Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA MỚI NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.85 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày: ……………….
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

(đề thi gồm 02 trang)
Họ và tên:………………………………… SBD:…………..…Phòng:………….
(Cho biết: H=1; C=12; N=14; O=16; S=32; Cl=35,5; Na=23; K=39; Mg=24; Al=27;
Fe=56; Cu=64; Ba=137; Fe=56)
Câu I: (3,0 điểm)
1) Một hợp chất có công thức phân tử là MX 2 trong đó M chiếm 46,67% vế khối lượng và
tổng số proton trong MX2 là 58. Trong hạt nhân nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton
là 4 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số nơtron bằng số proton. Xác định công thức phân tử
MX2?
2/. Cho phản ứng: N2 + 3H2 →
← 2NH3 , ∆H<0, xảy ra trong bình kín dung tích 3 lít,
phản ứng có xúc tác thích hợp và được thực hiện ở 450oC. Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân
bằng, hằng số cân bằng của phản ứng là 843,75.10 -4 và trong bình có 6 mol H2, số mol NH3
sinh ra nhiều hơn số mol N2 dư là 0,2 mol. Tính số mol N2 và số mol H2 ban đầu ?
Câu II: (3,0 điểm)
1) Tính pH của các dung dịch sau:
a/. NH3 0,01M. Biết Kb(NH3)=10-4,75
b/. Hỗn hợp CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết Ka(CH3COOH)=10-4,75
c/. Hỗn hợp HClO 0,01M và NaClO 0,001M. Biết Ka(HClO)=3,4.10-8
2) a/. Cho các chất sau: C6H5NH2, C2H5NH2, CH3NH2, NH3. Hãy sắp xếp theo thứ tự lực
bazơ tăng dần.


b/. Cho các chất sau: C6H5OH, p-NO2-C6H5OH, o-NO2-C6H5OH, m-NO2-C6H5OH. Hãy
sắp xếp theo thứ tự lực axit tăng dần.
Câu III: (3,0 điểm)
1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a/. H2S + KMnO4 + H2SO4 → S↓ + K2SO4 + MnSO4 + H2O
b/. M2(CO3)x + HNO3 → M(NO3)y + NO + CO2 + H2O
2) Hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp (X) gồm bột hai kim loại Fe và Cu vào V lít dung
dịch HNO3 1M (lấy dư 20%), thu được dung dịch (A) và khí NO (sản phảm khử duy nhất, ở
đktc). Cho dung dịch (A) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa (B). Lọc kết
tủa (B) đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 4,0 gam chất rắn (C).
a/. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b/. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp (X) ?
c/. Tính V ?
Trang 1


Câu IV: (4,0 điểm)
1) Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí (X). Hấp thụ
hết khí (X) vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch (Y) và
21,7 gam kết tủa. Cho dung dịch (Y) vào dung dịch NaOH (dư), thấy xuất hiện thêm kết tủa.
Tính m ?
2) Hòa tan hoàn toàn 9,03 gam hỗn hợp (A) gồm Mg, Al, Al 2O3 theo tỉ lệ mol 40:20:3 vào
200 ml dung dịch KOH 0,75M, thu được 200 ml dung dịch B (coi thể tích dung dịch sau phản
ứng thay đổi không đáng kể). Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch B, thu được 10,14
gam kết tủa. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng ?
Câu V: (3,0 điểm)
1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a/. CH3-C≡CH + KMnO4 + KOH → CH3-COOK + MnO2↓ + K2CO3 + H2O
b/. C6H5-CH=CH2 + KMnO4 + H2O → C6H5-CH-CH2 + MnO2 ↓ + KOH
OH OH

2) Viết cơ chế của các phản ứng sau:
a/. 3-metyl but-1-en tác dụng với HCl.
b/. Etanal tác dụng với HCN, sau đó thủy phân trong dung dịch axit.
Câu VI: (4,0 điểm)
Hai chất hữu cơ A, B (chứa C, H, O) đều có 53,33% oxi theo khối lượng. Khổi lượng
phân tử của B gấp 1,5 lần khối lượng phân tử của A. Để đốt cháy hết 0,04 mol hỗn hợp A, B
cần 0,1 mol O2. Mặt khác, khi cho số mol bằng nhau của A và B tác dụng với lượng dư dung
dịch NaOH thì lượng muối tạo ra gấp 1,1952 lần lượng muối tạo ra từ A. Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Tìm công thức cấu tạo của A và B.
----------------------Hết---------------------Ghi chú: học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Trang 2



×