Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

giải pháp về an toàn lao động trong ngành dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.77 KB, 24 trang )

MỤC LỤC

1


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Nhà máy jeans xuất khẩu số 01.......................................2
Hình 2.2: Quy trình sản xuất tổng thể của công ty may.................4
Hình 3.1: Cắt bán thành phẩm.........................................................8
Hình 3.2: Ủi thành phẩm.................................................................8
Hình 3.3: Dụng cụ bảo hộ lao động...............................................15
Hình 4.1: Nhà xưởng dệt may theo nội quy................................18

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC
CBCNV

Cán bộ công nhân viên

TNLĐ

Tai nạn lao động

BHLĐ

Bảo hộ lao động

ATVSLĐ


An toàn vệ sinh lao động

NPL

Nguyên phụ liệu

PCCC

Bình chữa cháy co2

ATLĐ

An toàn lao động

VSLĐ

Vệ sinh lao động

3


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 13,6 % doanh thu xuất
khẩu và 10,5 GDP cả nước. Cả nước có hơn 6.000 doanh nghiệp dệt may, thu hút 2,5
triệu lao động (chiếm 25 % lao động trong khu vực kinh tế công nghiệp).
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tính đến năm
2014, nước ta có khoảng 2,5 triệu lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động thuộc các
ngành công nghiệp phụ trợ, kho bãi, vận chuyển trong ngành dệt may. Đây là một

trong những ngành mang lại giá trị xuất khẩu cao, kim ngạch xuất khẩu trong năm
2014 đạt 24,5 tỷ USD.
Ngành dệt may góp phần tăng tích luỹ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nền kinh tế của đất nước vừa tạo cơ hội cho Việt Nam hoà nhập kinh tế với khu
vực và thế giới. Đóng vai trò quan trọng trong ngành dệt may là lực lượng công nhân.
Công nhân là người tạo ra của cải vật chất cho xã hội, phải tiếp xúc với máy móc, thiết
bị, môi trường và các điều kiện làm việc nguy hiểm khác,... Muốn ngành dệt may phát
triển thì cần phải quan tâm và đảm bảo an toàn đối với công nhân. Hiện nay, số lượng
các vụ tai nạn lao động ngày có xu hướng gia tăng
Với số lượng người lao động trong ngành liên tục tăng trưởng, việc đảm bảo sức
khỏe cho người lao động là trọng điểm doanh nghiệp cần quan tâm nhằm góp phần
tăng năng suất và đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Người lao động ngành dệt thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều
tác nhân độc hại như bụi, rác thải, tiếng ồn, thiếu ánh sáng. Đây cũng là nguyên nhân
gây nên các bệnh liên quan đến phổi, phế quản. Bên cạnh đó, nguy cơ cháy nổ lại luôn
tiềm ẩn. Vì vậy, an toàn lao động ngành dệt, may cần được các doanh nghiệp chú
trọng.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

- Tên công ty
: Nhà máy may jean xuất khẩu Phong Phú
- Địa chỉ
: 48, đường Tăng Nhơn Phú, Phường Tăng Nhơn Phú B,
quận 9, Tp. Hồ Chí Minh

- Số điện thọai
: 08.38966924
- Số Fax
: 08.37281369

- Diện tích nhà máy

: 6,6465 m2

Hình 2.1: Nhà máy jean xuất khẩu số 01
Nhà máy may jean xuất khẩu số 01 được thành lập từ năm 2007 là đơn vị
thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú, Công ty Cổ phần Quốc tế
Phong Phú là bước phát triển mới của Tổng Công ty trong lĩnh vực phát triển
chuỗi giá trị may mặc - được xác định là ngành cốt lõi của Tổng Công ty. Sau
khi thành lập Công ty được tiếp nhận quản lý hai Nhà máy May từ Tổng công ty
Phong Phú đó là nhà máy May Phong Phú Guston Molinel chuyên sản xuất
Workwear xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Nhà máy May Jeans Xuất
Khẩu chuyên sản xuất hàng Jeans xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Năm 2009,
Công ty thành lập thêm nhà máy Wash thời trang tại Quận Thủ Đức và đang
thực hiện đầu tư các dự án khác tại các địa điểm Thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Long An…
Bước vào giai đoạn thử thách mới, lãnh đạo và toàn thể CBCNV Công ty Cổ
phần Quốc tế Phong Phú đã và đang phát huy những lợi thế sẵn có biến thách
thức thành cơ hội để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình theo đúng mục tiêu định
hướng của Tổng công ty CP Phong Phú khẳng định được thương hiệu “Phong
Phú Jeans” trên toàn quốc. Vừa qua công ty đã vinh dự nhận danh hiệu “Top 10
doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành may Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Sài
Gòn Hiệp Hội dệt may Việt Nam và Hiệp Hội Da giày Việt Nam phối hợp tổ
chức.
2.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Việc sản xuất hàng may mặc công nghiệp có thể phân chia thành những công
đoạn sau:

5


- Chuẩn bị sản xuất: bao gồm tất cả các công việc chuẩn bị về tiêu chuẩn kỹ
thuật, về mẫu, về công nghệ trước khi đưa vào sản xuất mã hàng cùng với kiểm tra, đo
đếm nguyên phụ liệu.
+ Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
+ Chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế
+ Chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ
- Công đoạn chia cắt: bao gồm trải vải và cắt nguyên liệu, phụ liệu và một số
công việc cần làm trước khi bắt đầu giai đoạn may
- Công đoạn ráp nối: bao gồm quá trình may các chi tiết, ủi định hình các chi tiết,
ủi tạo hình và lắp ráp sản phẩm
- Công đoạn tạo dáng sản phẩm sau khi may: bao gồm 2 công việc chính là nhiệt
ẩm định hình và ép tạo dáng. Công đoạn này chỉ có ở những doanh nghiệp chuyên sản
xuất các sản phẩm cao chấp như : Jacket, veston,…
- Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm: bao gồm việc tẩy vết bẩn trên sản phẩm, ủi
hoàn chỉnh sản phẩm, bao gói và đóng kiện.
Được thực hiện song song với các công đoạn trên là quá trình kiểm tra chất
lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng cuối cùng
trước khi xuất xưởng. Chất lượng sản phẩm không những phụ thuộc vào một công
nghệ hoàn hảo mà còn phụ thuộc vào việc giữ đúng các quy định về những tiêu chuẩn
kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Một công nghệ sản xuất hoàn hảo sẽ dễ đảm bảo tận
dụng được mọi năng lực thiết bị, tiết kiệm nguyên phụ liệu, sắp xếp các công đoạn hợp
lý và quay vòng vốn nhanh. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong tất cả các công
đoạn sản xuất phải tiến hành kiểm tra chất lượng chặt chẽ. Chất lượng và hiệu quả sản
xuất vì thế phụ thuộc rất nhiều vào việc hoàn thiện công nghệ sản xuất và kiểm tra

chất lượng sản phẩm.


Công đoạn sản xuất chính: Là những công đoạn sản xuất không thể thiếu được trong
quá trình sản xuất. Cụ thể là những công đoạn sau: chuẩn bị sản xuất thiết kế, công
nghệ, công đoạn cắt, công đoạn may, công đoạn tạo dáng sản phẩm, công đoạn hoàn
tất sản phẩm
• Công đoạn sản xuất, phụ trợ: công đoạn chuẩn bị về nguyên phụ liệu
• Tổ chức quản lí sản xuất: bao gồm những công việc sau
− Lập kế hoạch sản xuất
− Tổ chức sản xuất
− Quản lí sản xuất
− Kiểm soát quá trình sản xuất

6


Hình 2.2: Quy trình sản xuất tổng thể của công ty may

7


CHƯƠNG 3
KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY
3.1 THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

So với 06 tháng đầu năm 2015 số vụ tai nạn lao động, số nạn nhân và số người
chết vì tai nạn lao động trong 06 tháng năm 2016 đều tăng, cụ thể: số vụ TNLĐ tăng
258 vụ (tăng 7,5%), tổng số nạn nhân tăng 278 người (tăng 7,9%), số người chết vì
TNLĐ tăng 79 người (tăng 28,5%).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các ngành, địa phương tình
hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm 2016 và một số giải pháp chủ yếu nhằm chủ
động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong 06 tháng cuối năm 2016 như sau:
Trong 06 tháng đầu năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 3.674 vụ tai nạn lao động
(TNLĐ) làm 3.777 người bị nạn, cụ thể:
- Số vụ TNLĐ chết người: 323 vụ
- Số vụ TNLĐ có từ hai người bị nạn trở lên: 54 vụ
- Số người chết: 356 người
- Số người bị thương nặng: 854 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 1.176 người
Trong đó lĩnh vực dệt may, da giầy chiếm 9,4% tổng số vụ và 10,5% tổng số
người chết.
 Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất
- Tai nạn giao thông chiếm 36,4% tổng số vụ và 36,8% tổng số người chết;
- Ngã, rơi từ trên cao chiếm 18,9% tổng số vụ và 17,1% tổng số người chết;
- Điện giật chiếm 18,9% tổng số vụ và 17,1% tổng số người chết;
- Vật rơi, đổ sập, vùi lấp chiếm 16,2% tổng số vụ và 15,7 % tổng số người chết;
- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 6,7% tổng số vụ và 7,8% tổng số người chết.
3.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA BHLĐ TRONG NGÀNH DỆT MAY

Ngoài nguyên nhân là do chính các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoặc không
quan tâm đến vấn đề an toàn lao động thì cũng có những nguyên nhân xuất phát từ
phía người lao động. Chính sự chủ quan của người lao động cũng là nguyên nhân gây
ra những tai nạn lao động mà không trang bị BHLĐ. Do hầu hết người lao động là lao
động phổ thông, họ chưa nắm được hết những tác dụng của các phương tiện BHLĐ
đối với sự an toàn sức khỏe và tính mạng người lao động. Cũng có những trường hợp
do không được hướng dẫn cụ thể về cách thức sử dụng các thiết bị BHLĐ nên người

8












lao động sử dụng không đúng cách, cảm thấy vướng víu cản trở công việc nên họ
không sử dụng.
Việc trang bị BHLĐ là điều hết sức cần thiết không chỉ cho người lao động mà
còn cho cả người sử dụng lao động. Người lao động an tâm làm việc, năng suất lao
động không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Phòng tránh
được các tai nạn lao động nghiêm trọng, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bên
cạnh đó cũng cần tuyên truyền cho người lao động biết về sự cần thiết và công dụng
của việc sử dụng các thiết bị BHLĐ đối với sự an toàn của người lao động.
Bên cạnh việc trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ thì cũng cần giúp người
lao động nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy về an toàn lao động. Vì
chỉ cần một động tác bất cẩn không chấp hành nội quy lao động hay quy trình về an
toàn lao động thì dù có trang bị đầy đủ các thiết bị BHLĐ thì người lao động có thể
vẫn phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
Sự cần thiết của việc trang bị kiến thức ATVSLĐ với lao động ngành may:
Tạo tính kỷ luật, tăng cường các biện pháp và kỹ năng làm việc an toàn.
Phòng tránh các tai nạn và góp ý cải tiến trong công tác BHLĐ.
Sử dụng và bảo dưỡng máy an toàn, kiểm soát môi trường hiệu quả.
Tổ chức công việc và quy trình làm việc hiệu quả, phù hợp và an toàn.
Trang bị các kiến thức về ATLĐ và VSLĐ để tự bảo vệ mình áp dụng và hướng dẫn
việc thực hiện công tác trên đến mọi người.

Tạo môi trường làm việc lành mạnh và thân thiện, đạt hiệu quả cao trong lao động.
Giảm gánh nặng kinh tế về TNLĐ cho xã hội và gia đình.
Tạo uy tín và thương hiệu, nâng cao khả ngăng cạnh tranh kinh tế…
3.3 TÌNH HÌNH TNLĐ TRONG NHÀ MÁY
Trong thời gian qua nhà máy không xảy ra tai nạn lao động, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một
số vấn đề có thể gây hại đến sức khoẻ của người lao động gây rủi ro về TNLĐ như:

-

Tiếng ồn là một trong những tác nhân có hại đối với sức khoẻ người lao động (giảm thính lực,
đau tai…).
Bụi vải trong khu vực sản xuất (đường hô hấp, bệnh bụi phổi,…).
Trong kho NPL một vài lần không tắt đèn khi ra về.
Lối thoat hiểm, lối đi giữa các chuyền may còn bị chắn bởi các pallet hàng.
Bình PCCC còn bị chắn.
3.4 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT ATLĐ
3.4.1 Nguyên nhân kỹ thuật

Máy trang bị hoặc qui trình công nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm.
- Máy móc trang bị thiết kế không phù hợp với người Việt.

9


- Độ bền của các chi tiết của các máy gây sự cố.
- Thiếu thiết bị che chắn an toàn.
- Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn.
- Không thực hiện đúng qui tắc kĩ thuật an toàn.
-Thiếu cơ khí hóa, tự động hóa.
- Thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp.

3.4.2 Nguyên nhân về tổ chức.

- Tổ chức làm việc không hợp lí.
- Bố trí máy và trang bị sai nguyên tắc.
- Bảo quản bán thành phẩm và thành phẩm không đúng nguyên tắc an
toàn.
- Thiếu các phương tiện đặc chủng.
- Tổ chức huấn luyện và giáo dục BHLĐ không đạt yêu cầu.
3.4.3 Nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp.

- Vi phạm các yêu cầu vệ sinh công nghiệp.
- Phát sinh bụi, hơi khí độc trong sản xuất ảnh hưởng ngay đến không
gian sản xuất, và ảnh hưởng ngay đến khu vực dân cư.
- Điều kiện vi khí hậu xấu.
- Chổ chiếu sáng nơi làm việc không hợp lí: liên quan đến đèn.
- Ồn - rung vướt quá tiêu chuẩn cho phép: bụi, hơi mùi khó chịu + ồn
rung.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo yêu cầu sử dụng;
+ Yêu cầu bảo vệ: thanh sắt quá dài không đảm bảo
+ Yêu cầu sử dụng: mùa nóng đội mũ kín rất khó chịu → yêu cầu mũ
bảo vệ.
3.4.4 Tay nghề của công nhân

Tay nghề công nhân cũng một phần quan trọng trong công tác an toàn lao động,
tay nghề công nhân không vững, không biết sử dụng máy hợp lí cũng gây ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình làm việc.

10



Khi may sản phẩm phải chú ý đế kim kết hợp với tay và chân để điều khiển máy
may, nếu không tập trung vào công việc sẽ dẩn đến tai nạn không mong muốn.

Phần lớn tập trung vào các khâu như:
+
+
+
+

Kỹ thuật cắt bán thành phẩm phải chuẩn, chính xác.
Khi lấy bán thành phẩm ra từ máy ép keo cũng phải chú ý
Trong lúc ủi sản phẩm
Khi cắt bán thành phẩm cũng phải hết sức thận trọng.

Hình 3.1: Cắt bán thành phẩm

Hình 3.2: Ủi thành phẩm

11


3.5 CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ CÓ HẠI TRONG SẢN XUẤT
3.5.1 Các yếu tố nguy hiểm

Là những yếu tố có nguy cơ gây chấn thương hoặc chết người đối với người lao
động, bao gồm:
 Các bộ phận truyền động, chuyển động: Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các
loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động của bản thân máy móc như: xe cơ giới gây ra
có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết.
 Nguồn nhiệt: Vận hành máy thổi form trong dây chuyền may,cắt vải trong công nghệ

may, sữa chữa chế tạo lược máy dệt… đứng và đi lại suốt ca làm việc chịu tác động
của hơi nóng ẩm.
 Nguồn điện: Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật
trong các trường hợp sử dụng máy may và vận hành máy… làm tê liệt hệ thống hô
hấp, tim mạch.
 Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn
định gây ra như sập lở, vật rơi từ trên cao trong xây dựng, đổ hàng hoá trong sắp xếp
kho hàng....
 Nổ
- Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các
thiết bị chịu áp lực, bình chứa khí nén, khí thiên nhiên lỏng vượt quá giới hạn bền cho
phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do thời gian sử
dụng lâu. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho
mọi người xung quanh.
- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời
gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao
và áp lực lớn phá hủy hoại các công trình, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng
nổ.
- Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp
với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại
khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định.
Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới
hạn nổ hóa học càng tăng.
- Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích
trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định.
- Nổ của kim loại nóng chảy : Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ...

12



3.5.2 Các yếu tố có hại

Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của
tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh
nghề nghiệp. đó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất,
hơi, khí độc, các sinh vật có hại.
 Vi khí hậu xấu
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của
nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển
của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý
của con người. Vi khí hậu tương đối ổn định, nhiệt toả ra khoảng 20 kcal/m 3 không khí
một giờ, ở xưởng dệt.
- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm
tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết
bị....Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say
nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh
thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh...
- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ
do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi.
- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con
người.
 Tiếng ồn và rung
Các công đoạn cung cấp nguyên liệu, xe sợi lên, vận hành máy đảo sợi và xe con
sợi … công việc đơn điệu tập trung thị giác cao, chịu tác động của bụi và tiếng ồn vượt
tiêu chuẩn cho phép và khâu kéo sợi là công đoạn gây ra tiếng ồn nhiều nhất.
Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn dễ gây các bệnh nghề nghiệp như điếc,
viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao
động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén. Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ. Tiếp xúc
với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh, dễ dẫn

đến tai nạn lao động.
 Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá)
Chiếu sáng không đảm bảo làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ gây
ra tai nạn lao động. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.

13


 Bụi
Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí; nguy
hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 - 5 micrômét; khi hít phải loại bụi này sẽ có 70 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi.
Chủ yếu trong các khâu vận hành máy dệt, cắt vải, đóng kiện trong dây chuyền…
đứng và đi lại suốt ca làm việc, công việc thủ công nặng nhọc và chịu tác động của bụi
bông.
Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của
bụi. Bụi có thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp; làm giảm khả năng cách
điện của bộ phận cách điện, gây chập mạch; Gây mài mòn thiết bị trước thời hạn; Làm
tổn thương cơ quan hô hấp xây sát, viêm kinh niên, tuỳ theo loại bụi có thể dẫn đến
viêm phổi, ung thư phổi; Gây bệnh ngoài da; Gây tổn thương mắt.
 Các hóa chất độc
Sữa chữa điện trong dây chuyền, sửa chửa chế tạo lược máy dệt… tư thế lao
động gò bó làm việc trong môi trường ẩm ước, nóng, tiếp xúc với NH3, hoá chất tẩy.
Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường
tiêu hóa, đường hô hấp hoặc qua da. Trong đó, theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất
và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc. Chất độc thâm nhập vào cơ thể và tham gia
cỏc quá trình sinh hoá có thể đổi thành chất không độc, nhưng cũng có thể biến thành
chất độc hơn. Một số chất độc xâm nhập vào cơ thể và tích tụ lại. Chất độc cũng có thể
được thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, qua sữa... tùy theo tính chất
của mỗi loại hóa chất.

 Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong lao động
không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người
lao động trong lao động
Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao
động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian
dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động
đơn điệu, buồn tẻ hoặc với phải tập trung chú ý cao gây căng thẳng về thần kinh tâm
lý. Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì
trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế
thần kinh, gây bệnh tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương,
có khi dẫn đến tai nạn lao động.

14


3.6 BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới
người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh không chữa khỏi hoặc
để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.
Dệt may là ngành nghề tập trung số lượng lớn lao động nên tiềm ẩn nhiều nguy
cơ bệnh nghề nghiệp cũng như an toàn lao động. Ngoài ra, đặc thù của ngành dệt may
là môi trường làm việc chịu nhiều tác động của các yếu tố như bụi, tiếng ồn, ánh sáng
và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Do đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động cho người lao
động cần phải được các chủ doanh nghiệp chú trọng quan tâm.
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tính đến năm
2014, nước ta có khoảng 2,5 triệu lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động thuộc các
ngành công nghiệp phụ trợ, kho bãi, vận chuyển trong ngành dệt may; số lượng này
ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, vấn đề bảo hộ lao động và phòng các bệnh nghề nghiệp
cho công nhân ngành dệt may vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Số liệu mới đây cho
thấy, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi bông của công nhân tại một cơ sở sản xuất sợi là 30%.

Bên cạnh căn bệnh này, tỷ lệ công nhân may mắc các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị
ứng, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp cũng rất cao.
Rất nhiều công nhân lao động ngành dệt - may đang phải dốc sức làm thêm vì
thu nhập thấp, lương không đảm bảo cuộc sống. Nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp đang
đè nặng lên họ. Theo GS-TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật ATVSLĐ
Việt Nam - bệnh nghề trong ngành dệt - may chủ yếu là bệnh bụi phổi bông và bệnh
dãn tĩnh mạch chân... Đặc biệt, bệnh dãn tĩnh mạch chân lại chưa được đưa vào danh
mục bệnh nghề nghiệp được Nhà nước bảo hiểm, mặc dù nó có thể gây phù chân, tạo
thành huyết khối, làm tắc nghẽn, dễ gây vỡ các mạch máu ở phổi khi người lao động
làm việc gắng sức.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Camilla Bengtsson, Viện Karolinska ở Thụy Điển đã chỉ
ra rằng, bụi xơ có thể gây ra những thay đổi trong các mô phổi, dẫn đến kích hoạt các
phản ứng miễn dịch, từ đó gây viêm khớp dạng thấp. Kết quả này cho thấy, công nhân
nhà máy dệt cần có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu hít
phải chất ô nhiễm. Mặc dù vậy, vẫn cần một nghiên cứu khác để chứng minh bụi dệt
có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp.
Theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM, công nhân may
phải tiếp xúc, hít nhiều loại sợi đay, gai, bông…, lại không mang khẩu trang trong quá
trình sản xuất nên nguy cơ mắc bệnh bụi phổi bông rất lớn. Biểu hiện lâm sàng của
bệnh bụi phổi bông là do hít phải sợi đay, gai, bông… là tức ngực, khó thở, ho. “Nếu
không can thiệp kịp thời khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì không thể điều trị

15


dứt bệnh mà chỉ điều trị phòng ngừa. Bên cạnh căn bệnh này, tỷ lệ công nhân may mắc
các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính nghề
nghiệp cũng rất cao”- Bác sĩ Lan cho biết.
Các bệnh nghề nghiệp thường gặp đối với ngành may:
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:

+ Bệnh bụi phổi: do hít phải bụi vải trong thời gian dài từ năm 5 năm trở lên. Có các
triệu chứng: tức ngực, khó thở vào ngày làm việc đầu tiên hoặc các ngày trong tuần.
+ Bệnh viêm phế quản mãn tính: khi tiếp xúc với bụi qua giới hạn cho phép trong thời
gian 3 năm trở lên. Triệu chứng: ho khạc đờm trên 2 tháng và liên tục trong 2 năm.
Khó thở về đêm và khi gắng sức.
+ Di vật kim loại: làm hỏng mắt, chạy trong cơ thể vào tim, gây nguy hại đến tính mạng.
+ Bệnh phổi ứ nước: đối với công nhân ủi lò hơi (do làm việc trong môi trường nóng ra
mồ hôi nhiều làm việc đêm khuya mới tắm).
+ Thoái hóa cột sống cổ, đốt sống cuối cùng của cột sống: có thể dẫn đến bệnh liệt do
ngồi lâu một chỗ. Bệnh xảy ra âm ỉ khó biết, cứ nghĩ bị đau lưng do lớn tuổi, đến khi
đau nhiều đi khám mới phát hiện thì đã quá muộn, khó chữa và dễ bị liệt.
+ Bệnh điếc nghề nghiệp: do phải tiếp xúc với tiếng ồn trên 80dBA.
- Đối với khối văn phòng:
+ Cận/viễn do không đảm bảo khoảng cách giữa mắt với màn hình.
+ Mở mắt do làm việc gần màn hình có độ chói cao.
+ Đau lưng, vai do tư thế ngồi không đúng hoặc do ghế ngồi không phù hợp và thời gian
ngồi quá lâu

16


3.7 THIẾT BỊ BẢO HỘ

Là các trang bị bảo vệ các bộ phận con người không bị thương tổn trong quá
trình lao động lâu dài.
Thiết bị bảo hộ cá nhân rất quan trọng đối với công nhân viên. Nó bảo vệ các bộ
phận của cơ thể không tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm có thể gây ra các
bênh nghề nghiệp hay các thương tổn có hại
Các loại trang thiết bị BHLĐ:
-


Bảo vệ mắt: kính bảo hộ
Bảo vệ tai: thiết bị bảo vệ tai; nút chống ồn.
Bảo vệ đường hô hấp: khẩu trang; mặt nạ phòng chống hơi độc.
Bảo vệ tay: găng tay
Bảo vệ chân: giày an toàn.

Hình 3.3: Dụng cụ bảo hộ lao
động

17


CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DỆT MAY
4.1 GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÍ
- Tổ chức đoàn kiểm tra ở các cấp
- Họp đoàn kiểm tra, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, xác định
lịch kiểm tra.
- Kiểm tra tổng thể các mặt hoạt động của công tác an toàn.
- Kiểm tra định kì: 6 tháng hoặc 1 năm.
- Kiểm tra sau khi kết thúc một đợt sản xuất khi có sự cố.
- Kiểm tra kiến thức về an toàn của người quản lí và người lao động.
- Ở tổ sản xuất, mỗi cá nhân người lao động thực hiện việc tự kiểm tra
thương xuyên vào đầu giờ làm việc. Kết quả báo cáo lên tổ trưởng, quản đốc
phân xưởng để xác minh và kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục.
Điều 82. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động; xây dựng, ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
an toàn, vệ sinh lao động, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động

theo thẩm quyền được phân công quản lý.
2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động.
4. Quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ
sinh lao động.
5. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn,
vệ sinh lao động.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động.
7. Bồi dưỡng, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
8. Hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động.

18


4.2 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT
4.2.1 Về công nghệ

-

-

-

-

-

 An toàn hoá chất

Thực hiện các giải pháp về tổ chức và quản lý theo quy định.
Thực hiện các giải pháp kỹ thuật an toàn hoá chất.
Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện.
Kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện nội quy, quy chế an toàn cơ sở. thưởng những
đối tượng có thành tích và xử phạt những đối tượng vi phạm.
Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.
Tổng kết, rút kinh nghiệm, vạch kế hoạch hành động hạn chế rủi ro hoá chất.
 An toàn phòng chống cháy, nổ
Tổ chức bộ máy, xây dựng nội quy, quy chế quy định nhiệm vụ, chức trách.
Xây dựng và thưc hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy nổ:
+ Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ
+ Định kỳ mở các lớp huấn luyện nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng
chống cháy nổ.
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nội quy, quy chế làm
việc an toàn và phòng chống cháy nổ.
+ Định kỳ tiến hành báo động, thực tập chữa cháy, cấp cứu người bị thương.
+ Thực hiện chữa cháy nổ khi xảy ra cháy nổ.
 An toàn điện
Doanh nghiệp phải thực hiện quy phạm an toàn điện hạ áp và các tiêu chuẩn về kỹ
thuật và an toàn liên quan.
Có sơ đồ mạng điện, danh mục thiết bị điện với các thông số để tính toán, kiểm tra hay
lắp đặt các dụng cụ bảo vệ từng thiết bị điện.
Có người quản lý kỹ thuật kiện am hiểu các quy định của nhà nước về an toàn kỹ thuật
điện, các thông số kỹ thuật, chế độ vận hành, thành thạo cấp cứu người khi bị điện
giật.
Thực hiện kiểm tra an toàn điện trong doanh nghiệp, các công trình điện phải được
kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào vận hành, có sổ nghi chép để theo dõi việc thực
hiện các kiến nghị.
Có trạm y tế, trong đó cấp cứu người bị tai nạn điện.
Công nhân sử dụng thiết bị phải thực hiện đúng các quy định đề ra để đảm bảo an toàn

điện.
 An toàn cơ khí, thiết bị
Doanh nghiệp có người phụ trách về cơ khí, có trạm y tế.
Bố trí máy móc phải đảm bảo quy trình sản xuất, đồng thời phải đảm bảo an toàn cho
việc lắp ráp, vận hành, sữa chữa, thay thế
Bố trí máy móc phải đảm ảo có lối đi, vận chuyển vật liệu, bán thành phẩm.

19


-

-

-

Các bộ phận có yếu tố nguy hiểm như bộ phận mang điện, chuyển động, nơi phát sinh
các chất độc hại như mảnh, bụi gia công văng bắn, phải có bộ phận che chắn.
Thiết bị sản xuất không được có góc nhọn, cạnh sắc, bề mặt gồ ghề có thể gây thương
tích cho người lao động
Người lao động phải thực hiện các quy định đề ra để đảm bảo an toàn cơ khí cho bản
thân.

Bộ phận điều khiển, trên máy phải thuận tiện, dễ nhìn , dễ thao tác, lực thao tác
không quá tiêu chuẩn cho phép.
Sử dụng các tín hiệu âm thanh, ánh sáng, màu sắc khi cần cảnh báo.
Có nội qui hướng dẫn sử dụng khi vận hành máy.
Các bộ phận có yếu tố nguy hiểm như bộ phận mang điện, bộ phận chuyển
động, chỗ phát sinh các chất độc hại như mảnh, bụi gia công văng bắn, phải có
bộ phận che chắn.

Ghế ngồi làm việc có độ cao thuận tiện khi thao tác làm việc.
 An toàn nhà xưởng
Nền nhà xưởng phải bằng phẳng, cao ráo, không trơn trượt, không sinh bụi, dễ cọ rữa.
có thể trải thảm để chống trơn trượt. nếu có môi trường xâm thực thì nền phải lát bằng
các vật liệu chịu hoá chất.
Mặt bằng nhà xưởng phai gọn gàng ngăn nắp, có khu vực để vật liệu riêng biệt.
Đường đi lại cho xe cơ giới phải đủ rộng, hẹp nhất phải bằng chiều rộng của loại xe
lớn nhất cộng với 1,4m.
Bậc lên xuống phải lát các vật liệu nhám tránh trơn trượt, có biển báo và chiếu ság đầy
đủ.
Những chỗ nguy hiểm về cơ khí, nơi có nguy cơ cháy nổ phải có biển báo an toàn
tương ứng.
Các khu vực có toả hơi khí độc, chất dễ cháy, chất kích thíchphải chia riêng và thực
hiện các biện pháp thu gom thích hợp.

20


Hìn
h 4.1: Nhà xưởng dệt may theo nội quy

-

 An toàn xếp dỡ vận chuyển
Dùng các thiết bị nâng chuyển phù hợp khi khi xếp dỡ để đảm bảo an toàn và nhẹ
nhàng.
Khi xếp, phải xếp từ dưới lên, khi dỡ, phải dỡ từ trên xuống, đề phòng vật nặng rơi đè
lên người.
Khi khiêng phải khiêng cùng vai, nâng hạ, có người chỉ huy.
Các chất độc hại, ăn mòn phải dùng cáng hay đòn khiêng hay xe cấm vác, cõng, ôm,

đội.
Vận chuyển hoá chất phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, không để rơi vỡ.
Người có tay và quần áo dính dầu mỡ không được di chuyển bình chứa oxy, khí nén.
4.2.2 Về kỹ thuật.

- Cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất.
- Dùng chất không độc hoặc ít độc thay thế chất độc tính cao.
- Đổi mới qui trình công nghệ.
- Giải quyết thông gió và chiếu sáng tốt nơi sản xuất.
- Cải thiện điều kiện làm việc.
- Dựa theo tính chất độc hại trong sản xuất, mỗi người công nhân sẽ được
trang bị dụng cụ phòng hộ thích hợp.

21


4.3 GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
- Cấp phát lại cho người lao động khi phương tiện BVCN bị hư hỏng
nhưng không vì lỗi chủ quan của họ.
- Không phát tiền hoặc trao tiền cho người lao động thay cho việc cấp phát
trực tiếp phương tiện BVCN.
- Định kì hàng năm mở lớp huấn luyện kỉ năng sử dụng và bảo quản đúng
phương tiện BVCN cho người lao động.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng phương tiện
BVCN và đánh giá sự phù hợp và hiệu quả sử dụng.

22


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN

Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là hết sức quan trọng, quyết định
năng suất và chất lượng của công ty. Là yếu tố hàng đầu để thu hút khách hàng.
Đa số công nhân trong công ty là nữ, trình độ chuyên môn cũng như trình độ học
vấn của người lao động là tương đối thấp (như sử dụng máy an toàn và được huấn
luyện an toàn lao động) so với các ngành nghề khác. Nên việc truyền đạt và hướng dẫn
các vấn đề ATBHLĐ là rất khó khăn.
Nhà máy đã trang bị các phương tiện BVCN thích hợp cho từng bộ phận nhưng
vẫn còn một số công nhân không sử dụng BHLĐ: công nhân cắt vải không đeo găng
tay thép, công nhân không sử dụng bảo hộ mắt.
5.2 KIẾN NGHỊ

 Đối với công ty
Luôn quan tâm đến vấn đề an toàn lao động,và đặt vấn đề an toàn lao động của
người lao động lên hàng đầu.
Cung cấp các kiến thức cơ bản về BHLĐ để tuyên truyền và tổ chức sản xuất cho
người lao động một cách an toàn, hiệu quả.
Thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa máy móc, để ngăn ngừa tai nạn lao động xảy
ra cho người lao động.
Trang bị đầy đủ các phương tiện ứng cứu kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
Tạo uy tín và thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
 Đối với công nhân
Cần tuân thủ theo những quy đinh của công ty.
Tất cả mọi việc trong công ty phải được thực hiện một cách ngắn gọn và chính
xác.
Tác phong công nghiệp là một điều cần thiết cho một nhân viên làm trong môi
trường sản xuất. Tất cả mọi công việc, mọi quá trình đều phải tuân theo một trật tự với
quy định đã được công ty đề ra để đảm bảo an toàn trong lao động.


23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

/> /> /> />
24



×