Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giải Pháp Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (PENAEUS VANNANEI) Thâm Canh Trong Môi Trường Nước Có Độ Mặn Dưới 10‰

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.77 KB, 18 trang )

GIẢI PHÁP
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNANEI) THÂM CANH TRONG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC CÓ ĐỘ MẶN DƯỚI 10‰

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra giải pháp
Tôm Chân trắng (P.vannamei) trước đây được nuôi ở các nước Trung Mỹ. Hiện nay tôm
Chân trắng đã trở thành đối tượng nuôi chính trên thế giới trong vùng nước lợ mặn trong đó
có Việt Nam. Năm 2002 được đưa về nuôi đầu tiên ở Việt Nam đến năm 2006 sản lượng tôm
Chân trắng chỉ đạt 15000 tấn nhưng những năm gần đây sản lượng đã tăng vọt. Hiện nay các
tỉnh dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng.
Tôm chân trắng là đối tượng dễ nuôi ít bị bệnh, thời gian nuôi ngắn và là đối tượng được thị
trường trên thế giới và trong nước ưa chuộng.
Từ trước đến nay tôm Chân trắng chỉ được nuôi trong môi trường nước có độ mặn từ
18‰ đến 30‰, hoàn toàn chưa được nuôi trong môi trường nước lợ (có độ mặn dưới 10‰).
Khu vực môi trường nước lợ từ trước tới nay chỉ nuôi cá truyền thống vì hầu như các tháng
trong năm chỉ lấy được nước có độ mặn thấp, thời điểm mùa mưa nước ở khu vực này độ mặn
có khi giảm xuống chỉ còn 1‰ đến 2 ‰ do không lấy được nước mặn. Tôm Chân trắng là đối
tượng có khả năng thích ứng với độ mặn từ (0,5-45)‰, nhưng trong điều kiện độ mặn 18‰
trở lên khi giảm đột độ mặn tôm thường bị sốc chết hoặc yếu bỏ ăn tạo điều kiện cho bệnh
phát triển dẫn đến chết hàng loạt. Khi nuôi trong môi trường có độ mặn trên 18 ‰ thì lượng
oxy hòa tan vào trong nước thấp hơn khi nuôi trong môi trường nước có độ mặn thấp dưới
10‰. Trên cơ sở đặc tính sinh học của tôm Chân trắng, sáng kiến Nuôi thương phẩm tôm
Chân trắng trong môi trường nước có độ mặn dưới 10‰” đã được thực hiện trong đó ý tưởng
sáng tạo là: Tôm Chân trắng chỉ được nuôi trong môi trường nước có độ mặn trên 10‰ nay
đã được nuôi trong môi trường nước có độ mặn dưới 10‰. Nuôi trong điều môi trường có độ
mặn dưới 10‰ khi trời mưa độ mặn xuống (1-2)‰ tôm vẫn khỏe không bị sốc, ít ảnh hưởng
đến sức khỏe của tôm, điều này có ý nghĩa tăng thu nhập và đa dạng đối tượng nuôi cho vùng
nuôi có độ mặn dưới 10‰.

-1-



Do chu kỳ nuôi tôm thẻ Chân trắng ngắn (3 tháng) cho nên đối tượng này sẽ nuôi được 2
vụ trong năm. Do vụ 2 là thời điểm mưa nhiều dẫn đến độ mặn hay giảm đột ngột do vậy tôm
thường bị yếu, bỏ ăn và dễ bị bệnh.
II. Mô tả giải pháp kỹ thuật
1. Giải pháp kỹ thuật trước khi có giải pháp
Từ trước đến nay tôm Chân trắng hoàn toàn được nuôi trong môi trường nước mặn. Hiện
nay chưa có thông tin chính thống nào về nuôi tôm Chân trắng trong môi trường nước lợ do
đó sự thành công của sáng kiến này mở ra một nghề nuôi mới đó là nghề nuôi tôm Chân trắng
trong môi trường nước lợ, làm đa dạng hóa đối tượng nuôi và tăng thu nhập cho người nuôi ở
klhu vực này.
2. Giải pháp kỹ thuật sau khi có giải pháp
Tên giải pháp: “ Nuôi thương phẩm tôm Chân trắng trong môi trường nước lợ (có độ
mặn dưới 10‰)”.
a.

ý tưởng của giải pháp
Là một đối tượng đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng cả ở thị trường

trong và ngoài nước. Tuy nhiên tôm Chân trắng hoàn toàn được nuôi trong môi trường nước
có độ mặn trên 10‰ vì vậy sáng kiến thử nghiệm này đưa ra giải pháp “Nuôi tôm Chân trắng
(P.vannamei) thâm canh trong môi trường nước lợ” trong đó ý tưởng sáng tạo quyết định sự
thành công của giải pháp là: “ đưa tôm Chân trắng từ một loài chỉ được nuôi trong môi trường
nước mặn vào nuôi trong môi trường nước lợ”, nâng cao tỷ lệ sống, tạo được sản lượng cao,
đa dạng hóa đối tượng nuôi trong vùng nước có độ mặn dưới 10‰.
*ưu điểm:
- Đa dạng hóa đối tượng nuôi cho vùng nước lợ.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp.
- Dễ áp dụng, nhân rộng ra môi trường nước lợ.
b. Các nội dung chủ yếu của kỹ thuật nuôi tôm Chân thẻ trắng trong môi trường nước

lợ (có độ mặn dưới 10‰).
-2-


b1. Chuẩn bị khu nuôi
- Toàn bộ khu nuôi thâm canh tôm thẻ Chân trắng trong môi trường nước có độ mặn
thấp gồm có:
+ Một ao ương để thuần hóa độ mặn có diện tích 1000m 2. Ao được lót bạt xung quanh
bờ, đáy là cát dầy 20cm, độ sâu mức nước 1m.
+ Một ao nuôi được chuyển từ ao nuôi cá truyền thống sang ao nuôi tôm thẻ Chân trắng
thâm canh, ao có độ mặn từ (1-10) ‰, có diện tích 3000m 2. Ao được lót bạt xung quanh bờ,
đáy là cát dầy 20cm, chiều cao bờ 2m, độ sâu mực nước 1,4m. Ao có 2 cống, cống lấy nước
và cống thoát nước. Ao được bố trí hệ thống sục khí để đảo nước cung cấp oxy cho ao, tạo
dòng chảy để gom chất thải vào khu vực giữa ao, hệ thống sục khí gồm 2 dàn quạt đặt ở hai
bên bờ ao, cánh quạt đầu tiên cách bờ ao 5m.
+ Một ao chứa lắng để chứa nước và xử lý nước rồi cấp cho ao khi cần, ao có diện tích
1000m2 và có 1 dàn quạt để đảo nước khi xử lý.
+ Một mương cấp nước, một mương thoát nước.
+ Có nguồn nước sạch để cung cấp cho khu nuôi.
+ Khu nuôi đáp ứng được các điều kiện của thông tư số 45/2012 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn.
- Ao nuôi sau khi thu hoạch xong được tu sửa lại bờ cống, thay lớp cát đáy, bón vôi tỏa
cho ao với lượng 10kg/100m2 và phơi ao từ (5-7) ngày sau đó lấy nước vào ao qua cống cấp
có lưới chắn dày để ngăn chặn địch hại và rác vào ao, mực nước lấy vào ao là 1,4m. Sau khi
lấy nước vào ao để từ (3-5) ngày cho các trứng cá, tôm… nở hết rồi tiến hành xử lý nước
bằng chlorine với lượng 30g/m3 nước đồng thời chạy máy quạt nước để hóa chất được phân
bố đều trong ao. Sau khi xử lý chlorine được 3 ngày thì tiến hành gây màu nước cho ao bằng
phân hóa học ure và NPK theo tỷ lệ (1:1) với lượng (4-5)kg/1000m 2, nên hòa tan phân vào
nước rồi té khắp ao đồng thời chạy máy quạt nước để đảo đều phân trong ao, bón phân từ (45) ngày liên tục tảo sẽ phát triển.


-3-


Cống
Cấp
Nước
Đăng chắn
Lưới chắn
Cống
Thoát
Nước
Phai cống

Bờ
Ao
(4m)

Phai cống

Bờ ao (4m)

b2. Lựa chọn giống:
Khi mua tôm giống người mua cần phải lựa chọn con giống có chất lượng cao là con
giống không mang một số bệnh vi rút như (đốm trắng, đầu vàng, taura) và bệnh vi khuẩn
thông qua kiểm tra xét nghiệm. Tôm mẹ phải có nguồn gốc rõ ràng, có chất lượng tốt. Giống
phải mua ở cơ sở sản xuất tin cậy, tốt nhất là tới tận trại sản xuất giống xem giống trước khi
mua. Có 2 cách lựa chọn giống:
*Đánh giá bằng cảm quan và gây sốc:
+ Đánh giá bằng cảm quan:
Kích thước: Tôm giống thả thường là (PL10-PL12) có chiều dài (7-8)mm, kích thước phải

đồng đều không dị hình, hình dáng cân đối, không cong thân, râu thẳng kéo dài tận đuôi.
Màu sắc: Tôm tốt khỏe mạnh có màu sắc sáng trong, thức ăn đầy ruột.
Phản xạ: Nhìn vào bể, tôm hoạt động mạnh, bơi lội nhiều, bám thành bể, khi đưa vào chậu 10
lít nước xoay tròn dòng nước tôm tủa ra xung quanh và bơi ngược dòng, không tụ vào giữa
chậu khi dòng nước dừng xoay.

-4-


+ Đánh giá bằng gây sốc: Tôm giống sống trong bể có độ mặn trên 30‰, do đó gây sốc
bằng cách vớt 300 tôm giống thả vào chậu chứa 5 lít nước có độ mặn 10‰, nhiệt độ nước là
200c, sau một giờ nếu tôm sống trên 60% thì lựa chọn để thả nuôi, nếu tỷ lệ sống thấp hơn thì
không nên lựa chọn để thả nuôi.
*Phân tích bệnh đốm trắng, đầu vàng, taura ở phòng thí nghiệm:
Sau khi đã chọn được bể tôm có chất lượng bằng cách đánh giá bằng cảm quan và
phương pháp gây sốc nên lấy (100-200) tôm giống từ bể đó, giữ sống mang đi phân tích bệnh
đốm trắng, đầu vàng và taura ở phòng thí nghiệm. Khi có kết quả âm tính với các bệnh trên
thì mới mua tôm để thả nuôi.
b3. Vận chuyển tôm giống
Nguồn giống mua về là của Công ty Việt úc, tôm giống được đóng vào bao PE với số
lượng là 3000 con, oxy được bơm vào bao để tôm hô hấp. Giống được vận chuyển bằng
đường hàng không sau đó dùng xe bảo ôn để vận chuyển về trại nuôi lúc 6 giờ sáng. Để tránh
tôm bị sốc nhiệt độ thì bao giống được ngâm dưới ao 15 phút để cân bằng nhiệt độ giữa ao
nuôi và bao đựng giống sau đó được thả ra ao cách bờ ao 5m.
b4. Thuần hóa tôm giống:
Tôm giống ở trại sản xuất thường có độ mặn trên 30‰, còn ở ao nuôi chỉ dưới 10‰ vì
thế trước khi thuần hóa độ mặn ở khu nuôi thì phải đặt cơ sở sản xuất giống hạ độ mặn trong
bể tôm P12 xuống 15‰. Sau đó vận chuyển tôm giống về khu nuôi và tiếp tục thuần hóa độ
mặn cho thích hợp với độ mặn ở ao nuôi. Tôm giống sau khi lấy ở trại sản xuất giống về nên
thả vào ao thuần hóa độ mặn có diện tích 1000m 2 có độ mặn 10‰ với mực nước 1m, khi vận

chuyển tôm về nên ngâm bao đựng giống xuống ao 15 phút để thuần hóa nhiệt độ giữa bao
đựng giống và ao nuôi sau đó thả tôm ra ao để thuần hóa độ mặn, trong quá trình thuần hóa
vẫn phải vệ sinh ao và cho ấu trùng ăn hàng ngày. Qúa trình thuần hóa như sau: Mỗi ngày
bơm một lượng nước ngọt vào ao ương để giảm độ mặn ( độ mặn giảm trong một ngày không
quá 3‰) cho đến khi độ mặn trong ao giảm xuống 5‰ thì dừng cấp nước ngọt. Nguồn nước
ngọt cấp vào ao phải sạch và được khử trùng bằng chlorine ở ngoài ao chứa có quạt nước sau
3 ngày mới cấp vào ao ương. Khi thuần hóa độ mặn xong thì thu tôm chuyển sang ao nuôi
-5-


thương phẩm có độ mặn 5‰ bằng cách: rút bớt nước ao sau đó dùng lưới kéo tôm, dùng cân
để cân mẫu tính lượng tôm rồi thả xuống ao nuôi, sau đó tháo cạn ao và thu số tôm còn lại
qua cống thoát.
b5. Mật độ:
Trong mô hình này mật độ thả nuôi là 60con/m2.
B6. Thức ăn:
Thức ăn sử dụng trong mô hình này là thức ăn công nghiệp của hãng Growbest có hàm
lượng đạm từ (39-40)%. Thức ăn được bảo quản bằng cách đặt trên giá cách mặt đất ít nhất
20cm, không mua thức ăn quá nhiều cùng một lúc, chỉ nên mua một lượng vừa đủ cho từng
giai đoạn nuôi.
B7. Quản lý cho ăn:
Để sử dụng thức ăn một cách hiệu quả thì phải:
+ Cho ăn đúng chủng loại thức ăn phù hợp với từng giai đoạn tôm nuôi.
+ Sử dụng chế phẩm sinh học ( Yucca, Enzim…)bổ sung vào thức ăn để cân bằng hệ vi
sinh đường ruột, kích thích tăng trưởng.
+ Cho ăn đủ số lượng, không thừa gây ô nhiễm môi trường và tăng chi phí, không thiếu
làm tôm đói gây ra hiện tượng ăn thịt lẫn nhau và chậm lớn.
+ Sử dụng 3 sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày bằng cách sau khi cho ăn
xong bỏ một lượng thức ăn vào sàng ăn và sau 2 giờ cho ăn thì kiểm tra sàng ăn nếu:
Một sàng thừa thức ăn trên 20% thì tăng lượng thức ăn cho lần sau.

Hai sàng thừa thức ăn trên 10% thì không tăng lượng thức ăn cho lần sau.
Ba sàng còn thừa thức ăn trên 20% thì giảm lượng thức ăn cho lần sau.
+ Số lần cho ăn: từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 10 cho ăn 2 lần trong ngày, lần 1 lúc 7
giờ sáng với 40% thức ăn, lần 2 cho ăn lúc 18 giờ với 60% lượng thức ăn. Từ ngày thứ 11 đến
ngày thứ 90 cho ăn 4 lần trong ngày, lần 1 cho ăn lúc 7 giờ sáng với 25% lượng thức ăn, lần 2
cho ăn lúc 11 giờ với lượng thức ăn là 30%, lần 3 cho ăn lúc 16 giờ với lượng thức ăn 25%,
lần 4 cho ăn lúc 20 giờ với lượng thức ăn là 20%.
-6-


+ Những thời điểm trời mưa to, âm u hoặc thời điểm tôm lột xác thì giảm 50% lượng
thức ăn trong ngày vì những thời điểm này nhu cầu sử dụng thức ăn của tôm giảm.
B8. Thức ăn bổ sung:
Trong thời gian nuôi định kỳ tháng 2 lần, mỗi lần từ (2-3) ngày bổ sung men tiêu hóa để
giúp cho việc hấp thụ thức ăn tốt hơn. Men tiêu hóa được trộn vào thức ăn bằng cách hòa tan
vào nước rồi phun đều vào thức ăn, để khô rồi cho ăn. Lượng sử dụng của men tiêu hóa là (23)g/kg thức ăn.
B9. Quản lý môi trường ao nuôi:
- Màu nước: Duy trì màu nước chính là duy trì mật độ tảo trong ao. Để biết được màu
nước trong ao như thế nào là thích hợp thì phải sử dụng đĩa secschi ( đĩa gồm hai mặt đều có
hai màu đen và trắng ở cùng một mặt), đĩa được nối với dây, để đo độ trong thì cầm dây rồi
thả từ từ đĩa xuống ao cho đến khi không nhìn thấy hai màu trắng đen trên đĩa nữa thì kéo nên
và dùng thước mét để đo. Ao nuôi có độ trong dao động trong khoảng (30-40)cm là thích hợp
nhất. Nếu độ trong lớn hơn 40cm tức là mật độ tảo trong ao ít dẫn đến lượng oxy cung cấp
cho ao ít, trong trường hợp này phải sử dụng phân hóa học bón cho ao với lượng 2kg/1000m 2.
Nếu độ trong nhỏ hơn 30cm tức là mật độ tảo trong ao nuôi quá nhiều gây hiện tượng thiếu
oxy vào sáng do tảo hô hấp thì phải thay 30% lượng nước ao nuôi để giảm mật độ ảo trong
ao.
- pH: Là chỉ số thể hiện tính axít hoặc bazơ trong ao, pH thường được đo vào lúc (56)giờ và 16 giờ. Sự dao động pH trong ngày cho phép nhỏ hơn 0,5 đơn vị. Nếu lớn hơn 1 đơn
vị trong ngày thì sẽ gây sốc cho tôm vì vậy phải sử dụng vôi CaCO 3 bón cho ao với lượng
3kg/100m2, vôi được hòa tan vào nước rồi té khắp ao đồng thời chạy máy quạt nước để đảo

vôi cho phân tán khắp ao, hoặc thay bớt nước ao nuôi để giảm sự dao động của pH.
- Oxy hòa tan: oxy hòa tan trong nước rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển
của tôm nuôi. Khoảng 80% tổng lượng oxy trong ao do thực vật phù du cung cấp, khoảng
15% từ máy quạt nước đưa vào ao nuôi và khoảng 5% từ không khí khuyếch tán trực tiếp vào
nước ao. Hàm lượng oxy hòa tan thường thấp vào ban đêm từ (1-6) giờ sáng do tôm và các
động thực vật phù du hô hấp và cao nhất vào lúc (10-16) giờ nhờ sự quang hợp của tảo. Oxy
-7-


được tăng cường cho ao nuôi bằng cách sử dụng máy quạt nước với một dàn quạt, trong mô
hình này sử dụng 2 máy quạt nước với 2 dàn quạt đặt ở hai bờ hai bên, cánh quạt đầu tiên
được đặt cách bờ 5m. Máy quạt nước được dùng để cung cấp oxy cho ao trong những trường
hợp sau:
+ Vào những ngày trời âm u hoặc những thời điểm trời mưa, vì lúc này ánh sáng mặt
trời không đủ để cho tảo quang hợp tạo ra oxy.
+ Vào thời gian nuôi cuối vụ, vì thời gian này môi trường ao nuôi bước vào giai đoạn
suy thoái.
+ Vào những thời điểm tôm lột xác, vì lúc này tôm cần nhiều oxy để phục vụ cho quá
trình lột xác và tăng trưởng.
+ Vào những thời điểm từ (1-6) giờ sáng thời điểm mà hàm lượng oxy trong ao xuống
thấp do tất cả các động thực vật trong ao đều hô hấp.
- Định kỳ tháng 2 lần bón vôi CaCO 3 cho ao với lượng 3kg/100m2 ao nuôi để cung cấp
khoáng chất cho ao và hấp thụ khí độc ở ao.
- Cấp nước cho ao nuôi: Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải được chứa trong ao chứa và
xử lý chlorine, nguồn nước cấp phải có độ mặn tương đương với ao nuôi.
b10. Phòng bệnh cho tôm nuôi
Trong nuôi tôm thương phẩm việc phòng bệnh hơn chữa bệnh vì: tôm sống trong môi
trường nước cho nên việc phát hiện bệnh rất khó, nếu có phát hiện được bệnh thì việc chữa
bệnh mang lại hiệu quả không cao mà lại tốn kém. Do đó biện pháp phòng bệnh là:
+ Cải tạo, chuẩn bị ao nuôi tốt, khử trùng để loại bỏ mầm bệnh có trong nguồn nước và

có trong ao do các ký chủ mang mầm bệnh như (cua, ốc, cá).
+ Lựa chọn con giống khỏe mạnh, có chất lượng tốt, không có mầm bệnh virut (đốm
trắng, đầu vàng, taura…) và không mang mầm bệnh vi khuẩn như MBV..
+ Thức ăn phải có chất lượng tốt, cho ăn đủ không dư thừa, không sử dụng thức ăn ẩm
mốc.
+ Các chỉ số môi trường ổn định, không tăng, giảm đột ngột. Oxy phải luôn lớn hơn
4mg/lít, không để xảy ra hiện tượng tảo chết đột ngột.
-8-


+ Phải khử trùng các dụng cụ trước và sau khi sử dụng.
+ Không để gia súc, gia cầm vào khu vực nuôi.
+ Tăng cường vitamin C trộn vào thức ăn, giúp tôm có sức đề kháng bệnh.
+ Phòng sự lây nan bệnh từ các vùng lân cận.
b11.Thu hoạch:
Cỡ thu hoạch phụ thuộc vào người mua và giá cả thị trường, nhưng thời gian nuôi tôm
Chân trắng cho hiệu quả cao nhất là 3 tháng. Nếu kéo dài thời gian nuôi tôm vẫn lớn nhưng
tăng trưởng chậm. Kích cỡ thương phẩm xuất bán dao động từ (50-100) con/kg.
C. Các thông số, chỉ tiêu, tính năng kỹ thuật đạt được
Chỉ tiêu

Kết quả

Hệ số thức ăn
Mật độ nuôi (con/m2)
Thời gian nuôi (tháng)
Kích cỡ tôm thu hoạch bình quân (g/con)
Tổng khối lượng tôm thu hoạch (kg)
Năng suất (tấn/ha)
Tỷ lệ sống


1.2
60
3
15
1.890
6.3
70%

3. Đánh giá giải pháp
a. Tính mới và tính sáng tạo
- Tính mới:
+ Từ trước đến nay tôm thẻ Chân trắng chỉ được nuôi trong môi trường nước có độ mặn
cao trên 10‰. Nay đã được nuôi trong môi trường nước lợ.
+ Khi nuôi vụ 2 (thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch) là thời kỳ mưa nhiều, trong ao
nuôi ở khu vực nuôi có độ mặn cao thường giảm đột ngột gây sốc cho tôm, tôm có thể chết
hoặc bỏ ăn, yếu dẫn đến nhiễm bệnh gây chết hàng loạt. Nhưng khi nuôi ở khu vực có độ mặn
thấp thì tôm không bị sốc do độ mặn không giảm đột ngột.

- Tính sáng tạo:
-9-


+ Thuần hóa tôm thẻ Chân trắng được nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao sang
nuôi trong môi trường nước có độ mặn thấp.
+ Khi nuôi trong môi trường nước lợ tôm đã quyen với độ mặn thấp, vì thế khi trời mưa
độ mặn giảm trong ngưỡng (4-5)‰ xuống (1-2)‰ tôm vẫn khỏe không ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của tôm.
Giải pháp nuôi tôm thẻ Chân trắng thâm canh trong môi trường nước có độ mặn thấp có
tính mới, tính sáng tạo lần đầu tiên thành công ở Nam Định đã mở ra một hướng đi mới cho

người nuôi thủy sản ở vùng nước có độ mặn thấp phù hợp với xu thế đa dạng hóa đối tượng
nuôi. Giải pháp sau khi được thực hiện đã đem lại hiệu quả kinh tế cao mở ra một hướng nuôi
mới cho phát triển thủy sản của Nam Định ở vùng nước có độ mặn thấp dưới 10‰, và của
Việt Nam nói chung. Thành công của giải pháp bước đầu xây dựng kỹ thuật nuôi thường
phẩm tôm thẻ Chân trắng trong môi trường nước có độ mặn thấp dưới 10‰, một đối tượng
đang có tiềm năng trên thị trường trong và ngoài nước.
b. Khả năng áp dụng:
Giáp pháp sáng tạo này có thể được áp dụng sản xuất đại trà cho các khu vực nuôi có độ
mặn thấp dưới 10‰ đảm bảo được các tiêu chuẩn cần thiết trên địa bàn tỉnh Nam Định và các
tỉnh khác.
Giải pháp có thể được triển khai rộng ở các vùng có độ mặn thấp trong địa bàn tỉnh Nam
Định và ở các tỉnh có điều kiện sinh thái tương tự, sử dụng hoàn toàn kỹ thuật và vật tư trong
nước.
Giải pháp nghiên cứu chủ yếu để phục vụ người dân nuôi thủy sản trong vùng có độ mặn
thấp dưới 10‰, các thông số kỹ thuật đạt được đều phù hợp với trình độ kỹ thuật của người
nuôi hiện nay: vật tư dễ mua, kỹ thuật nuôi phù hợp, dễ áp dụng vào thực tế. Một vấn đề quan
trọng khác quyết định đến khả năng áp dụng đại trà của giải pháp đó là yếu tố thị trường đầu
ra đã và đang phát triển rất tốt. Đây cũng là điều mà người sản xuất quan tâm, nâng cao tính
khả thi của giải pháp, đảm bảo khả năng áp dụng mở rộng sản xuất và phát triển theo xu
hướng kinh tế hàng hóa.

- 10 -


III. Hiệu quả do giải pháp đem lại
1. Hiệu quả kỹ thuật
Từ trước đến nay tôm thẻ Chân trắng chỉ được nuôi trong môi trường nước có độ mặn
cao chưa từng được nuôi trong môi trong môi trường nước lợ (có độ mặn dưới 10‰). Với ý
tưởng sáng tạo này đã tạo ra một nghề nuôi mới cho vùng nuôi thủy sản có độ mặn thấp dưới
10‰, có tiền năng phát triển lớn, có giá trị kinh tế cao.

2. Hiệu quả kinh tế (hiệu quả thết thực do giải pháp mang lại)
Bảng: so sánh hiệu quả kinh tế đạt được tại ao nuôi thử nghiệm
Chỉ tiêu

Nuôi tôm

Diện tích (m2)

Nuôi cá

3000

3000

60

0,5

Thời gian nuôi (tháng)

3

8

Chi giống (triệu đồng)

15,2

15


68,04

5

10,8

3,5

Chi công lao động (triệu đồng)

6

12

Chi cải tạo ao, khấu hao (triệu đồng)

5

4

Tổng chi (triệu đồng)

105,04

39,5

Giá thành sản phẩm (đ/kg)

60.000


30.000

100.000

45.000

189

56,7

Lợi nhuận (triệu đồng)

83,960

17,2

Lợi nhuận quy ra hecta (triệu đồng)

279,86

57,3

Mật độ (con/m2)

Chi thức ăn (triệu đồng)
Chi quản lý môi trường (triệu đồng)

Giá bán sản phẩm (đ/kg)
Tổng thu (triệu đồng)


So sánh 2 đối tượng cùng được thả nuôi trong một diện tích thì thấy: hiệu quả kinh tế
của mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ Chân trắng có lợi nhuận gấp 4,86 lần so với mô hình
nuôi cá truyền thống, thời gian nuôi tôm thẻ Chân trắng ngắn hơn nuôi cá truyền thống. Đây
là lợi ích kinh tế thiết thực mà giải pháp đã đem lại nó chứng minh cho tính khả thi cao của
giải pháp.

- 11 -


1. Hiệu quả về mặt xã hội
a. Hiệu quả về môi trường
- Nuôi thương phẩm tôm Chân trắng trong môi trường nước có độ mặn dưới 10‰ có ưu
điểm so với nuôi trong môi trường nước có độ mặn trên 10‰ là: do đã được thuần hóa về độ
mặn thấp cho nên khi trời mưa tôm không bị sốc do độ mặn hầu như không thay đổi. Tôm
nuôi ít bị bệnh về môi trường cũng như ít bị mắc một số bệnh về vi khuẩn cho nên không gây
dịch bệnh. Nuôi mật độ thấp thì lượng chất thải ít.
- Nuôi thương phẩm tôm Chân trắng trong môi trường nước có độ mặn dưới 10‰ so với
nuôi cá truyền thống có ưu điểm là: Hệ số thức ăn thấp do đó lượng chất thải ít hơn giảm ô
nhiễm môi trường.
b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động
- Thời gian nuôi tôm ngắn, giảm chi phí nhân công nâng cao hiệu quả kinh tế cho người
nuôi trên một đơn vị diện tích so với nuôi cá truyền thống. Vụ sau có thể nuôi gối cá Rô phi
đơn tính để tăng thu nhập, làm cân bằng sinh thái, vệ sinh đáy ao chuẩn bị tốt cho vụ sau nếu
không nuôi cá Rô phi thì thời cải tạo ao và phơi ao dài tốt cho đáy ao.
- Giảm thời gian chạy quạt mỗi khi trời mưa vì độ mặn trong ao hầu như không dao
động do đó giảm chi phí so với nuôi trong môi trường nước có độ mặn trên 10‰.
c. Mức độ triển khai:
- Nội dung giải pháp đã cơ bản xây dựng được các dẫn liệu và thông số kỹ thuật ban
đầu, có khả thi cao.
- Giải pháp đã được áp dụng thử nghiệm thành công năm 2013 tạo ao nuôi của ông Đỗ

văn Khương xã Giao Thịnh huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định và ao nuôi của ông Hoàng văn
Minh ở Nông trường Rạng Đông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.

Phụ lục hình
1. Ao thuần hóa tôm

- 12 -


2. Tôm giống

- 13 -


3. Ao nuôi thương phẩm

- 14 -


4. Ao chứa, lắng

5. Thức ăn cho tôm

- 15 -


6. Kiểm tra tôm

- 16 -



7. Tôm thương phẩm

- 17 -


Ngày tháng

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

năm 2013

Tác giả

KHUYẾN NÔNG NAM ĐỊNH

Đinh Văn Thuân

- 18 -



×