MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử nối tiếp nhau giữa các hình
thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao và tất yếu phải thông qua các cuộc cách mạng
xã hội. Để thực hiện sứ mệnh lịch sử là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội và giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột thì giai cấp công
nhân và nhân dân lao động tất yếu phải tiến hành sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản
của chủ nghĩa xã hội khoa học và là quy luật phổ biến của quá trình thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Hiện nay vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa đang là một trong những vấn
đề trọng tâm của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận; vì vậy việc nghiên
cứu nắm chắc những nội dung trong lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa để vận
dụng vào thực tiễn là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.
2
NỘI DUNG
I. TÍNH TẤT YẾU, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, TÍNH CHẤT, ĐỘNG LỰC CỦA
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1. Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Khi nghiên cứu tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là phải trả lời
câu hỏi: tại sao cách mạng xã hội chủ nghĩa lại nổ ra, nhưng để các đồng chí hiểu và
nắm được vấn đề này trước hết chúng ta đi nghiên cứu khái niệm cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
a. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa
* Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa: là cuộc cách mạng xã hội do giai
cấp công nhân thực hiện thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm
thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản trên phạm vi toàn thế giới.
Khi nghiên cứu khái niệm các đồng chí cần hiểu trên các vấn đề sau:
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng xã hội. (cách mạng xã hội là sự
cải biến căn bản về chế độ xã hội, là sự thay thế chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội
khác tiến bộ hơn, phù hợp với trình độ và nhu cầu phát triển của lịch sử)
- Cuộc cách mạng này do giai cấp công nhân tiến hành thông qua đội tiền
phong là đảng cộng sản lãnh đạo.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu theo hai nghĩa:
+ Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến cách
mạng toàn diện và triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực
hiện sự phát triển của xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản.
Nghĩa là: cách mạng xã hội chủ nghĩa có 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: bắt đầu từ khi giai cấp công nhân thông qua chính đảng của
mình, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động đấu tranh lật đổ chính quyền tư sản,
thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, vì chỉ có giành chính quyền mới thực
hành được chuyên chính vô sản.
“giai đoạn giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, là giai đoạn
giành lấy dân chủ”.
C.Mác – Angghen toàn tập. Nxb CTQG, H, 1995, tập 1, trang 567.
3
Điều này cho chúng ta thấy: Không chỉ có cách mạng vô sản mà tất cả các
cuộc cách mạng đều đặt vấn đề chính quyền lên hàng đầu.
Giai đoạn 2: Từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Là quá trình cải biến xã hội toàn diện, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội và chỉ kết thúc khi tạo lập được những yếu tố bảo đảm cho chủ nghĩa
xã hội vận động phát triển bằng chính bản thân nó. Mục tiêu này sau khi đã thiết
lập được chuyên chính vô sản. Đây là mục tiêu cơ bản quyết định phải thực hiện
trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, là giai đoạn lâu dài kho khăn phức tạp.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa kết thúc khi xây dựng thành công chủ nghĩa
cộng sản trên phạm vi từng nước và trên toàn thế giới.
Ở nước ta, sau khi giành chính quyền về tay nhân dân qua cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân lập nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiến hành xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và sau năm 1975 thì tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên toàn quốc. Và hiện nay chúng ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội với việc xây dựng cơ sở vật chất để vững chắc đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Xây dựng được cơ bản nền tảng kinh tế
của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù
hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn
vinh, hạnh phúc”. (Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG –
ST, H, 2011, tr 71)
+ Theo nghĩa hẹp: Cách mạng xã hội chủ nghĩa thực chất diễn ra trên lĩnh
vực chính trị nhằm giành chính quyền cách mạng, thiết lập nhà nước chuyên chính
vô sản.
Nghĩa là: cách mạng xã hội chủ nghĩa là thời điểm mà giai cấp công nhân và
nhân dân lao động thực hiện cuộc đấu tranh để giành chính quyền, thiết lập nhà
nước của giai cấp công nhân - nhà nước chuyên chính vô sản. Điều này cho chúng
ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội theo nghĩa hẹp thường gắn với giai đoạn đấu tranh
giành chính quyền. Vì vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách
mạng.
Như vậy: cách mạng xã hội chủ nghĩa là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa
xã hội khoa học, là con đường cách mạng, khoa học để thực hiện sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân và chỉ có thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thì
giai cấp công nhân mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Dưới góc độ bộ
4
môn chủ nghĩa xã hội khoa học, chúng ta nghiên cứu cách mạng xã hội chủ nghĩa
theo nghĩa rộng.
Qua khái niệm này, chúng ta cần phân biệt rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa
nó khác hoàn toàn với các cuộc cách mạng khác như: cách mạng công nghiệp, cách
mạng văn hóa, cách mạng sắc màu.
Đồng chí cho tôi biết cách mạng xã hội chủ nghĩa nó khác gì so với các
cuộc cánh mạng nói trên.
Trả lời: Các cuộc cách mạng nói trên đều diễn ra trên một lĩnh vực cụ thể.
Còn cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng diễn ra trên toàn bộ các
lĩnh vực và được tiến hành bằng mọi phương thức;
+ Cách mạng công nghiệp nó chỉ diễn ra trên lĩnh vực công nghiệp.
+ cách mạng văn hóa nó chỉ diễn ra trên lĩnh vực văn hóa.
+ Cách mạng sắc màu là cuộc cách mạng của chủ nghĩa đế quốc mà đứng
đầu là đế quốc Mỹ, chúng tiến hành cuộc cách mạng này nhằm lật đổ chế độ chính
trị ở nước sở tại, xây dựng một chế độ chính trị mới thân với Mỹ.
* Để các đồng chí phân biệt rõ ràng hơn trong quá trình nghiên cứu,
chúng ta cần hiểu thêm một số khái niệm:
Đồng nghĩa với phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác – Lê nin còn sử dụng một số thuật ngữ khác như: cách mạng vô sản,
cách mạng cộng sản chủ nghĩa.
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: phạm trù này được Lênin đưa ra. Cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới là cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân
lãnh đạo đánh đổ phong kiến, khi giành thắng lợi chuyển ngay lên cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Ví dụ: cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. (thực chất lúc này chế
độ phong kiến Nga hoàng tồn tại trên nền tảng kinh tế của một xã hội tư bản – một
nước Nga TB có trình độ phát triển trung bình).
Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân: là khái niệm nằm trong phạm trù của
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thường ở các
nước thuộc địa chậm phát triển. Ví dụ cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam.
b. Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tại sao cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra là tất yếu khách quan? Nó
được xuất phát từ những cơ sở nào?
5
Trước hết, chúng ta khẳng định rằng: cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và
giành thắng lợi là kết quả tất yếu của sự vận động tổng hợp đến độ chín muồi của
những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
* Thứ nhất: Xuất phát từ yếu tố khách quan (hay còn gọi là việc giải quyết
những mâu thuẫn cơ bản trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa).
Trong lòng xã hội tư bản luôn luôn tồn tại các mâu thuẫn khách quan vốn có,
các mâu thuẫn này luôn vận động và phát triển không ngừng trên tất cả các lĩnh
vực. Cụ thể là các mâu thuẫn sau:
- Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất. Đây
là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong mọi chế độ xã hội, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển là do
khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa để đạt được
mục đích cao nhất là tăng lợi nhuận, giai cấp tư sản phải thường xuyên đổi mới
công cụ sản xuất bằng cách ứng dụng các phát minh của khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Nhưng chính điều đó lại làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang
tính xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất càng trở nên gay gắt thêm. Quan hệ sản xuất này
không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất; do đó nó đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất đã lỗi thời lạc
hậu, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp để mở đường cho lực lượng sản xuất phát
triển.
Cho nên cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu nổ ra để giải quyết mâu thuẫn
này.
C.Mác khẳng định: “Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động
đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của
chúng nữa… nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với
tính tất yếu của một quá trình tự nhiên”. (M-A Tuyển tập, tập 3, Nxb ST, H, 1982,
Tr 594)
- Về mặt xã hội: Giai cấp công nhân mâu thuẫn với giai cấp tư sản. Đây là
nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân là giai cấp đại diện cho lực lượng sản
xuất tiên tiến; còn giai cấp tư sản là giai cấp đại biểu cho quan hệ sản xuất tư nhân
tư bản chủ nghĩa.
6
Đây là hai giai cấp có lợi ích hoàn toàn đối lập nhau, tạo nên mâu thuẫn đối
kháng không thể điều hoà, khi mâu thuẫn này phát triển đến đỉnh cao thì tất yếu
cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra.
Hơn nữa, khi chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc thì cách
mạng xã hội chủ nghĩa càng đặt ra và trở thành vấn đề trực tiếp.
Bởi vì: các mâu thuẫn trong lòng xã hội không những không giải quyết được
mà ngược lại nó còn trở nên gay gắt hơn; bên cạnh đó xuất hiện thêm những mâu
thuẫn mới.
Đó là: chủ nghĩa đế quốc >< các nước thuộc địa. (Do chính sách xâm lược
của chủ nhĩa đế quốc).
Chủ nghĩa đế quốc >< chủ nghĩa đế quốc. (Do quy luật cạnh tranh và quy
luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc)
Trong Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng". Lênin chỉ rõ “chủ nghĩa đế
quốc là đêm trước của cách mạng vô sản, chủ nghĩa đế quốc là phòng chờ đi vào
chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản”
Có nghĩa là: khi chế độ TBCN phát triển đến ĐQCN thì đó chính là giai
đoạn tột cùng của nó, và như quy luật tất yếu, loài người sẽ phát triển lên một nấc
thang mới XHCN và CSCN.
* Thứ hai: Xuất phát từ nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù cách mạng xã hội chủ nghĩa là quy luật phổ biến của quá trình
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; nhưng cách mạng xã hội chủ
nghĩa có nổ ra và giành thắng lợi hay không còn phụ thuộc vào vai trò năng động
chủ quan trong nhận thức và tổ chức thực hiện của giai cấp công nhân.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C.Mác viết: “Các giai cấp khác đều
suy tàn cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp vô sản trái lại là sản
phẩm của chính nền đại công nghiệp”.
Như vậy: Nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự trưởng
thành về mặt chính trị của giai cấp công nhân và sự giác ngộ cách mạng của quần
chúng nhân dân lao động (họ thấy rõ được sự tiến bộ của GCCN và bản chất phản
động của giai cấp tư sản; họ sẵn sàng đi theo giai cấp công nhân, cùng với giai cấp
công nhân đánh đổ giai cấp tư sản giành chính quyền về tay giai cấp công nhân,
xây dựng nhà nước mới-nhà nước của dân, do dân, vì dân).
Biểu hiện của sự lớn mạnh của giai cấp công nhân:
- Số lượng, chất lượng ngày càng tăng.
- Có lý luận Mác - Lênin soi đường.
7
- Đã thành lập được chính đảng của mình. (Đảng mác xít chân chính)
Đây chính là nhân tố quyết định việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.
Chính vì thế, với những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan này thì
cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ nổ ra và giành thắng lợi.
* Thứ ba: Thực tiễn đã khẳng định tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
- Công xã Pari (1871): GCCN Pháp đã đứng lên đánh đổ bọn quý tộc và tư
sản Pari, thành lập chính quyền Công xã trong 72 ngày. Tuy không giành được
thắng lợi một cách triệt để, nhưng nó cũng được xem là cuộc cách mạng vô sản
(chưa hội tụ đầy đủ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan).
- CM tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi năm 1917, chủ nghĩa xã hội
trở thành hiện thực trên thế giới, đã đem lại những thành tựu to lớn cho nhân loại.
Cách mạng Tháng 10 Nga nổ ra và giành thắng lợi xuất phát từ các mâu thuẫn cơ
bản sau:
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên
chế của Nga hoàng
+ Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân
+ Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
+ Mâu thuẫn giữa Nga hoàng và các dân tộc trong đế quốc. (Đế quốc
Nga tồn tại hơn 100 dân tộc và các dân tộc bị đối xử tàn bạo, bị khinh rẻ và chịu
nhiều áp bức do đó đế quốc Nga là “nhà tù của các dân tộc”).
- Sau chiến tranh Thế giới thứ hai (1945) thì một loạt các nước đã giành được
độc lập và đi lên chủ nghĩa xã hội (trong đó có Việt Nam).
Đồng chí cho biết: cách mạng Việt Nam nổ ra ngày tháng năm nào?
- Hiện nay tuy chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng thoái trào, nhưng
chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn tồn tại ở một số nước, vẫn giành được nhiều thành
tựu và có chiều hướng phát triển (Ví dụ: Việt Nam; Trung Quốc, Cuba…) Xu
hướng xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa ở một số nước thuộc
châu Mỹ la tinh như: Vênêzuêla, Goa-tê-ma-la,..
Tóm lại: cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng do giai cấp
công nhân tiến hành, cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra là tất yếu khách quan, là
kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa điều kiện khách quan với nhân tố chủ quan.
c. Vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
* Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
8
- Điều kiện khách quan:
+ Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại,
xu hướng quốc tế hóa kinh tế thế giới. Các nước tư bản có ưu thế về công nghệ và
ứng dụng vào trong quá trình sản xuất dẫn đến lực lượng sản xuất ngày càng phát
triển, xã hội hóa cao làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất ngày càng sâu sắc.
+ Chủ nghĩa tư bản có những điều chỉnh thích nghi, cải thiện mối quan hệ
giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Song, những mâu thuẫn nội tại trong
lòng xã hội tư bản không mất đi mà còn tích tụ mâu thuẫn mới giữa các nước tư
bản phát triển với các nước chậm phát triển. Đó là nguyên nhân sâu xa, khách
quan, tiềm ẩn những tiền đề quy định tính tất yếu sẽ nổ ra cách mạng xã hội chủ
nghĩa hiện nay.
- Nhân tố chủ quan.
+ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ tuy tác động ít nhiều đến
lập trường tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân. Song, chúng ta phải nhận
thức được rằng: đó là sự sụp đổ của một mô hình xã hội với nhiều khuyết tật không
phù hợp chứ không phải là sự sụp đổ của lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
(Đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình không phù hợp, nóng vội, chủ quan,
duy ý chí chứ không phải sự sụp đổ của một học thuyết cách mạng, khoa học. Vì
vậy không thể lấy cái chủ quan để phủ nhận chân lý khách quan của thời đại).
+ Mặt khác, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại,
giai cấp công nhân không những không teo đi mà vẫn đang phát triển mạnh mẽ cả
về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, chất lượng giai cấp công nhân ngày càng được
nâng cao do yêu cầu của sự phát triển nền đại công nghiệp.
Xu thế phục hồi chủ nghĩa xã hội (ở các nước Châu Mỹ La tinh) đã chứng
minh điều đó.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Theo quy luật
tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. (Văn kiện
Đại hội XI của Đảng, Nxb CTQG, H, 2011, tr 69).
=> Từ những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan chúng ta khẳng định:
cách mạng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan. (Nó nổ ra khi nào chỉ còn là vấn
đề thời gian).
Vấn đề đặt ra: Vì sao trong giai đoạn hiện nay cách mạng xã hội chủ nghĩa
chưa nổ ra ở các nước tư bản phát triển?
Gợi ý:
9
+ Về mặt khách quan: bản chất của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi. Mâu
thuẫn vẫn tồn tại và càng sâu sắc hơn.
Tuy nhiên giai cấp tư sản có sự điều chỉnh thích nghi (cải tiến phương pháp
quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các hình thức sở hữu và chính sách xã
hội …) chủ nghĩa tư bản còn có khả năng phát triển kinh tế nhờ ứng dụng thành
tựu khoa học công nghệ hiện đại.
+ Về mặt chủ quan: giai cấp công nhân, đảng Cộng sản, phong trào quần
chúng như thế nào?
=> Như vậy: Cả về tình thế và thời cơ cách mạng chưa xuất hiện cho nên
cách mạng xã hội chủ nghĩa...
* Ý nghĩa:
- Tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, từ đó
tích cực đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp cách mạng.
- Đấu tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng sai trái:
+ Xuyên tạc phủ nhận lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa là sai lầm, vì đây là cuộc cách mạng
tàn phá xã hội; thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ là ngẫu nhiên, ăn
may; chủ nghĩa tư bản là vĩnh hằng, chỉ cần cải tạo và phát triển thì sẽ tiến tới một xã hội
tốt đẹp; cách mạng khoa học công nghệ hiện đại sẽ thay thế cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
+ Xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu mà cách mạng nước ta đã đạt được
trong những năm đổi mới.
2. Mục tiêu, động lực, nội dung, tính chất của cách mạng xã hội chủ
nghĩa
a. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Sau mấy thế kỷ tồn tại và phát triển, chủ nghĩa tư bản không thực hiện đầy đủ
những điều mà giai cấp tư sản hứa hẹn trong cuộc cách mạng tư sản: Tự do – Bình
đẳng – Bác ái. Không những vậy tình trạng bóc lột, áp bức người lao động ngày càng
nặng nề hơn, sự phân hóa giai cấp sâu sắc, xung đột giai cấp, xung đột dân tộc, sắc tộc
ngày càng sâu sắc.
Chính vì vậy, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã khẳng định: mọc
tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng giai cấp bị áp bức, bóc lột, các dân tọc
bị nô dịch, đồng thời giải phóng xã hội khỏi sự trì trệ để tiếp tục phát triển trên con
dường văn minh, tiến bộ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản.
10
- Mục tiêu trước mắt: Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
Bởi vì; Vấn đề giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng
xã hội. Chính quyền là công cụ thống trị xã hội, nhờ đó mà giai cấp thống trị duy
trì, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội đó.
Do đó; giai cấp công nhân muốn thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của mình phải lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản giành lấy chính
quyền nhà nước là điều kiện thực hiện mục tiêu tiếp theo.
- Mục tiêu lâu dài: Xoá bỏ chế độ người bóc lột người, mang lại cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa khác hoàn toàn với các cuộc cách mạng xã
hội trong lịch sử. (các cuộc cách mạng xã hội trước đó chỉ là sự thay đổi chế độ tư
hữu này bằng chế độ tư hữu khác; hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột
khác)
Ví dụ: Trong chế độ phong kiến, người lao đông bị bóc lột bằng thuế, bằng
tô. Khi giai cấp tư sản làm cuộc cách mạng tư sản và giành chính quyền thì chúng
lại tiếp tục bóc lột người lao động, người công nhân qua giá trị thăng dư. Nhưng
chỉ có trong chế độ chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản thì mọi
người mới thật sự mới có quyền tự do, mới thật sự có quyền dân chủ.
Liên hệ với cách mạng Việt Nam chúng ta thấy rằng: chúng ta tiến hành
cách mạng dân chủ tư sản dân quyền kiểu mới, đánh đổ thực dân Pháp và phong
kiến giành chính quyền, mang lại ruộng đất cho nhân dân. Tiếp đó chúng ta tiến
hành cuộc CMDTDCND đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Tính chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa: (là yếu tố cơ bản để phân
biệt nó với các cuộc cách mạng xã hội khác trong lịch sử)
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong
lịch sử giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản cho nên tính chất của nó mang tính
chất toàn diện, sâu sắc triệt để, gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài; mang tính
nhân dân và tính quốc tế sâu sắc.
- Là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc nhất và triệt để nhất trong lịch sử.
+ Toàn diện: Nội dung của cuộc cách mạnh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực,
phương thức sử dụng mang tính tổng hợp.
Sau khi giai cấp công nhân giành chính quyền về tay nhân dân lao động, giai
cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản lãnh đạo toàn thể những người lao động
11
sử dụng chính quyền mới để tiến hành công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới, nó diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ cơ sở hạ tầng đến kiến
trúc thượng tầng, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, tư tưởng…
Phương thức sử dụng rất linh hoạt. Quá trình xây dựng xã hội mới là quá
trình vừa tìm tòi sáng tạo, xác định những cách thức, con đường, bước đi ở từng
giai đoạn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cách mạng đặt ra, không có một mô
hình khuôn mẫu cụ thể.
+ Sâu sắc: Diễn ra bao hàm cả bề rộng và chiều sâu nhằm thực hiện thắng lợi
các mục tiêu của cách mạng: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
nhân loại.
+ Triệt để: không phải thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột
khác, chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác mà xoá bỏ triệt để áp bức bóc
lột, xây dựng xã hội hoàn toàn mới.
- Tính lâu dài, khó khăn, quyết liệt, phức tạp.
Vì: Đây là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng nhằm giải quyết vấn đề “ai”
thắng “ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
+ Bản chất của kẻ thù không thay đổi (dùng mọi thủ đoạn, biện pháp để lấy
lại những gì đã mất)
Ví dụ: Liên Xô sau khi giành được chính quyền thì 14 nước đế quốc bao vây.
Lênin: “Giành chính quyền là việc khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn”.
Tại sao lại nói đây là cuộc đấu tranh lâu dài nhất?
Bởi vì: Khác với các cuộc cách mạng khác đã từng diễn ra trong lịch sử, nó được
kết thúc khi chính quyền được chuyển từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác. Nhưng,
cách mạng xã hội chủ nghĩa sau khi giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân
và nhân dân lao động sẽ đi sâu vào cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; giải phóng giai cấp, dân tộc;
giải phóng nhân loại, loài người là cả một kỳ công không phải một sớm, một chiều có
thể thực hiện được. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản phải xây dựng từ
gốc đến ngọn. Chính vì thế nó là quá trình lâu dài chỉ hoàn thành khi tạo lập được đầy
đủ, vững chắc các yếu tố bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội vận động trên cơ sở chính nó,
không định trước được thời gian.
Đây là cuộc đấu tranh khó khăn, quyết liệt, phức tạp nhất:
Bởi vì: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa khẳng định sự sống còn của mỗi
giai cấp. Giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế có tiềm lực về kinh tế, quân sự
12
hùng mạnh, chúng luôn sử dụng mọi âm mưu thủ đoạn chống phá các nước xã hội
chủ nghĩa.
Hơn nữa, trong quá trình xây dựng không thể tránh khỏi những sai lầm
khuyết điểm. Nhiều vấn đề lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ trong từng con người. Đặc biệt, chủ
nghĩa tư bản có sự điều chỉnh thích nghi, các thế lực thù địch tăng cường chống phá.
Tất cả những vấn đề này đã làm cho cuộc cách mạng trở nên gay go quyết liệt,
phức tạp, lâu dài.
- Tính nhân dân.
+ Là cuộc cách mạng do nhân dân lao động tiến hành thông qua vai trò lãnh
đạo của giai cấp công nhân, đó là công trình tập thể do chính chính nhân dân lao
động xây dựng huy động tối đa sức mạnh từ đông đảo quần chúng nhân dân.
+ Đem lại lợi ích cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động và đáp ứng
chính nguyện vọng của nhân dân lao động là giải phóng họ khỏi áp bức, bóc lột…
Chúng ta có thể nói ngắn gọn đó là cuộc cách mạng do nhân dân và vì nhân
dân.
- Tính quốc tế sâu sắc.
Do giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là đảng cộng sản lãnh đạo.
Mà giai cấp công nhân mang bản chất quốc tế; hơn nữa, cuộc cách mạng này chỉ
thắng lợi triệt để khi thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp
công nhân.
Tuy nhiên: Với xu thế phát triển của thời đại, với nguyện vọng của quần
chúng nhân dân, được lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường và có đảng cộng
sản chân chính lãnh đạo thì tất yếu cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ giành được
thắng lợi.
c. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Khẳng định: Là cuộc cách mạng toàn diện diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
- Trên lĩnh vực chính trị:
+ Vị trí: Đây là vấn đề cơ bản đầu tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì
vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng; nội dung này có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu, là tiền đề để thực hiện các nội dung khác.
+ Mục tiêu:
Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, xoá bỏ nhà nước tư bản, thiết lập nhà
nước của giai cấp vô sản (nhà nước của dân, do dân và vì dân) đồng thời sử dụng
chức năng của nhà nước này để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. (vì chính
13
quyền là công cụ thống trị xã hội và duy trì quyền lực của giai cấp thống trị muốn đập
tan nó giai cấp công nhân phải tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động dùng
bạo lực cách mạng).
Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để đưa nhân
dân lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ, tạo điều kiện thuận lợi để giai
cấp công nhân và nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ của mình.
- Trên lĩnh vực kinh tế:
+ Vị trí: Đây là một nội dung chủ yếu quyết định sự thắng lợi vững chắc của
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Vì: Giành chính quyền mới chỉ là bước đầu. chủ nghĩa xã hội muốn chiến thắng
phải tạo ra năng xuất lao dộng cao hơn chủ nghĩa tư bản, không ngừng nâng cao dời
sống vật chất – tinh thần cho nhân dân.
+ Mục tiêu:
Xoá bỏ triệt để chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất; từng bước xác lập và hoàn thiện chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa với những
bước đi thích hợp.
Từng bước tao ra cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản,
làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đứng vững trên cơ sở chính của
nó.
Vì sao phải tiến hành những nội dung này? Vì:
Có xoá bỏ triệt để chế độ sơ hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì mới tạo ra sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, mới xoá bỏ được áp bức bóc
lột.
Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chưa có sẵn trong lòng xã hội tư
bản, cho nên trong cách mạng xã hội chủ nghĩa phải tiến hành từ gốc đến ngọn,
phải xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao, với những hình
thức thích hợp để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, thông qua đó mới
tạo cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản.
Lưu ý: Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất không phải là mục đích
của cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà nó chỉ là phương tiện để mở đường cho quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng:
+ Vị trí: Đây là nội dung quan trọng nhằm tạo nên sự thay đổi căn bản bộ mặt
XH; phương thức sinh hoạt tinh thần của xã hội để giải phóng nhân dân khỏi sự áp
bức và bất bình đẳng về tinh thần.
14
+ Mục tiêu:
Xoá bỏ những tàn dư lạc hậu của nền văn hoá cũ (cả về quan điểm tư tưởng,
phong tục tập quán…)
Xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa,
làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế trong toàn bộ đời sống xã hội.
- Trên lĩnh vực xã hội:
Giải quyết vấn đề giai cấp, dân tộc, tôn giáo, gia đình…
Thực hiện công bằng xã hội để hướng tới sự bình đẳng trong toàn xã hội,
xoá dần sự cách biệt giữa các giai tầng trong xã hội.
Như vậy: Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa được tiến hành toàn diện
trên tất cả các lĩnh vực, nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người cả về vật
chất và tinh thần. Chính những nội dung này đã quy định tính chất của cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
d. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Là sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân lao động, nòng cốt là liên
minh công nhân – nông dân – trí thức dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Vì:
- Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là mang lại lợi ích cho quảng đại
quần chúng nhân dân lao động và cách mạng xã hội chủ nghĩa do chính quần chúng
nhân dân lao động tiến hành.
- Trong sức mạnh tổng hợp của quần chúng thì liên minh công - nông - trí là
nòng cốt.
(Xuất phát từ vị trí vai trò của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức)
Mác đã chỉ ra: Nếu giai cấp công nhân không thực hiện được bài đồng ca
cách mạng với giai cấp nông dân thì bài đơn ca của giai cấp công nhân sẽ trở
thành bài ai điếu
Nghị quyết lần thứ 6 – BCHTƯ Khoá X xác định: “Giai cấp công nhân
Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng cộng
sản; giai cấp đại diện cho PTSX tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây
dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt
trong liên minh giai cấp CN với GCND và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của
Đảng.”
Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 7 – BCHTW Khóa X: “Trí thức là những
người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định,
15
có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những
sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” (tr82)
Số liệu: đến giữa năm 2007, nước ta có khoảng 2,6 triệu người có trình độ
đại học trở lên, trong đó có trên 18.000 thạc sĩ; 16.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học
và trên 6000 giáo sư, phó giáo sư. Trí thức trong khu vực sự nghiệp chiếm 71%,
khu vực hành chính gần 22% và khu vực kinh doanh 7%. Trí thức Việt Nam đang
ở nước ngoài có khoảng 400.000 người, chiếm hơn 10% cộng đồng người Việt
Nam đang ở nước ngoài (NQTW7 khoá X tr70)
- Sức mạnh của quần chúng chỉ được phát huy khi đặt dưới sự lãnh đạo của đảng
cộng sản.
Thực tế cho thấy: Ở đâu giai cấp công nhân, đảng cộng sản mất vai trò lãnh
đạo thì phong trào cách mạng sẽ suy yếu. Ở đâu vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản
được giữ vững và tăng cường thì phong trào cách mạng sẽ phát triển (Ví dụ: Liên
Xô, Việt Nam…)
Vì vậy cần phải xây dựng đảng cộng sản vững mạnh, củng cố và tăng cường
vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản thì sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa mới
thành công
ĐH Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước,
tiến hành CMXHCN là đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công – nông - trí”.
ĐH XI:“Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là
đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ
yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Văn kiện, Tr 116)
* Ý nghĩa:
Qua nghiên cứu động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải thấy
được tính chất gay go phức tạp của cuộc cách mạng để từ đó củng cố niềm tin,
tránh hoang mang dao động, nêu cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi
âm mưu chống phá của kẻ thù.
Tóm lại: cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng do giai cấp công
nhân tiến hành nhằm mục đích giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân
loại, nổ ra là một tất yếu khách quan. Đây là cuộc cách mạng diễn ra toàn diện, sâu sắc,
triệt để nhất; là cuộc cách mạng mang tính nhân dân và tính quốc tế sâu sắc, nhưng đồng
thời nó là cuộc cách mạng diễn ra gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài nhất.
* Liên hệ đối với cách mạng Việt Nam.
16
Câu hỏi: Đồng chí cho biết những đặc trưng mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa
mà Đại hội XI xác định?
Trả lời: Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định mô hình xã hội xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam gồm 8 nội dung sau:
- Một là: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
- Hai là: Do nhân dân làm chủ.
- Ba là : Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan
hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
- Bốn là: Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Năm là : Con người có cuộc sông ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện.
- Sáu là : Các dân tộc trong công đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
giúp đỡ nhau cùng phát triển.
- Bảy là : Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Tám là : Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
=> Các nội dung trên thể hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT CỦA CÁCH MẠNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
1. Quy luật về sự kết hợp giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
Cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải ngẫu nhiên diễn ra mà nó là kết quả sự
chín muồi của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
Đây là vấn đề có tính quy luật bảo đảm cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi; là
vấn đề hết sức quan trọng, là cơ sở để các Đảng cộng sản định ra đường lối và phương
pháp cách mạng đúng đắn.
Sự thống nhất này phải được thực hiện trong các giai đoạn của cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
- Giai đoạn đấu tranh giành chính quyền:
+ Điều kiện khách quan:
Đó là sự chín muồi của các điều kiện kinh tế - xã hội (các mâu thuẫn trong
lòng xã hội tư bản đã phát triển gay gắt.)
Tương quan so sánh lực lượng đã có lợi cho cách mạng.
+ Nhân tố chủ quan:
Có đảng cộng sản lãnh đạo.
17
Giai cấp công nhân đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt (cả tư tưởng và tổ
chức).
Quần chúng đã sẵn sàng (họ đã được giác ngộ, được tổ chức lại, sẵn sàng hy
sinh chiến đấu vì thắng lợi của cách mạng).
Trong các nhân tố chủ quan thì sự lãnh đạo của đảng cộng sản giữ vai trò quan
trọng nhất. Điều này được Thể hiện qua các nội dung:
Định ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn.
Có nhận định đúng về tình thế cách mạng.
Chủ động tạo và chớp thời cơ, lãnh đạo và tổ chức quần chúng kiên
quyết đấu tranh giành thắng lợi.
Lưu ý:
Tình thế cách mạng xuất hiện khi:
Giai cấp thống trị có sự khủng hoảng về chính trị, không thể thống trị như trước.
Nỗi cùng khổ, quẫn bách của giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn
lúc bình thường, họ không thể sống như trước được nữa.
Giai cấp lãnh đạo đã có đủ năng lực lãnh đạo; tính tích cực của quần
chúng được nâng lên rõ rệt.
Thời cơ cách mạng:
Nó nằm trong tình thế cách mạng, nghĩa là lúc tình thế cách mạng đã
phát triển đến độ chín muồi.
Khi: Giai cấp thống trị hoang mang, xâu xé lẫn nhau.
Quần chúng trung gian đang ngả về phía cách mạng. Lực lượng cách
mạng đã sãn sàng với trình độ quả cảm nhất.
Cách mạng đã có sự ủng hộ tích cực của quốc tế và khu vực.
Thực tế đã chứng minh: nếu không có sự thống nhất gữa điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan thì cách mạng chưa thể nổ ra và giành thắng lợi (Tức
là tình thế và thời cơ cách mạng chưa xuất hiện, chưa chín muồi)
Ví dụ: Ở Việt Nam năm 1945: Khi Nhật – Pháp bắn nhau chính là thời cơ để
cách mạng giành thắng lợi.
Như vậy: Việc nhận biết tình thế, tạo và chớp thời cơ là một nghệ thuật. Phải có
sự nghiên cứu sâu sát cụ thể mới nhận biết được.
- Giai đoạn cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội:
+ Điều kiện khách quan:
Đã thiết lập được nền chuyên chính vô sản, thiết lập được quan hệ sản xuất
mới phù hợp để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
18
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được tiến hành trong bối cảnh thế giới, khu vực có
nhiều thuận lợi, nhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn, thách thức.
+ Nhân tố chủ quan:
Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc… -> Kết
quả của công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào
việc giải quyết mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
Thực tế cho thấy: Liên Xô sai lầm trong cải tổ.
Việt Nam trước đây do sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách
quan, cho nên đất nước lâm vào khó khăn. Trong công cuộc đổi mới thì chúng ta
đã nhận thức lại, đã giải quyết tốt mối quan hệ này, cho nên đã và đang giành được
thắng lợi (liên hệ hiện nay cách mạng VN đang đứng trước những thời cơ và thách
thức lớn)
Tóm lại: Sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là vấn
đề mang tính quy luật, nó quyết định đến việc nổ ra và giành thắng lợi của cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Sử dụng bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến trong đấu tranh giành
và giữ chính quyền
* Khái niệm: Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng lao động mà
nòng cốt là liên minh công – nông – trí do Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Lực lượng cách mạng: là quần chúng nhân dân lao động, nòng cốt là liên minh
công – nông – trí.
- Về tổ chức: bao gồm sức mạnh của lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của quần
chúng.
- Về phương thức sử dụng: Được sử dụng trong nhiều hình thức đấu tranh,
song về cơ bản là kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
*Vì sao phải sử dụng lực lượng cách mạng:
Xuất phát từ bản chất của giai cấp thống trị:
- Chúng không bao giờ nhường chính quyền cho giai cấp khác, không bao
giờ từ bỏ đặc quyền, đặc lợi và địa vị thống trị của chúng. Chúng luôn ra sức củng
cố bộ máy bạo lực để thực hiện mưu đồ chính trị của chúng.
- Khi đã mất địa vị thống trị thì chúng sẽ sử dụng mọi thủ đoạn bạo lực để
phản kích quyết liệt hòng khôi phục địa vị của mình.
19
Vì thế giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động phải sử dụng
bạo lực cách mạng cả trong đấu tranh giành chính quyền, cả trong giữ chính quyền.
Lưu ý:
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn có khả năng giành thắng lợi bằng
phương pháp hoà bình. Nhưng khả năng này rất quý và hiếm, và phương pháp hoà
bình vẫn phải dựa trên cơ sở bạo lực cách mạng của quần chúng thì mới phát huy
được tác dụng (Ví dụ Hiệp định Pari năm 1973 dược ký kết tại Pari bộc quân Mỹ
phải rút quân hoàn toàn tại Việt Nam)
Chính vì vậy Lênin khẳng định: Bạo lực là quy luật phổ biến của mọi cuộc cách
mạng.
+ Hiện nay quan hệ trên thế giới đang chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại,
vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau; hơn nữa các lượng thù địch vẫn đang sử dụng
bạo lực phản cách mạng kết hợp với răn đe quân sự để chống phá sự nghiệp cách
mạng, vì vậy chung ta chưa thể loại bỏ bạo lực cách mạng ra khỏi đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc, chưa thể thay thế bạo lực cách mạng bằng sử dụng phương
pháp hoà bình đơn thuần.
Phê phán: Mơ hồ về con đường hoà bình, từ bỏ đấu tranh giai cấp, đấu
tranh cách mạng; Tuyệt đối hoá bạo lực, đặc biệt là trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
3. Quy luật cách mạng không ngừng
* Cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo là một quá trình
phát triển liên tục, không ngừng nhưng phải trải qua từng giai đoạn. Thông qua việc
hoàn thành mục tiêu của các giai đoạn để tiến tới hoàn thành mục tiêu cuối cùng.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa mang tính liên tục, vừa mang tính giai
đoạn (không dễ dàng nhưng cũng không dừng lại giữa chừng)
- Tiến hành cách mạng dân chủ là để tiến hành mục tiêu trước mắt; tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa là để tiến tới hoàn thành mục tiêu cuối cùng.
* Tùy vào điều kiện cụ thể mà giai cấp vô sản phải chủ động tham gia vào
các cuộc cách mạng với vị trí vai trò, nội dung phương pháp khác nhau. Cụ thể:
- Khi chủ nghĩa tư bản đang lên, giai cấp tư sản còn tiến bộ và giữ vai trò
trung tâm của lịch sử, giai cấp vô sản còn hạn chế về nhiều mặt thì:
Giai cấp vô sản phải tham gia vào cách mạng dân chủ tư sản với tư cách là
một lực lượng chính trị độc lập để đánh đổ chế độ phong kiến. Sau khi giành thắng
lợi, giai cấp vô sản phải liên minh với các giai cấp khác (giai cấp nông dân) quay
20
lại đánh đổ giai cấp tư sản, giành chính quyền và tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Tức là: giai cấp vô sản đi theo kẻ thù để đánh đổ kẻ thù của kẻ thù mình, chứ
không thụ động ngồi chờ. Có như vậy mới thúc đẩy nhanh tiến trình cách mạng.
- Khi chủ nghĩa tư bản phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư
sản đã trở nên lỗi thời và lạc hậu; giai cấp vô sản phát triển mạnh về mọi mặt, đủ sức
lãnh đạo cách mạng thì:
Giai cấp vô sản phải giành lấy quyền lãnh đạo cách mạng tư sản để đánh đổ
chế độ phong kiến (cho nên gọi là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới). Sau khi
giành được chính quyền thì chuyển ngay lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Giữa hai cuộc cách mạng này không có bức tường ngăn cách, trong đó cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới là tiền đề, điều kiện cho cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Điều kiện của sự chuyển biến:
Thường xuyên nắm vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Không ngừng xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Nền chuyên chính công nông được củng cố và tăng cường để tiến lên làm
nhiệm vụ CCVS
Tóm lại: Thực chất của việc thực hiện sự chuyển biến không ngừng từ CMDC
lên cách mạng xã hội chủ nghĩa là việc vận dụng lý luận cách mạng không ngừng
của chủ nghĩa Mác – Lênin.
* Liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- Ngay tư khi mới ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định trong chính
cương, sách lược vắn tắt của Đảng: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Đảng xác định nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc và đánh phong kiến
giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, sau đó bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đây là sự trung thành và
vận dụng sáng tạo tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin và
hoàn toàn phù hợp với cách mạng nước ta.
- Qua các giai đoạncách mạng, Đảng ta luôn xác định những nhiệm vụ mục tiêu
cho từng giai đoạn cách mạng cụ thể:
+ Giai đoạn 1930 - 1945: Đánh đổ thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến
tay sai, giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân cày.
21
+ Giai đoạn 1945 – 1954: Đánh đổ đế quốc giành độc lập dân tộc, đánh đổ địa
chủ phong kiến để thực hiện người cày có ruộng. Hoàn thành các nhiệm vụ còn lại
của cách mạng dân chủ nhân dân, chuẩn bị các điều kiện để đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Giai đoạn 1954 – 1975: Đảng xác định đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng đó là; tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam.
+ Giai đoạn từ 1975 đến nay: cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
* Ý nghĩa đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Cần nắm vững tính tất yếu, khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa,
nhận thức đúng đắn lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa, từ đó có niềm tin vào con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
- Nhận thức đúng đắn tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài, khó
khăn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Từ đó xác định
thái độ, trách nhiệm đúng đắn đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay.
- Có cơ sở khoa học để đấu tranh với các quan điểm sai trái chống phá con
đường đổi mới, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải
phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn
thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ
nghĩa thì mới giành thắng lợi hoàn toàn”.
KẾT LUẬN
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân
lãnh đạo thông qua đội tiền phong của mình là Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm xóa
bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội , chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Đây
là cuộc cách mạng toàn diện nhất, sâu sắc nhất, triệt để nhất, lâu dài nhất và triệt để
nhất trong lịch sử. Nó diễn ra và giành thắng lợi là một tất yếu khách quan. Để
thắng lợi triệt để trong cuộc cách mạng đó đòi hỏi Đảng cộng sản phải nắm vững
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa, biết vận dụng
phù hợp điều kiện thực tiễn đặt ra. Trong tình hình hiện nay, trước sự chống phá
quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Mỗi chúng ta phải nêu cao
tinh thần cách mạng, nắm vững bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác
– Lênin noi chung và lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Từ đó xác định
22
rõ trách nhiệm, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm thù địch,
bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Những vấn đề nghiên cứu:
1. Làm rõ tính tất yếu khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa? Phê phán tư
tưởng sai trái hiện nay?
2. Phân tích nội dung, tính chất cách mạng xã hội chủ nghĩa? Liên hệ thực tiễn
ở Việt Nam hiện nay?
23