Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Môi trường kinhdoanhquốctế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.82 KB, 6 trang )

Môn học: KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM - 21/02/2017
Thành viên

Đề bài: Hãy phân tích môi trường kinh doanh quốc tế ảnh hướng đến chiến lược kinh doanh
quốc tế của doanh nghiệp. Cho ví dụ cụ thể để minh họa?
Bài làm
Môi trường kinh doanh quốc tế của một doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp đó. Môi trường không chỉ tạo ra thời cơ mà còn gồm những thách
thức, hiểu rõ và nắm bắt được môi trường ấy sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những chiến
lược hoàn hảo hơn để nhanh chóng chiếm được thị phần quốc tế. Sau đây là 6 nhân tố của
môi trường kin doanh quốc tế, ảnh hưởng lớn đến hoạt động - chiến lược của doanh nghiệp,
nhóm chúng tôi xin phân tích cụ thể như sau:
1. Môi trường KINH TẾ - TÀI CHÍNH
1.1 Dân số: bao gồm các yếu tố quy mô, tuổi tác, giới tính, cơ cấu, chủng tộc, trình độ học
vấn,... những biến động trong dân số có thể ảnh hưởng trực tiếp đến DN về quy mô thị
trường, đối tượng khách hàng, nhu cầu sản phầm,...
+ Tăng/giảm dân số -> mở rộng /thu hẹp thị trường sản xuất, tiêu thụ của DN do số lượng
khách hàng tiềm năng thay đổi, thị trường lao động biến động.
+ Cơ cấu tuổi tác -> Dân số già, điều kiện về phúc lợi tăng, giảm nguồn nhân lực xã hội
+ Trình độ dân trí cao/thấp-> Cho thấy đời sống, văn hóa, giáo dục phát triển và nâng cao/
chưa phát triển. Nhu cầu, đòi hỏi cao/thấp, ít/nhiều về chất lượng, số lượng sản phẩm. Đồng
thời, dân trí cũng ảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề nhân công, máy móc, sản xuất của doanh
nghiệp. ...
=> Dựa trên các nghiên cứu, tì hiểu về dân số, DN có thể biết được nhu cầu, thị hiếu, thói
quen mua sắm của các đối tượng khách hàng.


1.2 Thu nhập: phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế, mức sống, khả năng chi trả và
mức độ sẵn sàng chi trả của người dân cho các sản phẩm, dịch vụ,... Từ đánh giá thu nhập,
tìm ra thu nhập trung bình của dân chúng hay mức thu nhập thựuc tế của đối tượng khách


hàng nhắm tới, dự báo thu nhập để có những chiến lược thích hợp về giá cả và đầu tư chất
lượng, mẫu mã sản phẩm nhất định sao cho phù hợp.
1.3 Tỷ giá hối đoái và sự biến động tỷ giá: phản ánh tính ổn định của nền kinh tế, ổn định nền
tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, lạm phát,... đây là vấn đề rất được DN quan tâm vì ản
hưởng trực tiếp đến sự an ninh của đồng vốn của DN ở nước ngoài. Nền kinh tế có ổn định,
tiền tệ, tỷ giá hối đoái ít biến động thì DN mới dễ dàng đầu tư, mở rộng, đảm bảo hoặt động
sản xuất kinh doanh được tiếp tục...
Lạm phát cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm: 2-3% là mức lạm phát rất tốt để nền
kinh tế phát triển. >10% là mức lạm phát tệ, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, và >100&
là mức siêu lạm phát, nền kinh tế kiệt quệ...
1.4 Mức độ đô thị hóa và cơ sở hạ tầng: Đô thị hóa của một quốc gia sẽ chia quốc gia đó
thành các khu vực kinh tế khác nhau. Mật độ dân số, mức sống, phát triển, ... từng khu vực
cũng khác nhau. -> xác định nhu cầu, thói quen chi tiêu, thị hiếu từng đối tượng, phân khúc
khách hàng. Bên cạnh đó, kết cấu hạng tầng (đường xá, công trình công cộng, nhà cửa, điện
nước,...) -> tạo thuận lơi, khó khăn cho việc đầu tư, xây dựng, sản xuất của DN.
VD: Công ty Pepsi (tại VN là Suntory Pepsico VietNam) khi đầu tư vào 1994, Pepsi khéo
léo cho một nền kinh tế tuy mới nhưng giàu tiềm năng: Dân số trẻ, thích nhữung điều mới, và
dân số sẽ tiếp tục tăng -> cơ hội mở rộng thị trường rất lớn. Nền kinh tế VN bấy giờ tuy nhỏ,
nhưng tương đối ổn định, lạm phát không cao, rất thích hợp để đầu tư. Tỷ giá đồng đô la và
VNĐ chênh lệch, nhưng có lợi cho nhà đầu tư, nhất là trong giai đoạn đầu tư ban đầu. Mức
độ đô thị hóa không đồng đều, tuy nhiên VN từng có một “ hòn ngọc viễn đông”, cơ sở vật
chất đang được nâng cấp,... Nói chung, thị trường tương đối tốt về Kinh tế - tài chính, giàu
tiềm năg phát triển.
2. Môi trường VĂN HÓA
Văn hóa được hiểu là tổng thể phức tạp bao gồm ngôn ngữ, niềm tin, nghệ thuật, pháp luật,
phong tục, ... là những giá trị có thể học hỏi, chia sẻ, liên hệ mật thiết với nhau, định hướng
văn hóa mới dân tộc có những nét đặc thù riêng. Văn hóa ảnh hưởng đến mọi chức năng kinh
doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nhân công, sản xuất tài chính,... Mỗi nền văn hóa lại có
thái độ và đức tin, tập quán, ngôn ngữ khác nhau, ảnh hướng, chi phối đến mọi hoạt dộng của
người dân như: sản xuất, kinh doanh, giao tiếp, tiêu dùng, thị hiếu, nhu cầu,... khác nhau.

2.1 Giá trị truyền thống và thái độ: đây cũng là các giá trị văn hóa cốt lõi, được tôn thờ, gìn
giữ suốt chiều dài lịch sử vùng, dân tộc đó. Nó còn là nền tảng niềm tin và thái độ của con
người, rất đặc thù... -> DN hiểu biết thấu đáo về văn hóa nơi mình đầu tư kinh doanh để sản
phẩm được chấp nhận, ủng hộ, tránh tổn thất không đáng có.
2.2 Ngôn ngữ: như đã biết, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của một quốc gia, là phương tiện
để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế. Các công ty quốc tế cần thống nhất ngôn ngữ


chung giao tiếp trong tập đoàn, bên cạnh đó cũng cần linh hoạt với ngôn ngữ của các chi
nhánh để phục vụ hoặt động giao tiếp, kinh doang, marketing tại đó.
2.3 Tôn giáo: tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hành vi hàng ngày tại DN như giờ làm việc, thời
gian nghỉ, các ngày lễ, ... Đặc biệt là các thị trường nặng về tôn giáo, DN phải tìm hiểu kĩ để
có ứng xử phù hợp. ...
VD: Mạng truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cấm mọi hình ảnh quảng cáo có hình
con heo, nhằm tránh xúc phạm khoảng 18 triệu người Trung Quốc theo đạo Hồi kiêng thịt
heo. CCTV cho biết trong năm Đinh Hợi cách đây vài năm, hình ảnh con heo có xu hướng
lan tràn trong các loại hình quảng cáo.
Tuy nhiên, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc quyết định không đưa quảng cáo có hình
con heo và những lời nói nhắc đến con heo trong các chương trình của đài để tránh căng
thẳng không cần thiết với người Hồi giáo. Một số công ty, chẳng hạn Công ty thực phẩm nổi
tiếng Nestlé, buộc phải xóa hình con heo trong quảng cáo của mình nhân dịp năm mới sau khi
bị đài truyền hình phản đối. -> Có thể thấy yếu tố về văn hóa rất quan trọng với một quốc gia,
và đòi hỏi những người đầu tư quốc tế buộc phải tuân thủ, tôn trọng theo khi gia nhập kinh
doanh tại đó. Nestle đã không dự đoán trước tình huống này, và không đủ am tường về văn
hóa , tôn giáo của một bộ phận người dân Trung Quốc dẫn đến phải hủy quảng cáo trên
truyền hình, ...

3. Môi trường CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT
Chính trị ổn định, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, DN họat động thuận lợi. Ổn định về
chính trị biểu hiện ở chỗ: thể chế, quan điểm chính trị được đa số người dân đồng tình, đảng

cầm quyền đủ uy tín, được tín dụng,... DN phụ thuộc rất nhiều vào ứng xử của chính phủ với
các tổ chức quốc tế muốn đầu tư, kinh doanh tại đất nước mình. -> DN cũng cần chú ý thể
chế chính trị quốc gia đó đang theo đuổi để nhận biết mức độ ảnh hưởng đến việc kinh doanh
của mình. (Chẳng hạn, các nước theo thể chế dân chủ sẽquyết định các vấn đề kinh tế, chính
trị theo ý kiến đông nhân dân,... một số nước có nền kinh tế định hướng bởi chính phủ, và
được nhà nước quản lý, can thiệp một phần,...)
Pháp luật bao gồm luật quốc tế và luật của quốc gia sở tại chi phối trực tiếp đến quá trình
hoạt động và kết quả kinh doanh của DN. Luật pháp quy định toàn bộ những lĩnh vực, nội
dung, hoạt động, hình thức,... nào được làm, và trong từng vấn đề ấy sẽ quy định việc hành
động được phép, bị hạn chế hoặc tự do,... Luật pháp cũng chính là hình thức chính phủ can
thiệp, điều chỉnh nền kinh tế...
+ Luật quốc gia: mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng, để điều chỉnh cá hoặt động kinh
doanh như: luật đầu tư nước ngoài, luật thuế, luật môi trường, luật thương mại, luật SHTT,
luật lao động... các quy định này sẽ tạo cơ hội cho DN đầu tư sâu rộng hoặc cũng cản trờ DN
thâm nhập sâu thị trường để đảm bảo quyền lợi các DN, lĩnh vực kinh doanh đặc biệt của
quốc gia đó-> các DN buộc phải tìm hiểu và tuân thủ các quy định nước sở tại. Hiện nay, sự
xuất hiện các liên minh kinh tế, với nững thỏa thuận, nới lỏng về kinh tế, bao gồm các quy


định về kinh doanh cũng tạo điều kiện nhiều hơn cho các DN, DN nên tìm hiểu và tận dụng
tốt.
+ Luật quốc tế: các quốc gia có những vấn đề thống nhất trong kinh doanh thể hiện qua luật
thương mại quốc tế, các hiệp ước quốc tế, tập quán thương mại,... -> DN cần có hiểu biết về
các vấn đề này để tận dụng các cơ hội trong đó và tuân thủ đảm bảo lợi ích của quốc tế.
VD: Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 12.1.2001 đưa tin: Đêm ngày 5.1.2001 cảnh sát
Indonesia đã bắt giữ 3 giám đốc điều hành của công ty bột ngọt lớn nhất của Nhật đóng tại
Indonesia PT Ajinomoto vì đã sử dụng một loại enzim của lợn để sản xuất mì chính, vi phạm
quy định về thực phẩm của đạo Hồi. Công ty này đã bị đình chỉ hoạt động trong 3 tuần.
Chính phủ Indonesia và Hội đồng Hồi giáo Ulamad Indonesia (MUI) đã quyết định buộc
công ty PT Ajnomoto phải mua lại toàn bộ số mì chính đang lưu hành trên thị trường (khoảng

3.000 tấn). Vụ này đã gây thiệt hại cho công ty hàng chục tỷ Rupiad và còn bị đe doạ rút giấy
phép hoạt động tại Indonesia và vào thời điểm đó giá cổ phiếu của hãng Ajinomoto tại thị
trường chứng khoán Tokyo đã sụt tới 30 điểm. -> Đây chính là thất bại đau đớn của
Ajinomoto khi không nghiên cứu kĩ về pháp luật tại đây, yếu tố pháp luật có liên quan đến
quy định sản xuất, và liên quan đến văn hóa người dân đại phương không được Ajinomoto
quan tâm đúng mức dẫn đến vụ việc lùm xùm, ảnh hưởng lớn đến doanh số, tên tuổi thương
hiệu...
VD: Trường hợp 480 tấn dưa hấu của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia bị trả lại cũng là do
không biết về quy định pháp lý đối với hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia. Hàng
hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia phải có giấy chứng nhận của Công ty giám định Thuỵ
Sĩ (SGS). Nhưng khi đưa dưa hấu vào Indonesia, Việt Nam lại lấy chứng nhận của Công ty
giám định Việt Nam VINACONTROL.
Ví dụ về những bài học thất bại nêu trên của các doanh nghiệp Việt Nam cho chúng ta thấy
tầm quan trọng của yếu tố pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Việc nghiên cứu và hiểu rõ
môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước, môi trường pháp luật
quốc tế và đặc biệt là việc nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh quốc
tế trở nên cấp thiết đối với các nhà hoạt động kinh doanh muốn thành công trên thương
trường quốc tế.

4. Môi trường CẠNH TRANH
Môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế của DN không giống nhau, luôn thay đổi. DN phải
đối mặt với nhiều đối thủ quốc tế giàu mạnh, đối thủ nước sở tại. Sự phát triển mạnh mẽ về
khoa học công nghệ cũng tăng khả năng cạn tranh của một công ty. Sự cân thiệp, giúp đỡ
nhiều hay ít của chính phủ cũng là yếu tố thúc đẩy hay cản trở hoạt động kinh doanh của DN.
DN buộc phải đối mặt với các đối thủ:
1. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng -> Có nguy cơ chuyển đổi sản xuất sang cạn tranh trực tiếp,
tùy vào rào cản gia nhập ngành.


2. Những người mua -> Mặc cả giá, sử dụng sản phẩm thay thế, tạo xu hướng tiêu dùng,...

3. Nhà cung cấp -> Khả năng cung cấp nguyên liệu, chất lượng sản phẩm đầu vào, nguy cơ
phụ thuộc
4. Sản phẩm, dịch vụ thay thế -> thêm lựa chọn cho khách hàng, gián tiếp canh trang với sản
phầm của DN
5. Sự cạnh tranh trực tiếp -> đối thủ trong nước, quốc tế đang tranh giành thị phần.
DN cần SWOT chính DN và các đối thủ, bên cạnh đó “tránh cạnh tranh” được càng nhiều
càng tốt, nghiên cứu và ứng phó với các đối thủ cạnh tranh trên mọi kênh bán sản phẩm,...
VD: Gần đây tập đoàn TH true milk đã có những “bước đi xa” trong kinh doanh như đầu tư
mạnh tại 2 tỉnh của Nga, và đnag mong muốn tiếp tục tiến ra Châu Âu. Hai ông lớn ngành
sữa VN hẳn đã nghiên cứu kĩ về môi trường cạnh tranh lại quốc tế, chẳng hạn TH true milk
nhận thấy tại Nga, đất nước bạn của Việt Nam chưa có nhiều hãng sữa mạnh đầu tư do nhiều
vấn đề chính trị của nước này và mâu thuận của nước này với Châu Âu và Mĩ trước đó, thị
phần sữa đnag đợi TH còn khá lớn,... đối thủ chưa nhiều, sản phẩm thay thế không nhiều, số
lượng người tiêu dùng khá lớn,... Bên cạn đó TH cũng xây dựng trang trại tại đó, với sự hỗ
trợ lớn từ chính quyền, tự cung nguyên liệu dẫn đến không phụ thuộc nhà cung cấp. -> môi
trường cạnh tranh của TH khá “thông thoáng” nhiều cơ hội.
5. Môi trường CÔNG NGHỆ
Tiến bộ khoa học kĩ thuật đang được ứng dụng nhiều vào đời sống, có ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động sản xuất của DN. Giúp DN tạo ra sản phẩm mới chất lượng với số lượng lớn
hơn, giúp tiết kiệm chi phí, DN đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, xong việc muốn đưa công
nghệ của mình ra quốc tế để phục vụ hoặt động kinh doanh không phải dễ...
DN cần lưu ý về vấn đề công nghệ nước sở tại: Đối với các nước đnag phát triển, công nghệ
DN mang đến có thể dễ dàng được chấp nhận hơn, các đòi hỏi về môi trường không quá khắt
khe khi sử dụng công nghệ đó lâu dài,... Một số quốc gia đang tìm kiếm công nghệ cũng có
thể tạo cơ hội cho DN dầu tư sâu rộng và có chính sách hỗ trợ nhất định. Đối với các nước
phát triển, công nghệ của DN phải đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng,
nguy cơ ô nhiễm, nguy cơ gây thất nghiệp,... sẽ khó khăn hơn khi muốn đầu tư công nghệ tại
đây.
Một vấn đề nữa DN cần đối mặt là thái độ của người dân khu vực với công nghệ của DN. Họ
có thể phản đối, gây khó khăn khi DN đưa đến công nghệ cũ, không phù hợp văn hóa, lạc

hâu, gây ô nhiễm, ... hoặc công nghệ mới gây thất nghiệp, nguy cơ ung thư,...
VD: Tập đoàn SamSung, một tập đoàn lớn của Hàn Quốc, với nhu cầu mở rộng kinh doanh
quốc tế đã không ngừng mở rộng đầu tư công nghệ tại nhiều quốc gia, trong có có VN, một
số nước lân cận như Camphuchia,... Do chính sách về công nghệ nên chính phủ khuyến
khách và tạo điều kiện cho SamSung đầu tư tại VN như trước đây đã từng hỗ trợ Intel,... Đó
là nhờ chính sách tìm kiếm công nghệ, trị thức, lao động nên DN này có nhiều cơ hội đầu tư
tại VN.


Tuy nhiên bên cạnh đó, có một số lo lắng khi công ty này đầu tư ngày một nhiều vào nước ta,
khi mà tại chính quốc của mình SamSung đang mắc phải khá nhiều kiện cáo gây ô nhiễm môi
trường và hóa chất trong công ty này gây ung thư nghiêm trọng và nhanh chóng cho các công
nhân,... -> Điều này có thể gây khó khăn cho SamSung khi đầu tư lâu dài không chỉ tại VN
mà còn nhiều quốc gia khác khi không đảm bảo rõ ràng về sức khỏe người lao động,...
6. Môi trường TỰ NHIÊN
Môi trường tự nhiên bao gồm các tài nguyên thiên nhiên và các yếy tố môi trường phục vụ
cho việc sản xuất của DN. Nó cũng được coi là nhân tố đầu vào quan trọng của DN. Bên
cạnh đó, DN cũng phải sống chung với môi trường nên cần phải tìm hiểu kĩ về môi trường
đó, tận dụng ưu đãi của môi trường, ứng phó với các biến đổi, thiên tai,...
+ DN thường chú ý tới các quốc gia giàu tài nguyên, được thiên nhiên ưu đãi, nơi tiềm tàng
nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của DN.
+ Việc hiểu biết môi trường quốc tế cũng dự báo việc DN có thể hoạt động lâu dài tại đây hay
không? Nên đầu tư bao nhiêu, khai thác như thế nào,... việc ứng phó với biển đổi khí hậu,
thiên tai tại đây ra sao...
+ Việc tìm kiếm môi trường mới để phục vụ kinh doanh cũng nhằm mục đích mang lại lợi ích
cho chính quốc của DN, mang lại nguồn cung cấp sản phẩm dồi dào hơn, đáp ứng nhu cầu
kinh doanh quốc tế khác của DN,... Tạo ra cơ hội “sống” mới cho DN khi nguồn tài nguyên,
nguyên liệu đầu vào đang dần cạn kiệt tại các chi nhánh khác của mình.
Tuy nhiên, DN cũng cần lưu ý về luật môi trường tại từng quốc gia, bên cạnh đó cần hoạt
động sản xuất có đạo đức, hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm, phá hoại môi trường,...

VD: HAGL đã từng là công ty chủ yếu khai thác gỗ để sản xuất các sản phẩm liên quan, tuy
nhiên lượng gỗ tại các tỉnh Tây Nguyên đã bị HAGL “thu gom” gần hết, đồi trọc trơ mà vẫn
không đủ nguyên liệu để HAGL mở rộng sản xuất. Do đó, HAGL đã mạnh dạn đầu tư ra Lào,
Campuchia vì nguồn nguyên liệu đáng giá ở đây, ... bên cạnh đó, HAGL còn nhận ra các tiềm
năng về dầu từ thực vật, cây mía, cao su,... ở đây, nên ngày càng đẩy mạnh đầu tư tại các
nước này. -> Yếu tố tự nhiên với một DN là rất quan trọng, vì DN sống trong môi trường tự
nhiên ấy, và đó cũng chính là nguồn nguyên liệu để DN có thể tiếp tục “sống” -> việc đầu tưu
quốc tế để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cũng khá phổ biến, là tất yếu.



×