Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

23 đề thi HKII vật lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.76 KB, 12 trang )

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 LÝ 9 TPHCM NĂM 2013-2015

Câu 1:

ĐỀ SỐ 1: QUẬN 3, NĂM 2014-2015

a) Cấu tạo của máy biến thế. Cuộn dây nào là cuộn sơ cấp, cuộn dây nào là cuộn thứ cấp?
b) Máy biến thế có số vòng của 2 cuộn dây là 400 vòng và 2000 vòng. Nguồn điện 120V xoay chiều cung

cấp để máy biến thế hoạt động với chức năng hạ thế. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn thứ cấp.
Câu 2: Nhận xét ảnh của vật đặt trước thấu kính hội tụ trong các trường hợp sau:
a) Vật đặt trong khoảng tiêu cự.
b) Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự.
c) Vật đặt rất xa thấu kính.
Câu 3:
a) Biểu hiện của tật mắt cận thị. Nêu biện pháp khắc phục tật cận thị.
b) Nêu các biện pháp để giữ mắt khỏe và hạn chế các tật của mắt.
Câu 4:
a) Kính lúp là gì? Công dụng của kính lúp.
b) Tính tiêu cự của kính lúp có số bội giác 10x. Sử dụng kính lúp này để quan sát 1 vật có kích thước nhỏ,
vật này cần đặt trong phạm vi nào của kính. Giải thích.
Câu 5: Truyền tải công suất điện 400MW từ nguồn đến nơi tiêu thụ bằng cách dùng dây dẫn có điện trở tổng
cộng 10Ω. Hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây trước khi truyền tải là 500kV. Tính công suất hao phí.
Câu 6: Đặt vật AB trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 18cm. Vật cách thấu kính 12cm.
a) Dựng ảnh theo đúng tỉ lệ.
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
ĐỀ SỐ 2: QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014-2015
Câu 1: Máy biến thế được dùng để làm gì?Nguyên lý hoạt động của máy biến thế ?
Câu 2: Nêu 1 cách nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
Câu 3: Bạn Nam đeo kính phân kì có tiêu cự 100cm.
a) Mắt Nam bị tật gì?


b) Khi không đeo kính thì Nam nhìn rõ những vật xa nhất cách mắt bao xa?
Câu 4: Số vòng dây cuộn sơ cấp của máy biến thế là 500 vòng, cuộn thứ cấp là 50000 vòng. Hiệu điện thế
giữa 2 đầu cuộn sơ cấp là 2000V. Đây là máy tăng thế hay hạ thế. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn
thứ cấp.
Câu 5: Khi truyền tải điện năng đi xa có công suất 500kW, điện trở của dây là 10Ω, hiệu điện thế giữa 2 đầu
dây là 10kV. Tính công suất hao phí.
Câu 6: Để quan sát các chi tiết nhỏ trên đồng hồ, thợ sửa đồng hồ phải sử dụng dụng cụ có tên là gì? Nêu
cách sử dụng dụng cụ đó.
Câu 7: Cho vật AB cao 3cm đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm, vật cách thấu kính 8cm.
a) Dựng ảnh A’B’.
b) Nêu tính chất của ảnh.
c) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
ĐỀ SỐ 3: QUẬN PHÚ NHUẬN, NĂM 2014-2015
Câu 1:
a) Thế nào là dòng điện xoay chiều? Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
b) Kể tên 2 bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều?
c) Dòng điện xoay chiều được tạo ra trong bộ phận nào? Trong nhà máy thủy điện, người ta làm quay
roto của máy phát điện bằng cách nào?
Câu 2: Để tải công suất điện 200kW, người ta đặt vào 2 đầu đường dây tải điện 1 hiệu điện thế 11kV.
a) Tính công suất hao phí trên đường dây biết điện trở là 100Ω.
b) Đến nơi tiêu thụ, người ta cần hạ hiệu điện thế xuống 220V nên đã sử dụng 1 máy biến thế. Hỏi:
- Phải sử dụng máy biến thế loại nào?
- Biết số vòng dây của cuộn sơ cấp là 20000 vòng, tính số vòng dây của cuộn thứ cấp.


Câu 3:
a) Đặc điểm mắt lão thị? Để khắc phục tật lão thị, mắt phải đeo kính gì? Vì sao loại thấu kính này lại giúp

khắc phụ tật lão?
b) Kể tên 2 bộ phận chính quan trọng của mắt. So sánh cấu tạo giữa mắt và máy ảnh.

c) Tại sao ta nên hạn chế đọc sách báo khi đi tàu xe?
Câu 4: Dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát vật AB đặt quang tâm O của kính một đoạn 7,5cm.
a) Tính số bội giác của kính.
b) Vẽ ảnh của vật. Nêu tính chất của ảnh.
c) Tính khoảng cách từ ảnh đến quang tâm O và chiều cao của ảnh. Biết chiều cao vật là 2,5cm.
Câu 5:
a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
b) Tại sao khi nhìn xuống đáy hồ ta thường thấy cạn hơn? Tại sao?
ĐỀ SỐ 4: QUẬN 1, NĂM 2014-2015
Câu 1: Nếu mối liên hệ giữa tia khúc xạ và tia tới ở hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào?
- Khi tia tới không vuông góc với mặt phân cách và một trong 2 môi trường chứa tia sáng là không
khí, góc khúc xạ nhỏ hơn hay lớn hơn góc tới.
Câu 2:
a) Kính lúp thuộc loại kính lúp nào, có tiêu cự như thế nào? Kính lúp thường được dùng để làm gì?
b) Trên một kính lúp có ghi 2,5x.
- Ý nghĩa số ghi. Tính tiêu cự của kính.
- Để quan sát một vật qua kính lúp, ta phải đặt vật ở khoảng nào trước kính? ảnh của vật qua kính
lúp có những đặc điểm gì?
Câu 3: Một điểm sáng S đặt trước thấu kính có ảnh qua thấu kính là S’ như hình bên, Δ là trục chính của thấu
kính.

a) Thấu kính gì? Vì sao?
b) Dùng phép vẽ, xác định quang tâm O và các tiêu điểm của thấu kính (không nêu cách vẽ).

Câu 4: Một vật AB cao 2cm đặt cách thấu kính hội tụ 20cm, tiêu cự của thấu kính là 12cm.
a) Dựng ảnh A’B’.
b) Nêu tính chất của ảnh.
c) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
ĐỀ SỐ 5: QUẬN BÌNH TÂN, NĂM 2014-2015

Câu 1:
a) Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
b) Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi tia sáng truyền từ không khí sang nước?
Câu 2: Một người chỉ nhìn rõ những vật cách mắt từ 20cm đến 110cm.
a) Mắt người này bị tật gì?
b) Để khắc phục người này phải đeo kính gì? Tiêu cự của kính bao nhiêu?
c) Giới hạn nhìn rõ của mắt người này là bao nhiêu?
Câu 3:
a) Kính lúp là gì? Cách quan sát vật nhỏ qua kính lúp.
b) Tiêu cự của 2 kính lúp lần lượt là 10cm và 5cm. Tìm số bội giác của mỗi kính.
Câu 4: Kể tên 2 bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều? Trong 2 bộ phận trên, bộ phận có thể quay
được gọi là gì? Dòng điện xoay chiều được tạo ra trong bộ phận nào? Các cách làm quay máy phát
điện xoay chiều?


Câu 5: Cuộn sơ cấp của 1 máy biến thế có 4800 vòng, cuộn thứ cấp có 480 vòng. Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ
cấp một hiệu điện thế xoay chiều 380V thì ở 2 đầu cuộn dây thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? Đây
là máy biến thế loại nào? Vì sao?
Câu 6: Vật AB cao 5cm đặt trước hội tụ có tiêu cự 10cm, vật cách thấu kính 15cm.
a) Dựng ảnh.
b) Nêu tính chất của ảnh.
c) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
ĐỀ SỐ 6: QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2014-2015
Câu 1: Kính lúp là gì? Công dụng. Sử dụng kính lúp đúng cách thì ảnh của vật quan sát qua kính lúp là ảnh
thật hay ảnh ảo? Lớn hay nhỏ hơn vật?
Câu 2: Vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây dẫn điện? Trong thực tế, để giảm hao phí điện năng
trên đường dây tải điện người ta làm cách nào và dùng thiết bị gì để làm điều đó?
Câu 3: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều? Nêu 2 cách tạo ra dòng điện xoay
chiều?
Câu 4: Khi cho tia sáng truyền từ không khí vào nước với góc tới khác 0 0 thì tia sáng bị gãy khúc tại mặt

phân cách không khí và nước. Hiện tượng đó gọi là gì? Vẽ hình minh họa đường đi của tia sáng này.
Câu 5: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng OA >
2.OF (d > 2f) như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính và nêu tính chất ảnh.

Câu 6: Từ hình vẽ bên dưới, hãy cho biết:

a) Máy biến thế nào là máy tăng thế? Máy nào là máy hạ thế.
b) Hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến thế 1, 3, 4 là bao nhiêu?
c) Tỉ lệ giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến thế 1 là bao nhiêu? Dùng máy này để tải

Câu 1:

điện sẽ giảm hao phí nhiệt bao nhiêu lần?
ĐỀ SỐ 7: QUẬN 5, NĂM 2014-2015

a) Phân biệt dòng điện xoay chiều và dòng điện 1 chiều?
b) Thiết bị nạp điện cho pin dùng trong điện thoại di động, máy chụp hình… có tác dụng biến đổi và tính

chất dòng điện và độ lớn của hiệu điện thế của dòng điện như thế nào?
Câu 2: Để truyền tải điện năng có công suất 25MW từ nhà máy thủy điện tới nơi tiêu thụ, người ta dùng
đường dây dẫn có điện trở 0,8Ω, hiệu điện thế 2 đầu dây là 2500V.
a) Tính công suất hao phí.
b) Nêu 1 cách làm giảm công suất hao phí. Giải thích.


Câu 3: Sử dụng một thấu kính để đốt cháy mẫu giấy trên bàn. Thấu kính đó là thấu kính gì? Vì sao có thể đốt
cháy mẫu giấy trên sàn chỉ với một thấu kính và ánh sáng mặt trời
Câu 4: Cho hình sau, hãy xác định quang tâm và các tiêu điểm bằng hình vẽ:

Câu 5: Mô tả hiện tượng quan sát được khi có chùm tia sáng mặt trời ban ngày chiếu qua lăng kính. Vì sao

khi chùm tia sáng mặt trời chiếu qua lăng kính ta lại quan sát được hiện tượng đó.
Câu 6: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 12V và 6V. Nếu cuộn sơ
cấp có 3300 vòng. Tính số vòng của các cuộn thứ cấp tương ứng.
ĐỀ SỐ 8: QUẬN 10, NĂM 2014-2015
Câu 1: Điền vào chỗ trống các nội dung sau cho thích hợp (ghi lại nguyên câu và gạch dưới từ điền vào):
a) Dòng điện xoay chiều là dòng điện ……… Các tác dụng của dòng điện xoay chiều là ……… Tác dụng phụ
thuộc vào chiều dòng điện là ……… Máy phát điện hoạt động dựa trên hiện tượng ………
b) Máy biến thế gồm các bộ phận chính là ……… Khi tải điện năng đi xa, nguyên nhân gây hao phí điện
năng là do ……… Công thức tính công suất hao phí và nhiệt trên dây tải là ……… Để giảm hao phí vì
nhiệt xuống 400 lần thì cần phải ………
Câu 2: Gạch dưới chỗ sai trong các câu và sửa lại cho đúng:
Stt
Nội dung
1
Thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, lớn hơn vật.
Muốn tia sáng không bị khúc xạ khi truyền qua 2 môi trường trong suốt thì
2
tia tới phải vuông góc với đường pháp tuyến.
3
Một kính lúp có tiêu cự là 0,125m thì số bội giác của nó là 200x.
4
Tấm lọc màu hấp thụ tốt những ánh sáng cùng màu với tấm lọc.
Câu 3: Mắt một người có điểm cực cận cách mắt là 10cm và điểm cực viễn cách mắt 100cm.
a) Mắt người này bị tật gì? Vì sao?
b) Để nhìn rõ các vật ở xa vô cực, người này phải đeo kính hội tụ hay phân kỳ. Tiêu cự bao nhiêu?
c) Khi đeo kính này, người đó có thể nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận của mắt không? Vì sao?
Câu 4: Hiệu điện thế phát ra từ nhà máy điện là 20000V. Đưa dòng điện này vào 1 máy biến thế có các số
vòng là 10000 vòng và 2000 vòng để tải điện đi xa.
a) Phải dùng cuộn nào làm cuộn sơ cấp? Lúc đó máy biến thế có tác dụng tăng thế hay giảm thế?
b) Tìm hiệu điện thế cuộn thứ cấp.

c) Nếu tăng đường kính dây tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí vì nhiệt lúc này như thế nào?
Câu 5: Vật AB cao 1cm cho ảnh thật cao 4cm qua thấu kính. Đây là thấu kính gì? Vì sao? Biết vật cách ảnh
100cm. Vẽ hình. Tìm tiêu cự.


ĐỀ SỐ 9: QUẬN 12, NĂM 2014-2015
Câu 1: Cận thị học đường là tình trạng học sinh bị cận thị do nguyên nhân đọc sách báo, xem tivi, sử dụng
máy vi tính… gần mắt lâu và thường xuyên, nhất là trong điều kiện ánh sáng không phù hợp. Em hãy
cho biết:
a) Người bị tật cận thị nhìn rõ những vật ở đâu và không nhìn rõ được những vật ở đâu?
b) Một học sinh bị cận thị có điểm cực viễn C v nằm cách mắt 50cm. Để khắc phục tật cận thị, học sinh này
phải đeo thấu kính gì? Có tiêu cự bao nhiêu? Kính đeo sát mắt.
c) Hãy nêu 2 biện pháp để hạn chế việc xuất hiện và tăng nặng tật cận thị mỗi học sinh.
Câu 2: Nêu 2 ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và 2 ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đó.
Câu 3:
a) Thế nào là ánh sáng đơn sắc, ánh sáng phức tạp?
b) Ánh sáng trắng của mặt trời là ánh sáng đơn sắc hay ánh sáng phức tạp? Vì sao?
Câu 4:
a) Kính lúp là gì? Công dụng.
b) Có 2 loại kính lúp, trên vành kính có ghi 3x, 5x. Cho biết kính nào quan sát được ảnh của một vật lớn
hơn.? Tính tiêu cự của kính lúp.
Câu 5: Người ta cần truyền tải từ nhà máy điện một công suất 10 6W bằng đường dây dẫn có điện trở tổng
cộng là 5Ω, hai đầu dây dẫn có hiệu điện thế xoay chiều là 5000V.
a) Tính công suất hao phí.
b) Nếu tăng hiệu điện thế lên 50000V, người ta dùng một máy biến thế đặt ở 2 đầu đường dây. Cho biết
số vòng dây cuộn thứ cấp của máy biến thế này là 20000 vòng. Tìm số vòng dây cuộn sơ cấp.
Câu 6: Một vật cao 3cm đặt cách thấu kính hội tụ 9cm. Tiêu cự của thấu kính là 12cm.
a) Dựng ảnh không cần đúng tỉ lệ.
b) Tìm khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
ĐỀ SỐ 10: QUẬN 11, NĂM 2014-2015

Câu 1:
a) Thế nào là dòng điện xoay chiều?
b) Kể tên các tác dụng của dòng điện xoay chiều và nêu ví dụ minh họa.
Câu 2:
a) Nêu các bộ phận chính của máy biến thế.
b) Trên đường dây tải điện từ nơi cung cấp đến nơi tiêu thụ, người ta cần đặt ít nhất bao nhiêu máy biến
thế? Hãy nêu công dụng của các máy biến thế này.
c) Để truyền tải điện trên cùng đường dây, nếu muốn công suất hao phí giảm 144 lần thì cần sử dụng
n1
n2
máy biến thế có tỉ số
bằng bao nhiêu?
Câu 3:
a) Nêu các biểu hiện của tật cận thị.
b) Một người bị tật cận thị chỉ nhìn rõ những vật xa nhất cách mắt 40cm. Để có nhìn những vật ở xa,
người đó cần đeo kính gì? Có tiêu cự bao nhiêu?
Câu 4: Một vật AB đặt cách thấu kính hội tụ 20cm, kính có tiêu cự 10cm.
a) Vẽ hình.
b) Xác định vị trí ảnh.
c) Chứng minh rằng A’B’ = AB.
Câu 5: Trong cuốn tiểu thuyết: “Cuộc du lịch của thuyền trưởng Hát-tê-rát” của Giuyn Véc-nơ, khi đoàn du
lịch bị mất bật lửa, cả đoàn không đốt được lửa để sưởi ấm trong những ngày cực lạnh. Một thành
viên trong đoàn, chỉ với chiếc rùi, con dao nhỏ và đôi bàn tay, đã lấy 1 tảng băng nước ngọt, đường
kính khoảng 30cm, chế tạo một thấu kính trong suốt. Dưới ánh nắng mặt trời, ông đưa thấu kính đó
hứng các tia nắng lên bùi nhùi, chỉ vài phút sau bùi nhùi bốc cháy. Xem như các tia sáng từ mặt trời
làm chùm sáng song song. Em hãy cho biết đó là thấu kính gì? Giải thích?


ĐỀ SỐ 11: HUYỆN HÓC MÔN, NĂM 2014-2015
Câu 1:


a) Kể tên các bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều được rạo ra trong bộ

phận nào?

b) Trong các máy phát điện xoay chiều của các nhà máy điện, bộ phận nào là stato, bộ phận nào là roto?
c) Nêu cách làm quay roto của máy phát điện xoay chiều?

Câu 2:

a) Kính lúp là gì?
b) Giữa số bội giác và tiêu cự có hệ thức nào?
c) Một kính lúp có tiêu cự 5cm. Tính số bội giác của kính.

Câu 3: Nêu đặc điểm của mắt cận, cách khắc phục. Hai bạn bị cận có thể đổi kính cho nhau để đeo không? Vì
sao?
Câu 4:
a) Thế nào là ánh sáng đơn sắc, ánh sáng phức tạp?
b) Kể 1 nguồn phát ra ánh sáng trắng, 1 nguồn phát ra ánh sáng màu trong tự nhiên?
Câu 5: Máy biến thế có cuộn sơ cấp 500 vòng, cuộn thứ cấp có 50000 vòng đặt ở 2 đầu đường dây điện có
công suất 1000000W, hiệu điện thế 2 đầu cuộn sơ cấp là 2000V.
a) Tính hiệu điện thế thứ cấp.
b) Điện trở đường dây là 200Ω, tính công suất hao phí.
Câu 6: Vật AB cao 1cm đặt cách thấu kính hội tụ 8cm, kính có tiêu cự 12cm.
a) Vẽ ảnh.
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
ĐỀ SỐ 12: QUẬN 6, NĂM 2014-2015
Câu 1:
a) Nêu 2 bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều?
b) Trong 2 bộ phận trên, bộ phận quay có tên gọi là gì?

c) Nêu cách làm quay bộ phận này của máy phát điện xoay chiều trong nhà máy nhiệt điện?
Câu 2:
a) Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì?
b) Cho biết ampe kế có kí hiệu AC dùng để làm gì? Khi mắc ampe kế này vào mạch để đo ta có cần phân
biệt chốt của chúng không? Vì sao?
Câu 3:
a) Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước với góc tới khác không, góc khúc xạ nhỏ hơn hay lớn hơn
góc tới?
b) Hãy vẽ đường đi của tia sáng khi từ không khí vào nước với góc tới là 00.
Câu 4: Kính lúp là loại thấu kính gì? Tiêu cự như thế nào? Kể tên 2 trường hợp trong cuộc sống sử dụng đến
kính lúp.
Câu 5: Ở đầu 1 đường dây tải điện, phía nhà máy điện người ta đặt 1 máy tăng thế, cuộn sơ cấp có 500 vòng
và cuộn thứ cấp có 11000 vòng. Hiệu điện thế sơ cấp là 1000V.
a) Tính hiệu điện thế thứ cấp.
b) Tính công suất hao phí nếu công suất tải đi là 11000W, điện trở là 100Ω.
Câu 6: Vật AB cao 3cm đặt cách thấu kính hội tụ 20cm, tiêu cự thấu kính là 12cm.
a) Vẽ và nêu tính chất của ảnh.
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh.
ĐỀ SỐ 13: QUẬN GÒ VẤP, NĂM 2014-2015
Câu 1: Hãy nêu 1 cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín. Cho biết điều kiện để xuất
hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
Câu 2: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Mỗi tác dụng cho 1 ví dụ.
Câu 3:
a) Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.
b) Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ điện thế từ 220V xuống còn 9V. Cuộn sơ cấp có 3000
vòng. Tính số vòng ở cuộn thứ cấp.


Câu 4:
a) Thế nào là mắt cận? Để khắc phục cận thị phải đeo kính gì?

b) Thế nào là mắt lão? Để khắc phục tật mắt lão cần đeo loại kính gì?

Câu 5: Một người đàn ông đang giơ kính đeo mắt của mình trước mặt thì thấy ảnh của người đó tạo bởi kính
một lớn hơn vật và một nhỏ hơn vật.
a) Kính của người này là thấu kính hội tụ hay phân kì? Vì sao?
b) Người đàn ông này bị tật cận thị hay tật mắt lão? Tại sao?
Câu 6: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Vật đặt cách thấu kính 30cm.
a) Dựng ảnh và nêu tính chất của ảnh.
b) Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính biết rằng vật AB cao 4cm.
ĐỀ SỐ 14: QUẬN 3, NĂM 2013-2014
Câu 1:
a) Cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều?
b) Dòng điện cảm ứng đổi chiều khi nào?
Câu 2:
a) Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu kết luận về sự khúc xạ khi tia sáng truyền được từ nước
ra không khí?
b) Cho một ví dụ có liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi tia sáng truyền từ nước sang không
khí?
Câu 3: Có 2 kính, trong đó có một kính cận và một kính lão. Nêu 3 cách mà em có thể thực hiện để chỉ ra được
kính nào là kính cận, kính nào là kính lão?
Câu 4: So sánh về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh? Nhận xét về tiêu cự của các bộ phận trong mắt và máy ảnh?
Câu 5: Truyền tải công suất điện 200MW từ nguồn điện đến nơi tiêu thụ bằng cách dùng dây dẫn có điện trở
tổng cộng 40Ω. Hiệu điện thế ở hai đầu đường dây là 100kV.
a) Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
b) Khi điện trở đường dây tăng 2 lần, người ta tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải 4 lần. Tính công
suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây lúc này.
Câu 6: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30cm. Vật AB cách thấu kính
20cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính theo đúng tỉ lệ (không cần nêu cách vẽ).
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.

ĐỀ SỐ 15: QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2013-2014
Câu 1: Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều?
Cân 2: Người có mắt cận thị thì khó nhìn rõ những vật ở gần hay ở xa mắt? Để khắc phục tật này thì người
đó phải đeo thấu kính loại gì?
Câu 3: So sánh khoảng cực cận của mắt lão và mắt bình thường?
Câu 4: Viết công thức tính công suất hao phí khi tải điện đi xa? Nêu các phương án làm giảm hao phí? Trong
các phương án đó, phương án nào là tối ưu nhất?
Câu 5: Khi chúng ta nhìn xuống đáy ao hồ sông ngòi chứa nước… hình như nông hơn độ sâu thực của nó. Nếu
tin vào độ sâu đó có thể ta sẽ gặp nguy hiểm. Hiện tượng này là hiện tượng vật lý mà em đã học.
a) Hãy cho biết nó được gọi là gì? Nêu khái niệm về hiện tượng vật lý đó.
b) Vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt. Biết M là vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh của viên sỏi
nhỏ trong nước, A là vị trí của viên sỏi, B là vị trí ảnh của nó, PQ là mặt nước.


Câu 6: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có số vòng dây là 1000 vòng, ở cuộn thứ cấp là 10000 vòng. Hiệu
điện thế xoay chiều giữa 2 đầu cuộn sơ cấp là 22V. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn thứ cấp.
Câu 7: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự là 20cm. Đặt AB cao 10cm vuông góc với trục chính và cách thấu kính
40cm.
a) Vẽ ảnh của AB qua thấu kính.
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
c) Tính độ lớn của ảnh.


ĐỀ SỐ 16: QUẬN 12, NĂM 2013-2014
Câu 1: Trong việc truyền tải điện năng đi xa, khi truyền tải đi một công suất điện xác định, có thể có những
cách nào để giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn? Cách làm nào có hiệu quả nhất? Thực hiện
cách làm này như thế nào?
Câu 2:
a) Điểm cực cận, điểm cực viễn là gì?
b) Vật nằm trong khoảng nào thì mắt người có thể nhìn rõ vật?

Câu 3: Mắt của 2 người có đặc điểm sau:
- Người thứ nhất chỉ nhìn rõ được vật cách mắt xa nhất là 70cm.
- Người thứ hai nhìn rõ các vật ở xa nhưng khi nhìn các vật ở gần thì phải đeo kính.
a) Hỏi mắt của hai người là cận hay lão?
b) Xác định tiêu cự của kín mà người thứ nhất phải đeo.
Câu 4:
a) Thế nào là dòng điện xoay chiều?
b) Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều và cho ví dụ minh họa.
Câu 5:
a) Một máy biến thế cuộn sơ cấp có 2000 vòng được nối với hiệu điện thế xoay chiều 240V. Tính số vòng
dây của cuộn thứ cấp để khi nối cuộn thứ cấp với một bóng đèn 12V thì đèn sáng đúng định mức.
b) Nếu cuộn sơ cấp của máy biến thế trên được nối với một người điện không đổi 24V thì có xuất hiện
một hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn thứ cấp không? Vì sao?
Câu 6: Vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự 20cm, điểm A nằm
trên trục chính.
a) Thấu kính cho ảnh ảo nhỏ hơn vật 4 lần. Hãy cho biết thấu kính loại gì?
b) Vẽ hình không cần đúng tỉ lệ và xác định khoảng cách từ ảnh đến vật.
ĐỀ SỐ 17: QUẬN 10, NĂM 2013-2014
Câu 1:Máy biến thế có lợi ích gì trong việc truyền tải điện năng đi xa? Nêu cách lắp đặt máy biến thế trên
đường dây tải điện? Vì sao máy biến thế không thể sử dụng dòng điện một chiều, không đổi?
Câu 2: Kể tên 2 bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều? Dòng điện xoay chiều được tạo ra trong bộ
phận nào? Trong nhà máy thủy điện, người ta làm quay roto của máy phát điện bằng cách này?
Câu 3: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Vẽ đường truyền của tia sáng từ không khí vào nước với đầy đủ
chi tiết.
Câu 4: Mắt một người có khoảng cực cận là 6cm, khoảng cực viễn là 80cm.
a) Theo em, mắt người này không nhìn rõ các vật trong khoảng nào? Mắt người này có tật gì?
b) Để khắc phục tật này, người đó phải đeo kính như thế nào?
c) Để hạn chế mắt mình không bị tật nói trên, em hãy nêu ra 2 biện pháp.
Câu 5: Để tải một công suất điện 200kW, người ta đặt vào 2 đầu đường dây tải điện 1 hiệu điện thế 11kV.
a) Tính công suất hao phí trên đường dây biết điện trở của đường dây tải là 100Ω?

b) Đến nơi tiêu thụ, người ta cần hạ hiệu điện thế xuống 220V nên đã sử dụng một máy biến thế. Hỏi hai
cuộn dây của máy này phải có số vòng theo tỉ lệ này? Cuộn nào nối với 2 đầu dây tải điện?
Câu 6: Một vật sáng AB có dạng mũi tên chiều cao 5cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ
và cách thấu kính một khoảng 10cm. Biết tiêu cự của thấu kính là 15cm.
a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính theo đúng tỉ lệ.
b) Nêu đặc điểm của ảnh A’B’.
c) Tìm chiều cao của ảnh.
ĐỀ SỐ 18: QUẬN PHÚ NHUẬN, NĂM 2013-2014
Câu 1:
a) Kể tên 2 bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều? Dòng điện xoay chiều được tạo ra trong bộ
phận nào? Trong 2 bộ phận trên, bộ phận có thể quay được có tên gọi là gì?
b) Nêu 1 thí nghiệm chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt và giải thích hiện tượng xảy ra?
Câu 2: Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở 2 cực của máy là 2000V. Muốn tải điện đi xa
người ta tăng hiệu điện thế lên 20000V.
a) Phải dùng máy biến thế loại nào? Các cuộn dây trong máy biến thế có số vòng dây theo tỉ lệ nào?


b) Nếu máy biến thế có cuộn sơ cấp 500 vòng thì số vòng cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
c) Khi tăng hiệu điện thế lên như vậy, công suất hao phí sẽ giảm bao nhiêu lần?

Câu 3:

a) Đặc điểm của mắt cận?
b) Một học sinh bị cận thị khi không đeo kính chỉ có thể nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt 50cm.
- Để khắc phục tật cận thị, học sinh này phải đeo loại thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu? (Cho rằng

kính đeo sát mắt).
- Hãy nêu 2 biện pháp mà em biết để hạn chế việc xuất hiện và tăng nặng tật cận thị ở mỗi học sinh.
Câu 4: Vật sáng AB cao 2cm được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm. Điểm A
nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 18cm.

a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB? Nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’?
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?
c) Tìm chiều cao của ảnh?
Câu 5: Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra như thế nào khi các đèn
đều phát ra ánh sáng trắng?
ĐỀ SỐ 19: QUẬN 1, NĂM 2013-2014
Câu 1:
a) Nêu cấu tạo, hoạt động và tác dụng của máy biến thế?
b) Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 500 vòng, cuộn thứ cấp là 40000 vòng. Đặt vào hai
đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 400V. Tính hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn thứ cấp của máy
biến thế.
Câu 2: Ảnh của một vật tạo bởi máy ảnh có đặc điểm gì? So sánh cấu tạo giữa mắt và máy ảnh?
Câu 3: Em hãy nêu một số ứng dụng của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ trong cuộc sống.
Câu 4: Người ta truyền tải điện năng bằng dây dẫn có chiều dài tổng cộng là 100km, biết 1km dây có điện trở
là 0,6Ω. Hiệu điện thế ở đầu đường dây tải điện là 20kV, công suất truyền tải là 50kW.
a) Tính công suất hao phí khi truyền tải.
b) Nếu muốn công suất hao phí giảm 4 lần thì hiệu điện thế giữa 2 đầu dây tăng hay giảm bao nhiêu lần
và bằng bao nhiêu vôn?
Câu 5: Một vật sáng AB hình mũi tên cao 4cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu
cự 10cm, A nằm trên trục chính, vật cách thấu kính 15cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (tỉ lệ tùy chọn).
b) Nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’ (về chiều và độ lớn).
c) Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và chiều cao của ảnh.
ĐỀ SỐ 20: QUẬN BÌNH THẠNH, NĂM 2013-2014
Câu 1: Phân biệt hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng.
Câu 2: Máy ảnh có cấu tạo như thế nào? Ảnh tạo bởi máy ảnh có những đặc điểm gì?
Câu 3:
a) Tiêu cự của 2 kính lúp lần lượt là 10cm và 5cm. Tính số bội giác G của mỗi kính.
b) Khi dùng 2 kính trên để quan sát cùng một vật với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy
ảnh lớn hơn? Vì sao?

Câu 4: Những biểu hiện của mắt cận thị là gì?
Câu 5: Một máy biến thế có cuộn sơ cấp là 500 vòng, cuộn thứ cấp là 50000 vòng để tải điện năng có công
suất 22kW từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 2,2kV và
điện trở của đường dây tải là 50Ω.
a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp.
b) Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện.
Câu 6: Một vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính hội tụ, A nằm trên trục
chính, ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là ảnh thật.
a) Vẽ hình sự tạo ảnh thật A’B’ của AB qua thấu kính.
b) Thấu kính có tiêu cự 30cm, khoảng cách từ ảnh đến vật là 160cm. Tính khoảng cách từ ảnh và vật đến
thấu kính.
ĐỀ SỐ 21: QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2013-2014


Câu 1: Hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều là gì? Kể tên hai bộ phận chính của máy ảnh.
Câu 2: Kính lúp là gì? Khi quan sát một vật bằng kính lúp ta phải đặt như thế nào? Khi đó ảnh của vật qua
kính lúp là ảnh thật hay ảnh ảo?
Câu 3: Nêu cấu tạo của máy biến thế. Dùng máy biến thế để hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6V. Nếu cuộn
sơ cấp có 4400 vòng thì cuộn thứ cấp có bao nhiêu vòng?
Câu 4: Một người cận thị khi không đeo kính thì chỉ nhìn rõ các vật xa nhất cách mắt 50cm. Hãy cho biết:
a) Thế nào là tật cận thị? Người ấy phải đeo kính cận là thấu kính loại nào để khắc phục tật cận thị?
b) Kính cận thích hợp với người ấy có tiêu cự bằng bao nhiêu cm?
Câu 5: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính hội tụ 24cm. Thấu
kính hội tụ có tiêu cự 8cm.
a) Vẽ hình, xác định vị trí của ảnh A’B’ so với thấu kính hội tụ và nhận xét tính chất ảnh A’B’?
b) Muốn ảnh A’B’ là ảnh ảo thì phải di chuyển vật AB lại gần hay ra xa thấu kính hội tụ? Giải thích?
ĐỀ SỐ 22: QUẬN GÒ VẤP, NĂM 2013-2014
Câu 1: Nêu điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín. Cho 1 ví dụ về hiện tượng cảm
ứng điện từ.
Câu 2: Vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện? Trong thực tế, để giảm hao phí điện năng trên dây tải

điện người ta làm cách nào và dùng thiết bị gì để làm điều đó?
Câu 3: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 300 vòng. Đặt vào 2 đầu cuộn thứ
cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V.
a) Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn thứ cấp.
b) Nếu đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp dòng điện không đổi thì có xuất hiện ở cuộn thứ cấp hiệu điện thế
không? Vì sao?
Câu 4:
a) Thế nào là mắt cận? Để khắc phục tật cận thị cần đeo loại kính gì?
b) Thế nào là mắt lão? Để khắc phục tật mắt lão cần đeo loại kính gì?
Câu 5: Hình sau cho biết vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. Hãy dựng A’B’ của AB
tạo bởi thấu kính và nêu đặc điểm của ảnh A’B’.

Câu 6: Hình sau cho biết AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính. Biết xx’ là trục chính và ảnh
A’B’ cao gấp đôi AB. Hãy cho biết thấu kính là loại thấu kính gì? Dùng hình vẽ, hãy xác định vị trí đặt
thấu kính và tiêu điểm của nó. Nêu cách vẽ.


ĐỀ SỐ 23: QUẬN 11, NĂM 2013-2014
Câu 1:

a) Nêu các bộ phận chính của máy biến thế.
b) Máy biến thế dùng để biến đổi hiệu điện thế xoay chiều 120V lên 240V. Biết cuộn thứ cấp có 5000 vòng.

Tìm số vòng cuộn sơ cấp.

Câu 2:

a) Thế nào là dòng điện xoay chiều?
b) Trong máy phát điện xoay chiều, khi cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm, dòng điện


xoay chiều xuất hiện ở bộ phận nào? Giải thích nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện xoay chiều?

Câu 3:

a) Kính lúp là gì? Nêu cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp.
b) Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều

kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn? Trong 2 kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn?
Câu 4: Một vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh thật gấp 3 lần vật.
a) Bằng phép vẽ hãy xác định quang tâm O và các tiêu điểm của thấu kính.
b) Biết khoảng cách AA’ = 80cm. Xác định tiêu cự của thấu kính.
c) Di chuyển vật ra xa thấu kính (thấu kính cố định) thì ảnh di chuyển ra xa hay lại gần thấu kính? Ảnh
càng to hay càng nhỏ?
Câu 5: Để làm giảm hao phí khi truyền tải cùng một công suất điện đi xa, một học sinh đề xuất 2 phương án
sau:
- Phương án 1: Giảm điện trở của toàn bộ đường dây n lần.
- Phương án 2: Tăng hiệu điện thế giữa 2 đầu đường dây n lần.
a) Em hãy cho biết phương án nào giúp ta có được công suất hao phí thấp hơn?
b) Bằng phép tính, hãy chứng minh thấp hơn bao nhiêu lần so với phương án còn lại?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×