HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 10 - KHỐI C
NĂM 2015
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này 01 trang, gồm 07 câu)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1 (2.5 điểm)
a. Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma cổ đại.
b. Trong các thành tựu trên, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh
loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
Câu 2 (3.0 điểm)
Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.
Trong những thành tựu ấy, thành tựu nào đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển
của phương Tây?
Câu 3 (3.0 điểm)
Phong trào nào được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư
sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn? Phân tích nguyên nhân, tính chất và ý
nghĩa của phong trào đó.
Câu 4 (2.5 điểm)
a. Em hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân
Văn Lang – Âu Lạc.
b. Những phong tục tập quán nào từ thời Văn Lang – Âu Lạc còn được nhân
dân ta lưu giữ đến ngày nay? Là một học sinh bậc THPT, em thấy mình cần làm gì để
giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Câu 5 (3.0 điểm)
a. So sánh sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và
kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần theo các nội dung sau: chủ trương,
tương quan lực lượng, Quy mô – tính chất, nghệ thuật kết thúc chiến tranh.
b. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông – Nguyên thế kỷ XIII.
Câu 6 (3.0 điểm)
Những biểu hiện nào chứng tỏ thời Lê sơ thế kỉ XV là một giai đoạn phát triển
thịnh đạt của nước Đại Việt?
Câu 7 (3 điểm)
Trình bày những thành tựu về văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Những
công trình nghệ thuật nào dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới.
Người ra đề:
Nguyễn Thị Thu Thủy
Điện thoại: 01294168533
…………….Hết……………..
1
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM
MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 – KHỐI C
Câu
Câu 1
Ý
a
b
Câu 2
a
b
Nội dung chính cần đạt
Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma.
- Lịch và chữ viết:
+ Tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên định ra một tháng có 30 và
31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
+ Chữ viết: Hệ thống chữ cái A, B, C …gồm 26 kí tự.
- Khoa học: đến thời Hi Lạp, Rô-ma những hiểu biết khoa học thực sự
trở thành khoa học, với các thành tựu nổi bật trong 4 lĩnh vực: toán học,
vật lý, sử học, địa lí (HS lấy dẫn chững cụ thể)
- Văn học:
+ Nổi bật nhất là kịch với các tác giả nổi tiếng như E-sin, Xô-phốc-lơ, Ơri-phít..
+ Văn học đạt đến trình độ hoàn thiện, mang tính nhân đạo sâu sắc…
- Nghệ thuật
+ Để lại rất nhiều tượng và đền đài đều có giá trị nghệ thuật cao và giá
trị hiện thực sinh động.
+ Các công trình tiêu biểu: tượng Lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ ở Mi-lô,
đền Pác-te-nông…
- Trong các thành tựu trên, thành tựu có ý nghĩa nhất đối với nền văn
minh của loài người là sự ra đời của hệ thống chữ cái.
- Vì: từ hệ thống chữ cái La-tinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày
nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới trên tất cả các lĩnh
vực, mang nền văn hóa của các quốc gia xích lại gần nhau hơn.
- Đối với Việt Nam: chữ việt của Việt Nam (29 kí tự) ra đời trên cơ sở
bảng chữ cái Latinh, tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam phát triển toàn
diện.
1. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến
- Trong lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo
+ Trong lĩnh vực tư tưởng Nho giáo giữ vai trò quan trọng, trở thành cơ
sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc; Trong lĩnh
vực tôn giáo, Phật giáo ở Trung quốc được thịnh hành, nhất là vào thời
nhà Đường…
- Sử học: sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên
cứu độc lập mà người đặt nền móng là Tư Mã Thiên.
- Văn học: thơ đường đạt đến đỉnh cao của nội dung và nghệ thuật…Tiểu
thuyết chương hồi xuất hiện với những tác phẩm nổi tiếng…
- Toán, thiên văn học, Y dược…của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu
quan trọng…
- Kĩ thuật: Trung Quốc có bốn phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la
bàn và thuốc súng.
Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây
- Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây là kĩ
thuật với bốn phát minh quan trọng.
2
Điểm
2.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3
a
b
Câu 4
a
b
- Giấy và kĩ thuật in được phát minh giúp phổ biến rộng rãi văn minh
phương Tây; la bàn xuất hiện là điều kiện để các cuộc phát kiến địa lí
diễn ra; thuốc súng giúp các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc
địa.
Phong trào được coi là cộc đấu tranh ccong khai đầu tiên của giai cấp tư
sản chống lại chế độ phong kiến là phong trào Văn hóa Phục hưng.
* Nguyên nhân:
- Đến hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất TBCN hình thành, giai cấp tư
sản ra đời, nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
- Giai cấp tư sản phát triển cần có hệ tư tưởng riêng, thông qua một nền
văn hóa phù hợp với đời sống và lợi ích của giai cấp họ.
- Giai cấp tư sản muốn khôi phục lại những tinh hoa của nền văn hóa Hi
Lạp và Rô ma để đấu tranh và xây dựng một cuộc sống mới văn minh,
tiến bộ.
* Tính chất:
- Là một phong trào của giai cấp tư sản trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng,
tấn công vào hệ tư tưởng lỗi thời của chế độ phong kiến và giáo hội
Thiên chua nhằm:
+ Giải phóng tư tưởng tình cảm của con người khỏi sự kìm hãm, trói
buộc của giáo hội
+ Đề cao tinh thần dân tộc, xây dựng một quốc gia thống nhất
- Phong trào văn hóa Phục hưng thực chất là một cuộc cách mạng tư
tưởng lớn của giai cấp tư sản thời hậu kì trung đại.
* Ý nghĩa:
- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp
phong kiến đã suy tàn.
- Đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ
phong kiến, đề cao những giá trị tốt dẹp, cao quý của con người.
- Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa loài người.
Những nét chính về đời sống vật chất – tinh thần….
* Đời sống vật chất:
- Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, công
cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng thau và có một ít đồ sắt.
- Nguồn lương thực chính của họ là gạo nếp, gạo tẻ, ngoài ra cong có các
loại khoai, sắn. Thức ăn gồm các loại rau củ, cá, chăn nuôi…
- Đồ dùng gia đình có nhiều loại như nồi, bát, chậu… bằng gốm và đồng
thau…
- Cư dân Văn Lang – Âu Lạc ở nhà sàn, sinh hoạt rất giản dị, thích ứng
với thiên nhiên.
* Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ cúng những người có công với làng
với nước.
- Có nhiều phong tục như cưới xin, ma chay, làm bánh chưng bánh giày,
nhuộm răng, ăn trầu…và có nhiều lễ hội.
* Những phong tục tập quán còn lưu giữ đến ngày nay….như thờ cúng
tổ tiên và các vị anh hùng có công với làng với nước; tục làm bánh trưng
3
0.5
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
Câu 5
a
b
Câu 6
bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng và tổ chức các lễ hội…
* Trách nhiệm của HS:
- Thể hiện được trách nhiệm của giới trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc .
- Thể hiện bằng việc làm cụ thể như tự trau dồi kiến thức, nỗ lực rèn
luyện vì lợi ích chung; tham gia các sân chơi lành mạnh, bổ ích…
So sánh kháng chiến chống Tống thời Lý và kháng chiến chống
Mông – Nguyên thời Trần.
Nội dung
Cuộc kháng chiến chống
Kháng chiến chống
Tống thời Lý
Mông – Nguyên thời
Trần
Chủ trương “Tiên phát chế nhân” – lấy
- Lúc đầu thực hiện
tiến công trước để tự vệ, để “vườn không nhà trống”
giành thắng lợi
gây cho địch nhiều khó
khăn rồi mới đánh.
Tương quan Nhà Tống đang khủng
Đại Việt dười thời Trần
lực lượng
hoảng, Đại Việt đang vươn đang phát triển mạnh mẽ.
lên mạnh mẽ.
Quân đội Mông – Nguyên
cũng là lực lượng mạnh
nhất thê giới lúc bấy giờ.
Quy mô –
Các trận đánh tương đối
Các trận đánh diếm ra
tính chất
nhỏ và ít ác liệt
trên địa bàn rộng lớn hơn
và rất ác liệt.
Nghệ thuật
Chủ động kết thúc chiến
Dùng thắng lợi lớn về
kết thúc
tranh bằng biện pháp giảng quân sự mang tính chiến
chiến tranh hòa, tránh tổn thất cho cuộc lược để làm nhụt ý chí
chiến, đặt cơ sở cho hòa
xâm lược của kẻ thù.
hiếu lâu dài.
Nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến chống quân xâm lược Mông
– Nguyên:
- Sự đoàn kết, nhất trí của quân và dân nhà Trần, cùng với truyền thống
chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Sự chẩn bị chu đáo của quân dân nhà Trần cho cuộc kháng chiến
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suất của vua tôi nhà Trần
- Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên quyền lợi cá nhân, chủ động giải
quyết những bất hòa trong nội bộ để đoàn kết chiến đấu chống quân xâm
lược.
Những biểu hiện chứng tỏ thời Lê sơ là một giai đoạn phát triển
thịnh đạt của nước Đại Việt….
* Nhà Lê sơ được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,
là sự kế tiếp thời kì phát triển của chế dộ phong kiến Việt Nam. Dưới
thời Lê sơ, Đại việt phát triển đạt đến trình độ cao về tất cả các mặt.
* Nhà nước quân chủ được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao:
- 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại
Việt.
- Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần – Hồ… Cả nước
4
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
0.25
0.5
Câu 7
a
chia thành 5 đạo, dưới đạo là các phủ huyện, châu, xã với hệ thống quan
lại như cũ.
- Vào những năm 60 của thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành
một cuộc cải cách hành chính
+ Ở trung ương: chức Tể tướng và các Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua
trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ trực tiếp phụ trách các
mặt và chịu trách nhiệm trước vua…
+ Địa phương: cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3
ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng….
- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, thi cử…
- Luật pháp: ban hành bộ luật mới “Quốc triều hình luật” (Luật Hồng
Đức) với hơn 700 điều, mang tính dân tộc sâu sắc….
- Quân đội: dược tổ chức chặt chẽ, theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được
trang bị vũ khí đầy đủ.
* Khôi phục và phát triển kinh tế
- Nhà nước khuyến khích nhân dân ra sức lao động, khôi phục sản xuất.
Nền kinh tế Đại Việt bước dần sang giai đoạn phát triển….
- TCN và thương nghiệp: dần được phục hồi và phát triển…
* Tư tưởng, văn hóa:
- Thời Lê sơ, Nho giáo giữ địa vị độc tôn, nền giáo dục nho học trở nên
thịnh đạt….
- Phật giáo và Đạo giáo trở thành tôn giáo trong nhân dân….
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển mạnh….
=> Thời Lê sơ thế kỉ XV thực sự là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của
nước Đại Việt
Những thành tựu văn hóa Việt Nam thời Nguyễn ….
* Tư tưởng – tôn giáo
- Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách phục hồi và thi hành chính sách độc
tôn Nho giáo
- Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát
triển nhất là ở nông thôn. Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây
dựng mới…
-Thiên chúa giáo: nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao
nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng xã, số
lượng người theo đạo Thiên chua ngày càng tăng.
- Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thờ thần
linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.
* Giáo dục
- Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử, vệc học tập thi cử được
chấn chính và đi vào nề nếp….
* Văn học
- Văn học chữ Hán vẫn tiếp tục phát triển….
- Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ với nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh
cao với hai tác giả tiêu biểu là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.
* Khoa học – kĩ thuật: sự ra đời của các bộ lịch sử, địa lí và bách khoa
thư lớn….
5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.75
0.5
0.5
0.25
b
* Nghệ thuật
- Kiến trúc: kinh thành và các lăng tẩm của vua Nguyễn ở Huế,cột cờ
thành Hà Nội..
- Các loại hình nghệ thuật khác như vẽ trach chân dung, tranh sơn mài
trên gỗ, tranh dân gian… tạo nên màu sắc mới trong đời sống văn hóa.
Nghệ thuật sân khấu phát triển rộng rãi…
Những thành tựu được UNESSCO công nhận là di sản thế giới
- Quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa của nhân loại (1993)
- Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại (2003)
- Mộc bản triều Nguyễn được công nhận là di sản tư liệu thế giới
(2009)
0.5
0.5
Người làm đáp án
Họ và tên
Nguyễn Thị Thu Thủy
Điện thoại: 01294168533
6
SỞ GD – ĐT BẮC NINH
GIỚI THIỆU ĐỀ THI CHỌN HSG VÙNG DUYÊN HẢI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII
Năm học 2014 - 2015
Môn: Lịch sử (dành cho học sinh lớp 10)
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao để)
Câu 1 (2,5 điểm).
Em hiểu thế nào là Chế độ chiếm nô? Nêu những biểu hiện về kinh tế, xã hội của chế
độ chiếm nô ở Hi Lạp – Rôma.
Câu 2 (3,0 điểm).
Nêu chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thời Minh - Thanh. Cha ông ta
đã có đối sách như thế nào để làm thất bại âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Hiện nay,
chúng ta nên học tập bài học kinh nghiệm gì để giải quyết vấn đề biển đảo?
Câu 3 (3,0 điểm).
Cuộc phát kiến địa lí nào được coi là sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa
lí ? Trình bày hiểu biết của em về cuộc phát kiến đó. Hệ quả của những cuộc phát kiến địa
lí đối với lịch sử nhân loại ?
Câu 4 (2,5 điểm).
Nêu nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. Tại
sao nói văn minh Văn Lang – Âu Lạc định hình bản sắc dân tộc Việt Nam ?
Câu 5 (3,0 điểm).
Trong công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV, nền
giáo dục nước ta có bước phát triển như thế nào ? Nhận xét của em về giáo dục nước ta giai
đoạn này ?
Câu 6 (3,0 điểm).
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt
trong lịch sử : Em cho biết những nét đặc biệt ấy là gì ? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa
lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến này.
Câu 7 (3,0 điểm).
Trong 50 năm đầu thống trị, nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX đưa ra chính sách
đối nội, đối ngoại như thế nào ? Nêu đóng góp của nhà Nguyễn thời gian này.
---------------------HẾT------------------------Người ra đề : Nguyễn Phương Thảo (SĐT : 0916.088.205)
GỢI Ý CHẤM
Câu 1 (2,5 điểm).
Em hiểu thế nào là Chế độ chiếm nô? Nêu những biểu hiện về kinh tế, xã hội của chế
độ chiếm nô ở Hi Lạp – Rôma.
Câu1
2.5 đ
Khái niệm:
- Một chế độ kinh tế - xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột0.25đ
nô lệ được gọi là chế độ chiếm nô.
0.25đ
- Đây là một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng
là hình thức bóc lột đầu tiên thô bạo nhất của xã hội có giai cấp.
Đặc trưng về kinh tế, xã hội:
- Về Kinh tế:
0.25đ
+ Nông nghiệp: có phần hạn chế…
+ Thủ công nghiệp: rất phát đạt. Sản xuất thủ công nghiệp chia thành
0.5đ
nhiều ngành nghề khác nhau; xuất hiện nhiều xưởng thủ công có quy mô
khá lớn, chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao…
+ Thương nghiệp: quan hệ thương mại được mở rộng; sản phẩm đem 0.5đ
bán là dầu ôliu, rượu nho… mua về là lúa mì, tơ lụa, hương liệu… Hoạt
động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ. Các
thị quốc đều có tiền riêng của mình…
- Về xã hội: chia thành 3 tầng lớp:
0.25đ
+ Chủ nô: gồm những chủ xưởng, chủ thuyền giàu có, nhiều nô lệ, có thế
lực về kinh tế, chính trị, là giai cấp thống trị.
+ Bình dân: những người dân tự do, có nghề nghiệp, ít tài sản, thích rong 0.25đ
chơi, an nhàn, sống nhờ trợ cấp xã hội, khinh lao động.
+ Nô lệ: chiếm đa số trong xã hội, là lực lượng lao động chính trong mọi
ngành sản xuất, phục vụ mọi nhu cầu khác nhau của đời sống, hoàn toàn lệ 0.25đ
thuộc chủ nô, không có bất cứ quyền lợi gì.
Câu 2 (3,0 điểm).
Nêu chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thời Minh - Thanh. Cha ông ta
đã có đối sách như thế nào để làm thất bại âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Hiện nay,
chúng ta nên học tập bài học kinh nghiệm gì để giải quyết vấn đề biển đảo?
Câu2
3điểm
Chính sách bành trướng lãnh thổ của TQ thời Minh – Thanh
- Giống như những triều đại trước, các hoàng đế thời Minh – Thanh 0,25đ
tiếp tục thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ bằng việc đem
quân xâm lấn các nước láng giềng...
- Minh Thành Tổ 5 lần tự mang đem quân đi đánh người Tác-ta và Oa- 0,5đ
ra của tộc Mông Cổ; cử sứ giả đến các nước Đông Nam Á, Nam Á để phô
trương sức mạnh.
- Đến giữa thế kỉ XVIII, nhà Thanh thôn tính được Mông Cổ, Tây 0,25đ
Tạng, Tân Cương.
- Cả nhà Minh và nhà Thanh đều đã từng đem quân xâm lược nước ta 0,5đ
vào các năm 1407; 1788-1789....
Đối sách của ông cha ta
- Các triều đại PK TQ luôn dùng vũ lực để uy hiếp, dọa nạt bắt ta
phải đầu hàng, coi thường vua quan Đại Việt. Song để giữ hòa bình, chuẩn 0,25đ
bị lực lượng, Vua – Tôi Đại Việt vẫn giữ vững nguyên tắc ngoại giao của
người tự chủ : bảo vệ chủ quyền độc lập, nên trong việc giao tiếp với sứ
thần luôn thể hiện sự mềm dẻo, tránh thủ đoạn mua chuộc nhưng cũng rất
kiên quyết trước thái độ náo xược của chúng.
- Dưới thời PK, ông cha ta đều coi trọng việc kết hợp giữa đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao để tạo thắng lợi oanh liệt đi đến kết thúc 0,25đ
chiến tranh trong hòa bình.
Ví dụ : như cuộc kháng chiến chống quân Minh.... cuộc kháng chiến
chống quân Thanh xâm lược....
- Thực hiện ngoại giao hòa hảo sau khi giành thắng lợi tạo sự giao
hòa thân thiện. Luôn chủ động ngoại giao như chủ động trao trả tù binh tạo
quan hệ ngoại giao bớt căng thẳng, sau đó đi đến giải quyết vấn đề biên 0,25đ
cương, thiết lập giao bang hòa hiếu....
Như vậy, đấu tranh ngoại giao luôn là một mặt trận quan trọng trong
công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc trong lịch sử PK cũng như hiện tại và
đều được người Trị vì quốc thể chú trọng, thực hiện một cách linh hoạt 0,25đ
giống như một vũ khí đắc lực cho việc giữ hòa hiếu dân tộc. Tuy nhiên,
ngoại giao phải vừa cương vừa nhu trên nguyên tắc kiên quyết không
hàng.
Liên hệ
Ngày nay, tình hình TG, khu vực và dân tộc ta cũng có những thay
đổi lớn lao.... nền ngoại giao của nước ta hiện nay vẫn phải học tập, vận 0,25đ
dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo “Dĩ bất biến ứng vạn biến” “Cứng rắn
về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” “thêm bạn bớt thù” đảm bảo độc
lập, chủ quyền dân tộc được giữ vững. Tận dụng thời cơ và mâu thuẫn
0,25đ
trong hàng ngũ kẻ thù....
Ngoại giao ứng xử khôn khéo với các nước lớn: Mĩ, tây Âu, NB,
Nga.. tranh thủ các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, sự đồng tình ủng hộ
của bạn bè theo 2 nguyển tắc tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình....
Câu 3 (3,0 điểm).
Cuộc phát kiến địa lí nào được coi là sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa
lí ? Trình bày hiểu biết của em về cuộc phát kiến đó. Hệ quả của những cuộc phát kiến đ ịa
lí đối với lịch sử nhân loại. .
Câu
3điểm
3
Cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô năm 1492 được coi là “sự 0.5đ
kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lý ”
- Năm 1492, C.Cô – lôm –bô cùng đoang thủy thủ 90 người trên ba chiếc tàu0.5đ
biển đã
từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, tiến ra Đại Tây Dương. Ông đã đến một số đảo thuộc
vùng biển Ca-ri –bê ngày nay. Quay trở về nước ông được phong làm phó vương Ấn
Độ và nhận danh hiệu quý tộc. Ông chính là người đã tìm ra châu Mỹ nhưng đến cuối
đời ông vẫn lầm tưởng đó là Ấn Độ.
Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý:
- Tích cực:
+ Phát kiến địa lý là một cuộc “cách mạng thực sự” trong lĩnh vực 0.5đ
giao thông và tri thức con người. Đem lại cho con người có được hiểu
biết, hình ảnh chính xác hơn về hành tinh, về bề rộng và hình thái trái đất
- khẳng định trái đất là hình cầu. Phát kiến địa lý đã mở ra một trang mới
trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người, mở ra những con đường
mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới,
những kiến thức mới.
+ Chấm dứt thời kỳ cách biệt Đông – Tây, mở ra giai đoạn mới trong 0.25đ
giao lưu quốc tế giữa các quốc gia và các nền văn hóa, văn minh khác
0.25đ
nhau.
+ Nhiều ngành khoa học mới có điều kiện phát triển: Hải dương học,
0.25đ
Ngôn ngữ học, Dân tộc học,…
+ Đem lại cho thương nhân châu Âu nhiều vàng bạc, hương liệu, nguyên
liệu,...thúc đẩy thương nghiệp châu Âu và thế giới phát triển. Thị trường
thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
+ Đồng thời, với sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân ngày càng giàu 0.25đ
có, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, thúc đẩy quá
trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ
0.5đ
nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Tiêu cực: Cùng với những yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lý
đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Câu 4 (2.5 điểm)
Nêu nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
Tại sao nói văn minh Văn Lang – Âu Lạc định hình bản sắc dân tộc Việt Nam?
Câu
2,5đ
4
Đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc :
- Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có đời sống vật chất, tinh thần phong
0,25đ
phú:
+ Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra
0,25đ
còn có ngô, khoai sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
+ Cư dân Việt cổ có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu,
cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Thường ngày, nữ mặc áo,
váy, nam đóng khố.
0,25đ
+ Những tập quán này xuất phát từ đặc điểm của điều kiện tự nhiên
và nền kinh tế, đời sống tinh thần dễ hòa đồng, phong phú của người 0,25đ
Việt.
+ Tín ngưỡng phổ biến: sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần
0,25đ
Sụng, thn Nỳi...), tục phn thực với nghi lễ cầu mùa m-a thuận gió hoà,
giống nòi phát triển...
+ Tớn ngng th cỳng t tiờn, sựng kớnh cỏc anh hựng, ngi cú 0,25
cụng vi lng, vi nc l nột c sc ca ngi Vit c. T ú hỡnh
thnh mt s tc l: ci xin, ma chay; l hi khỏ ph bin, nht l hi
mựa.
i sng vn húa tinh thn ca c dõn VL-AL khỏ a dng, sm 0,5
to nờn truyn thng gin d, thớch ng hũa nhp vi thiờn nhiờn...
Lớ gii : vn minh Vn Lang u Lc nh hỡnh bn sc dõn tc
vỡ :
- õy l nn vn minh u tiờn ca dõn tc Vit Nam (Vn minh
sụng Hng) Nn vn minh ny tri qua mt quỏ trỡnh hỡnh thnh v 0,5
phỏt trin lõu di, bt ngun t thi i ng thau n s kỡ thi i
st cựng vi quỏ trỡnh hỡnh thnh v tn ti quc gia v nh nc Hựng
Vng - An Dng Vng vo nhng th k VII - II TCN.
- õy l nn vn minh mang tớnh bn a m nột, kt tinh trong ú
bn lnh, truyn thng, ct cỏch, li sng v l sng ca ngi Vit
c....Nn vn minh ny phỏc ha nờn bn sc v truyn thng ban u
ca ngi Vit to dng nn múng cho ton b i sng kinh t - vn
húa Vit Nam cho cỏc thi k sau.
Cõu 5 (3,0 im): Trong cụng cuc xõy dng nh nc phong kin t th k X XV, nn
giỏo dc nc ta cú bc phỏt trin nh th no? Nhn xột ca em v giỏo dc ca nc
ta giai on ny?
Cõu
3,0
5
Cỏc bc phỏt trin ca giỏo dc i Vit t X XV:
- Do nhu cu xõy dng nh nc v nõng cao dõn trớ, cỏc triu i phong 0,25
kin i Vit (X -XV) ó quan tõm v chm lo n giỏo dc:
- Thi inh Tin Lờ: quan li ch yu tuyn chn bng nhim t hoc 0,25
tin c; nhng ngi nm quyn ch yu l vừ tng hoc cỏc hong
t...
0,25
- Thi Lý:
0,25
+ 1070: vua Lý Thỏnh Tụng lp Vn Miu...
+ 1075: t chc khoa thi u tiờn Minh kinh bỏc hc...
0,25
- Thi Trn:
+ 1247: nh Trn t l ly Tam khụi, quy nh rừ ni dung hc tp,
0,25
m rng Quc T giỏm cho con em quý tc v quan chc n hc
+ S phỏt trin ca giỏo dc ó to nờn nhng trớ thc ti gii: Nguyn
Hin, Mc nh Chi, Phm S Mnh...
0,5
- Thi Lờ s:
+ Nho giỏo chim v trớ c tụn, giỏo dc Nho hc vỡ vy m phỏt trin
thnh t. Cỏc khoa thi c t chc u n: 3 nm cú 1 kỡ thi Hi
chn nhõn ti. Tt c ngi dõn cú hc , cú lớ lch rừ rng u c i
0,5
thi...Nhng ngi thi c khc tờn trờn bia ỏ dng Vn Miu
+ Di thi vua Lờ Thỏnh Tụng, nh nc m 12 khoa thi Hi, ly
501 Tin s, trong ú cú 9 Trng Nguyờn. õy l thi cc thnh ca giỏo
dục thi cử phong kiến.
0,25đ
Nhận xét:
- Tích cực: Đào tạo đội ngũ quan chức và nhân tài cho đất nước; nâng
cao dân trí; góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển quốc
0,25đ
gia Đại Việt (X - XV)
- Tiêu cực: Nội dung giáo dục Nho giáo chủ yếu thiên về thiên văn, triết
học, đạo đức, chính trị mà không chú ý tới các kiến thức khoa học phục
vụ sản xuất. Vì vậy không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế...
Câu 6 (3 điểm): Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất
đặc biệt trong lịch sử: Em cho biết những nét đặc biệt ấy là gì? Nguyên nhân thắng lợi, ý
nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến này.
Câu 6
3,0đ
Giới thiệu sơ lược về cuộc kháng chiến.....
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) là cuộc kháng
chiến rất đặc biệt trong lịch sử.
Những nét đặc biệt của cuộc kháng chiến:
- Đây là cuộc kháng chiến được tiến hành ở ngoài biên cương của Tổ
quốc:
+ 1075: Lý Thường Kiệt đem quân tập kích lên đất Tống...vơi
chủ trương “tiên phát chế nhân”
+ Chủ động tấn công để tự vệ, đánh bất ngờ ; sau đó rút lui về
nước xây dựng phòng tuyến
- Cuộc kháng chiến khởi nguồn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
:Nghệ thuật kết hợp giữa trận quyết chiến chiến lược với kết thúc chiến
tranh. Cách kết thúc chiến tranh độc đáo: giảng hòa trong thế thắng, thể
hiện tính nhân văn cao cả
+ Nhằm đảm bảo mối bang giao hòa hảo giữa 2 nước
+ Đảm bảo nền độc lập lâu dài cho dân tộc
Nguyên nhân thắng lợi
- Tinh thần yêu nước, đoàn kết và chiến đấu anh dũng của quân và
dân ta …
- Tài chỉ huy quân sự của triều đình (Lý Thường Kiệt) ...
Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm:
- Tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc, buộc nhà Tống phải từ bỏ
mộng xâm lược nước ta …. Củng cố nền độc lập lâu dài của Đại
Việt
- Cuộc kháng chiến để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về
đường lối và phương pháp đấu tranh:
+ Kháng chiến toàn dân: toàn dân tham gia đánh giặc
+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch trên nhiều phương diện, bằng
nhiều hình thức khác nhau....
0,5đ
0.5 đ
0.5 đ
0.25 đ
0,25đ
0.5 đ
0.55 đ
Câu 7 (3 điểm): Trong 50 năm đầu thống trị ở nửa đầu TK XIX, nhà Nguyễn đã đưa ra
chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào? Nêu đóng góp của nhà Nguyễn thời gian này?
Câu 7
3,0đ
a.Chính sách cai trị của nhà Nguyễn 50 năm đầu TK XIX
Sau khi lật đổ vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng 0,25đ
đế...lập ra vương triều Nguyễn (1802 - 1945). Trong 50 năm đầu nhà
Nguyễn đã thực thi những chính sách đối nội, đối ngoại ...nhằm ổn định
tình hình đất nước, củng cố quyền lực vương triều.
* Đối nội:
Thời Gia Long
- Chính quyền TW tổ chức giống thời Lê sơ: bộ máy nhà nước 0,25đ
theo mô hình quân chủ chuyên chế, vua đứng đầu toàn quyền quyết
định mọi công việc quan trọng của đất nước. Dưới vua là 6 bộ do
thượng thư phụ trách, dưới bộ có các ti chuyên trách.
- ĐP: cả nước chia làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và trực
0,25đ
doanh do triều đình trực tiếp cai quản.
Thời Minh Mạng:
- Ở TW: Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. 0,25đ
Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như: Đô sát
viện, Cơ mật viện, Nội các...trong đó Cơ mật viện là cơ quan trọng yếu
– thành lập 1834
- ĐP: Minh Mạng lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành 0,25đ
cùng các Tổng trấn, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).
Các tỉnh đều do Tổng đốc hay tuần phủ đứng đầu nhưng đều trực thuộc
chính quyền TW. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã và thôn.
*Đối ngoại:
- Đối với nhà Thanh: nhà Nguyễn chủ trương thần phục. 1803, Gia 0,25đ
Long cử sứ sang Trung Quốc xin hiệu và cầu phong. Năm sau nhà
Thanh phong vương cho Gia Long, từ đó định kỳ cống nạp...
- Đối với các nước láng giềng: sử dụng lực lượng quân sự bắt Lào và 0,25đ
Cao Miên thần phục
0,25đ
- Đối với phương Tây:
+ Giai đoạn đầu: thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và
đạo Thiên Chú
+ Từ thời Minh Mạng trở đi: thi hành chính sách “đóng cửa”, ngăn 0,25đ
cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất Việt Nam.
b. Những đóng góp của nhà Nguyễn trong 50 năm đầu tk XX:
- Tổ chức được một nhà nước độc lập, làm chủ một lãnh thổ kéo dài từ 0,25đ
Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau
- Bước đầu ổn định tình hình đất nước sau một thời gian dài chia cắt
0,25đ
- Đặc biệt với cải cách của Minh Mạng, đất nước được thống nhất về 0,25đ
mặt hành chính, đây là cơ sở cho việc phân chia đơn vị hành chính
ngày nay...
----------------HẾT--------------Người ra đề : Nguyễn Phương Thảo (SĐT : 0916.088.205)
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10
HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN – HÀ NỘI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
NĂM 2015
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 2 trang, gồm 7 câu)
Câu 1(2.5 điểm)
Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây, hãy làm rõ
khái niệm, tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ?
Câu 2 (3.0 điểm)
Trình bày thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực tư tưởng của Trung Quốc thời
phong kiến? Hệ tư tưởng đó đã du nhập và phát triển tại Việt Nam như thế nào?
Câu 3 (3.0 điểm)
Trình bày nguyên nhân, điều kiện, nội dung các cuộc phát kiến địa lý lớn
trong các thế kỉ XV – XVI? Các cuộc phát kiến địa lý đó đã tác động như thế nào
tới Việt Nam?
Câu 4 (2.5 điểm)
Trình bày cơ sở ra đời, tổ chức bộ máy nhà nước của quốc gia Văn Lang –
Âu Lạc? Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát
triển lịch sử dân tộc?
Câu 5 (3.0 điểm)
Qua cuộc kháng chiến chống Tống (thế kỉ XI), em hãy:
a, Trình bày hai sự kiện tiêu biểu
b, Phân tích nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
c. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến này?
Câu 6 (3.0 điểm)
a, Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông
1
b, Nêu những hiểu biết của em về vua Lê Thánh Tông
Câu 7 (3.0 điểm)
Trình bày những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của
thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX?
….…Hết…….
Người ra đề:
Trần Thị Mai (SDT: 0942922993)
2
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10
Câu
1
Nội dung cần đạt
Điểm
Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây, 2.5
hãy làm rõ khái niệm, tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu
Ý
nô lệ?
*
Cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây
- Nô lệ:
+ Nguồn gốc: do buôn bán nô lệ, tù binh chiến tranh, cướp
biển,…
+ Số lượng: đông đảo, gấp chục lần chủ nô và những người
bình dân
+ Vai trò: là lực lượng sản xuất chủ yếu
+ Thân phận địa vị: lệ thuộc hoàn toàn vào chủ, không có
quyền lợi gì kể cả quyền được coi là một con người
- Bình dân:
+ là những người dân tự do, có nghề nghiệp
+ có chút ít tài sản, tự sống bằng lao động của bản thân
+ số đông sống nhờ trợ cấp xã hội, coi khinh lao động
- Chủ nô:
+ xuất thân: là những chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền
+ sở hữu nhiều nô lệ
+ có thế lực về kinh tế và chính trị
+ vai trò: quản lý, cai trị xã hội
*
*
Khái niệm: chế độ chiếm hữu nô lệ
Là một chế độ kinh tế xã hội tồn tại và phát triển dựa chủ yếu
trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Đó là một hình thức phát
triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột
đầu tiên, thô bạo nhất của xã hội có giai cấp
Tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ
- Số lượng nô lệ đông đảo
- Vai trò quan trọng của nô lệ trong các ngành kinh tế nông
nghiệp, công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải
0.5
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
3
2
- Quan hệ bóc lột chủ đạo: quan hệ bóc lột của chủ nô đối với
nô lệ
0.25
Trình bày thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực tư tưởng của Trung
Quốc thời phong kiến? Hệ tư tưởng đó đã du nhập và phát triển
3.0
tại Việt Nam như thế nào?
*
Thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực tư tưởng của Trung Quốc thời phong
kiến là Nho giáo
- Sự ra đời và phát triển:
+ Thời gian ra đời: tương đối sớm (thế kỉ VI TCN)
+ Người khởi xướng: Khổng Tử
+ Những người phát triển: Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Chu
Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di,…
+ Từ thời Hán, nhất là đời Hán Vũ đế (140 – 87TCN), Nho giáo
bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng chủ yếu nhất
- Quan điểm chính:
+ Tam cương: ba mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ
ba mối quan hệ giường cột của quốc gia, kỉ cương xã hội,
đạo đức phong kiến
+ Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín
+ Tam tòng: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử
+ Tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh
+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện
đạo đức, phẩm chất, mặc khác giáo dục con người phải thực
hiện những bổn phận đối với quốc gia (trung quân ái quốc).
Đồng thời, Nho giáo cũng đề cao chữ hiếu và vai trò của người
cha trong gia đình
- Vai trò: Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực
+ Nho giáo ít nhiều thay đổi qua các thời đại song vẫn là một
trường phái tư tưởng chính trị, là công cụ tinh thần để bảo vệ
chế độ phong kiến
+ Làm cơ sở cho sự phát triển giáo dục, góp phần tạo ra những
thành tựu lớn trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và ảnh hưởng sâu
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
4
sắc tới đời sống xã hội Trung Quốc
+ Càng về sau, cùng với sự suy đồi của giai cấp địa chủ phong
kiến, Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự
phát triển của xã hội
*
3
Sự du nhập và phát triển của Nho giáo tại Việt Nam
- Nho giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Đến
thời phong kiến, Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của
giai cấp thống trị, đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong các
mối quan hệ xã hội, là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi
cử.
+ Từ thế kỉ X – XIV, trên bước đường xây dựng nhà nước quân
chủ chuyên chế trung ương tập quyền, Nho giáo được giai cấp
phong kiến Việt Nam tiếp nhận và từng bước nâng cao
+ Đến thời Lê sơ (TK XV), Nho giáo được nâng lên địa vị độc
tôn
+ Từ thế kỉ XVI – XVIII, Nho giáo mất dần hiệu lực và vị trí
độc tôn. Tới thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc
tôn Nho giáo, tìm cách phục hồi Nho giáo đã bị suy đồi trong
các thế kỉ trước
Trình bày nguyên nhân, điều kiện, nội dung các cuộc phát kiến
địa lý lớn trong thế kỉ XV – XVI? Các cuộc phát kiến địa lý đó
đã tác động như thế nào tới Việt Nam?
0.25
*
*
Nguyên nhân
Bước sang thế kỉ XV, xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn
về kinh tế, xã hội:
- Do sự phát triển của sản xuất nên nhu cầu về nguyên liệu,
vàng bạc, thị trường tăng cao
- Mặt khác, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông
lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và
Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền
=> Do đó, người châu Âu phải tìm kiếm một con đường mới để
sang phương Đông.
Điều kiện
0.25
0.25
0.25
0.25
3.0
0.25
0.25
5
*
- Sự tiến bộ trong kĩ thuật hằng hải: nghiên cứu các dòng hải
lưu và hướng gió, vẽ được bản đồ, hải đồ. La bàn cùng máy đo
góc thiên văn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại
dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới: tàu có
bánh lái, có hệ thống buồm lớn, có sàn, có boong để đặt đại bác
như tàu Caraven
- Những cuộc hành trình của người châu Âu sang phương Đông
và tài liệu ghi chép của những người đi trước cũng giúp cho các
cuộc phát kiến địa lý có điều kiện dễ dàng hơn
Những cuộc phát kiến lớn về địa lý
Thời
Nhà thám
Quốc gia
gian
hiểm
đại diện
1415
Hoàng tử
1487
1492
Hành trình
Kết quả
Bồ Đào
Dọc bờ biển
Có những hiểu biết
Hen-ry
Nha
Châu Phi
chính xác về vùng
biển Châu Phi
B. Đi-a-xơ
Bồ Đào
Nha
Vòng qua mũi
cực Nam
Đến được mũi cực
Nam Châu Phi:
Châu Phi
Mũi Hảo Vọng
Từ Tây Ban
Nha đi về
Tìm ra Châu Mĩ
nhưng tưởng là Ấn
phía Tây qua
Độ
C.Cô-lômbô
Tây Ban
Nha
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Đại Tây
Dương đến
Châu Mĩ
1497- Vax-cô đờ
Bồ Đào
Từ Bồ Đào
Tìm ra đường đến
1498
Nha
Nha vòng qua
Châu Phi đến
Ấn Độ
Ga-ma
0.25
Tây Nam Ấn
Độ
1519- Ph.Ma-gien1521 lăng
Tây Ban
Nha
Từ Tây Ban
Nha qua cực
Vòng quanh Trái
đất bằng đường
Nam Châu Mĩ
vượt Thái
biển
0.25
6
Bình Dương
đến Phi-líppin (Ma-gienlăng thiệt
mạng tại đây);
trở về Tây
Ban Nha
*
Ảnh hưởng của phát kiến địa lý tới nước ta
- Kinh tế: ở các thế kỉ XVI - XVII, thuyền buôn của các thương
nhân châu Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh,
Pháp,…) đến buôn bán với Đại Việt ngày càng nhiều đã bước
đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế, thúc
đẩy nền kinh tế hàng hóa trong nước phát triển và góp phần tạo
nên sự hưng khởi các đô thị
- Văn hóa: Thiên chúa giáo được truyền bá vào nước ta, chữ
quốc ngữ ra đời Văn hóa Đại Việt phong phú, đa dạng hơn
- Chính trị: nước ta bị các nước tư bản phương Tây nhất là Pháp
dòm ngó, xâm lược
4
Trình bày cơ sở ra đời, tổ chức bộ máy nhà nước của quốc gia
Văn Lang – Âu Lạc? Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa
như thế nào đối với sự phát triển lịch sử dân tộc?
*
0.25
0.25
0.25
2.5
Cơ sở hình thành:
- Kinh tế - kỹ thuật:
+ Vào thời Đông Sơn (thiên niên kỉ thứ I TCN), nhờ sự tiến bộ 0.25
trong thuật luyện kim, công cụ bằng đồng thau đã trở nên phổ
biến; ngoài ra con người còn biết rèn sắt
+ Nông nghiệp dùng cày do trâu bò kéo khá phát triển, kết hợp
0.25
với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá. Do đó các vùng châu thổ
sông Hồng, sông Mã, sông Cả, cư dân đã sinh sống ổn định hơn
trước đây rất nhiều.
+ Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công 0.25
7
nghiệp
- Xã hội: Sự chuyển biến về kinh tế đã tạo tiền đề cho sự
chuyển biến xã hội
+ Sự phân công giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Thời Phùng 0.25
Nguyên đã bắt đầu phân hóa giàu nghèo, đến thời văn hóa
Đông Sơn thì sự phân hóa này ngày càng phổ biến. Công xã thị
tộc tan vỡ thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ
- Mặc dù sự phân hóa xã hội chưa sâu sắc, nhưng do yêu cầu 0.25
của công cuộc chống ngoại xâm cùng yêu cầu trị thủy, quá trình
hình thành nhà nước đã được đẩy mạnh. Đó là hai điều kiện dẫn
đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang (TK VII TCN), Âu Lạc
(TK III TCN)
*
Tổ chức bộ máy nhà nước
- Nhà nước Văn Lang: đứng đầu là vua Hùng, giúp việc cho 0.5
vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ.
Đứng đầu mỗi bộ là 1 Lạc tướng. Dưới bộ là các làng do các Bồ
chính cai quản đơn giản, sơ khai
- Nhà nước Âu Lạc: So với bộ máy nhà nước Văn Lang không 0.25
có thay đổi lớn. Tuy vậy, lãnh thổ được mở rộng trên cơ sở sát
nhập Văn Lang và Âu Việt, việc quản lý đất nước chặt chẽ hơn.
*
Ý nghĩa
- Mở ra thời kì mới cho lịch sử dân tộc: thời kì dựng nước và 0.25
giữ nước đồng thời đánh dấu sự xuất hiện của một quốc gia cổ
ở lưu vực sông Hồng trên bản đồ khu vực Đông Nam Á
- Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của nên văn
0.25
minh Văn Lang – Âu Lạc (văn minh sông Hồng)
5
Qua cuộc kháng chiến chống Tống (thế kỉ XI), em hãy:
3.0
8
a, Trình bày hai sự kiện tiêu biểu
b, Phân tích nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường
Kiệt
c, Rút ra ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến trên
a
Hai sự kiện tiêu biểu
- 1075: Quân ta tập kích châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông, 0.25
Quảng Tây - Trung Quốc) rồi tập trung bao vây thành Ung
Châu (Nam Ninh – Quảng Tây) đánh tan hoàn toàn lực lượng
chuẩn bị xâm lược của nhà Tống rồi rút về
- 1077: ta tổ chức trận quyết chiến chiến lược trên bờ Bắc sông 0.25
Như Nguyệt (sông Cầu – Bắc Ninh) đánh tan quân xâm lược
Tống
b
Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
9
- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến:
+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung 0.25
ương, đoàn kết nhân dân chống giặc (mời tể tướng Lý Đạo
Thành về triều cùng lo việc nước)
+ Chủ động tấn công trước để phá tan sự chuẩn bị xâm lược của
0.25
nhà Tống (Tiên phát chế nhân)…Trong quá trình phá các kho
lương, căn cứ của giặc, Lý Thường Kiệt còn cho rải Phạt Tống
lộ bố văn khẳng định tính chính nghĩa của ta, tính phi nghĩa của
giặc Tống
+ Chủ động phòng ngự: dựa vào dân xây dựng phòng tuyến
0.25
Như Nguyệt để chặn bước tiến của giặc
+ Chủ động trong tiến công: Năm 1077, nhà Tống sang xâm
lược nước ta. Chúng đã vấp phải phòng tuyến kiên cố của quân 0.25
dân nhà Lý. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy quân dân chủ động kết
hợp giữa những cuộc công kích nhỏ với những trận quyết chiến
chiến lược đẩy địch vào thế bị động
+ Chủ động kết thúc chiến tranh (kết hợp quân sự với chính trị 0.25
ngoại giao): Khi quân Tống ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, ý
chí xâm lược bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị
giảng hòa để kết thúc chiến tranh
mở ra thời kì hòa bình lâu dài, giữ hòa biếu, tránh tổn thất,…
- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người
0.25
- Kết hợp đấu tranh quân sự với chiến tranh tâm lý: cho ngâm 0.25
bài thơ Thần giữa đêm khuya thanh vắng tại ngôi đền thiêng
gây hoang mang lòng địch
c
Ý nghĩa lịch sử
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, thể hiện ý chí đấu tranh 0.25
chống ngoại xâm của nhân dân ta
10
- Tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc, buộc nhà Tống phải từ 0.25
bỏ mộng xâm lược nước ta ….
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về 0.25
sau
6
a, Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc cải cách hành chính 3.0
của vua Lê Thánh Tông
b, Nêu những hiểu biết của em về vua Lê Thánh Tông
a
Nội dung, ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông
- Nội dung: Vào những năm 60 của thế kỉ XV, đất nước đã ổn
định, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), đã tiến hành một cuộc
cải cách hành chính
+ Ở trung ương: Bãi bỏ các chức Tể tướng, Đại hành khiển;
0.25
thành lập 6 bộ (Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ), vua trực tiếp
cai quản 6 bộ. Ngự sử đài, Hàn lâm viện có quyền hành cao hơn
trước
+ Ở địa phương: Bỏ các đạo, lộ cũ, chia cả nước thành 13 đạo 0.25
thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các
lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng (đô ti, thừa ti, hiến ti). Xã
vẫn là đơn vị hành chính cơ sở (đứng đầu là xã trưởng)
+ Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, thi cử. 0.25
Những người đỗ đạt chủ yếu xuất thân từ các thành phần khác
nhau
+ Luật pháp: Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) với hơn 700 0.25
điều đề cập hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính nhân
dân sâu sắc
+ Quân đội: được tổ chức chặt chẽ theo chế độ “ngụ binh ư 0.25
nông” được trang bị vũ khí đầy đủ
11