu tượng – hai tố chất cơ bản
nguyên thủy tạo ra vũ trụ. Âm dương vừa kết hợp với nhau là tương hòa, còn
vừa đối lập nhau là tương khắc
Cần phải xác định đối tượng so sánh và cơ sở so sánh trước khi xác định một sự
vật/ hiện tượng là âm hay dương (vd: nước so với đất xét về độ cứng là âm
nhưng xét về tính linh hoạt trong chuyển động thì là dương)

b) Các quy luật của âm dương:
• Quy luật về bản chất thành tố:
− Không có gì hoàn toàn âm cũng không có gì hoàn toàn dương, trong âm có

dương và trong dương có âm.
− Việc xác định một vật âm hay dương chỉ là tương đối trong sự so sánh với một
vật khác

− Dẫn chứng minh họa:
 Trong dương có âm, trong âm có dương: Sống là dương, chết là âm, nhưng
trong sự sống hàm chứa cái chết, trong cái chết có mầm sự sống
 Trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng
đất thì càng nóng
 Trong dương có âm: nắng nóng thuộc dương, nhưng trong nắng nóng tiềm
ẩn cái mưa (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc âm
Quy luật về quan hệ giữa các thành tố:
Âm dương luôn gắn bó mật thiết, vận động chuyển hóa lẫn nhau
Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến
cùng cực thì chuyển thành âm.
− Dẫn chứng minh họa:
 Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho
nhau
 Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời
(thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ
thành nước đá (thành âm).





c) Triết lý âm dương trong văn hóa người Việt:


Triết lý âm dương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất
của người Việt.




Sự kết hợp giữa các quy luật âm dương và tư duy lưỡng hợp giúp người Việt
hình thành sâu sắc bản sắc văn hóa tinh thần của mình



Người Việt luôn nhìn nhận vấn đề một cách linh hoạt, không phiến diện, giữ
chừng mực, tỉnh táo, theo quy luật nhân quả: “sướng lắm khổ nhiều”, “trèo cao
té đau”, “tham thì thâm”, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Đây cũng là lối
diễn đạt kín đáo của quy luật âm dương chuyển hóa



Người Việt vẫn rèn luyện tinh thần lạc quan, coi trọng, đề cao sự hài hòa âm
dương trong cơ thể và sự hài hòa trong giới tự nhiên: “trong cái rủi có cái may”,
“trong họa có phúc”, “không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”, “sau cơn mưa
trời lại sáng”



Về hình học: các biểu tượng vuông tròn lồng vào nhau: “mẹ tròn con vuông”,..



Về số học: những số chẵn (âm) được sử dụng vào những khái niệm lớn: tứ đức,
tứ mã, lục vị… những số lẽ (dương) được sử dụng vào những quan niệm nhỏ
hơn, thường là không thích như: “ba chìm bảy nổi”, “tụm năm tụm ba”, “năm
thê bảy thiếp”




Nhìn chung người Việt sống hòa đồng, ít giao chiến, hay nhường nhịn



Xét về ngôn ngữ của họ hàng dân tộc ít người, chưa bị ảnh hưởng bởi yếu tố
trọng dương, ta sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng, tất cả đều là trật tự “âm dương
dương sau”. Dẫn chứng minh họa: tiếng K’ho có các từ me bap (mẹ cha), oh mih
(chị anh); tiếng H’rê có các từ mi fa (mẹ cha), mai ong (vợ chồng),…
 Bức tranh toàn cảnh về truyền thống trọng nữ, thiên về âm tính của người
Việt và toàn vùng Đông Nam Á


d) Liên hệ bản thân:


Vận dụng triết lý âm dương trong việc cân bằng tính cách hiền lành – nóng nảy,
dịu dàng – thô bạo, chậm chạp – nhanh nhẹn, nhút nhát - năng động, khiêm tốn
- khoe khoang, hướng nội – hướng ngoại, bảo thủ - cầu tiến, dè dặt – cởi mở…
 nếu Dương tính quá nhiều dễ sinh ra manh động, liều lĩnh, nóng vội và
thường khó thành công trong mọi việc. Nếu Âm tính quá nhiều sẽ uỷ mị, không
quyết đoán làm lỡ mất thời cơ. Cần rèn luyện để đạt đến trạng thái cân bằng,
bình tĩnh, khoan hoà để giải quyết mọi việc, khi thời cơ đến cần quyết đoán để
không bỏ lỡ thời cơ



Trong sức khoẻ nhất là vấn đề ăn uống cần giữ cân bằng Âm Dương, tránh ăn
quá nhiều thức ăn Âm tính sẽ làm yếu mềm cá tính, hại cho nội quan. Tránh ăn
quá nhiều thức ăn Dương tính sẽ làm hại tỳ vị, sinh ra nhiều bệnh tật. Cần ăn
cân bằng cả chất rau, hoa quả và các chất đạm, chất béo.




Vận dụng triết lý âm dương để luôn nhìn nhận vấn đề linh hoạt, không phiến
diện, luôn giữ chừng mực, nhưng luôn lạc quan vào cuộc sống



Vận dụng triết lý âm dương trong cách ăn mặc cho phù hợp thuần phong mỹ
tục. Trang phục dân tộc xưa nay theo hướng âm tính, màu sắc ôn hòa, phong
cách tế nhị kín đáo. Ngày nay, màu sắc của trang phục có phần đa dạng hơn do
giao thoa với văn hóa mới từ bên ngoài nên có xu hướng mang tính dương, cần
lựa chọn trang phục phù hợp theo quy luật bản chất thành tố: trong dương có
âm, trong âm có dương


6a) Khái niệm lễ hội?












Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng

Lễ:
 Là hệ thống hành vi nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với các
lực lượng siêu nhiên nói chung.
 Phản ánh những nguyện vọng, mơ ước chính đáng của con người trước cuộc
sống đầy rẫy khó khan mà họ chưa có khả năng cải tạo
 Ngoài ra , lễ là hệ thống tĩnh có tính quy phạm nghiêm ngặt được cử hành
tại chốn trang nghiêm
Hội:
 Là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu
cầu cuộc sống
 Là vui chơi thỏa thích, thoải mái, không bị ràng buộc bởi nghi lễ, tôn giáo,
đẳng cấp, tuổi tác
 Ngoài ra, hội là một sinh hoạt dân dã, phóng khoáng, diễn ra trên các bãi
sân để mọi người bình đẳng vui chơi
Quan hệ giữa lễ hội trong nhiều trường hợp không đơn giản. Trong quá trình
vận động, “lễ” và “hội” thâm nhập vào nhau khá chặt chẽ, gọi là lễ cũng đúng
mà gọi là hội cũng không sai
Tham gia lễ hội, mọi người muốn gửi gắm, bộc lộ ý nguyện thầm kín, thiêng
liêng và cả những điều đời thường, giản dị
Lễ hội là nhân tố góp phần làm cân bằng đời sống tinh thần của con người
Lễ hội thể hiện thái độ, tình cảm ứng xử của con người qua các vật linh, nhân
vật mà họ thờ phụng
Lễ hội Việt Nam tồn tại đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức, nghi thức, và
cũng có nhiều cách phân loại lễ hội ở Việt Nam
b) Những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội?

Lễ hội là một pho tượng lịch sử phong phú đa dạng, tích tụ nhiều miền văn hóa
khác nhau
 Lễ hội bảo tồn các giá trị tinh thần, văn hóa của dân tộc
 Lễ hội tái hiện quá khứ, mô tả hiện tại, thể hiện khát vọng tương lai

 Lễ hội có sức sống, hun đúc hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc
− Lễ hội thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng và giải trí của nhân dân
 Thực hiện nghi lễ, con người tỏ lòng biết ơn với đấng linh thiêng
 Phần lễ của lễ hội thể hiện khát vọng về cuộc sống bình yên, hạnh phúc
 Trong lễ hội, đời sống văn hóa được nâng lên trình độ cao. Con người hăng
say tham gia các hoạt động lễ hội, từ đó cho ra đời cả một kho tàng trò chơi
dân gian
− Lễ hội mang ý nghĩa của cộng đồng sâu sắc
 Lễ hội cuốn hút mọi người tham gia và gắn kết họ lại với nhau, chia sẻ cho
nhau những câu chuyện hằng ngày



Không gian và thời gian con người đến lễ hội trở nên khác biệt hơn bình
thường
 Khi cầu nguyện họ bên nhau, cùng cầu mong sự tốt đẹp và bỏ qua những vặt
vãnh thường ngày
Lễ hội có ý nghĩa dân chủ, nhân văn và thẩm mỹ sâu sắc
 Dân chủ:
Lễ hội xuất hiện khi XH chưa có giai cấp, tồn tại đến XH văn minh
Người tham gia không bị phân biệt giai cấp, đẳng cấp
Những khát vọng thường ngày bị hạn chế, trong lễ hội sẽ được thực hiện
 Nhân bản:
Lễ hội đem lại niềm phấn khởi “vui như hội”
Không khí hồ hởi của lễ hội kích thích tài năng, năng khiếu, ý chí của người chơi
 Thẩm mỹ:
Các loại hình nghệ thuật phong phú đặc sắc: nghệ thuật biểu diễn dân gian, tạo
hình dân gian, sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật mới
Lễ hội mang ý nghĩa bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa bản địa chống sự đồng
hóa về mặt văn hóa, góp phần sức mạnh cho dân tộc bảo vệ độc lập




o
o
o
o
o
o
o

c) Nêu 1 vài cảm nghĩ của anh chị về những biểu hiện tiêu cực trái với
những giá trị nói trên của các lễ hội hiện nay?
Bên cạnh những giá trị văn hóa tích cực, tiêu biểu nói trên, còn có những
biểu hiện tiêu cực cần lên án và phê phán:
Lễ hội Việt Nam đa dạng phong phú, ước tính Việt Nam có gần 8000 lễ hội được
tổ chức hằng năm. Đây là một con số lớn, quá nhiều lễ hội dẫn đến tình trạng
không xác định được giá trị văn hóa và đặc trưng riêng của lễ hội, vừa mất thời
gian, phí công sức, tiền bạc  số lượng tăng lên nhưng chất lượng giảm xuống
Yếu tố kinh tế, thương mại hóa lễ hội diễn ra quá lộ liễu, làm giảm sự linh
thiêng vốn có
Năng lực tổ chức của nhà chức trách kém, dẫn đến tàn phế lễ hội
Mê tín dị đoan, hủ tục xuất hiện ngày càng trầm trọng, người tham gia lễ hội
không thật sự am hiểu về giá trị, ý nghĩa của lễ hội dẫn đến những hành vi sai
lệch (cướp ấn đền Trần..)
Sử dụng chữ “lễ hội”, “festival” 1 cách bừa bãi, lạm dụng, gây phiền phức mà
không quảng bá được truyền thống, văn hóa cho bạn bè thế giới











Để bảo tồn bản sắc văn hóa của lễ hội, cần phải có biện pháp khắc phục
và phương hướng giải quyết những biểu hiện tiêu cực nói trên:
− Chính quyền và nhà chức trách cần kiểm kê và nhận diện cho được lễ hội nào
thật sự cần thiết, thật sự gắn bó mật thiết với người dân để tiến hành gìn giữ và
thực hành lễ hội sao cho vừa văn hóa, vừa hiệu quả, tiết kiệm.



Để giữ gìn tính nguyên gốc của lễ hội, các cơ quan chức năng cần điều phối, ủy
nhiệm và phân công các nhà nghiên cứu có tri thức về văn hóa lễ hội, những
người có chuyên môn làm việc với ban tổ chức, giúp khẳng định đâu là giá trị
cốt lõi của lễ hội ở địa phương
− Những vấn đề liên quan đến văn hóa là không thể giải quyết vội vàng, vì thế,
bên cạnh cơ chế xử lý tệ nạn trong lễ hội mang tính trực tiếp, tại chỗ, các cơ
quan chức năng cần có kế hoạch dài hạn gắn liền với những biện pháp mang
tính xây dựng đồng bộ
− Cần tập trung nhiều thời gian cho việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cộng
đồng. Bởi chỉ giáo dục, đào tạo lâu dài trên diện rộng mới có thể làm thay đổi
căn bản nhận thức và hành vi của người tổ chức và người tham dự lễ hội


2a) Thế nào là không gian 1 vùng văn hóa?









Về vị trí, Việt Nam bắc giáp Trung Hoa, Tây giáp Lào, Cam-pu-chia, Nam giáp
vịnh Thái Lan và phía đông là biển Đông
Không gian văn hóa dung để chỉ một không gian có những nét tương đồng về
hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống mà ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ
lịch sử lâu đời, có những tương đồng về trình độ phát triển KT-XH
Giữa các cộng đồng cùng địa vực đã diễn ra những mối giao lưu, ảnh hưởng
văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện
trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân
biệt với vùng văn hóa khác
Trong phạm vi hẹp, không gian gốc của Văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực
cư trú của người Bách Việt
Trong phạm vi rộng hơn, không gian văn hoá Việt Nam vốn được định hình trên
nền của không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á


b) Nêu 1 đặc điểm vùng văn hóa VN mà anh chị tâm đắc nhất?














Văn hóa Việt Nam được chia làm 6 vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, châu thổ sông
Hồng, duyên hải Trung Bộ, Trường Sơn – Tây Nguyên, Nam Bộ)
Vùng văn hóa Nam Bộ:
 Phía Bắc giáp cao nguyên Nam Trung Bộ, tây giáp Campuchia, nam là Vịnh
Thái Lan
 Ranh giới từ Đồng Nai đến Kiên Giang, cư dân là người Việt, Khme, Hoa,
Chăm, Mạ,…
 Vùng đất mới nên có sự giao lưu hội nhập cao, mang sắc thái văn hóa phong
phú từ tín ngưỡng đến phong cách
 Đây là nơi tiên phong trong truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam
 Đặc sắc hơn hết, Nam Bộ tiểu biểu cho các điệu hò lý, làn điệu cải lương
Đờn ca tài tử Nam Bộ:
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
Có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam.
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ,
Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian
Là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và
đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ
Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc
lễ. Loại hình âm nhạc không chỉ ở các lễ hội và các bên mà còn trong thời gian
sau thu hoạch
Đờn ca tài tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trò bình đẳng, trang phục
họ mặc cũng là thường phục hằng ngày

Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm
nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán
chuyên nghiệp



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×