Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thiết kế bộ lọc sóng hài thông thấp băng rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.71 KB, 27 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
-------------o0o-------------

Đề tài:

THIẾT KẾ BỘ LỌC SÓNG HÀI
THÔNG THẤP BĂNG RỘNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Duy Cƣơng
Học viên thực hiện: Trần Mạnh Hiếu

Thái Nguyên 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 Nền tảng
Các bộ chuyển đổi công suất theo đó nâng cao hiệu suất, hiệu quả và độ bền của
các quá trình sản xuất được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp. Ứng dụng của các bộ
biến đổi điện AC/DC và DC/AC được phát triển không ngừng từ sự ra đời của bộ
chỉnh lưu điều khiển Silic (Silicon Controlled Rectifiers - SCR) năm 1957. Tuy


nhiên, sự sử dụng rộng rãi của các bộ chỉnh lưu Diot/ Thyristor 1 pha và 3 pha cho
các nguồn điện DC, các bộ truyền động tốc độ điều chỉnh được (Adjustable Speed
Drives - ASD), các bộ lưu điện (Uninterruptible Power Supplies - UPS), và ứng dụng
cho hộ tiêu thụ và các thiết bị công nghiệp, mới diễn ra trong hai thập kỷ gần đây, và
ước tính 65% năng lượng điện công nghiệp đã sử dụng bởi các động cơ điện. Hộ sử
dụng chính trong công nghiệp ngày càng tăng lên, coi sự giảm năng lượng như một
chìa khóa để nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của họ. Vì các bộ dẫn động
điều tốc giảm mức năng lượng tiêu hao ( tiết kiệm từ 20 – 30% ) và giảm các mức
chất thải gây ô nhiễm tới môi trường trong khi năng suất tăng lên khiến sự phát triển
của chúng là tất yếu. Với các ứng dụng điều tốc, các bộ truyền động tốc độ điều khiển
được (ASD) được sử dụng rộng rãi cho các động cơ điện. Hiệu suất và chất lượng
chuyển động cao, mômen khởi động thấp là ưu điểm của các ASD.
Các ASD bao gồm bộ chuyển đổi AC/DC nối với bộ nghịch lưu DC/AC. Trong
tất cả các bộ chuyển đổi điện tử hiện đại nghịch lưu nguồn điện áp (Voltage Source
Inverter - VSI) sử dụng phương pháp điều chế độ rộng xung (Pulse Width
Modulation – PWM) là rất phổ biến. PWM – VSI bao gồm 6 khóa bán dẫn công suất
cùng với các Diot hồi tiếp mắc song song. Nó chuyển điện áp một chiều cố định
thành xoay chiều 3 pha với tần số và biên độ có thể điều khiển được. Trong các ứng
dụng bộ điều khiển động cơ xoay chiều, thiết bị chỉnh lưu biến đổi điện áp xoay chiều
3 pha thành điện áp một chiều được sử dụng rộng rãi. Bộ chỉnh lưu điện áp kết hợp
bộ lọc thụ động, VSI ghép nối nguồn một chiều với động cơ xoay chiều để điều khiển
tốc độ, vị trí, momen trục động cơ. Cấu trúc liên kết phía trước cho các ASD là bộ
chỉnh lưu 6 Diot hay Thyristor với các ưu điểm như hiệu suất cao, giá thành thấp,
chắc chắn và tin cậy. Cấu trúc chính của thiết bị PWM – VSI với một bộ chỉnh lưu
Diot phía trước được chỉ ra trong Hình 1.1.
Các bộ chỉnh lưu Diot và Thyristor kết nối lưới điện với tải và tạo ra các dòng
điện không sin từ nguồn cung cấp ngay cả khi lưới là nguồn điện áp hình sin. Các
dòng điện sóng hài này được đưa ra vào các hệ thống cung cấp và gây ô nhiễm lưới
điện, gây ra các vấn đề về chất lượng của nguồn điện. Sóng hài dòng điện đã đưa vào
gây ra sự biến dạng điện áp đường dây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

Hình 1.1: Cấu trúc chính của bộ chỉnh lưu cầu Diot
phía trước bộ truyền động xoay chiều.
Các sóng hài dòng điện được đưa vào lưới có thể tương tác với phạm vi rộng
của các thiết bị hệ thống điện, đáng chú ý nhất là các tụ điện, máy biến áp và các
động cơ gây ra, tổn hao phụ, quá nhiệt và quá tải. Chúng cũng có thể gây ra sự giao
thoa với các đường dây truyền thông và sai lệch trong việc đo công suất. Các sóng hài
dòng điện không những không thể sinh ra công suất thực tới tải mà còn gây ra sự
cộng hưởng hay khuếch đại không mong muốn trong hệ thống phân phối. Méo sóng
hài tổng (Total Harmonic Distortion – THD) là chỉ số được sử dụng phổ biến để đo
thành phần sóng hài từ sóng và có thể áp dụng đối với điện áp hay dòng điện. Méo
sóng hài tổng dòng điện được đưa ra bởi:
n

I
THDI =

n2

n

(1.1)

I1


In là dòng sóng hài hiệu dụng thành phần, I1 là thành phần dòng cơ bản.
Điện áp bị biến dạng thường gây ra trong sự cố hoặc sự đóng cắt của các tải tuyến
tính/ phi tuyến khác được nối tới cùng điểm của đầu nối chung (PCC) chỉ ra trong
Hình 1.2. Điểm nối chung là điểm mà ở đó các hộ tiêu thụ được nối cùng nhau và nó
được định nghĩa một cách nói chung như một điểm mà tại đó gồm các giới hạn sóng
hài sẽ được đánh giá. Từ phía khách hàng, nó là điểm mà ở đó hệ sử dụng cuối cùng
là năng lượng tiêu thụ và là nơi các hộ tiêu thụ khác được cung cấp với các dịch vụ
điện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

Hình 1.2: Định nghĩa điểm nối chung ( PCC).

1.2 Các kỹ thuật giảm nhẹ sóng hài
Các kỹ thuật này có thể được phân loại thành 5 loại.
1.

Bộ lọc thụ động

2.

Các hệ thống nhiều pha

3.


Các hệ thống bù sóng hài tích cực

4.

Các hệ thống lai

5.

Bộ chỉnh lưu PWM

Mục đích của các kỹ thuật này là làm cho dòng điện đầu vào có dạng sóng hình
sin sạch, giảm méo sóng hài tổng dòng điện THD. Trong các bộ lọc thụ động, dòng
chảy của các dòng điện sóng hài không mong muốn tới hệ thống điện có thể được
ngăn chặn bởi cách sử dụng của các trở kháng cao mắc để chặn chung hoặc bằng
cách chuyển hướng chúng tới đường dẫn điện trở thấp. Hai phương pháp này trình
bày khái niệm của các bộ lọc thụ động nối tiếp và bộ lọc thụ động song song, một
cách tương ứng.
Các bộ lọc thụ động nối tiếp có thể là dạng thuần cảm hoặc dạng LC. Bộ lọc
điện cảm phần xoay chiều AC và bộ lọc phần một chiều DC là hai bộ lọc dạng thuần
cảm. Các điện cảm phần xoay chiều tạo ra một cảm kháng lớn làm thay đổi đường đi
dòng điện được tạo bởi các sóng hài. Với mục đích thực hiện cực đại điện kháng đầu
vào trong khi làm cực tiểu điện áp rơi xoay chiều, giảm cả điện cảm phần xoay chiều
và điện kháng phần một chiều, giải pháp kết hợp được chỉ ra trong Hình 1.3. Điện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





5
kháng một chiều được đặt sau bộ chỉnh lưu Diot và trước tụ điện và nó được ký hiệu
giống với các điện cảm phần xoay chiều.

Hình 1.3: Lọc thụ động dựa trên điện cảm đường dây AC và
điện kháng đường dây DC.

Hình 1.4: Cấu hình bộ lọc thụ động nối tiếp ( SERISE)
Bộ lọc thụ động nối tiếp cộng hưởng, chỉ ra trong Hình 1.4, được nối nối tiếp
với tải. Bộ lọc bao gồm cuộn kháng và tụ điện mắc song song mà được cộng hưởng
để cung cấp điện kháng cao tại tần số sóng hài được chọn. Điện kháng cao do đó chặn
dòng chảy của dòng điện sóng hài chỉ tại tần số cộng hưởng. Tại tần số cơ bản, bộ lọc
được thiết kế để có điện kháng thấp, do đó cho phép tần số cơ bản đi qua. Với nhiều
sóng hài bị chặn, nhiều bộ lọc nối tiếp là cần thiết. Tuy nhiên, bộ lọc cộng hưởng nối
tiếp có thể gây tổn hao đáng kể tại tần số cơ bản. Ngược lại, bộ lọc thụ động song
song (Shunt) chỉ mang một phần của dòng điện mà bộ lọc nối tiếp phải mang. Bộ lọc
nối tiếp có giá cao hơn, và thực tế rằng các bộ lọc (Shunt) có thể cung cấp công suất
phản kháng tại tần số cơ bản, hầu hết phương pháp thực tế thường sử dụng bộ lọc
Shunt.

Hình 1.5: Cấu hình bộ lọc Shunt thông thường.
Bộ lọc Shunt có điện kháng rất thấp tại tần số mà ở đó nó bị cộng hưởng và nó
chuyển hướng hầu hết dòng điện sóng hài tại tần số đó. Hầu hết các dạng bộ lọc Sun
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6
thông thường là các bộ lọc cộng hưởng và bộ lọc thông cao đơn giản. Shunt thông

thường được chỉ ra trong Hình 1.5.
Không giống bộ lọc Shunt và bộ lọc nối tiếp có dải tần hẹp của sự khử sóng hài,
các bộ lọc dải tần rộng có một dải rộng hơn của đặc tính khử sóng hài. Các bộ lọc dải
rộng sử dụng sự kết hợp của hai kỹ thuật thụ động, với một điện kháng nối tiếp cao
để chặn các sóng hài dòng điện không mong muốn (từ dòng chảy thông qua lưới) và
một đường điện trở Shunt thấp để làm lệch hướng dòng chảy của chúng thông qua bộ
lọc Shunt. Chúng có thể có cấu trúc khác nhau, chỉ ra trong Hình 1.6. dạng Lc và
LLCL. Chúng được hiệu chỉnh tới tần số cắt thấp sao cho chỉ thành phần cơ bản sẽ
đi qua từ đầu vào đến đầu ra. Do đó, chúng được gọi là các bộ lọc dải rộng thông
thấp. Cả hai bộ lọc dải rộng thông thấp đã chỉ ra chỉ sử dụng một bộ lọc Shunt để khử
tất cả sóng hài dải rộng.

Hình 1.6; Cấu hình bộ lọc dải rộng thông thấp.
(a): Kiểu Lc, (b): Kiểu LLCL
Kỹ thuật nhân pha được dựa trên việc tăng số xung của sự biến đổi. Điều này
làm tăng bậc sóng hài thấp nhất cho bộ biến đổi và giảm kích cỡ của bộ lọc thụ động
cần để lọc các sóng hài thụ động. Một bộ biến đổi lý tưởng 12 xung có bậc sóng hài
thấp nhất là 11 (Các sóng hài dòng điện bậc 5 và bậc 7 về lý thuyết không tồn tại).
Một cách tương tự, bộ biến đổi 18 xung có bậc sóng hài nhỏ nhất là 17. Tuy nhiên,
một bộ biến đổi 12 xung chỉ ra trong Hình 1.7 cần hai cầu 6 xung và hai bộ tín hiệu
vào AC dịch pha 300 và một bộ biến đổi 18 xung cần 3 cầu 6 xung và 3 bộ tín hiệu
vào dịch pha 200. Rất nhiều cấu trúc liên kết khác nhau tồn tại cho việc dịch pha. Nói
chung, kỹ thuật phân pha là có tác dụng để giảm thấp bậc các sóng hài dòng điện.
Tuy nhiên, kích cỡ rộng, hiệu suất thấp, giá thành cao của nó là nhược điểm.

Hình 1.7: Cấu hình hệ thống máy chỉnh lưu 12 mạch .
Phương pháp bù điều hòa tích cực là một phương pháp mới liên quan đến quá
trình khử những hàm điều hòa trong mạch. Các máy lọc tích cực cung cấp một hệ
thống thực hiện khá tốt và làm giảm cường độ dòng điện của những hàm điều hòa.
Tuy nhiên, do phụ thuộc vào các thành phần điện năng phức tạp thường đắt hơn so

với các máy lọc thụ động. Cơ cấu hoạt động cơ bản của máy lọc tích cực là đưa vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7
lưới các sóng hài dòng/áp bằng nhau về biên độ nhưng ngược pha với các sóng hài
được sinh ra do tải phi tuyến, vì vậy chúng sẽ loại trừ lẫn nhau.
Máy lọc tích cực được phân loại căn cứ theo kiểu bộ biến đổi, cấu trúc liên kết
và số lượng các pha. Loại bộ biến đổi có thể là Bộ biến đổi nguồn cường độ dòng
điện (CSI) hoặc CSI.VSI dựa vào bộ cảm biến mà nó sử dụng để làm thiết bị lưu trữ
điện năng. Máy lọc tích cực loại VSI sử dụng một tụ điện làm thiết bị lưu trữ điện
năng. Cấu trúc liên kết có thể được phân chia thành mạch mắc rẽ, mạch mắc nối tiếp
hoặc mạch kết hợp cả hai cách mắc. Tiêu chí phân loại thứ ba là căn cứ vào số lượng
các pha, ví dụ loại 2 dây (một pha) và loại ba hoặc bốn dây (ba pha). Máy lọc tích cực
ba pha sử dụng các lượng tải phi tuyến với một mức năng lượng cao như bộ biến đổi
ASD và bộ biến đổi AC/DC. Nhiều loại cấu hình khác nhau của các máy lọc tích cực
liên tục được giới thiệu và cải tiến. Hình 1.8 là những loại cấu hình cơ bản. Tất cả các
cấu hình của các máy lọc tích cực song song đều sử dụng cấu trúc liên kết bộ biến đổi
nguồn điện áp có kèm theo những phương pháp điều chỉnh cường độ dòng điện được
thực hiện ở một mức độ cao là những loại được sử dụng nhiều nhất. Đối với quá trình
bù hàm điều hòa, máy lọc tích cực có cấu trúc song song sử dụng lý thuyết năng
lượng phản kháng tức thời hoặc truyền tải cấu trúc đồng bộ dựa trên phương pháp kỹ
thuật mạch bù.

Hình 1.8: Cấu hình hệ thống chủ yếu của máy lọc tích cực
a : Máy lọc tích cực cấu trúc mạch mắc rẽ
b : Máy lọc tích cực cấu trúc mạch mắc nối tiếp


Hình 1.9: Cấu hình chung của máy lọc tích cực thể lai.
(a)

Máy lọc tích cực có mạch mắc rẽ và máy lọc thụ động có mạch
mắc rẽ

(b)

Máy lọc tích cực có mạch mắc nối tiếp và máy lọc thụ động có
mạch mắc nối tiếp

Máy lọc tích cực thể lai như trong Hình 1.9 là sự kết hợp giữa máy lọc tích cực
và máy lọc thụ động theo nhiều dạng cấu hình khác nhau. Mục đích chính của loại
máy lọc là giảm chi phí ban đầu và nâng cao hiệu quả sử dụng. Hiệu quả thực hiện và
giảm thiểu chi phí trong các cấu trúc liên kết của máy lọc lai đã được phát triển hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8
bất kỳ một máy lọc tích cực nào khác. Thông thường, khi kết hợp với máy lọc tích
cực có cấu trúc mạch mắc rẽ, máy lọc thụ động sẽ được kích hoạt theo một tần suất
đặc trưng nhằm khử các hàm điều hòa tương ứng và làm giảm mức công suất của
máy lọc tích cực. Một kiểu kết hợp khác là kết hợp giữa máy lọc tích cực có mạch
mắc nối tiếp với máy lọc thụ động có mạch mắc nối tiếp.
Tóm lại, phần lớn các kỹ thuật lọc được đề cập ở trên đều có chung điểm hạn
chế là chi phí cao khi so sánh với các kỹ thuật lọc thụ động. Vì vậy, kỹ thuật lọc hàm
điều hòa thụ động tuy có kích thước lớn song vẫn là loại giải pháp kỹ thuật được sử
dụng nhiều nhất trong việc làm giảm thiểu các thành phần điều hòa. Kỹ thuật lọc hàm

điều hòa thụ động, cấu trúc máy lọc thành phần điều hòa băng thông rộng tần thấp là
những vấn đề được đề cập trong bản luận văn này.

1.3 Đối tƣợng nghiên cứu và cấu trúc của luận văn
Mục đích của luận văn là đưa ra phương pháp giải tích cho việc thiết kế máy lọc
điều hòa thụ động, băng thông rộng, tần thấp cải tiến (Improved lowpass Broadband
passive harmonic Filter – IBF) có khả năng hấp thụ các sóng điều hòa dòng điện tạo
ra từ bộ chỉnh lưu cầu ba pha được sử dụng điều khiển động cơ.
Các tham số IBF nhận được nhờ phương pháp thiết kế giải tích sẽ được đánh giá
qua các phép mô phỏng trên máy tính, đồng thời hiệu quả sẽ được so sánh với các
máy lọc thụ động thường hay sử dụng.
Luận văn này đề cập đến ba vấn đề chính như sau. Thứ nhất, phương pháp thiết
kế giải tích của IBF đối với máy chỉnh lưu điốt ba pha dựa trên miền tần số được phát
triển. Phương pháp này dựa trên cơ sở sự mô phỏng miền tần số của máy chỉnh lưu
và máy lọc. Thứ hai, phương pháp giải tích được đánh giá qua các mô phỏng trên
máy tính. Kết quả cho thấy, độ chính xác của phương pháp là rất cao. Thứ ba, việc so
sánh chi tiết với các loại máy lọc thụ động khác được thực hiện thông qua các thiết
kế, các phép mô phỏng.
Nói tóm lại, bản luận văn này hướng đến việc phân tích và thiết kế IBF chi tiết.
Lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến việc thiết kế máy lọc trên cơ sở các nguyên tắc về
lọc hàm điều hòa thực thi ở mức độ cao.
Luận văn gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu khái niệm máy lọc hàm điều hòa
và định nghĩa đề tài của luận văn. Chương 2 bao quát tổng thể những nội dung liên
quan đến các kỹ thuật lọc thụ động dành cho các hệ thống ASD. Chương 3 phân tích
các máy lọc thụ động băng thông rộng tần thấp và định nghĩa chi tiết phương pháp
thiết kế đã cải tiến đối với IBF. Trong Chương 4, để lựa chọn các tham số thiết kế,
cần phải tiến hành lựa chọn và kiểm tra hệ thống thông qua các mô hình cụ thể và các
mô phỏng trên máy tính. Chương 5 cũng là chương cuối cùng nêu lên những đánh giá
kết luận tóm tắt đồng thời đưa ra khuyến nghị trong tương lai đối với đề tài nghiên
cứu của luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

CHƢƠNG 2
CÁC PHƢƠNG PHÁP LỌC SÓNG HÀI THỤ ĐỘNG
2.1 Giới thiệu
Mặc dù công nghệ lọc tích cực đã khá hoàn thiện và những đặc điểm trong quá
trình thực hiện là khá hấp dẫn như đã được trình bày tóm tắt trong Chương 1, kỹ thuật
lọc thụ động vẫn là cách tiếp cận phổ biến nhất để làm giảm sóng hài bậc cao trong
mạch chỉnh lưu 3 pha nhiều điốt/thyristor. Bởi tấ t cả các thành phần của bộ lọc đều
thụ động và bền , hơn nữa phương pháp thiết kế và thực hiện bộ lọc cũng khá đơn
giản và quan trọng hơn hết là giá thành thấp , phương pháp lọc thụ động là phương
pháp được ưa dùng trong hầu hết các ứng dụng.
Khác với bộ nhân pha, bộ lọc tích cực, bộ lọc hỗn tạp và chỉnh lưu PWM, trong
kỹ thuật lọc sóng hài thụ động , không sử dụng mạch điện tử và phần cứng và cũng
không có phương điều khiển phức tạp nào cần sử dụng . Do vậy lọc thụ động là cách
khá kinh tế để lọc sóng hài của dòng điện và cải thiện chất lượng hệ thống . Do đó bộ
lọc thụ động có những ưu điểm vượt trội so với các loại bộ lọc khác.
Trong phương pháp lọc sóng hài thụ động , cuộn kháng nguồn , cuộn cảm trung
gian, bộ lọc song song , bộ lọc thông thấp LC sẽ được bàn tới trong chương này
.
Phương pháp thiết kế tổng quát, đặc điểm chất lượng và những ưu nhược điểm cơ bản
nhất sẽ được giới thiệu.

2.2 Sự méo dòng vào do hài của hệ thống ASD


Hình 2.1 Hệ ASD có mạch chỉnh lưu cầu điốt đầu vào, không có bộ lọc sóng hài
Hệ thống ASD với cầu chỉnh lưu điốt 6 van, thể hiện trong Hình 2.1 có dạng
sóng dòng điện vào và phổ của hài được cho trên Hình 2.2. Sóng hài tạo ra có bậc
2p±1, với p là số đập mạch của điện áp một chiều chỉ nh lưu . Trong số các sóng hài, 4
sóng hài đầu tiên là nổi trội (bậc 5, bậc 7, bậc 11 và bậc 13). Trong trường hợp được
minh họa (trở kháng của hệ thống thấp, <2%) tổng số độ biến dạng của dòng đo hài
(THD) là rất cao, > 70% và dạng sóng của dòng điện bị bóp méo rất nhiều. Hình dạng
của hài dòng điện trong mạch chỉnh lưu đi ốt 6 van phụ thuộc rất nhiều vào lưới nơi
mà mạch chỉnh lưu sử dụng . Nói chung, độ biến dạng dòng có thể tới cao tới 135%
khi nguồn vào chỉ nh lưu “khỏe” và có thể thấp tới dưới 30% khi nguồn vào chỉ nh lưu
“yếu”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

Hình 2.2: Hệ ASD 5.5 kW có chỉ nh lưu cầu điot đầu vào (a): Dạng sóng dòng
vào (b): Phổ sóng hài dòng vào.

2.3 Kỹ thuật lọc sóng hài thụ động cho hệ ASD
Về cơ bản , trong các bộ lọc thụ động , có thể ngăn dòng hài bơm vào lưới bằng
cách sử dụng một trở kháng lớn để chặn các dòng hài này và định hướng chúng đi
vào một đường mắc song song với trở khán g thấp . Hai phương pháp này giải thí ch
các nguyên lý của các bộ lọc nối tiếp và bộ lọc song song . Trong số đó , bộ lọc cảm
kháng nối tiếp chỉ chặn được một lượng dòng hài hạn chế , trong khi đó lại giảm đáng
kể điện áp ra. Các bộ lọc đơn tần chỉ có hiệu quả trong một lân cận nhỏ của tần số
ứng với bộ lọc đó. Ngược lại, bộ lọc dải thụ động có dải lọc lớn hơn và làm suy giảm

hầu hết các sóng hài trong dải tần đó . Bộ lọc dải thụ động sử dụng kết hợp cả hai
phương pháp, với một trở kháng cao nối tiếp để chặn dòng hài không mong muốn tới
lưới và một đường trở kháng nhỏ song song để hướng dòng hài không mong muốn
này qua đó . Trong các bộ lọc thụ động, loại với cuộn kháng lưới (hay cuộn kháng ),
với điện cảm trung gian , các bộ lọc đơn tần song song , và bộ lọc thông thấp LC sẽ
được trì nh bày trong phần này . Ba loại bộ lọc đầu được chọn vì chúng khá phổ biến
và sẽ liên quan tới việc so sánh chi tiết sau khi nghiên cứu các loại . Bộ lọc dải thông
thấp LC là loại cơ bản và là cấu trúc lọc dải thông thấp thương mại đầu tiên, đã được
sử dụng ở . Bộ lọc này đã được cải tiến thành bộ lọc thông dải cải tiến gần đây để
khắc phục vần đề hiệu quả của cấu trúc . Vì vậy, bộ lọc dải thông thấp LC sẽ là nền
tảng của cấu trúc . Chương sau, cấu trúc IBF (Improved lowpass Broadband passive
harmonic Filter – IBF) sẽ được nghiên cứu dựa trên nền tảng này.

2.3.1 Điện cảm đƣờng dây xoay chiều 3 pha và điện kháng một
chiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not

read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....



×