Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÍCH các tác PHẨN c mác , v i lên NIN, PH ENGGHEN về PHONG TRÀO CỘNG sản và CÔNG NHÂN QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.67 KB, 162 trang )

Phần 1
Những luận điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
về sự ra đời, phát triển và nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân
1.1 Về giai cấp công nhân
1.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân
1. “Cũng vậy, tôi thường dùng những từ: người lao động hoặc công
nhân (working men) và người vô sản, giai cấp công nhân, giai cấp không có
của, giai cấp vô sản như những từ đồng nghĩa”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác
- Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.327 328)
- Công nhân công trường thủ công
2. “Lịch sử giai cấp công nhân Anh bắt đầu từ nửa thứ hai của
thế kỷ XVIII, cùng với việc phát minh ra máy hơi nước và những máy
làm bông. Như ta đã biết, những phát minh ấy đã gây nên một bước
nhảy vọt trong cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng mà hiện
nay người ta chỉ vừa mới bắt đầu nhận thức được ý nghĩa lịch sử toàn
thế giới của nó thì đồng thời nó cũng đã làm biến đổi toàn bộ xã hội
công dân”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác
- Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.331)
3. “Phát minh đầu tiên làm thay đổi sâu sắc tình cảnh của
người lao động Anh là cái máy sợi gien-ny của anh thợ dệt Giêm-xơ
Hác-gri-xơ ở Xtan-hin, gần Blếch-bớc, Bắc Lan-kê-sia (năm 1764). Cái
máy ấy là tiền thân thô sơ của cái máy mun sau này; người ta quay
máy bằng tay; nhưng các xa quay tay thường chỉ có một cọc suốt,
thì máy này có từ mười sáu đến mười tám cọc suốt do một công
nhân điều khiển. Nhờ vậy, có thể sản xuất được rất nhiều sợi hơn
trước; trước kia cứ một người thợ dệt thì phải ba người kéo sợi luôn
tay, mà thường không bao giờ có đủ sợi và người thợ dệt nhiều khi
phải chờ đợi, ngày nay thì sợi lại nhiều quá sức làm của số thợ dệt hiện
có”.




2
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.334 - 335)
- Công nhân công nghiệp
4. “Như vậy là giai cấp thợ dệt kiêm dân cày dần dần mất hẳn đi và
trở thành giai cấp thợ dệt mới, hoàn toàn sống bằng tiền công, không có
chút tài sản nào, ngay cả tài sản giả tạo dưới hình thức một mảnh đất đi
thuê cũng không có và như vậy họ đã trở thành những người vô sản
(working men)”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.335)
5. “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy,- đó là sứ mệnh lịch sử
của giai cấp vô sản hiện đại. Nghiên cứu những điều kiện lịch sử và do đó,
nghiên cứu chính ngay bản chất của sự biến đổi ấy, và bằng cách ấy làm cho
giai cấp hiện nay đang bị áp bức và có sứ mệnh hoàn thành sự nghiệp ấy hiểu
rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ - đó là nhiệm
vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học, sự thể hiện về mặt lý luận của phong trào
cộng sản”.
(Ph.Ăngghen: “Chống Đuy – Rinh”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn
tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.393)
“Mục đích của nó và nhiệm vụ lịch sử của nó được tình hình sinh hoạt
của bản thân nó cũng như toàn bộ tổ chức của xã hội tư sản hiện đại, chỉ ra từ
trước một cách rõ rệt nhất và không thể chối cãi được. Một bộ phận lớn trong
giai cấp vô sản Anh và Pháp đã có ý thức về nhiệm vụ lịch sử của mình và
không ngừng cố gắng làm cho ý thức đó đạt tới mức hoàn toàn rõ rệt, điều đó
bất tất phải nói đến nhiều”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Gia đình thần thánh”, C.Mác - Ph.Ăngghen
toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.56)
6. “Về bản chất, phong trào Hiến chương là một hiện tượng có tính chất
xã hội”.

(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.620)
2


3
7. “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân.
Nếu họ còn thì chúng ta sẽ cứu vãn và khôi phục lại được tất cả”.
(V.I. Lênin: “Đại hội I toàn Nga của ngành giáo dục ngoài nhà
trường”, Lênin toàn tập, Tập 38, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.1995, Tr. 430)
8. “Giai cấp vô sản đang thi hành bản án mà chế độ tư hữu, trong khi đẻ
ra giai cấp vô sản, đã làm ra cho mình, cũng giống như nó đang thi hành, bản
án mà lao động làm thuê, trong khi sản xuất ra sự giàu có cho kẻ khác và sự
khốn cùng cho bản thân, đã làm ra cho mình… vì rằng chỉ có sự tiêu diệt và
tiêu diệt mặt đối lập của mình thì nó mới giành được sự thắng lợi”.
(C.Mác và Ph.Ăng ghen: “Gia đình thần thánh”, C.Mác - Ph.Ăngghen
toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.55)
- Quan niệm giai cấp vô sản
9. “Giai cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập. Với tính cách
như vậy, chúng hợp thành một chỉnh thể thống nhất nào đó. Cả hai đều là
sản phẩm của thế giới chế độ tư hữu. Toàn bộ vấn đề là ở chỗ mỗi yếu tố
trong hai yếu tố đó chiếm một địa vị xác định như thế nào trong sự đối
lập. Chỉ tuyên bố rằng chúng là hai mặt của một chỉnh thể thống nhất thì
chưa đủ”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Bình luận có tính phê phán số 2”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.54)
- Quan niệm giai cấp vô sản hiện đại
10. “Những người vô sản đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp và
trực tiếp do công nghiệp sản sinh ra; vì vậy chúng ta chú ý trước tiên tới
những công nhân công nghiệp tức là những người chế biến nguyên liệu.
Sự sản xuất vật liệu cho công nghiệp, nghĩa là nguyên liệu và nhiên liệu,
chỉ do có cuộc cách mạng công nghiệp mới có ý nghĩa quan trọng và

cũng chỉ lúc đó, mới sản sinh một loại hình mới của giai cấp vô sản, đó
là những công nhân mỏ than và mỏ kim loại”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.353)
11. “Trong hàng ngũ của bản thân giai cấp vô sản công nghiệp, chúng ta
cũng phát hiện thấy có sự phụ thuộc ấy; chúng ta sẽ thấy những công nhân công
3


4
xưởng, con đầu lòng của cách mạng công nghiệp, ngay từ đầu cho tới ngày nay,
đã là hạt nhân của phong trào công nhân, còn các công nhân khác tham gia
phong trào theo mức độ nghề thủ công của họ bị cách mạng công nghiệp xâm
chiếm như thế nào. Như vậy thì lấy tỷ dụ về nước Anh để xem xét sự trùng hợp
đó giữa phong trào công nhân và sự phát triển của công nghiệp, chúng ta sẽ hiểu
rõ hơn ý nghĩa lịch sử của công nghiệp”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.353 - 354)
12. “Chủ nghĩa tư bản đã đưa những ngành công nghiệp chủ yếu
đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí; khi xã hội hóa sản xuất như vậy,
chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những điều kiện vật chất cho chế độ mới, và
đồng thời cũng tạo ra một lực lượng xã hội mới: giai cấp công nhân
công xưởng - nhà máy, giai cấp vô sản thành thị”.
(V.I. Lênin: “Những người bạn dân là thế nào”, Lênin toàn tập, Tập 1,
Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.1979, Tr.234 - 235)
13. “Dù cho những ví dụ mà tôi đưa ra có ít hơn nữa, thì mọi người
vẫn phải đồng ý với tôi là công nhân Anh không thể cảm thấy hạnh phúc
trong tình cảnh của họ, trong tình cảnh mà bất luận là cá nhân hay là toàn
thể giai cấp cũng đều không thể sống, cảm giác và suy nghĩ như con
người được. Hiển nhiên, công nhân phải tìm cách thoát khỏi cái tình cảnh
đã biến họ thành súc vật ấy, phải đấu tranh cho một tình cảnh tốt hơn,
hợp với con người hơn. Nếu họ không đấu tranh chống lại lợi ích của

giai cấp tư sản - lợi ích đó chính là ở chỗ bóc lột công nhân - thì cố
nhiên không thể đạt được điều ấy”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác và
Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.592)
14. “Mác và Ăngghen là những người đầu tiên đã chỉ ra rằng,… không
phải những mưu toan thiện ý của những cá nhân hào hiệp, mà chính là cuộc
đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản có tổ chức”.
(V.I. Lênin: “Phri - đrích Ăng – ghen”, Lênin toàn tập, Tập 2, Nxb Tiến bộ,
Mát-xcơ-va.1995, tr.3)
4


5
15. “Một bộ phận dân cư ngày càng nhiều đã bỏ hẳn nông thôn và nông
nghiệp; họ tụ tập lại ở những thành phố, ở các thôn xóm và thị trấn có công
xưởng và công nghiệp, họ hợp thành một giai cấp đặc biệt gồm những người
không có một tí của riêng nào cả, tức là giai cấp công nhân vô sản làm thuê,
chỉ sống bằng cách bán sức lao động của mình thôi”.
(V.I. Lênin: “Dự thảo và thuyết minh cương lĩnh của Đảng dân chủ - xã
hội”, Lênin toàn tập, Tập 2, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.1978, Tr.104)
16. “…nền đại công nghiệp cơ khí đã tạo điều kiện cho công nhân làm
thuê trong nông nghiệp gần gũi với công nhân làm thuê trong công nghiệp: một
là, nói chung, đại công nghiệp cơ khí đem chế độ sinh hoạt công thương nghiệp
vào nông thôn, ban đầu chế độ này ra đời ở các trung tâm phi nông nghiệp; hai
là, đại công nghiệp cơ khí khiến cho nhân khẩu có tính chất lưu động và tạo ra
thị trường rộng lớn cung cấp công nhân nông nghiệp và công nghiệp; ba là, khi
đại công nghiệp cơ khí đem máy móc áp dụng vào nông nghiệp thì trong nông
thôn đã xuất hiện ra những công nhân công nghiệp thành thạo có mức sinh hoạt
cao hơn một cách rõ rệt”.
(V.I. Lênin: “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”, Lênin toàn tập,

Tập 3, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.1978, Tr.682 - 683)
17. “…cuộc đấu tranh đó tất nhiên sẽ trở thành một cuộc chiến tranh
không phải là chống những cá nhân mà chống cả một giai cấp, chính cái
giai cấp không phải chỉ ở trong các công xưởng và nhà máy, mà bất
cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, cũng đều áp bức và đè nặng lên người
lao động. Cho nên người công nhân công xưởng - nhà máy chẳng
qua chỉ là người đại biểu tiên tiến cho toàn thể dân chúng bị bóc
lột mà thôi”.
(V.I. Lênin: “Những “người bạn dân” là thế nào”, Lênin toàn tập, Tập 1,
Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.1978, Tr.384)
18. “…lòng phẫn nộ sâu sắc của toàn thể giai cấp công nhân, đối với
những kẻ giàu có đã bóc lột có hệ thống những người lao động, rồi sau đó lại
nhẫn tâm bỏ mặc thây họ. Lòng phẫn nộ ấy chẳng bao lâu nữa ( người ta hầu
như có thể tính trước được ”sẽ bùng nổ thành một cuộc cách mạng, mà nếu
5


6
đem so sánh với cuộc cách mạng đó thì cuộc cách mạng Pháp đầu tiên vào
năm 1794 chỉ là một trò trẻ con”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của người lao động ở Anh”, C.Mác - Ph.Ăng
ghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.351-352)
19. “Nhưng mặt khác, bất cứ lúc nào, công nhân cũng thấy giai cấp tư sản
coi họ là đồ vật, là tài sản của chúng, chỉ một điểm này cũng làm cho công nhân trở
thành kẻ thù của giai cấp tư sản…Sở dĩ giai cấp công nhân Anh có năng lực chống
lại sự bạo ngược của bọn có của một cách mãnh liệt đến thế là nhờ họ tự giáo dục
mình, hay đúng hơn là nhờ họ không được giáo dục”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của người lao động ở Anh”, C.Mác - Ph.Ăng
ghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995, Tr.592)
20. “…trong mỗi phong trào lớn của giai cấp tư sản, lại xuất hiện

những phong trào độc lập của giai cấp vốn là tiền thân ít nhiều phát triển của
giai cấp vô sản hiện đại”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng
đến khoa học”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 19, Nxb CTQG, H.1995,
Tr.277 - 278)
21. “Đại công nghiệp kéo người công nhân công trường thủ công ra
khỏi điều kiện gia trưởng của họ; họ mất mất hết mọi tài sản cuối cùng của họ
và chỉ khi đó họ mới trở thành người vô sản”.
(Ph.Ăngghen: Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, C.Mác và
Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.462)
22. “Trong tất cả giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ
có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều
suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp
vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1996, Tr.610)
- Phát triển của phong trào đấu tranh:
23. “Công nghiệp nhỏ đã tạo nên giai cấp tư sản, công nghiệp lớn đã
tạo nên giai cấp công nhân và đưa một số ít kẻ được lựa chọn trong giai cấp
6


7
tư sản lên ngai vàng, nhưng cũng là để rồi một ngày kia lật đổ họ xuống
càng chắc chắn hơn”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác và
Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.354)
24. “Giai cấp tư sản Anh hiện chỉ còn có một trong hai con đường: hoặc
là tiếp tục nắm chính quyền bất chấp cái tội giết người không chối cãi được đang
đè nặng trên vai nó, hoặc là tự rút lui khỏi chính quyền vì lợi ích của giai cấp
công nhân. Cho đến nay, họ vẫn thích con đường thứ nhất”.

(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.465)
25. “Tình cảnh giai cấp công nhân là cơ sở thực tế và là xuất phát
điểm của mọi phong trào xã hội hiện đại, bởi vì nó là biểu hiện sâu sắc
nhất và rõ rệt nhất của những tai họa xã hội của chúng ta hiện nay.
Chính từ đó mà đã trực tiếp phát sinh chủ nghĩa cộng sản của công nhân
Pháp và Đức và gián tiếp phát sinh chủ nghĩa Phu-ri-ê và chủ nghĩa xã
hội Anh cũng như chủ nghĩa cộng sản của giai cấp tư sản trí thức ở Đức.
Cho nên để có một cơ sở vững chắc, một mặt cho những lý luận xã hội
chủ nghĩa, mặt khác cho những kiến giải về quyền tồn tại của những lý
luận ấy, để chấm dứt mọi điều mơ tưởng và bịa đặt pro et contra, thì việc
nghiên cứu những điều kiện sinh sống của giai cấp vô sản là một điều
hoàn toàn cần thiết. Song chỉ ở Đại Bri-ten và ở chính tại nước Anh,
những điều kiện sinh sống của giai cấp vô sản mới có được hình thức
điển hình toàn vẹn của nó; và đồng thời cũng chỉ có ở nước Anh, những
tư liệu cần thiết mới được thu thập khá đầy đủ và được các cuộc điều tra
chính thức xác nhận theo yêu cầu của sự trình bày vấn đề một cách khá
tường tận”.
(C.Mác và Ph. Ăngghen: “Lời tựa”, C.Mác - Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 2,
Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.325)
- Quan niệm giai cấp công nhân
26. “Để kết luận, tôi nêu thêm hai nhận xét nữa. Thứ nhất, tôi đã
luôn luôn dùng danh từ Mittelklasse theo nghĩa của tiếng Anh middleclass (hoặc như người ta thường dùng middle-classes), để chỉ, cũng
7


8
như tiếng Pháp bourgeoisie, giai cấp hữu sản tức là giai cấp có của,
khác với cái gọi là quý tộc, cái giai cấp ở Anh và Pháp thì trực tiếp
nắm chính quyền, và ở Đức thì gián tiếp nắm chính quyền dưới danh
nghĩa "dư luận xã hội". Cũng vậy, tôi thường dùng những từ: người lao

động hoặc công nhân (working men) và người vô sản, giai cấp công
nhân, giai cấp không có của, giai cấp vô sản như những từ đồng nghĩa.
Thứ hai, trong phần lớn lời trích dẫn, tôi đã nêu rõ tác giả thuộc đảng
phái nào, bởi vì phái tự do hầu như luôn luôn cố tìm cách nhấn mạnh sự
bần cùng ở các vùng nông nghiệp và phủ nhận sự bần cùng ở các vùng
công xưởng, và ngược lại, phái bảo thủ thì lại thừa nhận sự bần cùng ở
các vùng công xưởng, nhưng lại không muốn thừa nhận sự bần cùng ở
các vùng nông thôn. Cũng vì vậy, khi tôi không có tài liệu chính thức,
mà muốn mô tả tình cảnh của những người lao động công nghiệp, tôi
thường dùng dẫn chứng của phái tự do để đập giai cấp tư sản tự do bằng
chính ngay dẫn chứng của họ, và tôi chỉ dẫn tài liệu của phái bảo thủ
hay phái Hiến chương khi mà do chính kinh nghiệm bản thân, tôi được
biết rằng sự kiện ấy là đúng, hoặc khi tiếng tăm của bản thân tác giả
hay bài văn của tác giả tôi trích dẫn khiến tôi tin tưởng được rằng điều
dẫn chứng ấy là xác thực”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.327 - 328)
1.1.2. Sự hình thành giai cấp công nhân
- Cơ sở xã hội
27. “…đa số những người bãi công đã tìm được việc làm ở đâu đó tại
nơi khác sau khi lâm vào cảnh thất nghiệp một thời gian dài hay ngắn và
cảnh túng thiếu do thất nghiệp trong đó họ có niềm an ủi là họ đã nhận thức
được rằng họ đã không để mất phẩm giá và đã duy trì được mức tiền công
của các đồng chí của mình”.
(Ph.Ăngghen: “Bổ sung vào sự nhận định Tình cảnh của giai cấp lao
động ở Anh”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 42, Nxb CTQG, Hà
Nội.1995, Tr.399)
8


9

28. “Hiện giờ, có một sự việc không thể chối cãi được và rất dễ hiểu
là giai cấp tiểu tư sản rất đông đảo của “thời đại hoàng kim cũ” đã bị công
nghiệp tiêu diệt và phân hoá một mặt, thành những nhà tư bản giàu có, mặt
khác, thành những người lao động bần cùng”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.354)
- Cơ sở kinh tế sản xuất
29. “Như vậy là giai cấp thợ dệt kiêm dân cày dần dần mất hẳn đi
và trở thành giai cấp thợ dệt mới, hoàn toàn sống bằng tiền công, không
có chút tài sản nào, ngay cả tài sản giả tạo dưới hình thức một mảnh đất
đi thuê cũng không có và như vậy họ đã trở thành những người vô sản
(working men). Thêm vào đó, mối quan hệ trước đây giữa người kéo sợi
và người dệt vải cũng bị xoá bỏ”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.335)
30. “Đấy là tóm tắt lịch sử công nghiệp Anh trong sáu mươi năm
gần đây, một thiên lịch sử chưa từng thấy trong sử sách của loài người.
Cách đây sáu mươi - tám mươi năm, nước Anh là một nước giống như
mọi nước khác. Nhưng sản phẩm quan trọng nhất của cuộc cách mạng
công nghiệp ấy là giai cấp vô sản Anh”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.348)
31. “Chúng ta thấy việc sử dụng máy móc đã dẫn đến sự ra đời
của giai cấp vô sản như thế nào. Công nghiệp mở mang nhanh chóng
đòi hỏi phải có bàn tay công nhân; tiền lương tăng lên và do đó từng
đám lao động từ các khu công nghiệp lũ lượt kéo ra thành thị. Dân số
tăng lên nhanh chóng lạ thường, và hầu hết số dân tăng đó là thuộc về
giai cấp công nhân. Mặt khác, ở Ai-rơ-len, mãi đến đầu thế kỷ XVIII tình
hình mới được yên tĩnh; ở đây dân số đã giảm mất trên một phần mười
do bị người Anh tàn sát một cách dã man trong các cuộc nổi dậy trước
kia, ngày nay cũng tăng lên nhanh, đặc biệt là từ khi sự phát triển của
công nghiệp bắt đầu thu hút rất nhiều người Ai-rơ-len sang Anh. Những
9



10
thành phố công xưởng và thương nghiệp lớn của Đại Bri-ten đã được mọc
lên như thế, trong đó ít ra cũng có ba phần tư dân số là thuộc giai cấp
công nhân, còn giai cấp tiểu tư sản chỉ gồm những người tiểu thương và
một số rất ít thợ thủ công. Nhưng, nền công nghiệp mới ra đời có thể lớn
mạnh nhanh chóng như vậy chỉ là vì nó đã thay công cụ bằng máy móc,
thay xưởng thợ bằng công xưởng”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.348 - 349)
- Thời gian ra đời giai cấp công nhân
32. “Lịch sử giai cấp công nhân Anh bắt đầu từ nửa thứ hai của
thế kỷ XVIII, cùng với việc phát minh ra máy hơi nước và những máy
làm bông. Như ta đã biết, những phát minh ấy đã gây nên một bước nhảy
vọt trong cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng mà hiện nay
người ta chỉ vừa mới bắt đầu nhận thức được ý nghĩa lịch sử toàn thế giới
của nó thì đồng thời nó cũng đã làm biến đổi toàn bộ xã hội công dân.
Anh là nước điển hình về sự biến đổi ấy, biến đổi càng tiến hành lặng lẽ,
thì càng mạnh mẽ; do đó, nước Anh cũng là nước điển hình về sự phát
triển của giai cấp vô sản, kết quả chủ yếu của sự biến đổi đó. Chỉ có ở
Anh mới có thể nghiên cứu toàn diện giai cấp vô sản trên tất cả các mối
quan hệ của nó”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.331)
1.1.1. Đặc điểm giai cấp công nhân
- Về tính chất lao động
33. “Ở đây có điều gì lạ? Việc mở rộng các xí nghiệp,việc tăng cường
sự dụng các máy móc ,việc thay công nhân lớn tuổi bằng phụ nữ và trẻ em
ngày càng nhiều và việc kéo dài ngày lao động - tất cả những cái đó diễn ra
cùng một lúc với sự hồi sinh của thương nghiệp. Các bà mẹ và trẻ em đi làm ở
các công xưởng càng đông thì số người đi học càng ít. Và cuối cùng, các bạn

mang lại cho các bậc cha mẹ và con cái của họ khả năng trình độ học vấn kiểu
nào? Tờ “Economist” trả lời: cái khả năng học được cách kìm giữ sự phát
triền dân số mà ông Man tút đã quy định. Học vấn, - ông Cốp-đen nói, - sẽ
10


11
cho công nhân thấy rằng những nhà ở bẩn thỉu, không được thông gió tốt,
chật trội không thể là phương tiện tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và hồi phục sức
lực. Song các bạn có thể cứu con người một cách thành công như vậy khỏi
chết đói bằng cách giải thích cho họ rằng các quy luật của tự nhiên đòi hỏi cơ
thể của con người luôn luôn phải có cái ăn”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Vấn đề công nhân”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội.1993, Tr.605)
- Đời sống vật chất
34. “Tình cảnh của giai cấp công nhân cũng tức là tình cảnh của
tuyệt đại đa số nhân dân Anh. Đó là vấn đề số phận của hàng triệu người
không tài sản ấy như thế nào, những người làm ngày nào xào ngày ấy”.
(Ph.Ăngghen: (Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh), C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.350)
35. “Nếu anh ta may mắn có được việc làm, nghĩa là nếu giai
cấp tư sản ban cho anh ta cái đặc ân là dùng anh ta để làm giàu, thì
anh ta sẽ có được đồng lương chỉ vừa suýt soát đủ để giữ cho thần
hồn khỏi lìa thần xác; nếu không kiếm được việc làm, thì anh ta có thể
đi ăn cắp”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.360)
36. “Chính vậy, trật tự xã hội đã làm cho công nhân hầu như không
thể có đời sống gia đình. Trong một gian nhà bẩn thỉu nhớp nháp, thậm
chí chưa đáng làm chỗ ngủ, đồ đạc tồi tàn, thường không che nổi mưa
gió, không được sưởi ấm, thiếu không khí và quá đông người ở, không
thể có hạnh phúc gia đình được. Người chồng làm việc cả ngày, người vợ
và các con lớn thường cũng như vậy, tất cả đều làm ở những địa điểm

khác nhau, chỉ gặp nhau sáng sớm và buổi tối, thêm nữa, lại luôn luôn bị
rượu chè lôi cuốn - trong hoàn cảnh như vậy, đời sống gia đình sẽ ra
sao?”
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen, toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.490)
11


12
37. “Giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai
cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm
được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm
tư bản - cũng phát triển theo. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để
kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như
bất cứ món hàng nào khác; vì thế họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh
tranh, mọi sự lên xuống của thị trường”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác
- Ph.Ăngghen, toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.605)
38. “Cái vực thẳm ngăn cách giữa người chiếm hữu tư liệu sản xuất với
người công nhân, đã mở ra rộng lớn … nhưng, xí nghiệp nhỏ ngày càng nhiều
lên, việc duy trì mối liên hệ với ruộng đất, việc giữ gìn những tập quán trong
lao động và trong sinh hoạt, - tất cả tình hình đó tạo nên một số lớn những yếu
tố trung gian giữa hai cực của công trường thủ công và cản trở sự phát triển
của hai cực”.
(V.I. Lênin: “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”, Lênin toàn tập,
Tập 3, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.1976, Tr.686)
39. “...bị sự cạnh tranh của bọn tư bản lớn hơn đánh bại, một phần vì sự
khéo léo nhà nghề của họ bị những phương pháp sản xuất mới làm giảm giá
trị đi. Thành thử giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của
dân cư”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác

- Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.606 - 607)
40. “...tích lũy tư bản chủ nghĩa không ngừng sản xuất ra, và hơn nữa
lại sản xuất ra một cách tỷ lệ với tinh lực và quy mô của nó, một nhân khẩu
công nhân thừa tương đối, tức là thừa với nhu cầu trung bình của việc tăng lên
của tư bản, và do đó, là nhân khẩu công nhân thừa, hay là nhân khẩu công
nhân phụ thêm”.
(C.Mác: “Tư bản (Phê phán khoa kinh tế chính trị)”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995, Tr.887)
41. “...hầu như chỉ còn là số tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì đời
sống và nòi giống của anh ta mà thôi. Nhưng giá cả của lao động cũng như
12


13
giá cả mọi hàng hóa, lại bằng chi phí sản xuất ra nó. Cho nên lao động càng
trở nên thiếu hấp dẫn thì tiền công càng hạ”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác
- Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.605 - 606)
42. “Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công
nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân
phải phục vụ máy móc”.
(C.Mác:“Tư bản" (Phê phán khoa kinh tế chính trị), C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.605)
43. “Những sự phân biệt về lứa tuổi và giới tính không còn có ý nghĩa
xã hội gì nữa đối với giai cấp công nhân. Tất cả đều là công cụ lao động mà
chi phí thì thay đổi tùy theo lứa tuổi và giới tính”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác
- Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995, Tr.606)
44. “...chỉ có thể giữ được ý thức và tình cảm xứng đáng với con người
nhờ cái lòng căm thù sôi sục và nỗi phẫn khích bên trong không gì dập tắt nổi
được đối với giai cấp tư sản giàu có đang cầm quyền”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.471)

45. “... làm cho bọn chủ xưởng thấy rằng họ căm phẫn; họ thử dùng lực
lượng phối hợp của họ để thoát khỏi một cảnh ngộ không sao chịu nổi được
nữa, nhưng họ còn chưa biết được đích xác vì sao cảnh ngộ của họ lại tuyệt
vọng đến thế và họ chưa biết phải hướng đến chỗ nào”.
(V.I. Lênin: “Bàn về bãi công”, Lênin toàn tập, Tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơ-va.1978, Tr.367)
46. “...thời gian và kinh nghiệm để cho người công nhân phân biệt được
máy móc với việc sử dụng máy móc theo kiểu tư bản chủ nghĩa, do đó mà
chuyển sự tấn công vào tư liệu sản xuất vật chất sang việc tấn công vào cái
hình thái xã hội khai thác chúng”.
(C.Mác: “Tư bản” (Phê phán khoa kinh tế chính trị), C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.613-614)
13


14
47. “Sự thừa thãi của những kim loại quý tăng lên" (dĩ nhiên, do việc
hạ thấp giá trị thực tế của chúng) làm cho giá cả hàng hóa tăng lên nhanh hơn
giá cả của lao động; nó làm cho hoàn cảnh của công nhân giảm sút, đồng thời
làm tăng lợi nhuận của người chủ, kết quả là người chủ sẽ dùng một số tư bản
lưu động nhiều hơn để thuê công nhân”.
(C.Mác: “Những học thuyết về lao động sản xuất và lao động
không sản xuất”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 26, Nxb CTQG, Hà
Nội.1995, Tr.193)
48. “...tất cả những người tham gia bằng cách này hay cách khác vào
việc sản xuất ra hàng hóa, từ người công nhân theo đúng nghĩa của danh từ đó
cho đến người giám đốc, kỹ sư (khác với nhà tư bản)”.
(C.Mác:“Những học thuyết về lao động sản xuất và lao động
không sản xuất”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 26, Nxb CTQG, Hà
Nội.1995, Tr.196)
49. “Sự phát triển của nền sản xuất bằng máy móc tạo nên những điều
kiện vất chất cần thiết để thay chế độ lao động làm thuê bằng chế độ sản xuất

xã hội thực sự”.
(C.Mác và Ph. Ăng-ghen: “Dự án nghị quyết về hậu quả của việc sử
dụng máy móc do dưới chủ nghĩa tư bản do Tổng hội đồng đệ trình Đại hội
Bruy – xen”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 16, Nxb CTQG, Hà
Nội.1994, Tr.431)
50. “...công nhân thương nghiệp hoàn toàn là một công nhân làm thuê,
chẳng khác gì những công nhân làm thuê khác”.
(C.Mác: “Tư bản”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 25, Nxb
CTQG, Hà Nội.1995, Tr.444)
51. “Những lời tiên đoán này về số phận của giai cấp vô sản thương
nghiệp, viết từ năm 1865, đã được chứng thực như thế nào, điều đó hàng trăm
nhân viên thương nghiệp người Đức có thể kể lại cho ta rõ : họ thông thạo tất
cả các công việc thương nghiệp, biết 3- 4 thứ tiếng, mà vẫn không tìm được
việc làm ở khu công nghiệp thành phố Luân Đôn với mức tiền công 25 si linh
một tuần lễ, so với tiền công của người thợ lành nghề, thì giá đó thấp hơn
nhiều”.
14


15
(C.Mác: “Tư bản”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 25, Nxb
CTQG, Hà Nội.1995, Tr.457)
52. “...làm cho quảng đại công nhân đang còn bị đè bẹp dưới những
cảnh thiếu thốn và tối tăm, thức tỉnh, hướng tới một cuộc sống có ý thức, gieo
rắc trong số những người đó lòng căm thù chính đáng đối với bọn áp bức và
kẻ thù của tự do”.
(V.I. Lênin: “Trận kịch chiến mới”, Lênin toàn tập, Tập 5, Nxb Tiến bộ
Mát-xcơ-va.1979, Tr.17)
- Đời sống tinh thần
53. “Một khi xã hội đã đặt anh ta vào tình cảnh hầu như không thể

tránh khỏi trở nên nghiện ruợu, một khi xã hội không hề săn sóc đến anh
ta và để mặc cho anh ta trở thành đần độn, - thì xã hội làm sao còn có thể
trách anh nghiện rượu được?”
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.444)
54. “Và tôi định chứng minh rằng xã hội Anh hàng ngày hàng giờ
đều phạm phải một số tội mà báo chí công nhân Anh có đầy đủ lý do để
gọi là tội giết người có tính xã hội; rằng xã hội Anh đã đặt người công
nhân vào một tình cảnh làm cho họ không thể khoẻ mạnh và sống lâu;
rằng như vậy là xã hội không ngừng huỷ hoại dần dần cơ thể của họ và
sớm đưa họ xuống mồ. Sau đó tôi sẽ còn phải chứng minh rằng xã hội
biết rõ tình hình ấy có hại như thế nào đối với sức khoẻ và sinh mệnh
của người công nhân nhưng vẫn không làm một tí gì để cải thiện tình
hình đó”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.447)
55. “Vì vậy không lấy gì làm lạ là những người công nhân bị đối xử như súc
vật, nếu không thực sự trở thành giống như súc vật thì họ chỉ có thể giữ được ý thức
và tình cảm xứng đáng với con người nhờ cái lòng căm thù sôi sục và nỗi phẫn
khích bên trong không gì dập tắt được đối với giai cấp tư sản giàu có đang cầm
quyền. Họ chỉ còn là con người chừng nào họ lòng đầy căm giận giai cấp thống trị,
một khi họ ngoan ngoãn để cho người ta tròng ách lên cổ và chỉ tìm cách sống dễ
15


16
chịu hơn đôi chút dưới cái ách đó mà không nghĩ đến cách bẻ gãy nó đi, thì họ lại
biến thành súc vật”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.471)
- Các hình thức đấu tranh đầu tiên
56. “Hình thức sớm nhất, thô sơ nhất và ít hiệu quả nhất của sự
phản kháng là phạm tội. Công nhân phải sống nghèo khổ, bần cùng mà

lại thấy đời sống của kẻ khác khá hơn mình; anh ta không hiểu tại sao
chính anh ta là người lao động cho xã hội nhiều hơn bọn nhà giàu ăn
không ngồi rồi, mà lại phải chịu thiếu thốn như thế. Vả chăng sự quẫn
bách lại thắng lòng tôn trọng quyền sở hữu cổ truyền của anh ta, cho nên
anh ta ăn cắp”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.594)
57. “Sự chống đối của cả giai cấp công nhân đối với giai cấp tư
sản chỉ bắt đầu khi họ dùng bạo lực để chống lại việc sử dụng máy
móc, tình hình này đã xảy ra trong buổi đầu cuộc cách mạng công
nghiệp”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.594)
- Về tư tưởng
58. “Như vậy, mối liên hệ nhân quả được xác định ở đây chung quy
là như sau: việc người vô sản sống và làm việc như cái máy là một sự
thực. Nhưng vì sao người vô sản phải “làm việc như cái máy?”. Vì rằng
người thực lợi “để cho bản chất vốn có của mình bị thoái hoá”. Tại sao
người thực lợi lại để cho bản chất vốn có bị thoái hoá? Bởi vì “xã hội hiện
nay của chúng ta đã dã man hoá đến như thế”. Còn vì sao xã hội lại dã
man hoá đến như thế? Điều đó xin hỏi Thượng đế”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen, “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác - Ph.Ăngghen
toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.682)
59. “Công nhân Anh hiểu rất rõ ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa bọn địa
chủ và bọn chủ xưởng. Họ biết rất rõ rằng người ta muốn hạ giá lúa mì để giảm
16


17
tiền công, rằng địa tô giảm đi bao nhiêu thì lợi nhuận của tư bản sẽ được nâng lên
đúng bấy nhiêu”.
(C.Mác: “Diễn văn về mậu dịch tự do”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập,

Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995, Tr. 576)
60. “...nông dân thì bị áp bức ở chỗ này, bởi những đảm phụ phong
kiến, ở chỗ kia, bởi những bọn chủ nợ, bọn cho vay nặng lãi và bọn luật sư;
công nhân thành thị bị lôi cuốn vào tình trạnh bất mãn chung, cũng căm thù
chính phủ như căm thù bọn đại tư bản công nghiệp và ngày càng tiêm nhiễm
tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa; tóm lại, có cả một khối lớn
đông đảo gồm những phần tử chống đối không thuần nhất, xuất phát từ những
lợi ích khác nhau”.
(Ph.Ăngghen: “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức” , C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội.1993, Tr.40)
- Về tinh thần cách mạng
61. “Lần đầu tiên trong phong trào cách mạng năm 1848, lần đầu tiên
sau năm 1793, đã có một dân tộc bị bao vây bởi những lực lượng trội hơn của
thế lực phản cách mạng, dám đem lòng nhiệt tình cách mạng chống lại sự
hung dữ phản cách mạng hèn nhát, dám đem terreurrouge chống lại terreur
blanche. Lần đầu tiên sau một thời gian dài, chúng ta gặp một tính cách cách
mạng thật sự, một con người dám nhân danh nhân dân mình chấp nhận một
cuộc đấu tranh quyết liệt, một con người – đối với dân tộc của người ấy mà
nói thể hiện cả Đăng - tông và Các- nô trong một con người - đó là Lút- víchcô- sút”.
(Ph.Ăngghen:“Cuộc

đấu

tranh



Hung-ga-ri”,

C.Mác


-

Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.223 - 224)
- Về ý thức tổ chức
62. “Nhưng bên cạnh hai giai cấp đó thì giai cấp vô sản, rất phát triển về
mặt trí lực, tăng lên một cách nhanh chóng và ngày càng có tổ chức. Do đó, ở
đây, chúng ta thấy có hai thế thăng bằng; thế thăng bằng giữa giai cấp địa chủ
quý tộc và giai cấp tư sản, điều kiện căn bản của nền quân chủ chuyên chế cũ;
và thế thăng bằng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, điều kiện căn bản của
chủ nghĩa Bô-na-pác-tơ hiện đại”
17


18
(C.M¸c vµ Ph.¡ngghen: “Vấn đề nhà ở”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập,
Tập 18, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.353)
- Về khả năng đoàn kết quốc tế
63. “Giai cấp công nhân Anh chìa bàn tay hữu nghị cho giai cấp công
nhân Pháp và giai cấp công nhân Đức. Họ tin tưởng vững chắc rằng dù cuộc
chiến tranh ghê tởm sắp tới có kết thúc như thế nào đi chăng nữa thì sự liên
minh của công nhân tất cả các nước cuối cùng rồi sẽ diệt trừ được mọi cuộc
chiến tranh.”
(C.Mác: “Lời kêu gọi thứ nhất của Tổng hội Đồng về cuộc chiến tranh
Pháp – Phổ”, C.Mác - Ph.Ăngghen, toàn tập, Tập 17, Nxb CTQG, Hà
Nội.1994, Tr.14 - 15)
- Sự khác nhau giữa giai cấp công nhân với những giai cấp và tầng lớp
xã hội khác
64. “...giai cấp tiểu tư sản, giai cấp những người tư hữu nhỏ mà mỗi lần
khi người ta kêu gọi nó chuyển từ lời nói sang hành động, đều bộc lộ sự thiếu
nghị lực và quyết tâm, và giai cấp công nhân thường xuyên bị chê trách là có

quá nhiều nghị lực và quyết tâm khi bắt đầu hành động với tư cách là một giai
cấp”.
(C.Mác: “Triển vọng trước mắt ở Pháp và ở Anh” , C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội.1993, Tr.241)
65. “Những người tiểu tư sản đã trở nên suy yếu ngay như so với tầng lớp
quý tộc; họ lại càng có ít khả năng đương đầu với giai cấp tư sản. Cũng như nông
dân, giai cấp tiểu tư sản là một giai cấp thảm hại nhất trong số các giai cấp đã từng
để lại dấu vết của mình trong lịch sử. Với những lợi ích địa phương nhỏ nhen của
nó, ngay cả trong những thời kỳ oanh liệt nhất của nó, vào thời kỳ sau của thời
trung cổ, nó cũng chỉ dám thành lập những tổ chức địa phương, chỉ dám tiến hành
cuộc đấu tranh địa phương và đạt được những kết quả chỉ có tính chất địa phương,
tức là đạt được một điều là người ta chỉ chịu đựng sự tồn tại của nó bên cạnh tầng
lớp quý tộc mà thôi”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Vấn đề hiến pháp ở Đức”, C.Mác và
Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.74)
18


19
66. “Giai cấp tiểu tư sản, vĩ đại về mặt khoe khoang, lại rất không có
khả năng hành động và lẩn tránh một cách nhút nhát khi cần làm một cái gì đó
nguy hiểm”.
(Ph.Ăngghen: “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức” , C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội.1993, Tr.128)
1.1. Nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân
1.1.1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Nội dung bản chất sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
67. “Chỉ có giai cấp vô sản, giai cấp đặc biệt mới lật đổ được sự thống
trị của giai cấp tư sản; những điều kiện sinh hoạt kinh tế của giai cấp vô sản
chuẩn bị cho nó tiến hành việc lật đổ ấy, và làm cho nó có khả năng và lực
lượng để thực hiện việc lật đổ ấy. Trong khi giai cấp tư sản chia rẽ, phân tán
nông dân và mọi tầng lớp tiểu tư sản, thì nó lại tập hợp, thống nhất và tổ chức

giai cấp vô sản lại. Do vai trò kinh tế của nó trong nền sản xuất lớn nên giai
cấp vô sản là giai cấp duy nhất có thể lãnh đạo được tất cả quần chúng lao
động và bị bóc lột, những quần chúng này thường bị giai cấp tư sản bóc lột,
đàn áp và giày xéo nhiều khi không kém mà còn tệ hơn mức giai cấp vô sản
phải chịu đựng, nhưng họ không thể độc lập đấu tranh để tự giải phóng
được”.
(V.I. Lênin: “Nhà nước và cách mạng”, Lênin toàn tập, Tập 33, Nxb
Tiến bộ, Mát-xcơ-va.1978, Tr.32)
68. “Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được
bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các
giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa!
Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết ngoài xiềng
xích trói buộc họ. Họ giành được cả thế giới”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.646)
69. “Tác phẩm này trình bày một cách hết sức sáng sủa và rõ ràng thế
giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để - chủ nghĩa duy vật này bao quát cả
lĩnh vực sinh hoạt xã hội, - phép biện chứng với tư cách là học thuyết toàn
diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò
19


20
cách mạng trong lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản, tức là giai cấp sáng
tạo ra một xã hội mới, xã hội cộng sản”.
(V.I. Lênin, “Các Mác”, Lênin toàn tập, Tập 26, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơva.1980, Tr.57)
70. “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là sứ mệnh lịch sử
của giai cấp vô sản hiện đại”.
(Ph.Ăngghen: “Chống Đuy-rinh”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập,
Tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.393)
71. “..., bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản

biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ.
Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một
đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công
cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ
chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng
sản xuất”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.626)
72. “Nhận thấy rằng sự giải phóng của giai cấp công nhân phải do
bản thân giai cấp công nhân tự giành lấy; cuộc đấu tranh để giải phóng
giai cấp công nhân không phải là một cuộc đấu tranh để giành những đặc
quyền và những độc quyền giai cấp, mà là để giành lấy những quyền lợi
và nghĩa vụ bình đẳng và để xoá bỏ mọi sự thống trị giai cấp;”... “việc
giải phóng giai cấp công nhân về mặt kinh tế là mục tiêu vĩ đại mà bất kỳ
phong trào chính trị nào cũng đều phải phục tùng với tư cách là một thủ
đoạn”.
(C.Mác: “Điều lệ tạm thời của Hội liên hiệp công nhân quốc tế”,
C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 16, Nxb CTQG, Hà Nội.1994, Tr.24)
73. “Vì vậy chính các đồng chí có nhiệm vụ vinh quang là chứng
minh cho thế giới thấy rằng, cuối cùng, giờ đây giai cấp công nhân bước
lên vũ đài lịch sử không phải với tư cách là một người thừa hành ngoan
ngoãn nữa, mà là một lực lượng độc lập, nhận thức được trách nhiệm của
chính mình và có thể ra lệnh phải hòa bình ở nơi nào mà những người gọi
20


21
là các ông chủ của họ đang kêu gào chiến tranh”.
(C.Mác: “Lời kêu gọi gửi Liên đoàn công nhân toàn quốc Hợp chủng
quốc”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 16, Nxb CTQG, Hà Nội.1995,
Tr.484)

74. “Hoàn toàn nhận rõ sứ mệnh lịch sử của mình và quyết tâm anh
dũng hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp công nhân có thể lấy nụ cười
khinh bỉ để đáp lại những lời chửi rủa thô tục của bọn bồi bút và những lời
giáo huấn uyên bác của các nhà khống luận tư sản có hảo tâm…”. “... rút cục
đó là cuộc cách mạng thứ nhất trong đó giai cấp công nhân được công khai
thừa nhận là giai cấp duy nhất có khả năng sáng tạo về mặt xã hội; ngay cả
những tầng lớp đông đảo của giai cấp trung đẳng Pa-ri - chủ hiệu nhỏ, nhà thủ
công nghiệp và nhà buôn, chỉ trừ bọn tư bản giàu có - cũng công nhận như
thế”
(C.Mác, “Nội chiến ở Pháp”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập
17, Nxb CTQG, Hà Nội.1994, Tr.456)
75. “Sự giải phóng giai cấp công nhân phải do bản thân giai cấp công
nhân giành lấy; cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân là cuộc đấu tranh
không phải cho đặc quyền và độc quyền giai cấp mà là cho quyền lợi và nghĩa
vụ bình đẳng và xóa bỏ mội sự thống trị giai cấp”.
(C.Mác: “Điều lệ chung và quy chế tổ chức của Hội liên hiệp công
nhân quốc tế”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 17, Nxb CTQG, Hà
Nội.1994, Tr.583)
- Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
76. “Xoá bỏ chế độ tư hữu”, nhưng “... không phải xoá bỏ chế độ sở
hữu nói chung, mà là xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.615)
77. “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu
những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự
chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.618)
21


22

78. “Tất cả các giai cấp trước kia sau khi chiếm được chính quyền đều
ra sức củng cố địa vị mà họ đã nắm được bằng cách bắt toàn bộ xã hội tuân
theo những điều kiện bảo đảm cho phương thức chiếm hữu của chính chúng.
Những người vô sản chỉ có thể giành được những lực lượng sản xuất xã hội
bằng cách xoá bỏ phương thức chiếm hữu hiện nay của chính mình và do đấy
xoá bỏ toàn bộ phương thức chiếm hữu nói chung đã tồn tại từ trước tới nay.
Những người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ
hết thẩy những cái gì từ trước đến nay vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.611)
79. “ Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,
nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con
đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp
thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời
với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những
điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt các giai cấp nói chung
và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai
cấp”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.628)
80. “...ở tất cả mọi nơi, những người cộng sản đều ủng hộ mọi phong
trào cách mạng chống lại trật tự xã hội và chính trị hiện hành”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác
-Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.645 - 646)
81. “Trong tất cả các phong trào ấy, họ đều đưa vấn đề chế độ sở hữu
lên hàng đầu, coi đó là vấn đề cơ bản của phong trào, không kể là nó đã có thể
phát triển đến trình độ nào”
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.646)
82. “...chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, giai cấp
công nhân chỉ có thể hành động với tính cách giai cấp khi được tổ chức lại
22



23
thành một chính đảng độc lập đối với tất cả các đảng phái cũ do giai cấp hữu
sản lập ra;”
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Nghị quyết của hội nghị đại biểu Hội
liên hiệp công nhân quốc tế”, C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 17, Nxb
CTQG, Hà Nội.1995, Tr.558)
83. “Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự
tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Gia đình thần thánh”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.56)
84. “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ
vai trò lịch sử thế giới của của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội
chủ nghĩa”.
(V.I. Lênin: “Vận mệnh lịch sử của học thuyết Các Mác”, Lênin toàn
tập, Tập 23, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tr.1)
85. “...cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng
trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá
sập dưới chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những
người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của
giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác
-Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.613)
86. “Tất những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số
thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào
độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số. Giai cấp vô sản,
tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình
lên, nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những
tầng lớp cấu thành xã hội quan phương”.
(C.Mác - Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.611)
87. “...công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được

bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các
giai cấp thông trị run sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa, Trong
23


24
cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết ngoài những xiềng
xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, tr. 646).
88. “...giai cấp tư sản, không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình;
nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là những công
nhân hiện đại, những người vô sản”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.605)
89. “Công nhân bắt đầu cảm thấy mình - về toàn thể - là một giai cấp;
họ đã hiểu được rằng đứng riêng lẻ thì họ yếu, nhưng liên hiệp lại thì thành
một lực lượng”.
(Ph.Ăngghen: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, C.Mác - Ph.
Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.481)
90. “...những phong trào ấy thể hiện ra là phong trào của giai cấp bị áp
bức hiện đại, của giai cấp vô sản, là những hình thức ít nhiều phát triển của
cuộc đấu tranh lịch sử tất yếu của giai cấp vô sản chống lại giai cấp thống trị,
giai cấp tư sản; là những hình thức đấu tranh giai cấp nhưng lại khác với tất
cả các cuộc đấu tranh trước kia ở một điểm là giai cấp bị áp bức hiện nay, tức
là giai cấp vô sản, không thể tự giải phóng mình nếu không đồng thời giải
phóng toàn thể xã hội khỏi sự phân chia thành giai cấp, do đó khỏi chính ngay
những cuộc đấu tranh giai cấp”.
(Ph.Ăngghen: “Về lịch sử liên đoàn những người cộng sản”, C.Mác Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.322)
91. “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch
sử đấu tranh giai cấp”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác

-Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.596)
92. “Thành thử giai cấp tư sản đã cung cấp cho những người vô sản những
tri thức của bản thân nó, nghĩa là những vũ khí chống lại bản thân nó”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác
-Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.609)
24


25
93. “Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích
trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành
giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính
quyền”.
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác
-Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.615)
94. “Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng
công sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng
mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới.
VÔ SẢN TẤT CẢ CÁC NƯỚC, ĐOÀN KẾT LẠI!”
(C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, Tr.646)
95. “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải do bản thân giai cấp
công nhân”.
(C.Mác: “Điều lệ tạm thời của Hội liên hiệp công nhân quốc tế”, C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 16, Nxb CTQG, Hà Nội.1996, Tr.24)
96. “Giai cấp vô sản không thể có thái độ thờ ơ và lãnh đạm đối với những
điều kiện chính trị, xã hội và văn hóa của cuộc đấu tranh của mình”.
(V.I. Lênin: “Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến”, Lênin toàn tập, Tập 17,
Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va.1979, Tr. 230)
- Phân biệt cách mạng XHCN với các cuộc cách mạng khác
97. “Muốn chiến thắng chủ nghĩa tư bản nói chung, trước hết phải
chiến thắng bọn bóc lột và duy trì chính quyền của những người bị bóc

lột, nghĩa là lật đổ bọn bóc lột bằng lực lượng cách mạng; sau đó là
nhiệm vụ xây dựng, tức là lập nên những quan hệ kinh tế mới, lấy gương
thực tế để chỉ vẽ cách làm việc đó phải như thế nào. Hai mặt đó của cách
mạng xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với nhau và phân biệt cuộc cách
mạng của chúng ta với tất cả các cuộc cách mạng trước kia, những cuộc
cách mạng chỉ cân có mặt phá hoại thôi”.
(V.I. Lênin: “Hội nghị đảng bộ tỉnh Mátxcơva và đảng cộng sản (b)
Nga”, Lênin toàn tập, Tập 42, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va.1979, Tr.33)
25


×