Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

tổng quan về họ lưu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.91 KB, 51 trang )

Giới thiệu khái quát về họ Lưu Việt Nam
Kính thưa các vị khách quí, Thưa các ông các bà đại diện cho các dòng
họ Lưu toàn quốc Việt Nam!
Hôm nay thật sự là một ngày vô cùng cảm động và trọng đại, mang dấu
ấn lịch sử đối với các bậc tiền bối của họ Lưu Việt Nam và với tất cả chúng ta.
Theo tiếng gọi và sự giục giã của các cụ tổ tiên, chúng ta đã tập trung về Lưu
Xá, tham gia cùng chính quyền và nhân dân địa phương kỷ niệm và tôn vinh
Danh nhân dân tộc - Thái úy Lưu Khánh Đàm, một Cao tổ họ Lưu tiêu biểu
nhất trong lịch sử từ trước đến nay.
Họ Lưu là một trong những dòng họ được nhắc tới sớm nhất trong lịch sử
Việt Nam, đã xuất hiện từ thời Hùng Vương cách đây hơn 4.000 năm, có rất
nhiều cao tổ tiêu biểu đóng góp to lớn cho đất nước, như: - Thái sư Lưu Cơ,
người Hoa Lư, là khai quốc công thần nhà Đinh, đã cải tạo thành Đại La từ
hướng Bắc chuyển về hướng Nam, thể hiện sự độc lập, tự chủ của Hoàng đế
Đại Cồ Việt ở Hoa Lư. - Quản giáp Lưu Kế Tông đã cai quản phía Bắc nước
Chiêm Thành, vùng đất do Vua Lê Đại Hành bình định được, nhằm ngăn ngừa
âm mưu cấu kết với quân Tống xâm lược nước ta. Ông đã lên ngôi làm Vua
Chiêm Thành được 03 năm. - Thiếu bảo Lưu Ngữ, quan đại thần nhà Tiền Lê,
được Vua Lê ban đất Lưu Xá làm thái ấp, sinh ra ba con trai là Thái úy Lưu
Khánh Đàm, Thái phó Lưu Ba và Đại sư Lưu Lượng, làm rạng rỡ cho họ Lưu
chúng ta. - 26 danh nhân đại khoa Nho học, trong đó có 04 Trạng nguyên là
Lưu Diễm, Lưu Miễn, Lưu Thúc Kiệm và Lưu Danh Công; đó là những người
đã giữ trọng trách và đóng góp lớn lao cho các triều đại phong kiến của Việt
Nam. - Tướng Quốc Lưu Nhân Chú, cùng cha là Lưu Trung từ Đại Từ, Thái
Nguyên vào Lam Sơn phò Lê Lợi đánh thắng và đuổi giặc Minh về nước, giải
phóng đất nước sau 10 năm kháng chiến. - Hai anh em Tướng quân Cần Vương
là Lưu Điệt và Thượng thư Lưu Đức Xứng... Khắp nước Việt Nam đều có các
dòng họ Lưu sinh sống, trong đó nổi bật là một số địa danh nổi tiếng, như


Thanh Hóa (huyện Yên Định, Hoằng Hóa...), Bắc Ninh (Trạm Lộ); Thái Bình


(Hưng Hà, Thái Thụy...), Hà Nội (Thanh Trì, Gia Lâm...), từ Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Bình Định, TP Hồ
Chí Minh cho đến Cà Mau; và có cả chi họ đang sinh sống lâu dài bên nước
ngoài, như Canada, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc v.v. Thời nay, tiêu biểu có UVDK
TƯ Đảng CSVN - Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (tên thật là Lưu Anh Thi),
nguyên Thứ trưởng Bộ QP, Ông Lưu Văn Mẫn - nguyên Phó CVP Trung ương
Đảng CSVN, GS TSKH Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch HĐ Di sản Quốc Gia,
nguyên Thứ trưởng TT Bộ VHTTDL), Ông Lưu Minh Hiệu, nguyên PCT
UBND tỉnh Thái Bình, TS Lưu Minh Trị (Chủ tịch Hội DSVH Thăng Long,
nguyên PCT UBND Hà Nội)...; Về KHKT có hàng trăm GS, PGS, TS, điển
hình nhất là GS TS Jane X. Luu (tên Việt là Lưu Lệ Hằng), được tặng 2 giải
thưởng lớn “Nobel” năm 2012, tên GS TS Jane X. Luu được đặt cho một hành
tinh 5430Luu. Trong nước, nổi bật có GS Luật sư nổi tiếng Lưu Văn Đạt; Nhà
ngoại giao kiệt xuất Lưu Văn Lợi, GS TSKH Lưu Duẩn được giải “Thực phẩm
toàn cầu” của Thế giới 2012...; 12 sỹ quan cấp tướng; Nhiều AH LLVT, Bà Mẹ
VNAH, liệt sỹ, thương binh, đã cống hiến xương máu cho Tổ Quốc; Nhiều văn
nghệ sỹ nỗi tiếng như GS Lưu Hữu Phước, nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhà biên
kịch Lưu Quang Vũ, nghệ sỹ Piano Lưu Hồng Quang, Hoa hậu Lưu Diễm
Hương... và rất nhiều doanh nhân đang hoạt động phát triển kinh doanh hàng
ngày. Về nguồn gốc họ Lưu Việt Nam, trục chính phát triển họ Lưu là từ cái
nôi xa xưa nhất ở Yên Định, Thanh Hóa; họ Lưu đã phân cư và di chuyển để
hình thành các chi họ Lưu ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài ra, các nho sỹ họ
Lưu sau khi đỗ Sinh đồ, Thám hoa, Cử nhân, Tiến sỹ..., được thăng quan, cai
quản nơi họ đến quản lý. Ở đó họ sinh cơ lập nghiệp, hoặc làm thầy đồ dạy
học, bốc thuốc... họ đã lập nên những trung tâm khai sáng học hành và phát
triển dòng họ Lưu tại địa phương đó; hoặc có thể có dòng họ khác cải sang họ
Lưu để bảo toàn nòi giống khi bị hoạn nạn; hoặc có một số chi nhánh họ Lưu


từ nguồn gốc khác, như các nhà Nho học, quan chức Trung Hoa, sau khi thi đỗ

và thành đạt là những người có năng lực, sang cai trị Việt Nam, cũng tạo dựng
nên các dòng họ Lưu tại các địa phương do họ cai quản. Hơn nữa, do hậu quả
nội chiến giữa triều Minh và nhà Thanh, nhiều người Hoa họ Lưu từ Quảng
Đông đã di cư sang Việt Nam, qua đường biên giới - định cư ở một số tỉnh phía
Bắc và qua đường biển - là người Minh Hương ở một số tỉnh phía Nam. Mặt
khác, một số chi họ Lưu Việt Nam cũng phải đổi sang họ khác, như họ Lưu Phạm (xã Kim đường, Ứng Hòa, Hà Nội)..., nhất là vào thời kỳ Nhà Trần tiêu
diệt Nhà Lý, bắt người họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn, thậm chí có bộ phận họ
Lý phải lưu vong sống bên Cao Ly.
Họ Lưu là khai quốc công thần vương triều Lý nên cũng bị ảnh hưởng rất
lớn, nhiều người bị giết cùng với vua tôi Nhà Lý, hoặc phải ly hương hoặc bị
cải sang họ khác. Minh chứng điển hình là hiện tượng nhiều làng xưa là đất của
họ Lưu, hoặc gắn bó với các quan thần họ Lưu nhưng nay không có bất kỳ
người họ Lưu nào còn sinh sống, như làng Lưu Xá, làng Đại Từ (Hưng Yên),
làng Thiệu Trung (Thanh Hóa - quê của Thiếu Bảo Lưu Ngữ, nguyên quán của
Thái úy Lưu Khánh Đàm)… Hiện nay, thông tin về các dòng họ Lưu toàn quốc
còn tản mạn, chưa được bộc lộ nhiều nên khó kết nối các dòng họ lại với nhau
được.
Hy vọng, sau buổi họp mặt trọng đại hôm nay, sẽ có điều kiện kết nối và
gắn bó nhiều hơn giữa các chi họ với nhau. Để tạo điều kiện cho Lưu Tộc Việt
Nam hoạt động có hiệu quả, bài bản trong thời gian sắp tới, BLL (lâm thời) họ
Lưu Việt Nam có dự thảo “QUY ƯỚC LƯU TỘC VIỆT NAM”, mong các
đồng tộc và các chi họ tham gia góp ý làm cơ sở cho BLL Lưu Tộc Việt Nam
thống nhất phiên bản cuối cùng để đăng tải trên website luutoc.vn cho tất cả
đồng tộc Họ Lưu cùng thực hiện. Hoạt động của Lưu Tộc Việt Nam sắp tới tập
trung vào 5 nội dung chính sau: 1. Thống kê danh sách toàn bộ Họ Lưu toàn
quốc Việt Nam. 2. Tổ chức hội thảo về Họ Lưu Việt Nam, do các nhà sử học


của Viện Sử học và Viện Nghiên cứu Hán Nôm chủ trì, dự kiến vào cuối năm
2014. 3. Kết nối các dòng họ Lưu của các địa phương; Sưu tầm và đối chiếu

các gia phả, các tư liệu của các dòng họ Lưu còn lưu giữ được. 4. Tham dự các
Lễ hội tại các địa phương, liên quan đến các danh nhân văn hóa - lịch sử của họ
Lưu và thăm viếng các dòng họ Lưu lớn tại Việt Nam. 5. Khuyến học, khuyến
tài con cháu họ Lưu và hỗ trợ các trường hợp con cháu họ Lưu có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn trong cuộc sống. Giai đoạn đầu mới hình thành, BLL Lưu
Tộc Việt Nam sẽ hoạt động trên cơ sở tự nguyện, với tinh thần cống hiến vì
dòng họ Lưu Việt Nam là chính; các thành viên BLL sẽ tự trang trải chi phí cá
nhân. Ngân quỹ của dòng họ sẽ dựa trên cơ sở đóng góp tự nguyện của các
dòng họ và sự tài trợ của con em họ Lưu có điều kiện và lòng nhiệt tâm, tạo
điều kiện thực hiện thành công 5 nội dung hoạt động đã đề ra ở trên. Nhân dịp
này chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới toàn thể nhân dân làng Lưu Xá
gần 1.000 năm nay đã bảo tồn được cụm di tích tâm linh Lưu Xá, gồm đền,
chùa, đình, lăng mộ... để hôm nay con cháu họ Lưu được chiêm ngưỡng và thể
hiện một phần đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đối với Tổ tiên; Cảm ơn các cấp
Đảng bộ, chính quyền xã Canh Tân, huyện Hưng Hà và tỉnh Thái Bình đã quan
tâm và tạo điều kiện cho BLL phối hợp tổ chức và con cháu họ lưu được tham
dự Lễ kỷ niệm 955 năm ngày giỗ Cao tổ Thái úy Lưu Khánh Đàm; đặc biệt
cảm ơn Nhà báo Minh Chuyên (thành viên danh dự của Lưu Tộc Việt nam) đã
dàn dựng bộ phim tài liệu “Người dâng kế dời đô” làm cầu nối cho chúng ta
chính thức tập hợp liên hệ tìm về cội nguồn Lưu Tộc. Cuối cùng, xin chúc buổi
gặp mặt tình cảm, ấm cúng... thành công rực rỡ đúng như mong muốn của các
bậc tiền bối

-

tổ tiên mong

chờ.

Xin chân


thành cảm ơn./.

Của TS Lưu Văn Thành tại buổi họp mặt Họ Lưu VN tại Lưu Xá, ngày
19/4/2013




DANH VỊ CÁC CAO TỔ HỌ LƯU VIỆT NAM NỖI TIẾNG
Lưu Cơ (940 - 1013), thọ 73 tuổi. quan trung thần một trong "Tứ Trụ" của
Vua Đinh Tiên Hoàng, gồm Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ. Lưu
Cơ giữ chức Thái Sư, là người kiêm cai quản thành Đại La. Theo nhà sử học
Trần Quốc Vượng thì ông được coi là Đô trưởng đầu tiên của Thành Đai La
(Thăng Long/Hà Nội) từ khi đất nước giành được độc lập.




Lưu Kế Tông, (? - 989) Năm 982, niên hiệu Thiên Phúc thứ 3, nhà vua Đinh
Tiên Hoàng ngự giá thân chinh cất đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Năm
983, niên hiệu Thiên Phúc thứ 4, vua Lê Đại Hành rút đại quân về Hoa Lư, và
cử Quản giáp Lưu Kế Tông ở lại Đồng Dương chỉ huy đạo quân chiếm đóng
miền bắc Chiêm Thành. Năm 986, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7, Indravarman IV
chết, Lưu Kế Tông tự lập làm vua Chiêm Thành. Qua năm sau, 989, niên hiệu
Hưng Thống năm đầu đời Lê Đại Hành, Lưu Kế Tông mất.





Lưu Khánh Đàm (989 - 1058) làm quan Nhà Lý, giữ chức Thái Úy khi nhận
di chiếu của Vua Lý Nhân Tông tôn phò Lý Dương Hoán, cháu gọi Lý Nhân
Tông là bác ruột lên ngôi, tôn hiệu Là Lý Thần Tông Hoàng đế. Em Lưu
Khánh Đàm là Lưu Ba được phong làm Thái Phó. Năm Tân Tỵ (1161) Thái Úy
Lưu Khánh Đàm mất năm 1058 thọ 69 tuổi. Theo sắc phong của Đình Lưu Xá
(Hưng Hà, Thái Bình) ghi nhận thì ông là người dâng kế dời đô từ Hoa Lư ra
Thăng Long cho Vua Lý Công Uẩn.




Lưu Diễm (chữ Hán: 劉 琰, ? - ?), làm quan Nhà Trần, là người đỗ đệ nhất
giáp kỳ thi Thái học sinh năm Kiến Trung thứ 8 (Nhâm Thìn, 1232), đời vua
Trần Thái Tông, cùng Trương Hanh. Đỗ đệ nhị giáp khoa thi này là Đặng
Diễn, Trịnh Phẫu còn đệ tam giáp là Trần Chu Phổ.




Lưu Miễn (? - ?) đỗ nhất giáp khoa thi tháng 2 năm Kỷ Hợi (1239). Năm Kỷ
Dậu (1249) được bổ làm An Phủ Sứ Phủ lộ Thanh Hóa. Năm Ất Mão (1255)
Lưu Miễn cho bồi đắp đê sông các xứ Thanh Hóa.




Lưu Cương Giới (? - ?) làm quan đến chức Tả Bộc Xạ. Tháng 8 năm Ất Dậu
(1285), Kỷ Nhà Trần, theo lệnh vua ông tuyên phong công thần theo thứ bậc
khác nhau và trị tội các kẻ hàng giặc.





Lưu Thường (? - ?) mất khi 43 tuổi, là học sinh của quan triều đình họ Lặc
Triều Trần, tham gia mưu loại Lê Quý Ly vì có ý tiếm ngôi Nhà Trần. Bị lộ
nên bị bắt giết. Lưu Thường khi bị hành hình có làm thơ để tỏ rõ khí tiết của
mình, thơ rằng:
Tàn niên tứ thập hựu dư tam,
Thương ái phùng chu tử chính cam.




Báo nghĩa ưng tiền ưng bất nỗ,
Bộc thi nguyên thượng cánh hà tam.
Tuổi
tàn
bốn
chục
lại
thừa
ba,
Bị
giết

trung
cũng
đáng

Khi

sống
không
sai
điều
giữ
nghĩa,
Phơi thây đồng nội thẹn gì ta.
Lưu Nhân Chú (?-1433), Khai quốc công thần nhà Hậu Lê được phong chức
Tể Tướng.




Lưu Hưng Hiếu (? - ?) đỗ Tiến Sỹ Cập đệ khoa thi tháng 4 năm Canh Tý,
Hồng Đức thứ 11 (1480) đời Vua Lê Thánh Tông, giữ chức Hàn lâm Viện Thị
Độc Tham Trưởng Viện Sự. Ông cùng các Nho Sỹ họ Lưu như Lưu Thư Ngạn,
Lưu Dịch và các danh sỹ đương thời khác lập nên Tao Đàn Nhị Thập Bát
Tú diễn đàn văn học nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam.




Lưu Đức An (1490-1562), Tiến sỹ thời nhà Mạc, Người làng Vũ Nghị, Thái
Ninh, Thái Bình (Nay là xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, Thái Bình). Từ
đường và lăng mộ là di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng.



Theo BÁCH KHOA TOÀN THƯ MỞ



Do:Lưu thành Huy. Sưu tầm, thiết lập, dịch trắng nghĩa Quốc Ngữ. Căn
cứ theo nguyên bản chữ Hán Nôm do: Lưu văn Ngoạn. Viết để lại.
ĐÔI LỜI THÀNH KÍNH THAY LỜI TỰA
Họ Lưu là một trong những đại tộc, từng gắn liền với sự trường tồn và
phát triển của Dân Tộc, từng hy sinh xương máu suốt chiều dài và bề dày của
lịch sử Đất Nước. Đã và đang cống hiến góp phần to lớn trong sự nghiệp dựng
nước, mở mang bờ cõi và bảo vệ nền Độc lập tự chủ của Tổ Quốc thân yêu. Là
bậc hậu sinh đời thứ 11 tôi phát nguyện từ năm 1983 sưu tầm tìm các sử liệu để
minh chứng được cội nguồn Lưu gia, đến ngày 28 tháng 02 năm 2000. Tìm
thấy được gia phả nguyên bản chữ Hán.
Để tỏ lòng tri ân, Lịch Đại Tiên Thánh Đế, Lịch Đại Lưu Gia Tiên Tổ, các
đấng Danh Sư, Hào kiệt…Tiền bối hữu công, Tiền nhân công đức lừng danh
trong sử sách đã làm rạng rỡ, đem vinh quang giống nòi “Lưu Gia” trong mỗi
thời đại.
Là bậc hậu sanh cháu nội Lưu gia, sớm bất hạnh mồ côi cha từ thuở 7 tuổi
lưu lạc từ năm 1950 sống tha phương cầu thực sinh tiền xứ Cao nguyên Trung
phần (Pleiku-Ban mê thuột) gần 50 năm, nên việc sinh hoạt gia tộc không biết
gì cả. Cũng rất khó khăn cho việc làm sử cội nguồn, truy tìm các tỉnh phía bắc
Thanh Hoá, Nghệ an, Hải phòng…các tỉnh phía nam Nha trang, Phan thiết, Sài
gòn, 6 tỉnh miền tây…đi đến đâu cũng không được nhận là cháu nội Lưu tộc
thật đau lòng…Nên từ đắng cay, tủi nhục, cho số phận mồ côi tôi cố gắng tăng
thêm ý chí cần phải làm rỏ cội nguồn của chúng ta. Vì cổ nhân có nói “Chim
có tổ ,người có tông” “Cây có cội ,nước có nguồn”nên dùng chút tài hèn, trí
mọn và trách nhiện bổn phận là cháu nội Lưu tộc. Nên tôi cố gắng dịch trắng
nghĩa Quốc ngữ và được dịch giữ theo nguyên bản chữ Hán, để cho tất cả con
cháu mai hậu tiếp tục làm theo không bị trở ngại.
Khoa học chính xác bao giờ củng cần phải có tư liệu để nguyên cứu sâu và
phát triển về nhận thức Gia tộc, Xã Hội Nhân Văn. Tìm kiếm tư liệu là công
việc hàng đầu của người làm sử cội nguồn, tư liệu còn giúp nhiều thế hệ con

cháu, các nhà khoa học nghiên cứu đưa vào sử dân tộc. Nhiều ngành khoa học
phát triển như: Dân Tộc học, Gia Phả học, Văn Hoá Dân Gian.v.v…
Mà đi vào con đường tìm kiếm tư liệu,sử liệu củng rất khó khăn, cực nhọc,
cay đắng, tốn kém về tiền của vật chất và lao lực, lao tâm của bản thân. Nhưng
âm thầm ít ai biết đến, ít người thưởng thức và chia sẻ niêm tôn vinh rạng rỡ
cho tổ tông Lưu Tộc.
Chỉ có con người say mê, cần mẩn, quên mình không nóng vội công danh,
địa vị.v.v...Thì mới làm được, để tỏ lòng biết ơn
công sinh thành dương dục của Tổ Tiên Ông Bà.
Để thành kính tri ân.Lịch Đại Tổ Tiên Ông Bà nhiều đời, tôi làm thành 03
phần để rỏ cội nguồn Lưu Tộc.
- Phần I : 1 quyển Gia Phả “Mẹo Kim Đường Gia Phả”
- Phần II : 1 “Bản Đồ Phả Hệ”


- Phần III : 1 “Cội Nguồn Lưu Tộc Phả Ký”
(Trong quyển “cội nguồn Lưu Tộc” sẻ nói rỏ ràng, có hình ảnh chi tiết
hơn.)
Hiện nay có nhiều Tộc Họ mất gia phả. Do hoàn cảnh khách quan, hoàn
cảnh chiến tranh nên có rất nhiều điều sai với sự thật, thật đau lòng…
Phần bảo vệ giữ gìn nề nếp gia phong Lưu Tộc là tất cả chúng ta con cháu
Nội Ngoại cùng nhau phải có đoàn kết, bổn phận, trách nhiệm để tránh không
lần theo “vết xe củ đả lăn” .
Mỗi Chi Tộc Họ (hoặc 1 gia đình) cần phải có 1 quyển Gia Phả, 1 bản đồ
Phả Hệ, 1 quyển cội nguồn Phả Ký. Hàng năm viết các chi tiết sinh, tử, sinh
hoạt của Chi Tộc Họ hay gia đình của mình và tập trung về nơi sinh hoạt chung
gia tộc.
-Lưu gia lễ tảo mộ tiết Thanh Minh ngày 14/03 âm lịch hàng năm.
-Hàng năm lễ chạp Lạp Tiết vào ngày 10/12 âm lịch, hai lễ trên con cháu
Nội Ngoại, tất cả tập trung về Nhà Thờ Tộc Lưu tại làng An chỉ -xã Hành

phước- huyện Nghĩa hành- tỉnh Quảng Ngãi.
Người có trách nhiệm là Bảo Tộc Lưu Gia bổ sung, ghi nhận chi tiết, điền
viết thêm vào trong Gia Phả, có đóng dấu mộc son đỏ của Lưu Tộc (chính bản
Gia phả được làm và đóng dấu son đỏ từng tờ với nhau, để tránh mất mát hoặc
bị xé bỏ). Phần viết thêm vào gia phả mới có giá trị, tính trung thực cao, khoa
học tạo tinh thần gia tộc ngày càng gần gủi hơn. Khi đã có bản đồ Phả Hệ, tôi
xin quí vị tất cả con cháu Nội Ngoại xưng hô theo đúng tầng thứ Ông Bà đã có
phẩm trạch. Để tạo thành tính thiêng liêng của những lời huấn dụ của Tổ Tiên
Ông Bà và bồi đắp truyền thống, cũng như làm phong phú thêm di sản quí báu
mà Ông Bà Tổ Tiên đã để lại cho tất cả cho chúng ta. Là “Gia Phả” đó cũng là
sợi dây vô hình ràng buộc tất cả con cháu Nội Ngoại chúng ta kết hợp thành
một gia đình Lưu Tộc ngày càng lớn và vững mạnh. Tốt đẹp hơn sánh vai
cùng hàng trăm chư tộc khác, con cháu mới nắm được đầu mối, thân tộc, ngọn
ngành, nhánh, chi họ, từ đâu đến đâu, con cháu Nội Ngoại xa gần ra sao, có
biết được như thế thì mọi người mới gắn bó tha thiết với nhau, mới sót thương
đùm bọc nhau, khi gặp hoạn nạn … Giúp con cháu biết rõ mối tình huyết
thống, tránh khỏi được những điều có hại gia phong . Để hiếu kính ông bà, hiểu
rõ đạo làm người và hết sức tránh những điều vô luân, làm điếm nhục đến Tổ
tông mình .
Sử cội nguồn Phả Ký không phải chỉ sao chép những công việc đã qua mà
thôi, nhưng lại phải suy xét việc góc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên, công việc,
mà tiền nhân đã làm để hiểu cho rõ những vận hội sống còn của một Tộc họ,
được con cháu đời đời soi vào đấy, mà biết được cái sự sinh hoạt của người
trước đã phải lao tâm lao lực như thế nào, chống chọi với thiên nhiên để tồn tại
được dưới ánh mặt trời này.
Là người thuộc thế hệ ít tuổi , ít hiểu biết về Gia Phả cũng không phải là
nhà sử học, nhà nghiên cứu, chuyên viên. Nên tôi làm Gia Phả và cội


nguồn Lưu Tộc Phả Ký làm theo lối không quá tân tiến, cũng không quá thủ

cựu. Khi viết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ và tôn kính chắc không tránh khỏi
sự thiếu sót ngoài ý muốn. Vậy thành thật mong sự góp ý của Ông, Bà, Cô,
Chú, Bác, Anh, Em, cùng tất cả con cháu Nội Ngoại.
Ban Mê Thuột. Ngày 29 tháng 02 năm 1983.
(Người sưu tầm, thiết lập)
Viễn Tôn Nội Đời thứ 10.
Lưu Thành Huy


PHÁT BIÊU VỀ HỌ LƯU VIỆT NAM
(Giới thiệu khái quát về họ Lưu Việt Nam của TS Lưu Văn Thành
tại buổi họp mặt Họ Lưu VN tại Lưu Xá, ngày 19/4/2013)
Kính thưa các vị khách quí,
Thưa các ông các bà đại diện cho các dòng họ Lưu toàn quốc Việt Nam,
Hôm nay thật sự là một ngày vô cùng cảm động và trọng đại, mang dấu ấn
lịch sử đối với các bậc tiền bối của họ Lưu Việt Nam và với tất cả chúng ta.
Theo tiếng gọi và sự giục giã của các cụ tổ tiên, chúng ta đã tập trung về Lưu
Xá, tham gia cùng chính quyền và nhân dân địa phương kỷ niệm và tôn vinh
Danh nhân dân tộc - Thái úy Lưu Khánh Đàm, một Cao tổ họ Lưu tiêu biểu
nhất trong lịch sử từ trước đến nay.
Họ Lưu là một trong những dòng họ được nhắc tới sớm nhất trong lịch sử
Việt Nam, đã xuất hiện từ thời Hùng
Vương cách đây hơn 4.000 năm, có rất nhiều cao tổ tiêu biểu đóng góp to
lớn cho đất nước, như:
- Thái sư Lưu Cơ, người Hoa Lư, là khai quốc công thần nhà Đinh, đã cải
tạo thành Đại La từ hướng Bắc chuyển về hướng Nam, thể hiện sự độc lập, tự
chủ của Hoàng đế Đại Cồ Việt ở Hoa Lư.
- Quản giáp Lưu Kế Tông đã cai quản phía Bắc nước Chiêm Thành, vùng
đất do Vua Lê Đại Hành bình định được, nhằm ngăn ngừa âm mưu cấu kết với
quân Tống xâm lược nước ta. Ông đã lên ngôi làm Vua Chiêm Thành được 03

năm.
- Thiếu bảo Lưu Ngữ, quan đại thần nhà Tiền Lê, được Vua Lê ban đất
Lưu Xá làm thái ấp, sinh ra ba con trai là Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó
Lưu Ba và Đại sư Lưu Lượng, làm rạng rỡ cho họ Lưu chúng ta.
- 26 danh nhân đại khoa Nho học, trong đó có 04 Trạng nguyên là Lưu
Diễm, Lưu Miễn, Lưu Thúc Kiệm và Lưu Danh Công; đó là những người đã
giữ trọng trách và đóng góp lớn lao cho các triều đại phong kiến cảu Việt Nam.
- Tướng Quốc Lưu Nhân Chú, cùng cha là Lưu Trung từ Đại Từ, Thái
Nguyên vào Lam Sơn phò Lê Lợi đánh thắng và đuổi giặc Minh về nước, giải
phóng đất nước sau 10 năm kháng chiến.
- Hai anh em Tướng quân Cần Vương là Lưu Điệt và Thượng thư Lưu Đức
Xứng...
Khắp nước Việt Nam đều có các dòng họ Lưu sinh sống, trong đó nổi bật
là một số địa danh nổi tiếng, như Thanh Hóa (huyện Yên Định, Hoằng Hóa...),
Bắc Ninh (Trạm Lộ); Thái Bình (Hưng Hà, Thái Thụy...), Hà Nội (Thanh Trì,
Gia Lâm...), từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế,
Quảng Bình, Bình Định, TP Hồ Chí Minh cho đến Cà Mau; và có cả chi họ
đang sinh sống lâu dài bên nước ngoài, như Canada, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc v.v.
Thời nay, tiêu biểu có Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng CSVN - Thiếu tướng
Hoàng Thế Thiện (tên thật là Lưu Văn Thi), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng, Ông Lưu Văn Mẫn - nguyên Phó Chánh VP TƯ Đảng CSVN, GS


TSKH Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch HĐ Di sản Quốc Gia, nguyên Thứ trưởng
Thường trực Bộ VHTTDL), TS Lưu Minh Trị (Chủ tịch Hội DSVH Thăng
Long, nguyên PCT UBND Hà Nội), Ông Lưu Minh Hiệu, nguyên PCT UBND
tỉnh Thái Bình...; Về KHKT có hàng trăm GS, PGS, TS, điển hình nhất là GS
TS Jane X. Luu (tên Việt là Lưu Lệ Hằng), được tặng 2 giải thưởng lớn tầm cỡ
“Nobel” năm 2012, tên GS TS Jane X. Luu được đặt cho một hành tinh
5430Luu. Trong nước, nổi bật có GS Luật sư nổi tiếng Lưu Văn Đạt; Nhà

ngoại giao kiệt xuất Lưu Văn Lợi, GS TSKH Lưu Duẩn được giải “Thực phẩm
toàn cầu” của Thế giới 2012...; 12 sỹ quan cấp tướng; Nhiều AH LLVT, Bà Mẹ
VNAH, liệt sỹ, thương binh, đã cống hiến xương máu cho Tổ Quốc; Nhiều văn
nghệ sỹ nỗi tiếng như GS, Viện sỹ Lưu Hữu Phước, nhà thơ Lưu Trọng Lư,
nhà biên kịch Lưu Quang Vũ, nghệ sỹ Piano Lưu Hồng Quang, Hoa hậu Lưu
Diễm Hương... và rất nhiều doanh nhân đang hoạt động phát triển kinh doanh
hàng ngày.
Về nguồn gốc họ Lưu Việt Nam, trục chính phát triển họ Lưu là từ cái nôi
xa xưa nhất ở Yên Định, Thanh Hóa; họ Lưu đã phân cư và di chuyển để hình
thành các chi họ Lưu ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài ra, các nho sỹ họ Lưu
sau khi đỗ Sinh đồ, Thám hoa, Cử nhân, Tiến sỹ..., được thăng quan, cai quản
nơi họ đến nhận chức. Ở đó họ sinh cơ lập nghiệp, hoặc làm thầy đồ dạy học,
bốc thuốc... họ đã lập nên những trung tâm khai sáng học hành và phát triển
dòng họ Lưu tại địa phương đó; hoặc có thể có dòng họ khác cải sang họ Lưu
để bảo toàn nòi giống khi bị hoạn nạn; hoặc có một số chi nhánh họ Lưu từ
nguồn gốc khác, như các nhà Nho học, quan lại Trung Hoa (sau khi thi đỗ và
thành đạt là những người có năng lực, được điều sang cai trị Việt Nam trong
thời kỳ Bắc thuộc) cũng tạo dựng nên một số dòng họ Lưu tại các địa phương
do họ cai quản. Hơn nữa, do hậu quả nội chiến giữa triều Minh và nhà Thanh,
nhiều người Hoa họ Lưu từ Quảng Đông đã di cư sang Việt Nam, qua đường
biên giới - định cư ở một số tỉnh phía Bắc và qua đường biển - là người Minh
Hương ở một số tỉnh phía Nam...
Mặt khác, một số chi họ Lưu Việt Nam cũng phải đổi sang họ khác, như
họ Lưu - Phạm (xã Kim đường, Ứng Hòa,
Hà Nội)..., nhất là vào thời kỳ Nhà Trần tiêu diệt Nhà Lý, bắt người họ Lý
phải đổi sang họ Nguyễn, thậm trí có hai chi họ Lý phải lưu vong sống bên Cao
Ly. Họ Lưu là khai quốc công thần vương triều Lý nên cũng bị ảnh hưởng rất
lớn, nhiều người bị giết cùng với vua tôi Nhà Lý, hoặc phải ly hương hoặc bị
cải sang họ khác. Minh chứng điển hình là hiện tượng nhiều làng xưa là đất của
họ Lưu, hoặc gắn bó với các quan thần họ Lưu nhưng nay không có bất kỳ

người họ Lưu nào còn sinh sống, như làng Lưu Xá (Hưng Hà, Thái Bình), làng
Đại Từ (Văn Lâm, Hưng Yên), làng Thiệu Trung (Thiệu Hóa, Thanh Hóa - quê
của Thiếu Bảo Lưu Ngữ, nguyên quán của Thái úy Lưu Khánh Đàm)...
Hiện nay, thông tin về các dòng họ Lưu toàn quốc còn tản mạt, chưa có
nhiều nên khó kết nối các dòng họ lại với nhau được. Hy vọng, sau buổi họp


mặt trọng đại hôm nay, sẽ có điều kiện kết nối và gắn bó nhiều hơn giữa các
các chi họ với nhau.
Để tạo điều kiện cho Lưu Tộc Việt Nam hoạt động có hiệu quả, bài bản
trong thời gian sắp tới, BLL (lâm thời) họ Lưu Việt Nam có dự thảo “QUY
ƯỚC LƯU TỘC VIỆT NAM”, mong các đồng tộc và các chi họ tham gia góp
ý làm cơ sở cho BLL Lưu Tộc Việt Nam thống nhất phiên bản cuối cùng để
đăng tải trên website luutoc.vn cho tất cả đồng tộc Họ Lưu cùng thực hiện.
Hoạt động của Lưu Tộc Việt Nam sắp tới tập trung vào 5 nội dung chính
sau:
1.
Thống kê danh sách toàn bộ Họ Lưu toàn quốc Việt Nam.
2.
Tổ chức hội thảo về Họ Lưu Việt Nam, do các nhà sử học của Viện
Sử học và Viện Nghiên cứu Hán Nôm chủ trì, dự kiến vào cuối năm 2014 hoặc
2015.
3. Kết nối các dòng họ Lưu của các địa phương; Sưu tầm và đối chiếu các
gia phả, các tư liệu của các dòng họ
Lưu còn lưu giữ được.
4.
Tham dự các Lễ Hội tại các địa phương, liên quan đến các danh nhân
văn hóa - lịch sử của họ Lưu và thăm
viếng các dòng họ Lưu lớn tại Việt Nam.
5.

Khuyến học, khuyến tài con cháu họ Lưu và hỗ trợ các trường hợp
con cháu họ Lưu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cuộc sống...
Giai đoạn đầu mới hình thành, BLL Lưu Tộc Việt Nam sẽ hoạt động trên
cơ sở tự nguyện, với tinh thần cống hiến vì dòng họ Lưu Việt Nam là chính;
các thành viên BLL sẽ tự trang trải chi phí cá nhân. Ngân quỹ của dòng họ sẽ
dựa trên cơ sở đóng góp tự nguyện của các dòng họ và sự tài trợ của con em họ
Lưu có điều kiện và lòng nhiệt tâm, tạo điều kiện thực hiện thành công 5 nội
dung hoạt động đã đề ra ở trên.
Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới toàn thể nhân dân
làng Lưu Xá gần 1.000 năm nay đã bảo tồn được cụm di tích tâm linh Lưu Xá,
gồm đền, chùa, đình, lăng mộ... để hôm nay con cháu họ Lưu được chiêm
ngưỡng và thể hiện một phần đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đối với các bậc
Liệt Tổ, Liệt Tông; Cảm ơn các cấp Đảng bộ, chính quyền xã Canh Tân, huyện
Hưng Hà và tỉnh Thái Bình đã quan tâm và tạo điều kiện cho BLL phối hợp tổ
chức và con cháu họ lưu được tham dự Lễ kỷ niệm 955 năm ngày giỗ Cao tổ
Thái úy Lưu Khánh Đàm; đặc biệt cảm ơn Nhà báo Minh Chuyên (thành viên
danh dự của Lưu Tộc Việt nam) đã dàn dựng bộ phim tài liệu “Người dâng kế
dời đô” làm cầu nối cho chúng ta chính thức tập hợp liên hệ tìm về cội nguồn
Lưu Tộc.
Cuối cùng, xin chúc buổi gặp mặt tình cảm, ấm cúng... thành công rực rỡ
đúng như mong muốn của các bậc tiền bối - tổ tiên mong chờ.
Xin chân thành cảm ơn./.


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU VỀ HỌ LƯU VIỆT NAM
Ngày 30/6/2013
NỘI DUNG NGHIÊN THỜI PHỤ
TT ĐỀ MỤC
GHI CHÚ
CỨU

HẠN TRÁCH
I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Tên, địa chỉ, thủy tổ, cao
tổ, quê gốc, nhà thờ/di
tích, ngọc phả/gia phả, cá
Nhóm
Thống kê
nhân tiêu biểu (anh hùng,
nghiên cứu Theo Phiếu thu
các dòng họ
11/20
1
danh nhân, TS, GS, Quan
về họ Lưu nhận thông tin về
Lưu Việt
13
chức các cấp, Sỹ quan
VN (NNC) họ Lưu Việt Nam
Nam
QĐ, CA, cá nhân đạt danh
+ các dòng
hiệu, phần thưởng các
họ Lưu địa
cấp)...
phương
Tên di tích, thánh thần
Các dòng
Thống kê được thờ, ngọc phả/thần
họ Lưu có
từ đường/ phả, lý lịch di tích, bằng

di tích +
nhà thờ họ công nhận di tích, bia đá 11/20 NNC +
Theo Phiếu thu
2
Lưu,kể cả (nếu có), các sự kiện trong 13
các cộng nhận thông tin
di tích đã lịch sử (lễ hội, nghi thức
tác viên
xếp hạng thờ cúng, sự tích, truyền
(CTV) +
thuyết, trò diễn...)
Cố vấn
Họ và tên, năm sinh, năm
mất, quê gốc, chức quan
Thống kê
Các dòng
hoặc bằng cấp, đền thờ
danh nhân,
họ Lưu địa
(nếu có), chiến công, được
anh hùng,
11/20 phương + Theo Phiếu thu
3
ghi trong tư liệu nào
nhân vật
13
Cố vấn + nhận thông tin
(chính sử, ngọc phả/gia
tiêu biểu...
NNC +

phả, truyền thuyết...) - có
họ Lưu
CTV
phân loại theo thời kỳ lịch
sử
Liệt kê các Thống kê các nhân vật họ
nhân vật họ Lưu được ghi trong chính
Lưu có tên sử qua các các triều đại
10/20 NNC +
Theo Phiếu thu
4
trong chính Việt Nam (ghi trong các 13
CTV
nhận thông tin
sử Việt
tư liệu chính sử đã phát
Nam
hành)
5 Tập hợp
Copy/chụp ảnh, dịch các 11/20 NNC +
Theo Phiếu thu
các gia
cuốn gia phả
13
CTV
nhận


NỘI DUNG NGHIÊN THỜI PHỤ
GHI CHÚ

CỨU
HẠN TRÁCH
phả hiện có hiện có của các dòng họ
thông tin
của họ Lưu Lưu Việt Nam (kể cả gia
phả các dòng họ chính,
các chi, nhánh... (nếu có)
6 Thống kê Nghiên cứu các loại bia 11/20 NNC +
Theo Phiếu thu
các bia cổ cổ, đối chiếu với các tư
14
CTV
nhận thông tin
liên quan liệu khác trong chính sử,
đến họ Lưu dã sử, các tư liệu của các
dòng họ khác liên quan
7 Tập hợp, Tổng hợp các nội dung từ 12/20 NNC + Cố Báo cáo giữa kỳ I
đánh giá
“1” đến “6” ở trên, phân 13
vấn
kết quả NC loại thông tin về họ Lưu
bước I
Việt Nam, từ đó nêu ra
những nhận xét ban đầu
và lập danh mục các vấn
đề cần nghiên cứu sâu
hơn, như về các dòng họ,
các danh nhân, anh hùng,
nhân vật tiêu biểu, các di
tích, các địa danh...

8 Nghiên cứu Nghiên cứu về thân thế, sự 7/201 NNC +
Kết hợp với các
từng anh nghiệp và hành trạng các 3CTV đầu nhà nghiên cứu
hùng, danh anh hùng, danh nhân, các 9/201 ngành
địa phương
nhân... họ nhân vật tiêu biểu của họ 4
chuyên về
Lưu
Lưu đã được lịch sử ghi
sử học,
nhận
văn hóa
dân tộc...
9 Tìm hiểu Nghiên cứu truyền thống 7/201 NNC +
Kết hợp với các
họ Lưu tại văn hiến của các làng
3CTV đầu địa phương
các làng
khoa bảng và ảnh hưởng 9/201 ngành về
khoa bảng của các làng khoa bảng
4
sử học,
đến nghiệp học của họ
văn hóa...
Lưu Việt Nam
10 Nghiên cứu Nghiên cứu các đặc điểm 9/201 NNC +
Kết hợp với các
các địa
đặc trưng về vùng đất và 4
CTV đầu nhà nghiên cứu

danh gắn con người, văn hóa, truyền
ngành
địa phương
với các
thống... của các địa danh,
chuyên về
nhân vật họ gắn bó với các anh hùng,
sử học,
Lưu VN
danh nhân, nhân vật tiêu
văn hóa
biểu của họ Lưu Việt Nam
dân tộc...
TT ĐỀ MỤC


NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU
11 Nghiên cứu Nghiên cứu đối chiếu các
kết nối các gia phả, nguồn gốc, kết
gia phả họ nối các dòng họ Lưu tại
Lưu
các địa phương
TT ĐỀ MỤC

12 Tập hợp,
đánh giá
kết quả NC
bước II


THỜI PHỤ
GHI CHÚ
HẠN TRÁCH
6/201 NNC +
4
CTV +
Các dòng
họ Lưu địa
phương
10/20 NNC +
Báo cáo giữa kỳ
14
CTV đầu II
ngành về
sử học và
các ngành
liên quan...

Phân tích, tổng hợp về họ
Lưu VN, nêu bật những
đặc trưng truyền thống
văn hiến, yêu nước - đấu
tranh XD và BV Tổ quốc
của Họ Lưu VN, các danh
nhân, anh hùng họ Lưu...,
cân nhắc về Nguồn gốc,
Thủy Tổ (hay Cao Tổ tiêu
biểu nhất) của LTVN và
tìm hiểu các điểm nhấn
của LTVN...

13 Nghiên cứu Khảo sát, thu nhận bổ
10-12 NNC +
Tùy quy mô tư
bổ sung và sung tư liệu phục vụ cho /2014 CTV (nhất liệu thu thập
hoàn thiện phân tích và đánh giá
là CTV
được và nhu cầu
BCáo
trong Báo cáo nghiên cứu
đầu
thời gian để xử lý
về họ Lưu Việt Nam
ngành...) tư liệu, có thể
kéo giãn sang
2015
14 Tập hợp kết Tập hợp tất cả các báo cáo 12/20 NNC +
quả NC
nghiên cứu thành Báo cáo 14
các CTV
thành Kỷ tổng thể về Họ Lưu Việt
yếu LTVN Nam (dưới dạng Bản thảo
Kỷ yếu về Lưu Tộc Việt
Nam)
(Hội thảo Khoa học về họ Lưu Việt Nam sẽ được thu xếp
sau khi đã có Bản thảo Kỷ yếu NCKH về Lưu Tộc Việt
Nam)
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Thống nhất Soạn thảo và trao đổi
6/201 NNC + Cố
1 nội bộ đề thống nhất nội bộ đề

3
vấn + CTV
cương
cương nghiên cứu
nghiên cứu
2 Lập Phiếu Lập, in, liên hệ gửi Phiếu 6-10/ NNC + Cố
thu nhận thu nhận thông tin cho các 2013 vấn + CTV


NỘI DUNG NGHIÊN THỜI PHỤ
GHI CHÚ
CỨU
HẠN TRÁCH
dòng họ Lưu các địa
thông tin về
phương để thu nhận thông
họ Lưu
tin
Hình thành Nhóm nghiên
cứu, gồm các đồng tộc tâm
Hình thành
huyết, có hiểu biết và kinh
Nhóm
nghiệm , có mối quan hệ 6/201 NNC + Cố
nghiên cứu
đồng tộc rộng và có thể
3
vấn + CTV
về họ Lưu
đóng góp thời gian, sức

Việt Nam
lực cho việc nghiên cứu
Lưu Tộc Việt Nam
Liên hệ với các dòng họ
Lưu tại các địa phương để
Thúc đẩy
giải thích và thuyết phục 6-11 NNC +
thu nhận
hỗ trợ các thông tin cần /2013 CTV
thông tin
thiết về dòng họ Lưu của
họ
Khảo sát điền dã Miền Bắc
(Hà Nội, Thái Bình, Thái
Nguyên, Bắc Ninh, Nam
Định, Phú Thọ, Vĩnh
Tổ chức đi
Phúc...;
6/201
khảo sát
Miền Trung (Thanh Hóa, 3
NNC + Cố
điền dã một
Nghệ An, Quảng Bình,
6/201 vấn + CTV
số địa
Huế, Đà Nẵng, Quảng
4
phương
Ngãi, Bình Định, Tây

Nguyên...); Miền Nam (TP
HCM, Cần Thơ, Vũng
Tàu...)
Vận động ủng hộ, tài trợ
Trên tinh thần tự
của các đồng tộc LTVN,
NNC + Cố nguyện và tùy
Vận động nhất là các doanh nghiệp, 6/201 vấn + CTV tâm
tài trợ cho doanh nhân, các quan
3và các
NC họ Lưu chức, những người thành 6/201 dòng họ tại
Việt nam đạt họ Lưu để có kinh phí 4
các địa
cho các bước triển khai
phương
nghiên cứu
Hợp tác
Mở rộng hợp tác nghiên 8/201 NNC + Cố
nghiên cứu cứu với các dòng họ liên 3vấn + CTV
quan, các tổ chức khác
3-

TT ĐỀ MỤC

3

4

5


6

7


NỘI DUNG NGHIÊN THỜI PHỤ
GHI CHÚ
CỨU
HẠN TRÁCH
(Trung tâm UNESCO
nghiên cứu các dòng họ
Việt Nam, Trung tâm Viễn
Đông Bác Cổ, BQL di tích
2014
các địa phương, các
trường ĐH, các tổ chức
nghiên cứu di sản, nghiên
cứu KHXH...)
Sơ kết kết quả triển khai
Báo cáo giữa kỳ
Báo cáo
12/20 NNC + Cố
8
CT nghiên cứu giai đoạn I
I
giữa kỳ I
13
vấn + CTV
(năm 2013)
Tập hợp và bảo quản các

Phiếu thu nhận
Thu thập
1/201
tư liệu đã thu nhận được
thông tin bổ
tiếp tư
4NNC + Cố
9
(gồm các di vật, ấn phẩm,
sung
liệu về
10/20 vấn + CTV
ảnh, phiếu điều tra, tư liệu
LtvN
14
các dòng họ cung cấp...)
Từng bước đăng tải những
Thông tin thông tin đã được NC
7/201
trên mạng chính xác về một số kết 3NNC + Cố
10
website
quả NC, nhân vật tiêu biểu 12/20 vấn + CTV
luutoc.vn trong quá trình triển khai 14
NC
Báo cáo
Thống nhất kết quả nghiên 10/20 NNC + Cố Báo cáo giữa kỳ
11
giữa kỳ II cứu giữa kỳ giai đoạn II 14
vấn + CTV II

Bổ sung (bao gồm cả khảo
sát...) để hoàn thiện các
10/20
Hoàn thiện
báo cáo nghiên cứu
13
NNC + Cố
12 Báo cáo
chuyên đề và hoàn thiện 12/20 vấn + CTV
nghiên cứu
Báo cáo tổng thể về họ
14
Lưu Việt Nam
Báo cáo
Hoàn thiện Báo cáo tổng
Tùy theo tình
tổng
thể kết quả nghiên cứu
hình sẽ điều
thể về họ (Dự thảo Kỷ yếu về Lưu 12/20 NNC + Cố chỉnh tiến độ NC
13
Lưu VN
Tộc Việt Nam) (nhấn
14
vấn + CTV và lên Kế hoạch
(Dự thảo mạnh những đặc trưng về
tổ chức Hội thảo
Kỷ
các truyền thống văn hiến,
NCKH

yếu về
yêu nước trong đấu tranh
về Lưu Tộc Việt
LTVN)
xây dựng và bảo vệ tổ
Nam
quốc của Họ Lưu VN; các
danh nhân, anh hùng của
TT ĐỀ MỤC


TT ĐỀ MỤC

NỘI DUNG NGHIÊN THỜI PHỤ
CỨU
HẠN TRÁCH
họ Lưu VN..., cân nhắc
Nguồn gốc, Thủy Tổ (hay
Cao Tổ tiêu biểu nhất) của
họ Lưu Việt Nam và xác
định những điểm nhấn của
LTVN...

GHI CHÚ

Ghi chú: I- Thành viên nghiên cứu về họ Lưu Việt Nam gồm:
1.
Cố vấn: GS Lưu Văn Đạt (Chủ tịch HĐTV Pháp luật của QH); TS
Lưu Minh Trị (nguyên PCT UBND TP Hà Nội); Ông Lưu Văn Mẫn (nguyên
Phó CVP TƯ Đảng).

2.
Nhóm nghiên cứu: TS Lưu Văn Thành; Lưu Thiên An; TS Lưu Ngọc
Trịnh (Nguyên VT Viện KT&CT TG); TS Lưu Thị Tuyết Vân (TS Sử học- Hà
Nội); ThS Lưu Anh Rô (ThS Sử học- Đà Nẵng); TS Lưu Văn Bổng (Viện Văn
học VN); Lưu Nguyên Quảng; Lưu Quang Bình; Lưu Quang Vĩnh; Lưu Thành;
Lưu Tất Thắng; Lưu Danh; Lưu Tuấn Thành, Lưu Thành Huy; Lưu Văn
Quảng...
3.
Cộng tác viên đầu ngành: Một số nhà nghiên cứu đầu ngành về lịch
sử, nghiên cứu Hán- Nôm, xã hội, văn hóa và dân tộc học...
4.
CTV trong họ tộc: Tất cả thành viên BLL LTVN và các đồng tộc
họ Lưu nhiệt tâm, có kinh nghiệm NC (kể cả đại diện các dòng họ Lưu...)
II- Việc NC không cần cầu toàn, sẽ cố gắng khảo sát và thu nhận tư liệu tối
đa, chấp nhận ngưỡng giới hạn thực tế, sẽ cập nhật, bổ sung tiếp...
CHƯƠNG TRÌNH
TỔ CHỨC KHẢO SÁT ĐIÊN DÃ VỀ HỌ LƯU VIỆT NAM
I.
KHẢO SÁT CÁC TRUNG TÂM VĂN HIẾN - CÁC ĐOÀN
CHUNG:
1.
Khảo sát cố đô Phong Châu: 2 - 3 ngày
Thăm và dâng lễ đền Mẫu Hiền Lương.
Làm việc với Ban QLDT, sở VHTTDL, một số nhà nghiên cứu tỉnh
PT.
Thăm viếng và khảo sát đền Hùng, núi Nghĩa Lĩnh.
Khảo sát các dòng họ Lưu tại Bạch Hạc - Việt Trì, như họ Lưu - Lâu
Thượng, Trưng Vương, họ Lưu Bạch Hạc...
Khảo sát họ Lưu - Miếu Trò, xã Tứ Xã, Lâm Thao (lễ hội cổ Phồn
thực).

Thăm nhà Ông Ma Ngọc Bảo, tộc trưởng dòng họ Ma ở Phú Thọ,
đang giữ Gia phả lâu đời nhất ở Việt Nam (gia phả đến nay là 79 đời)...
2.
Khảo sát Thuận Thành (Thành cổ Luy Lâu)*: 1 - 2 ngày


Thăm, làm việc với họ Lưu - Trạm Lộ: Có 2 TS Nho học (trong đó
có 1 Trạng Nguyên) và một số dòng
họ Lưu khác ở Thuận Thành, Gia Lâm.
Làm việc với Phong VHTT huyện Thuận Thành...
Thăm thành Cổ Luy Lâu (xã Thanh Khương), đền Kinh Dương
Vương (thôn Á Lữ, Đại Đồng Thành), Chùa Dâu (xã Thanh Khương), chùa
Bút Tháp (xã Đình Tổ), đền Sỹ Nhiếp (thôn Tam Á,Gia Đông), làng nghề Đại
Tự (Thanh Khương)...
Trên đường đi về thăm cầu Nôm, đình Đại Từ (Đại Đồng, Văn Lâm,
Hưng Yên) - nơi Thái sư Lưu Cơ
được thờ là thành hoàng làng.
3.
Khảo sát Thanh Hóa - Cửu Chân1 2: 3 ngày
Làm việc với sở VHTTDL, Ban quản lý di tích tỉnh Thanh Hóa và
các nhà nghiên cứu địa phương.
Khảo sát Đan Nê (Khu di tích đền Đồng Cổ), khảo sát các dòng họ
Lưu - huyện Yên Định.
Khảo sát họ Lưu - Vĩnh Trị, Hoàng Quang, Hoằng Hóa; tìm hiểu về
3 TS nho học Lưu Diễm, Lưu Miễn và Lưu Thành, làng khoa bảng Nguyệt
Viên, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
Khảo sát chùa Hương Nghiêm tại núi Càn Ni (nay là làng Phủ Lý
Nam, xã Thiệu Trung,Thiệu Hóa) và quê của Hy Triết công Thiếu Bảo Lưu
Ngữ (cùng xã Thiệu Trung).
Thăm núi Nưa/Chạ Kẻ Nưa, xã Tân Ninh, Triệu Sơn - đền Nưa, chùa

Am Tiên. Đền Nưa thờ thánh mẫu Na Sơn Thượng ngàn, Mẫu Tam Giang (con
gái thứ 3 của vua Hùng) và thánh thần Triệu Trinh Nương. Bà Triệu đã khởi
binh chống giặc Ngô từ đây.
Khảo sát các dòng họ Lưu - Hậu Lộc, như họ Lưu-Thiện La, Trần
Phú...
4.
Khảo sát Thủ đô Thăng Long - Hà Nộif:
Hà Nội là Thủ đô ngày nay, gồm rất nhiều địa phương sát nhập lại so với
thời cổ xưa, như một phần huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, hầu như toàn bộ
tỉnh Phúc Yên, toàn bộ tỉnh Hà Tây (bao gồm cả Hà Đông và Sơn Tây), một
phần của Hòa Bình v.v. Hà Nội mới kỷ niệm 1.000 Thăng Long - Hà Nội. Do
vậy, ở đây có rất nhiều địa danh, danh nhân và di tích ẩn dấu nhiều kỳ tích, liên
quan đến họ Lưu Việt Nam, cần được khám phá và nghiên cứu.
Việc nghiên cứu chắc chắn phải dày công, nhưng may mắn các thành viên
-

- Long Biên, Thuận Thành, Bắc Ninh là Cố đô nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế (544548); Thủ phủ Giao Chỉ thời Thái thú Sỹ Nhiếp-Sỹ Vương (187-226).
2 - Cửu Chân - Thanh Hóa là đất phát đế vương: Bà Triệu (Triệu Trinh Nương) - núi
Nưa (248), Dương Đình Nghệ - Thiệu Hóa (931), Lê Đại Hành - Thọ Xuân (980),
Hồ Quí Ly - Tây Đô (1400), Lê Lợi - Thọ Xuân (1416), Chúa Trịnh - Vĩnh Lộc
(1545), Chúa Nguyễn - Hà Trung (1558).
1


nhóm nghiên cứu hầu hết ở Hà Nội. Việc nghiên cứu sẽ được tiến hành theo
nhiều hướng, nhiều đoàn và theo các địa phương thuộc Hà Nội. Việc tổ chức
khảo sát điền dã sẽ được thực hiện linh hoạt theo từng quận, huyện và theo các
dòng họ hoặc di tích, đặc biệt lưu ý tìm hiểu:
Gia Lâm và Long Biên - Cố đô của nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế;
Đông Anh - Cố đô của An Dương Vương (257-208 TCN);

Mê Linh - Cố đô của Trưng Vương (40-43);
Từ Liêm và Hoài Đức (Tống Bình-Đại La thời Bắc thuộc);
Thành cổ Sơn Tây...
5.
Khảo sát cố đô Huế3 4 và các tỉnh xung quanh:
Khảo sát họ Lưu - Huế;
Khảo sát họ Lưu tại các tỉnh lân cận, như Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Đà Nẵng, Bình Định, Tây Nguyên...
Tìm hiểu họ Lưu - Cao lao Hạ, và các dòng họ Lưu khác ở Quảng
Bình.
6.
Khảo sát cố đô Hoa Lư - Ninh Bình5:
Khảo sát các dòng họ Lưu - Hoa Lư (Gia viễn, Ninh Bình)- Cố đô
của nhà Đinh và nhà Lê (Tiền Lê).
Khỏa sát quê hương Thái sư Lưu Cơ - Khai quốc công thần phò Đinh
Bộ Lĩnh gây dựng Nhà Đinh,
đóng góp xây dựng nhà Lê (Tiền Lê) và kết nối với nhà Lý (Trao thành
Đại La cho Lý Thái Tổ tiếp quản thành
Hoàng Thành ).
II. KHẢO SÁT ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC ĐOÀN LẺ:
1.
Khảo sát Hưng Hà, Thái Bình: Nơi Thiếu bảo Lưu Ngữ được ban đất
lập nên vùng đất Lưu Gia (Lưu Xá),
quê hương của Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Ba, Đại sư Lưu
Lượng và nhiều dòng họ Lưu của các làng xã trong huyện Hưng Hà.
2.
Khảo sát Văn Yên (Đại Từ, Thái Nguyên): Quê hương của Tướng quốc
Lưu Nhân Chú (còn được mang họ vua Lê Lợi là Lê Nhân Chú).
3.
Khảo sát các dòng họp Lưu của 26 TS họ Lưu, trong đó đặc biệt là 4

Trạng Nguyên (hoặc tương đương
Trạng Nguyên).
4.
Khảo sát họ Lưu tại 21 làng khoa bảng Việt Nam (các làng có từ 10 TS
Nho học trở lên).
5.
Khảo sát các dòng họ Lưu là các danh nhân có công xây dựng và bảo
3-

Tên gọi của Hà Nội qua các thời kỳ như sau: Long Đỗ - Tống Bình - Đại La - Thăng
Long - Đông Đô - Đông Quan - Đông Kinh - Bắc Thành - Thăng Long - Hà Nôi Trường An - Phượng Thành - Long Biên - Long Thành - Hà Thành - Hà Nội.
4 - Phú Xuân - Huế là Kinh Đô của Chúa Nguyễn đàng trong (1744), là Cố đô
nhà Tây Sơn (1778-1802) và nhà Nguyễn (1802-1945).
5 - Hoa Lư là cố đô của Cố đô của nhà Đinh (968-980) và Nhà Tiền Lê (980-1009).


vệ đất nước, được thời cúng trong
các di tích tâm linh (như đền thờ hoặc đình làng hoặc chùa...).
6.
Khảo sát các dòng họ Lưu của các anh hùng và nhân vật tiêu biểu trong
lịch sử, kể cả trong thời kỳ cận đại và hiện đại ngày nay...
7.
Khảo sát các dòng họ Lưu tại các địa phương có các bậc đế vương hay
anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử có ảnh hưởng lan tỏa rất lớn tại địa
phương hoặc các vùng lân cận hoặc cả nước...
8.
Tìm hiểu các bia đá cổ liên quan đến họ Lưu hoặc các chuyện cổ
tích/chuyện dân gian về họ Lưu Việt
Nam.
9.

Khảo sát các dòng họ Lưu của các địa phương khác còn lại trong các
tỉnh, thành phố còn lại, lưu ý các
dòng họ Lưu có gia phả lâu đời.
10. Tìm hiểu các làng, xã, tổng mang tên Lưu Xá.
11. Tìm hiểu về các dòng họ Lưu gốc Việt ở nước ngoài.
Ngày: 30/6/2013.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30/06/2013
PHIẾU THU NHẬN THÔNG TIN VỀ CÁC DÒNG HỌ LƯU VIỆT
NAM Kính gửi:
Triển khai việc nghiên cứu về họ Lưu Việt Nam, Nhóm nghiên cứu về họ
Lưu Việt Nam đang tiến hành thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về các
dòng họ Lưu, từ đó sẽ tổng hợp thành Kỷ yếu Lưu Tộc Việt Nam, đồng thời
kết nối các dòng họ Lưu trên toàn quốc... Chúng tôi mong muốn được các dòng
tộc họ Lưu trên toàn quốc và các dòng họ Lưu hải ngoại gốc Việt giúp đỡ cho
biết những thông tin mà dòng họ của mình biết được hoặc các đồng tộc, bạn bè
của dòng họ sưu tìm được.
Thể loại và nội dung thông tin gồm:
1. Tên dòng họ Lưu:
(Có thể là dòng họ chính hoặc chi, nhánh, cành... của dòng họ, các họ khác
mà do họ Lưu cải sang họ đó...)
2. Địa điểm:
Địa điểm thủy tổ (nếu có)
Địa điểm chi, nhánh, cành...
Địa điểm của các chi nhánh, cành... liên quan.
3. Họ và tên những bậc tổ tiên của dòng họ (chi, nhánh, cành...):
Thủy tổ (nếu có) - người đầu tiên tạo dựng dòng họ; nguồn gốc, xuất

xứ...
Các cao tổ (các đời...) trong dòng họ (*) Chú ý:

Nêu rõ năm sinh, ngày mất, ngày giỗ (nếu có); Mô tả những nét đặc
trưng, công lao, chiến tích... tiêu biểu của các bậc tiền nhân...

Nêu rõ những sự tích, truyền thuyết, câu chuyện dân gian... liên quan
đến từng bậc tổ tiên (nếu có).
4. Tổ đường hoặc nhà thờ họ hoặc đền/đình thờ danh thần họ Lưu (gọi tắt
là di tích):
(*) Chú ý:

Miêu tả những nét cơ bản về kiến trúc, kết cấu... của di tích; năm xây
dựng (có thể ghi rõ năm khởi
công và năm khánh thành..., nếu có)

Trang bị nội thất, ban thờ, đồ thờ, di vật... có trong di tích, như bia
đá, hoành phi, câu đối, sắc phong
(nếu có), tượng thần, ngai hay bài vị, đồ cổ, cờ thần...

Đất lộc điền, quan điền, hậu thần (ruộng, đất công gắn với các di
tích, hoa lợi thu được dành cho thờ
cúng, duy tu, sửa chữa, tôn tạo di tích... nếu có)

Ghi chi tiết thời gian xây dựng, quá trình tôn tạo, tu bổ

Bài tế khi dòng họ cúng tế thường niên (nếu có)


Các thông tin khác (nếu có).

5. Gia phả, thần tích thần sắc (nếu có):
Gia phả được lập từ xa xưa (mô tả các nét chính, kèm theo bản sao
copy, nếu có)
Thần tích, thần sắc đã được kê khai trước năm 1945
Gia phả hay phả hệ mới được lập lại từ năm 1945 trở lại đây
Những câu chuyện và sự tích liên quan đến gia phả, dòng họ...
6. Lễ hội:
Ngày Lễ Hội; sự tích-nguyên nhân tổ chức lễ hội...
Nghi lễ và người Chủ tổ chức Lễ hội;
Thời gian tổ chức (ngày bắt đầu, ngày kết thúc...)
Thành phần tham gia;
Những từ ngữ đặc trưng tổ chức Lễ hội...
7. Mối quan hệ kết nối với các dòng họ khác (nếu có):
Quan hệ hàng dọc và hàng ngang với các dòng họ Lưu khác (nếu có)
Quan hệ đặc biệt khác (nếu có); Những nét sự cố liên tiếp.
8. Danh sách các nhân vật tiêu biểu của dòng họ thời cận đại:
Danh sách các đồng tộc họ Lưu tiêu biểu từ 1858 đến nay (có thể bao
gồm: Quan chức cao cấp (QCCC từ
cấp Sở - huyện trở lên) SQQĐ (từ cấp Đại tá trở lên), các nhà khoa học (có
bằng Tiến sỹ trở lên), người có công với đất nước (AHLLVT; bà mẹ VN Anh
Hùng.) qua các thời kỳ chống giặc ngoại xâm, các nhân vật tiêu biểu (văn nghệ
sỹ, nhà giáo, bác sỹ, các nhà hoạt động xã hội được nhà nước phong tặng danh
hiệu
cao quí...)
Danh sách các nhân vật không phải họ Lưu có mối quan hệ đặc biệt với
dòng họ Lưu của mình.
9. Tư liệu có thể được tham khảo:
Tư liệu chính sử đã mô tả về dòng họ, các bậc tổ tiên (nếu có)
Các tài liệu nội bộ của dòng họ (bao gồm cả chuyện dân gian, truyền
thuyết, sự tích...của dòng họ)

Tranh (bản sao), ảnh, băng đĩa... về dòng họ, các đồng tộc trong dòng
họ...
Kiến nghị và góp ý:
10. Địa chỉ đón nhận thông tin:
Người nhận 1: Ông Lưu Văn Thành - Phó Ban Liên lạc Lưu Tộc Việt
Nam
Địa chỉ: Nhà số 68, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 0903 402 636; Email:
Người nhận 2: Lưu Đắc Tại -PGĐ Sở Xây dựng Ninh Bình; ĐT: 0913
318 643 Kính mong nhận được thông tin và xin chân thành cảm ơn!



-


HỌ LƯU VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC (Nội san số 1)
Posted on May 26, 2016 by luunguyenquang41
Dân tộc Việt Nam được hình thành từ các họ tộc. Nhiều công trình nghiên
cứu cho thấy Việt Nam có khoảng trên dưới 300 dòng họ. Theo số liệu thống
kê năm 2005 [1] thì 14 dòng họ phổ biến (có tỷ lệ 0,5% dân số trở lên, như
Nguyễn, Trần, Lê…) chiếm khoảng 90% dân số; 10% còn lại là thuộc các dòng
họ khác, trong đó có họ Lưu Việt Nam
1.
Sự hình thành Họ Lưu Việt Nam
Họ Lưu Việt Nam là một trong những dòng họ có từ thời Hùng Vương và
được nhắc tới rất sớm trong lịch sử đất nước. Điều đó thể hiện qua tài liệu giới
thiệu về đền Đồng Cổ tại làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa. Làng Đan Nê trước thời nhà Trần gọi là ấp Khả Lao. Ấp Khả Lao
nổi tiếng vì có miếu Đồng Cổ (miếu sau này gọi là đền; Đồng Cổ là theo âm

Hán, tiếng Việt là Trống Đồng). Ấp này là do người của ba họ Trịnh, Lưu và
Hà dựng nên, minh chứng qua vế đối: “Vật Lưu Bách Việt tổ; Kiến ấp Trịnh
Lưu Hà” [2; tr. 695]. Hiện nay, xung quanh đền Đồng Cổ vẫn còn lưu giữ được
mộ tổ và nhà thờ của cả ba dòng họ.
Trong truyện cổ tích “Sự tích trầu cau” có từ thời Hùng Vương, cô con gái
đạo sỹ họ Lưu, lấy người anh trong cặp sinh đôi là học trò họ Cao, do cha cô
dạy học [3]. Ngoài ra, một số dòng họ Lưu ở một số địa phương có ghi lại
trong gia phả hoặc truyền miệng qua nhiều thế hệ là có từ thời Hùng Vương,
như dòng họ Lưu Hữu ở thôn Lâu Thượng (xã Trưng Vương, thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ) hay họ Lưu Viết ở xã Yên Thắng (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh
Bình); họ Lưu Văn ở làng Đại Độ (xã Võng La, Đông Anh, Hà Nội)…

Đền Đồng Cổ, thôn Đan Nê, xã Yên Thọ, Yên Định, Thanh Hóa.
Người họ Lưu Việt Nam sinh sống trong tất cả các tỉnh thành trong cả
nước. Ngoài ra, còn có một số người họ Lưu gốc Việt đang sinh sống và làm ăn
ở nước ngoài, như Mỹ, Úc, Canada, Trung Quốc, Ý, Đan Mạch v.v.

Tài liệu có ghi “Miếu Đồng Cổ được khởi dựng từ thời Hùng Vương”


×