Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 102 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.” _ Luật
Đất đai 1993 [8]. Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối
với việc phát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của
xã hội, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai
liên tục cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của
đất nước. Trong đó chỉ rõ:
Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong mười
ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại điều 6 (chương 1)
Luật đất đai 2003. [9]
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây dựng
năm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 53 của Luật
đất đai 2003 [9]. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt
không gian (vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất,…) của thửa đất.
Là tài liệu pháp lý cao để Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện tốt công
tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách nhanh
chóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan tỏa
vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngành
Quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đồng thời được sự phân công của khoa
Địa lý – Địa chính, trường Đại học Quy Nhơn chúng tôi vận dụng trang thiết bị
máy vi tính, kết hợp với các phần mềm địa chính như MicroStation các đời (SE,


V8, V8i), phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng MapSubject, Autocard. Đặc
biệt, dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Tài nguyên Và Môi
Trang 8


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

trường (TTKT-DV-TN&MT) tỉnh Bình Định chúng tôi thực hiện đồ án thực tập:
“Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài
nhơn, tỉnh Bình Định”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đợt thực tập nhằm đạt những mục tiêu sau:
- Tập dượt, học hỏi những kiến thức cơ bản, tìm hiểu và nắm bắt quy trình
công nghệ tiên tiến trong công tác thành lập bản hiện trạng sử dụng đất bằng
công nghệ số. Qua đó, củng cố và nâng cao kiến thức, làm sáng tỏ thêm nội dung
thực tập.
- Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng.
- Thực hiện phuơng châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Biến quá trình
đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, nâng cao khả năng tự học và khả năng tự làm
việc của bản thân.
- Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng công nghệ. Từ
đó xác định được hiện trạng diện tích tự nhiên xã Hoài Thanh Tây, hiện trạng quỹ
đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn hoang hóa, qũy
đất chưa sử dụng; xác định được tình hình biến động đất đai so với kì trước, tình
hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, tình hình thực
hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính.
- Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tuân thủ nghiêm túc những quy định của Trung tâm và Nhà trường.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm MicroStation, MapSubject, và một số
các chức năng khác của máy vi tính.
- Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Hoài Thanh Tây,
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định phải tuân thủ theo đúng những quy định về

Trang 9


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi
trường ban hành.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở toán học xác định,
sử dụng thống nhất hệ thống tọa độ và độ cao Nhà nước (hệ tọa độ VN-2000). Tỷ
lệ bản đồ tùy thuộc vào diện tích của đơn vị hành chính cần xây dựng bản đồ.
4. Giới hạn nghiên cứu
“Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn,
tỉnh Bình Định” là một báo cáo hẹp. Trong phạm vi là một báo cáo thực tập với
những hạn chế nhất định về tư liệu, thời gian và năng lực, chúng tôi chỉ:
- Bước đầu tổng quan và kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề thực
tập, từ đó hình thành nên quá trình xây dựng và thành lập bản đồ hiện trạng.
- Bước đầu sử dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất dạng số.
- Về phạm vi hành chính, diện tích nghiên cứu:

• Về phạm vi hành chính chúng tôi áp dụng việc thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất đối với xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
• Diện tích theo hiện trạng của xã Hoài thanh Tây là 1.461,15 hecta (ha).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đồ án này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở:
Là một trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, phương pháp này là sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản
đồ địa chính cơ sở mới được thành lập kể từ lần kiểm kê trước đến nay để khoanh
vẽ các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng đất, đồng thời sử dụng hệ thống kí
hiệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất. Mục đích chính của phương pháp này là lợi dụng sự chính xác về tọa
độ địa lý của các khoanh đất trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở sẽ
giúp cho bản đồ hiện trạng chính xác hơn trong các thông tin về mặt diện tích, vị
Trang 10


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

trí không gian của các khoanh đất có cùng muc đích sử dụng. Bên cạnh đó việc
sử dụng phương pháp này còn bảo đảm tính hiện thực so với bên ngoài thực địa,
vì bản đồ địa chính có rất ít biến động so với thực tế.
5.2. Phương pháp sưu tầm thu thập, thống kê tài liệu
Đề tài đã thu thập, tổng quan tài liệu từ các nguồn khác nhau và phân tích
sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Đề tài này đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như bản đồ địa hình
do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, bản đồ lâm nghiệp do Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bình Định cung cấp, bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 do xã hoài

Thanh Tây cung cấp,
5.3. Phương pháp thực địa
Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không tránh khỏi
những thiếu sót do vậy cần tiến hành điều tra thực địa, đối soát bản đồ nhằm bổ
sung, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ.
5.4. Phương pháp phỏng vấn
Kết hợp với phương pháp thực địa, có những khoanh đất nằm trong quy
hoạch, hoặc đất bằng phẳng nằm trong khu dân cư chưa xác định được đất ở hay
đất bằng chưa sử dụng…thì chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn chính quyền và
người dân xã Hoài Thanh Tây về các mảnh đất để biết chính xác và cụ thể hơn
mục đích sử dụng của mảnh đất đó, nhằm phục vụ cho việc xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất một cách chuẩn xác nhất.
6. Cấu trúc đồ án
Bố cục khoá luận gồm có 3 phần:
- Phần mở đầu (04 trang).
- Phần nội dung và kết quả nghiên cứu (94 trang).
+ Chương 1. Tổng quan về công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cấp xã (08 trang).
+ Chương 2. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính (86 trang).
- Phần kết luận và kiến nghị (03 trang).

Trang 11


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 1. Tổng quan về công tác
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã
1.1. Cơ sở lý luận về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1. Những công nghệ áp dụng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1.1. Phần mềm MicroStation
MicroSation: là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa
rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố
bản đồ. Microsation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như:
Geovec, Irasb, Irac, MSFC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó. Đặc biệt, phần mềm
MicroStation SE tạo ra môi trường hoạt động cho phần mềm xây dựng bản đồ
hiện trạng MapSubject một cách tối ưu.
Microsation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ
họa từ các phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg).
1.1.1.2. Phần mềm MapSubject
MapSubject là phần mềm chuyên thành lập bản đồ hiện trạng, quy hoạch
sử dụng đất. Chạy trên môi trường đồ hoạ MicroStation SE. Thực hiện tô màu và
pattern tự động, tạo khung bản đồ, biểu đồ cơ cấu diện tích, phân lớp theo từng
file.... Hỗ trợ phân lớp, đối tượng theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng và
quy hoạch sử dụng đất [6].
Hiện nay MapSubject được sử dụng rộng rãi để thành lập bản đồ hiện trạng
trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Định
như Trung tâm Thông tin, TTKT-DV-TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất. Phần mềm này cũng được một số tỉnh cũng như một số công ty tư nhân
khác như Công ty TNHH một thành viên Bình Nguyên sử dụng để xây dựng bản
đồ hiện trạng và nhận được nhiều nhận xét mang tính tích cực.

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp


Sv: Đỗ Thị Như Hiếu
CHUẨN HÓA LỚP THỬA (CLEAN)
TÌM SỬA LỖI (FLAG)
XÓA TOPOLOGY
TẠO TOPOLOGY
GÁN DỮ LIỆU TỪ NHÃN

BẢN ĐỒ

SỬA TỪNG NHÃN THỬA
SỬA BẢNG NHÃN THỬA
TÔ MÀU BẢN ĐỒ
VẼ NHÃN BẢN ĐỒ

CHỨC
TẠO KHUNG BẢN ĐỒ

NĂNG

TẠO BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH

CỦA
XÁC NHẬN VÀ KÝ DUYỆT BẢN ĐỒ

PHẦN
CHỌN KÝ HIỆU MÃ LOẠI ĐẤT

BIÊN TẬP


MỀM

CHỌN LỚP THÔNG TIN
CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐIỂM
CHỌN KIỂU CHỮ

ĐÁNH THỨ TỰ CÁC LỚP XEM
HIỄN THỊ THEO THỨ TỰ ĐẶT

CỬA SỔ

Sơ đồ 01: Cấu trúc chức năng làm việc của phần mềm MapSubject
1.1.2. Các vấn đề về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.2.1. Một số khái niệm
a). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất
theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm
kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên –
kinh tế và cả nước.

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy
đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ [10].
b). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hóa từ các bản
đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số [10].
c). Khoanh đất
Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định
trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín. Trên bản đồ
hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hình
thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng khoanh đất đó [10].
d). Loại đất
Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục đích
sử dụng đất [10].
Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ.
Trường hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm
thành lập bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được xác định
theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép
chuyển mục đích sử đụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.
Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử
dụng chính của khoanh đất.
Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích các xác định theo
Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (xem phụ lục số).

Trang 14


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu


1.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất
a). Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ nền


Hệ quy chiếu: Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết

định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng
hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐBTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ
quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000.
• Các tham số của hệ quy chiếu VN-2000:
Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ
1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi định
nghĩa sau đây:
Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa
gồm hai hệ:
- Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được
định nghĩa là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng. Sau đó dùng
phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn.
Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao
độ chuẩn Hγ, theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid.
- Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do
WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định:
+ Bán trục lớn:

a = 6 378 137 m.

+ Độ lệch tâm thứ nhất:

e2 = 0.00669437999013


(hay độ dẹt α (f) = 1 / 298.257223563)
+ Vận tốc góc quay quanh trục: ω = 7292115x10-11rad/s -11rad/s
+ Hằng số trọng trường Trái đất: fM=3986005.108m3s-2
Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa
chính, Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà nội

Trang 15


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

• Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau:
Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3 o có hệ số
điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền
(ứng với cấp xã) có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.
• Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã được quy định theo từng tỉnh. Đối
với tỉnh Bình Định là 108o15’ (xem phụ lục số 01).
• Tỷ lệ bản đồ: Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện
tích, hình dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội
dung hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ. Tỷ lệ bản đồ nền cũng là tỷ
lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng sau:
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ
Cấp xã

Cấp huyện


Cấp tỉnh

Cấp vùng
Cả nước

Tỷ lệ bản đồ
1:1.000
1:2.000
1:5.000
1:10.000
1:5.000
1:10.000
1:25.000
1:25.000
1:50.000
1:100.000
1:250.000
1:1.000.000

Quy mô diện tích tự nhiên (ha)
Dưới 120
Từ 120 đến 500
Từ 500 đến 3.000
Trên 3.000
Dưới 3.000
Từ 3.000 đến 12.000
Trên 12.000
Dưới 100.000
Từ 100.000 đến 350.000
Trên 350.000


Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên
của khoảng giá trị quy mô diện tích trong 3 cột ở Bảng 01 thì được phép chọn tỷ
lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại Bảng 01 [10].
• Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
Độ chính xác chuyển vẽ của các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các
bản đồ tài liệu sang bản đồ nền phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Trang 16


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung không được vượt quá
± 0,3 milimét (mm) tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt
quá ± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ.
b). Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung của bản đồ nền:
Bản đồ nền phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung:
• Biểu thị lưới kilômét hoặc lưới kinh, vĩ tuyến:
Bản đồ nền dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ
1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 chỉ biểu thị lưới kilômét là 10 cm x 10 cm.
• Dáng đất: được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao,
khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa
hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng.


Biểu thị thủy hệ: đường bờ sông, hồ, đường bờ biển. Đường bờ biển


được thể hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
• Biểu thị hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ và các công trình
giao thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cấp xã như sau:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấ xã đường bộ được biểu thị đến
đường trục chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông
kém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn.
• Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính: được xác định theo hồ
sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm theo Quyết
định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Biểu thị các nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan trọng
có tính định hướng và công trình kinh tế, văn hóa – xã hội, ghi chú địa danh, tên
các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú khác cần thiết.

Trang 17


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

1.1.2.3. Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố hiện trạng sử dụng đất
- Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng
sử dụng đất phải tuân thủ các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất.
Khoanh đất được xác định bằng một đường bao khép kín. Mỗi khoanh đất biểu
thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có diện
tích trên bản đồ theo quy định trong bảng sau:
Bảng 02: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ

Diện tích khoanh đất trên bản đồ

Từ 1:1.000 đến 1:10.000

≥ 16 mm2

Từ 1:25.000 đến 1:100.000

≥ 9 mm2

Từ 1:100.000 đến 1:1000.000

≥ 4 mm2

- Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ các
tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện
tích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng. Tất cả các ký hiệu sử
dụng để thể hiện nội dung bản đồ phải giải thích đầy đủ trong bảng chú dẫn [4].
1.2. Cơ sở pháp lý

- Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003 quy định về thống kê, kiểm kê
đất đai.

Trang 18


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ " Về thi hành Luật Đất đai ".
- Căn cứ Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010.
- Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường " Về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ".
- Căn cứ kế hoạch số 2841/KH/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07 tháng 08 năm
2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15
tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Công văn số: 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009 của
Tổng cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường "V/v hướng dẫn nghiệp

vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010”.
- Công văn số 2379/UBND-NĐ ngày 12/10/2009 của Uỷ ban nhân dân
(UBND) tỉnh Bình Định.
- Chỉ thị số: 05/CT-UBND ngày 02 tháng 07 năm 2009 của UBND tỉnh
Bình Định “Về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010”.
- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh
Bình Định về Kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất tỉnh Bình Định năm 2010.

Trang 19


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Chương 2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng
số xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
2.1. Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hoài Thanh Tây
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hoài Thanh Tây là một xã đồng bằng của huyện Hoài Nhơn, có vị trí địa lý
như sau:
Xã Hoài Thanh Tây nằm trong khoảng tọa độ địa lý:
Từ 108o 59’ 56” đến 109o 03’ 03” độ kinh Đông.
Từ 14o 29’ 09” đến 14o 31’ 58” độ vĩ Bắc.
Phạm vi ranh giới:
- Phía Đông tiếp giáp Biển Đông và xã Hoài Thanh.
- Phía Tây tiếp giáp núi Hòn Đèo.

- Phía Nam tiếp giáp xã Hoài Tân.
- Phía Bắc tiếp giáp 2 xã Hoài Hảo và xã Tam Quan Nam.

HOÀI THANH
TÂY

Hình 01. Vị trí xã Hoài Thanh Tây trong bản đồ hành chính huyện Hoài Nhơn

Trang 20


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

2.1.1.2. Địa hình, địa chất
Địa hình xã Hoài Thanh Tây nhìn chung tương đối bằng phẳng, độ dốc
nhỏ, nền địa chất ổn định. Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng
năm bởi 4 con sông gồm: sông Cây Me, sông Cạn, sông Xương và sông Bàu Sấu
tạo điều kiện cho việc phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp. [2]
2.1.1.3. Khí hậu
Do điều kiện hoàn lưu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý, điều kiện địa hình
nên Hoài Thanh Tây có khí hậu nhiệt đới ẩm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12,
mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. [2]
- Nhiệt độ: Nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, chênh lệch ngày đêm
không lớn. Nhiệt độ trung bình cả năm: 26,27 oC thấp hơn trung bình toàn tỉnh
khoảng 0,3oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (23,3 oC); tháng có nhiệt độ
cao nhất là tháng 7 (36,13oC).
- Mưa - ẩm: Lượng mưa thấp, ẩm độ thấp
+ Lượng mưa trung bình năm: 2.100mm cao hơn mức trung bình của

toàn tỉnh (1.900mm). Mùa mưa tập trung trong 4 tháng chiếm khoảng 75% tổng
lượng mưa cả năm, trùng với mùa bão nên thường gây lũ lụt. Số ngày mưa trung
bình trong năm tại trạm Bồng Sơn là 126 ngày, cao hơn trung bình toàn tỉnh.
+ Độ ẩm không khí: trung bình: 80%; độ ẩm không khí thấp nhất: 75%
(tháng 7), cao nhất 86% (tháng 10).
Như vậy, dựa vào tình hình khí hậu của khu đo giúp chúng tôi tiến hành
phân bổ kế hoạch, thời gian đo đạc hợp lý nhằm đảm bảo tiến độ công trình.
2.1.1.4. Thủy văn
- Nguồn nước mặt:
Trên địa bàn xã có 4 con sông chảy qua, bao gồm sông Cây Me, sông
Cạn, sông Xương và sông Bàu Sấu nên tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước. Tuy nhiên, hàng năm vào mùa mưa nước
dâng cao đã gây ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, sạt lở làm thiệt hại một phần đáng
kể về nhà cửa và hoa màu của nhân dân trên địa bàn xã.[2]

Trang 21


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Nguồn nước ngầm:
Trong địa bàn xã Hoài Thanh Tây chất lượng nguồn nước ngầm tương
đối tốt. Độ sâu mực nước ngầm thay đổi theo mùa. Nước ngầm được khai thác
sử dụng còn khiêm tốn, chủ yếu nhân dân sử dụng nước giếng để phục vụ cho
sinh hoạt, lượng nước ngầm khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp khối
lượng chưa được nhiều.

Hình 02. Sông Bàu Sấu

2.1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất
*Tổng diện tích theo địa giới hành chính (364/CP)
- Tổng diện tích đất nông nghiệp

: 1131,70 ha.

Trong đó :
+ Đất trồng cây hàng năm

: 518,89 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm

: 289,12 ha.

+ Đất lâm nghiệp

: 39,65 ha.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản

: 4,04 ha.

- Tổng diện tích đất phi nông nghiệp : 312,84 ha.
Trong đó :
+ Đất ở

: 56,64 ha.

Trang 22


: 1461,15 ha.


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

+ Đất chuyên dùng

: 122,41 ha.

+ Đất tôn, giáo tín ngưỡng

: 1,12 ha.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa

: 45,43 ha.

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
- Tổng diện tích đất chưa sử dụng

: 87,24 ha.
: 16,61 ha.

Trong đó :
+ Đất bằng chưa sử dụng

: 16,61 ha.


*Cơ cấu diện tích đất đai năm 2010:
− Đất nông nghiệp chiếm 77,45% so với tổng diện tích tự nhiên.
− Đất phi nông nghiệp chiếm 21,41% so với tổng diện tích tự nhiên.
− Đất chưa sử dụng chiếm 1,14% so với tổng diện tích tự nhiên.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Về dân cư, dân tộc
Theo số liệu thống kê toàn bộ xã Hoài Thanh Tây gồm có 10 thôn:
- Thôn Tài Lương 1.

- Thôn Ngọc An Đông.

- Thôn Tài Lương 2.

- Thôn Ngọc An Tây.

- Thôn Tài Lương 3.

- Thôn Ngọc An Nam.

- Thôn Tài Lương 4.

- Thôn Ngọc An Bắc.

- Thôn Bình Phú.

- Thôn Ngọc An Trung.

Tổng số nhân khẩu trong toàn xã có: 9359 nhân khẩu.
Đại đa số người dân trong xã là người kinh sống tập trung theo xóm,

thôn. [5]
2.1.2.2.Về an ninh trật tự
An ninh trật tự trong xã nhìn chung tương đối tốt. Cán bộ từ xã đến thôn
và nhân dân đồng tình ủng hộ chủ trương của tỉnh về khảo sát và thành lập bản
đồ hiện trạng sử đất phục vụ cho đợt kiểm kê đất đai năm 2010.
2.1.2.3. Về kinh tế
Cùng với sự nổ lực của các cấp, các ngành, nhân dân trong xã tích cực
lao động sáng tạo, áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất cây trồng, vật
Trang 23


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

nuôi, biết vươn lên làm giàu bằng sức lao động của mình với các cơ chế, chính
sách và chủ trương của Nhà nước nên tất cả các ngành đều có bước phát triển
khá.
Đời sống kinh tế của nhân dân trong xã phần lớn ổn định, các hộ gia đình
nông nghiệp sinh sống thu nhập chủ yếu từ sản xuất trồng lúa nước, rau màu các
loại và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên cần có chính sách đầu tư khuyến
khích của xã nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đúng với tiềm năng hiện có của
huyện.
2.2. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hoài thanh Tây
phải tuân thủ hai quy trình sau:
 Quy trình 1: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương
pháp sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở được thực hiện theo
sơ đồ sau [10]:
Xây dựng Thiết kế kỹ thuật Dự toán công trình

Công tác chuẩn bị
Công tác ngoại nghiệp
Biên tập, tổng hợp
Hoàn thiện và in bản đồ
Kiểm tra, nghiệm thu
Sơ đồ 02: Các bước xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính

Trang 24


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu. Đây là công đoạn
Sở Tài nguyên Môi trường thu thập các tài liệu như bản đồ, các văn bản pháp lý
liên quan từ đó phân loại để gửi xuống đơn vị thi công
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình tức là đưa ra các bước
cơ bản thành lập bản đồ, từ đó ứng với mỗi bước Sở Tài nguyên Môi trường có
trách nhiệm tính chi phí cần thiết để đưa ra số tiền thích hợp cho hợp đồng thành
lập bản đồ hiện trạng với đơn vị thành lập bản đồ.
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Là
quá trình tổng hợp bản đồ địa chính thành một file tổng thể, chuyển vẽ các yếu tố
nội dung cơ sở địa lý (như giao thông, thủy hệ, địa hình, ghi chú, kí hiệu…) lên
file tổng thể.
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
- Vạch tuyến khảo sát thực địa. Đây là bước tiền đề cho công tác ngoại

nghiệp tiếp theo, đơn vị xây dựng bản đồ có trách nhiệm phác họa sơ đồ điều tra
thực địa để có thể khoanh vẽ các yếu tố hiện trạng sử dụng đất cũng như chỉnh
sửa các yếu tố nội dung cơ sở địa lý được nhanh và chính xác nhất
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp:
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên
bản sao bản đồ nền. Mặc dù dựa vào bản đồ địa chính đã có thể khoanh vẽ, số
hóa được các yếu tố nội dung cơ sở địa lý nhưng để chính xác hơn cần điều tra
thực địa để chỉnh sửa bổ sung lên bản đồ nền.
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử
dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Tức là việc
khoanh các loại đất cùng mục đích sử dụng lên bản đồ địa chính.
Bước 4: Biên tập, tổng hợp:
- Kiểm tra tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa.

Trang 25


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Sau khi điều tra ngoài thực địa về các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng
đất cũng như các yếu tố nội dung cơ sở địa lý cần phải kiểm traviệc điều tra đã
đầy đủ hay chưa, xem xét còn đối tượng nào cần phải tiến hành điều tra lại hay
không, cần loại bỏ nhũng đối tượng nào không cần thiết… Chỉnh sửa các yếu tố
nội dung cơ sở địa lý đã được xây dựng ở bước 2.
- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền.
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ.
- Biên tập, trình bày bản đồ là bước hết sức quan trọng quyết định đến tính

thẩm mỹ của tờ bản đồ. Ở bước này người kỹ thuật viên có trách nhiệm trình bày
các lớp đối tượng sao cho không xảy ra việc trùng lặp, chồng chéo lên nhau.
Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ.
Yêu cầu để bản đồ có tính pháp lý là phải có sự chấp thuận của Hội đồng
kiểm tra, nghiệm thu; muốn Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu không bác bỏ thành
quả của mình người kỹ thuật viên phải kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm của mình trên
file số cũng như file giấy trước khi đưa ra hội đồng kiểm tra.
- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả).
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ theo Quy định về thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT.
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu. Đây là công đoạn quyết định tính thành bại của sản
phẩm. Công đoạn này được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra bản đồ
(do Sở Tài nguyên Môi trường chỉ định). Việc kiểm tra phải tuân thủ theo quy
định của Bộ Tài nguyên Môi trường [11]. Trong kiểm tra nghiệm thu Hội đồng
kiểm tra nghiệm thu có trách nhiệm ghi những thiếu sót vào phiếu để sữa chữa.
Kiểm tra xong phải đưa ra ý kiến nhận xét, toàn bộ quá trình kiểm tra phải được
lập thành văn bản.
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.

Trang 26


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

 Quy trình 2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
dạng số gồm các bước trong sơ đồ sau:

Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa
Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ
Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư
viện ký hiệu bản đồ
Xác định cơ sở toán học cho bản đồ
Quét bản đồ và nắn ảnh quét hoặc định vị bản đồ tài liệu dùng thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bàn số hóa
Số hóa và làm sạch các dữ liệu
Trình bày, biên tập bản đồ
In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa
Nghiệm thu bản đồ trên máy tính
In bản đồ ra giấy
Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD
Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy
Viết thuyết minh bản đồ
Đóng gói và giao nộp sản phẩm
Sơ đồ 03: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất dạng số
Trang 27


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa.
Thu thập các tài liệu bản đồ như bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch ba
loại rừng, bản đồ địa hình, bản đồ địa giới hành chính 364; số liệu tổng hợp về
diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính của xã cần thành lập bản đồ để
chuẩn bị cho công tác số hóa bản đồ.

Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ.
Để thuận tiện cho quá trình lưu trữ, truy xuất bản đồ một cách có hệ thống,
khoa học cần thiết phải xây dựng thư mục lưu trữ ngay từ ban đầu. Thư mục
được xây dựng theo đơn vị hành chính từ tỉnh đến huyện rồi đến xã.
Bước 3: Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu bản
đồ. Đây là bước quan trọng trong thành lập bản đồ nói chung và bản đồ hiện
trạng nói riêng. Tuy nhiên, theo quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
thì các lớp của các đối tượng cũng như hệ thống kí hiệu đã được Bộ Tài nguyên
Môi trường quy định và cung cấp rõ ràng tại tập Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và quy hoạch sử dụng đất (Ban hành kèm theo Quyết định số
23/2007/QĐ-BTNMT). Nên trong quá trình số hóa, thành lập bản đồ ta chỉ việc
căn cứ vào các quy định đó là được.
Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ.
Là quá trình xây dựng seed file chuẩn cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Seed file này căn cứ theo Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT.
Bước 5: Quét bản đồ và nắn ảnh quét hoặc định vị bản đồ tài liệu dùng thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bàn số hóa.
Nếu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính dạng giấy,
yêu cầu phải quét bản đồ và số hóa lại từ đầu. Tuy nhiên, hiện nay đa số bản đồ
địa chính đều có ở dạng số nên ta không cần phải số hóa mà chỉ cần tổng hợ các
file bản đồ địa chính để tiến hành lập bản đồ nền. Mặc dù vậy, bản đồ địa chính
được xây dựng trên một seed file khác với seed file của bản đồ hiện trạng vì vậy

Trang 28


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu


cần thiết chuyển từ seed file địa chính sang seed file hiện trạng để phù hợ với cơ
sở toán học của bản đồ nền thành lập bản đồ hiện trạng.
Bước 6: Số hóa và làm sạch các dữ liệu.
Là quá trình khoanh vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý và các nội dung
hiện trạng sử dụng đất dựa vào bản đồ địa chính tổng thể. Sau khi đã khoanh vẽ
toàn bộ tờ bản đồ tiến hành xóa bỏ những đối tượng không cần thiết của bản đồ
địa chính dùng để số hóa.
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ.
Đây chính là việc tạo ra tính thẩm mỹ và trực quan của tờ bản đồ, công
đoạn này nhằm đưa các mã loại đất vào trong khoanh đất, đưa các lớp về đúng
thứ tự trên dưới để tránh tình trạng nhiễu loạn tông tin…
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa.
Sau khi đã khoanh vẽ và biên tập xong tiến hành in bản đồ, kiểm tra các sai
sót, căn cứ vào các số liệu điều tra thực địa để chỉnh sử lại bản đồ ngay trên máy
tính. Hoặc chỉnh sửa trên bản đồ giấy vừa in ra rồi căn cứ vào đấy để sửa lại trên
máy tính.
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính.
Mặc dù đã kiểm tra và chỉnh sửa nhưng để tránh những sai sót có thể xảy
ra, cũng như để tiết kiệm chi phí in ấn người kỹ thuật viên có trách nhiện kiểm tra
bản đồ ngay trên máy tính. Đây cũng chính là bước cuối cùng chuẩn bị cho việc
kiểm tra nghiệm thu bởi cơ quan có thẩm quyền (Hội đồng kiểm tra nghiệm thu
bản đồ).
Bước 10: In bản đồ ra giấy.
Sau khi người kỹ thuật viên kiểm tra, nghiệm thu sơ bộ bản đồ trên giấy
cũng như trên máy tính tiến hành in bản đồ để chuẩn bị cho Hội đồng kiểm tra,
nghiệm thu tiến hành kiểm tra.
Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD.
Ngoài dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được in ra để đưa đi
kiểm tra, nghiệm thu đơn vị thi công còn phải xuất bản đồ ra đĩa CD để Hội đồng


Trang 29


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

kiểm tra, nghiệm thu tiến hành kiểm tra nghiệm thu file bản đồ hiện trạng sử
dụng đất dạng số, tránh những sai sót về seed file, cơ sở toán học...
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy.
Để nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy cần có một Hội đồng
kiểm tra nghiệm thu. Hội đồng này căn cứ vào thời gian quy định tiến hành một
buổi nghiệm thu sản phẩm bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Các căn cứ, công đoạn
và yêu cầu kỹ thuật của việc kiểm tra được quy định rõ trong Thông tư số
02/2007/BTNMT về hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình,
sản phẩm đo đạc và bản đồ.
Trong kiểm tra nghiệm thu Hội đồng kiểm tra nghiệm thu có trách nhiệm
ghi những thiếu sót vào phiếu để sữa chữa. Kiểm tra xong phải đưa ra ý kiến
nhận xét, toàn bộ quá trình kiểm tra phải được lập thành văn bản.
Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ.
Để đưa ra cái nhìn chi tiết, logic và đầy đủ hơn phải thành lập một báo cáo
thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bản báo cáo thuyết minh bản đồ được
xây dưng theo Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Ban hành
kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT. Trên thực tế thì báo cáo thuyết
minh bản đồ được xây dựng trước khi nghiệm thu, và chính nó cũng được
nghiệm thu bởi Hội đồng kiểm tra nghiệm thu.
Bước 14: Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
Sau khi nghiệm thu xong tiến hành chỉnh sửa theo phiếu kiểm tra của Hội
đồng kiểm tra nghiệm thu, in bản đồ, xuất bản đồ ra đĩa CD và giao nộp.

Như vậy, quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa hai quy trình trên. Trong đó, quy trình công nghệ thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số làm sáng tỏ hơn, cụ thể hóa các bước
của quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương pháp
sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Và ngược lại các bước
của quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương pháp
sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở là tiền đề, cơ sở để thực

Trang 30


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

hiện quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số theo
một hướng riêng. Đó là xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số từ bản
đồ địa chính chứ không phải xây dựng bản đồ số một cách chung chung.
Tuy nhiên, để phù hợp và đúng với thực tiễn thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất hiện nay của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng như cả nước,
chúng tôi xây dựng các công đoạn thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ
khâu chuẩn bị đến khâu in xuất bản đồ, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm nhưng
vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lí theo hai quy trình trên.
2.3. Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
2.3.1. Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình
Ở công đoạn này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định có trách
nhiệm khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu hiện có liên quan đến
việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Hoài Thanh Tây
[5]. Các tài liệu thu thập được bao gồm này bao gồm:
a) Nguồn tài liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp:

- Bản đồ nền địa hình biên tập trên tỷ lệ 1/5000 của xã Hoài Thanh Tây.
- Bộ ký hiệu ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/ QĐ-BTNMT
ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về “Ký
hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”.
b) Nguồn tài liệu sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp:
- Bản đồ số hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của xã Hoài Thanh Tây .
- Bản đồ địa chính đăng ký thống kê năm 2009 tỷ lệ 1/2000.
- Bản đồ lâm nghiệp đo vẽ năm 2008.
c) Nguồn tài liệu sở Nội vụ cung cấp:
Bản đồ địa giới hành chính 364/TTg của xã Hoài Thanh Tây.
d) Nguồn tài liệu thu thập ở xã:
- Các biểu mẫu thống kê của xã năm 2010.

Trang 31


Đồ án tốt nghiệp

Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Bản đồ tác giả được khoanh vẽ trên nền bản đồ hiện trạng 2005, bản đồ
địa chính.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai kỳ trước.
Căn cứ vào nguồn tài liệu thu thập được Sở sẽ lập kế hoạch, xây dựng
Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình. Tức là thiết lập nên một chuỗi quy trình
làm việc từ xử lý dữ liệu ban đầu cho đến lúc giao nộp sản phẩm. Trong quy trình
đó chia thành nhiều công đoạn nhỏ, mỗi công đoạn lại gắn với chức năng làm
việc của các đơn vị liên quan. Ví dụ như: việc khoanh vẽ, đối soát bản đồ thuộc
chức năng của xã Hoài Thanh Tây, số hóa, biên tập bản đồ do TTKT-DVTN&MT tỉnh Bình Định thực hiện... Bên cạnh đó Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho

xã Hoài Thanh Tây.
Sau khi xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình, Sở Tài nguyên
và Môi trường có trách nhiệm chuyển bản Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình
cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định dự toán kinh phí xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010.
Cuối cùng trình cho UBND tỉnh phê duyệt.
2.3.2. Công đoạn chuẩn bị
2.3.2.1. Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ
Để thuận tiện cho việc quản lý bản đồ theo từng lớp đối tượng, tránh xảy
ra hiện tượng chồng chéo thông tin, thuận tiện trong việc in bản đồ cũng như tối
ưu hóa nhiệm vụ quản lý bản đồ phục vụ cho các đợt kiểm kê sau này. Cần phải
thiết lập một thư mục lưu trữ bản đồ có đường dẫn như sau:
F:\>HT-2010
TINH
Hình 87.
Chọn loạiHUYEN
cuộn Hình 87.
Chọn loại
cuộn
BackUp
Sơ đồ 04: Thư mục lưu trữ bản đồ
Trang 32


×