Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

100 đề nghị luận xã hội của các trường trong cả nước ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn mới nhất của tuyensinh247

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 128 trang )

PHẦN 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
- Lời giải do Ban chuyên môn Tuyensinh247.com thực hiện CHUYÊN BẮC GIANG LẦN 1
Biến đổi khí hậu phải chăng là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất
thế kỷ XXI? (3,0 điểm)
1 Giải thích:
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một
khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh
vật trên Trái Đất.
- Đây là vấn đề nóng hổi, đặt ra nhiều thách thức, được cả xã hội
quan tâm.
2 Phân tích, chứng minh:
a Thực trạng biến đổi khí hậu:
- Trái Đất nóng lên.
- Mực nước biển dâng cao do tan băng.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển,
chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên …
b Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu:
- Sự tác động của con người tới thiên nhiên như:
+ Chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái.
+ Sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học.
+Khói thải công nghiệp từ các nhà máy, khói thải đô thị
+ Sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, chạy đua vũ trang, gây chiến
tranh liên miên...
c Hậu quả:
- Thiên tai: động đất, sóng thần, bão lũ…
- Dịch bệnh: ngày càng nhiều những dịch bệnh mới, ung thư nhiều
hơn…
d Giải pháp:
- Phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nâng cao ý thức người dân về biến đổi khí hậu.


- Tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường…
- Quan trọng hơn, đây là vấn đề toàn cầu nên cần sự chung tay của
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


tất cả các quốc gia trên thế giới.
3 Bình luận, mở rộng:
- Khẳng định biến đổi khí hậu là một trong những thách thức toàn
cầu lớn nhất thế kỷ XXI.
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học:
+ Bài học nhận thức: Ý thức được rằng biến đổi khí hậu là vấn đề
nghiêm trọng đang diễn ra, để lại hậu quả nguy hiểm.
+ Bài học hành động: Bản thân phải làm gương và tuyên truyền vận
động mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường mình đang sinh
sống, học tập, làm việc, góp phần vào công cuộc chống biến đổi khí
hậu.
CHUYÊN BẮC GIANG LẦN 2
Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ
mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.
Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể
vượt qua bất kỳ rào cản nào.
Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người
chạy cuối cùng.
Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến
thắng.
(Nguồn: />Cuộc sống theo bạn là đường chạy nào? Viết một bài văn (khoảng 600 từ) chia
sẻ về điều đó.
Cuộc sống theo bạn là đường chạy nào? Viết một bài văn
(khoảng 600 từ) chia sẻ về điều đó.
1

Giải thích:
- Đường chạy marathon dài vô tận: đường chạy dài, đòi hỏi con
người phải trường sức, giữ sức, bền bỉ, không bỏ cuộc, cố gắng về tới
đích.
- Đường chạy vượt rào: trên đường chạy có những rào chắn, đòi hỏi
sức bật để vượt qua. Có vượt qua được những rào cản mới về được
đến đích.
- Đường chạy nước rút: đoạn chạy cuối trên một đường đua, phải tốc
lực để về đích sớm nhất có thể, nếu không cải thiện về tốc độ thì sẽ bị
tụt lại sau và trở thành người về đích cuối cùng.
- Đường chạy tiếp sức: có những con đường dài, một mình không đủ
sức vượt qua nổi, nên sẽ có những người đảm nhận vị trí của từng
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


2

3

đoạn, tiếp nối, tiếp sức cho nhau để nhanh chóng về đích, giành được
chiến thắng.
=> Cách nói hình ảnh, có ý nghĩa biểu tượng: nói về con đường đời
với những tính chất và yêu cầu, đòi hỏi khác nhau, song có một điểm
chung là con người luôn phải cố gắng nỗ lực hết sức, bằng khả năng
của bản thân và kết nối với mọi người, để chúng ta đến được một cái
đích, đạt được một mục tiêu nào đó đã đặt ra.
Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Có thể khẳng định: đường đời của chúng ta không thể chỉ là một
trong những con đường trên mà phải là sự tổng hợp linh hoạt của cả
bốn con đường, tùy từng chặng, từng giai đoạn khác nhau của cuộc

đời.
- Dù ở chặng nào, điều quan trọng và cần thiết để chúng ta vượt qua
và chiến thắng là:
+ Sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
+ Sự đoàn kết, chung sức, hợp lực với những người khác
- Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng là những đường
chạy, những cuộc đua, những cái đích hữu hạn, hữu hình. Nhưng
cuộc sống luôn đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng bền bỉ để có những cuộc
"về đích" thật ngoạn mục.
- Phê phán:
+ Những người không nỗ lực, cố gắng trên hành trình sống…
+ Những người dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…
Bài học nhận thức và hành động:
- Từ nhận thức đúng đắn về đường đời và điều kiện, sức mạnh để đến
đích, mỗi người xác định được ý thức và hành động để mỗi chặng
đường đời của mình đều có thể gặt hái nhiều thành công, sự sống
nhiều giá trị và ý nghĩa…

CHUYÊN HẢI DƯƠNG
Trong một bài tổng hợp có nhan đề “Những nghịch lí trong thời đại chúng ta” nghịch
lý số 10 được phát hiện “Chúng ta có thể bay lên mặt trăng rồi bay trở về trái đất
nhưng chúng ta lại ngại bước qua con phố để rẽ vào nhà hàng xóm”.
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về nghịch lí nói trên?
1
Chúng ta có thể bay lên mặt trăng rồi bay trở về trái đất nhưng chúng
ta lại ngại bước qua con phố để rẽ vào nhà hàng xóm”.
1.1 Giải thích:
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !



- "Mặt trăng": nơi xa xôi, còn nhiều xa lạ
"Bay lên mặt trăng rồi lại bay về trái đất" là cuộc du ngoạn vượt không
gian, đầy tính phiêu lưu, mạo hiểm, cần nhiều thời gian, công sức và sự
dũng cảm -> ẩn dụ cho ham thích chinh phục cái mới lạ.
- Ngại: tâm lí rụt rè, né tránh
- "Con phố", "nhà hàng xóm": những thứ gần gũi, bình dị, ở ngay bên
cạnh ta. "Bước qua con phố để rẽ vào nhà hàng xóm”: hành động tuy nhỏ
nhưng thể hiện sự quan tâm, yêu thương.
=> Câu nói thiết lập mối quan hệ tương phản: chúng ta đầu tư mọi thứ để
thực hiện được những chuyến đi dài, bay cao, bay xa nhưng những điều
giản dị bên cạnh, hiện hữu hàng ngày trong cuộc sống thì vô tình chúng ta
lại lãng quên. Hai từ “có thể” và “ngại” hoàn toàn nằm trong tâm lí của
chúng ta. Chúng ta có thể điều chỉnh suy nghĩ nhưng chúng ta không làm.
=> Câu nói đề cập đến một vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện nay:
Nhiều khi người ta mải mê theo đuổi những thứ lớn lao, vĩ đại, thậm chí là
xa hoa, phù phiếm mà quên mất hạnh phúc đến từ những điều giản dị
xung quanh. Qua đó, nhắc nhở chúng ta: hạnh phúc ở ngay bên cạnh ta,
hãy biết trân trọng, giữ gìn.
1.2 Phân tích, chứng minh, bình luận:
a. Tại sao lại tồn tại hiện tượng ấy?
- Chúng ta luôn mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp, mới mẻ.
Chúng ta thích khám phá, chinh phục. Chúng ta cho rằng hạnh phúc phải
là những thứ lớn lao, kì vĩ.
Ví dụ: Amstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Galile bay vòng
quanh trái đất.
- Cuộc sống bộn bề với nhiều mối quan tâm nên chúng ta không có thời
gian để cảm nhận những điều giản dị, nhỏ bé bên cạnh mình hoặc không
nhận ra giá trị của những điều nhỏ bé ấy.
b. Hạnh phúc ở ngay bên cạnh ta, hãy trân trọng những điều bé nhỏ,
bình dị:

- Chúng ta có thể một mình chinh phục những điều mới lạ, những vùng
đất xa xôi nhưng ai cũng có cội nguồn, chúng ta ra đi và rồi sẽ phải trở
lại.
- Những điều nhỏ bé, bình dị đã ở bên ta bấy lâu vẫn sẽ ở bên ta, nhất là
khi chúng ta cần một điểm tựa để trở về.
- Trân trọng những gì nhỏ bé, gần gũi nhất chính là ta đang nâng niu từng
giá trị cuộc sống.
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


+ Không có gì tồn tại hiển nhiên trên đời mà không có giá trị.
+ Bất kì một người nào, một mối quan hệ nào cũng có thể dạy cho ta
những bài học lớn.
+ Những điều nhỏ bé như bước sang nhà hàng xóm thể hiện sự quan tâm,
sẻ chia, gắn bó. Khi biết nâng niu những gì đơn giản đời thường nhất, sẽ
tích lũy được những thứ to lớn hơn.
- Chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc và "giàu có" khi biết trân quý hững hạnh
phúc đời thường. Ngược lại, nếu không biết trân trọng những điều nhỏ bé,
bình dị ấy thì sẽ không có nền tảng vững chắc để vươn tới thành công.
- Mở rộng: Trân quý những điều nhỏ bé nhất không có nghĩa là không
nuôi ước mơ lớn.
1.3 Bài học hành động và liên hệ bản thân:
- Hãy biết ngoặt sang ngõ để bước sang nhà hàng xóm, nhưng vẫn nuôi
ước mơ chinh phục những đỉnh cao.
CHUYÊN HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ
Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất những giá trị thực?
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
1
Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất những giá trị thực?
1

Giải thích: (0,5 điểm)
- Sống ảo:
+ Là sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại của bản thân,
hoặc cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong
mắt người khác mà cuộc sống đó khác xa so với sự thực. Sống ảo
thường thể hiện rõ nhất trên các mạng xã hội như facebook,
instagram, twitter,…
+ Đây là hiện tượng phổ biến đang diễn ra trong xã hội hiện nay đặc
biệt là ở giới trẻ.
- Giá trị thực: không chỉ là sự thật về mỗi người trong cuộc sống
thường ngày mà cần hiểu sâu rộng hơn là những giá trị tinh thần tốt
đẹp và những chuẩn mực đạo đức của xã hội.
- Ý kiến trên đã đặt ra nguy cơ của một căn bệnh xã hội, khiến ta phải
suy ngẫm.
2
Phân tích, chứng minh, bình luận: (2,0 điểm)
Vì sao nói sống ảo đang có nguy cơ đánh mất những giá trị thực?
Bởi:
- Hiện tượng sống ảo đang diễn ra tràn lan, dưới nhiều hình thức:
+ Kết bạn, nhắn tin, nói chuyện hàng giờ với những người xa lạ, yêu
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


3

đương qua mạng.
+ Lạm dụng mạng xã hội để khoe khoang những thứ không có thực
về bản thân.
+ Đăng nội dung không lành mạnh nhằm gây sự chú ý.
+ Thường xuyên dùng những lời nói hoa mĩ để thể hiện mình, tỏ ra

văn minh, nhân ái, kiểu“anh hùng bàn phím".
- Nó để lại những hậu quả nghiêm trọng:
+ Tạo ra một thế hệ ảo tưởng, thích khoe khoang, dối trá, ưa nịnh nọt,
chỉ cố tô vẽ cho hình ảnh của bản thân mà thờ ơ, ít quan tâm đến tình
hình thực tiễn của đất nước.
+ Khi bước ra thế giới thật, họ sẽ cảm thấy lạ lẫm, không xác định
được hướng đi của mình, không thích nghi được.
+ Làm phân tán quỹ thời gian, ảnh hưởng tới học tập và lao động
cũng như khiến các mối quan hệ gia đình, xã hội ngoài đời thực ngày
càng lỏng lẻo, dễ rạn nứt.
+ Dễ bị "sốc", trầm cảm khi phải đối mặt với phản ứng tiêu cực của
dư luận.
- Nguyên nhân:
+ Xuất phát từ tâm lí thích thể hiện, thích được chú ý, được nổi tiếng
nên nhiều bạn trẻ ra sức "câu like" [like: một nút tương tác trên các
mạng xã hội].
+ Sự phát triển chóng mặt của các mạng xã hội với nút "like" có khả
năng gây "nghiện".
=> Sống ảo có thể coi là 1 căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng
không nhỏ tới sức khỏe, tinh thần và nhân cách của giới trẻ, cần phải
lên án, đấu tranh để loại bỏ.
- Giải pháp:
+ Giảm bớt thời gian tham gia vào các mạng xã hội.
+ Nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân và hiện thực cuộc sống,
không a dua.
+ Tích cực học tập, lao động, tham gia các hoạt động xã hội và giải
trí bên ngoài.
+ Dành thời gian cho gia đình, bạn bè,... những mối quan hệ thực
trong cuộc sống.
Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)

- Nhận thức: Sống ảo đang có nguy cơ làm mất đi những giá trị thực.
Mỗi người cần có lối sống lành mạnh, không phụ thuộc mạng xã hộ

>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


bởi mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, nếu biết cách sử dụng
thì nó vô cùng hữu ích, ngược lại, nếu quá ham mê nó sẽ là con dao
giết chết tâm hồn bạn.
- Hành động: Thực hiện các giải pháp như trên, đồng thời lên án
mạnh mẽ các hiện tượng sống ảo, góp phần bài trừ, loại bỏ nó.
CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NGHỆ AN
Một bài báo về tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay như
sau:
Thực tế thất nghiệp đã mở ra làn sóng liên thông “ngược” khi thạc sĩ, cử nhân đổ xô
đi học trung cấp để kiếm việc làm…
(Thạc sĩ, cử nhân trung cấp: Đi “lùi” tìm giá trị thực, ngày
26/4/2014)
Hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng này.
1
Thực tế thất nghiệp đã mở ra làn sóng liên thông “ngược” khi thạc sĩ,
cử nhân đổ xô đi học trung cấp để kiếm việc làm…
1.1 Giải thích:
- Thất nghiệp: không có việc làm để tự nuôi sống được bản thân.
- Liên thông ngược: trái với quy luật tự nhiên, tất yếu. Quy luật bình
thường là học từ thấp đến cao, nhưng liên thông ngược lại là những người
đã tốt nghiệp thạc sĩ, cử nhân đi học lại trung cấp để có việc làm.
=> Ý kiến đề cập đến một vấn đề nóng hổi, đáng suy ngẫm trong xã hội
hiện nay, khi lượng thất nghiệp có bằng cấp ngày càng nhiều.
1.2 Phân tích, chứng minh, bình luận:

a. Thực trạng thất nghiệp của thạc sĩ, cử nhân:
- Mỗi năm, cả nước có lượng sinh viên khổng lồ ra trường, không biết đi
về đâu, tuyển dụng vào công ty nào, nắm giữ chức vụ nào, nhiều người
học vì yêu cầu của gia đình, học vì có người làm trong ngành nên ra
trường không có say mê, hứng thú làm việc, lại đi học cái khác.
- Theo thống kê, đến năm 2020, số lượng cử nhân, thạc sĩ ngành Sư phạm
thất nghiệp lên đến 70.000 người. Nếu tính tất cả các ngành, nghề, con số
sẽ khổng lồ nhường nào?
- Thủ khoa, tốt nghiệp xuất sắc ra trường cũng chỉ dạy hợp đồng.
- Trong tình hình nước ta ra nhập TPP, lao động từ nước ngoài vào ngày
càng nhiều, người trong nước không có năng lực sẽ ngày càng có nguy cơ
thất nghiệp tăng cao.
b. Nguyên nhân:
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


- Mở trường đại học một cách ồ ạt mà không quản lí được chất lượng đào
tạo dẫn đến đầu ra không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bên cạnh
đó, có quá nhiều trường thuộc cùng một ngành nghề đào tạo, trong khi
cung vượt quá cầu, dẫn đến thất nghiệp là điều tất yếu.
- Đào tạo đại học Việt Nam theo hình ống, nghĩa là vào bao nhiêu ra bấy
nhiêu, khác với nước ngoài theo hình phễu, người ta cần chất lượng hơn
số lượng. Vì thế, tuyển sinh thì nhiều mà ra trường có việc thì ít.
- Học không đi đôi với hành, đa số học trong trường là lý thuyết, khi đi
làm va chạm thực tế, doanh nghiệp lại phải đào tạo lại, mất thời gian, phí
đào tạo, thay vào đó chọn người có tay nghề rồi sẽ đơn giản hơn nhiều.
- Sinh viên trong quá trình học đại học chểnh mảng, không tích lũy được
kiến thức. Ra trường cầm tấm bằng đại học trên tay lại không muốn chọn
một công việc xuất phát bình thường, chỉ muốn ngồi vào vị trí cao ngay từ
đầu nên bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.

c. Hậu quả:
- Nhân tài thực sự không được trọng dụng, con ông cháu cha len lỏi vào
các ngành nghề, dẫn đến phát triển cục bộ, không đồng đều.
- Kinh tế đất nước suy thoái, lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
- Người ra trường trước không có việc làm dẫn đến một làn sóng, để lại dư
âm nặng nề cho thế hệ sau. Con số thất nghiệp ngày càng tăng theo cấp số
nhân.
- Làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội, tệ nạn xã hội gia tăng.
d. Giải pháp:
- Đào tạo đại học phải lấy mục tiêu chất lượng làm đầu.
- Ngừng cấp phép tuyển sinh, đào tạo đối với các trường không đạt yêu
cầu về chất lượng.
- Có những chính sách ưu tiên cho những người thực sự có năng lực,
không để tình trạng chảy máu chất xám xảy ra.
- Giáo dục hướng nghiệp hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh THPT
để có con đường đúng đắn, không để những năm tháng sinh viên trở nên
hoài phí.
1.3 Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về năng lực, sở thích, điều kiện
của bản thân và có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
- Có thái độ học tập nghiêm túc, không ngừng trau dồi kiến thức và các kĩ
năng mềm, học phải đi đôi với hành,...
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


CHUYÊN LÀO CAI
“Vào đêm thứ Sáu vừa qua,… Các ngươi đã nhầm ”.
Viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/ chị về lời tâm sự trên.

1 Giải thích nội dung đoạn trích:
- Đoạn trích là lời tâm sự của một người đàn ông vừa mất đi những người thân
yêu nhất:
+ Hoàn cảnh nhân vật: “Vào đêm thứ Sáu…mẹ của con trai ta”
+ Tâm trạng của nhân vật: đau đớn đến tận cùng nhưng vẫn kìm nén và thể hiện
lòng vị tha: "không bao giờ căm thù", "không quan tâm, không muốn biết ai là
người đã giết vợ ta – những kẻ linh hồn đã chết", "không bao giờ cho phép mình
ghét bỏ các ngươi"; "không đáp lại bằng sự giận dữ ngu ngốc"...
+ Lí do: Anh nhìn thấu ý đồ xấu xa, đen tối của kẻ thù là muốn anh nghi ngờ
đồng bào, có hành động phản kháng để chúng lấy cớ châm ngòi cho một cuộc
chiến tranh. Anh không muốn mình trở thành một kẻ sát nhân không để đối
phương đạt được mục đích, chấp nhận nén nỗi đau cá nhân để bảo vệ nền độc lập
của đất nước mình.
=> Tâm sự của người đàn ông đã khiến chúng ta phải suy ngẫm về lòng vị tha
trong cuộc sống.
2 Nghị luận về lòng vị tha:
a Khái niệm:
- Lòng vị tha là sự bao dung, sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm mà người khác đem lại cho
mình và người thân của mình.
b Phân tích, bàn luận về lòng vị tha trong cuộc sống:
- Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng sẽ từng có lúc phải gánh chịu những chuyện
không may do người khác gây ra. Có người sẽ tức giận tìm cách trả thù một cách
điên cuồng, mù quáng, song sự bình tĩnh, tỉnh táo, suy xét kĩ lưỡng vấn đề và học
cách tha thứ là điều nên làm hơn cả.
- Ý nghĩa tác dụng của lòng vị tha:
+ Giúp xóa bỏ hận thù.
+ Kiềm chế được tức giận, kìm hãm được những hành động sai trái khi mất đi sự
kiểm soát của lý trí.
+ Giúp tâm hồn con người thanh thản, nhẹ nhàng, cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Có thể cảm hóa được đối phương.

- Biểu hiện của lòng vị tha: không có những lời lẽ sỉ nhục đối phương, không tìm
cách trả thù, gây hại đối phương, sẵn sàng giúp đỡ người đã từng hại mình khi
gặp hoàn cảnh khó khăn...
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


- Trái ngược với lòng vị tha là sự hận thù, nó làm cuộc sống của chính chúng ta
trở nên căng thẳng, mệt mỏi trước nhất, có thể đưa ta đến những con đường tội
lỗi. Vì vậy, cần hóa giải sự hận thù.
3 Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức: Lòng vị tha là phẩm chất cần có ở mỗi con người, là biểu hiện của
tính người và tình người.
- Hành động: Bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt để suy xét vấn đề; dùng tình yêu
thương, vị tha để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
NGUYỄN HUỆ LẦN 1
Câu 1. (3,0 điểm)
Coi trọng tình nghĩa nên cha ông ta quan niệm: “Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí
không bằng một tí cái tình” (Tục ngữ).
Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ
quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).
1

1

2

“Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng
bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy
đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên

kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Giải thích: (0,5 điểm)
- “hoà”: khoan hoà, hoà thuận, hoà hoãn; không tranh chấp, không
xích mích.
- “lí”: lẽ phải, lí lẽ; nguyên tắc ứng xử giữa người với người được
xác định từ truyền thống, phong tục, đặc biệt là được quy định bằng
hệ thống pháp luật nhất định.
- “tình”: tình cảm, tình nghĩa giữa người với người trong cuộc sống.
- Ý chung cả hai quan niệm: coi trọng vai trò của tình nghĩa, sự hoà
thuận trong đời sống.
Bàn luận: (2,0 điểm)
- Mặt tích cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà
thuận (1,0đ):
+ Tạo nên môi trường sống hoà thuận, giàu tình cảm, tình nghĩa, thân
thiện giữa người với người.
+ Tạo nên những quan hệ tốt đẹp, bền vững...
- Mặt tiêu cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà

>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


thuận (1,0đ):
+ Dễ khiến con người trở nên nhu nhược...
+ Dễ dẫn đến việc vi phạm các quy định của pháp luật.
(Thí sinh cần lấy dẫn chứng minh hoạ cho các ý trong quá trình bàn
luận)
3
Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)
- Từ nhận thức về mặt tích cực và hạn chế của lối sống coi trọng tình

nghĩa và sự hoà thuận của cha ông, thí sinh cần bày tỏ quan điểm
sống của chính mình và đề ra được phương hướng để thực hiện quan
điểm sống ấy.
- Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sống của mình nhưng cần có
thái độ chân thành, đúng mực.
NGUYỄN HUỆ HÀ NỘI LẦN 2
Chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc chết người nhưng cá tính lại là “muối ăn” trong
cuộc sống thường ngày.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phát biểu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
trên.
Chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc chết người nhưng cá tính lại là “muối
ăn” trong cuộc sống thường ngày.
1 Giải thích:
- Chủ nghĩa cá nhân là quan niệm sống vị kỉ, đề cao thái quá cá nhân, chỉ
biết có mình và vì mình….
- Cá tính là tính cách riêng của mỗi người, làm nên bản sắc riêng của mỗi cá
nhân, là cơ sơ để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác…
=> Ý nghĩa chung của ý kiến là đề cao cá tính, phê phán lối sống cá nhân vị
kỉ.
2 Bàn luận:
- Chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc chết người vì nó khiến cá nhân sống ích
kỉ, xa rời cộng đồng, trở thành” kẻ thừa” đối với những người còn lại; sống
theo chủ nghĩa cá nhân sẽ khiến cho con người trở nên đơn độc, yếu đuối;
chủ nghĩa cá nhân sẽ khiến cho cộng đồng mất đi sự đoàn kết, đẩy lùi sự
phát triển…
- Cá tính là muối ăn vì nó là thứ gia vị cần thiết để cho “bữa tiệc” cuộc đời
của mỗi cá nhân thêm đậm đà sâu sắc; sống không có cá tính sẽ khiến đời
sống của mỗi cá nhân nhàm chán; cá tính tạo nên bản sắc riêng của mỗi cá
nhân, là điều kiện cơ bản để cá nhân tỏa sáng; cá tính góp phần làm phong
phú đời sống chung…

>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


- Phê phán lối sống cá nhân, vị kỉ.
- Cần thấy vai trò của cá tính nhưng đủ tỉnh táo để nhận ra nó chỉ là thứ gia
vị, tránh lạm dụng.
- Trái Đất nóng lên.
- Mực nước biển dâng cao do tan băng.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên …
3 Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức được vai trò của cá tính cũng như hậu quả của lối sống cá nhân
vị kỉ.
- Từ đó xác định cho mình lối sống đúng đắn sao cho bản thân.
CHUYÊN NGUYỄN HUỆ LẦN 3
Đêm thứ 6 ngày 13/11, vụ tấn công đẫm máu đồng loạt xảy ra tại nhiều điểm của thủ
đô Paris - Pháp đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và làm hàng trăm người
khác bị thương, đồng thời khiến hàng nghìn du khách và dân thường bị mắc kẹt trong
thành phố. … Bất chấp lệnh giới nghiêm, người dân Paris đã sử dụng hashtag
#PorteOuverte (cửa mở đấy) để cung cấp nơi trú ẩn cho những du khách đang mắc
kẹt trong thành phố. Hành động này của người dân Paris được các du khách trên thế
giới gọi là “Tình người trong cơn hoạn nạn”…
(Nguồn: baodatviet.vn)
Sau trận động đất sảy ra ở đảo Kyushu, Nhật Bản hôm 16/4 làm hàng chục người
chết, 200.000 người mất nhà cửa, một số nhà hàng, công ty Trung Quốc tìm cách
kiếm lời dựa trên tâm lý chống Nhật, theo Apple Daily.
Một công ty chuyên cung cấp sản phẩm bảo mật ở miền tây Trung Quốc dùng mạng
xã hội Weibo treo quảng cáo giảm giá “ăn mừng động đất ở Nhật Bản”…. Một nhà
hàng ở Trung Quốc còn treo biển “Nhiệt liệt chúc mừng động đất ở Nhật Bản. Tối
nay ai ghé cửa hàng sẽ được một thùng bia miễn phí…”

(Nguồn: vnexpress.net)
Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về
hai sự việc trên, từ đó rút ra bài học về cách hành xử của con người với nhau trong
hoạn nạn.
Cách hành xử của con người với nhau trong hoạn nạn.
1 Đánh giá chung về những cách hành xử trước những bất hạnh của con
người:
- Vụ khủng bố ở Paris là do nhóm hồi giáo cực đoan gây nên, vụ động đất
tại Nhật Bản là thiên tai do tự nhiên gây nên, tất cả đều dẫn đến những mất
mát vô cùng lớn cả về vật chất lẫn tinh thần.
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


2
a

b

3

- Trước những bất hạnh ấy, con người có những cách hành xử khác nhau.
Có cách hành xử đúng, có cách hành xử sai. Và những cách hành xử ấy tạo
nên cho mọi người những suy nghĩ về những việc nên và không nên làm
khi người khác gặp hoạn nạn.
Bình luận về hai sự việc:
Cách hành xử của người dân Paris sau vụ khủng bố ngày 13/11:
Bất chấp lệnh giới nghiêm, họ vẫn mở cửa để đón những người mà họ
không hề quen biết. Đó là một hành động cao đẹp, đáng ca ngợi và ngưỡng
mộ vì:
- Việc làm của họ ẩn chứa nguy hiểm, song họ vẫn chọn mở cửa vì họ coi

trọng tình người, sự sẻ chia, giúp đỡ hơn là nỗi lo sợ.
- Đối với những du khách, hành động đó là sự giúp đỡ kịp thời, là nguồn
động viên to lớn, tiếp cho họ niềm tin yêu cuộc sống ngay trong lúc tối tăm
nhất.
- Đối với bọn khủng bố, hành động của người dân Paris làm thất bại âm
mưu gây hoang mang của chúng. Chứng tỏ nhân loại tiến bộ trên thế giới
không sợ chúng mà ngược lại, họ càng xích lại gần nhau hơn, yêu thương
nhau hơn.
- Và với hành động này, nước Pháp đã có thêm thật nhiều bạn bè, có thêm
sự yêu quí và ngưỡng mộ.
Cách hành xử của một bộ phận nhỏ người dân Trung Quốc sau vụ
động đất tại Nhật Bản:
- Một bộ phận nhỏ người dân Trung Quốc “ăn mừng” trên nỗi đau của
người Nhật là một hành động tàn nhẫn, đáng bị lên án.
- Hành động này có thể xuất phát từ mối hận thù của người Trung Quốc
đối với người Nhật do chiến tranh. Song những điều đó đã thuộc về quá
khứ, chiến tranh đã qua đi, không nên mãi giữ hận thù.
- Họ chỉ là một bộ phận nhỏ người Trung Quốc nhưng đã tạo ra cái nhìn
thiếu thiện cảm của dư luận đối với người Trung Quốc nói chung, làm tăng
thêm mối hận thù giữa hai nước Nhật – Trung.
Bài học nhận thức và hành động:
- Dù với lý do gì cũng không bao giờ nên “ăn mừng” trước nỗi đau của
người khác.
- Những hận thù trong quá khứ nên hóa giải để hướng tới một tương lai
hòa bình và phát triển.
- Trong cuộc sống cần biết bao dung độ lượng, biết yêu thương, sẻ chia để
thêm bạn bớt thù.

>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !



QUANG TRUNG BÌNH PHƯỚC
Sau khi phá kỷ lục SEA Games ở cự ly 200 tự do với thành tích 1 phút 59 giây
27, kinh ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã khóc và nói: “Tôi khóc không phải vì giành
huy chương Vàng và phá kỷ lục SEA Games mà vì trong lúc thi đấu đã mắc phải số
lỗi. Tôi không hài long khi bản thân lại có sai lầm như vậy”.
Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của
mình về ý nghĩa của lời chia sẻ trên.
1.1 Giải thích:
- Ánh Viên - người phá kỷ lục bơi tại SEA Games 28 ở cự ly 200 tự do
với thành tích 1 phút 59 giây 27 khóc "vì trong lúc thi đấu đã mắc phải số
lỗi". Cô "không hài lòng khi bản thân lại có sai lầm như vậy” -> không
thỏa mãn, ru ngủ mình trên chiến thắng mà thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm
của bản thân, luôn đặt ra yêu cầu nghiêm khắc với chính mình.
=> Vấn đề cần nghị luận: sự khiêm tốn và nghiêm khắc với chính mình.
1.2 Phân tích, chứng minh:
- Tại sao con người cần có thái độ khiêm tốn và nghiêm khắc với chính
mình?
+ Con người trong cuộc sống phải đối mặt với cả thắng và bại. Tự đánh
giá đúng bản thân sẽ giúp con người biết nỗ lực và có kế hoạch vươn lên
trong cuộc sống để đạt được thành công..
+ Đó là biểu hiện của người có lòng tự trọng,có ý chí phấn đấu.
[Lấy dẫn chứng minh họa]
- Nếu không tự đặt cho mình những yêu cầu cao hơn, mục tiêu cao hơn,
con người sẽ giậm chân tại chỗ, không thể tiến lên và trở nên thụt lùi với
thời đại.
- Tự đánh giá bản thân không phải là tìm ra khuyết điểm rồi chán nản, tự ti
mà phải nỗ lực hết mình để khắc phục nó. Tuy nhiên, cũng không nên đặt
ra những mục tiêu xa vời gây áp lực cho bản thân.
1.3 Bài học nhận thức và hành động:

- Mỗi người phải tự nhìn nhận đánh giá mình một cách khách quan. Đánh
giá để tiến bộ, nỗ lực vươn lên chính mình.
- Liên hệ bản thân.
CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ
Trong buổi lễ tổng kết năm học tại một ngôi trường Trung học phổ thông, có thầy
giáo đã chia sẻ:
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


“Các con thân mến, khi suy nghĩ về tổng kết năm học mà không thấy hối tiếc
một điều gì thì thầy cho rằng mình vẫn chưa.. tổng kết. Có những hối tiếc nhỏ như
đáng lẽ ra nếu chịu khó một chút thì bài kiểm tra thay vì điểm 4 sẽ thành điểm 5, điểm
6. Hối tiếc hơn là khi bài thầy cô giảng rất hay mà mình thì ngủ gục. Hối tiếc hơn nữa
là mình thì đã thiếu cố gắng trong cuộc sống làm cho cha mẹ không vui lòng.”
(“Nhiều một chút.. và chút ít…”. Trích theo báo Tuổi trẻ,
thứ năm- ngày 11/6/2015)
Từ lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ
suy nghĩ của mình về những điều đã từng hối tiếc trong cuộc sống.
1
Suy nghĩ về những điều đã từng hối tiếc trong cuộc sống.
1.1
Đặt vấn đề:
- Trích dẫn được ý kiến.
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: những điều em đã từng hối tiếc
trong cuộc sống.
1.2 Giải quyết vấn đề:
- Giải thích thế nào là hối tiếc? Hối tiếc là cảm giác của sự mất mát,
thất vọng hoặc không thỏa mãn. Nói chung, người sống trong cảm
giác hối tiếc thường nghĩ là họ đã có thể làm mọi việc tốt hơn. Như
vậy, sự hối tiếc phải xuất phát từ sự tự nhìn nhận, tự kiểm điểm bản

thân một cách nghiêm túc.
- Trình bày về những điều đã từng hối tiếc trong cuộc sống?
+ Nêu sự việc: xảy ra khi nào, ở đâu, với ai? hậu quả?
+ Tìm ra nguyên nhân?
+ Bài học rút ra từ sự việc đó?
- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
+ Tuy nhiên, không nên chìm đắm trong quá khứ, dằn vặt bản thân
bởi chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội và những điều tốt đẹp trong hiện tại, ảnh
hưởng tới tương lai.
+ Phê phán những người bảo thủ, sống hời hợt, không biết nhìn lại
mình, rút kinh nghiệm cho bản thân.
1.3 Kết thúc vấn đề:
- Không chỉ biết hối tiếc mà chúng ta cần phải hành động để khắc phục
những điều còn tồn tại, chưa làm tốt trong quá khứ.
CHUYÊN SƯ PHẠM LẦN 1
Khi nhận được câu hỏi quen thuộc “Tại sao bạn xứng đáng trở thành tân Hoa hậu
Thế giới 2015?”, người đẹp Indonesia đã tự tin trả lời rằng: “Vì chúng ta sinh ra
không phải để tồn tại, mà để tạo nên sự khác biệt”. (Theo nguồn Vietnamnet.vn)
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
1
Vì chúng ta sinh ra không phải để tồn tại, mà để tạo nên sự khác biệt”.
1.1 Giải thích:
- Trước câu hỏi :“Tại sao bạn xứng đáng trở thành tân Hoa hậu Thế giới
2015?”, nhiều người sẽ thường có câu trả lời quen thuộc, sáo mòn. Hoa hậu
Indonesia đã có một câu trả lời bất ngờ, thông minh và sâu sắc.
- Câu trả lời có hai vế.
+ Vế thứ nhất là một lời phủ định: “Chúng ta sinh ra không phải dê tồn tại”.

Khái niệm “tồn tại” chỉ sự hiện hữu của sự vật, con người. Nó nghiêng về
phần “con” trong con người, mang tính bản năng, không cần ý thức, rèn
giũa, phấn đấu...
+ Trong khi đó, vế thứ hai của câu nói là một lời khẳng định: “để tạo nên sự
khác biệt”. “Sự khác biệt” là một yêu cầu cao về nét riêng của con người để
tạo nên cá tính, nhân cách. Đấy là ý thức về phần “người”, hơn thế nữa là ý
thức sâu sắc về cá nhân con người. Hoa hậu là cá nhân nhưng cũng đại diện
cho dân tộc, “sự khác biệt” mà cô nói là vẻ đẹp hoàn hảo, riêng biệt và cũng
là bản sác của dân tộc mà cô đại diện.
=> Như vậy, câu nói của hoa hậu Indonesia khẳng định bản thân cô xứng
đáng với ngôi vị vì đã là “sự khác biệt” tích cực.
1.2 Phân tích, bàn luận:
- Đây là một câu nói hay, sâu sắc, không chỉ thể hiện tài ứng đối mà còn có
tầm nhìn triết học.
- Bản thân mỗi người khi sinh ra đã là một cá thể độc đáo, không lặp lại:
Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử [Eptusenko]
Tuy nhiên đó chỉ là sự biệt tự nhiên, có tính bản năng.
- Khi có ý thức sống để tạo nên sự khác biệt, người ta sẽ đòi hỏi cao hơn ở
mình. Muốn trở nên khác biệt theo nghĩa tích cực, cần để lại dấu ấn bằng tài
năng/ khả năng, nhiệt huyết, trách nhiệm, ý thức muốn cống hiến cho đời.
Khi đó, dù bạn là ai bạn cũng có thể đóng góp cho cuộc sống và tạo nên sự
khác biệt. Khi đó, bạn sẽ vừa khiêm nhường, biết giới hạn, vừa tự tin bước
qua giới hạn của bản thân mình.
- Sự khác biệt thể hiện trong cảm xúc, tư duy, quan niệm, lời nói, hành
động; trong những biểu hiện hàng ngày và khi đối mặt với những thử thách,
khó khăn trong cuộc sống. Ban đầu có thể là bản tính trời cho nhưng sau đó,
người ta phải có ý thức rèn giũa bản thân để hoàn thiện, khẳng định mình.
- Không ít người, thực tế chỉ "tồn tại" mà không được "sống". Đó là khi họ
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !



sống một cách mờ nhạt, ỷ lại, thiếu sinh khí. Họ thụ động, hèn nhát, luôn cố
khuôn mình theo những khuôn mẫu chung, vì thế không ai nhận ra bản sắc
của họ.
- Cần phân biệt "khác biệt" với dị biệt, lập dị. Người lập dị là kẻ khác người
nhưng chưa có được nhận thức, ứng xử có tầm hiểu biết nên dễ thành lạc
lõng, khác thường. "Sự khác biệt" vẫn cần có "mẫu số chung", có sự "bình
thường".
1.3 Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức: Phải "sống" chứ không phải "tồn tại". Sống phải tạo nên sự
khác biệt tích cực, để khẳng định mình và cống hiến cho xã hội.
- Hành động: Rèn luyện, tu dưỡng, tự gọt giũa mình để ngày càng hoàn
thiện hơn cả về tài và đức.
CHUYÊN SƯ PHẠM LẦN 2
“Ngày xưa, bên sườn của một quả núi lớn có một tổ chim đại bàng. Một trận động
đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào
trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyên ấp quả trứng lớn ấy. Ngày kia,
trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp nhưng buồn thay, chú chim nhỏ được nuôi
lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không
hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà nó đang sổng nhưng tâm hồn nó
vẫn khao khát một điều gì đó lớn lao hơn. Một ngày kia, trong khi đang chơi đùa
trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thây những chủ chim đại bàng đang sải cánh bay
cao.
- Ồ! Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó!
Bầy gà cười ầm lên:
- Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết
bay cao. Việc đó tái diễn vài lần, mỗi lần đại bàng nói ra ước mơ của mình, bầy gà
lại bảo nó điều đó không thể xảy ra. Đại bàng tin là thật, nó không mơ ước nữa và
tiếp tục sống như một con gà. Sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết”.

(Nguồn: Internet)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về những điều câu
chuyện trên gợi ra.
1
Câu chuyện về chú đại bàng sinh ra và lớn lên cùng đàn gà.
1.1 Giải thích ý nghĩa của câu chuyện:
- Đại bàng là loài vật biểu trưng cho sức mạnh. Chúng thuộc về trời
xanh, về những điều lớn lao, kỳ vĩ. Con đại bàng trong câu chuyện khi bị
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt: sinh ra và lớn lên giữa đàn gà đã không nhận
thức được mình là ai, khả năng của mình đến đâu. Từng có lúc ước ao
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


bay lên trời cao nhưng đại bàng đã nhanh chóng từ bỏ, ước mơ của nó dễ
dàng bị đè bẹp bởi lời nói của những con gà. Cuối cùng, đại bàng chấp
nhận một kết cục đáng buồn: sống và chết như những con gà nhỏ bé.
- Con người có thể bị “đồng hóa”, trở nên tầm thường, nhỏ bé đi trong
một môi trường sống không thuận lợi. Sở dĩ đại bàng sống và chết như
một con gà là bới nó không may phải sinh ra và lớn lên giữa một bầy gà.
Để có thể bay lên trời cao như chính đặc tính của loài mình, đại bàng cần
có một sự nỗ lực và bản lĩnh lớn ... Đáng tiếc con đại bàng trong câu
chuyện đã không có được điều đó. Nó không thể chiến thắng được hoàn
cảnh mà mình rơi vào.
=> Cần có niềm tin vào khả năng, sức mạnh của chính mình. Khi đó, bạn
mới có thể đạt được những ước mơ lớn lao, cao đẹp của mình.
1.2 Suy nghĩ, bàn luận về những điều câu chuyện gợi ra:
- Việc nhận thức đúng về khả năng của bản thân rất quan trọng.
- Điều cần thiết không kém khác là cần phải biết ước mơ, có hoài bão
khát khao những điều lớn lao, cao đẹp.
- Để đạt đến những thành công lớn cần nỗ lực, có bản lĩnh, vượt lên hoàn

cảnh, tin vào chính mình, không chịu ảnh hưởng quá nhiều từ những
người xung quanh.
- Trong xã hội hiện nay, ta dễ dàng bắt gặp những con người giống như
chú đại bàng trong câu chuyện: không đánh giá đúng năng lực của bản
thân, thiếu niềm tin vào chính mình, dễ dao dộng trước những tác động
bên ngoài, bằng lòng với cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo ... Câu
chuyện như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi chúng ta sống sao cho đẹp,
cho huy hoàng.
1.3 Liên hệ bản thân:
- Người viết nêu những tác động của câu chuyện đối với chính bản thân
mình. Có thể chia sẻ những chiêm nghiệm: đã nhận thức đúng về khả
năng của bản thân chưa, có đủ tự tin để thực hiện những ước mơ lớn
không ...
CHUYÊN SƯ PHẠM HÀ NỘI LẦN 3
“Nếu một người được gọi đến đế làm một người phu quét đường, hãy quét những con
đường như Mi-ken-lăng-giê-lô đã vẽ tranh, hãy quét những con đường như như Betthô-ven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như sểch-xpia đã làm thơ. Người
phu quét đường cần phải quét những con đường sạch đến độ tất cả các thiên thần
trên thiên đàng lân con người nơi trần gian sẽ phải dừng lại và nói rằng: “Đây là
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


người quét đường vĩ đại- người đã làm thật tốt công việc của mình ” (Mác-tin Lu-thơkinh, Bài học làm người)
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về công việc mà mình và những
người xung quanh đã và đang làm hiện nay bằng một bài văn khoảng 600 từ.
“Nếu một người được gọi đến đế làm một người phu quét đường, hãy quét
những con đường như Mi-ken-lăng-giê-lô đã vẽ tranh, hãy quét những con
đường như như Bet-thô-ven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường
như sểch-xpia đã làm thơ. Người phu quét đường cần phải quét những con
đường sạch đến độ tất cả các thiên thần trên thiên đàng lân con người nơi
trần gian sẽ phải dừng lại và nói rằng: “Đây là người quét đường vĩ đạingười đã làm thật tốt công việc của mình ” (Mác-tin Lu-thơ-kinh, Bài học

làm người)
1 Giải thích:
- Mượn cách nói giàu hình ảnh, mang tính khái quát, Mac-tin Lu-thơ-kinh đã
chia sẻ một quan niệm về cách nhìn nhận và đánh giá con người qua công
việc và cũng là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để đánh giá một con
người.
-Theo Lu-thơ-kinh, một người vĩ đại là người làm công việc hết sức bình
thường, thậm chí có thể bị coi là tàm thường, nhưng nếu làm công việc đó
một cách hoàn hảo đến mức có thể truyền cảm hứng sáng tạo cho người khác
thì vẫn xứng đáng được tôn vinh là người vĩ đại.
- Đó là một quan niệm đúng đắn và giàu tinh thần nhân văn.
2 Làm sáng tỏ:
- Thực tế đời sống đã minh chứng, những con người vĩ đại, không chỉ là
những danh nhân, thánh nhân, vĩ nhân- người đang làm những việc lớn lao,
cao cả mà còn là những con người nhỏ bé, bình thường, đang âm thầm, thậm
chí lam lũ, tần tảo làm nhũng công việc mình yêu thích, những việc được giao
phó, những việc cần làm một cách say mê, đầy tinh thần trách nhiệm, tận tâm,
tận lực, tận tình. Họ, với tinh thần làm việc, lao động như thế, đã, đang và sẽ
không chỉ thỏa mãn nhu cầu sống của bản thân, gia đình mà còn góp phần
hữu ích cho xã hội.
- Bản thân đã từng làm những công việc nào một cách say mê, trách nhiệm và
từ đó được mọi người khẳng định, ghi nhận?
- Khi làm việc một cách hời hợt, qua quýt, thiếu trách nhiệm, hậu quả gây ra
như thế nào? Thái độ, sự đánh giá của xã hội về bản thân ra sao?
3 Bàn luận:
- Khẳng định ý kiến của Mac-tin Lu-thơ-kinh là hoàn toàn đúng đắn.
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


- Phê phán:

+ Quan niệm đề cao giá trị con người qua nghề nghiệp, từ đó có thái độ
khinh/ trọng đầy bất công, thiếu văn hóa khi phân biệt đối xử giữa người lao
động chân tay; người lao động đơn giản,... với người lao động trí óc, lao động
trí thức,...
+ Chọn nghề chạy theo danh tiếng hão, vì danh, vì oai, chứ hoàn toàn không
phải mình có năng lực, mình yêu thích; làm công việc vì áp lực quyết định
của bố mẹ, gia đình; làm công việc nào đó, chỉ quan tâm đến thu nhập
cao/thấp;...
+ Làm việc với tâm lý uể oải, nặng nề, hời hợt vì không yêu thích, không hiểu
biết, vì không có lý tưởng nghề nghiệp rõ ràng,...
4 Bài học nhận thức và hành động:
- Điều chỉnh nhận thức lệch lạc, cực đoan về công việc trong tương lai; trân
trọng người lao động dù họ làm bất cứ công việc nào nếu có ích cho bản thân
và xã hội; trân trọng những thành quả lao động được tạo ra từ niềm dam mê,
tinh thần trách nhiệm của mọi người trong xã hội.
- Hiểu đúng đắn rằng, làm việc gì không quan trọng, quan trọng nhất là thái
độ, tinh thần trách nhiệm, mức độ hoàn thành công việc. Thước đo giá trị của
một con người là sản phẩm lao động kết tinh khả năng tài năng, tâm huyết,
niềm dam mê của người làm chứ không phải ở công việc, nghề nghiệp đang
làm được trọng dụng, hợp thời hay không
CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt
là giới trẻ hiện nay?
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề
trên.
1
Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con
người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay?
1.1 Mở bài:
- Lối sống thực dụng đang là vấn đề đáng báo động, lên án. Nó không chỉ

xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ giới trẻ mà còn trở thành một vấn đề
tiêu cực của nhiều đối tượng người trong xã hội hiện đại.
1.2 Thân bài:
a
Thế nào là lối sống thực dụng?
- Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo
những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gần với
sự ích ki, trục lợi. Lổi sống thực dụng là một căn bệnh nguy hiềm có thể
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


làm băng hoại đạo đức con người.
b
Phân tích, vẩn đề:
- Biểu hiện của lối sống thực dụng: sống buông thả, thờ ơ, hành xử thô
bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi trọng tiền bạc, xem nhẹ những giá trị
đạo đức, nhân cách, tâm hồn. Ví dụ: hiện tượng chọn nghề theo thị hiếu xã
hội mà không theo sở thích, khả năng của bản thân; bạo ỉực trong học
đường, sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân; bỏ bê học hành chơi
game, đua xe, đua đòi hưởng thụ, hưởng lạc quá mức,....
- Nguyên nhân của lối sống thực dụng: do ý thức của bản thân; do môi
trường giáo dục còn chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống;
do gia đình thiếu sát sao, quan tâm; do xã hội chưa tổ chức được những
hoạt động hữu ích thu hút giới trẻ,...
- Tác hại của lối sống thực dụng: Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con
người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc,
những lợi ích trực tiếp trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong
quan hệ giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng
quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống, họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô
cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ cái đúng, cái

tốt.
- Làm thế nào loại trừ được lối sống thực dụng?: Sống phải có khát vọng,
lí tưởng, có hoài bão, mục đích sống, động lực để phấn đấu. Nhất là tuổi
trẻ phải biết biến ước mơ thành hành động cụ thể, năng động, dám nghĩ,
dám làm, không uổng phí thời gian, loại bỏ lối sống ích kỉ, vượt qua cám
dỗ đời thường. Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn tới giáo
dục tạo động lực phấn đấu và thu hút, trọng dụng giới trẻ vào những việc
làm có ích.
c
Bài học nhận thức và hành động:
- Cần đấu tranh với bản thân loại trừ lối sống thực dụng.
- Có những hành động tích cực, chủ động để nắm bắt cơ hội, hướng tới
tương lai của chính mình. Hội nhập với cuộc sống hiện đại nhưng không
đánh mất những giá trị truyền thống tốt đẹp.
1.3 Kết bài:
- Khẳng định: Lối sống thực dụng cần lên án như một căn bệnh nguy hiểm
của đời sống xã hội.
CHUYÊN THÁI BÌNH
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


Tối hôm qua, cơ hội đến gõ cửa nhà tôi. Khi tôi chạy đi bấm chuông cảnh báo,
mở khóa bảo hiểm, lôi được cổng chống trộm ra thì nó chạy mất rồi.
Dựa vào ngụ ý của câu chuyện trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận với chủ
đề: Cơ hội với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay.
1
Cơ hội với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay.
1 Giải thích câu chuyện:
- Cơ hội: là khả năng mở ra những điều tốt đẹp; là thời cơ thuận lợi để
có thể làm một việc gì đó đạt được thành công cao, mang tính khách

quan, ngoài mong muốn của con người.
- Bấm chuông cảnh báo, mở khóa bảo hiểm, lôi cổng chống trộm: Sự đề
phòng, cảnh giác đến cao độ, phòng những rủi do và trường hợp bất trắc
xảy ra.
=> Ý nghĩa của cả câu chuyện: Sự đề phòng, cảnh giác và luôn muốn
được an toàn của con người sẽ đánh mất đi những cơ hội hiếm có đến
trong đời.
=> Vấn đề cần bàn luận: Cơ hội với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay.
2 Phân tích, bình luận:
* Tại sao tuổi trẻ cần nắm bắt cơ hội nhất?
- Cơ hội là thứ khách quan, ngoài mong muốn của con người đem lại
cho người sự thành công vượt mong đợi.
- Cơ hội thường gắn liền với tài năng, trí tuệ và sự may mắn.
- Tuổi trẻ là thế hệ nòng cốt trong công cuộc xấy dựng và bảo vệ đất
nước, là người nắm bắt nhanh nhạy nhiều thời cơ của thời cuộc.
- Tuổi trẻ phải biết nắm bắt cơ hội để có thể thực hiện được hoài bão, lý
tưởng của bản thân mình, đông thời có thể đi đến thành công một cách
ngắn nhất.
- Cơ hội không phải lúc nào cũng đến, nó rất hiếm khi xuất hiện và xuất
hiện một cách bất ngờ. Do đó, phải luôn là người chủ động nắm bắt cơ
hội một cách kịp thời.
- Cơ hội là một trong ba điều nếu để lỡ đi thì sẽ rất đáng tiếc trong cuộc
sống của mỗi con người.
* Thế hệ trẻ hiện nay khi đứng trước những cơ hội:
- Ngày nay, khi đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, rất
nhiều cơ hội học tập và việc làm được mở ra cho các bạn trẻ: các suất
học bổng du học nước ngoài, cơ hội được làm việc trong những công ty
nổi tiếng của trong và ngoài nước,… Nó đòi hỏi các bạn phải phát huy
được năng lực, tài năng và dốc lòng cống hiến những đam mê của mình.
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !



- Thực tế, có rất nhiều bạn trẻ đã nắm bắt được cơ hội để vươn mình đi
đến thành công, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội.
- Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ đánh mất cơ hội đến với mình, lý do:
+ Tự ti về kiến thức của bản thân, không dám làm và thử sức.
+ Luôn có suy nghĩ truyền thống muốn ổn định, muốn được bảo đảm
chắc chắn trước khi làm một việc nào đó được cho là cơ hội đang đến.
+ Giới trẻ mải chơi, thích chạy theo phong trào mà quên đi việc rèn
luyện tri thức bản thân, lười học hỏi tiếp thu, chỉ thu mình trong vỏ ốc
sẵn có hay ỉ lại vào sự sắp đặt của gia đình.
=> Đó là những tư tưởng cần lên án và loại bỏ.
* Cần làm gì để nắm bắt cơ hội kịp thời?
- Để cơ hội không vụt mất, các bạn trẻ cần không ngừng học hỏi, tu
dưỡng bản thân và nỗ lực không ngừng.
- Cần có lý tưởng, mục đích rõ ràng.
- Cần có niềm tin và sự chủ động, dám làm, dám đương đầu với thử
thách.
- Cần phải có tính kiên trì, nhẫn nại để chờ cơ hội.
3 Bài học nhận thức và hành động:
* Nhận thức:
- Trong cuộc đời, mỗi chúng ta có thể sẽ bắt gặp những cơ hội tốt. Phải
nhạy bén, sáng suốt nhận ra và nắm bắt lấy nó để gặt hái thành công,
hạnh phúc.
- Nếu quá đề cao cảnh giác, con người sẽ tự làm mất đi chính cơ hội
mình sẵn có. Xong cũng không nên liều lĩnh mà nắm bắt cơ hội phải dựa
trên năng lực, tiềm lực của bản thân.
- Cơ hội đến rất nhanh và ra đi cũng rất vội vì vậy cần phải là người chủ
động tìm kiếm cơ hội cho chính bản thân mình.
* Hành động:

- Không ngừng trau dồi tri thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức để có nhiều
cơ hội tốt và sẵn sàng đón nhận những cơ hội đó.
CHUYÊN VINH LẦN 1
Hãy tạo ra sự khác biệt!
Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của
mình về phương châm sống trên đây.
1

Viết bài văn nghi luận trình bày suy nghĩ về phương châm sống:

>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


1.1

1.2

1.3

Hãy tạo ra sự khác biệt!
Giải thích:
- Sự khác biệt được nói ở đây là những nét riêng đáng được khẳng định,
gắn với đời sống của cá thể trong xã hội.
- Ý kiến trên là một lời động viên, khích lệ, khuyến khích con người tạo
nên những điều khác biệt.
Phân tích, chứng minh, bàn luận:
- Sự khác biệt thể hiện ở chính kiến, ở cách suy nghĩ, ở lối sống, ở hành
động, ở cách ứng xử của bản thân đối với người khác, ở những sản
phẩm mà cá nhân tạo ra.
- Nếu không tạo ra sự khác biệt, con người sẽ bị hòa tan vào đám đông,

không có được bản sắc riêng của mình.
- Làm thế nào để tạo nên sự khác biệt?
+ Bằng nỗ lực của cá nhân thể hiện ở việc học tập, rèn luyện, ở định
hướng nghề nghiệp, làm nên những sản phẩm vật chất hay tinh thần
mang dấu ấn của cá tính.
+ Bằng bản lĩnh, sự tự tin, dám chấp nhận sự đánh giá của người khác
đối với những khác biệt của bản thân so với số đông.
- Có những sự khác biệt tích cực và cũng có những sự khác biệt tiêu
cực. Khác biệt tiêu cực là những sự kì dị, quái gỡ, xa lạ với văn hóa
truyền thống của dân tộc, cốt làm cho mình trở nên nổi bật giữa đám
đông. Mặt khác, đề cao sự khác biệt cũng không đồng nghĩa với việc cổ
động cho lối sống ích kỉ, hẹp hòi, chối bỏ trách nhiệm đối với cộng
đồng.
Bài học nhận thức và hành động:
- Cần tạo ra sự khác biệt tích cực trong cuộc sống bằng cách trau dồi
kiến thức, kĩ năng, kiên định lập trường và bản lĩnh.
Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức
thuyết phục.

CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH LẦN 2
Nghề nghiệp yêu thích và con đường đến với nó.
Anh (chị) hãy viết một bài văn khoảng 600 từ bàn về chủ đề này.
1 Viết bài văn nghị luận trình bàn về chủ đề: Nghề nghiệp yêu thích và con
đường đến với nó.
1.1 Giải thích:
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


1.2


1.3

- Nghề yêu thích ở đây được hiểu là nghề mà bản thân muốn có; nghề phù hợp
với sở trường, có thể đem lại sự thỏa mãn về tinh thần cho ta dù ta phải chấp
nhận một sự trả giá nào đó.
- Giữa nghề yêu thích và nghề “hot”, nghề thời thượng, nghề bắt buộc phải
làm có sự phân biệt (mặc dù trong một trường hợp cụ thể nào đó, chúng có thể
thống nhất với nhau).
Phân tích, bình luận vấn đề:
- Con đường đến với nghề nghiệp yêu thích không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn, ví dụ:
+ Có thể không tìm được tiếng nói chung với những người thân trên vấn đề này.
+ Không có đủ điều kiện để theo đuổi nghề yêu thích (do những yếu tố về
không gian, thời gian, tiềm lực kinh tế… tác động).
+ Sự thiếu kiên định của bản thân.
- Vậy phải làm gì để thực hiện tốt đẹp giấc mơ nghề nghiệp?
+ Phải phân tích sâu sắc sự yêu thích của mình đối với một nghề cụ thể: đây có
phải là lòng yêu thích thật sự, kết quả của thiên hướng tự nhiên hay chẳng qua
chỉ là sản phẩm của thói a dua theo số đông, theo “trào lưu”?
+ Cần tìm hiểu những đòi hỏi của nghề đối với phẩm chất và năng lực của
người làm nghề, từ đó, xây dựng kế hoạch cá nhân nhằm phấn đấu để đạt
nguyện vọng và có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc hành nghề.
+ Cần ý thức rằng, mục đích cuối cùng chưa phải là được làm đúng nghề mình
yêu thích mà là hoàn thiện bản thân, qua đó, phục vụ tốt nhất cho sự tiến bộ của
cả cộng đồng, xã hội.
Rút ra bài học cho bản thân:
- Cần có định hướng sớm và kiên định lập trường để có thể theo đuổi nghề
nghiệp yêu thích.

NGUYỄN QUANG DIỆU LẦN 1

Hãy bày tỏ quan điểm của anh /chị về ý kiến sau: Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi.
Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại.
1
Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội
và tận hưởng cuộc sống thực tại.
1 Giải thích ý kiến:
- "Máy tính" "điện thoại": là những thiết bị công nghệ hiện đại, giúp kết
nối con người với con người. Kết hợp với internet, nó tạo nên một cuộc
sống khác, một "thế giới khác", gọi là mạng xã hội - "mạng ảo" - "thế giới
>Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh tốt nhất !


×