Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.47 KB, 16 trang )

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT

Ngày… tháng…. năm 20…

Môn học : Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài

: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá
Đối tượng: Đào tạo ĐẠI HỌC

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích
Nhằm trang bị cho người học nắm được những quan điểm cơ bản của Hồ
Chí Minh về văn hoá, xây dựng nền văn hoá mới ở nước ta và sự vận dụng của
Đảng ta trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân. Trên cơ sở đó góp phần cùng toàn đảng, toàn dân xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Yêu cầu:
- Nắm được những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hoá, xây
dựng nền văn hoá mới ở nước ta và sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân.
- Trên cơ sở nắm vững nội dung vận dụng tốt vào quá trình học tập,
công tác.
- Đấu tranh chống các quan điểm sai trái
II. NỘI DUNG

Gồm 3 phần
Phần 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá


Phần 2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá
Phần 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay
III. THỜI GIAN

1- Thời gian toàn bài: 2 tiết.
2- Phân chia cụ thể:
a- Lên lớp: 2 tiết..
1


b- Thảo luận tổ nhóm: .... tiết
IV. ĐỊA ĐIỂM

Tại giảng đường.
V. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức: Theo quy mô lớp học.
2. Phương pháp :
a. Phương pháp dạy: Thuyết trình, diễn giảng , nêu vấn đề
b. Phương pháp học: Nghe giảng, bút ký, nghiên cứu tài liệu, thảo luận tổ.
VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM

1. Tài liệu:
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,HĐTƯ biên soạn giáo trình chuẩn
QG, NxbCTQG,H. 2008.
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh ( Dùng cho các trường đại học, cao
đẳng), Nxb CTQG, H. 2007.
2-Vật chất:
a- Giảng viên: Giáo án, sơ đồ, máy vi tính.

b- Học viên: Tài liệu, vở ghi.

Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo ( Nhận lớp).
- Kiểm tra bài cũ. Đánh giá nhận xét.
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
II. TÌNH TỰ GIẢNG BÀI
THỨ TỰ, NỘI DUNG

2

THỜI

PHƯƠNG

GIAN

PHÁP

V.CHẤT


THỦ TỤC LÊN LỚP

05

Hỏi- đáp,


phút

thuyết trình

Giáo án

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN
HÓA
1. Những giá trị truyền thống tốt …….
đẹp trong tinh hoa văn hóa dân tộc

phút

2. Tinh hoa văn hóa phương Đông …….
và phương Tây

phút

3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- …….
Lênin về văn hóa

phút

4. Tình hình thực tiễn trên thế giới ……. Thuyết trình,
và ở Việt Nam
phút nêu vấn đề,
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG
kết hợp với
TƯ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ

trình chiếu
VĂN HÓA
1. Quan điểm chung của Hồ Chí ……. Power Point
Minh về văn hoá

phút

Giáo

án,

giáo

trình,

tài

liệu

tham khảo
và phương
tiện

trình

chiếu

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số …….
lĩnh vực của văn hoá
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ

CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀO XÂY
DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN,
ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Tiếp tục xây dựng văn hóa thật sự
trở thành nền tảng tinh thần của xã hội
2. Quân đội nhân dân Việt Nam với
việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng HCM.

KẾT THÚC BÀI GIẢNG

phút

Giáo

án,

…….

giáo

trình,

Thuyết trình,
……. nêu vấn đề,
kết hợp với
phút
trình chiếu
Power Point


tài

phút

05
phút

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG

3

Thuyết trình

liệu

tham khảo
và phương
tiện

trình

chiếu
Giáo án


1. Kết luận
Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh đã hội tụ đủ các yếu tố truyền thống và
hiện đại, dân tộc và nhân loại, kế thừa và đổi mới. Từ Hồ Chí Minh đã toả ra
một thứ văn hoá không phải chỉ của quá khứ và hiện tại, mà còn là một nền văn

hoá của tương lai. Đó là di sản tinh thần vô cùng quý giá của dân tộc ta. Đó là
những giá trị mà Hồ Chí Minh, đại diện cho cả dân tộc Việt Nam đóng góp làm
phong phú thêm kho tàng văn hoá của nhân loại.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1. Hãy làm rõ chức năng của văn hoá trong tư tưởng HCM ?
Câu 2. Phân tích các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực
của văn hoá?
Câu 3. Hãy làm rõ sự vận dụng tư tưởng HCM về văn hoá vào xây dựng
nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay?
Ngày.....tháng......năm…..
NGƯỜI BIÊN SOẠN

MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và trực tiếp chỉ đạo xây dựng nền
văn hoá mới- văn hoá cách mạng Việt Nam. Tư tưởng HCM về văn hoá là di sản
có giá trị to lớn cả phương diện lý luận và thực tiễn. Hiện nay, việc nghiên cứu,
vận dụng tư tưởng HCM về văn hoá vào xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc ở nước ta là một nhiệm vụ to lớn và cấp thiết
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1. Những giá trị truyền thống tốt đẹp trong tinh hoa văn hóa dân tộc
( Khái quát cho học viên nghiên cứu)
- Truyền thống yêu nước, đoàn kết, cố kết cộng động dân tộc.
4


- Truyền thống độc lập tự chủ, tự lực, tự cường.
- Truyền thống lạc quan, yêu đời và hiếu học.
- Truyền thống nhân ái, nhân văn Việt Nam.
->Trên nền tảng văn hóa đó của dân tộc, Hồ Chí Minh đã dân tộc hóa những

tinh hoa văn hóa của nhân loại để hình thành nên tư tưởng văn hóa của mình.
2. Tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây
- Hồ Chí Minh đã nắm vững và tiếp thu những những tư tưởng cơ bản,
tích cực của Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo.
- Người nghiên cứu và ghi nhận những mặt tiến bộ mà cách mạng tư sản
Pháp(1789) đã làm được, tìm hiểu "quyền con người", "quyền tự do, bình đẳng
về quyền lợi" trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776.
- Bằng nhãn quan văn hóa, chứng kiến cuộc sống của nhân loại đau khổ,
Hồ Chí Minh cũng nhận thức được tính chất phản văn hóa thể hiện ở sự áp bức,
bóc lột, đàn áp nhân dân lao động của các nước tư sản.
3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.
- Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa
mới và ra sức phát huy sức mạnh của ánh sáng văn hóa Mác-Lênin cho sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
- Người nghiên cứu kỹ tư tưởng của Lênin về văn hóa và cách mạng văn
hóa, cụ thể:
+ Xây dựng nền văn hóa XHCN để thay thế nền văn hóa TBCN.
+ Xây dựng và phát triển nền giáo dục phổ thông.
+ Hình thành đội ngũ trí thức mới CHCN, những chuyên gia trong lĩnh
vực khoa học, kỹ thuật, phát triển văn hóa nghệ thuật.
+ Hình thành con người mới, đạo đức mới và hệ tư tưởng mới.
4. Tình hình thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
- Quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh nhận ra bản chất của chủ
nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và sự thật ẩn dấu đằng sau cái gọi là khai hóa
văn minh mà chúng rêu rao.
- Người cũng nhận thức rõ bản chất của giai cấp công nhân, số phận của
những người cùng khổ trên thế giới.
5



- Hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân và các dân
tộc bị áp bức, Hồ Chí Minh hiểu biết thêm nhiều về văn hóa và phương thức
đấu tranh bằng văn hóa.
- Người nghiên cứu thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa ở các nước
XHCN (Liên Xô, Trung Quốc...) tìm ra những điểm tiến bộ, phù hợp để vận
dụng vào Việt Nam.
- Thực tiễn tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là cơ sở để Hồ Chí Minh vạch ra đường lối
mới đó là: phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành lấy chính
quyền, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng cho văn hóa và mở đường cho
văn hóa phát triển.
-> Nhờ nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phát triển văn
hóa, Hồ Chí Minh đã có cách xem xét đúng đắn và kế thừa những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và thực tiễn để hình thành
nên tư tưởng văn hóa của mình.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
VĂN HÓA
1. Quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hoá
a. Khái niệm "văn hoá"
Trong mục đọc sách ở phần cuối tập “ Nhật ký trong tù, lần đầu tiên Hồ
Chí Minh có nêu một định nghĩa về văn hóa.
Vỡ lẽ sinh tồn cũng như mục đớch của cuộc sống, loài người mới sỏng
tạo và phỏt minh ra ngụn ngữ, chữ viết, đạo đức, phỏp luật, khoa học, tụn
giỏo, văn học, nghệ thuật, những cụng cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc,
ăn, ở và cỏc phương thức sử dụng. Toàn bộ những sỏng tạo và phỏt minh đú
tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đó sản sinh ra nhằm thớch ứng những nhu
cầu đời sống và đũi hỏi của sự sinh tồn.
Người còn ghi thêm 5 điều lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc:
(1) Xõy dựng tõm lý: tinh thần độc lập tự cường.

(2) Xõy dựng luõn lý: biết hy sinh mỡnh, làm lợi cho quần chỳng.
6


(3) Xõy dựng xó hội: mọi sự nghiệp liờn quan đến phỳc lợi của nhõn dõn
trong xó hội.
(4) Xõy dựng chớnh trị: dõn quyền.
(5) Xõy dựng kinh tế”.
Khái niệm trên cho thấy:
- Văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
- Văn hoá là động lực giúp cho con người sinh tồn; là mục đích cuộc sống
loài người
- Xây dựng văn hoá dân tộc phải toàn diện cả kinh tế, chính trị, xã hội,
đạo đức, tâm lý con người.
b. Quan niệm về vị trí, vai trò của văn hoá:
- Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa là động lực, là mục tiêu của sự
nghiệp cách mạng.
+ Theo Người, văn hóa nói chung, chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng đóng
vai trò quan trọng, tạo ra bước nhảy vọt về tư duy, hành động của con người,
của các dân tộc, đưa con người đến vương quốc của phát triển tự do, toàn diện.
+ Văn hóa có tác dụng sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ,
sửa xã hội cũ, xây xã hội mới
+ Văn hóa tạo sức mạnh vật chất, tinh thần thắng ngoại xâm.
+ Văn hóa có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
+ Văn hóa như một động lực thúc đẩy các dân tộc đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau.
- Văn hoá còn được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã
hội thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội, có quan hệ chặt chẽ với chính
trị, kinh tế, xã hội.
+ Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng.

Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển.
Hồ Chí Minh viết: “Xã hội thế nào thì văn hoá thế ấy. Văn nghệ của ta rất
phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì
văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”.
+ Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá.
7


Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển kinh tế và
văn hoá. Vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: có
thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập
10, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tr.59)
+ Văn hoá không đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn
hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: " Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác
không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị" (sđd, tập.8, tr.368)
 “Văn hoỏ ở trong chớnh trị” tức là văn hoỏ phải tham gia nhiệm vụ
chớnh trị, tham gia cỏch mạng, khỏng chiến và xõy dựng CNXH.
 “Văn hoỏ ở trong kinh tế” tức là văn hoỏ phải phục vụ, thỳc đẩy xõy
dựng và phỏt triển kinh tế.
 “Văn hoỏ ở trong kinh tế và chớnh trị” cũng cú nghĩa là chớnh trị và
kinh tế phải cú tớnh văn hoỏ.
c. Quan điểm về chức năng của văn hoá
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân.
+ Tư tưởng đúng theo Hồ Chí Minh đó là lý tưởng tự chủ, tự cường, độc
lập, tự do; là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
+ Tình cảm lớn, theo Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương
nhân loại bị đau khổ, áp bức. Đó còn là tính trung thực, thẳng thắn, thuỷ chung;
đề cao cí chân, thiện, mỹ.
+ Tư tưởng và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tình cảm cao đẹp là

con đường dẫn đến tư tưởng đúng, tư tưởng đúng làm chomtình cảm cao đẹp hơn.
- Nâng cao trình độ dân trí.
+ Văn hoá nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách
mạng trước mắt và lâu dài.
Hồ Chí Minh viết: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", "dốt thì dại, dại
thì hèn". (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tr.64)
+ Nâng cao dân trí bắt đầu từ việc làm cho người dân biết đọc, biết viết. Tiếp
đến là sự hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, văn hoá.
Hồ Chí Minh viết: “mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mỡnh... phải
8


cú kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước
hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”
+ Tuỳ từng giai đoạn cách mạng mà mục đích của nâng cao dân trí có
điểm chung và riêng nhưng tất cả đều nhằm mục tiêu chung là đôc lập dân tộc
và CNXH; biến một nước dốt nát, nghèo khổ thành một nước có văn hoá cao và
đời sống tươi vui hành phúc.
Người nói “chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước
văn hoá cao và đời sống vui tươi hạnh phúc.”
- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh,
luôn hướng con người vươn tới chân- thiện- mỹ để không ngừng hoàn thiện
bản thân mình.
+ Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đề ra những
phẩm chất và phong cách cần thiết để mỗi người tu dưỡng, rèn luyện, trước hết là
đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Đó là những phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, những phong cách
sống, lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử trong quan hệ xã hội.
VD: TP “Đường cách mệnh”, TP “Sửa đổi lối làm việc”, TP “Đời sống mới”
+ Muốn có được những phẩm chất và phong cách đó, tự bản thân con

người rèn luyện chưa đủ, mà hoạt động văn hoá đóng chức năng quan trọng.
 Văn hoá tham gia chống được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ,
chống sự lạm dụng quyền lực, tham quyền cố vị dẫn tới sự tha hoá con người.
 Văn hoá giúp con người phân biệt được cái tốt đẹp lành mạnh với cái xấu
xa, hư hỏng; cái lạc hậu và cái tiến bộ, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ.
d. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá mới
- Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hoá mới là nền
văn hoá dân chủ mới, đồng thời là nền văn hoá kháng chiến. Nền văn hoá đó
có 3 tính chất: Dân tộc, khoa học- đại chúng.
+ Tớnh dõn tộc ( hay còn gọi là đặc tớnh dõn tộc hay cốt cỏch dõn tộc) là cỏi “
cốt”, cái tinh tuý bên trong rất đặc trưng của nền văn hoỏ dõn tộc. Cốt cỏch văn hoỏ
dõn tộc khụng phải “nhất thành bất biến”, mà cú phỏt triển và bổ sung nột mới.
+ Tớnh khoa học của nền văn hoỏ phải thuận với trào lưu tiến hoỏ của tư
9


tưởng hiện đại: hoà bỡnh, độc lập dõn tộc, dõn chủ và tiến bộ xó hội.
+ Tính đại chúng của nền văn hoỏ là phục vụ nhõn dõn, phự hợp nguyện
vọng của nhõn dõn, đậm đà tớnh nhõn văn.
- Trong cỏch mạng xó hội chủ nghĩa, nền văn hoỏ mới là nền văn hoá
có nội dung XHCN và tính chất dân tộc, thể hiện:
+ Nội dung xó hội chủ nghĩa: là thể hiện tính tiờn tiến, tiến bộ, khoa học,
hiện đại, biết tiếp thu tinh hoa văn hoỏ nhõn loại; phù hợp với traog lưu tiến hoá
trong thời đại mới.
+ Tớnh dõn tộc của nền văn hoỏ là biết giữ gỡn, kế thừa và phỏt huy những
truyền thống văn hoỏ tốt đẹp của dõn tộc, phự hợp với điều kiện lịch sử mới.
e. Quan điểm về thái độ với việc giữ gỡn, bảo vệ và phỏt triển văn hóa
truyền thống của dõn tộc
- Theo Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc là cái trường tồn trong phát
triển và văn hóa chính là tinh hoa của dân tộc.

- Người luôn luôn quan tâm đến việc giữ gỡn, bảo vệ và phỏt triển những
giỏ trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó được xây dựng từ ngàn đời bằng mồ
hôi, xương máu của nhân dân và của cả dân tộc.
- Theo Hồ Chớ Minh, giữ gỡn, bảo vệ và phỏt triển văn hóa dân tộc không
phải là đóng cửa khép kín mà phải mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới để văn
hóa dân tộc ngày càng phát triển.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của văn hoá
a. Văn hoá giáo dục
- Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ ra nhiều công
sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến thực dân.
+ Nền giỏo dục phong kiến là nền giáo dục kinh viện xa rời thực tiễn, coi
kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Giáo dục phong kiến hướng tới kẻ
sĩ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học hành.
+ Nền giỏo dục thực dõn là nền giáo dục khụng mở mang trớ tuệ, thực hiện
ngu dõn. Đó là nền văn hoá đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.
Hồ Chí Minh viết: Nó "chỉ dạy cho họ một lòng "trung thực" giả dối, chỉ
dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu tổ
10


quốc không phải là Tổ quốc của mình" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb
CTQG, Hà Nội 2002, tr.399 ).
- Nền giáo dục của nước Việt Nam sau khi được độc lập là nền giáo
dục mới.
Để xây dựng nền văn hoá giáo dục của nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí
Minh đã nêu ra nhiều quan điểm quan trọng, đó là:
+ Mục tiờu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn
hoỏ bằng dạy và học.
Dạy và học để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng
đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành

mạnh cho nhân dân.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trường học của chúng ta là trường học của chế
độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt,
những người chủ tương lai của nước nhà” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb
CTQG, Hà Nội 2002, tr.80).
+ Chương trình, nội dung giáo dục phải khoa học, phù hợp với bước phát

triển của xã hội.
 Nội dung giáo dục phải toàn diện bao gồm cả văn hoá, chớnh trị,
khoa học - kỹ thuật, chuyờn mụn nghiệp vụ, lao động…
 Về xây dựng chương trình giáo dục, Hồ Chí Minh lưu ý, nhà trường không
phải là nơi nhồi nhét quá thừa vô bổ, nhưng lại không thiếu kiến thức cần thiết.
 Phải luôn gắn chương trình, nội dung giáo dục với thực tiễn. Phải từ
thực tiễn để xác địnhnội dung, chương trình cho phù hợp.
+ Học đi đôi với hành; giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, với cuộc
đấu tranh xã hội; nhà trường gắn liền với xã hội; coi trọng tự học, tự đào tạo.
 Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong công nghệ trồng người
của Hồ Chí Minh.
 Theo Người, phải luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi
với hành, học kết hợp với lao động sản xuất.
Người viết: “ Một người học xong đại học, có thể gọi là có tri thức. Song y
không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm
nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có tri
11


thức một nửa. Tri thức của y là tri thức học sách, chưa phải tri thức hoàn toàn”. (Hồ
Chí Minh toàn tập, tập , Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tr.235).
 Phải phối hợp nhà trường với gia đỡnh – xó hội.
Người chỉ rõ: “ Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục

trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. (Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tr.394).
 Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự
học, tự đào tạo và đào tạo lại.
Người chỉ rõ: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ
là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình
mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”.
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tr.554).
b. Văn hoá văn nghệ
* “Văn hóa, văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ”
- Văn nghệ là mặt trận được hiểu nó là bộ phận của cách mạng, là văn
nghệ cách mạng; thể hiện tính chất cam go, quyết liệt.
+ Tác phẩm văn nghệ và ngòi bút của các văn nghệ sĩ phải là vũ khí sắc
bén, là “ phò chính trừ tà”, là vạch trần tội ác, âm mưu của lực lượng thù địch
đầu độc văn hoá.
Hồ Chí Minh viết: “ngũi bỳt của cỏc bạn cũng là những vũ khớ sắc bộn
trong sự nghiệp phũ chớnh, trừ tà”.
+ Thức tỉnh, định hướng, cổ vũ tinh thần đấu tranh, tổ chức lực lượng,
động viên dân chúng phấn khởi, tin tưởng thực hiện thắng lợi chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
+ Góp phần định hướng tư tưởng đúng đắn theo quan điểm của Đảng, bóc
trần những thói hư tật xấu như tham ô, tham những, lãng phí, quan niêu…
- Văn nghệ sĩ là chiến sĩ : Cũng như các chiến sĩ khỏc, chiến sĩ nghệ
thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự tổ quốc, phụng sự kháng chiến,
phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh.
Để làm trũn nhiệm vụ của mình
+ Chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững vàng, tư tưởng đúng đắn...
đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhõn dõn lờn trờn hết.
12



+ Phải nõng cao trỡnh độ chớnh trị, văn hoỏ, nghiệp vụ, đặc biệt phải cú
phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sỏng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ
cuộc sống, phục vụ nhõn dõn ngày càng tốt hơn.
* Văn nghệ phải gắn với đời sống thực tiễn của nhân dân, phục vụ nhân
dân, trước hết là nhân dân lao động.
Hồ Chí Minh viết: “Thật là một thế giới thần tiên. Nhưng tôi nhớ mường tượng
như Lỗ Tấn, nhà đại văn hào của cách mạng Trung Hoa đó núi một cõu đại ý như thế
này: Người trần lên tiên có lẽ cũng thích thật. Nhưng nhỡn mói cỏi đẹp không thay đổi
rồi cũng thấy chán, thấy nhạt nhẽo và mới biết rằng muốn tỡm thấy sự thay đổi, sự ham
mê thật thỡ phải trở về với cuộc sinh hoạt thực tại của con người.”
- Thực tiễn đời sống nhân dân ta là lao động sản xuất, chiến đấu, sinh
hoạt và xây dựng cuộc sống mới.
- Thực tiễn đời sống của nhân dân là những nguồn nhựa sống của văn
hoá văn nghệ, là chất liệu không bào giờ cạn, là sinh khí vô tận cho văn nghệ.
Những tác phẩm văn nghệ lớn của những văn nghệ sĩ lớn thuộc nhiều dân
tộc từ trước đến nay đã chứng minh điều đó.
- Thực tiễn khụng chỉ là đời sống vô cùng phong phú, mà cũn là những tinh
hoa trong sỏng tỏc dõn gian đó được chắt lọc từ thế hệ này qua thế hệ khác.
VD: Thơ ca, hò vè, ca dao, tục ngữ…
- Hồ Chí Minh yêu cầu chiến sĩ văn nghệ phải thật hoà mỡnh với quần
chỳng
Hồ Chí Minh yêu cầu chiến sĩ văn nghệ không được quên rằng “...chỉ có
nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa
sống. Cũn nếu nhà văn quên điều đó – thỡ nhõn dõn cũng sẽ quờn anh ta”.
* Văn hóa văn nghệ phải phản ánh cho hay, cho chân thật và hùng
hồn, phải hấp dẫn và bổ ích.
- Hồ Chí Minh nhấn mạnh, văn nghệ phải có ý nghĩa giáo dục, đồng
thời cũng nhấn mạnh phải hay, thật hay, nghĩa là văn nghệ phải có tính nghệ
thuật cao.

+ Tác phẩm cần diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng hiểu
13


được, và đọc xong phải suy ngẫm và thấy có bổ ích.
Hồ Chí Minh viết: " Một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay. Khi
nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày
sao cho mọi người ai cũng hiểu được, và khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm, thì
tác phẩm ấy mới được xem là tác phẩm hay và biên soạn tốt" (Hồ Chí Minh toàn
tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tr.157)
+ Phải chân thật và phong phú, hình thức trong sáng, vui tươi, tạo nên sự
hấp dẫn vì sự bổ ích của nó đối với quần chúng.
Hồ Chí Minh viết: “Quần chỳng mong muốn những tỏc phẩm cú nội dung
chõn thật và phong phỳ, cú hỡnh thức trong sỏng và vui tươi. Khi chưa xem thỡ
muốn xem, xem rồi thỡ bổ ớch”. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà
Nội 2002, tr.646-647)
- Phản ỏnh chõn thực không chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh những gì
đã có trong đời sống của nhân dân, mà cũn hướng dẫn nhân dân loại bỏ
cái giả, cái sai, cái không đúng, để vươn tới cỏi lý tưởng
- Theo Hồ Chí Minh tác phẩm văn nghệ phải phong phú đa dạng,
không thể đơn điệu, nghèo nàn
Hồ Chí Minh viết: “Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú,
không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa,
cần cho mọi người thấy nhiều loại hoa đẹp”. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12,
Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tr.551).
c. Văn hoá đời sống
- Quan điểm xây dựng đời sống mới thực sự là quan điểm độc đáo của
Hồ Chí Minh về văn hoá.
Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt ấy không phải là cái
gì cao xa, trừu tượng mà được biểu hiện rất cụ thể trong cuộc sống thường ngày

của mỗi con người, của tập thể, của xã hội.
- Đời sống mới theo Hồ Chí Minh bao gồm cả đạo đức mới, lối sống
mới và nếp sống mới, ba nội dung ấy có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó
đạo đức đóng vai trò chủ yếu.
+ Đạo đức mới: Theo Hồ Chí Minh thực hành đời sống mới trước hết là
thực hành đạo đức mới, trước hết là đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính,
14


trí công vô tư.
+ Lối sống mới: Đó là lối sống có lý tưởng có đạo đức,văn minh, tiên tiến,
kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại.
+ Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới là xây dựng những thói quen và
phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu
đời của dân tộc.
Hồ Chí Minh viết: Cỏi gỡ cũ mà xấu thỡ bỏ. Cỏi gỡ cũ mà khụng xấu thỡ
phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gỡ cũ mà tốt thỡ phỏt triển thờm. Cỏi gỡ mới mà
hay thỡ phải làm.
Tóm lại, Xây dựng đời sống văn hoá mới cho cả xã hội phải bắt đầu từ
từng người, từng gia đình
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
VÀO XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC
DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Tiếp tục xây dựng văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần
của xã hội
- Những năm qua, với sự nỗ lực cố gắng của toàn đảng, toàn quân,
toàn dân công cuộc đổi mới ở nước ta đã thu được những thành tựu to lớn
trong đó có những thành tựu xây dựng và phát triển văn hoá.
+ Nhiều nét mới có giá trị trong văn hoá được hình thành, củng cố và phát triển
+ Các hoạt động văn hoá, thông tin, báo chí, giải trí…có nhiều đổi mới về

nội dung và hình thức
+ Cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới”,
các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công…đã thu hút được sự
tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân
- Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều nhược điểm và yếu kém.
Đại hội X chỉ rõ: "Việc xây dựng nếp sống văn hoá chưa được coi trọng đúng
mức. Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng về tệ nạn xã
hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ. Quản lý Nhà nước về văn hoá
còn nhiều sơ hở, yếu kém. Đấu tranh ngăn ngừa văn hoá phẩm độc hại chưa được
chú ý đầy đủ, còn nhiều khuyết điểm bất cập". Tr172-173.
15


- Xây dựng văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay
cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau:
+ Gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng
là then chốt với phát triển văn hóa-nền tảng tinh thần của xã hội.
+ Hướng mọi hoạt động văn hóa vào xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân
cách của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
+ Tập trung nhân lực, vật lực, tài lực cho ba lĩnh vực quan trọng tạo nên
diện mạo văn hóa Việt Nam đương đại.
+ Xây dựng môi trường, lối sống và đời sống văn hóa của mọi người ở
mọi địa bàn dân cư.
+ Phát huy mạnh mẽ tiềm năng, khuyến khích sáng tạo các tác phẩm,
công trình văn hóa có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao.
+ Đầu tư toàn diện cho văn hóa, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn
hóa, chú trọng nâng cấp và xây dựng những công trình văn hóa lớn tiêu biểu cho
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

16




×