Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Kinh nghiệm xây dựng chương trình phát thanh măng non dành cho Tổng phụ trách Đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.52 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
I. Phần mở đầu:
I.1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động Đội là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác giáo
dục học sinh ở trường trung học cơ sở. Đặc trưng của hoạt động Đội chính là tổ chức
các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động học tập,vui chơi giải trí,định hướng học
sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để cùng với nhà trường giáo dục học sinh trở
thành con ngoan,trò giỏi là người có ích cho xã hội. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là trường giáo dục thiếu nhi
Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi”.
Một trong những công tác trọng tâm của hoạt động Đội chính là công tác tuyên
truyền. Qua tuyên truyền, các em sẽ hiểu thêm về truyền thống vẻ vang của dân tộc,
truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, các ngày kỷ niệm truyền thống trong năm, ...; qua
tuyên truyền, các em sẽ hiểu thêm một số kiến thức về các lĩnh vực học tập, văn hoá, y
tế, ...; qua truyên truyền nhắc nhở, định hướng các em có những hành động, suy nghĩ
đúng trong đời sống xã hội, ....
Hiện nay, công tác tuyên truyền trong hoạt động Đội ở nhà trường được tổ chức
với rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: sinh hoạt chủ điểm tháng, tuần; các
hội thi; phát thanh măng non; đội tuyên truyền măng non; về nguồn; ... Trong đó, phát
thanh măng non hàng tuần là một hoạt động không thể thiếu. Phát thanh măng non
chính là kênh thông tin hiệu quả và thiết thực nhất. Thông qua phát thanh măng non,
học sinh biết được tin tức về hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường; hiểu thêm về
truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, các gương anh hùng liệt sỹ, ...; một số kiến thức,
kỹ năng trong đời sống ;.... Chính vì vậy, để làm tốt công tác tuyên truyền thì việc xây
dựng Chương trình phát thanh phải được thực hiện thường xuyên và phải phong phú
về mặt nội dung.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, hoạt động
tuyên truyền nói chung và chương trình măng non trong trường học ngày càng đa dạng
về hình thức lẫn nội dung. So với trước kia thì nó trội hơn về các phương tiện thiết bị
phục vụ cho hoạt động, nội dung phong phú trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.


Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền nói
chung và trong phát thanh măng non nói riêng là một việc làm cần thiết và đúng với
xu thế phát triển hiện nay. Việc ứng dụng, sử dụng các thiết bị hiện đại, các phần mềm
tin học, sử dụng internet tìm kiếm thông tin, ... sẽ giúp cho việc thực hiện tuyên truyền
thông qua phát thanh măng non sẽ có hiệu quả tốt về mặt hình thức lẫn nội dung.
Chính vì thế, với những lý do trên và với nhiệm vụ là một người tổ chức các hoạt động
đội trong nhà trường, tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng chương trình phát
thanh măng non dành cho Tổng phụ trách Đội”.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Sử dụng phần mềm Audacity 2.1.1 trong việc thu âm và xây dựng hoàn thiện
chương trình phát thanh măng non ở liên Đội. Cụ thể là:
Đoàn Kiên Trung

Tr 1/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
+ Hướng dẫn thu âm và hiệu chỉnh âm thanh thu vào.
+ Cắt ghép, lồng nhạc để hoàn thiện một chương trình phát thanh chất lượng
cao.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
Chương trình phát thanh măng non tại Liên đội trường THCS Nguyễn Du.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Chương trình phát thanh măng non năm học 2015-2016 và các năm học trước.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
Đọc các tài liệu về các phần mềm xử lý âm thanh và qua yêu cầu từ công việc
thực tế của nhiệm vụ được giao là Tổng phụ trách đội chịu trách nhiệm chính về việc
xây dựng một chương trình phát thanh măng non chất lượng và hiệu quả.
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lý luận.

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động của nhà trường được
thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả khá tốt. Hầu hết các trường đều đã được
trang bị hệ thống máy vi tính, các thiết bị âm thanh, …; do đó hiệu quả công việc khá
tốt. Đặc biệt, nó hỗ trợ tốt cho hoạt động Đội, trong đó có công tác tuyên truyền thông
qua hoạt động chương trình phát thanh măng non.
Bên cạnh đó, mạng internet đã đến với từng trường, từng giáo viên nên việc truy
cập, tìm kiếm thông tin đã thuận lợi, nhanh chóng và đa dạng hơn trước.
Do đó, việc xây dựng nội dung chương trình phát thanh măng non được nhiều
thuận lợi hơn trước. Các thiết bị thực hiện cho phát thanh ở nhà trường ngày càng hiện
đại. Lúc trước ta chỉ có thể đọc hàng ngày, rồi sau đó là thu vào băng cassette để phát
những lần sau. Nhưng hiện nay chúng ta có thể sử dụng một số phần mềm xử lý âm
thanh để thu âm, cắt ghép, lồng nhạc dễ dàng tạo ra các tập tin âm thanh chất lượng
cao và dễ dàng chia sẻ lên website, blog…thông tin của chương trình đến với học sinh
đa dạng hơn, hiệu quả hơn chỉ với một cái “click” chuột.
II.2.Thực trạng.
a. Thuận lợi- khó khăn :
- Thuận lợi :
+
Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về trang
thiết bị thu âm, hệ thống âm thanh…
+
Bản thân giáo viên Tổng phụ trách có chuyên ngành Tin học nên
việc ứng dụng phần mềm tin học gặp nhiều thuận lợi.
+
Nhóm biên tập và phát thanh viên của Liên đội nhiệt tình trong
công tác, có kinh nghiệm qua nhiều năm học.
- Khó khăn :
+
Kinh phí eo hẹp của Liên đội không đáp ứng được nhiều hoạt động
đa dạng của công tác Đội trong nhà trường.


Đoàn Kiên Trung

Tr 2/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
+
Chưa xây dựng được nguồn quỹ hổ trợ cho Ban biên tập, phát thanh viên
của chương trình, hiện chương trình được thực hiện với sự tự nguyện của đội
viên và giáo viên Tổng phụ trách.
+
Hệ thống máy tính, thu âm, phát sóng, hệ thống âm thanh chưa đồng bộ
nên việc tổ chức thu phát sóng chương trình măng non còn hạn chế.
b. Thành công- hạn chế :
Thành công :
+
Trong năm học 2015 – 2016 đã hướng dẫn thành công và tạo ra nhiều số
phát thanh măng non hàng tháng được phát trên hệ thống âm thanh của Liên đội
đồng thời đăng lên chuyên mục Phát thanh măng non của Website nhà trường
tại địa chỉ với hơn 2.000 lượt xem và
nghe lại chương trình.
+
Trong năm học 2016 – 2017 này đã có 2 số phát sóng trong tháng 10 vừa
qua được nhiều giáo viên, học sinh đánh giá cao về chất lượng cũng như hiệu
quả mang lại từ chương trình.
Hạn chế :
+
Hệ thống âm thanh của Liên đội hiện đang xuống cấp nên ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng âm thanh.

+
Hệ thống máy tính thu âm chưa được đầu tư nên việc xử lý âm thanh chủ
yếu sử dụng máy tính của cá nhân giáo viên Tổng phụ trách Đội.
+
Chưa xây dựng được nguồn kinh phí cho chương trình phát thanh măng
non.
c. Mặt mạnh- mặt yếu :
Mặt mạnh :
+
Được chi bộ, ban giám hiệu chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình
phát thanh măng non.
+
Giáo viên Tổng phụ trách nhiệt tình trong công tác, có chuyên môn và
tâm huyết với nghề.
+
Ban biên tập, phát thanh viên nhiệt tình, có kinh nghiệm tổ chức, thực
hiện chương trình.
Mặt yếu :
+
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của chương trình phát thanh
măng non của Liên đội.
+
Nguồn kinh phí hoạt động chưa có, chưa được đầu tư đúng mức.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động :
+
Nhằm góp phần giáo dục rèn luyện đội viên học sinh trong hoạt động
chung của nhà trường. Do yêu cầu ngày càng cao về công tác tuyên truyền, nhu
cầu giải trí, tìm hiểu của học sinh.
+
Trong địa bàn huyện nhà còn nhiều liên đội chưa thực hiện được chương

trình phát thanh măng non, nhiều tổng phụ trách còn gặp khó khăn trong việc
ứng dụng phần mềm tin học trong công tác quản lý nói chung và trong việc xây
dựng chương trình phát thanh măng non nói riêng. Đó cũng là nguyên nhân
chính cho bản thân nghiên cứu xây dựng đề tài này. Nhằm chia sẻ kinh nghiệm
của mình đến nhiều đồng nghiệp hơn trong và ngoài địa phương nơi đang công
tác.
Đoàn Kiên Trung

Tr 3/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
+
Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số yếu tố tác động đến việc thực hiện
chương trình như hệ thống máy tính, hệ thống phát thanh chưa đảm bảo, kinh
phí thực hiện không có đã ảnh hưởng đến nhiều liên đội trong việc xây dựng
một chương trình phát thanh măng non xuyên suốt năm học có chất lượng. Vì
vậy đòi hỏi mỗi giáo viên Tổng phụ trách cần yêu nghề hơn nữa, đầu tư công
sức, thời gian để học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra :
Như đã nói ở trên, trước đây để thực hiện một chương trình phát thanh măng
non tốn rất nhiều công sức thu thập tài liệu, thông tin từ nhiều lĩnh vực. Việc thu
phát sóng cũng gặp nhiều hạn chế khi thực hiện theo phương pháp truyền thống
là đọc phát trực tiếp hay ghi âm bằng băng cát-sét mất nhiều thời gian mà chất
lượng không cao. Nay với sự phát triển của công nghệ thông tin với những ứng
dụng xử lý âm thanh giúp chúng ta nhanh chóng dễ dàng tạo ra được các
chương trình phát sóng hiệu quả chất lượng cao, không lo sợ đọc hay phát âm
sai từ, không mất nhiều thời gian cho việc thu âm và phát đi phát lại được nhiều
lần, đồng thời tổ chức lưu trữ lâu dài, hay chia sẻ dễ dàng hơn vì chương trình
phát sóng bây giờ chỉ đơn giản là một tập tin âm thanh mp3.

Đã có nhiều đề tài đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong việc xây dựng
chương trình phát thanh măng non, nhưng hầu hết đều gặp khó khăn khi sử
dụng chương trình như phần mềm khó dùng, yêu cầu cấu hình máy tính cao hay
vấn đề về bản quyền… Trong đề tài này tôi sẽ giải quyết những khó khăn vừa
nêu với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều đồng nghiệp.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp :
Xây dựng chương trình phát thanh măng non hoàn chỉnh với ứng dụng hoàn
toàn miễn phí và gần gủi được giới thiệu trong sách giáo khoa Tin học quyển 4
dành cho trung học cơ sở. Tuy nhiên trong đề tài này tôi sẽ trình bày chi tiết cụ
thể hơn, với phiên bản mới hơn đó là Audacity 2.1.1 và cụ thể là xử lý âm thanh
thu vào, cắt ghép, lồng nhạc như thế nào để có được một chương trình phát
thanh hoàn thiện.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp :
Giả sử chúng ta có máy tính đã kết nối micrô và có phần mềm Audacity
2.1.1 trên máy tính. Chúng ta thực hiện bốn bước sau :
Bước 1 : Chuẩn bị
+ Nhạc nền, nhạc hiệu chương trình, các bài hát phát trong chương trình.
Việc này chúng ta dễ dàng thực hiện qua công cụ tìm kiếm và tải nhạc từ
internet đã trở nên rất phổ biến.
+ Nội dung cần phát trong chương trình : Ban biên tập sẽ thu thập thông
tin từ nhiều tổ chức bộ phận trong nhà trường để biên tập. Phụ thuộc vào thời
gian phát sóng dài hay ngắn để biên tập nội dung phù hợp. Nếu chương trình
phát trong thời lượng 10 phút thì nội dung tuyên truyền khoản hai trang giấy
A4. Chẳng hạn như sau :
Đây là nội dung chuẩn bị cho phát thanh viên đọc ghi âm trong chương
trình số 2 tháng 10 năm học 2015 – 2016 của liên đội trường THCS Nguyễn Du.
Đoàn Kiên Trung

Tr 4/18



Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON Số 2 THÁNG 10-2015
Nữ : Các bạn thân mến !
Rất vui được gặp lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non,
tiếng nói của Liên đội trường THCS Nguyễn Du. Thay mặt cho nhóm phát
thanh măng non Quý Anh xin gửi đến quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn
đội viên lời chúc sức khỏe và lời chào thân ái !
Mở đầu chương trình mời các bạn nghe bài hát : Thầy cô ơi ! một sáng tác
được yêu thích của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng.
Nam : Các bạn thân mến! Với Chủ đề tháng 10 là “Chăm ngoan, học giỏi”.
Trong thời gian vừa qua Liên đội đã phát động nhiều phong trào và đã được
hầu hết các bạn đội viên hưởng ứng nhiệt tình. Như thường lệ trong chương
trình hôm nay măng non mời các bạn nghe một số nội dung sau :
Phần 1. Điểm tin hoạt động của Liên đội trong thời gian qua và kế hoạch trong
thời gian tới.
Phần 2. Đội viên hỏi – Liên đội trả lời.
Phần 3. Quà tặng âm nhạc.
Sau đây là nội dung chương trình :
Nữ : Các bạn đội viên thân mến ! Với phong trào thi đua học tập tốt các Chi
đội đã vận động các bạn học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới tốt hơn.
Đặc biệt trong việc ôn tập để làm tốt các bài kiểm tra, trong tuần qua mặc dù
có ít bài kiểm tra được trả nhưng theo thống kê của cờ đỏ đã có hơn 100 điểm 9
và hơn 90 điểm 10 được ghi.
Tuy có nhiều thành tích đáng biểu dương ghi nhận, nhưng bên cạnh đó vẫn còn
một số bạn còn chây lười, chống chế trong học tập và chưa chuyên cần, đi học
muộn, vắng buổi học, còn để thầy cô nhắc nhỡ nhiều. Trong tuần vừa qua số
giờ học xếp loại B tăng lên tuần học thứ 7 chỉ có 3 giờ B đến tuần học thứ 8 có
9 giờ B. Măng non cùng các bạn cố gắng hơn nữa nhé !

Nam: Về nề nếp đa số các bạn có ý thức hơn trong việc thực hiện nội quy nhà
trường, tuy nhiên vẫn còn một số bạn chưa tự giác trong việc vệ sinh trường
lớp, thực hiện đồng phục và đặc biệt là thể dục giữa giờ tập hợp còn chậm,
chưa thẳng hàng và tập chưa đúng động tác.
Nữ: Vừa qua Nhà trường đã tổ chức Hội nghị Phụ huynh học sinh ở các lớp,
GVCN đã báo cáo tình hình học tập cũng như rèn luyện của các bạn đến với
Cha mẹ chúng ta được biết. Nhiều cha mẹ rất tự hào vui vẻ với những thành
tích của con em mình, nhưng cũng không ít Cha mẹ mang về những nỗi buồn
canh cánh trong lòng vì con mình chưa ngoan, chưa tiến bộ. Các bạn đã bao
giờ nghĩ đến cảm giác của Cha mẹ chưa, hay chỉ nghỉ cho bản thân, luôn đòi
hỏi ở Cha mẹ nào cơm ngon, áo đẹp để sánh cùng bạn bè, giày xịn, xe sang để
hơn chúng bạn. Nếu trong học tập mà cũng ganh đua thế ấy thì chắc là các bậc
phụ huynh sẽ không còn lo lắng nhiều nữa và thầy cô sẽ vui biết mấy. Các bạn
cùng măng non cố gắng nhiều hơn nữa nha !
Nam: Tiếp theo chương trình măng non xin mời các bạn lắng nghe một số kế
hoạch của liên đội ta trong thời gian tới.
Đoàn Kiên Trung

Tr 5/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
Một là : Tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, vận động các bạn tham
gia tốt hơn nữa phong trào Học tốt.
Hai là : Tiếp tục tuyên truyền Phong trào xây dựng Ngôi nhà khăn quàng đỏ do
Huyện đoàn phát động, mỗi đội viên quyên góp ít nhất 4.000đ, đoàn viên giáo
viên ít nhất là 10.000đ.
Ba là : Liên đội thực hiện Phong trào Kế hoạch nhỏ do Hội đồng Đội cấp trên
phát động, chỉ tiêu mỗi bạn ít nhất 2kg giấy vụn. Các Chi đội tổ chức thu vào
tuần cuối của tháng và nộp về Liên đội vào Tiết sinh hoạt lớp, Thứ 7 ngày 31

tháng 10 năm 2015.
Nữ : Để chuẩn bị tốt hơn cho Hội thi Tiếng hát tuổi hồng, các lớp lên lịch tập
cụ thể và các tiết mục phải được GVCN xem xét cho tập. Mỗi lớp chuẩn bị 2 tiết
mục, trong đó tối đa là 1 tiết mục ca hát và việc chọn tiết mục cần đúng chủ đề
của Ngày Nhà giáo Việt Nam nhé các bạn.
Nam : Tiếp theo chương trình mời các bạn tham gia chuyên mục Đội viên hỏi –
Liên đội trả lời.
Nam : Hỏi. Năm học nào chúng ta cũng thực hiện phong trào Kế hoạch nhỏ.
Vậy phong trào Kế hoạch nhỏ được khởi xướng từ đâu ? Vào năm nào ? Nội
dung và ý nghĩa của phong trào là gì ?
Nữ : Trả lời . Năm 1958, phong trào Kế hoạch nhỏ được khởi xướng theo sáng
kiến của thiếu nhi tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội) và Hải Phòng với các hoạt
động sôi nổi như chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm, thu nhặt phế liệu, giấy vụn…
góp tiền xây dựng nhà máy Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong của thiếu nhi đặt tại
Hải Phòng. Ngày 2.12.1958, Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng
kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong
trào kế hoạch nhỏ mang tính giáo dục cao, mang lại hiệu quả thiết thực trong
đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện tính tập thể, ý thức tiết kiệm, bảo vệ
môi trường trong đội viên, thiếu nhi. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của
phong trào và cùng măng non thực hiện thật tốt phong trào nhé !
Nam : Cám ơn phần trả lời của Liên đội. Để kết thúc chương trình măng non
Đăng Minh và Quý Anh mời các bạn thưởng thức một sáng tác nữa của nhạc sĩ
Trần Thanh Tùng ca khúc Bay đến ước mơ. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn
trong chương trình lần sau.
Bước 2 : Thu âm :
+ Khởi động chương trình Audacity từ biểu trượng
chương trình có giao diện như sau :

Đoàn Kiên Trung


Tr 6/18

ta thấy


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017

+ Nhấn nút Record
để bắt đầu ghi âm. Lúc này một bản ghi âm mới sẽ
được tạo. Phát thanh viên đọc theo yêu cầu của nội dung đã chuẩn bị. Có thể
phân vai nam, nữ như trên cho chương trình sinh động hơn. Nếu lỡ đọc sai thì
đọc lại câu đó mà không cần phải tắt chương trình ghi âm. Sau khi ghi âm xong
sẽ được xử lý lại (trình bày ở các bước tiếp theo).
+ Khi phát thanh viên đọc xong, nhấn nút Stop
+ Có thể dùng nút Play

để nghe lại, nút Pause

để kết thúc việc ghi âm.
để tạm dừng.

Bước 3 : Lưu âm thanh:
Cách 1 : Chuyển âm thanh thu được thành tập tin âm thanh mp3 để dễ dàng lưu
trữ vào đĩa, usb với đặc điểm là chiếm ít dung lượng bộ nhớ. Thực hiện như sau :
Vào bảng chọn File  Export Audio… xuất hiện hộp thoại tiếp theo.

Đoàn Kiên Trung

Tr 7/18



Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
+ Chọn nơi lưu trữ tại mục Save in
+ Đặt tên cho tập tin âm thanh thu được tại mục File name
+ Chọn dạng tập tin lưu trữ tại mục Save as type
+ Nhấn chọn Save để lưu
+ Có thể thêm một số thông tin cho tập tin âm thanh nếu không
chúng ta để trống. Chọn vào Ok tại hộp thoại này.

Chương trình sẽ tiến hành lưu âm thanh thu được thành tập tin mp3 như sau :

Bây giờ chúng ta đã có được tập tin thu âm của chương trình phát thanh.
Cách 2 : Chúng ta có thể lưu dải âm thanh thành một dự án âm thanh giúp
thuận lợi cho việc xử lý. Nếu việc xử lý âm thanh nhiều, cần thời gian hoặc nhiều thao
tác nên sử dụng cách thứ hai này cho đến lúc hoàn thiện dải âm mong muốn khi đó
dùng cách 1 để chuyển thành tập tin mp3. Thực hiện như sau :
+ Vào bảng chọn File  chọn Save Project, khi đó xuất hiện hộp thoại sau :

Đoàn Kiên Trung

Tr 8/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
+ Chọn nơi lưu trữ, đặt tên cho dự án âm thanh tương tự như cách 1. Chương
trình sẽ xử lý và lưu trữ dự án âm thanh như sau :

Khi đó chương trình tạo ra một thư mục chứa dữ liệu âm thanh và một tập tin dự án
của chúng ta đang xử lý, vào nơi lưu trữ ta thấy như sau :


Trong hình trên ta thấy có ba dự án âm thanh được lưu trữ.
Cách 2 này thường được sử dụng khi xây dựng ghép nối, lồng nhạc nền để hoàn
thiện một chương trình phát thanh măng non.
Bước 4 : Xử lý âm thanh
1. Loại bỏ tạp âm : Thực hiện như sau :
+ Chọn một đoạn ngắn tạp âm bằng công cụ

Đoàn Kiên Trung

Tr 9/18

Selection Tool


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
+ Vào bảng chọn Effect  chọn Noise Reduction  chọn Get Noise
Profile trong hộp thoại sau

+ Nhấn chuột vào dải âm thanh để bỏ chọn, hoặc nhấn Ctrl + A để chọn
toàn bộ dải âm thanh, vào lại bảng chọn Effect  chọn Noise Reduction
 nhấn Ok. Chương trình sẽ tự lọc bỏ tạp âm giúp âm thanh rõ hơn.

Bây giờ chúng ta thấy dải âm thay đổi, chúng ta có thể nghe lại để thấy sự thay
đổi đó.

Trước khi lọc tạp âm
Đoàn Kiên Trung

Sau khi lọc tạp âm
Tr 10/18



Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
2. Tăng giảm âm lượng :
+ Thông thường chúng ta thu âm để volume micro nhỏ để giảm tạp âm bên
ngoài nên khi thu âm vào âm lượng chưa đạt chuẩn hoặc micro thông thường
chất lượng ghi âm không được như ý. Vì vậy chúng ta có thể tăng âm lượng
cho phù hợp để ghép nối với các đoạn nhạc cần phát trong chương trình.
Thực hiện như sau :
Nhấn chuột vào dải âm để bỏ chọn, hoặc nhấn Ctrl + A để chọn toàn bộ
dải âm thanh, vào bảng chọn Effect  chọn Amplify…

Hộp thoại Amplify xuất hiện chúng ta có thể thay đổi những thông số
trong bảng này, hoặc có thể nhấn Ok để đồng ý thay đổi volume theo tính
toán tự động của chương trình.
Chương trình sẽ tự động điều âm thanh phù hợp

Bây giờ chúng ta thấy dải âm thay đổi, chúng ta có thể nghe lại để thấy sự
thay đổi đó.

Trước khi tăng âm lượng
Đoàn Kiên Trung

Tr 11/18

Sau khi tăng âm lượng


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
3. Cắt từ, câu đọc lỗi :

Trong quá trình phát thanh viên đọc để ghi âm có những từ, những câu đọc lỗi
thì đọc lại câu đó, đoạn đó như đã nói trên. Bây giờ chúng ta nghe lại và cắt bỏ
những đoạn không cần thiết. Thực hiện như sau :
+ Chọn đoạn âm cần cắt bỏ bằng công cụ

Selection Tool

+ Vào bảng chọn Edit  chọn Delete hoặc dùng nút lệnh
Cut trên thanh
công cụ. Mặt dầu bản chất của hai lệnh này khác nhau nhưng trong trường hợp
này có thể áp dụng được.
Trong công việc này chúng ta cần dùng một số lệnh hổ trợ như nút
nghe lại, nút
nút

Stop để tắt, nút lệnh

Play để

Undo để bỏ thao tác vừa thực hiện,

Redo để lấy lại thao tác vừa bỏ qua bởi lệnh Undo, nút lệnh

Zoom

in để phóng lớn,
Zoom out để thu nhỏ dải âm giúp thao tác thuận lợi hơn
trong khi chọn đoạn âm cần cắt bỏ.
+ Lưu lại tập tin âm thanh đã xử lý như đã trình bày ở Bước 3.
4. Mở tập tin, dự án âm thanh :

Sau khi lưu và thoát chương trình, khi khởi động phần mềm chúng ta cần
mở tập tin âm thanh để xử lý hay mở dự án âm thanh để tiếp tục thực hiện các
thao tác xử lý âm thanh ta thực hiện như sau :
+ Vào bảng chọn File  chọn Open xuất hiện hộp thoại sau :

+ Chọn tập tin cần mở, nhấn chọn Open
Khi mở một tập tin âm thanh chương trình sẽ tạo ra cửa sổ mới, chúng ta có thể
sao chép âm thanh qua lại trên các cửa sổ này. Điều này giúp cho chúng ta dễ
dàng ghép nối các đoạn âm thanh theo kịch bản của chương trình phát thanh.
5. Tạo mới tập tin :
+ Vào bảng chọn File  chọn New, khi đó một cửa sổ mới chương trình được
mở ra.
Đoàn Kiên Trung

Tr 12/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
6. Ghép nối âm thanh :
Thật ra đây là công việc sao chép các đoạn âm thanh cần thiết và sắp xếp
chúng lại thành một chương trình phát thanh theo ý tưởng ban đầu đã đề ra. Tùy
theo kịch bản nội dung chương trình mà ghép nối sao cho phù hợp. Chẳng hạn
như giới thiệu chương trình, chào hỏi, nhạc hiệu để đánh dấu từng mẫu tin, bài
hát cần phát mà chúng ta đã chuẩn bị ở Bước 1.
Có thể thực hiện như sau :
+ Tạo mới (mục 5) một dự án để bắt đầu xây dựng một chương trình phát thanh
hoàn thiện.
+ Có thể mở cùng lúc các tập tin âm thanh cần thiết cho dự án, hoặc mở từng
tập tin khi cần.
+ Dùng công cụ


Selection Tool để chọn các đoạn âm thanh mong muốn.

+ Dùng nút lệnh

Copy để sao chép phần âm thanh đang chọn.

+ Dùng nút lệnh
Paste để dán phần âm thanh vừa Copy vào vị trí đang
chọn.
Công đoạn này tương tự như chúng ta sao chép văn bản từ nhiều văn bản khác
nhau vào một văn bản mới.
+ Dùng công cụ
Time Shift Tool để di chuyển các đoạn âm thanh vừa mới
sao chép được trên dải âm sao cho phù hợp, không để rời rạc, ngắt quãng.
Trong quá trình thực hiện chúng ta dùng thêm các công cụ hổ trợ như trên đã
giới thiệu (mục 3) để thuận lợi trong việc xử lý.
+ Lưu dự án âm thanh vừa mới sắp xếp lại (dùng Cách 2 ở Bước 3).
Lúc này chúng ta đã có một chương trình phát thanh gần như hoàn thiện, có thể
xuất dự án này thành tập tin mp3 để phát thanh được rồi.
7. Lồng nhạc nền cho phần đọc :
Tùy vào nhu cầu có thể lồng nhạc nền cho phần đọc tin tức thêm phần sinh
động ta thực hiện như sau.
7.1 Chèn nhạc nền và giảm âm lượng nhạc nền :
+ Mở tập tin dự án (mục 4) của chương trình phát thanh đã hoàn thiện ở trên
(mục 6).
+ Tiếp theo vào File  chọn Import  chọn Audio, xuất hiện hộp thoại sau :

Đoàn Kiên Trung


Tr 13/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
+ Chọn tập tin âm thanh làm nhạc nền mà chúng ta đã chuẩn bị ở bước 1.
Thông thường ta chọn nhạc không lời có tiết tấu nhẹ nhàng để làm nền cho phần
ghi âm thêm sinh động mà không bị ảnh hưởng đến nội dung truyền tải.
Khi đó chúng ta thấy có thêm dải âm của tập tin âm thanh này được thêm vào
ngay bên dưới dải âm của chương trình phát thanh đã mở trước đó.

+ Giảm âm lượng của dải âm thanh nền để đủ nghe rõ phần phát thanh
nội dung chính. Có thể dùng lệnh tăng giảm âm lượng (mục 2) như sau :
-

Dùng công cụ
Selection Tool chọn toàn bộ dải âm
của nhạc nền.
Vào bảng chọn Effect  chọn Amplify… xuất hiện hộp
thoại.

Tại đây chúng ta nhập một giá trị âm (-10), sau đó nhấn Ok thì dải
âm vừa chọn sẽ giảm âm lượng theo giá trị nhập vào.
Chúng ta có thể quan sát hình ảnh trước và sau khi thực hiện việc
giảm âm lượng.
Đoàn Kiên Trung

Tr 14/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017


Trước khi giảm âm lượng.

Sau khi giảm âm lượng.

+ Hoặc dùng công cụ
Envelope Tool để kéo giảm dải âm của nhạc nền đến
mức cần thiết sao cho có thể nghe rõ âm phát thanh mà cũng có thể nghe được nhạc
nền.

7.2 Di chuyển các đoạn âm thanh và chia tách dải âm :
+ Dùng công cụ
Time Shift Tool để di chuyển đoạn âm thanh nền sao
cho song song với phần nội dung đọc cần ghép nhạc.
+ Khi gặp phần nhạc hiệu hay bài hát chúng ta cần phải ngắt nhạc nền sau đó
di chuyển chúng đến đoạn âm tiếp theo.
Thực hiện : Dùng công cụ
Selection Tool chọn vị trí cần ngắt, vào bảng
chọn Edit  chọn Clip Boundaries  chọn Split hoặc nhấn tổ hợp phím
Ctrl + I để tách dải âm.

Đoàn Kiên Trung

Tr 15/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017

Tách dải âm


Di chuyển dải âm
Thao tác tương tự như vậy cho đến khi hoàn thành việc ghép nhạc nền. Đến đây
chúng ta đã hoàn thành xong một dự án của chương trình phát thanh trên phần
mềm Audacity 2.1.1. Bây giờ chúng ta xuất thành tập tin mp3 để phát thanh và
lưu trữ cũng như dễ dàng chia sẽ trên internet nhằm đến với nhiều người hơn
học sinh, giáo viên nghe lại khi có thời gian, phụ huynh nắm được các kế hoạch
cơ bản của nhà trường thông qua chương trình phát thanh này.
Lưu ý : Trong quá trình xử lý các dự án âm thanh chúng ta cần thường xuyên
nhấn lệnh lưu để tránh trường hợp mất điện không lưu được dự án.

Đoàn Kiên Trung

Tr 16/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp :
+ Có máy tính, micrô để thu âm : Có thể dùng máy tính xách tay có tích hợp
sẵn micrô hoặc dùng máy tính để bàn thông thường gắn thêm micrô. Loại
micrô để bàn thông thường trên thị trường giá khoãng hơn một trăm nghìn
đồng nếu liên đội có điều kiện có thể dùng loại tốt hơn.
+ Phần mềm Audacity 2.1.1 có tích hợp xuất tập tin mp3.
Phần mềm này hoàn toàn miễn phí có thể tải về tại địa chỉ :
và có thể tải thêm nhiều hiệu
ứng âm thanh, bộ chuyển âm thanh mp3… hoặc đơn giản hơn chỉ cần tải về
và giải nén là sử dụng được ngay không cần cài đặt dễ dàng chép vào usb
mang theo sử dụng trên nhiều máy tính tại địa chỉ :
/>+ Hệ thống âm thanh trong nhà trường : Có thể sử dụng hệ thống âm thanh
hiện có của nhà trường dùng để thông báo, chào cờ hàng tuần. Nếu liên đội
có điều kiện có thể đầu tư một hệ thống âm thanh, loa phóng cho chương

trình.
+ Người phụ trách cần có kỹ năng cơ bản về tin học và lòng đam mê muốn
cống hiến sức mình cho công cuộc đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng
học sinh trong nhà trường.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp :
Một là, chi bộ, ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm giúp đỡ tổ chức Đội
trong nhà trường.
Hai là, Tổng phụ trách lên kế hoạch cụ thể để xây dựng chương trình. Kế hoạch
hoạt động xuyên suốt năm học, kế hoạch cụ thể từng tháng và xây dựng được
nội dung tuyên truyền trong từng số phát thanh măng non.
Ba là, xây dựng được ban biên tập, phát thanh viên cho chương trình.
Bốn là, đầu tư cơ sở vật chất liên quan như máy tính, trang thiết bị phục vụ thu
và phát âm thanh.
Cuối cùng là người phụ trách luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn học hỏi
kinh nghiệm của những người đi trước, từ đồng nghiệp để thuận lợi hơn trong
việc xây dựng chương trình.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu :
Đã xây dựng thành công chương trình phát thanh măng non tại liên đội trường
THCS Nguyễn Du nơi đang công tác. Đã có nhiều chương trình được phát trong
năm học vừa qua và trong năm học này. Được tập thể cán bộ giáo viên và học
sinh theo dõi và đánh giá cao về chất lượng cũng như hiệu quả chương trình
mang lại. Góp phần thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục của nhà
trường xứng đáng với danh hiệu là ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực,
một trường đạt chuẩn quốc gia.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu :
Qua kết quả khảo nghiệm ta có thể khẳng định các giải pháp đã có kết quả khi
được vận dụng mội cách phù hợp, sáng tạo với đặc điểm tình hình của trường, của

Đoàn Kiên Trung


Tr 17/18


Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017
liên đội. Tuy kết quả chỉ là bước đầu nhưng đã tạo tiền đề vững chắc, nền tảng cho
hoạt động của liên đội trong các năm học tiếp theo.
Vấn đề nghiên cứu trên có thể áp dụng được ở tất cả các trường, tuy nhiên cần
có sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo từ chi bộ, ban giám hiệu nhà trường cùng sự nổ
lực của cá nhân tổng phụ trách Đội.
III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1. Kết luận:
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về việc xây dựng một chương
trình phát thanh măng non trong nhà trường trung học cơ sở nơi đang công tác. Tuy
nhiên có thể áp dụng được cho cả tiểu học hay trung học phổ thông khi thực hiện
chương trình tương tự.
Thực tế trong địa bàn huyện Krông Năng nhiều trường học chưa xây dựng được
chương trình phát thanh hay chỉ thực hiện với mô hình cũ là đọc phát trực tiếp. Nếu
trường học nào có nhu cầu bản thân tôi sẵn sàng giúp đỡ qua đề tài này hoặc có thể
chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp hoàn toàn miễn phí.
Liên đội đã xây dựng hoàn thiện chương trình phát thanh xuyên suốt năm học,
theo từng chủ đề tháng trong năm học 2015 – 2016 và tiếp tục phát huy trong năm học
2016 – 2017. Các chương trình hoàn thiện được phát sóng trực tiếp trên hệ thống phát
thanh của liên đội đồng thời tổ chức lưu trữ và chia sẻ trên website của nhà trường.
III.2.Kiến nghị:
- Ban giám hiệu, hội phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu
tư trang thiết bị hoạt động Đội nói chung và hệ thống phục vụ chương trình
phát thanh măng non nói riêng.
- Tổng phụ trách cần đầu tư thời gian hơn nữa để có những chương trình đạt
hiệu quả cao hơn.
- Ban biên tập và phát thanh viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn có

tính kế thừa để phát triển qua từng năm học.
- Xây dựng được nguồn quỹ phục vụ cho hoạt động công tác tuyên truyền nói
chung và hoạt động của chương trình phát thanh măng non.
Ea Tóh, Ngày 09 tháng 01 năm 2017
Người viết

Đoàn Kiên Trung

Đoàn Kiên Trung

Tr 18/18



×