Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Chương 2 Chức năng của bao bì thực phầm - phân loại bao bì thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 23 trang )

33

Chương

2

CHỨC NĂNG CỦA BAO BÌ THỰC PHẨM PHÂN LOẠI BAO BÌ THỰC PHẨM
2.1 CHỨC NĂNG
Đặc tính của bao bì thực phẩm thể hiện qua ba chức năng quan trọng sau
đây:
- Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm
- Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng
- Thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng.
2.1.1 Đảm bảo số lượng và chất lượng
Bao bì làm nhiệm vụ chứa đựng một số lượng nhất đònh và bảo quản thực
phẩm từ sau quá trình chế biến cho đến khi được tiêu thụ bởi người tiêu dùng.
Chức năng đầu tiên của bao bì là đảm bảo nguyên vẹn về số lượng, trạng
thái, cấu trúc, màu, mùi vò, thành phần dinh dưỡng cho thực phẩm được chứa
đựng bên trong bao bì.
a) Bao bì đảm bảo thực phẩm được chứa đựng bên trong không thay đổi
về khối lượng hay thể tích.
b) Chất lượng của sản phẩm thực phẩm, gồm cả mặt dinh dưỡng, an toàn
vệ sinh, cảm quan, phải luôn được đảm bảo trong suốt thời hạn sử
dụng của sản phẩm. Do đó mà công nghệ chế biến, phương pháp đóng
bao bì và vật liệu bao bì phải phù hợp để có thể duy trì và ổn đònh chất
lượng sản phẩm. Thực phẩm sau khi được xử lý chế biến phải được
đóng bao bì kín nhằm tránh hay ngăn cản hoàn toàn tác động của môi
trường bên ngoài đến thực phẩm trong suốt thời hạn sử dụng. Tác nhân
từ môi trường ngoài có thể xâm nhập vào bên trong bao bì gây hư
hỏng thực phẩm gồm: nước, hơi nước, không khí (có chứa O2), vi sinh
vật, đất cát bụi, côn trùng và tác động của lực cơ học, ánh sáng bao




34

gồm ánh sáng thấy được và tia cực tím, sự chiếu xạ, nhiệt độ.
Vi sinh vật có thể xâm nhập vào thực phẩm thông qua sự xâm nhập của
nước, hơi nước, không khí; đất cát được đưa vào thực phẩm cùng với khi côn
trùng xâm nhập. Ánh sáng là tác nhân xúc tác cho một số phản ứng oxy hóa
khử, các phản ứng sinh hóa tạo ra gốc tự do có thể gây độc cho cơ thể, các
gốc tự do tạo phản ứng dây chuyền và phân cắt các mạch polyme gây biến
đổi thành phần dinh dưỡng và các chất màu, mùi.
Nhiệt độ được áp dụng để bảo quản sản phẩm, tùy theo quy trình công
nghệ xử lý chế biến và thành phần của sản phẩm mà áp dụng nhiệt độ bảo
quản khác nhau. Cần quan tâm đến bao bì của những sản phẩm lạnh đông như
hải sản, kem ăn. Thủy sản cấp đông phải được bảo quản ở −18°C , vật liệu
bao bì phải không thay đổi đặc tính ở môi trường lạnh đông −35 ÷ −40°C và
môi trường bảo quản −18°C . Ngoài điều kiện nhiệt độ đặc biệt như trên, các
nhiệt độ bảo quản thực phẩm khác (như lạnh thường từ 0 ÷ 20°C ) đều không
tác hại, biến đổi đặc tính của các loại vật liệu bao bì.
- Nước, hơi nước sẽ làm tăng hàm lượng ẩm của những thực phẩm khô,
những loại có hàm lượng ẩm thấp. Sự tăng hàm lượng ẩm của thực phẩm là
nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm, vì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát
triển. Vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm sẽ làm biến đổi các thành phần dinh
dưỡng của thực phẩm và tiết độc tố vào thực phẩm. Bên cạnh đó, những vi
khuẩn gây bệnh có thể tạo một sinh khối vượt hơn mức qui đònh. Những hiện
tượng này dễ dàng gây bệnh cấp tính đường tiêu hóa, hoặc bệnh mãn tính, đối
với người ăn phải thực phẩm này.
Sự tăng hàm ẩm của thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
cảm quan: thực phẩm dạng bột mòn bò mất dạng khô xốp, mà trở nên vón cục.
Hàm ẩm cao còn tạo sự thuận lợi cho sự thủy phân chất béo, từ đó có thể tạo

nên những gốc tự do khởi đầu cho quá trình oxy hóa chất béo, sinh ra những
thành phần độc hại cho cơ thể.
Sự xâm nhập của không khí, trong đó có O2, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình oxy hóa chất béo không no, chất màu, chất mùi, vitamin và các hoạt
chất sinh học khác. Chính sự xâm nhập của O2 và sự xúc tác của ánh sáng gây
tổn thất vitamin, biến đổi các chất màu làm giảm giá trò cảm quan của sản
phẩm. Khí O2 cũng tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển gây hư
hỏng thực phẩm và gây bệnh.
Chỉ nói riêng các loại côn trùng như kiến, dán xâm nhập vào thực phẩm
cũng là nguồn đem ô nhiễm của các tác nhân vi sinh vật, đất, cát, bụi khiến
thực phẩm bò giảm số lượng và bò hư hỏng hoàn toàn.
- Tác động của lực cơ học, chính là do va chạm trong quá trình vận


35

chuyển, bốc dỡ hoặc bò rơi, thường khiến cho thực phẩm khô bò vỡ vụn, mất
giá trò thực phẩm cũng như cảm quan nhưng cũng chính tác động cơ học có thể
gây hư hỏng bao bì, làm cho bao bì không còn đảm bảo độ kín hoặc bò trầy
sước bề mặt gây mất cảm quan và giá trò thương phẩm. Như vậy bao bì kín
chứa đựng thực phẩm, thực hiện nhiệm vụ phòng chống tất cả các tác động từ
môi trường ngoài. Sự phòng chống này phụ thuộc vào vật liệu làm bao bì,
phương pháp đóng bao bì và mối hàn ghép mí, hoặc mối ghép giữa các bộ phận
như thân và nắp, độ bền vững của bao bì ngoài.
Đối với trường hợp thực phẩm được đóng bao bì hay chứa đựng trong
nhiều lớp bao bì thì có thể chỉ cần một lớp bao bì trong cùng kín, lớp ngoài
làm nhiệm vụ chống tác động va chạm gây trầy sước mặt ngoài của lớp bao bì
kín.

Hình 2.1: Bao bì của bánh bích quy

a) Hộp thiếc hoặc thép tráng thiếc đựng bánh hoặc kẹo
b) Hai lớp bao bì kín và hở, lớp ngoài bằng giấy bìa cứng
Ví dụ 2.1: Hộp bánh bích quy hoặc kẹo bằng thép tráng thiếc hoặc bằng thiếc
được cấu tạo khối chữ nhật hoặc khối trụ tròn, có chiều cao nhỏ so với đường
kính, có nắp rời. Thường nên dùng hộp khối chữ nhật tiện lợi về thể tích chứa
và sắp xếp. Mối ghép nối giữa thân và nắp hộp được phủ kín là do lớp băng
keo dán chung quanh, hộp giấy khối chữ nhật bên ngoài làm nhiệm vụ bảo vệ
cho hộp kim loại, tránh va chạm gây trầy sước, mất vẻ mỹ quan cũng như giá
trò thương phẩm của sản phẩm.


36

Hình 2.2: Bao bì của sản phẩm sữa bột gồm bao bì plastic và bao bì giấy
Ví dụ 2.2: Sữa bột thường được đựng trong một lớp bao bì plastic ghép gồm
nhiều lớp plastic khác nhau để bổ sung tính chất cho nhau tạo nên một bao
bì kín.
Sản phẩm sau khi đóng vào bao bì plastic, hàn ghép mí thì được cho vào
hộp giấy bìa cứng để tránh va chạm có thể làm nhàu hoặc gãy mặt plastic
hoặc thủng bao plastic. Phương pháp bao gói hai lớp như vậy tạo nên sự thuận
lợi trong sắp xếp, có thể xếp khối dễ dàng trong khi chuyển chở, phân phối,
lưu kho và còn đảm bảo an toàn cho bao bì kín đựng sản phẩm.
Ngoại trừ thực phẩm tươi sống như rau quả, thì các loại thực phẩm đã qua
xử lý, chế biến phải được đóng bao bì kín. Bao bì kín có loại có thể tái đóng,
tái mở, nhưng trước khi đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm không được mở
bao bì, đó là trách nhiệm của nhà sản xuất, họ phải tạo nên những cách niêm
phong (khằng sản phẩm) từ sau khi đóng bao bì. Đồng thời người tiêu dùng
hay người mua hàng phải nhận thức được điều này và không mở bao bì sản
phẩm trước khi mua hàng. Do đó mà người mua hàng không thể sờ, nếm, ngửi
thực phẩm trong bao bì đang bày bán, mà chỉ nhận thức chất lượng, sự tin cậy

của sản phẩm qua bao bì thể hiện bởi cấu tạo và thông tin của bao bì.
Việc đánh giá cảm quan sản phẩm không thể áp dụng lúc mua chọn lựa
hàng đang bày bán mà đánh giá bằng nhận thức thông qua bao bì thể hiện ở
hai chức năng kế tiếp là:
- Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng
- Thuận lợi trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng.
2.1.2 Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng
Bao bì chứa đựng thực phẩm cũng thực hiện nhiệm vụ truyền tải thông
tin của nhà sản xuất đến người tiêu dùng, nói lên giá trò của sản phẩm được
chứa đựng bên trong như: đặc tính của sản phẩm về dinh dưỡng, trạng thái,


37

cấu trúc, mùi vò, nguồn nguyên liệu, nhà sản xuất, đòa chỉ quốc gia chế biến
ra sản phẩm. Đồng thời bao bì cũng là lời mời, của nhà sản xuất đối với
người tiêu dùng.
Sản phẩm thực phẩm tự thông tin, giới thiệu thu hút khách hàng thông
qua nhãn hiệu, hình thức bao bì, và kết cấu bao bì. Nhãn hiệu bao bì được qui
đònh chặt chẽ theo các qui đònh của nhà nước phải thể hiện được đặc tính thực
phẩm, nhà sản xuất, quốc gia sản xuất, sự đảm bảo chất lượng thực phẩm
chứa đựng bên trong.
- Cách trình bày hình ảnh, màu sắc, thương hiệu, tên sản phẩm, chính là
sự thu hút của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Bao bì luôn luôn được trang
trí trình bày với hình thức đẹp, nổi bật nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng
chú ý, thăm dò, tìm hiểu và dùng thử; do chính chất lượng của thực phẩm
chứa đựng bên trong sẽ tạo lòng tin đối với khách hàng. Sản phẩm hàng hóa
có vẻ đẹp nổi bật thì dễ thu hút người tiêu dùng hơn những hàng hóa không
được trang trí hài hòa, thích hợp thò hiếu người tiêu dùng.
Người ta không dùng màu sắc mang tính ảm đạm, buồn bã để trang trí

bao bì, tính chất của màu sắc có thể phụ thuộc từng đòa phương, dân tộc.
Thường bao bì được trang trí màu sắc sao cho thể hiện được sự trong sáng, vui
tươi, may mắn, hoặc thắng lợi. Với hàng hóa xuất khẩu, việc trình bày, ghi
nhãn hiệu, trang trí, màu sắc cần được quan tâm sao cho phù hợp với người
tiêu dùng nơi sản phẩm được xuất đến. Có thể tìm hiểu ý nghóa màu sắc của
một số quốc gia sau đây:
- Tại Pháp, các màu đỏ, màu đen, màu vàng chỉ sản phẩm mang chất
lượng cao, màu xanh da trời có ý sự tươi mát, màu xanh lá cây biểu
hiện cảm giác nghỉ ngơi.
- Màu trắng đối với Trung Quốc thể hiện sự buồn bã tang thương, nhưng
đối với Pháp thì có ý nghóa tinh khiết, sạch sẽ.
- Màu đen tránh không nên dùng ở Đài Loan, nhưng lại là màu trang
nghiêm ở Nhật Bản, người Nhật có tập quán mặc y phục màu đen để
tham dự các buổi lễ quan trọng, lễ cưới.
- Màu tía (tím ngã đỏ) đối với Nhật Bản là màu tượng trưng cho chức sắc
trong tôn giáo, cũng là màu của Hoàng tộc hay dùng.
- Màu đỏ là màu được ưa chuộng, màu biểu tượng cho sự thành công, đối
với xã hội Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan.
- Màu vàng đất thường nên tránh dùng ở một số quốc gia như Nhật Bản,
Mã Lai, Singapore, vì đó là màu được dùng trong y phục của tôn giáo
và của Hoàng tộc.


38

- Ở Việt Nam, thường không dùng hai hoặc ba màu: tím, trắng, đen đi
cùng nhau. Việt Nam không ưa chuộng màu đen.
Bên cạnh đó một số quốc gia dùng các biểu tượng như:
- Hoa Cúc là một trong những biểu tượng cao q ở Nhật Bản.
- Hoa Phong Lan được ưa chuộng ở Thái Lan.

- Voi là biểu tượng quốc gia cho Thái Lan và tượng trưng cho sức mạnh ở
Đài Loan.
- Rồng, tượng trưng cho vua, chúa, hoàng tộc, sức mạnh đối với Trung Quốc.
- Bò là một trong những biểu tượng cao quý trong tín ngưỡng ở Ấn Độ,
Mã Lai, Singapore, do đó tránh dùng các hình ảnh này.
Chúng ta không nên lạm dụng những màu sắc hoặc những biểu tượng của
các quốc gia khác, cũng như không dùng hình ảnh màu sắc có ấn tượng xấu
gây ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng nơi hàng hóa được phân phối, xuất
khẩu
- Kết cấu của bao bì cho biết trạng thái, cấu trúc, màu sắc của sản phẩm
như trường hợp bao bì có một phần hoặc hoàn toàn trong suốt cho phép
nhìn thấy thực phẩm bên trong, đều nhằm đáp ứng yêu cầu, khách hàng
giúp họ có sự lựa chọn dễ dàng. Trường hợp thòt tươi sống được bao gói
trong suốt để nhìn thấy thớ thòt, thành phần mỡ nạc, màu sắc của thòt.
Đối với trường hợp thực phẩm cần tránh ảnh hưởng của ánh sáng, thì
bao bì được cấu tạo che chắn một phần hay toàn bộ ánh sáng: bao bì có
thể ở dạng trong suốt, nhưng có màu tối để ngăn cản bớt cường độ ánh
sáng như đối với trường hợp chai đựng bia, do bia là sản phẩm nước
uống cần thiết đóng chai trong suốt có thể nhìn xuyên thấu, nhằm tạo
niềm tin về sự an toàn đối với người mua.
Ví dụ: Sản phẩm sữa bột chứa hàm lượng chất béo và vitamin cao, được
chứa đựng trong bao bì chắn ánh sáng hoàn toàn sẽ tốt hơn là dùng bao bì
trong suốt cho ánh sáng xuyên qua. Trường hợp sản phẩm dầu ăn dạng lỏng
trong suốt có màu vàng nhạt, cần chống oxy hóa do tác nhân ánh sáng gây ra,
theo lý thuyết như thế thì bao bì dầu ăn phải có thành đục không thể nhìn
xuyên thấu sẽ tốt hơn là dùng chai lọ trong suốt. Thực tế, dầu ăn được sản
xuất công nghiệp đã được tinh luyện loại bỏ được hoàn toàn tác nhân gây
thủy phân, oxy hóa trong dầu và được phụ gia một lượng chất chống oxy hóa;
do đó dầu tinh luyện được đựng trong chai lọ trong suốt vẫn có khả năng
chống oxy hóa tốt. Điều này rất phù hợp với thò hiếu người tiêu dùng, vì họ

được nhìn thấy trạng thái của dầu lỏng bên trong để có thể xác đònh được:


39

- Độ trong suốt
- Cặn (nếu có)
- Màu vàng nhạt hay đậm
- Sự tách lớp có khuynh hướng đông rắn của chất béo

mà quyết
đònh chọn
lựa sản
phẩm

Như thế tự bao bì đã giới thiệu được chất lượng cảm quan của dầu, thể
hiện được chất lượng chung của dầu ăn.
Trường hợp bao bì chứa đựng thực phẩm đảm bảo số lượng và chất lượng
sản phẩm và cấu tạo thuận tiện trong phân phối, tiêu dùng, có nhãn hiệu ghi
đầy đủ thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất, nhưng nếu có cách trang trí,
màu sắc không hài hòa, không đáp ứng tâm lý sở thích người tiêu dùng thì
cũng không thể được chấp nhận trên thò trường. Có thể thấy rõ điều này ở
Việt Nam hay các quốc gia khác, vào dòp lễ Tết những sản phẩm thực phẩm
được bày bán trong những bao bì có trang trí kèm những câu chúc tụng, biểu
tượng cho sự may mắn thành công thì được người dân ưa chuộng, vì như thế
đáp ứng đúng tâm lý người mua quà để biếu tặng và người mua quà để sử
dụng. Do vậy, thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng là chức
năng quan trọng không thể thiếu của bao bì thực phẩm.
2.1.3 Thuận lợi trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng
Bao bì phải được thiết kế, cần phải thuận tiện, tiết kiệm cho sự bảo quản

sản phẩm, phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng. Do đó lớp bao bì ngoài
việc chứa đựng trực tiếp sản phẩm, thì cần phải chọn vật liệu, cấu trúc, thể
tích theo khẩu phần, theo tính năng của thực phẩm được chứa đựng, thì bên
cạnh đó cần thiết lớp bao bì ngoài kín hoặc hở để thực hiện được chức năng
thứ ba của bao bì thực phẩm. Bao bì ngoài được chọn và thiết kế theo các
nguyên tắc:
- Bền vững, chắc chắn
- Dạng khối chữ nhật chứa một số lượng lớn và nhất đònh đối với một
hoặc nhiều chủng loại thực phẩm.
- Chứa đựng nhiều chủng loại thực phẩm.
Để dễ dàng phân phối vận chuyển thì bao bì được cấu trúc hình khối chữ
nhật để dễ dàng xếp khối, đóng thành kiện, có kích thước như nhau, để tiện xếp
vào kho, chất chồng lên cao tránh được sự tốn mặt bằng kho, và cũng tạo sự dễ
dàng nhanh chóng trong khi bốc dỡ, vận chuyển bằng băng tải, bằng xe và kiểm
soát số lượng. Do đó những loại bao bì trực tiếp bao bọc thực phẩm, có dạng
hình trụ đáy tròn hoặc đáy tam giác, có dạng túi hay một dạng bất kỳ luôn luôn


40

cần có lớp bao bì phụ, dạng bao bì hở hoặc kín bao bọc bên ngoài để bảo vệ cho
lớp bao bì này (bao bì bao bọc trực tiếp sản phẩm), để tạo thành những khối chữ
nhật nhỏ, từ những khối này lại được xếp vào một bao bì dạng khối chữ nhật lớn
hơn. đó là một nguyên tắc cơ bản trong thiết kế bao bì sản phẩm.
Bên cạnh sự thuận lợi trong vận chuyển, cách bao bì nhiều lớp tạo hình
khối cũng giúp sản phẩm tránh hoặc giảm được ảnh hưởng của va chạm cơ
học, có thể gây vỡ, hư hỏng cấu trúc trạng thái sản phẩm thực phẩm.
Sự tạo thành khối, thành kiện chứa đựng một số lượng sản phẩm nhất
đònh như trên cũng tạo điều kiện quản lý hàng hóa một cách dễ dàng, hiệu
quả cao.

Độ bền cao của bao bì ngoài bảo vệ sản phẩm được chồng chất cao trong
kho. Và trong trường hợp rau quả tươi thì sự sắp xếp này vẫn bảo quản được
rau quả trong môi trường lạnh có độ ẩm cao và thích hợp cho vận chuyển
đường xa.
Bao bì ngoài có tính năng ổn đònh từng khối khi xếp thành các kiện cao
trong kho, hệ thống bao bì ngoài này có thể thu hồi để tái sử dụng và sau đó
có thể tái sinh.
- Bao bì ngoài có thể tái sử dụng, tái sinh dễ dàng trong trường hợp bằng
vật liệu giấy bìa cứng.
Xếp xen kẽ hai hộp kích thước phân nửa vừa với kích thước một hộp to
và xếp chồng lên nhau, không gây hư hỏng trong mạng lưới phân phối.


41

Hình 2.3: Nhiều chủng loại sản phẩm được xếp chung vào một
bao bì ngoài hình khối chữ nhật để tiện lợi sắp xếp trong khi
phân phối, lưu kho, vận chuyển
a) và b) Các dạng bao bì bao gói trực tiếp thực phẩm có hình dạng bất kỳ được
sắp xếp vào một bao bì khối chữ nhật nhỏ
c) và d) Các dạng chai lọ được xếp vào bao bì ngoài bằng giấy cứng có hình
hộp chữ nhật
e) Các loại thòt chế biến khác nhau có hình dạng khác nhau được xếp vào cùng
một bao bì ngoài để tạo khối chữ nhật


42

Hình 2.4: Các bao bì ngoài
dạng khối chữ nhật, cứng vững

được sắp xếp trong kho tạo dạng
khối ổn đònh

Hình 2.5: Nhiều loại rau quả được xếp
vào hai loại bao bì ngoài có kích thước
khác nhau về chiều dài thùng l1 = 2l2 nên
vẫn có thể xếp chồng chất thành khối ổn
đònh

Các loại bao bì khối chữ nhật chứa đựng một số lượng nhất đònh thường
được cấu tạo bằng giấy bìa cứng có tráng phủ lớp plastic để chống thấm nước,
tránh gây hư hỏng bao bì giấy, đồng thời lớp plastic phủ còn tạo độ trượt
tương đối cho các thùng để có thể tháo rời chúng một cách dễ dàng từ khối
hàng hóa đang chồng chất.
Bên cạnh đó, từng bao bì chứa đựng thực phẩm theo khẩu phần như
lượng sử dụng một lần/người được ghép thành một khối nhỏ, rồi từng khối nhỏ
lại sắp xếp vào một thùng lớn. Bao bì chiết rót thực phẩm theo khẩu phần như
hộp sữa tươi tiệt trùng 200-250 ml, các bao bì chứa đựng lượng thực phẩm vừa
cho một người sử dụng một lần hoặc những bao bì chứa đựng thực phẩm với
số lượng lớn để nhiều người cùng sử dụng, lượng thực phẩm được đóng vào
bao bì đáp ứng theo từng trường hợp của người tiêu dùng đem lại tiện ích cho
một xã hội công nghiệp hóa.


43

Hình 2.6: Các loại thực phẩm chế biến sẵn được bao gói theo khẩu phần và được
sắp xếp đồng thời nhiều chủng loại để đa dạng khẩu vò cho người tiêu dùng
Nhiều chủng loại thực phẩm được sắp xếp chung trong một bao bì. Chúng
được sắp xếp theo từng loại, từng vò trí để tạo vẻ mỹ quan trong cách trình

bày và không chán về khẩu vò.


44

Hình 2.7: Nhiều chủng loại sản phẩm được bao gói riêng từng loại và được sắp
xếp chung trong một bao bì ngoài tạo sự ưa thích và mỹ quan thu hút người tiêu
dùng
a) Nhiều loại bánh khô cùng được xếp trong một hộp (có cùng hàm ẩm)
b và c) Từng chiếc bánh được gói trong bao bì kín riêng biệt do khác nhau về
hàm ẩm và hương; và chúng được chứa chung trong một bao bì ngoài
d) Từng loại sản phẩm được bao gói kín ở những dạng khác nhau theo khẩu
phần cùng được sắp xếp trong một bao bì hình khối chữ nhật
e và f) Từng loại thòt được bao bọc kín riêng biệt và cùng được bao bọc trong


45

một bao ngoài hình khối chữ nhật
Thuận tiện trong sử dụng: Các loại thực phẩm như kẹo, sản phẩm ăn liền
được đóng trong bao bì plastic. Bao bì có thể được xé nhanh một cách dễ dàng
nhờ làm bằng vật liệu OPP và có một vết cắt nhỏ ở bìa bao bì hay vết răng
cưa ở đầu hàn dán mí bao bì, không cần dùng dụng cụ cắt như dao kéo.

Hình 2.8: Bao bì kẹo và bột nêm bằng plastic màng ghép, có lớp OPP có thể
được xé một cách dễ dàng.

Hình 2.9: Các viên kẹo được bao gói thủ công (dạng xoắn hai đầu) và bao gói
tự động mang tính công nghiệp hóa
Khi nhiều loại bánh bích quy (biscuis) nhỏ có tính chất hóa lý như độ ẩm,

tính chất cảm quan như hương khác nhau, thì chúng phải được bao gói riêng biệt


46

để tránh gây ảnh hưởng không tốt cho nhau. Loại có độ ẩm cao phải được bao
gói riêng từng cái để đảm bảo độ ẩm ban đầu và để không làm tăng hàm ẩm
của những loại bánh có độ ẩm thấp hơn được xếp chung trong hộp vì độ ẩm có
khuynh hướng phân bố đồng đều trong môi trường. Trường hợp bánh có mùi bốc
mạnh thì cũng được bao gói riêng, để chống thoát hương vì những chiếc bánh
khác khô hơn (độ ẩm thấp) sẽ hấp thu hương dễ dàng, gây mất mùi đặc trưng
của chúng. Những chiếc bánh có độ ẩm không quá thấp sẽ ít hút ẩm được bao bì
kín với khối lượng không quá nhỏ và đặt vào trong hộp có thể được tái đóng tái
mở, thì cũng không bò biến đổi chất lượng. Không cần bao gói riêng từng cái vì
như thế sẽ quá lạm dụng bao bì plastic gây ô nhiễm môi trường.
Trên bao bì kín hoặc hở, trực tiếp hay gián tiếp đều có ghi mã số mã
vạch, để giúp công tác quản lý về số lượng chủng loại được hiệu quả. Hiện
nay công tác quản lý được đơn giản và chính xác nhờ vào hệ thống mã số mã
vạch, máy scanner và hệ thống vi tính, dữ liệu được nhập và truy xuất một
cách nhanh chóng và chính xác.
2.2 PHÂN LOẠI
Bao bì tiêu thụ cho nhiều mặt hàng thực phẩm có yêu cầu khá cao về
chất lượng thiết kế, có thể khác nhau về chất lượng của nguyên liệu bao bì,
trình độ công nghệ sản xuất bao bì và đóng gói. Đặc biệt đối với hàng thực
phẩm xuất khẩu, nhãn hiệu hàng hóa chẳng những cần được thiết kế và trang
trí đẹp, thu hút mà còn tải lượng thông tin đầy đủ nhất cho người sử dụng và
đảm bảo yêu cầu riêng của một số quốc gia nhập khẩu. Phương tiện đóng gói,
cơ giới cũng không thể thiếu được trong công nghệ cải tiến bao bì, đảm bảo
được chất lượng vệ sinh cho sản phẩm bên trong và đạt năng suất cao, giá
thành hạ đối với hàng hóa nội đòa.

2.2.1 Phân loại bao bì theo loại thực phẩm
Nhìn vào thực phẩm chứa đựng bên trong, ta có thể nghó rằng bao bì chứa
đựng các loại thực phẩm khác nhau thì khác nhau về cấu trúc, đặc tính vật
liệu. Các loại thực phẩm khác nhau sẽ có sự khác nhau về đặc tính dinh
dưỡng, đặc điểm cấu trúc, màu mùi vò, hàm ẩm, hàm lượng axit khác nhau do
đó khả năng xâm nhập, sinh trưởng của vi sinh vật vào thực phẩm cũng khác.
Sản phẩm thực phẩm vô cùng đa dạng về chủng loại. Có thể chia thực phẩm
thành những nhóm theo đặc trưng riêng như sau:
- Bánh
- Kẹo cứng và kẹo mềm, mứt, chocolate
- Nước ngọt có gas, nước ép quả
- Rượu bia


47

- Sữa tươi, sữa bột và các sản phẩm khác từ sữa
- Rau quả tươi sống, rau quả muối
- Bột, đường, ngũ cốc
- Thủy sản đông lạnh
- Dầu mỡ
- Trà, cà phê, ca cao
Tất cả các loại sản phẩm thực phẩm, ngoại trừ rau quả tươi sống, đều
thuộc loại thực phẩm đã được chế biến, chất lượng ổn đònh, không thay đổi,
không tiếp xúc với môi trường ngoài: nước, đất, bụi, hơi nước O2 và vi sinh
vật. Chính tác nhân vi sinh vật có thể xâm nhập vào thực phẩm bằng con
đường xâm nhập của đất, bụi, hơi nước, và không khí (chứa O2).
Vì vậy các loại thực phẩm đã chế biến phải được đóng bao bì kín.
Những vật liệu nào có tính chống thấm, khí, hơi nước cao thì đều có thể ngăn
cản được môi trường ngoài xâm nhập vào thực phẩm. Tùy theo đặc tính trạng

thái của thực phẩm dạng lỏng, đặc sánh, dạng rắn rời từng cái, dạng hạt, bột
mòn mà chọn cấu trúc bao bì để thuận lợi cho sự chiết rót, nhập thực phẩm
vào bao bì và thuận tiện cho người tiêu dùng lấy thực phẩm ra khỏi bao bì để
sử dụng, nếu thực phẩm có mùi thơm (hương) mạnh như cà phê, trà, cacao
hoặc dễ hấp thụ mùi khác thì phải dùng vật liệu bao bì có tính ngăn cản tốt sự
thẩm thấu hương qua màng.
Ngoài ra tùy theo đặc tính dinh dưỡng về hàm lượng vitamin, đặc tính
cảm quan về màu, mùi mà sản phẩm cần phải tránh ánh sáng, để tránh tổn
thất các thành phần này, do đó cần cấu tạo bao bì đục hoặc có màu cản
quang. Trên nguyên tắc chứa đựng kín, chức năng và vật liệu bao bì sẽ luôn
luôn có nhiều điểm chung,ø thực tế nhiều chủng loại thực phẩm khác nhau
được bao gói cùng một loại vật liệu bao bì, sử dụng cùng một kỹ thuật đóng
gói như các sản phẩm từ thòt gia súc, thủy sản, rau quả, và nước giải khát có
gas đều có thể được đóng bao bì kim loại. Hoặc một loại thực phẩm có thể
đóng trong bao bì bằng các loại vật liệu khác nhau theo phương pháp đóng
bao bì tương ứng với vật liệu.
Ví dụ: bao bì của bánh xốp, bánh bích quy (biscuis, cookies) thì phải là
loại bao bì kín tức là được hàn dán, ghép mí tốt, bao bì cứng vững để chống va
chạm cơ học, bảo vệ bánh không bò vỡ nát. Trường hợp bao bì kín có thể được
rút chân không để bảo quản sản phẩm không bò oxy hóa, hư hỏng bởi vi sinh
vật hoặc có chứa khí để tạo sự phồng lên để tránh vỡ cho sản phẩm xốp. Nếu
vật liệu bao bì có tính chống thấm kém thì chỉ trong khoảng thời gian ngắn,


48

khí O2, không khí, hơi nước thẩm thấu qua màng làm bánh bò biến đổi chất
lượng đưa đến hư hỏng. Sản phẩm bánh thường không có vitamin C nên có
thể che chắn ánh sáng hoặc không. Nhưng để giới thiệu sản phẩm tận mắt
khách hàng thì cần có phần trong suốt có thể nhìn xuyên qua và có phần đục

để có thể in chữ nhãn hiệu được nhìn thấy một cách rõ ràng. Lớp bao bì ngoài
bằng bìa cứng được dùng để tăng độ cứng vững bảo vệ lớp bao bì kín bên
trong, như vậy bao bì bánh bích quy có thể gồm hai lớp: lớp bao bọc trực tiếp,
kín trong suốt, chống thấm hơi nước, không khí ngăn không cho thẩm thấu
hương ra bên ngoài, có in ấn, bánh phải được xếp thứ tự trong khay plastic có
độ cứng vững, lớp bao bọc ngoài bằng bìa cứng được tạo dạng khối hình hộp
để thuận tiện bao bọc lớp bao bì trực tiếp và chống đỡ va chạm tốt nhờ vào độ
cứng vững và được xếp thùng to để xếp kho vận chuyển chuyên chở dễ dàng.
Có thể thấy loại bánh bích quy thường có hình dạng nhất đònh như vuông,
chữ nhật, tròn, do đó cần được sắp xếp có thứ lớp với số lượng nhất đònh trong
khay đựng để tránh vỡ nát. Bánh được xếp vào khay plastic có độ cứng vững,
không thấm chất béo, rồi cho vào bao bì plastic một lớp, thuộc loại màng
ghép 2-3 lớp để đảm bảo ổn đònh chất lượng sản phẩm, tính thuận lợi trong
hàn ghép mí bao bì và dễ dàng mở bao để sử dụng.
Trà, kẹo hay bánh bích quy có thể được bao gói bởi một loại vật liệu đó
là plastic hoặc bằng hộp thép tráng thiếc. Thực tế, mỗi loại thực phẩm có thể
được chứa đựng trong nhiều loại bao bì chế tạo từ những vật liệu khác nhau
tương ứng với các phương thức đóng gói khác nhau, sao cho những loại bao bì
này đáp ứng tính năng đặc trưng của thực phẩm được chứa đựng.

Hình 2.10: Cùng một loại bánh có thể chứa đựng trong nhiều loại bao bì bằng


49

vật liệu và có cấu tạo khác nhau
Ví dụ: Nước ép quả có thể đóng vào lon kim loại, chai thủy tinh, chai
plastic, hộp tetrabrik. Bánh xốp, bích quy xốp có thể đóng trong bao bì kim loại,
bao bì plastic. Kẹo cũng có thể dùng bao bì tương tự như bao bì bánh xốp. Cũng
có thể thấy cùng một vật liệu bao bì với phương thức đóng bao bì riêng tương

ứng có thể được chế tạo thành bao bì cho nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Ví dụ: Phương pháp đóng bao bì tetrapak có thể áp dụng cho sữa tươi,
nước ép quả.
Bao bì kim loại có thể chứa đựng các loại thực phẩm như: cá thòt, thủy
sản, rau quả, sữa dạng bột, bơ, bánh, kẹo, nước giải khát có gas, nước ép quả.
Chai plastic PET đựng nước khoáng, nước ngọt có gas.
Plastic PP được chế tạo thành bao bì sợi dệt đựng nông sản hoặc làm bao
bì các loại bánh.
Vậy sự phân loại bao bì theo loại thực phẩm không thể hiện được tính
năng đặc trưng của từng vật liệu bao bì.

Hình 2.11: Hộp sữa tiệt trùng tetrapak
2.2.2 Phân loại theo tính năng kỹ thuật của bao bì
Sự phân loại này cũng đặt trên cơ sở của tính chất đặc trưng của thực
phẩm, từ đó chỉ ra tính cần thiết, đặc dụng của bao bì bao gói loại thực phẩm
đó. Có thể thấy sự phân loại bao bì kín theo tính năng kỹ thuật:
- Bao bì vô trùng, chòu được quá trình tiệt trùng nhiệt độ cao
- Bao bì chòu áp lực hoặc được rút chân không
- Bao bì chòu nhiệt độ thấp
- Bao bì có độ cứng vững hoặc bao bì có tính mềm dẻo cao


50

- Bao bì chống ánh sáng hoặc bao bì trong suốt
- Bao bì chống côn trùng.
Theo sự phân loại này, bao bì được nhấn mạnh tính chất ưu thế, trong khi
các chức năng yêu cầu khác đối với thực phẩm đều đã đáp ứng. Tính chất yêu
cầu về chòu chân không và bến cơ đi đôi với tính mềm dẻo để bao bì có thể
áp sát bề mặt thực phẩm, không bò vỡ rách; trong đó bao hàm tính chống thấm

O2 , CO2 , không khí, H2O theo thời gian vẫn đảm bảo độ chân không cao.
- Bao bì chòu áp lực yêu cầu vật liệu có độ cứng vững cao, không mềm
dẻo co giản và vẫn đảm bảo tính chống thấm khí hơi cao dưới một áp
lực cao.
- Bao bì chòu nhiệt độ thấp yêu cầu vật liệu bền cơ ở nhiệt độ thấp đến
thâm độ ( −40°C ) để chứa đựng thủy sản lạnh đông; bao bì không bò
dòn vỡ rách.
- Bao bì ngăn cản ánh sáng như bao bì kim loại, plastic được phủ màu
đục hay chai lọ thủy tinh có màu nâu hay xanh lá cây.
Tóm lại, phân loại bao bì theo tính năng đặc trưng có ưu điểm là nói lên
được đặc điểm cấp thiết của bao bì đáp ứng yêu cầu phương thức đóng bao bì,
tiệt trùng hay phương thức bảo quản sản phẩm sau khi đóng bao bì. Những đặc
điểm yêu cầu này được đáp ứng bởi vật liệu cấu tạo bao bì, và vật liệu phụ
như sơn, vec-ni, hoặc phương pháp thanh trùng, tiệt trùng.
2.2.3 Phân loại theo vật liệu bao bì
Mỗi loại hàng hóa thực phẩm đều có đặc tính riêng, do đó chúng có yêu
cầu bảo quản riêng, nhưng vẫn có đặc tính chung cho thực phẩm chế biến,
luôn luôn cần được chứa đựng trong bao bì kín. Sự lựa chọn loại bao bì kín
thích hợp với sản phẩm được căn cứ vào đặc tính về dinh dưỡng, cấu trúc của
loại thực phẩm, quy trình chế biến loại sản phẩm, xuất khẩu hay nội đòa. Theo
đó mà phương thức đóng gói và vật liệu bao bì được chọn. Tính chuyên biệt
của vật liệu bao bì được nhấn mạnh theo cách phân loại này cùng với phương
thức đóng gói thích hợp với vật liệu bao bì được chọn. Và theo đó là việc
chọn lựa kiểu dáng bao bì.
Vật liệu bao bì gồm các loại:
- Giấy bìa cứng, bìa carton gợn sóng (làm bao bì ngoài, dạng bao bì không kín).
- Thủy tinh.
- Thép tráng thiếc.
- Nhôm.



51

- Các loại plastic nhựa nhiệt dẻo như PE, PP, OPP, PET, PA, PS, PC
- Màng ghép nhiều loại vật liệu.
Từng loại vật liệu sẽ có đặc tính rất khác nhau, do đó phương pháp chế
tạo, kiểu dáng bao bì và phương pháp đóng ghép mí bao bì theo từng loại vật
liệu sẽ khác nhau nhưng luôn luôn phải đảm bảo độ kín cho sản phẩm đã chế
biến.
Như vậy việc phân loại bao bì thực phẩm theo vật liệu chế tạo thì thuận
tiện hơn các cách phân loại khác vì đã bao hàm ý nghóa đáp ứng đặc tính
riêng của sản phẩm, nói lên kiểu dáng và phương pháp đóng bao bì.
Ví dụ bao bì kim loại thép tráng thiếc có đặc tính chòu nhiệt độ thanh
trùng, tiệt trùng cao, chòu được lực va chạm cơ học; có kiểu dáng hình trụ
đứng, tạo sự thuận lợi xếp thành khối trong vận chuyển và tồn trữ; không chòu
ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Tất cả những tính chất ấy khiến cho bao bì kim
loại thích hợp cho việc chứa đựng các loại thòt cá, rau quả chế biến được
thanh trùng hoặc tuyệt trùng và sau khi đóng bao bì sản phẩm có thời hạn sử
dụng rất lâu, khoảng 2-3 năm.
Bao bì plastic như PE, PA chòu được nhiệt độ lạnh âm độ; PA có độ mềm
dẻo cao, tính chống thấm khí tốt nên được áp dụng bao bọc các sản phẩm hải
sản lạnh đông trong quá trình bảo quản (–18oC) cả trong trường hợp lạnh đông
nhanh (–35 ÷ –40oC).
Bao bì plastic PP, OPP, bao bì màng ghép nhiều loại plastic có tính chống
thấm khí hơi nước cao, được dùng phổ biến làm bao bì kín chứa thực phẩm
chế biến, đa dạng chủng loại. Loại vật liệu OPP không thích hợp để tạo dạng
hộp, chai, lọ, vì không có độ cứng vững nên chỉ cấu tạo dạng túi, được hàn
ghép mí bằng nhiệt.
Qua ba cách phân loại trên chúng ta có thể thấy rằng việc phân loại bao
bì theo loại thực phẩm cũng không rõ ràng vì rất nhiều chủng loại thực phẩm

khác nhau được bao gói bởi bao bì cùng loại vật liệu, cùng cấu trúc bao bì. Sự
phân loại theo đặc tính bao bì cũng phụ thuộc vào đặc tính vật liệu bao bì và cấu
tạo bao bì.
Do đó sự phân loại bao bì theo vật liệu cấu tạo bao bì là thuận lợi và rõ
ràng hơn hết, không phải nhắc lại nhiều lần các đặc tính, các yêu cầu trùng
lắp của các sản phẩm.
2.3 YÊU CẦU BAO BÌ CỦA THỰC PHẨM XUẤT KHẨU VÀ NỘI TIÊU
Thực phẩm có thể chia thành các thứ hạng khác nhau:


52

- Thực phẩm cấp cao, cấp thấp.
- Thực phẩm xuất khẩu, tiêu dùng nội đòa.
- Hàng hóa thực phẩm để biếu tặng, để tiêu dùng.
Dù là loại, hay thứ hạng thực phẩm nào cũng cần phải được bảo quản
đúng phương pháp để duy trì chất lượng sản phẩm (dinh dưỡng, an toàn vệ
sinh, cảm quan) đã đạt được trong quy trình chế biến trước khi đóng bao bì.
Phương pháp bảo quản sản phẩm, từ công đoạn đóng bao bì trở đi, bò ảnh
hưởng lớn bởi vật liệu bao bì, phương pháp đóng bao bì. Mỗi loại, thứ hạng
thực phẩm sẽ quyết đònh một qui cách bao bì phù hợp.
Ví dụ: hàng thực phẩm để biếu tặng thì ngoài tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thực phẩm phải đạt, cần có giá trò cảm quan cao về cả bao bì lẫn thực phẩm,
các hình thức thông tin giới thiệu sản phẩm thông qua bao bì phải phù hợp với
thò hiếu của vùng dân cư sẽ tiêu thụ.
Đối với thực phẩm xuất khẩu thì yêu cầu nghiêm khắc hơn về chất lượng
toàn phần, đưa đến việc sản phẩm đạt chất lượng cao. Như vậy bao bì lại càng
nổi bật vai trò quan trọng của nó là giới thiệu, trình bày, thuyết phục và tạo
được lòng tin tưởng ở người tiêu dùng nước ngoài. Sản phẩm thực phẩm và
bao bì chứa đựng chúng luôn luôn cần tính cạnh tranh và phải giữ được vò trí

thắng thế đối với hàng hóa thực phẩm bản xứ.
Đối với hàng tiêu dùng hay hàng nội đòa, hàng cấp thấp, vai trò của bao
bì cũng không thể xem nhẹ, vì cũng chính bao bì chứa đựng thực phẩm thay
lời nhà sản xuất, thu hút và tạo lòng tin với người tiêu dùng trong nước, đặc
biệt là tầng lớp người thu nhập trung bình và thấp. Chính bao bì sản phẩm
thực phẩm là một trong những nhân tố giúp sản phẩm nội đòa cạnh tranh thắng
thế với hàng hóa ngoại nhập. Hiện nay đa số các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là các quốc gia thuộc khối thứ ba, đều áp dụng chính sách mở cửa thò
trường thương mại, thì hàng hóa ngoại nhập tăng về cả số lượng lẫn chủng
loại. Sự kiện này chỉ có thể được hạn chế nhờ vào hàng nội đòa dù là cấp
thấp. Thực phẩm cấp thấp không phải là thực phẩm kém chất lượng mà do
nguồn nguyên liệu phong phú, dễ thu hoạch, công nghệ chế biến không phức
tạp nên giá thành sản phẩm thấp và được tiêu dùng phổ biến trong cuộc sống
người dân. Như vậy bao bì vẫn là yếu tố quan trọng duy trì được tính chất đặc
trưng của sản phẩm cấp thấp tiêu dùng nội đòa và tạo thế vững mạnh cho
chúng.
Đôi khi hàng xuất khẩu cần thể hiện bản sắc dân tộc của nơi xuất xứ, thì
bao bì là nhân tố trợ lực cho sự việc này. Bao bì thể hiện tính chất đặc trưng
của sản phẩm bằng hình dạng bao bì, màu sắc trang trí, hình ảnh hoặc sự trình
bày thấu suốt sản phẩm bên trong và dùng 2-3 ngôn ngữ thông dụng để tỏ rõ


53

đặc tính của sản phẩm.
Tóm lại: Những thực phẩm đã xử lý chế biến thuộc dạng cao cấp, xuất
khẩu, dạng quà tặng, phải luôn luôn được đóng bao bì kín, bằng loại vật liệu
kết hợp với phương pháp đóng gói thích hợp đảm bảo ba chức năng quan
trọng của bao bì. Bên cạnh đó những thực phẩm cấp thấp, tiêu dùng nội đòa,
cũng yêu cầu được đóng bao bì nghiêm ngặt không kém những thực phẩm cao

cấp, xuất khẩu, mới có thể cạnh tranh và đứng vững so với hàng ngoại nhập.
Chỉ riêng những loại thực phẩm như muối, đường có giá thành thấp, sự quay
vòng tiêu thụ trong nước nhanh thì dùng bao bì có cấu tạo và vật liệu đáp ứng
đủ yêu cầu đó để có thể giảm chi phí bao bì.
Riêng đối với sản phẩm thực phẩm cao cấp, thì cần thông tin phong phú
hơn so với yêu cầu bắt buộc, nói lên được tính mới, tính vượt trội của sản
phẩm, như có thêm vào những thành phần bổ dưỡng đặc biệt cho cơ thể người
hoặc trong công nghệ chế biến vẫn còn giữ được đặc tính của một số thành
phần từ nguyên liệu tự nhiên hoặc thông tin về nguồn nguyên liệu tự nhiên đã
thu hoạch từ nơi nổi tiếng.
Bao bì sản phẩm thực phẩm xuất khẩu, ngoài những thông tin tương tự
thực phẩm cấp cao còn cần được trang trí màu sắc phù hợp tập quán thò hiếu
của quốc gia sẽ nhập hàng vào hoặc bao bì sản phẩm, kết cấu, kiểu dáng,
cách trang trí nói lên truyền thống dân tộc, xã hội Việt Nam và ghi nhãn bằng
nhiều ngôn ngữ thông dụng trên thế giới để sản phẩm có thể tự giới thiệu
mình.
Đối với sản phẩm thực phẩm làm quà biếu tặng thì ngoài những yêu cầu
về thông tin, trang trí, kiểu dáng như trên, sản phẩm thường được bao gói bởi
nhiều lớp bao bì, trang trí đẹp, có thể có tính cách chúc tụng.
Câu hỏi:
1. Chức năng của bao bì TP:
A) Đảm bảo về số lượng, trạng thái, cấu trúc, mùi vò.
B) Chứa đựng và bảo quản TP.
C) Đảm bảo số lượng, chất lượng và giới thiệu CLSP.
D) Đảm bảo thành phần dinh dưỡng được chứa bên trong bao bì.
E) Thuận lợi trong phân phối, lưu kho, tiêu dùng.
F) Quản lý hiệu quả cao.
Chọn câu trả lời đúng:



54

a) B, E, F

b) C, E, F

c) A, C, E

d) D, E, F

2. Tại sao TP sau khi xử lý, chế biến phải được đóng bao bì kín?
a) Để khách hàng có thể biết được tên SP và thành phần của SP trên bao bì.
b) Tránh tác động của lực cơ học.
c) Ngăn cản hoàn toàn tác động của môi trường bên ngoài đến TP trong suốt
thời gian lưu thông phân phối.
d) Câu b và c đúng.
3. Quy trình sản xuất TP: Nguyên liệu → xử lý → chế biến → thanh trùng
→ đóng bao bì → SP.
Hãy cho biết công đoạn đóng bao bì có mục đích là gì?
a) Bảo quản, tăng tính cảm quan của TP.
b) Bảo quản và thu hút người tiêu dùng.
c) An toàn vệ sinh và nâng cao tính cảm quan của TP.
d) Bảo quản CLSP, thông tin, và thuận tiện trong phân phối, kiểm soát và
trong tiêu dùng.
4. Bao bì kín là bao bì được quyết đònh bởi:
a) Lớp bao bì trực tiếp kín và lớp bao bì ngoài chống tác động cơ học.
b) Nhiều lớp bao bì kín.
c) Vật liệu làm bao bì và phương pháp đóng SP ghép kín các mí của bao bì.
d) a và c đều đúng.
5. Bao bì bao gói trực tiếp SP có những nhược điểm là:

a) Không tạo dáng vẻ chắc chắn cho SP.
b) Không đảm bảo độ kín hoàn toàn


55

Taøi Liệu Tham Khảo
1.

Stanley Sacharow, Roger C. Griffin, Principles of food packaging, 2nd
edition, Avi publishing company Inc, 1980.

2.

Hansen, T.J. Candy and sugar confectionery. In handbook of food and
beverage
Stability,
G.Charalambous(Ed.),Academic
Press,Inc.,Orlando,Florida,1986,chap.7.

3.

Paine, F.A. and H.Y paine. A handbook of food packaging,2nd Edn.,
Leonard Hill,Glasgow and London, Great Britain,1990.

4.

Rayman,M.K.,K.F.Weiss,G.W.Riedel,G.Charbonneau and
G.A.Jarvis,J.food Protect. 44:746(1981).




×