Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bộ môn khai thác lộ thiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.03 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ môn khai thác lộ thiên

MUC LỤC

1
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ môn khai thác lộ thiên

LỜI NÓI ĐẦU
Kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên là viên chức đòi hỏi có chuyên môn kỹ thuật khai
thác mỏ lộ thiên (MLT).
Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Mỏ địa chất, em đã được các
thầy, cô truyền thụ, hướng dẫn học tập, nghiên cứu các chuyên ngành kỹ thuật khai
thác mỏ nói chung và khai thác mỏ lộ thiên nói riêng.
Để trở thành kỹ sư khai thác MLT cần phải học và đi đôi với thực hành các
chức năng, nhiệm vụ của một kỹ sư tại các công trường, phân xưởng, phòng ban kỹ
thuật, để đưa kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tiếp thu, cập nhật những kiến
thức, kỹ năng trong thực tế làm cơ sở cho khả năng tư duy làm việc độc lập và hoàn
thiện nghiệp vụ bản thân và cơ sơ công tác làm việc sau này.
Được sự phân công của bộ môn khai thác lộ thiên sau một thời gian thực tập tại
Công ty than Khánh hoà em đã thu hoạch, tìm hiểu, thực hành một số chức năng,
nhiệm vụ của kỹ sư khai thác MLT.
Sau đây là báo cáo kết quả thực tập kỹ sư khai thác MLT theo yêu cầu, nội


dung mà bộ môn Khai thác lộ thiên trường Đại học Mỏ-Địa chất đề ra.
Trong báo cáo thực tập kỹ sư không tránh khỏi những bỡ ngỡ thiếu sót, Em
mong được sự quan tâm chỉ dẫn của Thầy hướng dẫn TS.Trần Quang Hiếu và bộ
môn khai thác lộ thiên.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 2 năm 2017
Sinh viên
Hứa Văn Sâm

2
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ môn khai thác lộ thiên

PHẦN I:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
CÔNG TY THAN KHÁNH HÒA
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Khánh Hòa.
1.1.1. Tên và địa chỉ công ty.
-

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa.
Tên giao dịch: Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa.
Văn phòng đặt tại: Xã Sơn Cẩm, Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: 0280 3844 226

Fax: 0280 3844 048
Diện tích: 11.141m2
1.1.2. Lịch sử hình thành và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của
công ty
Tiền thân của công ty than Khánh Hòa là mỏ than Quán Triều do thực dân
Pháp tiến hành khai thác than vào năm 1927, mục đích chủ yếu là vơ vét tài nguyên
và bóc lột sức lao động của công nhân, phục vụ lợi ích chủ nghĩa thực dân.
Cách mạng Tháng Tám thành công, mỏ than Quán Triều thuộc về tay nhân dân
phục vụ lợi ích của CNXH. Năm 1950 mỏ than Quán Triều và xưởng quân giới Hạ
Bằng được hợp nhất thành công ty Lam Sơn sau đó đổi tên thành mỏ Tân Thành.
Năm 1967, mỏ than Tân Thành đổi tên thành mỏ than Khánh Hòa, tên một tỉnh
miền Nam kết nghĩa với Thái Nguyên.
Năm 1970, Bộ điện lập Công ty than Việt Bắc, bao gồm mỏ than Khánh Hòa,
mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Bố Hạ, mỏ than Na Dương.
Năm 1974, Bộ điện Than lại gộp mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mễ, nhà
máy cơ khí mỏ Việt Bắc, bộ phận bảo quản mỏ than Núi Hồng thành mỏ than Bắc
Thái.
Năm 1980, mỏ than Bắc Thái sát nhập với công ty xây lắp Đông Anh thành lập
Công ty than III.

3
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
Năm 1993, công ty than nội địa thành lập, kế thừa tài sản của công ty than III,
từ đó mở than Khánh Hòa trực thuộc công ty than Nội Địa.

Ngày 01 tháng 07 năm 2006, Mỏ than Khánh Hòa đổi thành công ty TNHH
một thành viên Than Khánh Hòa trực thuộc công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc –
TKV.
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp.
Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa được thành lập ngày
01/07/2006. Đại diện pháp luật Giám đốc: Ông Trịnh Hồng Ngân với:
- Số vốn điều lệ ban đầu : 60.000.000.000 (60 tỷ VND).
- Công ty là một doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động theo luật doanh nghiệp, là một
pháp nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc
lập về tài sản, có tài khoản tại ngân hàng, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo điều lệ của
công ty, tự chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ
của công ty, thực hiện hạch toán kinh tế một cách độc lập và có kế hoạch về tài chính,
tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.

4
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ môn khai thác lộ thiên

PHẦN II
NỘI DUNG THỰC TẬP
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.
1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý.
Muốn doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì trước hết phải tổ chức được một bộ
máy quản lý và sử dụng lao động hợp lý. Tuỳ thuộc vào mô hình hoạt động, đặc điểm

sản xuất kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp để tổ chức bộ máy thích hợp,
ngọn nhẹ và có tính linh hoạt cao để từ đó thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của
mình.
Công ty than Khánh Hòa thực hiện chế độ quản lý theo kiểu trực tuyến - chức
năng, và được phân làm 2 cấp quản lý là: Cấp quản lý công ty và cấp trực tiếp của
công ty. Với kiểu cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, đảm bảo tính thống
nhất, tính tổ chức cao và mặt khác phát huy được năng lực chuyên môn của các
phòng ban chức năng, đồng thời vẫn đảm bảo quyền làm chủ tập thể của người lao
động.
1.2.2. Chức năng và nghiệm vụ của các phòng ban.
Bộ máy điều hành và quản lý của công ty được biên chế
- Giám đốc

: 01

- Phó giám đốc kỹ thuật khai thác

: 01

- Phó giám đốc Cơ điện- Vận tải

: 01

- Phó giám đốc điều hành sản xuất

: 01

- Phó giám đốc đời sống

: 01


- Kế toán trưởng

: 01

- Các phóng ban, công trường, phân xưởng.

5
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Kết cấu khối sản xuất chính
TT

Bộ môn khai thác lộ thiên

Đơn vị

Chức năng – nhiệm vụ

A

Khối khai thác

1

Công trường khoan.


Quản lý các loại thiết bị khoan nổ, khoan lỗ, phối
hợp Chi nhánh VLNCN nổ mìn làm tơi đất đá.

2

Công trường xúc

Quản lý thiết bị xúc,bốc xúc đất đá và khai thác than
từ mức (+30 ÷ -210) m so với mức nước biển.

B

Khối than thủ công :

1

Công trường sàng
tuyển than 1

Tận thu than cục, than cám 6, 7

2

Công trường sàng
tuyển than 2

Tận thu than cục, than cám 3 , 4 , 5

C


KHỐI VẬN TẢI Ô TÔ

1

PXVận Tải

Quản lý Ô tô HD 465-7R và CAT_773E , vận chuyển
than và đất đá.

Khối phụ trợ phục vụ :
TT

Đơn vị

Chức năng – nhiệm vụ
Sửa chữa, trung tu các loại máy khai thác.

1

Phân xưởng Cơ điện Sửa chữa, bảo dưỡng, trung tu các loại thiết bị nâng
tải thiết bị vận tải.

2

Đội xe Phục vụ

Quản lý các loại xe trung xa, vận chuyển phục vu
công nghệ và đời sống.


Khối phòng ban quản lý kỹ thuật-Nghiệp vụ :
TT

Số
người

ĐƠN VỊ

A

Khối khai thác

1

Phòng K.T Sản xuất

9

CHỨC NĂNG -NHIỆM VỤ

Xác lập công nghệ khai thác, quản lý
6

SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Bộ môn khai thác lộ thiên
danh giới mỏ, theo dõi công tác phòng
chống mưa bão, bảo vệ môi trường.

2

Phòng Cơ điện

12

Quản lý theo dõi hoạt động của các thiết
bị khai thác mỏ.

3

Phòng Giám định

18

Giám định, kiểm tra chất lượng sản
phẩm than nhập khẩu và than sàng sạch.

4

Phòng Địa chấtTrắc địa.

17

Quản lý trữ lượng tài nguyên, nghiệm
thu than đất hàng tháng quý năm.


5

Phòng An toàn.

07

Quản lý công tác kỹ thuật an toàn sản
xuất và vệ sinh lao động.

6

Phòng Đầu tư xây
dựng.

07

Lập kế hoạch theo dõi công tác xây
dựng cơ bản.

7

Phòng Điều khiển
sản xuất.

10

Điều hành sản xuất của mỏ, vạch tiến
độ hàng ngày, hàng ca.


8

Phòng Vật Tư

05

Cung cấp toàn bộ vật tư cho các thiết bị

B

Khối nghiệp vụ

1

Phòng Kế toán-Tài
chính.

10

Quản lý công tác tài chính và thống kê
sản phẩm.

10

Quản lý công tác lao động và tiền
lương, thực hiện các chế độ đối với
người lao động.

2


3

Phòng LĐ-TL

Phòng Kế hoạchtiêu thụ.

05

Xác lập kế hoạch tháng, quý, năm giao
cho các đơn vị.
Lập kế hoạch trình lên cấp trên thẩm
duyệt.
Giáp mối, tiêu thụ, ký các hợp đồng
kinh tế trong mỏ.

C

Khối hành chính

1

VP. Giám Đốc

08

Quản lý công tác hành chính văn thư,
lưu trữ.

2


Trạm Y tế

10

Chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh
cho CBCN.
7

SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3

Phòng Bảo vệ-Quân
sự-Thanh tra.

20

Bộ môn khai thác lộ thiên
Quản lý công tác bảo vệ, quân sự, thanh
tra pháp chế.

Quan hệ giữa các phòng ban chức năng với các đơn vị sản xuất là mối quan hệ
hai chiều. Các phòng ban chức năng vừa làm nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho giám
đốc vừa hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giúp đỡ các công trường, phân xưởng, thực
hiện nhiệm vụ sản xuất và các quy định của nhà nước, Tổng công ty và mỏ.
• Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban chủ yếu

Công ty than Khánh Hoà hiện có 19 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
thuật và 24 công trường phân xưởng. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập và phạm vi
của báo cáo kết quả thực tập kỹ sư chỉ đề cập đến các phòng ban kỹ thuật, nghiệp vụ
chính, thể hiện những nét cơ bản đến SX-KD của mỏ khai thác than lộ thiên. Sau đây
là chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn đó.
Phòng Kỹ thuật Sản Xuất
Trưởng, phó phòng: 3
Kỹ thuật Sản Xuất
Tổng số: 6
* Chức năng- Nhiệm vụ:
Là phòng chuyên môn kỹ thuật có trách nhiệm thực hiện các công việc liên
quan đến Kỹ thuật - Công nghệ khai thác Mỏ lộ thiên.
- Tổ chức tổng hợp, lập kế hoạch kỹ thuật công nghệ khai thác mỏ lộ thiên.
- Lập quy hoạch, kế hoạch kỹ thuật công nghệ khai thác mỏ dài hạn, ngắn hạn;
lập phương án khai thác, nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, hoàn thiện và
đồng bộ hoá dây chuyền công nghệ sản xuất.
- Chủ trì và tham gia thẩm định: kế hoạch khai thác, các dự án, phương hướng
kỹ thuật, giải pháp công nghệ khai thác mỏ lộ thiên, các đề tài nghiên cứu khoa họcCông nghệ áp dụng tiến bộ vào sản xuất.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các vấn đề kỹ thuật cơ bản mỏ, thực
hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn.
- Tổ chức thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật trong khai thác MLT.
- Tham gia nghiệm thu khối lượng mỏ, hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất
năm của Công ty tổ chức xây dựng kế hoạch cho từng tháng, quý trên cơ sở cân đối
năng lực, thiết bị huy động trong kỳ kế hoạch đảm bảo hệ số bóc điều hoà trong năm
sát kế hoạch mục tiêu khai thác đáp ứng đủ yêu cầu tiêu thụ hiệu quả nhất. Đảm bảo
trình tự khai thác chặt chẽ, hợp lý nguồn tài nguyên, sẵn sàng trong cân đối điều hoà
chất lượng, trên cơ sở đó thiết lập các hộ chiếu, hướng dẫn kỹ thuật cho từng thiết bị
khoan, xúc...trên từng tầng sao cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, kinh tế nhất.
8
SV: Hứa Văn Sâm


Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
- Cứ 10 ngày phòng chủ trì cùng các phòng ban liên quan như phòng: Trắc địađịa chất, điều khiển sản xuất và các công trường sản xuất: Khoan Xúc, Gạt, Trạm
Mạng xây dựng biểu đồ khoan nổ, xúc bốc nhằm kịp thời điều chỉnh, chấn chỉnh
những bất hợp lý phát sinh trong quá trình sản xuất, đề ra biện pháp khắc phục.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật và biên soạn, bổ
sung hoàn chỉnh quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác Mỏ lộ thiên.
- Chủ trì thu thập số liệu, tính toán thiết kế các đề án khai thác MLT.
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học
chuyển giao công nghệ khai thác MLT với các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nước.
- Tham gia biên soạn tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật chuyên
ngành. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho CBNV trong đơn vị; phối hợp
các phòng ban tổ chức thực hiện thi nâng bậc CNKT.
- Tổng kết đánh giá chuyên đề, tham gia các hội nghị chuyên đề về quản lý kỹ
thuật- công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác MLT.
- Quản lý, cập nhật, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật khai thác Mỏ.
Địa chất-Trắc địa
Tống số: 17
* Chức năng nhiệm vụ:
Là phòng chuyên môn kỹ thuật có trách nhiệm thực hiện các công việc liên
quan đến kỹ thuật địa chất, trắc địa.
- Tổng hợp lập quy hoạch quản trị tài nguyên, kế hoạch khảo sát, tìm kiếm ,
thăm dò tài nguyên than và nhu cầu đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ phục vụ
công tác địa chất mỏ, địa chất công trình, trắc địa.

- Lập, thực hiện hoặc thẩm định các phương án báo cáo khảo sát tìm kiếm
thăm dò tài nguyên phục vụ khai thác của Công ty. Tổ chức theo dõi, nghiệm thu
khối lượng, chất lượng các phương án, kỳ sản xuất báo cáo địa chất, trắc địa.
- Tổng hợp cơ sở dữ liệu địa chất, địa hình, tài nguyên than và áp dụng tiến bộ
KHKT trong công tác địa chất, trắc địa; tổ chức lập bản đồ đo đạc địa hình, xác định
hướng, tìm mốc các công trình, đo đạc, nghiệm thu khối lượng công trình.
- Tham gia thẩm định các quy hoạch khai thác, phương án kỹ thuật giải pháp
công nghệ kỹ thuật tài nguyên, các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng
tiến bộ khoa học và sản xuất.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các vấn đề kỹ thuật mỏ, thực hiện quy trình khai
thác và quản lý tài nguyên.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật và biên
soạn bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật an toàn.
9
SV: Hứa Văn Sâm
Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, áp
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc quản lý tài nguyên, ranh giới mỏ.
- Tham gia biên soạn tài liệu kỹ thuật, huớng dẫn chuyên môn kỹ thuật chuyên
ngành, phối hợp nâng cao trình độ, bồi dưỡng thi nâng bậc cho viên chức cấp dưới.
- Tổng kết đánh giá chuyên đề và tham gia các hội nghị chuyên đề về địa chất,
trắc địa mỏ.
- Quản lý, cập nhật lưu trữ bản đồ, cơ sở dữ liệu địa chất, địa hình, trắc địa mỏ,
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý địa chất và trắc địa
mỏ.

Phòng Điều khiển sản xuất
Trưởng, phó phòng: 04; NV: 06
Là phòng chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện các công
việc điều hành sản xuất.
- Tổ chức tổng hợp các báo cáo tác nghịêp sản xuất của các đơn vị, bộ phận
trực thuộc; quản lý theo dõi chủng loại, số lượng và chất lượng các sản phẩm sản xuất
với kế hoạch tiêu thụ và tồn kho.
- Tổ chức điều hành, đôn đốc kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh. Tiếp nhận xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo và điều hành giải
quyết các vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ.
- Chuẩn bị nội dung, đề xuất những vấn đề về điều độ sản xuất. điều hành,
giám sát, theo dõi thực hiện các kết luận, mệnh lệnh, chỉ đạo vè điều độ sản xuất của
lãnh đạo Công ty và cấp trên. Phối hợp tốt với các đơn vị có liên quan trong và ngoài
Công ty.
- Tham gia giám sát tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện quy trình, quy phạm
kỹ thuật an toàn, tham gia giải quyết các sự cố, tai nạn lao động và sự cố thiết bị.
- Đôn đốc, tổ chức đề nghị các đơn vị chuẩn bị đầy đủ điều kiện sản xuất, chân
hàng, loại sản phẩm theo các hợp đồng đã ký. Tổ chức điều độ giữa các khâu trong
dây chuyền công nghệ, vận chuyển bốc xếp sản phẩm lên phương tiện vận tải.
- Tham gia biên soạn tài liệu kỹ thuật, chuyên môn, tổ chức sản xuất.
- Tổng hợp, lập báo cáo công tác điều hành định kỳ và đột xuất.
Phòng Đầu tư xây dựng
Trưởng, phó phòng: 03; CBNV: 04
Là phòng chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện các công
việc trong lĩnh vực Đầu tư - Xây dựng.
- Quản lý cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu, hồ sơ đầu tư, báo cáo thẩm định dự
án đầu tư theo các bước. Soạn thảo, quản lý lưu trữ hồ sơ tài liệu văn bản quy phạm
10
SV: Hứa Văn Sâm


Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
pháp luật liên quan đến công tác đầu tư, kế hoạch thực hiện đầu tư các công trình, dự
án ngắn hạn, dài hạn.
- Thực hiện các công tác liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tổ chức
hướng dẫn nghiệp vụ quản lý đầu tư xây dựng.
- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư được giao, tổng hợp nội dung đề án và ý
kiến thẩm định của các đơn vị tư vấn; đề án quy hoạch tổng sơ đồ phát triển, báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, báo cáo
đầu tư; các dự án thăm dò, khảo sát, xây dựng định mức, giá dự toán, đơn giá xây
dựng cơ bản, các hồ sơ mời thầu, quá trình xét thầu, tư vấn xây lắp của các công
trình, gói thầu.
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học,
hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ của đơn vị.
- Tham gia đàm phám, chuẩn bị hồ sơ, thẩm định các dự án liên doanh.
- Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư tham gia quyết toán
vốn đầu tư, tổ chức điều độ xây dựng cơ bản các dự án trọng điểm .
- Tham gia biên soạn tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ trong
công tác đầu tư xây dựng.
- Tổng kết đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng các hội nghị chuyên
đề về Đầu tư-xây dựng cơ bản.
Phòng cơ điện
Trưởng, phó phòng: 03; CBNV: 09
Là phòng chuyên môn kỹ thuật chịu trách nhiệm thực hiện các công việc trong
lĩnh vực cơ điện.
- Tổ chức quản lý trang thiết bị kỹ thuật cơ điện của Công ty; theo dõi chủng
loại, số lượng, chất lượng của hệ thống trạm mạng điện các thiết bị cơ điện, phương

tiện vận tải.
- Tổ chức hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch sửa chữa lớn, bảo
dưỡng hệ thống trạm mạng điện, các thiết bị cơ điện. Vận hành thiết bị vận tải, nhu
cầu đổi mới trang thiết bị cơ điện.
- Chủ trì tổng hợp lập kế hoạch cơ điện, nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị
cơ điện.
- Tổ chức thẩm định về kỹ thuật cơ điện các quy hoạch sản xuất, khai thác
phương án kỹ thuật giải pháp công nghệ, đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất.
- Tổ chức kiểm tra về kỹ thuật an toàn các thiết bị chuyên dùng.
- Tổ chức hướng dẫn kiểm tra, giám sát kỹ thuật vận hành bảo dưỡng và sửa
chữa trạm mạng điện, thiết bị cơ điện, thực hiện quy trình quy phạm kỹ thuật an toàn;
tham gia kiểm tra, giải quyết các sự cố cơ điện.
11
SV: Hứa Văn Sâm
Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
- Tham gia hội đồng kỹ thuật nghiệm thu kỹ thuật các công trình lắp đặt hoặc
đại tu, sửa chữa trạm mạng điện, thiết bị cơ điện, sàng tuyển, bốc rót.
- Thu thập số liệu, tính toán thiết kế các đề án liên quan đến đề án cơ điện.
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, áp
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý và phát triển, nghiên cứu,
đề xuất, bổ sung, sửa đổi các chỉ tiêu định mức kinh tế-kỹ thuật, hoàn thiện quy trình,
quy phạm an toàn vận hành, sửa chữa bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật cơ điện.
- Tham gia biên soạn tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật chuyên
ngành, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho CBCN kỹ thuật.
- Tổng kết đánh giá chuyên đề, tham gia các hội nghị chuyên đề kỹ thuật cơ điện.

Phòng Giám định chất lượng KCS
Trưởng, phó phòng: 03; CBNV: 15
Là phòng chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc trong
lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ sàng tuyển chọn than cụ thể:
- Quản lý, cập nhật lưu trữ cơ sở dữ liệu kỹ thuật về tuyển chọn than, hồ sơ tài
liệu kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý kỹ
thuật sàng tuyển, tiêu chuẩn đo lường, giám định chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức tổng hợp, lập quy hoạch, kế hoạch sàng tuyển, kế hoạch phẩm cấp
than dài hạn, ngắn hạn, đồng bộ háo dây chuyền sản phẩm, các đề tài nghiên cứu
khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các vấn đề kỹ thuật sàng tuyển, tiêu chuẩn chất
lượng than và biên soạn, bổ sung hoàn chỉnh quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn
trong sàng tuyển, chế biến than.
- Tham gia nghiệm thu khối lượng mỏ.
- Chủ trì thu thập số liệu, tính toán thiết kế các đề án tuyển than.
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, áp
dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý và phát triển công ty.
- Tham gia đàm phán, xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ sàng tuyển, chế biến than với các đơn vị trong và ngoài ngành.
- Biên soạn tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành
nâng cao trình độ cho CBCN.
- Tổng kết đánh giá chuyên đề về quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý kỹ thuật
công nghệ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ than.
Phòng Kỹ thuật an toàn
Trưởng phó phòng: 02; CBCNV: 05
Là phòng chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc thanh
tra, kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn.
12
SV: Hứa Văn Sâm


Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
- Tổng hợp lập kế hoạch các biện pháp kỹ thuật an toàn trong sản xuất, tổng
hợp nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật an toàn, cấp cứu mỏ và BHLĐ.
- Tổ chức hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an
toàn, lập kế hoạch đổi mới trang thiết bị kỹ thuật an toàn, BHLĐ; đề xuất các biện
pháp an toàn, triệt tiêu sự cố và đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
- Tổ chức thẩm định kỹ thuật an toàn các quy hoạch sản xuất, khai thác, các
phương án kỹ thuật, các giải pháp công nghệ, các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng
dụng tiến bộ vào sản xuất.
- Tổ chức thanh tra kiểm tra kỹ thuật an toàn trong sản xuất, thực hiện quy
trình, quy phạm kỹ thuật an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, thanh
tra, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.
- Hướng dẫn các lực lượng cấp cứu trong việc giải quyết sự cố, tổ chức thanh
tra, điều tra, giải quyết các sự cố trong sản xuất, tai nạn lao động (theo phân cấp),
phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu kỹ thuật an toàn các công trình xây lắp hoặc
cải tạo, mở rộng.
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề tài khoa học áp dụng
tiến bộ vào sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý và phát triển. Nghiên cứu đề xuất bổ
sung sửa đổi các chỉ tiêu định mức kinh tế-kỹ thuật, hoàn thiện quy trình, quy phạm
kỹ thuật an toàn.
- Tham gia biên soạn tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật chuyên
ngành hoặc bồi dưỡng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCN.
Tổ chức phổ biến, huấn luyện quy phạm kỹ thuật an toàn và BHLĐ các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý kỹ thuật an toàn, hồ sơ điều tra, kết
luận các vụ tai nạn lao động, sự cố thiết bị. Tổng hợp, báo cáo công tác quản lý.

Tổng kết đánh giá chuyên đề về kỹ thuật an toàn và BHLĐ.
Phòng Kế hoạch –Tiêu thụ
Tổng số: 05 (trưởng, phó phòng:02; Nhân viên : 03)
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc
trong lĩnh vực kế hoạch hoá và tiêu thụ sản phẩm.
- Tổng hợp kế hoạch kỹ thuật sản xuất kinh doanh của Công ty, tổng hợp kế
hoạch giá thành SXKD; giao khoán, giám sát, tổ chức thực hiện và nghiệm thu các
chỉ tiêu kế hoạch giao khoán đối với các đơn vị, kế hoạch tiêu thụ, doanh thu của
Công ty.
- Hướng dẫn, chủ trì, lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn.
- Chủ trì lập phương án tiêu thụ sản phẩm, phương án cơ chế, giá bán một số
loại sản phẩm.
13
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
- Lập kế hoạch huy động các nguồn vốn tập chung, các nguồn chi phí, chi tiêu
tập chung, tính toán các chi phí trong giá thành sản phẩm của Công ty.
- Thẩm định các dự án quy hoạch, phương hướng kỹ thuật, giải pháp công
nghệ, các đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học vào SXKD.
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia xây
dựng các chỉ tiêu định mức tiêu hao vật tư, định mức năng suất thiết bị, các chỉ tiêu
kinh tế- kỹ thuật làm cơ sở cho công tác kế hoạch và quản trị giá thành.
- Tham gia biên soạn tài liệu, bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ cho CNVC.
- Tham mưu với lãnh đạo công ty về ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Tổng kết, đánh giá chuyên đề về kế hoạch, khách hàng tiêu thụ, giá thành sản

phẩm.
- Quản lý cơ sở dữ liệu về kế hoạch, giá thành, tiêu thụ, các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến công tác kế hoạch hoá, giá thành và tiêu thụ. Cập nhật, bổ
sung tài liệu, lưu trữ hồ sơ.
- Nghiên cứu tiếp thị, đàm phán về tiêu thụ sản phẩm, thuê phương tiện (vận
chuyển) trong quy trình sản xuất, tiêu thụ, dịch vụ…
- Soạn thảo các hợp đồng kinh tế mua bán sản phẩm, vật tư thiết bị, nghiệm thu
thanh lý các hợp đồng, quan hệ kinh tế…
- Theo dõi, kiểm tra giám sát việc tổ chức các hợp đồng kinh tế.
- Đề xuất giải quyết các khiếu nại, kiến nghị của khách hàng.
Phòng tổ chức Lao Động
Tổng số : 10 ( trưởng, phó phòng: 02; NV :08)
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc
trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Tổng hợp xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đề
xuất phương án bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, sắp xếp, khen thưởng, kỷ luật, xếp
lương cán bộ; đề xuất việc thực hiện chế độ chuyên trách với cán bộ (theo phân cấp)
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện quy trình quản lý cán bộ.
- Lập và tổ chức thực hiện các đề án khoa học, biện pháp kiện toàn tổ chức
quản lý, các phương án thành lập, tổ chức lại, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, tham gia xây dựng các phương án hoàn thiện mô hình tổ chức
quản lý các đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh viên chức, tổ chức xây dựng các quy chế,
quy định về công tác cán bộ, công tác tổ chức quản lý phân cấp quản lý, quy chế
tuyển, thi tuyển cán bộ công chức, CN kỹ thuật.
- Tổng hợp, đánh giá, lập hồ sơ xếp hạng đăng ký kinh doanh.
14
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
- Chủ trì tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức thi nâng ngạch,
nâng bậc thi thợ giỏi cho CBVC.
- Theo dõi công tác giảng dạy đào tạo trong công ty và các đơn vị cá liên kết.
- Lập chương trinh kế hoạch, biện pháp xây dựng, quản lý, theo dõi các chỉ tiêu
định mức tiêu chuẩn chi phí liên quan đến công tác đào tạo;
- Tổ chức hướng dẫn, biên soạn mục tiêu, chương trình đào tạo, giáo trình môn
học, bài giảng, đề thi, đáp án… bồi dưỡng CB, CNKT trong Công ty.
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình. đề tài nghiên cứu khoa học,
đổi mới cơ chế quản lý, phát triển công tác đào tạo.
- Tổng kết đánh giá chuyên đề về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, quản lý
SXKD. Quản lý cơ sở dữ liệu, thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, viên
chức, giáo viên kiêm chức, hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác CB, đào tạo nguồn
nhân lực.
Phòng Vật tư
Trưởng, phó phòng: 02; CBNV: 03
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc
trong lĩnh vực quản lý, cấp phát vật tư, thiết bị, cụ thể:
- Tổ chức lập kế hoạch nhu cầu vật tư cho SXKD và tổng hợp báo cáo quyết
toán vật tư các đơn vị.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch vật tư ngắn hạn, dài hạn và
theo dõi công tác quản lý,cấp phát và sử dụng vật tư các đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức thẩm định dự án, quy hoạch cung ứng vật tư thiết bị, các đề tài
nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất liên quan đến cung ứng vật
tư kỹ thuật.
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đổi mới cơ
chế quản lý và phát triển. Tổ chức xây dựng các chỉ tiêu định mức tiêu hao vật tư và

các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chuyên ngành.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sủ dụng vật tư của các đơn vị
trực thuộc, đề xuất sử lý vật tư tồn kho, ứ đọng.
- Tham gia biên soạn tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho CBNV.
- Tổng kết đánh giá chuyên đề về quản trị và sử dụng vật tư.
Chức năng - Nhiệm vụ Khối sản xuất
Bao gồm các Công trưòng: Khoan, Xúc, Trạm mạng, Gạt, Băng Tải, các
PXVT ô tô...)
- Quản lý CBCN, tổ chức sản xuất, lao động, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
sản lượng, kinh tế kỹ thuật Công ty giao.
15
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
- Quản lý, sử dụng khai thác có hiệu quả các máy móc, thiết bị thuộc phạm vi
quản lý. Chế độ bảo dưỡng, Sửa chữa, nâng cao chất lượng máy móc thiết bị.
- Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, định mức kinh tế, kỹ thuật, các phương án sản
xuất công nghệ quy trình kỹ thuật. Tham gia hoặc thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học trong đơn vị. Nghiệm thu khối lượng, chất
lượng sản phẩm, tiền công của đơn vị...
- Tham gia xây dựng các kế hoạch phương án quản lý của Công ty tại đơn vị.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp AT-BHLĐ, môi trường, danh
giới tài nguyên, an ninh ttrật tự được phân cấp.
- Tổ chức thực hiện các văn bản, pháp luật, quy định của nhà nước, của cấp
trên. Cập nhật, lưu trữ tài liệu liên quan đến CBCN, tài sản, nghiệp vụ đơn vị...
- Trực tiếp nghiệm thu chi trả tiền công cho người lao động. Tham gia bồi

dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho CBCN trong
đơn vị, tham gia xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành.
Phó giám đốc kỹ thuật khai thác:
Là cán bộ lãnh đạo của công ty, trực tiếp tổ chức thực hiện công tác kỹ thuật mỏ
bao gồm:
- Các chủ chương, biện pháp mở rộng sản xuất. Khoa học kỹ thuật, kỹ thuật an
toàn BHLĐ, quy trình công nghệ thiết kế, môi trường, quản lý và không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm, kế hoạch thăm dò khoáng sản, quản lý trữ lượng…công tác
sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.
- Xét duyệt các hồ sơ kỹ thuật thuộc lĩnh vực kỹ thuật khai thác, công nghệ, môi
trường.
- Chủ trì thực hiện chương trình, chiến lược, lập quy hoạch sản xuất, khoa học
kỹ thuật công nghệ khai thác MLT. Tham gia nghiên cứu xây dựng quy hoạch, tổng sơ
đồ phát triển của Công ty.
- Chỉ đạo tổ chức hướng dẫn lập quy hoạch, KH kỹ thuật công nghệ khai thác
mỏ dài hạn, ngắn hạn; lập phương án khai thác, lập nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết
bị kỹ thuật, hoàn thiện và đồng bộ hoá dây chuyền công nghệ sản xuất.
- Chủ trì tham gia thẩm định các kế hoạch khai thác, các dự án phương hướng
thiết kế kỹ thuật, các giải pháp công nghệ khai thác MLT; các đề tài nghiên cứu khoa
học, áp dụng tiến bộ khoa học và sản xuất.
16
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
- Tổ chức chỉ đạo kiểm tra, giám sát các vấn đề kỹ thuật cơ bản mỏ, thực hiện
quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn mỏ.

- Chỉ đạo, tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng mỏ.
- Chủ trì tổ chức xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế-kỹ thuật và biên soạn,
bổ sung hoàn thiện quy trình, quy phạm kỹ thuật, an toàn khai thác MLT.
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mơí cơ chế quản lý và phát triển
Công ty.
- Chủ trì, tổ chức thu thập, cập nhật số liệu, tính toán, thiết kế các đề án khai thác
MLT.
- Chủ trì biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
CBCNKT chuyên ngành.
- Chủ trì kiểm tra, điều tra các vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật khai thác
MLT. Xét duyệt các vụ vi phạm kỹ thuật an toàn khai thác MLT, xét duyệt sáng kiến
cải tiến kỹ thuật.
- Chủ trì việc tổng kết các hội nghị chuyên đề về quản lý công nghệ, kỹ thuật
khai thác MLT.
1.3. Chức năng nghiệm vụ của công ty.
1.3.1. Chức năng của công ty.
- Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm than, clinke, đá vôi… trong
đó sản phẩm chính là than cám.
- Công ty luôn duy trì và không ngừng phát triển sản xuất, tìm hiểu và hợp tác với các
đơn vị bạn để đầu tư thêm dây chuyền thiết bị hiện đại, đưa khoa học, công nghệ mới
vào nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
1.3.2. Nghiệm vụ của công ty.
- Thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo vệ tài
sản, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội trong nội bộ công ty,
làm nghĩa vụ quốc phòng và có các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh công ty.
17
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
- Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế. Thiết lập các mối liên doanh,
liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, khai thác tốt hơn thị trường hiện có, tìm kiếm, thiết
lập thị trường mới.
- Nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, khoa
học kỹ thuật cho người lao động.
1.3.3. Thị trường chính của công ty than Khánh Hòa.
Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty chủ yếu tập trung trong địa
bàn các Tỉnh phía bắc và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng
than nguyên liệu. Đối với các sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm của quát trình khai thác
chủ yếu được tiêu thụ trong địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Công ty đang định hướng mở
rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong thời gian tới.
1.4. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty.
1.4.1. Những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty.
Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa là một đơn vị thành viên thuộc
công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc – TKV.
Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm: khai thác, chế biến và kinh doanh
than đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các ngành công nghiệp và thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng của xã hội. Ngoài ra công ty còn sản xuất vật liệu xây dựng và một số sản phẩm
khác theo yêu cầu của thị trường nhằm bảo toàn, phát huy được đồng vốn, đồng thời
đảm bảo việc làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
1.4.2. Các loại hang hóa và dịch vụ chủ yếu của công ty.
-


Khai thác và thu gom than cứng.
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Khai thác và thu gom than non
Khai thác và thu gom than bùn
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác (xây dựng mỏ)
Sửa chữa máy móc thiết bị.
18
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
- Bảo dưỡng và xửa chữa ô tô và các loại xe có động cơ khác
Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty than Khánh Hòa
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty đã có những bước tiến, bước phát triển lớn
trong những năm qua. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty chủ yếu tập
trung trong địa bàn các Tỉnh phía bắc và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đối
với mặt hàng than nguyên liệu. Đối với các sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm của quá
trình khai thác chủ yếu được tiêu thụ trong địa bàn Tỉnh Thái Nguyên như :
+ Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn
+ Nhà máy nhiệt điện An Khánh
+ Nhà máy Xi Măng La Hiên
+ Nhà máy Xi Măng Quán Triều
Công ty đang định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong thời
gian tới.

19

SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ môn khai thác lộ thiên

1.5. Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Khoan
Nổ
Xúc
Vận tải

Kho than nguyên khai

Sàng tuyển

Bãi thải

Kho than thành phẩm

Tiêu thụ
Quy trình khai thác than của Công ty than Khánh Hòa
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
1.5.1. Quy trình khoan nổ.
Là khâu đầu tiên trong dây truyền công nghệ khai thác, khâu này đòi hỏi kỹ
thuật cao, nếu tổ chức tốt thì sẽ góp phần đáng kể cải thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật của công ty như: nâng cao năng suất thiết bị, máy móc, có ý nghĩa lớn đối với

hiệu quả kinh tế của công ty.
Hiện nay việc nổ mìn được thực hiện bởi Công ty Công nghiệp hóa chất Mỏ
Việt Bắc thực hiện.
20
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ môn khai thác lộ thiên

1.5.2. Quy trình bốc xúc.
Là một khâu chiếm chi phí lớn, nếu như tận dụng được năng lực sản xuất của
khâu này ở mức cao thì sẽ đạt hiệu quả không nhỏ cho công ty.
1.5.3. Quy trình vận tải.
Công tác vận tải chiếm vị trí quan trọng dây truyền công nghệ của công ty, chi
phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành đơn vị sản phẩm.
1.5.4. Quy trình sang tuyển.
Là khâu cuối cùng trong dây truyền công nghệ. Khâu này quyết định đến chỉ
tiêu chất lượng than sạch.
1.5.5. Công tác phụ trợ.
Thoát nước: Không xếp vào một khâu trong quy trình công nghệ, song nó đóng
vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến phương án khai thác là tốc độ sâu của công ty.
Khánh Hòa là một công ty có đầy đủ dây chuyền cơ giới hóa tương đối hoàn
chỉnh. Vì vậy công tác phục vụ, phụ trợ như sửa máy thiết bị, cung ứng vật tư …là
một việc không thể thiếu.

21

SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ môn khai thác lộ thiên

PHẦN III
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I- Đặc điểm khoáng sàng mỏ than Khánh Hòa.
1.1. Đặc điểm cấu tạo các vỉa than.
Địa tầng chứa than mỏ Khánh Hoà chứa 7 vỉa than được đánh số từ vỉa 11 đến
vỉa 16, trong đó chùm vỉa 15 được tách thành hai vỉa là vỉa 15 và vỉa 15A. Mỗi vỉa là
một chùm vỉa hay là một tập hợp các lớp than và đá kẹp xen kẽ nhau. Chúng phân bố
trong một nếp lõm lớn, khép kín, hoàn chỉnh, kéo dài từ Quán Triều đến Ba Sơn.
Khoảng cách địa tầng giữa các vỉa thay đổi từ 20 đến 50m. Sau đây là đặc điểm phân
bố của các vỉa than tham gia tính trữ lượng tài nguyên từ dưới lên trên như sau:
-Vỉa 12: Vỉa 12 nằm ở phần sâu, độ sâu gặp vỉa nông nhất ở mức -100m, sâu nhất
ở mức -300m. Vỉa có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều lớp than và đá kẹp xen kẽ. Chiều
dày vỉa thay đổi từ 0,35 - 4,56m, trung bình 1,86m. Chiều dày riêng than thay đổi từ
0,35m đến 2,82m, trung bình 1,28m. Chiều dày đá kẹp của vỉa thay đổi trong phạm vi
từ 0,0m đến 0,63m, trung bình 0,17m. Tổng số lớp kẹp tương đối ít, chỉ có từ 0 đến 1
lớp kẹp. Tổng số công trình bắt gặp được vỉa 12 này là 11 công trình. Vỉa 12 được
hợp thành bởi nhiều lớp than và sét than, chất lượng không ổn định. Chiều dày vỉa
không thay đổi lớn nhưng phân bố trong diện hẹp, tuy nhiên trong báo cáo này chúng
tôi tổng hợp thêm vỉa 12 vào phần tài nguyên để mang tính chất thống kê.
-Vỉa 13: Vỉa xuất hiện từ tuyến XXXIA phát triển dọc theo hướng Đông Nam và bị
chia cắt bởi tuyến XXXIV. Đây cũng là diện tích vỉa 13 tồn tại với chiều dày lớn và

tương đối ổn định. Mức cao gặp vỉa nông nhất là +0m, sâu nhất là -363,75m. Chiều
dày vỉa thay đổi khá lớn từ 0,38m (LK.225) đến 30,56m (LK.549), chiều dày trung
bình là 5,98m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,38m đến 21,14m, trung bình
5,47m. Chiều dày đã kẹp thay đổi từ 0m đến 9,42m, trung bình 1,18m. Tổng số lớp
kẹp biến đổi từ 0 đến 5 lớp, trung bình 1 lớp. Tổng số công trình gặp được vỉa này là
27 công trình.

22
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
Vỉa 13 có dạng thấu kính, duy trì theo đường phương khoảng 550m, theo
hướng dốc từ 50 - 130m, trung bình 70 - 80m. Vỉa đạt kích thước cực đại trong phạm
vi từ tuyến XXIX đến tuyến XXXI. Chiều dày vỉa 13 không ổn định. Chất lượng than
tương đối tốt, độ tro (AK) thay đổi từ 3,25 – 38,70%, trung bình 21,69%. Vỉa có góc
dốc trung bình từ 10 - 700, trung bình 500. Tuy vỉa có cấu tạo phức tạp, chiều dày và
chất lượng than biến đổi nhanh nhưng vẫn là đối tượng khai thác lộ thiên những năm
trước đây. Vỉa được khai thác ở moong A đến mức -25.
Vỉa 13 nằm cánh vỉa 12 khoảng địa tầng từ 20 - 30m. Vỉa là đối tượng tính trữ
lượng trong báo cáo này.
-Vỉa 13a: Vỉa chỉ tồn tại ở một vài vị trí lỗ khoan, diện vỉa phân bố không ổn định,
đầy đủ nên chúng tôi không đưa vào tham gia tính trữ lượng mà chỉ thống kê để đánh
giá địa tầng chứa than.
-Vỉa 14: Vỉa 14 lộ ra ở phía Đông Bắc vùng mỏ, trong phạm vi đông bắc của nếp
lõm, hai cánh giới hạn đến tuyến XXX, phần lõm kéo dài theo phương Đông - Tây từ
tuyến XXVIII đến tuyến XXXIA. Ở hai cánh vỉa cắm dốc, từ 25 - 80 0, có, cánh Đông

Bắc dốc hơn cánh Tây Nam. Phần trung tâm vỉa thoải, độ dốc 10 - 200.
Vỉa 14 có 39 công trình khoan khống chế. Mức cao gặp vỉa nông nhất là
-120m, sâu nhất là -650m. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0,28m (LK.K55) đến 28,97m
(LK.220), trung bình là 4,48m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,28m đến 24,29m,
trung bình 3,96m. Phần Đông Bắc, từ tuyến XXVI đến lộ vỉa, vỉa 14 có chiều dày
lớn. Từ tuyến XXVI về phía Tây, chiều dày vỉa giảm dần và vát hẳn tại tuyến XIX.
Vỉa có cấu tạo rất phức tạp, có từ 0 - 7 lớp kẹp (LK 220), chiều dày các lớp kẹp thay
đổi từ 0,0m đến 4,68m, trung bình 0,61m.

Chất lượng than vỉa 14 tương đối tốt, độ tro (A K) thay đổi từ 6,72% - 38,40%, trung
bình 25,31%.
Nhìn chung vỉa 14 ổn định hơn các vỉa nằm dưới nó, nhưng cũng chỉ tương đối
ổn định trong phạm vi khu Đông Bắc mỏ. ở đây, vỉa có triển vọng đáng kể nhưng cấu
23
SV: Hứa Văn Sâm
Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
tạo lại rất phức tạp, có nhiều lớp kẹp, các lớp kẹp có chiều dày lớn, phân chia vỉa
thành các phân vỉa nhưng không liên tục. Về phía Tây, Tây Bắc, vỉa không có triển
vọng do chiều dày giảm nhiều và chất lượng xấu.
Vỉa 14 nằm cách vỉa 13 khoảng cách địa tầng từ 20 - 25m. Vỉa hiện đang được
khai thác lộ thiên và là đối tượng tính trữ lượng trong báo cáo này.
-Vỉa 15A: Vỉa 15A là một trong những vỉa than có triển vọng lớn nhất của mỏ
Khánh Hoà. Vỉa lộ ra ở phía Đông, Đông Bắc khu mỏ và chìm dần về phía Tây, Tây
Bắc, xuống sâu vỉa tồn tại ở gần đáy nếp lõm (dưới -600m) và có chiều dày rất lớn. Ở
hai cách của nếp lõm, vỉa 15A tương đối cân xứng và cắm rất dốc, từ 60 - 70 0. ở
phần phía Đông, từ tuyến XXVII đến tuyến XXX thế nằm của vỉa thay đổi phức tạp.

Trong phạm vi tuyến XXVII đến tuyến XXVIII độ dốc vỉa tăng đột ngột. Phần trung
tâm nếp lõm, vỉa cắm khá thoải từ 150 ÷ 300. Tuy nhiên điều khác biệt của báo cáo
tổng hợp lần này là phần đáy của nếp lõm không còn hoàn chỉnh như báo cáo thăm
dò tỉ mỉ năm 1979 nữa mà đã xuất hiện thêm một trục nếp lõm và một trục nếp lồi
nhỏ trong phạm vi tuyến XIX đến tuyến XXIV. Điều này đã làm phức tạp thêm phần
cấu tạo của vier 15 và 15A.
Vỉa 15A có 52 công trình khoan khống chế. Mức cao gặp vỉa nông nhất là
-130m, sâu nhất là -618,89m. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0,50m (LK.K36) đến 58,29m
(LK.K10), trung bình là 11,11m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,5m đến 50,68m,
trung bình 8,94m. Phần nhân nếp lõm, vỉa khá dày, sang hai cánh mỏng dần, có khi
thay đổi rất đột ngột, từ rất dày đến vát vỉa. Vỉa có cấu tạo rất phức tạp, số lượng lớp
kẹp thay đổi từ 0 đến 11 lớp, trung bình 2 lớp. Chất lượng than vỉa 15A nhìn chung là
tốt, độ tro (AK) thay đổi từ 3,91% ÷ 38,65%, trung bình 25,25%.
Vỉa 15A là vỉa có trữ lượng than lớn và tập trung ở phần nhân của nếp lõm. Hiện
nay, vỉa đang được khai thác lộ thiên. Đây cũng là đối tượng chính dự định thiết kế
khai thác hầm lò của mỏ Khánh Hoà.
Vỉa 15A nằm trên vỉa 14 với khoảng cách địa tầng từ 20 ÷ 30m.
24
SV: Hứa Văn Sâm

Lớp: Khai thác B-K57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ môn khai thác lộ thiên
-Vỉa 15: Ở hai cách của nếp lõm, vỉa 15 tương đối cân xứng và cắm rất dốc, từ 60
- 700. ở phần phía Đông, từ tuyến XXVII đến tuyến XXX thế nằm của vỉa thay đổi
phức tạp. Trong phạm vi tuyến XXVII đến tuyến XXVIII độ dốc vỉa tăng đột ngột.
Phần trung tâm nếp lõm, vỉa cắm khá thoải từ 150 ÷ 300.
Vỉa 15 có 64 công trình khoan khống chế. Mức cao gặp vỉa nông nhất là

-130m, sâu nhất là -627,60m. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0,26m (LK.222) đến 59,80m
(LK.224), trung bình là 10,99m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,26m đến 53,99m,
trung bình 9,72m. Phần nhân nếp lõm, vỉa khá dày, sang hai cánh mỏng dần, có khi
thay đổi rất đột ngột, từ rất dày đến vát vỉa. Vỉa có cấu tạo rất phức tạp, số lượng lớp
kẹp thay đổi từ 1 đến 15 lớp, trung bình 2 lớp. Chất lượng than vỉa 15 nhìn chung là
tốt, độ tro (AK) thay đổi từ 1,99 ÷ 39,68%, trung bình 23,82%.
Vỉa 15 là vỉa có trữ lượng than lớn và tập trung ở phần nhân của nếp lõm. Hiện
nay, vỉa đang được khai thác lộ thiên. Đây cũng là đối tượng chính dự định thiết kế
khai thác hầm lò của mỏ Khánh Hoà. Vỉa 15 nằm trên vỉa 15A với khoảng cách địa
tầng từ 10 ÷ 30m.
-Vỉa 16: Vỉa 16 là vỉa trên cùng của điạ tầng chứa than mỏ Khánh Hoà. Vỉa lộ một
cách hoàn chỉnh trong phạm vi khu thăm dò, nằm trọn vẹn trong nếp lõm trung tâm.
Phía Đông Nam, vỉa lộ với chiều dày lớn và chìm dần về phía Tây, Tây Bắc theo trục
nếp lõm.
Ở hai bên cánh nếp lõm, vỉa 16 có độ dốc khá lớn, thay đổi từ 60 ÷ 700, phần trung
tâm độ dốc vỉa thoải hơn, thay đổi từ 15 ÷ 300. Vỉa 16 có mức độ duy trì tốt trong
toàn mỏ Khánh Hoà. Vỉa 16 được xác định là vỉa chuẩn làm căn cứ để liên hệ địa
tầng và đồng danh vỉa.
Vỉa 16 được nhiều công trình trên mặt khống chế, dưới sâu có hơn 133 công trình
gặp được vỉa. Mức cao gặp vỉa nông nhất là +27,70(LK.263), sâu nhất -617,64m
(LK.527). Chiều dày vỉa thay đổi từ 0,19m (LK.K47) đến 80,01 (LK K51), trung
bình là 13,16m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,19m đến 63,92m, trung bình
10,58m. Phần nhân nếp lõm, vỉa khá dày, sang hai cánh mỏng dần. Vỉa có cấu tạo rất
25
SV: Hứa Văn Sâm
Lớp: Khai thác B-K57


×