Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.72 KB, 19 trang )

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT
Ngày... tháng... năm 20….

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài : Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản Việt Nam
Đối tượng:

Đại học

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I 1. Mục đích
Giúp người học nắm được cơ sở hình thành và những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó xây dựng lòng tin
vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của
người cán bộ đảng viên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
2. Yêu cầu
- Nắm chắc những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Trên cơ sở nắm vững những nội dung cơ bản, vận dụng vào trong hoạt
động thực tiễn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người cán bộ đảng viên.
- Đấu tranh với những quan điểm sai trái phủ nhận quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản.
II. NỘI DUNG
Gồm 3 phần
Phần 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Việt Nam
Phần 2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng
sản Việt Nam


Phần 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
vào tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng ta hiện nay
3


III.THỜI GIAN
1. Thời gian toàn bài: 4 tiết
2. Phân chia cụ thể:
a. Lên lớp: 4 tiết
b. Nghiên cứu, đọc tài liệu:
IV. ĐỊA ĐIỂM
Tại giảng đường
V.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức : Theo quy mô lớp học
2. Phương pháp:
a. Phương pháp dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp với nêu
vấn đề và trình chiếu Power Point.
b. Phương pháp học: Nghe, bút kí, nghiên cứu tài liệu.
VI. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO
1. Tài liệu
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có
sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2008 (từ tr.132 - tr.175).
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ( dùng cho các trường đại học, cao
đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2006 (từ tr.117- tr.156).
2. Vật chất đảm bảo
a. Giáo viên: Giáo án, giáo trình tài liệu
b. Học viên: Bút, vở ghi, tài liệu nghiên cứu
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo ( Nhận lớp).
- Kiểm tra bài cũ. Đánh giá nhận xét.
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
II. TÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Thứ tự, nội dung
4

Thời

Phương

gian

pháp

V.chất


THỦ TỤC LÊN LỚP
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM
1. Những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin về Đảng Cộng sản
2. Thực tiễn Việt Nam và thế giới

05

Hỏi- đáp,


phút

thuyết trình
Thuyết trình,

15

gợi mở, kết

phút

hợp với trình

15

chiếu

phút

Point

Power

II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Đảng Cộng sản việt nam là nhân
tố quyết định hàng đầu để đưa cách
mạng Việt Nam đến thắng lợi


15
phút

2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản

nêu vấn đề,

phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-

15

Lênin với phong trào công nhân và

phút

phong trào yêu nước Việt Nam
3. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng
của giai cấp công nhân, đồng thời là

Thuyết trình,
kết hợp với
trình

chiếu

Power Point
10
phút

Đảng của dân tộc Việt Nam

4. Đảng Cộng sảnViệt Nam lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin “làm cốt”
5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được
xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân
6. Đảng cộng sản Việt nam là Đảng
cầm quyền, Đảng vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân

15
phút
20

Thuyết trình,

phút

nêu vấn đề,
kết hợp với

15
phút

7. Đảng Cộng sản Việt Nam phải
thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới
5

10


trình

chiếu

Power Point

Giáo án


phút

Giáo

án,

giáo trình,
tài

liệu

tham khảo
và phương
tiện

trình

chiếu

Giáo
6


án,


giáo trình,
tài

liệu

tham khảo
và phương
tiện

trình

chiếu
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VÀO TỰ ĐỔI MỚI, TỰ CHỈNH
ĐỐN ĐẢNG TA HIỆN NAY
1. Một số nội dung chủ yếu về tự đổi
mới, tự chỉnh đốn Đảng ta hiện nay dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Xây dựng Đảng bộ Quân đội và
đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân
đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong
tình hình mới

10
phút


Thuyết trình,
gợi mở, kết

10
phút

hợp với trình
chiếu

Power

Point

KẾT THÚC BÀI GIẢNG

05

Thuyết trình

Giáo án

phút
III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG
1. Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là một phần quan
trọng trong di sản mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta. Quán triệt và thực hiện
tốt tư tưởng này của Người chính là cơ sở để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” xứng đáng với
niềm tin của cả dân tộc để lãnh đạo đất nước ta thực hiện thành công sự nghiệp

đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu “ Dân giàu, nước
mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1. Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng
sản Việt Nam?
7


Câu 2. Phân tích những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Việt Nam? Rút ra ý nghĩa thực tiễn?
Ngày.....tháng......năm 20…..
NGƯỜI BIÊN SOẠN

MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là một phần quan trọng
trong những di sản tư tưởng mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ có ý
nghĩa lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhất là trong điều kiện hiện
nay khi việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng đang nổi lên như một nhiệm vụ quan trọng
nhất, quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp đổi mới.
NỘI DUNG
I . CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM.
1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về Đảng Cộng sản
Câu hỏi nêu vấn đề: Đồng chí cho biết chủ nghĩa Mác-Lênin đã đề cập
đến những vấn đề gì về Đảng Cộng sản?
- Cuối thế kỷ XIX Mác và Ăng ghen đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề
thành lập các Đảng Cộng sản ở những nước Tư bản chủ nghĩa.
+ Theo Mác-Ăngghen, giai cấp công nhân tổ chức ra chính đảng là đòi

hỏi tất yếu khách quan, điều kiện tiên quyết để thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình.
+ Mác-Ăngghen là những người đầu tiên chủ trương thành lập đảng trên cơ
sở kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
+ Các ông cũng là những người đã thảo ra những nguyên tắc tổ chức về xây
dựng và hoạt động của đảng Cộng sản.
VD : Đảng là tổ chức độc lập mang bản chất giai cấp công nhân; điều kiện
tiêu chuẩn người vào Đảng; Đảng phải thường xuyên được củng cố vững chắc, có
tổ chức, có cơ cấu phù hợp....

8


+ Mác và Ăng ghen đã đề ra khẩu hiệu :“ Vô sản tất cả các nước đoàn kết
lại” để định hướng cho cách mạng vô sản trên phạm vi thế giới.
- V.I.Lênin đã phát triển những quan điểm của C.Mác và Ph. Ăng ghen
để đưa ra học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
+ Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
Đảng.
+ Đảng là một bộ phận của giai cấp công nhân, là đội tiên phong chính trị
có tổ chức và là tổ chức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân.
+ Khi có chính quyền, đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị xã hội
chủ nghĩa và là bộ phận của hệ thống đó.
+ Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng.
+ Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tự phê
bình và phê bình là quy luật phát triển của đảng.
+ Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động vào đảng, phải thường xuyên đưa những người không đủ
tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi đảng.
+ Tính quốc tế của đảng.

+ Lênin đã bổ sung mở rộngkhẩu hiệu của Mác và Ăngghen thành: “ Vô
sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” .
2. Thực tiễn Việt Nam và thế giới
a. Thực tiễn Việt Nam
- Cuối thế kỷ XIX, Thực dân Pháp xâm lược nước ta, các phong trào yêu
nước liên tục nổ ra, nhưng tất cả đều bị thất bại. Hồ Chí Minh nghiên cứu và nhận
thấy một trong những nguyên nhân thất bại là do thiếu một tổ chức cách mạng có
đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học.
VD: Phong trào Cần Vương (1883-1896); Phong trào Yên Thế (18871913); phong trtào cứu nước mới theo khuynh hướng tư sản của Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh…
- Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng ta Hồ Chí minh cũng
rút ra được nhiều kinh nghiệm để xây dựng, củng cố, phát triển tư tưởng của
mình về Đảng Cộng sản Việt Nam.
9


VD : Kinh nghiệm xây dựng Đảng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến,
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế chậm phát triển, tàn dư tư tưởng của
người sản xuất nhỏ...
b. Thực tiễn cách mạng thế giới
- Trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, khảo sát kinh
nghiệm của một số cuộc cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh rất chú ý xem
xét những vấn đề về chính đảng cách mạng.
+ Phân tích sâu sắc Công xã Pari (1871), Hồ Chí Minh rút ra một trong những
nguyên nhân thất bại là Công xã Pari chưa có một chính đảng lãnh đạo.
Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng Pháp dạy cho chúng ta:
1. Dân chúng công nông là gốc cách mệnh…
2. Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công…”. (Hồ Chí
Minh toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, H.2000, tr. 274).
+ Hồ Chí Minh cũng giành nhiều tâm sức vào khảo cứu cuộc cách mạng

tháng Mười Nga năm 1917, cuộc cách mạng do giai cấp công nhân, mà đội tiền
phong của nó là Đảng Bônsêvích Nga lãnh đạo và giành thắng lợi.
Người chỉ rõ: “Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng
thành công phải lấy dân chúng (công, nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền,
phải bền gan…” (sđd, t.2, tr.280).
- Trong những năm 20 của thế kỷ XX đã có hàng loạt các Đảng Cộng
sản được thành lập ở các nước và gia nhập vào Quốc tế III.
VD: Ở Châu Á và khu vực Đông Nam Á có: Đảng Cộng sản
Inđônêxia(1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc(1921), Đảng Cộng sản Nhật
Bản(1922), Đảng Cộng sản Triều Tiên(1925), Đảng Cộng sản Ấn Độ(1928)…
- Để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã dốc
sức chuẩn bị chu đáo về mặt chủ quan cũng như thúc đẩy các điều kiện khách
quan đi đến chín muồi.
Câu hỏi nêu vấn đề: Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị điều kiện chủ quan và
khách quan như thế nào để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
+ Đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về chủ nghĩa Mác- Lênin.
10


+ Mở rộng sự liên kết giữa những người Việt Nam yêu nước với những
người cách mạng ở các nước thuộc địa.
+ Người đã tham gia vào nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản.
VD: Khởi xướng và lãnh đạo Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp năm 1921,
Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Quảng Châu năm 1925.
+ Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập
ra tổ chức “Hội Việt Nam cách mệnh thanh niên”. Đây là tổ chức của những
người thanh niên yêu nước Việt Nam có xu hướng theo chủ nghĩa Cộng sản được
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn trong thực tiễn cách mạng.
Hồ Chí Minh viết: Giống như “quả trứng từ đó nở ra con chim non cộng
sản” (Sđd, t.3, tr. 13).

+ Từ năm 1925-1927 Người đã mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ chuẩn bị lực lượng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
+ Từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930 ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức
Cộng sản. Ngày 3/2/1930 Nguyễn Ái Quốc đã đứng ra hợp nhất ba tổ chức Cộng
sản thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hồ Chí Minh cũng tập trung nghiên cứu thực tiễn hoạt động của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo, xây dựng
đảng của các nước trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
1. Đảng Cộng sản Việt nam là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa
cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
- Về lý luận, Hồ Chí Minh nhận thức rất sớm và sâu sắc rằng cách mạng
Việt nam muốn thắng lợi thì trước hết phải có đảng cách mạng.
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Cách
mệnh trước hết phải có gì ? Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận
động và tổ chức dân chúng; ngoài thì liên hệ với dân tộc bị áp bức và vô sản giai
11


cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có
vững thì thuyền mới chạy” (Sđd, tập 2, tr.267, 268)
+ Muốn làm cách mạng phải có lực lượng, lực lượng là nhân dân nên phải có
Đảng để tuyên truyền, vận động tập hợp nhân dân thành một khối thống nhất.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng
lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi” (Sđd,tập 9, tr.290).
Người chỉ rõ: “Nếu không có nhân dân thì Đảng không có lực lượng, nếu
không có Đảng thì nhân dân không có người dẫn đường”.

+ Đảng vạch ra đường lối đúng đắn, tuyên truyền sâu rộng đường lối đó
trong quần chúng nhân dân, cụ thể hoá đường lối ấy cho phù hợp với điều kiện
thực tế của từng giai đoạn.
+ Cách mạng Việt Nam dựa vào sức mình là chính, nhưng cũng phải biết
kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh của cách mạng thế giới, giữ mối liên hệ
đó là nhiệm vụ của Đảng
- Về thực tiễn, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị mọi điều kiện để thành lập
Đảng, luôn chăm lo xây dựng Đảng Cộng sản Việt nam vững mạnh
+ Từ năm 1924 - 1930, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin
vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị mọi điều
kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Khi giành được chính quyền, Người tiếp tục khẳng định vai trò quyết
định của Đảng trong xây dựng CNXH.
Người nhấn mạnh: “Đánh đổ giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng
CNXH còn khó khăn gian khổ hơn nhiều” (Sđd,tập 9, tr.279).
+ Năm 1965, qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Người khẳng định: “Có Đảng
lãnh đạo nhân dân ta đã trở thành một dân tộc anh hùng, được bạn bè khắp năm
châu yêu mến và kính trọng” (Sđd, t11, tr.371).
+ Trước lúc đi xa, điều Người quan tâm trước hết là nói về Đảng.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
12


Câu hỏi nêu vấn đề: Đồng chí cho biết quy luật chung hình thành Đảng
Cộng sản? Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?
- Xuất phát từ tình hình ở các nước tư bản trước kia V.I.Lênin đã nêu ra
luận điểm Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với
phong trào công nhân, đồng thời cũng khẳng định tính đặc thù ra đời của từng
Đảng Cộng sản.

Lênin viết: “Trong tất cả các nước, chỉ có sự kết hợp giữa CNXH với
phong trào công nhân mới xây dựng được một cơ sở vững chắc cho cả hai.
Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy lại là sản phẩm của lịch sử, lại được thực
hiện bằng những con đường đặc biệt, tuỳ theo điều kiện không gian và thời gian”
( Lênin toàn tập, Nxb Tiến Bộ Mátcơxva, 1976, t.4, tr.471)
- Xuất phát từ tình hình thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy việc
ra đời của Đảng Cộng sản ở đây nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong
trào công nhân thì chưa đủ, mà phải kết hợp cả với phong trào yêu nước.
Khái quát về quy luật đặc thù của việc ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ
Chí Minh viết: “Chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của Đảng công sản Đông Dương vào đầu
năm 1930”.
Tại sao?
+ Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu;
giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn non yếu.
+ Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, phong trào
yêu nước là một phong trào rộng lớn diễn ra liên tiếp, từ rất lâu trước khi có giai
cấp công nhân và phong trào công nhân.
+ Phong trào yêu nước Việt Nam lại rất gắn bó với phong trào công nhân và
đang bế tắc về đường lối cho nên rất dễ tiếp thu lý luận Mác-Lênin.
+ Ở đây, phong trào công nhân dù tiên tiến nhất, nhưng nếu không gắn bó với
với phong trào yêu nước, thì cũng không mở rộng được cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân và đưa cuộc đấu tranh đó đến thắng lợi.
13


3. Đảng Cộng sản Việt Nam-“Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời
là Đảng của dân tộc Việt Nam”.
- Đây là luận điểm mới của Hồ Chí Minh, bổ sung vào học thuyết về
Đảng của chủ nghĩa Mác-lênin.

+ Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định: Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp
vô sản, đấu tranh cho lợi ích của giai cấp vô sản nước mình và giai cấp vô sản thế
giới. Đảng gồm những phần tử tiên tiến nhất trong giai cấp vô sản, là đội tiên
phong, bộ tham mưu của giai cấp vô sản.
+ Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào điều kiện cụ thể nước ta Hồ Chí
Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp côn nhân,
đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam.
(2/1951) Hồ Chí minh khẳng định: “ Trong giai đoạn này quyền lợi của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Chính vì
Đảng lao động Việt nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt nam”.( Sđd, tập 6, tr175)
Năm 1961 Người nhắc lại: “ Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời
cũng là Đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”(Sđd, tập 10, tr467)
- Luận điểm đã định hướng cho việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
thành một Đảng có sự gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và toàn thể dân tộc trong mọi thời kỳ phát triển của cách mạng.
+ Tuyệt đại đa số người dân Việt Nam dù là đảng viên hay không đảng
viên, dù thuộc tầng lớp, giai cấp nào đều cảm thấy Đảng Cộng sản Việt Nam là
Đảng của Bác Hồ là Đảng của mình.
+ Đó là niềm vinh dự tự hào lớn nhất của đảng Cộng sản Việt Nam, là cội
nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng.
- Khi nói Đảng ta là Đảng của giai cấp đồng thời là Đảng của dân tộc
Hồ Chí Minh cũng khẳng định Đảng ta mang bản chất giai cấp công nhân.
+ Người phân biệt rõ, về bản chất giai cấp thì Đảng ta mang bản chất giai
cấp công nhân, nhưng về lợi ích thì Đảng không những đại biểu cho lợi ích của

14


giai cấp công nhân, mà còn đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và của cả

dân tộc.
Câu hỏi nêu vấn đề: Tại sao Hồ Chí Minh khẳng định Đảng ta mang bản
chất giai cấp công nhân?
+ Hồ Chí Minh giải thích .
 Giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh
đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Giai cấp không những đại diện cho hiện
tại mà còn đại diện cho cả tương lai.
Hồ Chí Minh viết: “Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là kiên
quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại là giai cấp tiên tiến nhất có sức
sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc để xây dựng một xã
hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức
là chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo
dục tầng lớp khác. Vì vậy, mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp
công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo” (Sđd, tập 7, tr.212).

 Giai cấp nông dân tuy chiếm số động trong dân cư, có tinh thần cách
mạng rất cao, nhưng do tính phân tán, tư hữu của người sản xuất nhỏ; do hệ tư
tưởng của nông dân đã lạc hậu nên không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.

 Đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác càng không thể đảm đương
vai trò lãnh đạo cách mạng
+ Cái quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng không chỉ ở số
lượng đảng viên xuất thân từ công nhân, mà cơ bản ở nền tảng tư tưởng của Đảng
là chủ nghĩa Mác-Lênin, ở mục tiêu, đường lối của Đảng.
4. Đảng Cộng sảnViệt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt”
- Hồ Chí Minh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam phải được trang bị
lý luận tiên tiến, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin.
+ Xuất phát từ vai trò của lý luận cách mạng đối với đảng cách mạng
Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã nhắc lại lời
chỉ dẫn của Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận


15


động. Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiên phong, đảng cách mệnh mới đảm nhiệm
cách mệnh tiên phong” (Sđd, tập 2, Tr.259)
Người cũng chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt,
trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà
không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ
nam”
+ Từ bản chất cách mạng khoa học và vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin
Hồ Chí Minh vạch rõ: “ Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều,
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhât, cách mạng nhất là chủ nghĩa
Lênin” (Sdd, tập 2, tr268).
 Đây chính là học thuyết về sự giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân
lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người.
 Đây cũng chính là học thuyết về sự phát triển xã hội lên một hình thái
kinh tế -xã hội Cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội,
một hình thái kinh tế-xã hội cao hơn, tốt đẹp hơn so với hình thái king tế-xã hội tư
bản chủ nghĩa
 Nhờ lý luận ấy, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước, đã xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và trang bị cho đảng một vũ khí tinh thần để
Đảng làm tròn vai trò tiên phong của mình
Viết về vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với Đảng ta, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm
cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng
lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng
tôi”( Sđd, tập.7, tr.517)
- Lấy chủ nghĩa Mác- Lênin “làm cốt” là kiên định nắm vững linh
hồn, lập trường quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để

vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, không giáo điều,
máy móc.
Năm 1924, Hồ Chí Minh cũng đã nhận xét: “Mác đã xây dựng học
thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào?lịch
16


sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? đó chưa phải là toàn bộ nhân loại…Dù sao
cũng cẫn bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào
đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được” (Sđd, tập.1,tr.465)
5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên
tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Khái quát những luận điểm của HCM có thể thấy Người đã đề cập đến
những nguyên tắc xây dựng Đảng sau đây:
a. Tập trung dân chủ.
- Người coi đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng thành một
tổ chức chiến đấu chặt chẽ, không biến Đảng thành một câu lạc bộ.
- Theo Người, "Tập trung" và "Dân Chủ" có mối quan hệ khăng khít
với nhau, dân chủ để đi đến tập trung, tập trung trên nền tảng dân chủ.
+ Về tập trung, Người nhấn mạnh : phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và
hành động...Từ đó làm cho: Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh thì chỉ
như một người
+ Về dân chủ, Người coi đó là của quý báu của nhân dân, là thành quả của
cách mạng.
b. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Tập thể lãnh đạo là để phát huy kinh nghiệm, sức mạnh của nhiều người
Bởi vì theo Hồ Chí Minh: “Một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù
nhiều kinh nghiệm đến dâu cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều
mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn
đề”( Sđd, tập 5, tr. 504).

- Cá nhân phụ trách là để có chuyên trách, tránh cái tệ người này ỷ cho
người kia, người kia ỷ cho người nọ, kết quả thì không ai thi hành.
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phải luôn luôn đi đôi với nhau.
Hồ Chí Minh viết: “Lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc
đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái
tệ bừa bãi lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng hỏng việc. Tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách phải luôn luôn đi đôi với nhau” (Sđd,tập 5, tr.505)
c. Tự phê bình và phê bình
17


- Người coi đây là nguyên tắc sinh hoạt Đảng, là luật phát triển Đảng
Hồ Chí Minh viết: “Muốn doàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống
nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”.
- Người xem đây là vũ khí rèn luyện đảng viên, nâng cao trình độ lãnh đạo,
để Đảng làm tròn sứ mệnh, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc.
Hồ Chí Minh viết: “Một đảng mà giấu giếm khuýet điểm của mình là một
dảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuýet điểm của mình, vạch rõ những
cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó,
rồi tìm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh
dạn, chắc chắn, chân chính” (Sđd,tập 5, tr.261)
- Người lưu ý cán bộ, đảng viên không những phải luôn dùng phê bình,
mà còn khéo léo tự phê bình và phê bình.
+ Người đặt tự phê bình lên trước phê bình
+ Cán bộ càng cao càng phải gương mẫu tự phê bình và phê bình
+ Phải trung thực, chân thành có tình đồng chí thương yêu nhau
+ Người phê phán thái độ che dấu khuyết điểm, nể nang né tránh, lợi dụng
phê bình...
d. Kỷ luật nghiêm minh tự giác.
- Hồ Chí Minh coi sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự

giác của đảng viên.
Theo Người: Nếu việc vào đảng không phải ép buộc thì thì việc tuân thủ kỷ
luật đảng cũng vậy, nó do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với
đảng.
- Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, nghị
quyết của Đảng và tuân thủ nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo, sinh hoạt đảng, làm
cho đảng thống nhất về tư tưởng và hành động.
Hồ Chí Minh viết: “Mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ
luật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và
của cơ quan chính quyền cách mạng” (Sđd, t.6, tr.510)
e. Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
18


- Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng đoàn kết, thống nhất trong
Đảng và đại đoàn kết toàn dân.
Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của
Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn
sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. (Sđd,tập 2,
tr.510)
- Cơ sở đoàn kết thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động trong
Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, cương lĩnh, đường lối, điều lệ của Đảng.
- Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người yêu cầu:
+ Phải thực hành dân chủ rộng rãi, thương xuyên, nghiêm chỉnh tự phê
bình và phê bình
+ Thường xuyên tu dường đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và
các biểu hiện tiêu cực khác, sống có tình có nghĩa.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, Đảng vừa là người
lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
- Đây là một cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh về mối quan hệ Đảng với

quần chúng trong học thuyết Mác-Lênin về đảng của giai cấp công nhân
+ Khi đề cập đến mối quan hệ giữ Đảng với quần chúng, các nhà kinh điển
Mác-Lênin đều quan niệm rằng, Đảng là người lãnh đạo và quần chúng nhân dân
là đối tượng lãnh đạo của Đảng
+ Với nhãn quan chính trị sắc bén, tầm nhìn xa trông rộng Hồ Chí Minh
nhận rõ nguy cơ của chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu xa rời quần chúng khi Đảng
trở thành đảng cầm quyền, Người đã bổ sung vào luận điểm của chủ nghĩa MácLênin một mệnh đề mới: Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân
- Lãnh đạo và đầy tớ không tách rời, đối lập, mà thống nhất với nhau,
lãnh đạo có nghĩa là làm đầy tớ, Đảng lãnh đạo nhưng dân là chủ.
+ Đây là một luận điểm lớn, nhất quán khi Người xác định vai trò của Đảng
và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên.
19


+ Đảng lãnh đạo Nhà nước là nhằm xây dựng Nhà nước thực sự của dân,
do dân, vì dân, để dân được làm chủ.
+ Là đầy tớ trung thành của nhân dân, như Hồ Chí Minh đã nói, Đảng không
có quyền lợi gì của giêng mình, ngoài quyền lợi của giai cấp của dân tộc.
- Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân, nên
phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân.
+ Đảng không ở trên dân, cũng không ở ngoài dân, mà ở trong dân, trong
lòng nhân dân.
+ Không phải nước mới lấy dân làm gốc, mà Đảng cũng phải lấy dân làm
gốc, mọi biểu hiện quan liêu xa dân đều làm suy yếu Đảng.
7. Đảng cộng sản Việt Nam phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới
- Hồ Chí Minh coi tự chỉnh đốn Đảng, tự đổi mới Đảng là công việc
thường xuyên trong xây dựng Đảng.
+ Năm 1949, trong bài nói chuyện ở buổi bế mạc Hội nghị cán bộ Đảng,
sau khi nêu các nhiệm vụ để kháng chiến thắng lợi, Người nói: “Muốn làm được

vấn đề trên trước hết phải chỉnh đốn nội bộ Đảng”.
+ Khi cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang tiến công, Người nhấn
mạnh: “Muốn lãnh đạo vững thì trước hết cán bộ, đảng viên phải có tư tưởng và
lập trường vững chắc để xung phong làm gương mẫu. Vì vậy, chỉnh đốn Đảng là
việc làm chính mà chúng ta phải làm ngay” (t6, tr.465).
+ Trước lúc đi xa Người để lại những điều tâm huyết: “Việc làm trước tiên
là chỉnh đốn lại Đảng”
- Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, đổi mới vì:
+ Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo xã hội và cách mạng VN
+ Trong điều kiện Đảng cầm quyền việc thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh
đốn Đảng càng phải đặc biệt chú trọng.
+ Trước những đòi hỏi, chuyển biến mới của cách mạng, trước sự suy
thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên đều phải tiến hành chỉnh đốn, đổi mới
Đảng.
20


- Hồ Chí Minh nhấn mạnh tự chỉnh đốn Đảng, tự đổi mới trên những
vấn đề sau:
+ Tự chỉnh đốn Đảng, tự đổi mới về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
+ Tự chỉnh đốn Đảng, tự đổi mới đội ngũ cán bộ, đảng viên.
+ Tự chỉnh đốn Đảng, tự đổi mới để nâng cao tầm trí tuệ của Đảng
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM VÀO TỰ ĐỔI MỚI, TỰ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG TA HIỆN NAY
1. Một số nội dung chủ yếu về tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng ta hiện
nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
- Một là, nâng cao bản lĩnh chính trị và trí tuệ của Đảng.
+ Phải thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên đường lối chủ
trương của Đảng, lý luận Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống dân
tộc và tri thức khoa học của thời đại mới.

+ Tăng cường công tác lý luận của Đảng.
+ Uốn nắn những lệch lạc, mơ hồ, dao động tư tưởng về chủ nghĩa xã hội.
+ Đấu tranh kiên quyết chống sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức,
lối sống trong đội ngũ cán bộ đảng viên.
- Hai là, xây dựng củng cố các tổ chức cơ sở Đảng thực sự là nền tảng
và hạt nhân chính trị của Đảng ở cơ sở.
+ Khảo sát đánh giá đúng thực trạng của từng tổ chức cơ sở đảng để có
biện pháp đổi mới chỉnh đốn cho phù hợp.
+ Bảo đảm mỗi loại hình cơ sở đảng hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm
vụ.
+ Chấn chỉnh, củng cố các cơ sở yếu kém.
+ Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ cơ sở, chú ý bố trí đúng đội
ngũ cán bộ chủ chốt.
- Ba là, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
+ Quản lý chặt chẽ, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ đảng viên
+ Bội dưỡng, giáo dục, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt cho họ.
21


+ Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, đúng người, đúng việc và đưa cán bộ
đảng viên vào hoạt động thực tiễn để bồi dưỡng, rèn luyện.
+ Thường xuyên kiểm tra, sàng lọc, kiên quyết, kịp thời đưa ra khỏi Đảng
những người không có đủ tư cách đảng viên.
- Bốn là, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, thắt chặt mối
quan hệ giữa Đảng với quần chúng.
+ Phát huy dân chủ phải đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
+ Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình; mọi biểu hiện vô
tổ chức, vô kỷ luật, chia rẽ, bè phái...phải được xử lý nghiêm.
+ Xây dựng quy chế ra nghị quyết lãnh đạo của Đảng, quy chế làm việc của
các cấp lanmhx đạo đảm bảo phát huy trí tuệ của tập thể.

+ Cán bộ, đảng viên phải tin dân, dựa vào dân, nêu cao tinh thần phục vụ,
tinh thần trách nhiệm trước quần chúng; phải hòa mình vào với quần chúng, lắng
nghe ý kiến của quần chúng...
- Năm là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân...

22



×