KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP
MỤC LỤC
Thực hiện: Nguyễn Hồng Ngân
1
MỞ ĐẦU
Đóng tàu là một ngành công nghiệp có lịch sử bề dày phát triển tại Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, đặc biệt là sự trỗi dậy của các nền kinh
tế mới nổi ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Singapore từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu
dùng – vận chuyển và mua nhiều hàng hóa. Hoạt động mua bán và vận chuyển trên
biển sẽ ngày càng nhộn nhịp hơn. Điều này cho thấy tương lai ngành đóng tàu sẽ
khởi sắc trở lại.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tình hình nhu cầu thị trường, chúng tôi
nhận thấy đóng tàu có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên phát triển như thế nào để
đảm bảo sự bền vững càng cần có một kế hoạch kinh doanh cụ thể và khoa học. Vì
vậy, chúng tôi quyết định xây dựng dự án đầu tư: “Xây dựng nhà máy đóng mới và
sửa chữa tàu biển tại thành phố Hải Phòng”.
Dự án không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được ý kiến đóng góp để
dự án được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. KẾ HOẠCH KINH DOANH:
1. GIỚI THIỆU CHUNG DỰ ÁN:
1.1 Thông tin dự án:
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đóng tàu ĐSC.
- Mục tiêu chính của dự án: Đóng mới, sửa chữa tàu biển và các phương tiện thuỷ,
tàu kéo, tàu công tác, tàu cao tốc, phà, sà lan…
- Quy mô, công suất: Đóng mới 26 tàu kéo, tàu công tác và tàu cao tốc/ năm
- Địa điểm dự án: Xã Hoàng Động, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.
1.2.Tóm tắt khởi sự kinh doanh:
Nhà máy đóng tàu ĐSC chuyên đóng tàu xuất khẩu cho các nước trên thế
giới.
Trong đa số các trường hợp ĐSC ký hợp đồng với các khách hàng và đảm
đương trách nhiệm là nhà thầu chính, nhà thiết kế, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, máy
móc vật tư thiết bịtrọn gói kể cả các dịch vụ sau bán hàng,công việc thực hiện và
quản lý các dự án nàyđược tiến hành bởi ĐSC dưới sự giám sát của các chuyên gia
kỹ thuật. ĐSCcung cấp các vật tư có trong nước cho đến kỹ thuật thương mại.
Công tyĐóng tàu ĐSC đặt nhà máy dọc Sông Cấm tại xã Hoàng Động,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Các hạng mục đầu tư sẽ được thực hiện
trong từng bước. Bước đầu tiên sẽ xây dựng nhà máy lắp ráp tàu để phục vụ cho các
tàu trên thị trường đã được xem xét trên các lĩnh vực kinh doanh trọng tâm của
ĐSC như các tàu kéo, tàu công tác, tàu cao tốc.
Khả năng lắp ráp của nhà máy trong giai đoạn đầu sẽ chỉ đạt xấp xỉ 15 chiếc
mỗi năm, rồi tăng lên khoảng 40 chiếc mỗi năm. Bố trí nhà máy sẽ được thiết kế
lắp ráp tàu lai dắt ASD 3213 và FYS6712. Tàu lai dắt lớn nhất có kích thước 32m
chiều dài, 13m chiều rộng và 6m mớn nước với khối lượng hạ thủy tối đa 729 tấn.
Tàu vận chuyển thuyền viên lớn nhất có chiều dài 67m, chiều rộng 11,5m và 4m
mớn nước, khối lượng hạ thủy 800 tấn.
Trong giai đoạn 3, nhà máy đóng tàu sẽ đóng thân tàu và hoàn thiện tại chỗ,
danh mục sẽ mở rộng sang các loại tàu vận tải và xa bờ. Độ dài tối đa của những
loại tàu này xấp xỉ 105m chiều dài, 22m chiều ngang và khối lượng hạ thủy
4.205tấn. Các thiết bị vận chuyển và xe chở tàu sẽ được thiết kế để phù hợp với
điều kiện di chuyển của tàu lớn nhất.
Trong bước tiếp theo của việc sẽ nghiên cứu tính khả thi của việcđóng các tàu
phục vụ xa bờ và các tàu hàng đến 12.000DWT.
1.3Mục tiêu và quy mô dự án:
Hình thức đầu tư
Việc thành lập ĐSC được thực hiện trên cơ sở nhu cần thiết của ngành vận tải
đường thủy, hình thức đầu tư được xác định trên cơ sở của nhà máy đóng tàu.
Mục tiêu đầu tư:
Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển sẽ được xây dựng với hệ thống hạ
tầng và các trang thiết bị đồng bộ phục vụ tàu dài đến 120m. Hoạt động chính của
nhà máy là đóng và lắp ráp các loại tàu kéo, tàu cao tốc, tàu vận tải... cho thị trường
xuất khẩu.
Đầu tư có chọn lọc một số trang thiết bị thiết yếu đảm bảo từng bước xây
dựng Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển trở thành nhà máy có công nghệ
đóng mới, sửa chữa tàu vận tải, thuỷ sản, tàu công trình hiện đại tương đương với
các các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu tiên tiến trong nước và khu vực.
Quy mô đầu tư
Dự án bao gồm các hạng mục: Xưởng lắp ráp, Khối văn phòng điều hành,
Kho tổng hợp & xưởng gia công thép/Ống dẫn, Xưởng mộc & cơ điện, Nhà bảo vệ,
Phòng máy phát điện & khu điều khiển cầu trục, Kho khí ga, Trạm điện, Công trình
nâng tàu, Sàn vệ sinh tàu, Bến phao, Kè bảo vệ mái dốc và nạo vét, Xưởng sơn.
1.4.Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn vốn tự có, vốn vay thương mại.
Tổng vốn đầu tư dự án là :1.416.000.000.000
Trong đó vốn tự có là
: 613.818.720.000
Vốn vay thương mại là : 802.181.280.000
1.5.Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
Hiện tại, hạ tầng giao thông kỹ thuật của dự án chưa có gì cần phải đầu tư;
xây dựng mới gồm: Hạ tầng giao thông, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp
điện, cấp nước, chiếu sáng và thông tin liên lạc.
1.6. Vị trí của dự án:
1.6.1 Mô tả vị trí dự án :
Dự án Xây dựng nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển thuộc xã Hoàng Động,
huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, với tổng diện tích 413.063,7 m2, trong
đó diện tích xây dựng trong giai đoạn 1 của dự án chiếm 279.362,3m2 và diện tích
còn lại là 133.701,4 m2 để đầu tư mở rộng giai đoạn sau. Diện tích mặt nước làm
vũng tàu là 143.500m2. Khu đất Dự án có các hướng tiếp giáp như sau:
Phía Tây khu đất dự án: Giáp khu dân cư xã Hoàng Động, cách trường tiểu
học và trường trung học phổ thông xã Hoàng Động khoảng 300m, cách trụ sở
UBND xã Hoàng Động khoảng 400m.
Phía Đông khu đất dự án: giáp đất Công ty cổ phần đóng tàu Sông Cấm.
Cách dự án khoảng 1.2 km là khu dân cư xã Lâm Động có: HĐND, UBND xã Lâm
Động, sân vận động, trường trung học dự án xã Lâm Động, tượng đài liệt sĩ xã Lâm
Động. Cách dự án khoảng 200m là tuyến đường liên xã rộng 7m.
Phía Bắc khu đất dự án: giáp ruộng lúa. Cách dự án khoảng 2km có chùa
Bính.
-
Phía Nam khu đất dự án: Giáp sông Cấm.
1.6.2 Điều kiên tự nhiên :
1.6.2.1 Điều kiện khí hậu:
Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa Châu Á, sát Biển Đông nên Hải Phòng
chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Mùa gió bắc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Gió mùa Nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 – 1.800mm. Bão thường xảy ra từ tháng
6 đến tháng 9.
Thời tiết của Hải Phòng có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương
đối ôn hòa. Do nằm sát biển nên về mùa đông Hải Phòng ấm hơn 10 0C và về mùa
hè mát hơn 100C so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20-23 0C, cao
nhất có khi tới 400C, thấp nhất ít khi dưới 500C. Độ ẩm trung bình trong năm là
80% đến 85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là
vào tháng 12 và tháng 1.
Trong suốt năm có khoảng 1.692.4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là
117 Kcal cm/phút.
1.6.2.2 Điều kiện địa hình:
Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng, phản ánh một quá trình lịch sử địa
chấn lâu dài và phức tạp.
Phía Bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng
bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng
phẳng của một vùng đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển.
Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành phố
nhưng lại rải ra hơn nửa phần bắc thành phố thành từng dải liên tục theo hướng Tây
Bắc– Đông Nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng Ninh thuộc khu
đông Bắc Bộ về phía Nam. Đồi núi của Hải Phòng hiện nay là các dải đồi núi còn
sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, trước đây đã xảy ra quá trình sụt
võng với cường độ nhỏ. Cấu tạo địa chất gồm các loại đá cát, phiến sét và đá vôi có
tuổi khác nhau được phân bổ thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam từ đất liền ra biển.
Có hai dải núi chính: dải đồi núi từ An Lão đến Đồ Sơn nối tiếp không liên
tục kéo dài khoảng 30km có hướng Tây Bắc– Đông Nam gồm các núi Phù Lưu,
Thanh Lãng, Núi Đèo, nhánh Kỳ Sơn – Tràng Kênh có hướng Tây Tây Bắc – Đông
Đông Nam gồm nhiều núi đá vôi đặc biệt là đá vôi Tràng Kênh là nguồn nguyên
liệu quý của công nghiệp xi măng Hải Phòng. Ở đây, xen kẽ các đồi núi là những
đồng bằng nhỏ phân tán với trầm tích cổ từ các đồi núi trôi xuống và cả trầm tích
phù sa hiện đại.
1.6.2.3 Mạng lưới sông ngòi:
Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0.6 – 0.8
km2.
Hải Phòng có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài
trên 300km, bao gồm:
+ Sông Thái Bình dài 35km là dòng sông chính chảy vào địa phận Hải Phòng
từ Quý Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới giữa hai
huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng.
+ Sông Lạch Tray dài 45km là nhánh của sông Kinh Thầy từ kênh Đồng ra
biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành.
+ Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30km chảy qua nội thành
và đổ ra cửa Cấm. Cảng Hải Phòng được xây dựng trên khu vực cửa sông này từ
cuối thế kỷ 19. Sông Cấm cũng là ranh giới hành chính giữa huyện Thủy Nguyên
và An Hải.
+ Sông Đá Bạc – Bạch Đằng dài hơn 32km cũng là nhánh của sông Kinh
Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc của Hải
Phòng với Quảng Ninh.
+ Ngoài các sông chính là các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình
thành phố như sông Giá (Thủy Nguyên), sông Đa Độ, sông Tam Bạc....
1.6.2.4 Bờ biển:
Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Các đặc
điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển Hải Phòng gắn liền với
những đặc điểm chung của Vịnh Bắc Bộ và biển Đông.
Độ sâu của Biển Hải Phòng không lớn. Đường đẳng sâu 2m chạy quanh mũi
Đồ Sơn rồi hạ xuống 5m ở cách bờ khá xa, ở đáy biển nơi có các cửa sông đổ ra, do
sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn. Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ thấp
dần theo độ sâu của Vịnh Bắc Bộ chừng 30-40m. Mặt đáy biển Hải Phòng được
cấu tạo bằng thành phần mịn, có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ nay
dùng làm luồng.
Hải Phòng có bờ biển dài trên 125km kể cả bờ biển xung quanh các đảo khơi.
Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ Vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng
phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn có 5 cửa sông chính đổ ra. Trên đoạn chính giữa
bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo, đây chính là điểm mút của dải đồi
núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết cấu(sa thạch) tuổi Đevon, đỉnh
cao nhất đạt 125m, độ dài nhô ra biển 5km theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Ưu
thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng
trên mặt biển; đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng. Dưới chân những đồi đá,
cát có bãi tắm, có nơi nghỉ mát nên thơ và khu an dưỡng có giá trị. Ngoài khơi
thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên mặt biển, lớn nhất có đảo Cát
Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ.
Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành
phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương.
1.6.2.5 Giao thông vận tải:
Hải Phòng được nối với các tỉnh qua các hệ thống đường bộ, đường sắt,
đường sông và đường hàng không. Nhờ vậy Hải Phòng là trung tâm giao thông vận
tải của toàn bộ khu vực phía Bắc Việt Nam, nối các tỉnh phía Bắc với thị trường thế
giới qua hệ thống cảng biển.
Hệ thống cảng biển Hải Phòng hiện nay gồm 3 khu cảng chính có tổng chiều
dài các cầu cảng là 2.257m phục vụ bốc xếp các hàng hóa với năng lực thông qua
khoảng 8 triệu tấn/năm và có thể tăng lên tới 12 triệu tấn/năm vào năm 2010.
Luồng vào cảng hiện cho phép tàu có tải trọng 8.000 tấn ra vào thường
xuyên. Chính phủ đang đầu tư nâng cấp và mở rộng vào cảng, cho phép tàu trên
10.000 tấn có thể ra vào cảng.
Bổ sung vào hệ thống cảng Hải Phòng hiện nay, một cảng nước cần tiêu
chuẩn quốc tế hiện đại cho nhóm tàu 30.000 tấn có thể ra vào với năng lực thông
qua 12 triệu tấn/năm sẽ được xây dựng tại khu kinh tế Đình Vũ.
Hải Phòng có hệ thống đường bộ rất thuận tiện cho việc vận tải hàng hóa và
đi lại với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thông qua quốc lộ 5 và quốc lộ 10.
Quốc lộ 5 dài 105 km gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, hiện là tuyến đường
cấp 1 hiện đại nhất Việt Nam. Quốc lộ 10 nối Hải Phòng với Quảng Ninh nơi có
khu công nghiệp than, khu du lịch nổi tiếng Vịnh Hạ Long và vùng nông nghiệp trù
phú của các tỉnh đồng bằng ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hóa. Quốc lộ 10 cũng
nối cảng Hải Phòng, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ với đường quốc lộ 1 Bắc-Nam.
Với 5 con sông chảy qua, Hải Phòng là trung tâm đầu mối của mạng giao
thông đường sông, nối liền các tỉnh và các cảng sông khu vực phía Bắc. Mạng lưới
giao thông đường sông vận tải chuyến tới trên 40% lượng hàng hóa của các tỉnh
phía Bắc Việt Nam.
Tuyến đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai tới Côn Minh ở Tây Nam
Trung Quốc đã được thông tàu sẽ tăng nhanh các dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho
các địa phương giàu tiềm năng này và vận tải quá cảnh của Trung Quốc. Tuyến
đường sắt Hải Phòng–Hà Nội còn nối trực tiếp với tuyến đường sắt quan trọng Bắc
Nam tới thành phố Hồ Chí Minh.
Hải Phòng có 2 sân bay Cát Bi và Kiến An. Sân bay Cát Bi nằm cách trung
tâm thành phố 5km. Sân bay đã được nâng cấp, có thể tiếp nhận máy bay Airbus
320, là sân bay dự bị cho sân bay quốc tế Nội Bài.
1.6.3 Điều kiện kinh tế-xã hội :
- Diện tích: 1.503,4 km2.
- Dân số: 1,67 triệu người.
- Tỉnh lỵ: Thành phố Hải Phòng
- Dân tộc: Việt (Kinh)
Vị trí địa lý kinh tế:
Hải phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên Hải Bắc Bộ,
cách thủ đô Hà Nội 102 km.
Hải Phòng có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ có tọa độ từ
20.07’35’’ Vĩ Độ Bắc và từ 107.42’20’’ – 107.44’15’’ Kinh Độ Đông.
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế
thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và
đường hàng không.
Kết luận: Với địa điểm xây dựng tại xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng. Công ty Đóng tàu ĐSC có những thuận lợi sau:
- Sông Cấm là một trong những sông lớn tại Hải Phòng, có cửa đổ ra biển, thuận lợi
cho việc chạy thử tàu.
- Sông Cấm nằm trên tuyến giao thông đường thủy quốc gia, thuận lợi cho việc tàu
ra vào.
1.7. Sản phẩm dịch vụ :
ĐSC đã và sẽ tiến đến ký kết các hợp đồng đóng và sửa chữa tàu biển với
nhiều chủng loại tàu kéo và tàu công tác, được đóng tại ĐSC cho khách hàng Châu
Âu, Nga và Australia gồm các loại tàu sau:
- ASD 3212 – NA – 32 m (tug)
- ASD 2810 – NA – 28 m (tug)
- SPA 4207 – NA – 42 m (patrol vessel)
- FCS 5009 – NA – 50 m (crew tender)
- DFF 4212 – NA – 42 m (catamaran passenger ferry)
- DFF 3810 – NA – 38 m (dito)
- PSV 7216 – NA – 72 m (platform supply vessel)
- PSV 7817 – NA – 78 m (ditto)
- AHTS 6616 –NA – 66 m (anchor handling tug supply vessel)
Công việc của công ty ĐSC như sau:
- Thiết kế và làm một số công việc kỹ thuật.
- Cung cấp mua bán vật tư, thiết bị.
- Giám sát viên và đào tạo.
- Thực hiện kỹ thuật chi tiết.
- Đóng tàu, lắp đặt thiết bị và hoàn thiện tàu.
- Bàn giao tàu cho khách hàng theo hợp đồng.
2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
2.1. Các văn bản pháp lý:
- Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Quyết định số 1901/QĐ-TTg ngày 22/10/2014 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Kế hoạch hành động phát triển Ngành Công nghiệp đóng tàu thực hiện Chiến lược
công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng
đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 117/2000/QĐ-TTG ngày 10/10/2000 về
Một số chính sách và cơ chế tài chính cho các dự án đóng tàu biển của ngành đóng
tàu biển Việt Nam.
2.2. Sự cần thiết phải đầu tư:
Nhờ có kinh nghiệm mở rộng trong thị trường và kinh doanh tàu chuyên
nghiệp trong phạm vi rộng hơn 10 năm qua ở trên 120 quốc gia trên thế giới, nghiên
cứu thị trường này được bắt nguồn từ các kế hoạch hiện tại trong tổ chức ĐSC. Do
đó không tách riêng sự nghiên cứu mới và phân tích các điều kiện thị trường đã
được thực hiện trong bản nghiên cứu này.Tuy nhiên với tầm nhìn khả thi về việc
thành lập một Công ty, sự chú trọng đặc biệt sẽ đem đến các xu hướng thị trường
để chứng minh kế hoạch kinh doanh, tài chính.
3.SẢN PHẨM, DỊCH VỤ:
3.1. Mô tả sản phẩm, dịch vụ :
Như kết quả khảo sát, cũng như gần đây của các nhà máy đóng tầu và căn cứ
vào sự thành công trong việc đóng các loại tàu theo phạm vi tiêu chuẩn của Đăng
kiểm các nước trên thế giới, Cty đã quyết định hướng vào mục tiêu kinh doanh
theo các sản phẩm và dịch vụ, có một kết quả lâu dài sẽ tiếp tục đáp ứng các nhu
cầu của các khách hàng trên thế giới. Sản phẩm được sản xuất dựa trên các thiết kế
hiện đại từ các bộ phận đã được tiêu chuẩn hóa như tàu kéo và tàu công tác, tàu
phục vụ ngoài khơi và tàu cao tốc.
Các khách hàng đang có nhu cầu về các sản phẩm tàu và các dịch vụ bao gồm
các công ty vận tải biển, các công ty khai thác kéo tàu và cứu hộ. Các công ty
nạovét luồng lạch, cảng vụ, các công ty bảo vệ bờ biển, hải quan và dầu khí.
Kếhoạch về các khách hàng và các khách hàng tiềm năng sẽ được nêu trong mục 2
chương này.
Điểm lại những nét đặc trưng, nổi bật và kinh doanh của các sản phẩm dịch
vụ đãcó sẵn của tổ chứcCty được tóm tắt như sau:
-Chú trọng khách hàng.
-Kiểm chứng công nghệ và tiếp tục phát triển sản phẩm.
-Các nguyên tắc đóng tàu hiện đại.
-Thời gian giao hàng ngắn.
-Giá cả cạnh tranh.
-Hỗ trợ nhiệt tình sau bán hàng, kể cả đào tạo và cung cấp phụ tùng, phụ kiện.
-Tài chính khách hàng, kể cả thu xếp hợp đồng cho thuê.
-Các hợp đồng mua lại và chuyển nhượng.
-Kiểm chứng danh mục liên quan của hơn 400tàu.
-Cấp chứng chỉ quản lý chất lượng tổng thể.
Sản phẩm đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đóng tàu
Sông Cấm có các đặc điểm kĩ thuật như sau:
Bảng 3.1. Danh sách các tàu tại Công ty đóng tàu Sông Cấm
TÊN
CHIỀU
CHIỀU
LỰC
CHIỀU
STT
PHƯƠNG
RỘNG
CAO
KÉO
DÀI (MÉT)
TIỆN
(MÉT)
(MÉT)
(T)
1
ASD 2411
24.65
12.63
3.06
68
2
ASD 3213
32.14
13.29
3.94
94.7
3
ASD 2810
10.43
3.5
56
4
FCS 5009
28.67
51.25
10.1
4.7
250
5
SPA 5009
9.01
4.5
50.09
Tàu lai là một loại tàu đặc chủng có kết cấu gọn nhẹ nhưng công suất lớn để
có thể lai dắt, lai đẩy các tàu hoặc các vật thể khác. Công ty đóng tàu Sông Cấm là
đơn vị chuyên đóng tàu hiện đại xuất khẩu sang các nước châu Âu với các chủng
loại như: tàu cao tốc, tàu cứu nạn, tàu lai ... Trong số đó nổi bật là các loại tàu lai
ASD 2411, ATD 2412, ASD 2810, ASD 3213. Đặc điểm của các loại tàu lai này là
đều được trang bị những chân vịt xoay. Sản phẩm của đơn vị không chỉ đảm bảo
các tiêu chuẩn quốc tế kĩ thuật, mĩ thuật, trình độ người lao động mà còn đảm bảo
đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường.
Tính năng của các loại tàu được thể hiện như sau:
Phương tiện
Tên gọi
Công dụng
ASD 2411, Tàu kéo
ASD 3213,
ASD 2810
Tàu kéo lai là loại tàu kéo được thiết kế
hiện đại với tính cơ động cao. Hệ thống
đẩy bao gồm hai động cơ chính khởi
động bằng điện và hộp làm mát, với hai
chân vịt bánh lái xoay được gắn với chân
vịt bước cố định trong đạo lưu lắp sau
đuôi tàu. Loại tàu này được sử dụng cho
các hoạt động tại bến và gần bờ, được
thiết kế đặc trưng cho các hoạt động kéo
đẩy qua mũi tàu.
FCS 5009
Tàu có thể được sử dụng với chức năng
cung ứng thuyền viên, bảo vệ an toàn
hàng hải, an ninh vùng ven biển hoặc cứu
hộ cứu nạn.
Tàu cung ứng
thuyền viên
Hệ thống động lực gồm 4 động cơ MTU
cho tốc độ tối đa 26 hải lý/giờ. Tàu có thể
mang theo 165 m3 nhiên liệu và 198 m3
nước ngọt.
SPA 5009
Tàu tuần tra cao Tàu nổi bật với khả năng đi biển ưu việt:
tốc
+ Công tác tuần tra ven bờ
+ Bảo vệ bờ biển
+ An toàn hàng hải
+ Tìm kiếm cứu hộ
Công ty đóng tàu Sông Cấm căn cứ vào sự thành công trong việc đóng các
loại tàu theo phạm vi tiêu chuẩn của Đăng kiểm thế giới và mục tiêu kinh doanh các
sản phẩm và dịch vụ đã có một kết quả tốt đẹp lâu dài, công ty hiện tiếp tục sản xuất
nhằm đáp ứng các nhu cầu của các khách hàng trên thế giới các sản phẩm tàu công
trình. Sản phẩm được sản xuất dựa trên các thiết kế hiện đại từ các bộ phận đã được
tiêu chuẩn hóa như tàu kéo và tàu công tác, tàu phục vụ ngoài khơi và tàu cao tốc.
Dự án nhà máy đóng mới tàu biển được thực hiện qua 02 giai đoạn với kế
hoạch sản xuất như sau:
Bảng 3-1: Tàu thiết kế giai đoạn 1
Giai đoạn
1
1
1
Loại
ASD 3213
FCS 5810
FYS 6712
Chiều rộng [m]
13,29
10,50
11,50
Trọng lượng vỏ tàu [tấn]
729
375
800
Trọng lượng vỏ tàu [tấn/m]
42,76
Sức chứa hàng [tấn]
n/a
375
375
Lượng dẫn nước [tấn]
1035
n/a
1270
Chiều dài toàn bộ LOA [m]
32,14
58,50
67,15
Chiều cao tới boong chính [m]
5,50(các phía) 5,00(các phía)
5,40
Mớn nước hạ thuỷ [m]
6,00
Mớn nước đầy tải [m]
6,35 (aft)
4,25
4,00
Chiều cao mạn hạ thủy [m]
Mớn nước đầy tải [m]
130(aWL)
Diện tích chắn gió mặt trước [m2]
73,1
52,5
tồng cộng 160
467(aWL)
Diện tích chắn gió mặt bên [m2]
150
345
tồng cộng 685
Bảng 3-2: Tàu thiết kế bổ sung giai đoạn 2
Giai đoạn
2
2
2
Loại
AHTS
130
AHTS 170 PSV 3000
Trọng lượng vỏ tàu [tấn]
2020
2818
1831
Trọng lượng vỏ tàu [tấn/m]
<45,5
54,3
<45,5
Sức chứa hàng [tấn]
1400
2000
3200
Lượng dẫn nước [tấn]
3500
4950
5200
Chiều dài toàn bộ LOA [m]
67,20
69,60
71,90
Chiều rộng [m]
15,00(mld) 16,00 (mld) 16,00(mld)
Chiều cao tới boong chính [m]
Mớn nước hạ thuỷ [m]
Mớn nước đầy tải [m]
5,00
6,00
6,00
Chiều cao mạn hạ thủy [m]
Mớn nước đầy tải [m]
Diện tích chắn gió mặt trước 174(aWL) 211(aWL) 200(aWL)
[m2]
Diện tích chắn gió mặt bên [m2] 475(aWL) 582(aWL) 570(aWL)
PSV 6500
4205
54,9
6500
10850
10 ,00
22,0 (mld)
6,50
352(aWL)
900(aWL)
* Mớn nước bao gồm sống tàu.
** 10% điều kiện.
*** aWL = trên mực nước.
Một vài loại tàu được nêu ở trên có chiều dài vượt quá chiều dài của công
trình nâng tàu. Những tàu nằm trong trường hợp này được bổ sung ở giai đoạn phát
triển sau, theo đó công trình nâng tàu sẽ được mở rộng để đáp ứng được chiều dài
tàu lớn nhất.
- Hạ thủy hoặc nâng tàu sẽ diễn ra ít nhất 2 – 3 lần mỗi tuần hoặc 10 lần một
tháng trong suốt cả năm.
Việc tàu công trình luôn đóng tỉ trọng sản xuất lớn, đồng thời, chi phí sản
xuất và hiệu quả đầu tư rất khả quan đối với tàu công trình. Dưới đây là bảng thể
hiện hiệu quả đầu tư của các loại tàu.
Bảng 3.3 :Giá thành các loại tàu và hiệu quả đầu tư
Giá thành và giá bán từng loại tàu (đơn vị tính : theo €)
Loại tàu
Giá bán
Chi phí
Lợi nhuận
10.0%
Chi phí tiền mặt
ASD Tug 2411
770,000
92,400
77,000
600,600
ASD Tug 3213
1,700,000
204,000
170,000
1,326,000
Small Tug
140
17
14
109
Fast Craft
220,000
26,400
22,000
171,600
FCS/SPA
1,500,000
180,000
150,000
1,170,000
Cùng với mức lợi nhuận 10%, tuy nhiên, hạng mục tàu công trình loại ASD
Tug 2411 có mức chi phí bằng 45% chi phí sản xuất của tàu ASD tug 3213 và bằng
51% so với mức chi phí của tàu FCS/ SPA. Điều này cho thấy sản xuất tàu công
trình vừa tiết kiệm chi phí, thời gian mà mức lợi nhuận vẫn được đảm bảo.
Các khách hàng đang có nhu cầu về các sản phẩm tàu và các dịch vụ bao gồm
các công ty vận tải biển, các công ty khai thác kéo tàu và cứu hộ, các công ty nạo
vét luồng lạch, cảng vụ, các công ty bảo vệ bờ biển, hải quan và dầu khí.
* Nhãn hiệu – Bao gói: Đối với các tàu công trình đã được hoàn thiện trong
thời gian ký kết hợp đồng được lưu tại cầu cảng và được vệ sinh tàu định kỳ. Đồng
thời xưởng hoàn thiện và xưởng Sơn với thiết kế chia thành thành khu vực được sử
dụng để bảo quản tàu. Trước khi tiến hành bàn giao cho khách hàng, mọi tàu đều
được chạy thử đường dài, kiểm tra việc vận hành của các hệ thống và thiết bị trên
tàu. Tất cả các hoạt động chạy thử đều có bên thứ ba là trung tâm kiểm định chất
lượng tham gia và đánh giá. Toàn bộ hồ sơ tài liệu về tàu bao gồm từ thông tin giờ
công, kiểm định chất lượng của các hệ thống, hướng dẫn sử dụng và bảo hành đều
được bàn giao cho khách hàng đầy đủ.
3.2. Tổng quan về thị trường, phân tích và cạnh tranh:
3.2.1 Tổng quan về thị trường:
3.2.1.1 Đặc điểm thị trường:
Thị trường có sẵn cho ĐSC là tàu kéo, tàu công tác và tàu cao tốc. Dự án đầu
tư này còn chưa tính đến sự phát triển của thị trường tàu kéo và tàu công tác trong
tương lai.
Căn cứ theo dữ liệu của tạp chí World Shipping, thị trường toàn cầu cho tàu
kéo, tàu đẩy, tàu cứu hỏa và tàu kéo cảng trung bình hàng năm lớn hơn 220
chiếc/năm. Cũng theo căn cứ dữ liệu của tạp chí World Shipping,ĐSC là hãng chế
tạo đứng đầu về thị trường này với trung bình hơn 13%/năm.
Chúng tôi tin rằng với thị trường tiềm năng trong tương lai, tàu kéo, tàu công
tác và tàu cao tốc sẽ lớn lên. Các thị trường phát triển nhanh như Trung Quốc và Ấn
độ đang có sự tăng trưởng lớn trong ngành vận tải biển và các phương tiện hoạt
động trong cảng, ngoài ra còn có các nước khác đã liên quan trực tiếp đến nhu cầu
tàu kéo và tàu công tác.
Bằng việc tích cực đi tìm hiểu thị trường trong 175 quốc gia, tiềm năng này
sẽ được thông báo bởi các tổ chức kinh doanh của ĐSC. Từ đó luôn đảm bảo tính
sẵn sàng của sản phẩm phục vụ cho thị trường.
Công ty ĐSC là một nhà máy sản xuất, sẽ có các khách hàng, là những khách
hàng trên toàn thế giới, ĐSC thực thi các công việc đóng tàu, lắp ráp và bàn giao
tàu. Điều này có nghĩa là sự định hướng và quan điểm khách hàng của ĐSC sẽ
giống các nhà máy đóng tầu khác trên thế giới.
Khách hàng sẽđến cả từ khu vực tư nhân và nhà nước.
Đánh giá thị trường và kinh doanh:
Các mục tiêu dưới đây sẽ đưa ra sự đánh giá thị trường và kinh doanh:
-Chiến lược và xúc tiến thị trường.
-Bán hàng.
-Thực hiện dự án, bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng.
Chiến lược thị trường của, ĐSCsẽ là rất nhiều trong phần chiến lược hướng
vào sự chỉ đạo thị trường phù hợp của các loại tàu chuyên dùng nghĩa là để trở
thành nhà máy đóng tàu chính của loại sản phẩmnhưđãnêu ở trên và thỏa mãn nhu
cầu khách hàng với giá cả cạnh tranh. Vì sự cạnh tranh giá cả cao ở các quốc gia mà
ĐSC tích cực theo đuổi các đơn đặt hàng đóng tàu là điều quan trọng chính yếu và
để đảm bảo là phần lớn công nhân đóng tàu được làm ở những quốc gia có mức
lương thấp so với các nước Tây Âu.
ĐSC cũng có thỏa thuận về thị trường và công việc bán hàng là trách nhiệm
của ĐSC. ĐSC có tổ chức hiện tại có nhiệm vụ về thị trường và bán hàng ở hơn 120
quốc gia trong đó có Việt Nam, cho nên tất cả các hoạt động và bán hàng sẽ được
các phòng ban của ĐSC, phối hợp để đưa ra sự kết hợp sản phẩm thị trường khu
vực.
Một hợp đồng đã được ký kết và có hiệu lực thực thi điều phối viên hoặc
giám đốc dự án báo cáo cho Giám đốc sản phẩm về các vấn đề kỹ thuật và báo cáo
Giám đốc kinh doanh về các vấn đề thương mại chuyển giao thực hiện dự án. Điều
này có nghĩa là trong khi thực hiện hợp đồng công ty sẽ chịu trách nhiệm với khách
hàng cho dù việc đóng vỏ tàu và lắp đặt thiết bị có thể được đặt ở một nơi bên ngoài
công ty.
3.2.1.2 Phân tích thị trường:
Môi trường vĩ mô:
* Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015:
Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển 2011-2015 trong bối cảnh thế giới đang
thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Nền kinh tế thế giới chịu hậu quả của
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2007-2009, thâm hụt ngân
sách và khủng hoảng nợ công ở các nền kinh tế lớn như: Mỹ, EU và Nhật Bản…
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn
cầu có nhiều biến động mạnh: Thị trường hàng hóa quốc tế, đặc biệt là dầu thô giảm
giá liên tục và giảm ở mức sâu trong những tháng qua, chủ yếu do nguồn cung tăng,
tác động tích cực tới tăng trưởng của các nước nhập khẩu dầu nhưng đối với các
nước xuất khẩu dầu, tăng trưởng bị ảnh hưởng do doanh thu xuất khẩu giảm. Bên
cạnh đó, mối quan ngại lớn nhất trong thời gian qua là sự bất ổn của thị trường tài
chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc - nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới, khiến phần lớn các quốc gia châu Á phải đối mặt với áp lực phá
giá tiền tệ để bảo đảm năng lực cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, thị
trường tiền tệ và cổ phiếu tại các nền kinh tế mới nổi đang chịu nhiều áp lực do các
dòng vốn đầu tư giảm đáng kể.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước tính tăng 6,50% so
với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng
6,81%. Trong mức tăng 6,50% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 2,08%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 9,57%, đóng góp 3,12 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,17%,
đóng góp 2,38 điểm phần trăm.
* Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016:
Với giả thiết tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục ổn định ở mức trung bình
4%. Tốc độ tăng đầu tư trung bình giai đoạn tăng 7%. Dự báo tốc độ tăng xuất khẩu
đạt 10%, trong khi tốc độ tăng nhập khẩu đạt 12,5%, cán cân thương mại vẫn chủ
yếu là nhập siêu.
Môi trường ngành:
• Chính sách phát triển ngành đóng tàu:
Ngày 22 tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
1901/QĐ-TTg Kế hoạch hành động phát triển Ngành Công nghiệp đóng tàu thực
hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt NamNhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 1043/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ (Kế hoạch).
Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam bắt đầu được đầu tư mạnh mẽ từ năm
2002, và mới chỉ đang trong giai đoạn tiếp nhận chuyển giao từ các trung tâm đóng
tàu lớn ở châu Á. Ngoài Vinashin được thành lập từ năm 2006 (nay là Tổng Công
ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC)) giữ vai trò nòng cốt, ngành đóng tàu của Việt Nam
còn có các cơ sở đóng tàu thuộc sở hữu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (2)
Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và một số tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước
khác, (3) các cơ sở đóng tàu thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, (4) các doanh
nghiệp địa phương và tư nhân, và (5) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Việt Nam có 120 nhà máy đóng, sửa chữa tàu với trọng tải trên 1.000 DWT,
với 170 công trình nâng hạ thủy. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng
2,6 triệu DWT/năm, nhưng năng lực thực tế đạt 800.000 - 1.000.000 DWT/năm
(31-39% công suất thiết kế), trong đó đảm nhận 50% nhu cầu trong nước (300.000 400.000DWT/năm); xuất khẩu 500.000 - 600.000 DWT/ năm chiếm 0,3 - 0,4% thị
phần đóng tàu thế giới.
Tính đến năm 2010, toàn ngành có khoảng gần 100.000 lao động, trong đó
Vinashin có khoảng 43.797 lao động (đến 7/2013 còn khoảng 26.000 lao động),
song các lao động có chứng chỉ quốc tế còn rất ít so với yêu cầu.
Mục tiêu của Kế hoạch hành động phát triển ngành đóng tàu Việt Nam nhằm
đưa ngành đóng tàu trở thành ngành mũi nhọn trong thực hiện Chiến lược kinh tế
biển; tập trung vào sản xuất một số sản phẩm phù hợp với điều kiện phát triển của
Việt Nam; xác lập lòng tin trên thị trường thế giới về Việt Nam là một quốc gia có
ngành đóng tàu với chất lượng cao.
Một số chỉ tiêu định lượng đến năm 2020:
- Tốc độ tăng giá trị sản lượng toàn ngành: 5-10%.
- Dành 70-80% năng lực sản xuất phục vụ nhu cầu đóng tàu các loại ở trong
nước, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, trừ một số loại
tàu như: tàu ngầm, tàu tuần dương hạm, tàu chiến đấu, đòi hỏi công nghệ và
kỹ thuật cao.
- Từ 3-10% dành cho xuất khẩu; Số lượng tàu xuất khẩu dự kiến 1,67-2,16
triệu tấn/năm.
* Thị trường khách hàng: Khách hàng của công ty đóng tàu Sông Cấm gồm thị
trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Trong đó, thị trường nội địa bao gồm cả
khách hàng tư nhân và Nhà nước.
3.2.2 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị:
* Cơ sở hạ tầng:
Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển sẽ được xây dựng với hệ thống hạ
tầng và các trang thiết bị đồng bộ phục vụ tàu dài đến 120m. Công ty tiến hành đầu
tư có chọn lọc các trang thiết bị thiết yếu đảm bảo từng bước xây dựng Nhà máy
đóng mới và sửa chữa tàu biển trở thành nhà máy có công nghệ đóng mới, sửa chữa
tàu vận tải, thuỷ sản, tàu công trình hiện đại tương đương với các các nhà máy đóng
mới và sửa chữa tàu tiên tiến trong nước và khu vực.
* Tổng mặt bằng cơ sở và chi tiết các hạng mục của dự án.
Khu đất xây dựng Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển nằm thuộc xã
Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Khu đất này có tổng diện
tích khoảng 427,490.9m2. Trong đó, diện tích xây dựng khoảng 279,362.3 m2.
Tổng mặt bằng cơ sở và chi tiết các hạng mục của dự án được thể hiện dưới
bảng sau:
Bảng 3.3. Hạng mục công trình của Công ty đóng tàu Sông Cấm
Số
Diện tích
Đặc điểm
TT
Tên công trình
2
lượng
(m )
I
Các hạng mục công trình chính
01 tầng và 02 tầng
1
Xưởnglắpráp
01
11.212,5
lửng
2
VănPhòngĐiềuHành
01
1.204,9
04 tầng
Kho Tổng Hợp & Xưởng Gia Công
01 tầng
3
01
2.562,0
Thép/Ống dẫn
01 tầng và tầng
4
XưởngMộc&CơĐiện
01
1.802,0
lửng
5
NhàĐiềuKhiểnCầu Trục
01
42
02 tầng
6
KhoKhíGa
01
78,7
1 tầng
7
Hồ chứa nước
02
781
8
Vũng tàu
01
1000
9
Khu nâng tàu
01
1440
10 Kè vũng tàu
01
120
11 Bến nổi
03
959
II Các hạng mục phụ trợ
1 tầng ngầm, một
1
Trạm bơm
01
9,44
phần nhô lên mặt
đất
2
Trạm điều chỉnh điện
01
39,44
1 tầng
3
Nhà bảo vệ
01
67,1
4
ThiếtkếPCCC
01
100
5
Hệ thống thoát nước
01
150
6
Thiếtkếhệthốngcấp nước
01
150
7
Hệ thống điện
01
100
8
Hệ thống cây xanh cảnh quan
01
216.784,5
9
Hệ thống giao thông
45.281,3
Khả năng lắp ráp của nhà máy trong giai đoạn đầu đạt xấp xỉ 15 chiếc tàu
công trình mỗi năm, rồi tăng lên khoảng 40 chiếc mỗi năm. Bố trí nhà máy được
thiết kế để lắp ráp các tàu công trình như tàu lai dắt ASD 3213 và FYS 6712. Tàu
lai dắt lớn nhất có kích thước 32m chiều dài, 13m chiều rộng và 6m mớn nước với
khối lượng hạ thủy tối đa 729 tấn. Tàu vận chuyển thuyền viên lớn nhất có chiều
dài 67m, chiều rộng 11,5m và 4m mớn nước, khối lượng hạ thủy 800 tấn.
Trong giai đoạn 3, nhà máy đóng tàu sẽ đóng thân tàu và hoàn thiện tại chỗ,
danh mục sẽ mở rộng sang các loại tàu vận tải và xa bờ. Độ dài tối đa của những
loại tàu này xấp xỉ 105m chiều dài, 22m chiều ngang và khối lượng hạ thủy 4.205
tấn. Các thiết bị vận chuyển và xe chở tàu sẽ được thiết kế để phù hợp với điều kiện
di chuyển của tàu lớn nhất.
Trong bước tiếp theo của việc sẽ nghiên cứu tính khả thi của việc đóng các
tàu phục vụ xa bờ và các tàu hàng đến 12.000DWT.
* Trang thiết bị:
Các trang thiết bị được đầu tư phù hợp với các yêu cầu trong quy trình công
nghệ của nhà máy, đảm bảo trình độ kỹ thuật tiên tiến, có khả năng chế tạo ra các
sản phẩm chất lượng cao. Các trang thiết bị này phải đáp ứng được nhiệm vụ kỹ
thuật và thực hiện các giải pháp công nghệ của nhà máy được chia ra làm 2 loại là
trang thiết bị phụ và trang thiết bị chính.
Trang thiết bị chính bao gồm: Các dây chuyền chính như dây chuyền gia
công chi tiết, lắp ráp tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn phục vụ cho sản xuất chính cho
sản phẩm của nhà máy.
Trang thiết bị phụ bao gồm: các thiết bị hoạt động tương đối độc lập, phụ trợ
cho các trang thiết bị chính như pa lăng, cần cẩu, các trang thiết bị cấp nước, khí
nén, điện động lực, thiết bị kiểm tra, thiết bị văn phòng.
3.2.3 Đặc điểm nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu đầu vào gồm hai loại: vật tư chính và vật tư phụ. Để sản xuất
các tàu với tiêu chuẩn tốt nhất, bên cạnh nguồn nguyên vật liệu trong nước, công ty
luôn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu từ bên ngoài và nhập khẩu các phụ kiện,
máy móc chính từ châu Âu.
3.2.4 Đặc điểm về nhân lực:
Khối lượng lao động cần thiết để thực hiện kế hoạch sản xuất năm được xác
định trên cơ sở trình độ tổ chức và kỹ thuật, số lượng sản phẩm được sản xuất như
nhu cầu cần thiết phục vụ cho các loại tàu đóng mới hàng năm của thị trường.
Với đặc thù của ngành đóng tàu nên trình độ của công nhân trực tiếp tham gia
sản xuất cần phải có kinh nghiệm và trình độ cao, được đào tạo trong thực tế hoặc
từ các trường kỹ thuật chuyên ngành. Theo định mức sản xuất của sản phẩm nhà
máy thì số lượng lao động của nhà máy bao gồm cả lao động trực tiếp ở các bộ
phận như vỏ, bãi, đà và lao động gián tiếp như cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý.
Bảng 3.4: Số lượng lao động tại công ty đóng tàu TNHH đóng tàu Công ty
đóng tàu Sông Cấm ước tình trong 02 năm đầu (đơn vị tính: người)
Nội dung
Năm 1
Năm 2
1 Tổng số lao động
420
680
2. Trình độ:
Đại học
Cao đăng
Trung cấp
Trung học
-
3. Hình thức:
- Gián tiếp
- Trực tiếp sản xuất:
- Đai học và trên đại
học: 150
- Cao đẳng: 50
- Trung cấp: 200
- Trung học: 20
- Đai học và trên đại
học: 200
- Cao đẳng: 100
- Trung cấp: 350
- Trung học: 30
- Gián tiếp: 180
- Trực tiếp: 220
- Gián tiếp: 250
- Trực tiếp: 430
Chính sách đối với sự tuyển chọn, việc làm sa thải, lại công việc, tiền lương,
nghỉ phép công đoàn lao động, đạo tạo, bảo hiểm, quỹ y tế, quỹ thưởng, kỷ luật sẽ
được đưa vào trong chính sách của công ty sao cho tuân thủ luật pháp hiện hành.
Công ty tập trung vào diễn biến công việc và các mối quan hệ lao động tốt
đẹp. Đào tạo và phát triển sự nghiệp sẽ tích cực khuyến khích và tầm quan trọng sẽ
đem lại sức khỏe và sự an toàn cho tất cả các công nhân.
Bổ sung trực tiếp các nhu cầu lao động cần cho giai đoạn phát triển tiếp theo,
tùy thuộc vào các loại tàu được đóng và số lượng tôn thép sẽ dụng đóng tàu. Căn
cứ vào việc đóng các tàu hàng và khối lượng 10.000 tấn tôn theo sử dụng đóng tàu
cho mỗi năm thì các nhu cầu cần thêm lao động.
Trên cơ sở công nghệ đã lựa chọn, khối lượng công việc đóng tàu được thực
hiện sau khi dự án đi váo hoạt động, mức tiêu hao lao động được tính toán nhờ vào
hệ số kinh nghiệm đối với từng phân xưởng của một số nhà máy trong nước. Các
nguyên công được phân theo tỷ lệ phần trăm so với tổng số công thực hiện cho một
tàu mẫu. Tổng số công thực hiện cho một tàu mẫu lại phụ thuộc vào khối lượng vật
tư thiết bị các loại làm nên con tàu. các hệ số này chỉ mang tính tương đối tùy thuộc
nhiều yếu tố như: Trình độ quản lý, cớ chế trả lương, tay nghề công nhân, mức độ
ứng dụng tự động hóa...của từng nhà máy. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về
lý thuyết cũng như thống kê thực tế để có phương pháp tính nhu cầu nhân lực tốt
hơn phương pháp này. Đây cũng chỉ là căn cứ dự kiến để tính chi phí nhân công,
chuẩn bị cho nguồn lao động cũng như tổ chức bộ máy quản lý. Trong quá trình đi
vào sản xuất sẽ xuất hiện những bất cập không thể tránh khỏi đòi hỏi phải điều
chỉnh . Việc này giống như quá trình chạy tối đa cỗ máy mới nên chưa thể phát huy
hết công suất, do đó những năm đầu đi vào hoạt động không thể đạt công suất tối đa
thiết kế.
3.2.5 Đặc điểm công nghệ đóng tàu:
Hình thái công nghệ để đóng tàu đều dựa trên cơ sở lắp ráp hoàn thiện trong
nhà xưởng. Trong tiến trình hoàn thiện tàu, cần phối hợp các phần việc khác, các
lĩnh vực (vỏ, máy ống điện..) một cách nhịp nhàng, hợp lý, đảm bảo tiến độ, chất
lượng của các sản phẩm.
Ngoài ra để tạo điều kiện rút ngắn thời gian thi công cần thiết kế các cản
phẩm tàu với kích thước và trọng lượng lớn nhất tương ứng với sức cẩu, đây cũng
là cơ sở để xem xét khả năng đầu tư thiết bị cẩu và phương tiện vận chuyển, hoàn
thiện và giao tàu.
Sơ đồ quy trình cồng nghệ đóng tàu như sau:
* Thuyết minh các công đoạn đóng mới tàu:
Nguyên công lắp ráp:
Các sản phẩm sau khi được chế tạo hoàn thiện phần vỏ tại các nhà máy trong
khu vực được tập kết tại bến nâng hạ tàu của nhà máy trước khi được vận chuyển
vào các xưởng thực hiện việc hoàn thiện, đấu lắp. Trong giai đoạn này cũng kết hợp
với các công việc lắp ráp, các công việc của phần thiết bị trên boong, máy, ống điện
và sơn.
Giai đoạn hoàn chỉnh tàu trong nhà xưởng lắp ráp và hạ thủy:
Hoàn chỉnh tàu trong nhà xưởng lắp ráp bao gồm:
- Các đường ống và phụ kiện
- Các chi tiết phần điện
- Các loại bệ, giá kệ của các máy và thiết bị
- Phần lớn các máy móc, thiết bị buồng máy
- Các chi tiết phần mộc
Mục tiêu là hoàn thiện tối đa khối lượng công việc của các phần-cho đến khi
hạ thủy, mặc dù khối lượng công việc còn lại dù là ít, nhưng do điều kiện làm việc
trên mặt nước sẽ tiêu phí nhiều công lao động và thời gian.
Giai đoạn hoàn thiện tại cầu tàu:
Khi kết thúc giai đoạn này, tàu đã phải được lắp các nhóm thiết bị sau:
- Hoàn chỉnh toàn bộ phần thân tàu.
- Hoàn chỉnh các hệ thống ống.
- Hoàn chỉnh hệ thống các thiết bị:
+ Hệ thống neo
+ Hệ thống lái và máy lái
+ Hệ thống chằng buộc
+ Hoàn chỉnh các hệ thống khác như: các loại cột, giá cho tín hiệu,
chiếu sáng, cửa, cầu thanh và các phụ kiện trên boong khác...
+ Hoàn thiện hệ thống trục chân vịt
+ Hoàn chỉnh các thiết bị buồng máy
+ Hoàn thiện mộc và thiết bị nội thất
- Sơn hoàn thiện
- Hoàn thiện các công việc còn lại của các phần kết hợp và xen kẽ với quá trình
thử từng bộ phận.
Thử nghiệm, hoàn thiện sau khi nghiệm thu và bàn giao:
Phòng kế hoạch chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kinh tế bàn giao cho
chủ tàu.
3.2.6 Đặc điểm tổ chức vận hành nhà máy:
Các loại hình vận hành:
Trong nhà máy đóng tàu hiện đại, lực lượng vận hành được chia thành các
nhóm sau:
- Vận hành cẩu:
- Vận hành các phương tiện vận tải :
- Vận hành điện:
- Vận hành hệ thống chung: - Vận hành nhiên liệu: Bốc dỡ, giao nhận, lưu
kho và cấp than lên lò hơi và các hoạt động liên quan.
- Vận hành các hệ thống đặc biệt:
Các hoạt động vận hành trên được triển khai ở từng bộ phận và có các báo
cáo tổng thể gửi về trung tâm điều hành. Điều này sẽ giúp cho các cán bộ vận hành
nắm được tổng thể tình trạng hoạt động của toàn nhà máy, trao đổi thông tin giũa
các bộ phận kịp thời và linh hoạt hơn, cho phép họ phối hợp một cách chính xác
hơn.
Triết lý vận hành nhà máy:
- Chiến lược vận hành và bảo dưỡng nhà máy phụ thuộc vào vai trò của nó
trong hệ thống phát triển công nghiệp tàu thủy mà cụ thể là các nhà máy đóng tàu
trong khu vực Hải Phòng và thậm chí và toàn miền bắc hay cả nước. tất các các yếu
tố của hệ thống có thể tác động đến nhà máy và các yếu tố chi phối bên ngoài như
thị trường, khách hàng...sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề vận hành nhà máy,
nguồn nhân lực và nguồn lực khác gắn liền với quá trình sản xuất.
- Chế độ vận hành của nhà máy bao gồm chế độ vận hành theo ngày, tuần,
theo tháng, theo mùa cần được xác định trên cơ sở yêu cầu sản xuất và các yếu tố
chi phối từ bên ngoài.
Triết lý bảo dưỡng nhà máy:
Các yêu cầu về bảo dưỡng nhà máy, cả ngắn hạn và dài hạn, cần được xác
định phù hợp với các mục tiêu đặt ra đối với vận hành. Cụ thể là các mục tiêu vận
hành sẽ chi phối các vấn đề như:
Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển sẽ thực hiện hầu hết công việc bảo
dưỡng sửa chữa, trường hợp đặc biệt mới thuê ngoài. Nhân sự cho nhà máy cũng
như các công cụ và thiết bị cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng vì thế sẽ phải
được chuẩn bị phù hợp.
Áp dụng tin học vào công tác quản lý công tác vận hànhvà bảo dưỡng nhà
máy:
Việc sử dụng máy tính để nâng cao chất lượng quản lý công tác vận hành và
bảo dưỡng là điều rất cần thiết. Các ứng dụng thông thường nhất của công nghệ tin
học trong nhà máy
Trong khuôn khổ dự án, Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển được trang
bị một hệ thống máy tính nối mạng LAN, với các phần mềm cần thiết để phục vụ
cho công tác vận hành và bảo dưỡng nhà máy. Đồng thời, phải nâng cao kỹ năng sử
dụng và khai thác hệ thống của nhân viên nhà máy.
3.3Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và sự cạnhtranh có thể xảy
ra:
Cùng với các nhân tố đã nêu ở trên về những thành công của Công ty trong
tiếp thị thị trường và bán sản phẩm, một bản mấu chốt về các điểm mạnh, điểm yếu
các thời cơ và các sự cạnh tranh sẽ phải đối phó trong mối quan hệ kinh doanh đã
được lập thành kế hoạch kinh doanh của Cty.
Các điểm mạnh:
-Sự kết hợp lĩnh vực sản phẩm tự đổi mới, sự quản lý hiệu quả, công nghệ
hiện đại và giá cạnh tranh, chi phí môi trường, sản xuất thấp. Các sản phẩm của
ĐSC sẽ không chỉ phục vụ thị trường khu vực mà còn chứng minh được là cũng
phù hợp với các thị trường khác.
-Trình độ chuyên môn cao và tiếp tục cải tiến sự thỏa mãn của khách hàng.
-Có kiến thức kinh nghiệm lớn và sự tiếp tục cải tiến sự thỏa mãn của khách
hàng.
-Có kiến thức kinh nghiệm lớn và sự thâm nhập sâu vào thị trường bằng
việctiếp tục tìm tòi và học hỏi.
-Đóng hoàn thiện hoặc bán hoàn thiện các tàu.
-Xác định vị trí để tiếp cận các nền kinh tế đang phát triển ở ChâuÁ.
Các điểm yếu:
-Hội nhập sự quản lý khác nhau và nhiều hình thức văn hóa lao động có
thểlúc ban đầu bị ảnh hưởng xấu cho hiệu lực của tổ chức.
-Các hoạch định then chốt đòi hỏi sự nhất trí chấp thuận của Cty.
Sự cạnh tranh:
-Sự cạnh tranh mạnh của Ấn độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Tây Ban Nha,
BaLan. Một số nhà máy ở các quốc gia này đang cải tiến, tăng nhanh, tăng mạnh
chất lượng. Sự cạnh tranh này được xem như một thách thức trong cùng thờigian.
-Về đồng đô la Mỹ, ở Trung Đông, Mỹ la tinh và các quốc gia châu Á có nền
kinh tế và tiền tệ liên quan chặt chẽ với đồng đô la Mỹ hơn đồng Euro.
Thị trường đóng tàu xuất khẩu: Trong vài thập kỷ gần đây, cùng với xu thế
toàn cầu hoá và sự năng động của nền kinh tế Châu Á, ngành công nghiệp đóng tàu
đã có xu hướng chuyển dịch từ Châu Âu sang Châu Á, Các nước được đánh giá
phát triển nhanh là Nhật Bản hiện đã chiếm thị phần tới 33%, Hàn Quốc chiếm 42%
sản phẩm đóng tàu thế giới... Nhưng đây là những nước có giá nhân công cao nên
đang bị cạnh tranh gay gắt, năng lực đóng tàu của các nhà máy đều đã quá tải, nên
xu hướng đầutư công nghiệp đóng tàu đang hướng về các nước nhân công rẻ, trong
đó có Việt Nam; bên cạnh đó, chúng ta có lực lượng lao dộng dồi dào, trình độ lao
động khá cao trong khu vực và có vị thế địa lý khá thuận lợi cho cho phát triển
ngành hàng hải nói chungvà ngành công nghiệp tàu thuỷ nói riêng. Vì vậy, nếu có
định hướng đúng, có chính sách ưu tiên đầu tư hợp lý thì chúng ta có thể nắm bắt
được thị trường này, tranh thủđược vốn dầu tư, liên doanh liên kết với các nước có
ngành CNTT phát triển để đưangành CNTT Việt Nam phát triển đủ sức cạnh tranh
với các nước trong khu vực và thếgiới.
Việc đưa vào hoạt động Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển sẽ góp
phần:
-Đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường đóng mới và sửa chữa tàu phục vụ xuất
khẩu.
-Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hải Phòng theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực Hải
phòng đều tập trung cho phát triển công nghiệp–xây dựng, nhằm tăng tỷ trọng của
nhóm ngành này trong cơ cấu GDP (phấn đấu đạt chỉ tiêu trên 40%). Với số lượng
nguyên liệu đầu vào của nhà máy sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công
nghiệp phụ trợ: luyện kim, năng lượng điện, góp phần gia tăng sự luân chuyển hàng
hóa tại các cảng trong khu vực và tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành phần
kinh tế.
-Tạo nên sự cân đối trong công nghiệp đóng tàu tại miền Bắc.
-Mang lại hiệu quả xã hội to lớn, song song với quá trình xây dựng, khi dự án
đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động làm giảm tỷ lệ
thất nghiệpvà các tệ nạn xã hội và làm tăng thu ngân sách cho địa phương.
Qua phân tích ở trên, việc đầu tư nhà máy đóng tàu phục vụ định hướng sản
xuất kinh doanh của, ĐSC là thực sự cần thiết đối với điều kiện của doanh nghiệp.
4. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
4.1 Chiến lược của công ty trong giai đoạn đầu mới thành lập:
4.1.1 Nội dung chiến lược:
Công ty hiện sẽ thực hiện song song 02 chiến lược: chiến lược đa dạng hóa
đồng tâm và chiến lược xâm nhập từ từ đối với hạng mục tàu cung ứng. Do thị
trường trước đây của công ty là tàu công trình, trong 02 năm gần đây, công ty bắt
đầu thực hiện sản xuất những tàu cung ứng đầu tiên loại FCS/ SPA. Vì là một sản
phẩm mới, công ty hiện đang cân đối giữa chi phí và giá thành bán ra sao cho bán
với giá vừa phải và chi phí khuyến mãi được dành với tỷ trọng thấp. Công ty đánh
giá việc giá thấp sẽ khuyến khích thị trường tiếp nhận sản phẩm nhanh chóng. Chi
phí khuyến mãi thấp nhằm giúp công ty thu được tỉ suất lợi nhuận nhiều hơn.
4.1.2 Đánh giá chiến lược sản phẩm giai đoạn đầu:
* Ưu điểm: Công ty đã tìm ra một nhánh phát triển mới cho chủng loại sản phẩm.
Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho việc mở rộng thị trường kinh doanh sau này
của công ty.
Chiến lược này được đánh giá là khá phù hợp với đặc điểm của sản phẩm tàu
cung ứng do quy mô thị trường lớn và khách hàng thường khá nhạy cảm với giá và
biến động giá.
Việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm giúp công ty tận dụng được
các nguồn lực sẵn có của mình và mở rộng phát triển kinh doanh hơn nữa.
* Nhược điểm: Việc thâm nhập một thị trường mới và sản phẩm là mới so với quy
mô công trình của công ty, đôi khi gặp khó khăn do quy mô thiết kế ban đầu của
công ty là sản xuất tàu công trình. Mặt khác, các điểm mạnh của công ty phần lớn
phù hợp với việc sản xuất tàu công trình bao gồm đội ngũ kĩ sư, thợ sản xuất trực
tiếp có kinh nghiệm lâu năm trong việc thực hiện các thiết kế tàu công trình.
Việc thâm nhập một thị trường mới đồng thời, gây ra nhiều khó khăn cho
công ty khi số lượng đối thủ cạnh tranh tăng hơn so với trước.
Những kết quả bước đầu của kết quả kinh doanh đối với tàu cung ứng là
không hề nhỏ. Tuy nhiên, công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các
đơn hàng mới và các nhà cung ứng nguyên vật liệu phù hợp với thiết kế của tàu
cung ứng.
4.2 Vận dụng chiến lược sản phẩm theo chu kỳ sống:
Theo chu kỳ sống của một sản phẩm, tàu công trình hiện đang nằm trong giai
đoạn phát triển với các đặc điểm: mức tiêu thụ sản phẩm bắt đầu tăng. Một số khách
hàng châu Âu đã tìm đến và đặt đơn hàng sản xuất. Cùng lúc này, các công ty đóng
tàu nội địa cũng nhận được các đơn hàng đóng tàu công trình tương tự, đặc biệt là
tàu lai dắt, tàu kéo. Trong giai đoạn này, công ty cần theo dõi nhịp độ tăng trưởng
của sản phẩm, đặc biệt khi nhịp độ tăng trưởng chuyển từ nhịp độ nhanh sang chậm
dần.
Dựa trên phân tích ma trận SWOT ở trên và đặc điểm kinh doanh của công ty,
công ty xác định chiến lược sản phẩm như sau:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và bổ sung các tính chất mới để nâng cao hiệu
quả hoạt động của tàu công trình.
- Thiết kế và cải tiến sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.
- Chuyển từ mức độ biết đến sản phẩm sang mức độ ưa thích sản phẩm.
5. CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ PHẢI ĐÁP ỨNG
5.1. Mục tiêu sản phẩm:
Nhà máy sẽ chủ yếu sản xuất các loại tàu công tác, tàu kéo cảng, tàu cứu hộ:
-ASD 3212 – NA – 32 m (tug)
-ASD 2810 – NA – 28 m (tug)
-SPA 4207 – NA – 42 m (patrol vessel)
-FCS 5009 – NA – 50 m (crew tender)
-DFF 4212 – NA – 42 m (catamaran passenger ferry)
-DFF 3810 – NA – 38 m (dito)
-PSV 3000 – 3200 – 72 m (platform supply vessel)
-PSV 6500 – 6500 – 105 m (ditto )
-AHTS 170 – 2000 – 70 m (anchor handling tug)
5.2. Công suất:
Đóng tàu, phương tiện thủy các loại có chiều dài nhỏ hơn 120m, công suất
nâng dần từ15 đến 30 tàu trong hai năm đầu và nâng công suất lên đến 40 tàu vào
các năm tiếp theo.
5.3. Các yếu tố cần thiết trong quá trình sản xuất:
5.3.1. Các yếu tố đầu vào:
Trong quá trình sản xuất, các yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng trong
việc tính toán giá thành của sản phẩm. Các yếu tố này bao gồm:
Nguyên vật liệu đầu vào:
+ Vật tư chính
+ Vật tư phụ
-Lao động trong nhà máy: Với đặc thù của ngành đóng tàu nên trình độ của
công nhân trực tiếp tham gia sản xuất cần phải có kinh nghiệm và trình độ cao,được
đào tạo trong thực tế hoặc từ các trường kỹ thuật chuyên ngành. Theo định mức sản
xuất của sản phẩm nhà máy thì số lượng lao động của nhà máy bao gồm cả lao
động trực tiếp ở các bộ phận như vỏ, bãi, đà và lao động gián tiếp như cán bộkỹ
thuật, cán bộ quản lý.
-Yếu tố môi trường: Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển với công nghệ
đóng mới các phương tiện thủy cách biệt với khu dân cư, nguyên vật liệu chủ yếu
sử dụngtrong sản xuất là tôn, sắt, thép, que hàn và máy móc thiết bị gia công lắp ráp
nên việcxử lý chất thải sẽ được xử lý. Vấn đề tiếng ồn và dầu thải sẽ được xử lý
theo tiêu chuẩn.
-Phòng chống cháy nổ: Phòng cháy chữa cháy là một công việc rất quan
trọng.
Vì vậy chi phí phòng chống cháy nổ đượcưu tiên để ngăn chặn các thiệt hại
về kinh tế môi trường.
5.3.2. Các yếu tố đầu ra:
ĐSC có thị trường và công việc bán hàng là trách nhiệm, nhiệm vụ về thị
trường và bán hàng ở hơn 120 quốc gia trong đó có Việt Nam, cho nên tất cả các
hoạt động và bán hàng sẽ được các phòng ban của Cty phối hợp để đưa ra sự kết
hợp sản phẩm thị trường khu vực.
5.3.3. Chương trình sản xuất của nhà máy:
nhà máy sản xuất. Các sản phẩm của nhà máy sẽ hướng chủ yếu ra thị trường
nước ngoài.
5.3.4. Giải pháp cung cấp trang thiết bị:
-Các trang thiết bị được đầu tư phù hợp với các yêu cầu trong quy trình công
nghệ của nhà máy, đảm bảo trình độ kỹ thuật tiên tiến, có khả năng chế tạo ra các
sản phẩm chất lượng cao. Các trang thiết bị này phải đáp ứng được nhiệm vụ kỹ
thuật và thực hiện các giải pháp công nghệ của nhà máy được chia ra làm 2 loại là
trang thiết bị phụ và trang thiết bị chính.
-Trang thiết bị chính bao gồm: Các dây chuyền chính như dây chuyền gia
công chi tiết, lắp ráp tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩnphục vụ cho sản xuất chính cho
sản phẩm của nhà máy.
-Trang thiết bị phụ bao gồm: các thiết bị hoạt động tương đối độc lập, phụ trợ
cho các trang thiết bị chính như pa lăng, cần cẩu, các trang thiết bị cấp nước, khí
nén, điệnđộng lực, thiết bị kiểm tra, thiết bị văn phòng.
5.3.4.1. Giải pháp cung cấp lao động:
Khối lượng lao động cần thiết để thực hiện kế hoạch sản xuất năm được xác
định trên cơ sở trình độ tổ chức và kỹ thuật, số lượng sản phẩm được sản xuất như
nhu cầu cần thiết phục vụ cho các loại tàu đóng mới hàng năm của thị trường.
Các bộ phận trong bộ máy quản lý được tinh giảm và phân công nhiệm vụ chặt chẽ
như sau:
- Tổng Giám đốc: là người điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm
chung về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ
đạo các phòng ban và đưa ra các chính sách, chiến lược phát triển chung cho
toàn công ty.
- Phó Tổng giám đốc: hỗ trợ điều hành và quản lý các phòng ban.
- Phòng Kinh Doanh: là phòng chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, phối
hợp với phòng thiết kế để thiết kế sản phẩm và tìm kiếm khách hàng, phát
triển thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng Hành chính nhân sự: Nghiên cứu và hoạch định tài nguyên nhân sự,
tuyển dụng, đào tạo, và phát triển nhân sự, quản lý tiền lương, quan hệ lao
động, dịch vụ phúc lợi, y tế.
-
Giám đốc các bộ phận: có 04 giám đốc bộ phận, chịu trách nhiệm trước Ban
Giám đốc và trực tiếp quản lý các phòng ban cấp dưới.
Phòng Thiết kế: gồm 03 nhánh nhỏ, chịu trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu của
khách hàng và thiết kế theo yêu cầu.
Phòng Sản xuất: gồm 07 xưởng sản xuất, chịu trách nhiệm thực hiện các hạng
mục của sản phẩm và đảm bảo tiến độ sản xuất.
Phòng Kỹ thuật: Hỗ trợ các phòng ban về lĩnh vực kĩ thuật, hậu cần và mua
sắm vật tư, thiết bị.
Phòng Tài chính: Hỗ trợ các bộ phận còn lại và gia tăng giá trị sản phẩm.
Sơ đồ tổ chức nhà máy như sau:
Sơ đồ tổ chức nhà máy đóng tàu ĐSC
5.3.4.2. Nguồn cung cấp điện:
Điện năng cung cấp cho nhà máy được lấy từ hệ thống điện của Thành phố.
Điện thế cần thiết cho nhà máy là điện 380v, 220V, 110V xoay chiều, 3 pha, 1 pha.
Ngoài ra nhà máy còn có các máy biến áp đổi điện để cung cấp cho các điện áp và
pha khác nhau.
Nguồn điện cung cấp điện dự phòng cho các nhu cầu cần thiết để sản xuất của nhà
máy là trạm phát điện bao gồm các tổ máy phát điện cố định và di động.
5.3.4.3. Nguồn cung cấp nước, khí nén:
Nguồn cung cấp nước, khí nén:
Nước sử dụng cho sinh hoạt được cấp từ hệ thống chung của thành phố. Khí nén
được cấp từ các máy nén khi công suất lớn.
6. PHƯƠNG ÁN TỔNG MẶT BẰNG VÀ QUY MÔ ĐẤU TƯ
6.1. Nguyên tắc quy hoạch tổng mặt bằng:
6.1.1. Mục tiêu:
6.1.1.1.Xây dựng một nhà máy đóng tàu tập trung với điềukiện kỹ thuật hiện
đại, đảm bảo vệ sinh môi trường.
6.1.1.2.Các nguyên tắc chung bố trí quy hoạch.
-Nguyên tắc kinh tế:
+ Phối hợp khai thác tổng thể với phân kỳ xây dựng công trình nhưng vẫn
đảm bảo tínhđồng bộ và liên tục.
+ Bố trí hợp lý các công trình đầu mối và hạ tầng kỹ thuật nhà máy.
+ Lợi dụng địa hình, địa thế để tránh san gạt nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xây dựng nhà máy đồng thời đảm bảo khả năng thoát nước.
-Nguyên tắc hợp lý và tiện lợi:
+ Phân khu chức năng hợp lý, đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa các khu chức
năng.
+ Đảm bảo mối liên hệ thuận lợi của các khu chức năng với các khu chức
năng khác bên ngoài hàng rào nhà máy.
-Nguyên tắc an toàn:
+ Bố trí cổng ra vào và mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc lưu chuyển.
+ Xây dựng hệ thống phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, bãi trung
chuyển rác và các trạm xử lý nước thải.
- Nguyên tắc mỹ quan:
+ Việc bố cục một các hài hòa các công trình trong khu phù hợp với cảnh
quan thiên nhiên sẽ góp phần khai thác và tăng giá trị cảnh quan trong toàn khu vực
nhà máy. Quy hoạch vườn hoa, cây xanh ven đường và cây xanh cách ly tạo cảnh
quan và không gian thoáng trong nhà máy.
6.2. Quy mô đầu tư:
6.2.1 Các tính chất đặc thù:
Các hạng mục công trình chính: Xưởng lắp ráp vỏ, Kho tổng hợp & Xưởng
gia công thép/ống dẫn, Xưởng mộc & cơ điện sử dụng tường xây gạch bao che cao
2.8m, phía trên là hệ tường tôn khung thép và mái tôn mạ màu có lớp cách nhiệt.
Khu văn phòng điều hành dùng tường xây gạch và mái BTCT.
Các hạng mục công trình phụ sử dụng tường xây gạch và mái tôn mạ màu có
lớp cách nhiệt.