Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tâm lí học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.41 KB, 15 trang )

Chương V: TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
A. TÌNH CẢM

-

1. KHÁI NIỆM VỀ TÌNH CẢM:
Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người với những sự vật hiện tượng của

-

hiện thực khách quan.
Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình xúc cảm trong những điều kiện
xã hội
o VD: tình yêu với những người thân trong gia đình hay tình yêu khác giới cũng là 1 loại
tình cảm (CÓ SLIDE)

-

Tình cảm được hình thành từ những cảm xúc cùng loại. Nói cách khác xúc cảm là cơ sở, là
phương tiện biểu hiện tình cảm. Ngược lại tình cảm có ảnh hưởng trở lại, chi phối các cảm
xúc của con người
o VD: Trong quá trình một chàng trai chinh phục một cô gái. Mỗi ngày

chàng trai gọi điện hỏi thăm, chia sẻ cùng cô gái khiến cô vui vì
được quan tâm và cô thấy quý chàng trai; các ngày lễ chàng trai đều
mua hoa và qùa tặng cô khiến cô cảm thấy hạnh phúc và thấy mến
chàng trai hơn… Dần dần những xúc cảm cùng loại mang hướng tích
cực ( quý , mến, nhớ , yêu..) của cô gái về chàng trai tích góp hình
thành tình cảm là tình yêu của cô với chàng trai.
 Ta có một dạng phản ánh tâm lý mới – phản ánh cảm xúc, có các khía cạnh sau:
• Xét về đối tượng: tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhu cầu


động cơ của con người
o

VD: Khi bị mất điện thoại, bạn cảm thấy vô cùng hoang mang. Sự vật ở đây là chiếc
điện thoại, tình cảm ở đây phản ánh thông qua nhu cầu cần chiếc điện thoại bên cạnh,
thế nên khi bị mất điện thoại, đầu óc bạn chỉ mãi lo nghĩ đến chiếc điện thoại bị mất,
bạn không thể tập trung làm việc khác được. (CÓ SLIDE)

• Xét về phạm vi phản ánh: chỉ phản ánh những sự vật có liên quan đến sự (không) thỏa mãn
nhu cầu hoặc động cơ của con người
o

VD: Bạn xin bố mẹ một chiếc điện thoai mới và được bố mẹ mua cho thì bạn sẽ cảm
thấy rất vui. Tình cảm ở đây thể hiện qua việc bạn muốn mua chiếc điện thoại mới để
thỏa mãn nhu cầu sử dụng điện thoại của mình. (CÓ SLIDE)

• Xét về phương thức phản ánh: tình cảm thể hiện qua những rung động, trải nghiệm
o

VD: Khi có điện thoại mới, bạn cảm thấy vô cùng mới lạ trước những tính năng mới, lạ
so với điện thoại cũ, và bạn bắt đầu thích chiếc điện thoại mới này hơn (CÓ SLIDE)


• Xét về quá trình hình thành: tình cảm khó hình thành nhưng khi ổn định thì sẽ rất bền vững.
VD: Khi sử dụng điện thoại lâu ngày, bạn sẽ cảm thấy ưng ý với chiếc điện thoại mình

o

đang xài hơn là những chiếc điện thoại khác, và nếu lỡ như điện thoại bạn bị mất, bạn
cũng sẽ rất khó chịu, đau lòng cả một thời gian trước khi mua điện thoại mới, hoặc

vẫn tiếc nuối về điện thoại cũ trong khi đang xài điện thoại mới. (CÓ SLIDE)
(nếu hỏi về so sánh giữa nhận thức và tình cảm, các bạn tự đọc tài liệu trang 81-82)
-

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÌNH CẢM:
Tính phân cực (tính hai mặt): dù ở mức độ nào thì tình cảm của con người luôn mang tính
chất 2 mặt, có nghĩa là mang tính chất đối lập nhau (yêu-ghét, buồn-vui, nhút nhát-can đảm)
o VD:. Trong gia đình có người con gái đi lấy chồng thì trong tình cảm của người làm
cha mẹ có tính phân cực. Vui vì con đã có nơi có chốn, tìm được hạnh phúc riêng cho
mình; Buồn vì phải xa con, không được chăm sóc con, không được gặp mặt thường
xuyên nữa. (CÓ SLIDE)
Từ đó ta thấy được các sự vật, hiện tượng,…trong thực tế có nội dung vô cùng phức tạp
và mối liên hệ giữa con người với chúng không loiaj trừ một mặt nào cả

Tình cảm âm tính và dương tính:
 Khi nhu cầu được thỏa mãn – dễ chịu, khi nhu cầu không được thỏa mãn – khó chịu
o VD: Khi ta nhớ người yêu và muốn gặp mặt người yêu (CÓ SLIDE)
Được gặp mặt – dễ chịu => tình cảm dương tính
Không được gặp người yêu – khó chịu => tình cảm âm tính
 Ngoài ra còn có loại tình cảm trung gian, khi ngả về dương tính, khi ngả về âm tính
- Tính tích cực và tiêu cực: Tình cảm có tính thúc đẩy con người, đưa con người vào trạng thái
-

căng thẳng. hưng phấn,… là tình cảm tích cực. Tình cảm khiến chúng ta cảm thấy dửng dưng,
thờ ơ,… với mọi thứ là tình cảm tiêu cực
o

VD: Khi bạn yêu thích một quyển sách, một tác phẩm văn học, bạn mua nó về và đọc

o


nó trong trạng thái thích thú, hưng phấn, hồi hộp… (CÓ SLIDE)
VD: Một người khi thất tình sẽ trở nên thờ ơ với mọi thứ xung quanh mình, với công
việc hằng ngày, không màng ăn uống, … (CÓ SLIDE)


-

3. PHÂN LOẠI TÌNH CẢM:
a. Màu sắc xúc cảm của cảm giác:
Đây là mức độ thấp nhất của sự phản ánh cảm xúc, nó là một sắc thaí cảm xúc đi kèm theo
quá trình cảm giác
Màu sắc xúc cảm của cảm giác mang tính cụ thể, nhất thời, gắn liền với một cảm giác
Không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng
o VD: Cảm giác về màu xanh của bầu trời ngày nắng đẹp cho ta một cảm xúc thoải mái,

-

bình yên (CÓ SLIDE)
b. Xúc cảm:
Đó là mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, xảy ra nhanh chóng nhưng mạnh mẽ rõ rệt hơn so

-

vơí màu sắc xúc cảm của cảm giác
Tuỳ theo mức độ và tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp người ta chia xúc cảm thành hai
loại xúc động và tâm trạng
(muốn nắm rõ hơn về xúc động và tâm trạng, các bạn đọc trong tài liệu trang 83, khi nào
có người hỏi mới giải thích)


Tình cảm:
Tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao
 Tình cảm cấp thấp: liên quan đến sự thỏa mãn/ không thỏa mãn nhu
c.

-

cầu sinh lý
o



VD:Sự thỏa mãn khi được ăn một món ăn ngon, hạnh phúc khi
được sống trong một môi trường đầy đủ (CÓ SLIDE)

Tình cảm cấp cao: gồm tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, hoạt động
• Tình cảm đạo đức: là tình cảm liên quan đến sự (không) thỏa mãn
nhu cầu đạo đức. Nó biểu thị thái độ của con người đối với các
yêu cầu đạo đức xã hội, trong quan hệ con người với con người,
với cộng đồng
o

VD: Tình yêu tổ quốc giúp thanh niên sẵn sàng lên đường chiến

o

đấu, hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc (CÓ SLIDE)
VD: Tình yêu với đồng bào gặp nạn trong cảnh lũ lụt thúc đẩy mọi
người tham gia quyên góp, cứu trợ (CÓ SLIDE)




Tình cảm trí tuệ: là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt
động trí óc, liên quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo


o

VD: Sự say mê nghiên cứu khoa học, niềm đam mê văn chương,
viết lách
(CÓ SLIDE)




Tình cảm thẩm mỹ: là tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ

o

VD: người thiết kế thời trang có tình cảm thẩm mỹ với những xu
hướng, hoặc các kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất sử dụng tình
cảm thẩm mỹ để tạo ra những công trình, vật dụng sang tạo, đẹp

o

mắt (CÓ SLIDE)
VD: Sự rung cảm trước những người con gái đẹp,
VD: Sự ngạc nhiên trước cảnh đẹp non nước




Tình cảm hoạt động: là sự thể hiện thái độ của đối với một hoạt

o

động nhất định
o
o
o

VD: Sự yêu thích với những chuyến du lịch, đi phượt (CÓ SLIDE)
VD: Niềm đam mê đối với việc học một ngoại ngữ mới (CÓ SLIDE)
VD: Lòng say mê lao động, quý trọng công sức lao động của người
làm ra sản phẩm

 Tất cả tình cảm cao cấp kể trên đều có liên hệ mật thiết và không
thể tách rời


Tình cảm mang tính chất thế giới quan: là mức độ nhận thức cao nhất
của đời sống tâm lý con người , có những đặc điểm:
• Ổn định và bền vững
• Do một loại hay một phạm trù các sự vật hiện tượng gây nên
• Có tính khái quát cao độ/ ý thức cao, trở thành một nguyên tắc
trong thái độ, hành vi.
o

VD: loại tình cảm này thường gắn liền với những từ/cụm từ:
“tính”, “tinh thần”, “chủ nghĩa” (CÓ SLIDE)



-

Vai trò của tình cảm:
Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người hành động, tìm tòi chân lý, chi

-

phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý khác của con người.
Tình cảm đóng vai trò điều hoà đời sống của cá nhân, làm cho cuộc sống của cá nhân có ý
nghĩa hơn.


-

Tình cảm còn là chất liệu cơ bản cho quá trình sáng tạo nghệ thuật.


4. 6 QUY LUẬT CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM:
a.
-

QUY LUẬT THÍCH ỨNG:
Một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay
đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng “chai sạn”
tình cảm.
o

VD: Người yêu nhắn tin mỗi tối, mà lúc nào cũng chỉ mở đầu bằng
câu “Em đang làm gì đấy?” lâu ngày sẽ dẫn tới sự nhàm chán cho

đối phương
(CÓ SLIDE)

o

VD: “Gần thường, xa thương”  các cặp đôi yêu xa luôn cảm thấy
hồi hộp, trông ngóng, mong chờ với những cảm xúc mãnh liệt hơn

o

hẳn các cặp đôi bình thường khi họ gặp nhau
VD: “Vợ là cơm nguội của ta nhưng là đặc sản của cha láng giềng”.
 sự đơn điệu trong cuộc sống vợ chồng dễ phát sinh chuyện

o

ngoại tình
VD: Một người thân của chúng ta qua đời, vừa biết tin người
thương đi lấy chồng, thi trượt đại học, bị mất một số tài sản lớn sẽ
khiến chúng ta đau khổ tưởng có thể “chết đi được”… nhưng sau
một thời gian, các cảm xúc ấy sẽ dần nguôi ngoai chứ không còn

-

mãnh liệt như trước nữa (CÓ SLIDE)
Ứng dung: Tập thích ứng và tránh thích ứng


Quy luật này được ứng dụng trong việc tập thích ứng : “lấy độc trị
độc”, bằng cách cho con người đối diện với nỗi sợ để xua tan đi


o

nỗi sợ
Lấy ví dụ về chương trình Plain Jane của MTV, Jane sẽ giúp cho các
cô gái trở nên tự tin hơn để có thể tỏ tình với người mà họ thích
bằng các chuỗi thử thách giúp họ vượt qua nỗi sợ, sự tự ti của bản
thân


o

VD: trong học tập, A là một học sinh nhút nhát, ít khi xung phong
phát biểu xây dựng bài. Mỗi khi giáo viên gọi tên, A đều trả lời
bằng sự lúng túng, gượng ép. Tuy nhiên sau một thời gian “được”
gọi phát biểu, cùng với sự khuyến khích động viên của thầy cô, bạn
bè, A trở nên dạn dĩ và có thể tự tin phát biểu xây dựng bài (bài



tập trên PPT) (CÓ SLIDE)
Quy luật này được áp dụng trong việc tránh thích ứng:
o Luôn năng động, sáng tạo, làm mới bản thân mỗi ngày, tạo cho
mình một dấu ấn phong cách riêng, đừng trở nên nhàm chán
tới mức – chưa mở miệng ra thì người ta đã biết mình chuẩn bị
o

nói gì
Trong học tập và giảng dạy, giáo viên nên thay đổi hình thức
lên lớp, tổ chức lớp học, có nhiều hoạt động mới, vui chơi xen

lẫn với học tập để học sinh cảm thấy hứng thú. Mỗi học sinh
nên có nhiều phương pháp học đa dạng, khác nhau để tăng
hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức và tránh nhàm chán

b.
-

trong cách học (CÓ SLIDE)
QUY LUẬT TƯƠNG PHẢN:
Tượng tự quy luật tương phản trong cảm giác, tương phản trong tình
cảm là sự tác động qua lại giữa những xúc cảm, tình cảm (âm tính-dương

-

tính, tích cực-tiêu cực)
Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm,sự xuất hiện hoặc suy
yếu của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm của một tình cảm
khác đối cực với nó,diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp
o VD: Trong xây dựng hình tượng nhân vật, khi chúng ta càng yêu
mến, trân trọng nhân vật chính diện, thì chúng ta càng căm ghét
nhân vật phản diện
(VD: Trong truyện cổ tích, độc giả càng yêu thích và thương cảm
o

cho nhân vật Tấm thì càng căm ghét nhân vật Cám) (CÓ SLIDE)
VD: Càng yêu nước thì càng căm thù giặc


o


VD: Khi xem đá bóng,sự lo âu hồi hộp khi theo dõi suốt trận đấu
sẽ làm tăng cảm giác hân hoan vui sướng khi đội nhà giành chiến

-

thắng
Ứng dụng: văn học nghệ thuật, xây dựng hình tượng nhân vật trong
phim ảnh, hoặc trong lĩnh vực nấu ăn và cả trong giáo dục, trong cách
xây dựng mối quan hệ giữa người và người
o

VD: “ôn cố tri tân" nghĩa là nhớ lại, nghĩ lại những chuyện hoặc
việc cũ, xưa trước để phát triển được cái cái mới là phải ghi nhớ
đến cái cũ vì đấy là nền tảng để mình chọn lọc ra cái mới. Hay nói
cách khác có cũ mới có mới. Vì vậy việc làm trong hiện tại là được

o

sàng lọc từ những việc làm trong quá khứ
VD: Trong cuộc thi nấu ăn, tất cả người tham gia đều tạo ra món
ăn của mình theo một công thức chung dẫn đến mùi vị tương đối
giống nhau, tuy nhiên món ăn có sự trình bày bắt mắt, sáng tạo
hơn sẽ thu hút được sự chú ý nhiều hơn (CÓ SLIDE)


-

QUY LUẬT PHA TRỘN:
Trong đời sống tình cảm của con người có nhiều loại tình cảm đối cực


-

nhau
"Pha trộn" là hiện tượng tồn tại 2 loại tình cảm đối cực nhau trong cùng

c.

1 lúc, cùng 1 người. Chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau.
o VD: Giận mà thương, thương mà giận  tuy giận thì có giận,
nhưng không có nghĩa là hết yêu thương (khi con cái làm điều sai
trái, cha mẹ có thể bực mình và thất vọng, nhưng không phải vì
o

vậy mà hết yêu thương con cái) (CÓ SLIDE)
VD: Cái gì càng khó khăn gian khổ mới đạt được thì khi đạt được

o

ta càng tự hào, mãn nguyện
VD: Trong tình yêu, sự ghen tuông là một ví dụ cho quy luật này.

o

Ghen tuông có sự tồn tại cùng 1 lúc 2 loại tình cảm: yêu và ghét.
VD: Trong tình cảm lứa đôi, có một sự thật rất phổ biến là khi bạn
có người yêu tài giỏi, nhà giàu, đẹp trai, etc… bạn vừa cảm thấy tự
hào, hãnh diện với mọi người, nhưng đồng thời bạn lại lo âu sợ

-


rằng mình không đủ sức giữ được người yêu của mình
Ứng dụng:
 Làm rõ sự phức tạp, đôi lúc mâu thuẫn của tình cảm con người từ đó
ta biết thông cảm, chia sẻ, hiểu nhau hơn và điều chỉnh hành vi của


nhau,
Giúp ta cẩn thận khi suy xét, đánh giá người khác bằng những biểu
hiện đối lập của họ. (VD: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho
bùi”, “Trông mặt mà bắt hình dong”) (CÓ SLIDE)


d.
-

QUY LUẬT VỀ SỰ HÌNH THÀNH TÌNH CẢM:

Xúc cảm là cơ sở của tình cảm,tình cảm được hình thành từ những xúc
cảm đồng loại,chúng được động hình hóa,tổng hợp hóa và khái quát hóa
mà thành

-

Tổng hợp hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã

-

được tách rồi nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi


-

phản xạ đã được hình thành từ trước
Khái quát hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác
nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ ,
quan hệ chung nhất định.
• Định nghĩa tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa ai có khả
năng thì giải thích, này Châu tìm trên mạng, cơ mà cũng chả ko biết
giải thích làm sao
o

VD: Tình cảm con cái dành cho cha mẹ là do các xúc cảm dương
tính của cha mẹ mang lại cho con cái trong suốt quá trình lớn khôn

o
o

của đứa trẻ tạo thành (CÓ SLIDE)
VD: Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
VD: Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua (Nga) đã nói về quá trình hình thành
lòng yêu nước một cách sinh động và giàu hình ảnh: Dòng suối đổ
vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vônga, con sông Vônga đi
ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng
yêu Tổ quốc. Mọi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi
nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời
sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết
của con người đối với nơi chôn nhau cắt Tốn. Từ đó, mở rộng ra
tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc. (CÓ SLIDE)
 Xây dựng tình yêu Tổ quốc thì trước hết phải xuất phát từ
tình yêu gia đình, làng xóm.





Kết luận: Nếu không có các quy luật đời sống tình cảm thì sẽ khó
hình thành nên tình cảm hoặc gây ra hiện tượng “ đói tình cảm” làm
cho toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình



thường.
Đời sống tình cảm rất phong phú,đa dạng và phức tạp chính vì vậy



chúng ta phải nắm bắt được tình cảm của bản thân.
Trong việc thể hiện tình cảm, nếu có thể hãy thực hiện hành động



thay vì nói suông
Tham gia nhiều hoạt động để nắm bắt được đời sống tình cảm của



mọi người.
Tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện về mặt tình cảm.


e.

-

QUY LUẬT LÂY LAN:

Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền, lây sang người khác, vậy
nên mới xuất hiện những hiện tượng buồn lây, vui lây
o VD: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”
o VD: A vừa nhận được giấy báo trúng tuyển đại học. A vô cùng sung
sướng,vui mừng. An thông báo cho bố mẹ và bạn bè của mình. Sự
vui vẻ của An đã tạo nên không khí thoải mái,vui mừng cho mọi
o

người xung quanh.
VD: Khi kết hôn, người ta tổ chức tiệc cưới, ngoài mục đích thông
báo, họ còn muốn người thân, bạn bè cùng đến chung vui và san

-

sẻ niềm vui với họ. (CÓ SLIDE)
“Tính xã hội” là nền tảng của quy luật lây lan
Ứng dụng: có ý nghĩa lớn và được ứng dụng trong các hoạt động tập thể
của con người
o

VD: Xây dựng tập thể hòa đồng, đoàn kết, thân ái,’ niềm vui nhân
đôi, nỗi buồn xẻ nửa’, tuyên dương những tấm gương điển hình để
học sinh noi theo
o Tránh tin đồn thất thiệt, tránh gây hoảng loạn cho nhiều người, khi
nhận tin phải xác minh sự chính xác rồi thông báo (VD: các hành
động bãi công của công nhân đôi lúc xảy ra vì những tin đồn thất

o

thiệt)
VD: Trong những hoạt động sinh hoạt tập thể, theo nguyên tắc
cần có người quản trò để khuấy động tinh thần của tập thể, lây lan

o

khí thế của mình sang tập thể (CÓ SLIDE)
VD: Trước khi xung trận, người chỉ huy luôn cần có những chân lí,
những bài diễn văn để khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu và niềm
tin chiến thắng của quân lính (dẫn chứng Hịch tướng sĩ, Sông núi
nước Nam) (CÓ SLIDE)


f.
-

-

QUY LUẬT DI CHUYỂN:

Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang
đối tượng khác
Sự di chuyển tình cảm có thể diễn ra theo hướng từ người sang vật
o VD: “Giận cá chém thớt” (CÓ SLIDE)
o VD: “Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”
o


VD: Học sinh có xu hướng không thích giáo viên thì chán ghét luôn
cả môn học giáo viên đó đảm nhiệm (CÓ SLIDE)

o

VD: Khi được người chúng ta yêu mến tặng quà, chúng ta luôn yêu
thích và trân trọng món quà ấy ( sự di chuyển tình cảm từ người

o

sang vật) (CÓ SLIDE)
VD: Khi mình đang có một câu hỏi bài tập khó và mình chưa biết
cách giải đáp như thế nào thì đột nhiên người bên cạnh cứ hỏi
mình một câu hỏi khác lặp đi lặp lại nhiều lần. Mình sẽ cảm thấy

-

khó chịu và cáu ghét với người đó mặc dù họ thực sự không có lỗi
Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ xúc cảm
của mình, nhận định vấn đề khách quan hơn, làm cho nó mang tính chọn
lọc tích cực hơn. Tránh tình trạng “quơ đũa cả nắm”, “giận cá chém
thớt”

SO SÁNH QUY LUẬT LÂY LAN VÀ QUY LUẬT DI CHUYỂN:

-

 Giống nhau: Cả hai quy luật này đều là sư truyền tình cảm từ người này sang người
khác.
 Khác nhau:

Lây lan:
Tình cảm, xúc cảm của người này lan truyền sang người khác. Như vậy cả hai người đều có
bản chất tình cảm, cảm xúc ban đầu.
Chỉ xảy ra giữa người và người
Di chuyển:
Tình cảm, xúc cảm của người này di chuyển sang người khác. Như vậy là tình cảm, xúc cảm
ban đầu ở người này có thể biến mất và di chuyển sang cho người khác/ vật khác
Có thể xảy ra giữa người với người, hoặc từ người qua vật




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×