Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BẢI GIẢNG CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CHỦ NGHĨA xã hội và CON ĐƯỜNG đi lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.92 KB, 17 trang )

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích
Nhằm giới thiệu cho người học nắm được những tư tưởng cơ bản của Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
và sự vận dụng của Đảng ta. Trên cơ sở đó xây dựng lòng tin của người học vào
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
2. Yêu cầu
- Nắm vững những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội,
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng của Đảng ta.
- Xây dựng lòng tin của người học vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay.
- Đấu tranh chống các quan điểm sai trái hiện nay.
II. NỘI DUNG

Nội dung (Gồm 3 phần)
Phần 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Phần 2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Phần 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới hiện nay
III. THỜI GIAN
1- Thời gian toàn bài: 4 tiết
2- Phân chia cụ thể:
a- Lên lớp: 4 tiết.
b- Nghiên cứu, thảo luận:....tiết
IV. ĐỊA ĐIỂM


Giảng đường


V. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức: Theo quy mô lớp học
2. Phương pháp:
a. Phương pháp dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình là chính, kết hợp với
nêu vấn đề.
b. Phương pháp học: Nghe, bút kí, nghiên cứu tài liệu.
VI. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO

1. Tài liệu:
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có
sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2008
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ( dùng cho các trường đại học, cao
đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2006
2. Vật chất đảm bảo
a. Giáo viên: Giáo án, giáo trình tài liệu
b. Học viên: Bút, vở ghi, tài liệu nghiên cứu


Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo ( Nhận lớp).
- Kiểm tra bài cũ. Đánh giá nhận xét.
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI

THỨ TỰ, NỘI DUNG

THỦ TỤC LÊN LỚP
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2. Các giá trị truyền thống của dân
tộc Việt nam
3. Kinh nghiệm thực tiến cách mạng
xã hội chủ nghĩa trên thế giới
4. Đặc điểm Việt Nam tiến lên chủ
nghĩa xã hội

THỜI

PHƯƠNG

GIAN

PHÁP

15

Hỏi- đáp,

phút


thuyết trình

Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
2. Nội dung cơ bản trong TT Hồ Chí
Minh về con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt nam
3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ

Giáo án

......
phút

Thuyết trình,

.......

gợi mở, nêu

phút

vấn đề, kết

......

hợp với trình

phút


chiếu Power

......

Point

phút
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
1. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ

V.CHẤT

Thuyết trình,
.....
phút

nêu vấn đề,
kết hợp với

.....
phút

trình

chiếu


Power Point

Giáo

án,

giáo

trình,

tài liệu tham
khảo



phương tiện
trình chiếu


CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI VÀO CÔNG CUỘC
ĐỔI MỚI HIỆN NAY
1. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa
trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực
để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước


......
phút
......
phút

3. Xây dựng Đảng, nhà nước vững
mạnh, kiên quyết đấu tranh chống các
trở lực trong quá trình xây dựng chủ

......

nghĩa xã hội

phút

4. Phát huy vai trò của quân đội trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

.....

Việt Nam xã hội chủ nghĩa

phút

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG

1. Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất trên cơ sở vận dụng và

phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin. Tư tưởng đó đã trở thành tài sản vô giá,
cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên trì, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nuớc ta đồng thời gợi mở nhiều vấn đề xác định hình thức, bước đi và biện pháp đi
lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và từng bước hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội
hiện đại, phù hợp với đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay. thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
2. Câu hỏi thảo luận
Câu 1. Phân tích tính đúng đắn sáng tạo của những nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng?


Câu 2. Tính đúng đắn sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Ý nghĩa lý luận và thực tiễn?
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở việt Nam là một nội dung rất quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đó
là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa trên
thế giớ, trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin về CNXH và con
đường đi lên CNXH vào thực tiễn Việt Nam. Đây là cống hiến lớn của Người cả
trên phương diện lý luận và thực tiễn chỉ đạo cách mạng; là một trong những nhân
tố có vai trò quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt
Nam.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM
1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội

- Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định về tính tất yếu ra đời của hình thái kinh
tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội.
+ C.Mác-Ph.Ăngghen bằng việc đưa ra học thuyết hình thái kinh tế-xã hội,
các ông đã chứng minh rằng HTKT-XH tư bản chủ nghĩa tất yấu sẽ được thay thế
bằng HTKT-XH cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH.
+ V.I.Lênin phát triển lý luận CNXH trong điều kiện mới và khẳng định: cách
mạng vô sản có khả năng nổ ra và giành thắng lợi ở một số nước thậm chí ở một nước.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đưa ra những đặc trưng cơ bản của chủ
nghĩa xã hội.
+ Xã hội có nền kinh tế phát triển cao
+ Thực hiện xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất.


+ Giải phóng con người khỏi tình trạng bị áp bức, bóc lột, tạo điều kiện cho
con người phát triển toàn diện mọi khả năng của mình.
+ Thực hiện chế độ phân phối theo lao động (làm theo năng lực, hưởng theo
lao động).
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội
- Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định tính tất yếu phải trải qua thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
C.Mác viết: ‘Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng cvới thời kỳ ấy
là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì
khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” (C.MácPh.Ăngghen toàn tập, tập 19, NxbCTQG, H.1995, tr.47).
- Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định có hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.
+ Quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản phát triển cao.
+ Quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ
nhữn nước tiền tư bản.

2. Các giá trị truyền thống của dân tộc Việt nam
- Độc lập dân tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân luôn là khát vọng lớn
lao của mỗi người Việt Nam.
Đây là điều kiện thuận lợi để Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận Mác-Lênin về
CNXH và con đường đi lên CNXH, hình thành tư tưởng của Người về CNXH và
con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH còn được hình thành trên cơ sở
truyền thống lịch sử văn hóa, đạo đức và con người Việt Nam.
+ Truyền thống đoàn kết cộng đồng của dân tộc Việt nam.
+ Dân tộc Việt nam có truyền thống văn hóa lâu đời, đó là truyền thống trọng
đạo đức, lấy nhân nghĩa làm gốc, đề cao vai trò của nhân dân, khoan dung độ
lượng, trọng trí thức, hiền tài.


+ Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng, giàu lòng vị tha, yêu thương
đồng loại, kết hợp được cái cái chung với cái riêng, gia đình với Tổ quốc, dân tộc
và nhân loại.
Những truyền thống tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của con người Việt nam ở
trên là nhân tố quan trọng để hình thành tư duy về xây dựng một xã hội mới-xã hội
chủ nghĩa, vừa là điều kiện thuận lợi để đi lên chủ nghĩa xã hội.
3. Kinh nghiệm thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới
- Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo
xây dựng chủ nghĩa xã hội của các đảng Cộng sản trên thế giới, nhất là ở Liên
Xô và Trung Quốc.
Những kinh nghiệm đó có tác động không nhỏ đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa những vấn đề có tính quy luật trong lãnh
đạo cách mạng XHCN được rút ra từ Hội nghị các đảng Cộng sản và công
nhân quốc tế năm 1957 và năm 1960.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

+ Thực hiện liên minh công nông.
+ Cải tạo dần nền nông nghiệp theo hướng XHCN.
+ Phát triển nền kinh tế quốc dân có kế hoạch.
+ Tiến hành cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
+ Xóa bỏ áp bức dân tộc, xây dựng sự bình đẳng dân tộc.
+ Tiến hành công cuộc bảo vệ thành quả cách mạng XHCN.
+ Đoàn kết quốc tế, thực hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản.
4. Đặc điểm Việt nam tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh đất nước đang tiến
hành hai chiến lược cách mạng.
Sau năm 1954, chúng ta phải tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng là: Cách
mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Chúng ta tiến lên CNXH từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến,
kinh tế lạc hậu, trình độ dân trí thấp.
Theo thống kê có hơn 90% dân số mù chữ.


- Đặc điểm lớn nhất của nước ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
+ Phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn, khó khăn phức tạp chi phối suốt cả thời
kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Việt nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc
đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc” (Hồ Chí
Minh toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H.200, tr.176).
+ Đặt ra hàng loạt những vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được nhận
thức và giải quyết thỏa đáng để tìm ra con đường, hình thức, bước đi, cách làm
phù hợp.
Tóm lại, Những đặc điểm trên chính là cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng,
quyết định trực tiếp đến việc tiếp thu, vận dụng những nguyên lý chung, những
kinh nghiệm quý báu của thế giới, hình thành tư tưởng về CNXH và con đường

quá độ lên CNXH ở Việt nam của Hồ Chí Minh.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM
1. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội
* Định nghĩa CNXH
Hồ Chí Minh chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về CNXH, nhưng ở các
thời điểm khác nhau Hồ Chí Minh có cách tiếp cận khác nhau về CNXH. Hiện nay,
theo thống kế có hơn 20 định nghĩa của Hồ Chí Minh về CNXH. Các định nghĩa
CNXH được Hồ Chí Minh đề cập đến một số góc độ tiếp cận cơ bản sau.
- Định nghĩa CNXH , CNCS như là một chế độ hoàn chỉnh, là con đường
giải phóng nhân loại khỏi áp bức, bất công.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại,
đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình
đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, niềm vui, hòa
bình hạnh phúc...” ( sđd, tập 1, tr.461).
- Định nghĩa CNXH bằng cách chỉ ra một mặt nào đó ( Chính trị, kinh tế,
văn hoá…) của CNXH.


+ Khi đề cập đến chế độ sở hữu công cộng trong CNXH: “…CNXH là lấy
nhà máy, xe lửa, ngân hàng.v.v.làm của chung”
+ Đề cập đến quan hệ phân phối theo lao động ở CNXH: CNXH là: “Ai làm
nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ
những người già cả, đau yếu và trẻ con”. ( sđd, tập 8, tr.226).
+ Về chính trị: " Chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ
do nhân dân lao động làm chủ...".
+ Về phát triển văn hoá và con người: Chủ nghĩa xã hội “ gắn liền phát
triển khoa học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân ”

+ Về kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết bình đẳng: " Chủ nghĩa xã hội không
phải cái gì cao xa hơn mà cụ thể là ý thức kỷ luật, tinh thần thi đua yêu
nước...Tinh thần đoàn kết tương trợ".
- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội, chỉ rõ phương hướng, phương tiện để đạt mục tiêu đó.
“Chủ nghĩa xã hội là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do...”
- Định nghĩa CNXH bằng cách xác định động lực xây dựng nó.
"Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân
dân và do nhân dân tự xây dựng lấy".( sđd, tập 10, tr.461).
* Đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã hội
Trên cơ sở nghiên cứu định nghĩa CNXH của Hồ Chí Minh, có thể khái quát
thành những đặc trưng bản chất của CNXH là:
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ.
Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động tính
tích cực, sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên
lực lượng sản xuất phát triển và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân,
trước hết là nhân dân lao động.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức.
Trong đó người với người là bạn, là đồng chí, là anh em; con người được giải
phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú, được tạo
điều kiện phát triển hết khả năng vốn có của mình
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý.


Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng; các
dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.
- Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân
tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 Các đặc trưng bản chất nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống
giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ vừa được sáng tạo mới trong quá
trình xây dựng CNXH.
* Sự vận dụng của Đảng ta
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cụ thể thành 8 đặc trưng như
sau: (Văn kiện Đại Hội Đảng X, Nxb CTQG, H 2006, Tr.68).
+ Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Do nhân dân làm chủ.
+ Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện.
+ Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa
xã hội
* Về Những mục tiêu cơ bản
- Mục tiêu chính trị: Chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ do
nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Hồ Chí Minh viết: “Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền
tảng liên minh công, nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”(T4, tr 161)
+ Trong nhà nước đó mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, “dân là chủ”
chính phủ là đầy tớ chung của nhân dân


+ Để phát huy quyền dân chủ, Hồ Chí Minh đã chỉ ra con đường và biện

pháp để thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.
VD: Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước và
kiểm soát các đại biểu của mình
+ Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời Hồ Chí Minh cũng
nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân trong lao đông,
bảo vệ tổ quốc, chấp hành pháp luật...
- Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế chúng ta xây dựng là một nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa với công- nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến,
cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xoá bỏ dần, đời sống vật chất của
nhân dân ngày càng được cải thiện.
+ Nền kinh tế XHCN phải được tạo lập trên cơ sở chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất. Tuy nhiên trong thời ký quá độ còn tồn tại nhiều hình thức sở
hữu khác nhau
Hồ Chí Minh khái quát còn 4 hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác
xã, sở hữu của các nhà lao động riêng lẻ và sở hữu của các nhà tư bản.
+ Nền kinh tế XHCN ở nước ta cần được phát triển toàn diện, trong đó
công, nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà.
- Mục tiêu văn hoá- xã hội:
+ Về văn hoá: Nền văn hoá mà Đảng ta và Hồ Chí Minh chủ trương xây
dựng là nền văn hoá mới, văn hoá lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm
cơ sở, văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ; phải
làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do.
+ Về quan hệ xã hội: Theo Hồ Chí Minh xã hội mà chúng ta xây dựng
là một xã hội công bằng, dân chủ; có quan hệ tốt đẹp giữa người với người;
các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức- lối sống xã hội
phát triển lành mạnh.
* Về động lực của chủ nghĩa xã hội
Để hoàn thành được mục tiêu của CNXH, điều quan trọng theo Hồ Chí Minh
là phải nhận thức, vận dụng, phát huy tốt các động lực của CNXH. Đồng thời phải
biết triệt tiêu các trở lực kìm hãm sự phát triển của CNXH.



- Theo Hồ Chí Minh những động lực của chủ nghĩa xã hội được biểu hiện
ở hai phương diện vật chất và tư tưởng.
+ Người khẳng định động lực quan trọng nhất là con người, là nhân dân lao
động, nòng cốt là công-nông-trí thức.
Hồ Chí Minh nói: Sức mạnh đoàn kết dân tộc là động lực chủ yếu để xây
dựng và phát triển đất nước; đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành
công, đại thành công.
+ Theo Hồ Chí Minh, phải tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người, phải biết
sử dụng, kích thích lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động.
+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, phát huy vai
trò điều chỉnh của các nhân tố khác như: văn hoá, khoa học, giáo dục...
+ Ngoài động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh phải kết hợp được với sức mạnh của
thời đại, đoàn kết quốc tế, tận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật...
- Các trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội
+ Phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
Bởi vì theo Người: nó là căn bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm
+ Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Vì: “Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý trí khắc khổ của cán bộ ta, nó
phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”
+ Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật
Bởi vì theo Người: Những hành động ấy “làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự
nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của CNXH” (Sđd, t9, tr.288)
+ Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng không chịu học tập cái
mới...
2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt nam
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam

* Về tính tất yếu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
nam.


- Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng Việt nam tất yếu phải trải qua thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
+ Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tính tất yếu của thời
kỳ quá độ lên CNXH.
+ Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt nam: quá độ gián tiếp không kinh
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, phải trải qua thời kỳ quá độ lâu
dài, khó khăn, phức tạp.
- Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng
tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
+ Thực hiện cải tạo nòn kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới, kết hợp cải
tạo và xây dựng, trong đó xây dựng là trọng tâm, là nội dung cốt lõi, lâu dài.
Hồ Chí Minh viết: “...phải xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của CNXH ,
đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, có công nghiệm và nông nghiệp hiện đại, có
văn hoá và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng
ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm
vụ chủ chốt và lâu dài” (Sđd, tập 10,tr. 13).
* Về đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
+ Đặc điểm: Đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Đây là vấn đề mới cần nhận thức và tìm giải pháp đúng đắn để có hình thức,
bước đi phù hợp với Việt Nam.
+ Về mâu thuẫn: Mâu thuẫn cơ bản nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt nam là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước và thực trạng
kinh tế-xã hội thấp kém.

Hồ Chí Minh viết: “ Xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng
phức tạp, gian khổ và lâu dài”, bởi vì “chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn
toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi
triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn
năm...biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp”


(Sđd, tập 9, tr.2 và tập 10,tr. 493).
* Về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ.
- Về chính trị:
+ Phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng trong sạch, vững
mạnh và hoạt động có hiệu quả, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+ Củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất với nòng cốt là liên minh
công-nông-trí thức, dưới siuwj lãnh đạo của Đảng.
- Về kinh tế:
Được Hồ Chí Minh đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, cơ cấu quản lý kinh tế.
+ Tăng năng xuất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế nông-công nghiệp lấy nông nghiệp làm mặt trận
hàng đầu; phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn; phát triển
kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ.
+ Quản lý kinh tế phải trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các
đòn bẩy để phát triển sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
- Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội: Triệt để xóa bỏ nền văn hóa nô dịch, lạc hậu,
xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
b. Bước đi và phương thức, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Để xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt nam, Hồ Chí
Minh nêu 2 nguyên tắc có tính phương pháp luận:
+ Cần quán triệt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng

chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng
không áp dụng máy móc.
+ Xác định bước đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội phải xuất phát từ thực
tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
- Về bước đi: Phải dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao
không được chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn.
Người sớm ngăn ngừa xu hướng chủ quan, nóng vội. “Chớ thấy Liên Xô,
Trung Quốc đã có nông trường quốc doanh, tổ chức hợp tác xã thì ta cũng vội tổ
chức ngay hợp tác xã”.


- Về biện pháp
+ Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây
dựng, lấy xây dựng làm chính.
+ Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược
ở hai miền khác nhau.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm thực
hiện thắng lợi kế hoạch đã đề ra.
+ Vấn đề cơ bản lâu dài, quyết định nhất là phải đem của dân, tài dân, sức
dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀO CÔNG
CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
1. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng của
Hồ Chí Minh và của Đảng ta.
Sự lựa chọn đúng đắn đó được chứng minh bằng thực tiễn thắng lợi vĩ đại
của cách mạng Việt nam mấy thập kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Ngày nay, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới

vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” cũng
chính là để hoàn thành mục tiêu, lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân
dân ta trong hoàn cảnh mới.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, qua thực tiễn 20 năm đổi mới: “ Trong
quá trình đổi mới, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. 9 Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lầ thứ X, Nxb CTQG, H. 2006,Tr.70)
- Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới,
CNXH đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, nhưng con đường
tiến lên CNXH vẫn là con đường duy nhất đúng cho cách mạng Việt Nam.
Chỉ có CNXH mới giành độc lập thực sự cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc
thực sự cho nhân dân


- Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đòi hỏi mỗi
chúng ta phải:
+ Thường xuyên xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định vai
trò lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam.
+ Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực
thù địch.
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các
nguồn lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Theo Hồ Chí Minh, xây dựng CNXH là sự nghiệp của toàn dân, phải đem
tài dân, sức dân làm lợi cho dân.
- Ngày nay, để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng đòi
hỏi phát huy tài năng, trí tuệ và sức lao động sáng tạo của toàn dân.
- Để phát huy tốt sức mạnh toàn dân tộc vào xây dựng đất nước, cần giải
quyết tốt các vấn đề cơ bản sau:

+ Tin dân, dựa vào nhân dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế.
+ Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh
trên cơ sở lấy liên minh công- nông- trí thức làm nòng cốt.
- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở tạo điều
kiện quốc tế thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại theo phương châm “đa phương hóa,
đa dạng hóa các quan hệ quốc tế” với tinh thần “ Việt Nam là bạn, là đối tác tin
cậy trong cộng đồng quốc tế...”
3. Xây dựng Đảng, nhà nước vững mạnh, kiên quyết đấu tranh chống
các trở lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Xây dựng Đảng nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng
là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta.
+ Thường xuyên xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.


+ Tăng cừng bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của Đảng.
+ Nâng cao trình độ trí tuệ của Đảng.
+ Chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên đủ phẩm chất, năng lực.
+ Đổi mới phương pháp, phong cách lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan
hệ giữa Đảng với nhân dân.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh, thực sự là
của dân, do dân và vì dân; cải cách nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ.
- Phát huy vai trò của toàn dân trong đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng
phí, lợi dụng chức quyền, những người bị thoái hóa biến chất. Chủ động ngăn ngừa và làm
thất bại mọi âm, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
- Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho bản thân và
đất nước, hăng hái tăng gia sản xuất, kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xây

dựng đất nước.



×