Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Soạn văn: Rôbinxơn ngoài đảo hoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.98 KB, 3 trang )

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
(Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
Đ. Đi-phô
*Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Đ. Đi-phô ( Daniel Defoe 1660 – 1731) sinh tại Luân Đôn trong
một gia đình theo Thanh giáo (một phái tôn giáo cải cách thịnh
hành ở Anh).
- Đi-phô sớm tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội, đấu
tranh vì sự công bằng và tiến bộ. Ông bị bắt, bị đưa ra bêu trước
công chúng vì đã dùng ngòi bút chống lại các chính sách phản
động.
- Đi-phô xuất hiện trước hết với tư cách một nhà báo, một nhà
chính luận. Ông quan tâm và viết nhiều về lĩnh vực kinh tế, thời sự
của nước Anh đương thời. Tiêu biểu là các tác phẩm “Vòng quanh
Anh quốc” (1721-1725), “Người Anh chính hiệu” (1701), “Người
thương nhân Anh toàn diện” (1725-1726).
- Ngòi bút của ông đã tập trung đả kích các thế lực phong kiến
Anh, đồng thời bênh vực gia cấp tư sản, khẳng định con người tư
sản Anh trong thời kì mới.
- “Rô-bin-xơn Cru-xô” (1719) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông.
Sau đó là “Đầu lĩnh Xin-gôn-tơn” (1720), “Môn Flan-đrac” (1722).
- Thành công của những cuốn tiểu thuyết đó đã khiến Đi-phô trở
thành một trong những người có công sáng lập thể loại tiểu thuyết
Anh thế kỉ XVIII.
*Trả lời câu hỏi
1. Xét xem nếu phải tách đoạn cuối cùng … đặt tiêu đề cho từng
phần.
-Bố cục bài văn có thể chia làm thành 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “bên khẩu súng của tôi” : Rô-bin-xơn tự
miêu tả cái hình hài lạ lùng của mình. Đoạn này có thể đặt tên là



“Bộ dạng của tôi” lạ lùng (tả lại cách ăn mặc và các thứ khoác lên
người một cách kì quặc).
+ Đoạn 2: Từ “Còn về diện mạo” đến hết. : Nhân vật tự kể về diện
mạo của mình từ gương mặt đến bộ ria mép – một diện mạo khiến
người ta phải khiếp sợ nếu như ở nước Anh. Đoạn này có thể đặt
tên là: “Gương mặt kì quái của tôi”.
2. Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về … tự kể chuyện mình.
- Ở phần này, Rô-bin-xơn thích thú kể lại hình thù của mình, khi
đóng lễ bộ vào người. Mũ, áo chén, quần ngắn, thắt lưng, toàn tự
chế từ da dê cả, hai bên thắt lưng là cái cưa và cái búa, bên trái và
bên phải là hai cái túi đựng thuốc súng và đạn ghém, sau lưng lại
cõng một cái gùi, vai mang súng và trên đầu là một cái dù xòe ra.
- Đó là một thứ trang phục hết sức lỉnh kỉnh, cổ quái của một
người hoàn toàn sống một mình giữa thiên nhiên, phải lấy những
thứ nguyên liệu của thiên nhiên chế tạo thành vật dụng sinh hoạt
cho mình.
- Đã thế, anh lại để cặp ria dài và rậm theo kiểu Thổ Nhĩ Kì, nên
bộ dạng anh lại càng cổ quái, dị dạng hơn. Vẻ kì cục, lạ mắt như
vậy cũng không phải dễ dàng mà có ngay được, mà phải là kết quả
của sự suy nghĩ, sáng tạo, lao động cật lực mới có nổi. Khi nhớ lại
hình ảnh này, Rô-bin-xơn kể bằng một giọng vui vẻ, hóm hỉnh, thú
vị.
3. Cuộc sồng hết sức khó khăn … chân dung tự họa ấy ra sao?
- Văn bản cho thấy cuộc vật lộn âm thầm của một con người đã
chiến đấu chinh phục thiên nhiên hoang dã, đã duy trì sự sống của
mình một cách phi thường. Điều đó chứng tỏ sức sống tiềm tàng to
lớn của một con người. Và chỉ trong hoàn cảnh đặc biệt nào đấy,
sức sống ấy mới được huy động đến mức tối đa. Rô-bin-xơn tiêu
biểu cho sức sống sáng tạo vô song và sức sống mãnh liệt của một

con người chân chính.
4. Tinh thần lạc quan … của nhân vật?


- Nhà văn đã chọn nhân vật “tôi” làm người kể chuyện. Ông đã
nhập hẳn vào nhân vật của mình để trò chuyện tỉ mỉ, kĩ lưỡng và
tinh tế về cuộc sống đặc biệt của người thủy thủ Rô-bin-xơn trên
hoang đảo. Hình thức là truyện phiêu lưu, nhưng nghệ thuật miêu
tả nhân vật và hoàn cảnh lại hết sức hiện thực. Nhờ thế các trang
văn của Đi-phô vô cùng hấp dẫn người đọc.
- Như vậy vị trí kể về diện mạo ngắn hơn đoạn kể về trang phục vì
phần trang phục là sự sáng tạo của nhân vật trong những năm
tháng vất vả gian khổ, còn đoạn tả về diện mạo thì nói lên sự sống
cô đơn, có phần nào nhân vật muốn để bộ mặt mình như có tính
lập dị nữa.



×