Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học ĐỀ TÀI: Thay đổi thói quen sinh hoạt trong gia đình để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.09 KB, 11 trang )

-

Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Định
Trường THCS Định Hưng
Địa chỉ: Xã Định Hưng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 0915575338
E mail:
Thông tin về thí sinh:
+ Họ và tên: Trịnh Thị Trang.
+ Ngày sinh: 24/02/2003
+ Lớp: 8A


I. Tên tình huống:
Thay đổi thói quen sinh hoạt trong gia đình để góp phần ứng phó với
biến đổi khí hậu.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống
Trong những năm gần đây hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đang thể
hiện rất rõ nét ở nhiều nơi trên Trái Đất. Nhiệt độ tăng cao, mực nước biển dâng
cao, thiên tai xảy ra liên tục và ngày càng mạnh mẽ… Không nằm ngoài ảnh
hưởng chung đó, Việt nam còn là một trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu. Theo website của chính phủ, giai đoạn 2001- 2010, thiên
tai, kể cả lũ lụt, lở đất và hạn hán đã khiến GDP giảm 1,5%. Đồng bằng sông Cửu
Long đặc biệt dễ tổn thương trước hiện tượng nước biển tăng. Chính phủ dự báo
nếu mực nước biển tăng 1m thì hơn 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị
lụt, 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và cả nước sẽ thiệt hại 10%
GDP. Đứng trước nguy cơ đó là một học sinh đang còn ngồi học dưới mái trường
THCS em muốn góp một chút sức lực nhỏ bé của mình góp phần ứng phó với biến
đổi khí hậu. Bằng việc vận dụng kiến thức của các môn học trong nhà trường như
môn Địa lí, Sinh học, Hóa học, Vật lí, Công nghệ, Tin học, Văn học, Giáo dục
công dân… để đề ra một số giải pháp khả thi mà mỗi người, mỗi gia đình đều có


thể thực hiện được nhằm bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. Về kiến thức:
- Giúp mọi người hiểu sâu hơn các tác hại của những thói quen không tốt
đang tồn tại trong gia đình làm ảnh hưởng xấu tới khí hậu
- Giúp cho mỗi người, mỗi gia đình hiểu được các giải pháp thay đổi thói
quen sinh hoạt trong gia đình để bảo vệ, xây dựng môi trường sông xanh- sạchđẹp, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bản thân em biết kết hợp,vận dụng kiến thức các môn học để giải quyết
tình huống
2. Về kĩ năng:
Giúp mọi người rèn luyện khả năng nhận biết được nguyên nhân, hậu quả
và giải pháp của những thói quen không tốt trong sinh hoạt gia đình gây ảnh hưởng
xấu đến khí hậu
3. Về thái độ:
Tuyên truyền, kêu gọi, các bạn học sinh trong trường, người thân trong gia
đình, xã hội hãy chung tay góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu vì chính cuộc
sống của mình và những người thân yêu.


III.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Để đưa ra các biện pháp nhằm thay đổi thói quen sinh hoạt trong gia đình để
bảo vệ môi trường sống xanh- sạch- đẹpvà góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu
em đã vận dụng kiến thức của các môn học sau:
- Môn Địa lí:
+ Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cảnh quan và cuộc sống con người trên Trái
đất
+ Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
- Môn Hóa học:
+ Tìm hiểu thành phần độc hại của một số chất thải rác thải ảnh hưởng tới biến đổi
khí hậu
+ Phản ứng hóa học của các chất độc hại gây ra một số hiện tượng như mưa a xít,

thủng tầng ô zôn
+ Thành phần của không khí
+ Nhận biết được một số loại khí nhà kính
- Môn Vật lí:
+ Cách sử dụng tiết kiệm điện
+ Quá trình vận hành, tuổi thọ và hao mòn của các loại động cơ trong phương tiện
giao thông gây ảnh hưởng tới môi trường.
- Môn Sinh học:
+ Tác hại của chất độc, khí độc đối với môi trường sinh thái
+ Quá trình quang hợp của cây
- Môn Công Nghệ:
+ Cách lên thực đơn trong bữa ăn gia đình
+ Cách phân loại và xử lí rác thải
- Môn Giáo dục công dân:
+ Giáo dục ý thức hành vi bảo vệ môi trường sống để ứng phó với biến đổi khí hậu
+ Tuyên truyền, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Môn Ngữ Văn:
+ Cách sử dụng câu từ, trình bày một văn bản khoa học
+ Kiến thức của văn bản: “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”
-Môn tin học:
+ Thiết kế văn bản, hình ảnh phù hợp với nội dung văn bản
IV. Giải pháp giải quyết tình huống
- Các giải pháp trong ăn uống


- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Giải pháp trong sử dụng các phương tiện giao thông vận tải trong gia đình
- Sử dụng tiết kiệm điện
- Giảm thiểu rác thải trong mỗi gia đình
- Các biện pháp khác: Bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất trong gia đình, tham gia vào

các hoạt động cộng đồng…
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề được các nhiều quốc gia trên
thế giới quan tâm trong đó có Việt Nam bởi biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng
tới một quốc gia , một vùng lãnh thổ mà nó ảnh hưởng đến mọi nơi trên Trái Đất.
Nguyên nhân vì sao lại dẫn đến biến đổi khí hậu? Biến đổi khí hậu gây ra
những hậu quả gì? Và biện pháp giảm thiểu, khắc phục nó như thế nào đang là vấn
đề được các nhà khoa học, các nhà kinh tế và mọi người dân trên Trái Đất chung
tay giải quyết. Bằng những hiểu biết của mình trong các môn học đã được học
trong nhà trường em xin được đưa ra một giải pháp nhỏ góp phần ứng phó với biến
đổi khí hậu. Đó là thay đổi thói quen sinh hoạt trong gia đình để góp phần ứng phó
với biến đổi khí hậu
Trong sự phát triển kinh tế mạnh mẽ hiện nay của thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp đã mang lại cho con người
sự văn minh, tiến bộ, hiện đại nhưng mặt trái của nó lại gây ra ô nhiễm môi trường
làm biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng xấu đến Trái Đất và đe dọa cuộc sống con
người. Vì vậy để góp phần chống biến đổi khí hậu, bảo vệ cuộc sống của các thế hệ
tương lai sau này thì mỗi người nên thay đổi thói quen sinh hoạt trong gia đình của
mình. Bắt đầu từ những việc nhỏ như ăn uống, sử dụng điện… đến những việc lớn
như tham gia các tổ chức bảo vệ môi trường…
1. Trong ăn uống:
Trong các gia đình đặc biệt là các gia đình ở thành phố thường có thói quen
là mua quá nhiều thức ăn cho một bữa ăn, khi sử dụng không hết lại đổ đi.Lượng
thức ăn dư thừa này có nhiều gia đình đổ luôn vào thùng rác, chỉ sau một thời gian
ngắn chúng sẽ phân hủy gây mùi khó chịu ảnh làm ô nhiễm bầu không khí trong
phạm vi nhỏ của gia đình và ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe con người. Bên
cạnh đó với sở thích ăn uống quá nhiều thịt trong khẩu phần ăn đã góp phần thúc
đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc chất thải của ngành
chăn nuôi thải ra môi trường nhiều hơn gây ô nhiễm đất, nước và không khí, làm
tăng phát thải khí nhà kính như: CO 2, CH4…Các khí này bay lên cao hòa vào bầu



khí quyển sẽ góp phần làm thay đổi thành phần không khí gây ra hiện tượng hiệu
ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Vậy thì tại sao trong mỗi gia đình không cân đối lại
khẩu phần ăn của mình, mua lượng thức ăn đủ cho một bữa ăn tránh lãng phí và
tiết kiệm chi tiêu cho gia đình đồng thời trong một bữa ăn chỉ nên ăn một món ăn
chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, tăng cường các loại rau xanh và củ quả khác vừa
tốt cho sức khỏe mà lại không gấy ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra trồng nhiều rau xanh cùng góp phần làm cho không khí trong lành,
làm đẹp cảnh quan gia đình, tiết kiệm chi tiêu trong ăn uống và đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm và quan trọng hơn là góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ chăn
nuôi gia súc, gia cầm.
2. Hạn chế sử dụng túi nilon
Trong cuộc sống hiện nay, túi nilon đã trở nên rất quen thuộc trong đời sống
sinh hoạt của mọi gia đình. Khi mua sắm, bất kể là đồ ăn hay đồ dùng sinh hoạt thì
mọi người đều đựng trong túi nilon bởi loại túi này vừa rẻ lại bền chắc, tiện lợi nên
được mọi gia đình sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, túi nilon lại rất độc hại đối với
sức khỏe con người, với môi trường, ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu. Túi nilon
gây hại cho môi trường ngay từ khi sản xuất bởi để sản xuất ra nó phải sử dụng rất
nhiều các hóa chất dẻo, các kim loại như chì, ca-đi-mi, phẩm màu…Các chất này
rất nguy hiểm với sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Bên cạnh đó,
trong quá trình sản xuất túi nilon các máy móc phải chạy bằng xăng dầu, thải ra
môi trường rất nhiều khí độc: CO2, SO2, Cl… góp phần làm tăng hiệu ứng nhà
kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu. Một mối nguy hiểm với môi trường và khí hậu
trong qua trình sử dụng túi nilon nữa là khi các bao bì nilon thải bỏ, nhiều gia đình
đặc biệt là ở vùng nông thôn thường có thói quen gom dồn lại và đốt chúng. Các
khí độc thải ra từ việc đốt túi nilon như: CO2, SO2, đi-ô-xin… góp phần làm ô



nhiễm bầu không khí, thủng tầng ozon và biến đổi khí hậu toàn cầu.Ngoài ra các
khí này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, nếu hít nhiều chúng có thể
gây ra ung thư, dị tật trẻ sơ sinh… Chính vì vậy mỗi gia đình hãy hạn chế sử dụng
túi nilon, không sử dụng nó khi không cần thiết, sử dụng lá, túi giấy để đựng thực
phẩm thay cho túi nilon, giặt sạch, phơi khô các túi nilion đã sử dụng để dùng lại
nhằm hạn chế dùng túi mới...

3. Sử dụng các phương tiện giao thông vận tải trong gia đình
Do nền kinh tế phát triển nên trong mỗi gia đình Việt Nam hiện nay thì các
phương tiện giao thông vận tải không thể thiếu được như: xe máy, ô tô, xe tải. Việc
sử dụng các phương tiện giao thông này cũng góp phần làm cho môi trường bị ô
nhiễm. Khi các phương tiện giao thông chạy quá nhiều trên mặt đường làm cho bụi
ở mặt đường bay lên làm ô nhiễm không khí, bên cạnh đó khi xe chạy bằng xăng
dầu thì thải ra môi trường rất nhiều khí thải độc hại như: CO2, SO2…. Các khí này
bay vào bầu khí quyển gây ra hiện tượng mưa a xít, thủng tầng ô zôn, gây hiệu ứng
nhà kính biến đổi khí hậu toàn cầu.

Để hạn chế và khắc phục tình trạng này, mỗi người, mỗi gia đìnhcần có biện
pháp giảm thiểu lượng khí thải độc hại do xe cộ thải ra. Cụ thể như:


- Sử dụng xe đạp đi làm ở những quãng đường gần vừa tập thể dục tốt cho
sức khỏe vừa không gây ô nhiễm môi trường lại tiết kiệm chi phí đổ xăng.
- Nếu cơ quan làm việc gần hoặc cùng nhau có thể sử dụng chung xe
- Không sử dụng xe quá cũ vì lượng khí thải của loại xe này thải ra rất lớn.
Thường xuyên bảo dưỡng định kì đối với các loại xe gắn động cơ
- Dùng xăng sinh học thay thế xăng truyền thống.
4. Sử dụng tiết kiệm điện
Việc tiết kiệm điện trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết bởi chúng ta sẽ
tiết kiệm được một phần chi phí từ sử dụng điện, nâng cao tuổi thọ của các đồ dùng

điện, và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Mỗi chúng ta thường có một thói quen không tố khi sử dụng điện như:
không tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng, mở tủ lạnh quá lâu, vừa đắp chăn vừa bật
quạt khi ngủ, xả nước quá mức cần thiết… Những thói quen đó vô tình biến chúng
ta thành thủ phạm gián tiếp gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khí hậu. Như
chúng ta đã biết một phần điện được sản xuất từ các nhiên liệu hóa thạch ( than đá,
dầu khí) sản sinh ra một lượng khí CO 2 – một khí nhà kính quan trọng góp phần
làm biến đổi khí hậu Trái Đất.

Sử dụng điện lãng phí sẽ làm tăng mức tiêu thụ điện, các nhà máy nhiệt điện sẽ
phải hoạt động thường xuyên và liên tục đồng nghĩa với việc thải CO 2 vào môi
trường nhiều hơn. Chính vì vậy mỗi gia đình, cá nhân hãy sử dụng tiết kiệm điện
để xây dựng một cuộc sống xanh-sạch-đẹp hơn bằng cách áp dụng các biện pháp
như:
- Chọn mua các nhãn hiệu có dán nhãn tiết kiệm điện


- Sử dụng các loại đèn tuýp gầy và đèn huỳnh quang compact dạng xoắn
thay cho bóng đèn tròn và bóng đèn thường
- Tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng
mặt trời, năng lượng nước… hoặc nguồn năng lượng bioga nếu hộ gia đình chăn
nuôi với quy mô loại vừa trở lên

- Điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình như quạt, tivi, tủ lạnh,
điều hòa, máy tính…
- Nâng cấp hoặc thay thế các thiết bị, động cơ qua cũ
5. Giảm thiểu rác thải trong mỗi gia đình
Theo tính toán của các nhà môi trường, mỗi ngày, mỗi hộ gia đình ở Việt
Nam thải ra môi trường một lượng rác thải rất lớn. Lượng rác này se được dồn lại
và được các công ty, tổ chức môi trường thu gom đem về bài rác của các địa

phương. Nếu chưa được xử lí các loại rác này sẽ bốc mùi gây ô nhiễm không khí
nghiêm trọng bởi các loại khí phát sinh như: CH4,, NH3, CO2, hợp chất chứa lưu
huỳnh,…hoặc nếu được xử lí theo phương pháp đốt cháy hoặc chôn lấp thì vẫn sản
sinh rất nhiều các loại khí nhà kính nguy hiểm dẫn đến biến đổi khí hậu như: CO 2,
CH4, N2O. Vì vậy mỗi gia đình cần cắt giảm lượng rác thải của nhà mình, đặc biệt
là rác thải trong nhà bếp. Ngoài ra mỗi gia đình cần phân loại rác thải ra thành các


loại: rác vô cơ, rác hữu cơ, rác độc hại trước khi các công ty tổ chức môi trường
đến thu gom.

Đối với loại rác hữu cơ có thể ủ tận dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

6. Các biện pháp khác
Ngoài những thói quen sinh hoạt trong gia đình đã nêu trên thì trong mỗi
gia đình các thành viên cần bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất trong gia đình mình như:
bàn ghế, tủ, giường.. bởi hầu hết các tài sản này đêì làm từ gỗ. Để có gỗ thì cần
phải triệt hạ cây xanh, làm thay đổi môi trường sinh thái khiến lượng CO 2 sẽ nhiều
hơn ( vì cây xanh trong quá trình quang hợp sẽ hút khí CO2 thải ra khí oxi).


Bên cạnh đó tại nhiều vùng nông thôn các hộ gia đình thường có thói quen đốt rơm
nát rồi đổ vỏ trấu lên cho cháy âm ỉ trong thời gian dài, hoặc đốt phân trâu, bò khô
ở các chuồng trại chăn nuôi qua đêm nhằm xua duổi côn trùng. Điều này rất không
tốt cho bầu không khí vào ban đêm trong các gia đình mà lượng khí nhà kính thải
ra cũng khá nhiều ảnh hưởng tới môi trường và khí hậu. Thay vào đó tại sao chúng
ta không tiến hành vệ sinh chuồng trại, sử dụng các chế phẩm sinh học tiêu diệt
ruồi muỗi… Thêm nữa, mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy tích cực tham gia vào các
hoạt động cộng đồng làm cho cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn như: Trồng và bảo
vệ rừng, tham gia làm sạch, bảo vệ môi trường thôn, xóm, khu phố, hưởng ứng giờ

Trái Đất, ngày môi trường…
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Để bảo vệ môi trường góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu có rất nhiều
các giải pháp ở các lĩnh vực khác nhau. Đối với bản thân mỗi con người một việc
mà bất kì ai cũng có thể làm được để bảo vệ môi trường góp phần ứng phó với biến
đổi khí hậu đó là thay đổi những thói quen hằng ngày ngay trong chính ngôi nhà
của mình.
Thay đổi một số thói quen sinh hoạt không tốt trong gia đình giúp chúng ta
bảo vệ được môi trường xung quanh nhà ở sach- đẹp- trong lành. Đồng thời nó
cũng giảm bớt các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu nói chung.
Chỉ cần thực hiện các biện pháp thiết thực nêu trên trong chính gia đình của mình
em tin chắc rằng môi trường sống của chúng ta sẽ xanh- sạch- đẹp, bầu khí quyển
bớt đi được nhiều tác nhân gây biến đổi khí hậu. Mỗi người hãy vì cuộc sống của
chính mình, của những người thân yêu trong gia đình, của thế hệ tương lai chung
tay góp sức bảo vệ bầu khí quyển, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trái Đất có xanh
tươi, không khí có trong lành thì con người mới có thể sống và phát triển toàn diện
được. bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu chính là bảo vệ cuộc sống
của chính mình và vì sự phát triển bền vững của tương lai.


XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Người thực hiện

Trịnh Thị Trang



×