Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHUYÊN đề tư TƯỞNG QUÂN sự hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.76 KB, 21 trang )

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT

Ngày.... tháng..... năm 20….
TRƯỞNG KHOA

Môn học : Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài

: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

Đối tượng: Đào tạo Đại học

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích
Nhằm trang bị cho người học nắm được những nội dung cơ bản trong tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó vận dụng thực tiễn công tác sau khi
ra trường.
2. Yêu cầu
- Nắm được những nội dung cơ bản trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở nắm chắc nội dung vận dụng thực tiễn công tác
- Đấu tranh chống các quan điểm sai trái.
II - NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
Gồm 6 phần
1. Tư tưởng dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản
cách mạng.
2. Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang toàn dân
3. Tư tưởng kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức
mình là chính


4. Nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh
5. Tư tưởng về xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
nhân dân
6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng căn cứ địa, xây dựng hậu
phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân


III . THỜI GIAN

1. Thời gian toàn bài: 4 tiết.
2. Phân chia cụ thể:
a- Lên lớp: 4 tiết.
b- Thảo luận tổ nhóm: ... tiết
IV. ĐỊA ĐIỂM

Tại giảng đường.
V. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức: Theo quy mô lớp học.
2. Phương pháp :
a. Phương pháp dạy: Thuyết trình, diễn giảng , nêu vấn đề, kết hợp sử
dụng máy chiếu
b. Phương pháp học: Nghe giảng, bút ký, nghiên cứu tài liệu, thảo luận tổ.
VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM

1. Tài liệu:
a. Tài liệu nghiên cứu bắt buộc
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), (Hội
đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2008
b. Tài liệu nghiên cứu tham khảo

- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, (Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên
soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh),
Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2003
- Giáo trình tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb QĐND,1996
2.Vật chất:
a- Giảng viên: Giáo án, sơ đồ, máy vi tính.
b- Học viên: Tài liệu, vở ghi.

Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI


I. THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo ( Nhận lớp).
- Kiểm tra bài cũ. Đánh giá nhận xét.
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
THỨ TỰ, NỘI DUNG

THỦ TỤC LÊN LỚP

THỜI

PHƯƠNG

GIAN

PHÁP

05


Hỏi- đáp,

phút

thuyết trình

V.CHẤT

Giáo án

I. TƯ TƯỞNG DÙNG BẠO LỰC CÁCH
MẠNG ĐỂ CHỐNG LẠI BẠO LỰC
PHẢN CÁCH MẠNG
1. Tính tất yếu phải sử dụng bạo lực cách …….
mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng

phút

2. Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần
chúng nhân dân có tổ chức và được rèn …….
luyện trong đấu tranh cách mạng
phút
3. Về hình thức bạo lực cách mạng

……. Thuyết trình,
phút nêu vấn đề,
4. Tư tưởng bạo lực cách mạng phản
kết hợp với
ánh sâu sắc giá trị nhân văn, nhân đạo

trình chiếu
…….
và hoà bình
Power Point
phút
II. TƯ TƯỞNG KHỞI NGHĨA VŨ
TRANG TOÀN DÂN
1. Con đường giành chính quyền ở Việt
Nam phải bằng khởi nghĩa vũ trang
2. Lực lượng tiến hành khởi nghĩa vũ
trang là toàn dân dưới sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân
3. Khởi nghĩa vũ trang nổ ra muốn

…….
phút
…….
phút

giành thắng lợi phải có điều kiện, thời cơ …….
4. Hình thái khởi nghĩa vũ trang đi từ phút
khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi
nghĩa

…….
phút

Giáo

án,


giáo trình,
tài

liệu

tham khảo
và phương
tiện
chiếu

trình


5. Khởi nghĩa nổ ra phải tiến công và
kiên quyết tiến công

…….

III. TƯ TƯỞNG KHÁNG CHIẾN
TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN, TRƯỜNG
KỲ, DỰA VÀO SỨC MÌNH LÀ
CHÍNH
1. Kháng chiến toàn dân, toàn diện

phút

2. Kháng chiến trường kỳ, dựa vào sức
mình là chính


…….
phút

IV. NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ THEO
…….
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến phút Thuyết trình,
nêu vấn đề,
công, luôn giành thế chủ động
kết hợp với
2. Kết hợp chặt chẽ lực, thế, thời, mưu
……. trình chiếu
3. Nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng
phút Power Point
hợp
…….
4. Đánh vào lòng người, kết hợp tác
phút
chiến với binh vận, địch vận
…….
5. Biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh
phút
V. TƯ TƯỞNG VỀ XÂY DỰNG LỰC
LƯỢNG CHÍNH TRỊ VÀ LỰC …….
LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
phút
1. Tổ chức và xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân là một tất yếu khách quan
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và bảo vệ tổ quốc.

2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân phải trên cơ sở xây dựng lực lượng …….
chính trị, dựa chắc vào các tổ chức và phút
đoàn thể cách mạng
3. Lực lượng vũ trang nhân dân được tổ …….
chức thành ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, phút
bộ đội địa phương và dân quân du kích
VI. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ …….

Giáo

án,

giáo trình,
tài

liệu

tham khảo
và phương
tiện
chiếu

trình


XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA, XÂY
DỰNG HẬU PHƯƠNG, XÂY DỰNG
NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng


Giáo

căn cứ địa
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nền quốc phòng toàn dân

phút

Thuyết trình,
nêu vấn đề,
……. kết hợp với
phút trình chiếu
……. Power Point
phút

KẾT THÚC BÀI GIẢNG

05

Thuyết trình

án,

giáo trình,
tài

liệu

tham khảo

và phương
tiện

trình

chiếu
Giáo án

phút
III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG

1. Kết luận
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ cực kỳ quan trọng
của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của
Người không những đã soi đương cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta giành
thắng lợi trong kháng chiến giải phóng dân tộc mà còn là nền tảng tư tưởng cho
đường lối quân sự của Đảng ta hiện nay. Nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát
triển sáng tạo tư tưởng quân sự của Người chính là cơ sở đển thực hiện thắng lợi
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới./.
2. Câu hỏi nhiên cứu
1. Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh?
2. Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh có ý nghĩa như
thế nào trong tình hình hiện nay? Liên hệ bản thân?

MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh “ lãnh tụ chính trị vĩ đại nhất của giai cấp công nhân và của nhân
dân lao ta, đồng thời là một nhà quân sự xuất sắc của dân tộc ta”. Tư tưởng quân sự
Hồ Chí Minh là một bộ phận trong tư tưởng của Người về cách mạng Việt Nam, là
linh hồn và nền tảng của đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam.



NỘI DUNG
I. TƯ TƯỞNG DÙNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG ĐỂ CHỐNG LẠI BẠO
LỰC PHẢN CÁCH MẠNG
1. Tính tất yếu phải sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực
phản cách mạng.
- Từ lý luận của chủ nghĩa mác-Lênin về con đường giành chính quyền
của cách mạng vô sản.
Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi
cuộc cách mạng; muốn giành và giữ chính quyền phổ biến phải dùng bạo lực
cách mạng.
- Từ nghiên cứu, tổng kết, khảo nghiệm các cuộc cách mạng trên thế
giới và các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong lịch sử.
+ Trong lịch sử, các cuộc cách mạng trên thế giới chưa có cuộc cách
mạng nào giành được thắng lợi triệt để mà không sử dụng bạo lực cách mạng.
+ Lịch sử các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho
thấy: Để giành và giữ nền độc lập dân tộc, cha ông ta đã phải sử dụng sức mạnh
của cả dân tộc. (Lấy dẫn chững trong lịch sử)
- Từ nghiên cứu bản chất của chế độ thực dân phong kiến.
Năm 1922. Nguyễn ái Quốc viết: “ Chế độ thực dân tự bản thân nó đã là
một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó đem ra đối
xử với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa”.( Phụ nữ An Nam và sự đô hộ
của Pháp, HCM TT,T1,tr96)
- Từ mục tiêu, yêu cầu của sự nghiệp cách mạng là độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
Muốn có độc lập dân tộc để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội phải giành
được chính quyền, phải sử dụng bạo lực cách mạng.
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh tính đúng đắn của
luận điểm trên.
Cách mạng Tháng Tám 1945 và việc giữ vững chính quyền cách mạng

còn non trẻ. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
2. Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng nhân dân có tổ chức
và được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng


- Lực lượng tiến hành bạo lực cách mạng là lực lượng toàn dân.
Theo Hồ Chí Minh lực lượng cách mạng đó là : những người Việt Nam
yêu nước ở nước ngoài đến các tầng lớp nhân dân trong nước không phân biệt
già, trẻ, gai trai, miền xuôi, miền ngược, không phân biệt giàu nghèo…
- Phải tổ chức tập hợp toàn dân trong mặt trận chung chống đế quốc
xâm lược, phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân lấy liên minh công-nông
làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Để thực hiện được điều đó theo Hồ Chí Minh phải:
+ Động viên toàn dân tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân
thành các đạo quân chính trị ngày càng hùng hậu.
+ Từ các đạo quân chính trị của quần chúng qua đấu tranh cách mạng khi
yêu cầu đòi hỏi sẽ tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng.
3. Về hình thức bạo lực cách mạng
- Theo Hồ Chí Minh, các hình thức đấu tranh trong cách mạng vô sản
ở Việt Nam gồm: đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự, đấu tranh trên các
lĩnh vực kinh tế, văn hoá, ngoại giao…
Người yêu cầu, phải tuỳ thuộc vào đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
của từng nơi, từng lúc mà sử dụng các hình thức và kết hợp các hình thức đấu
tranh cho phù hợp và có hiệu quả.
- Hồ Chí Minh chỉ rõ phải vận dụng sỏng tạo, linh hoạt cỏc hình thức
đấu tranh để giành thắng lợi cho cách mạng
Người viết: “Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu
tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu
tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng” (sđd,
tập 12, tr.304).

- Người yêu cầu phải kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị, quân sự,
kinh tế, ngoại giao, văn hóa…
“Địch có vũ khí tối tân thỡ ta đánh du kích, nó lấy vũ lực ta không sợ, nó
lấy chính trị ta không mắc mưu, nó lấy kinh tế phong tỏa thỡ ta lấy kinh tế đánh
nó, ta tăng gia sản xuất” (sđd, tập 5, tr.58)


“Muốn trị lửa phải dùng nước, địch muốn tốc chiến tốc thắng ta lấy
trường kỳ kháng chiến trị nó thỡ ta nhất định thắng, địch nhất định thua”
4. Tư tưởng bạo lực cách mạng phản ánh sâu sắc giá trị nhân văn,
nhân đạo và hoà bình.
- Theo Hồ Chí Minh mục đích sử dụng bạo lực cách mạng là nhằm
đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, giành độc lập dân tộc, vì tự do, ấm no,
hạnh phúc của nhân dân.
Lưu ý: Bạo lực cách mạng là để đánh bại ý chí xâm lược củ kẻ thù chứ
không phải tiêu diệt hoàn toàn. Vì vậy, ngôn ngữ mà Hồ Chí Minh thường sử
dụng là: “quét sạch nó đi”, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”...
- Hồ Chí Minh luôn tìm cách để ngăn ngừa chiến tranh, khi không có
con đường nào khác mới buộc phải sử dụng bạo lực cách mạng.
Người luôn khẳng định: “ Nhân dân Việt Nam rất yêu chuông hoà bình,
một nền hoà bình chân chính trong độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam quyêt
chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ để bảo vệ tổ quốc và các quyền
dân tộc thiêng liêng của mình” (sđd, tập 12, tr.489)
- Khi buộc phải sử dụng bạo lực cách mạng, Hồ Chí Minh chủ trương
dùng các hình thức ít đổ máu nhất và đối xử nhân đạo với tù hàng binh.
II. TƯ TƯỞNG KHỞI NGHĨA VŨ TRANG TOÀN DÂN
1. Con đường giành chính quyền ở Việt Nam phải bằng khởi nghĩa vũ
trang
- Đây là sự tiếp thu vận dụng sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa MácLênin về vai trò của quần chúng nhân dân, của bạo lực cách mạng trong đấu
tranh giành chính quyền.

Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, do vậy bạo lực cách mạng cũng là bạo lực của quần chúng nhân dân.
- Là sự kế thừa, tiếp thu, phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc và những kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc ta và các cuộc cách mạng
trên thế giới
+ Truyền thống: yêu nước, đoàn kết...
+ Kinh nghiệm cách mạng tháng 10 Nga năm 1917


- Từ đặc điểm dân tộc Việt Nam, đặc điểm kẻ thù
+ Đặc điểm dân tộc VN: Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết từ lâu đời
+ Kẻ thù: Có hệ thống bạo lực phản cách mạng rất mạnh. Do vậy, ta phải
đoàn kết toàn dân
2. Lực lượng tiến hành khởi nghĩa vũ trang là toàn dân dưới sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân
- Toàn dân theo Hồ Chí Minh là mọi người dân yêu nước. Toàn dân
nhưng phải lấy liên minh công, nông làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của giai
cấp công nhân.
Hồ Chí Minh viết: “ Cuộc khởi nghĩa sắp diễn ra ở Vịêt Nam là một cuộc
khởi nghĩa giải phóng dân tộc do toàn dân tiến hành, lấy công nhân và nông
dân là lực lượng chủ yếu”
- Tổ chức lực lượng trong khởi nghĩa vũ trang thành 2 lực lượng cơ
bản là lực lượng chính trị và lực lượng quân sự.
Trong đó, lực lượng chính trị là lực lượng quyết định, lực lượng quân sự
là lực lượng quan trọng trong khởi nghĩa vũ trang
- Để động viên và phát huy sức mạnh toàn dân Hồ Chí Minh yêu cầu
+ Phải tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ thức tỉnh nhân dân
+ Phải đoàn kết họ lại, đưa họ vào các tổ chức, đoàn thể xã hội.
3. Khởi nghĩa vũ trang nổ ra muốn giành thắng lợi phải có điều kiện,
thời cơ

- Theo Hồ Chí Minh có 3 điều kiện cơ bản sau:
+ Chính quyền thực dân đế quốc đã lung lay bối rối đến cao độ, không
còn đủ sức giữ địa vị của chúng như trước nữa.
+ Quần chúng đói khổ đã căm thù thực dân đến cực điểm, quyết hy sinh
nổi dậy tranh đấu với đế quốc đến cùng.
+ Đã có một chính đảng cách mạng đủ sức tổ chức lãnh đạo quần chúng
nổi dậy khởi nghĩa theo một đường lối đúng đắn, một kế hoạch phù hợp.


- Về thời cơ để cuộc khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi: Thời cơ là thời
điểm thuận lợi nhất để khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi, chỉ xuất hiện khi các điều
kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi.
+ Phải biết phân tích, nhận định tình hình nắm vững thời cơ và phải biết
tạo thời cơ.
+ Phải tích cực chuẩn bị lực lượng, phương tiện... để chủ động, sẵn sàng
tiến hành khởi nghĩa khi thời cơ đến
4. Hình thái khởi nghĩa vũ trang đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng
khởi nghĩa
- Hồ Chí Minh chỉ rõ khởi nghĩa vũ trang phải đi từ khởi nghĩa từng phần
ở từng địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền
+ Trong tác phẩm “Con đường giải phóng” Hồ Chí Minh viết: ở nước ta
khởi nghĩa có thể nổ ra ở một vài nơi rồi lan ra khắp cả nước.
+ NQTW 8 5/1941: Khi thời cơ đến ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi
nghĩa trong một địa phương và mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn
- Hồ Chí Minh nêu lên quan niệm về khởi nghĩa từng phần và sự khác
nhau giữa khởi nghĩa từng phần và khởi nghĩa cục bộ
+ Khởi nghĩa từng phần diễn ra trong từng địa phương nhưng có liên hệ
mật thiết với các địa phương khác, đặt trong kế hoạch chung thống nhất do
Trung ương chỉ đạo
+ Khởi nghĩa cục bộ diễn ra trong một địa phương, một vùng nằm trong cục

diện chung của cả nước do địa phương chỉ đạo, không mang tính kế hoạch.
- Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ giữa khởi nghĩa từng phần và tổng
khởi nghĩa, vai trò của khởi nghĩa từng phần với tổng khởi nghĩa.
+ Khởi nghĩa từng phần nhằm hình thành chính quyền cách mạng lâm
thời, củng cố khu giải phóng thành căn cứ địa vững chắc làm chỗ đứng chân cho
các lực lượng cách mạng.
+ Nhằm xây dựng, phát triển lực lượng, bổi dưỡng nòng cốt cho phong
trào cả nước, tạo ra phản ứng dây chuyền (vừa nêu gương vừa nêu bài học cho
các địa phương khác).
5. Khởi nghĩa nổ ra phải tiến công và kiên quyết tiến công


- Phải luôn giành thế chủ động tiến công địch, phải có tư tưởng tiến
công, vì không có tư tưởng tiến công thì không có hành động tiến công.
Hồ Chí Minh viết: “Khởi nghĩa tung ra, ban chỉ huy phải hết sức kiên
quyết chỉ huy tiến công. Do dự một chút là thất bại. Muốn khởi nghĩa thắng lợi
chỉ có một cách là tến công, kiên quyết tiến công, tiến công mãi; chỉ có tiến
công không có thoái”
- Tư tưởng tiến công phải được thể hiện cả trước, trong và sau khởi
nghĩa vũ trang.
+ Trước khởi nghĩa: Phải tích cực chủ động xây dựng và phát triển lực
lượng cách mạng, chủ động tiến công địch khắp mọi nơi nhằm làm suy yếu
chúng gây thanh thế cho cách mạng
+ Trong khởi nghĩa: Phải luôn chiếm thế chủ động tiến công địch ở mọi
lúc, mọi nơi, càng khó khăn càng phải thể hiện tư tưởng tiến công. Nếu buộc
phải phòng ngự thì ngự trên thế tiến công
+ Sau khởi nghĩa: Nhanh chóng thiết lập, củng cố chính quyền nhân dân,
một chính quyền của dân do dân và vì dân và thủ tiêu hoàn toàn bộ máy nhà
nước cũ, diệt trừ phản động, ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân...
III. TƯ TƯỞNG KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN,

TRƯỜNG KỲ, DỰA VÀO SỨC MÌNH LÀ CHÍNH.
1. Kháng chiến toàn dân, toàn diện
- Toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là toàn thể dân tộc, là mọi con
dân nước Việt, mọi người con Lạc, cháu Hồng
Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Hồ Chí Minh viết: “Bất kỳ đàn
ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân
tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ
quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, Không có súng gươm thì
dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu
nước”.(sđd, tập 4, tr.480)


- Toàn diện kháng chiến là chiến tranh diễn ra với nhiều hình thức đấu
tranh quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao v.v.. trong đó đấu tranh
quân sự là chủ chốt.
Hồ Chí Minh viết: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất
kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt
trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu:
Toàn dân kháng chiến,
Toàn diện kháng chiến”(sđd, tập 5, Tr.444)
2. Kháng chiến trường kỳ, dựa vào sức mình là chính
* Trường kỳ kháng chiến
- Theo Hồ chớ Minh phải trường kỳ kháng chiến để ta có thời gian vừa
đánh vừa phát triển thực lực, đồng thời khoét sâu mâu thuẫn của địch
+ Xuất phát từ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù (đánh nhanh, thắng nhanh).
+ Từ đặc điểm kháng chiến của ta “… đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải
chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân”.[ T.6, Tr.164]
- Trường kỳ kháng chiến theo Hồ Chí Minh không phải kéo dài vô hạn,
mà mấu chốt là để ta có thời gian làm chuyển biến so sánh lực lượng ngày
càng có lợi cho ta.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Địch muốn giành cách đánh mau, thắng mau.
Nếu chiến tranh kéo dài hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại.Vậy ta dùng
chiến lược trường kỳ kháng chiến để phát triển lực lượng. Thế địch như lửa, thế
ta như nước. Nước nhất định thắng lửa”. [T.5, Tr.151].
* Dựa vào sức mình là chính.
- Từ rất sớm, khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nêu
lên tư tưởng lấy sức ta mà giải phóng cho ta.
Theo Người: Một dân tộc mà không biết tự lực cánh sinh, không biết dựa
vào sức mình để giải phóng cho mình, mà cứ ngồi chờ sự giúp đỡ của dân tộc
khác thì không xứng đáng được hưởng độc lập tự do.
- Dựa vào sức mình là chính, nhưng không nghĩa là mình tự cô lập
mình mà phải tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới, cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải liên hệ với cách mạng thế giới.


IV. NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, luôn giành thế chủ động
- Quán triệt tư tưởng tiến công, giành và giữ quyền chủ động là yếu tố
quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trên chiến trường.
+ Chỉ có tiến công kiên quyết, tiến công liên tục mới phát huy được sức
mạnh tổng hợp trong chiến tranh.
+ Chỉ có tiến công kiên quyết, tiến công liên tục mới giành được thế chủ
động, quyền chủ động buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta.
+ Tư tưởng tiến công của Hồ Chí Minh không phải là phưu lưu mạo hiểm
mà dựa trên cơ sở phân tích rõ địch ta, xu thế phát triển của tình hình.
- Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công phải coi trọng chuẩn bị
thực lực.
+ Chỉ có chuẩn bị đầy đủ thực lực mới có thể chủ động tiến công kẻ thù được
+ Phải chuẩn bị đầy đủ mọi mặt, chuẩn bị càng tốt thắng lợi càng cao.

- Trong tiến công phải biết đánh và giám đánh và phải biết dùng mưu.
Tiến công quân sự phải kết hợp với tiến công địch trên tất cả các mặt
chính trị, kinh tế, ngoại giao.
- Phải quán triệt và vận dụng sáng tạo chiến lược tiến công vào các
hình thức tác chiến.
“ Dĩ bất biến, ứng vạn biến”
- Khi tiến công không có lợi mà phòng ngự có lợi hơn thì lui vào phòng
ngự. Nhưng phòng ngự không phải là phòng ngự bị động, mà là phòng ngự
tích cực, chủ động phòng ngự là để tiến công.
Hồ Chí Minh viết: “ Phòng ngự không nên chỉ là tiêu cực, khi có điều
kiện phải chuyển sang tiến công”, “ Phòng ngự là phòng ngự thế công chứ
không phải rút vào một chỗ cho kẻ địch tha hồ đánh” (sđd, tập 3, tr49).
2. Kết hợp chặt chẽ lực, thế, thời, mưu
- Nghệ thuật tạo lực của Hồ Chớ Minh là dựa vào dân, phỏt huy sức
mạnh to lớn của nhõn dõn.
Nghệ thuật này thể hiện sự kế thừa tinh hoa quõn sự của dõn tộc.
VD: TK13, Trần Hưng Đạo quan niệm “Bách gia giai binh” (trăm họ là
lính) và “Quốc, gia tinh lực” (nước, nhà hợp sức).


- Nghệ thuật tạo thế theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm:
+ Phải tạo ra, chiếm được và lợi dụng môi trường tự nhiên thuận lợi để
phát huy sức mạnh đánh địch.
+ Thế trận vững chắc nhất, quyết định nhất là thế trận lòng dân.
Hồ Chí Minh khẳng định: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà là những yếu tố quyết
định đến thắng lợi trong chiên tranh, trong đó nhân hoà là quan trọng hơn hết .
+ Trong từng trận đánh, từng chiến dịch, từng chiến trường, trên cả nước
đều tạo ra thế mạnh để đánh địch.
+ Tạo thế phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thế và lực.
“Quả cân chỉ một ki lô gam, ở vào thế có lợi thì lực của nó tăng lên nhiều

lần, có sức mạnh nhấc bổng một vật nặng hàng trăm ki lô gam. Đó là thế thắng
lực” (sđd, tập 2, tr455).
- Thời cơ là thời thế, thời gian, thời điểm có lợi nhất để tấn công đối
phương, nghệ thuật tạo thời cơ theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm:
+ Phải tạo và nắm thời cơ, tức là phải nắm chắc quy luật vận động, xu thế
phát triển của tình hình, chọn thời cơ, tận dụng thời cơ.
“Lạc nước hai xe đành bỏ phí.
Gặp thời một tốt cũng thành công”
+ Phải biết tận dụng thời gian vỡ thời gian là lực lượng, phải biết giữ gìn, phát
triển lực lượng, làm tốt công tác chuẩn bị để đón và chớp thời cơ.
“Giặc Pháp là vỏ quýt dày, ta phải có thời gian để mài móng tay nhọn rồi
xé tan xác chúng ra”; “ Tích cực chủ động thì nắm được thời cơ, không tích cực
thì thời cơ không chờ mình”
- Mưu: là mưu trí, mưu lược, mưu cơ, mưu kế của Bộ Thống soái, hơn nữa
còn là mưu kế của mỗi chiến sĩ, mỗi người dân, của toàn quân, toàn dân.
Tôn Tử dạy: “ dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu”
+ Theo Hồ Chí Minh dùng mưu trong điều kiện kẻ thù mạnh hơn ta thì
phải dùng sức mạnh của toàn dân, mưu trí của toàn dân. Phải lấy nhu thắng
cương, lấy nước thắng lửa.
Hồ Chí Minh nói: “Hai hòn đá cùng vỡ. Phải lấy một cái cứng, một cái
mềm thì khi chọi nhau một cái mới còn. Nừu hai bên cùng dùng mưu trí. Pháp
có xe tăng thì ta phá đường. Pháp có máy bay thì ta đào hầm. Pháp muốn đánh
chớp nhoáng thì ta kéo dài. Nhất định ta thắng” (sđd, tập 5, tr.55-56).


+ Dùng mưu là nghệ thuật vận dụng lực, thế, thời để tạo ra cách đánh phù
hợp, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta, là cho chúng không phát huy
được sở trường, không phát huy được sức mạnh và ưu thế của chúng.
Hồ Chí Minh dạy: Dụ địch vào cạm bẫy để đánh, tránh chỗ mạnh, đánh
chỗ yếu, náo phía đông, đánh phía tây

+ Dùng mưu là phải tạo ra được những đòn đánh mau, những miếng đánh
hiểm, biết tiết kiệm thời gian, sức lực nhưng đạt hiệu quả chiến đấu cao. Đặc biệt phải
biết sử dụng nghệ thuật nghi binh, lừa địch, tạo ra yếu tố bất ngờ để đánh địch.
3. Nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp
- Phát huy sức mạnh tổng hợp trong hoạt động quân sự theo tư tưởng
Hồ Chí Minh là:
+ Phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện nhằm huy động cao nhất sức
người, sức của phục vụ cho chiến tranh giải phóng dân tộc.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/46 của Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh
thần ấy: Bất kỳ đàn ông đàn bà, già trẻ, gái trai, dân tộc, tôn giáo hễ là người Việt
Nam yêu nước đều phải đứng lên chống thực dân Pháp cứu Tổ quốc.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng
quân sự, phát huy sức mạnh các tổ chức, các đoàn thể cách mạng.
+ Phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh, các loại hình tác chiến phù
hợp với từng thời kỹ phát triển của đấu tranh cách mạng.
+ Kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Để phát huy sức mạnh tổng hợp.
+ Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn.
+ Phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, làm cho
quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc bản chất xấu xa của chủ nghĩa đế quốc,
thực dân; khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, chí căm thù giặc sâu sắc.
+ Tổ chức xây dựng lực lượng chính trị rộng khắp, từng bước xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân, chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
4. Đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với binh vận, địch vận
- Theo Hồ Chí Minh trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền nhằm
thức tỉnh lòng người đối phương.
Mục đích: Nhằm làm tan giã đối phương về tư tưởng và tổ chức, tạo nên
sự phản đối chiến tranh, chống chiến tranh ngay từ phía đối phương.



- Phải kết hợp tác chiến với địch vận, giữa tiến công và tuyên truyền
trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng.
Hồ Chí Minh viết: “Sách quân sự có câu: Đánh mà thắng địch là giỏi,
không đánh mà thắng lại càng giỏi, không đánh mà thắng là nhờ địch vận” (Thư
gửi hội nghị dân vận tháng 8/1948).
- Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng chính sách khoan hồng nhân đạo.
Hồ Chí Minh viết: “Phải bảo vệ tính mạng và tài sản của ngoại kiều, đối
đãi tử tế với tù binh”, “Không được báo thù, báo oán với những người lầm
đường lạc lối phải khoan hồng độ lượng”.
5. Biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh
- Theo Hồ Chí Minh, khởi đầu chiến tranh đúng lúc là phải tìm mọi
cách để ngăn chặn chiến tranh xảy ra, khi không còn con đường nào mới tiến
hành chiến tranh.
Hồ Chí Minh viết: Dù hoà bình hay chiến tranh ta phải nắm vững chủ
động, phải thấy trước và chuẩn bị trước, kiên quyết chiến đấu để giành cho
được độc lập tự do nhưng cũng phải giữ gìn từng giọt máu của đồng bào.
- Không chỉ khởi đầu chiến tranh đúng lúc Người còn chỉ ra phải biết
kết thúc chiến tranh đúng lúc, đó là khi mục tiêu chiến lược đã đạt được; khi
so sánh lực lượng không có lợi cho ta.
VD: Trong kháng chiến chống Pháp ta đã đánh bại cố gắng cuối cùng cao
nhất của thực dân Pháp trong chiến dịch Đông xuân 1953-1954 với điện biên
phủ, kết thúc chiến tranh bằng hiệp định Giơnevơ.
V. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ
TRANG NHÂN DÂN
1. Tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là một tất yếu
khách quan trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
- Từ bản chất hiếu chiến, xâm lược và sự bóc lột tàn bạo của chủ
nghĩa thực dân đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa.
Người vạch rõ: “ Chế độ thực dân tự bản thân nó đã là một hành động
bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó đem ra đối xử với trẻ em và

phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa”.


- Từ yêu cầu đòi hỏi của phong trào quần chúng đấu tranh cách mạng
đã dẫn đến sự ra đời của lực lượng vũ trang nhân dân ở Việt Nam.
Trong phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng Hồ Chí Minh chỉ
rõ: “ Nếu không có lực lượng vũ trang thì không thể thắng được bọn áp bức”
- Thực tiễn từ khi lực lượng vũ trang ra đời đã chứng tỏ và phát huy
được vai trò to lớn của mình.
Cùng toàn dân giành chính quyền (8.1945), giữ vững chính quyền cách
mạng, là công cụ bạo lực chủ yếu trong công cuộc kháng chiến chống thực dân
pháp và đế quốc Mỹ, góp phần làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả của Đảng và
nhà nước ta.
2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân phải trên cơ sở xây dựng
lực lượng chính trị, dựa chắc vào các tổ chức và đoàn thể cách mạng
- Theo Hồ Chí Minh phải trên cơ sở xây dựng lực lượng chính trị hùng
hậu, rộng khắp từ đó tạo ra điều kiện quan trọng cho việc tổ chức, xây dựng
lực lượng vũ trang.
Lực lượng chính trị bao gồm mọi người dân trong các tầng lớp, giai cấp
được giác ngộ trong các tổ chức cách mạng
- Theo Hồ Chí Minh thông qua việc xây dựng các tổ chức và đoàn thể
cách mạng để lựa chọn những người ưu tú, hăng hái cách mạng tổ chức ra
lực lượng vũ trang.
Trong tác phẩm “Con đường giải phóng”, Người chỉ ra 12 tổ chức đoàn
thể cách mạng trong mặt trận Việt Minh: Nông dân cứu quốc hội, Thanh nhiên
cứu quốc hội, Phụ nữ cứu quốc hội...
3. Lực lượng vũ trang nhân dân được tổ chức thành ba thứ quân: Bộ
đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích
- Hồ Chí Minh đã xác định hình thức tổ chức của lực lượng vũ trang ở
Việt Nam là bao gồm 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương và Dân

quân du kích.
Xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân là hình thức tổ chức thích hợp
nhất để phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện tham gia đánh giặc cứu nước.


- Hồ Chí Minh nêu rõ vị trí, vai trò của từng thứ quân và mối quan hệ
giữa 3 thứ quân trong lực lượng vũ trang cách mạng.
+ Bộ đội chủ lực là đội quân đàn anh, tập trung phần lớn vũ khí, cơ động
trong cả nước, dìu dắt Bộ đội địa phương.
+ Bộ đội địa phương “là lực lượng tập trung cơ động trên địa bàn địa
phương, cùng dân quân du kích và tự vệ làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân
ở địa phương, đồng thời làm lực lượng dự bị trực tiếp của bộ đội chủ lực”( Sắc
lệnh thành lập bộ đội địa phương 7-4-1948)
+ Dân quân du kích( dân quân và tự vệ du kích) là lực lượng hùng hậu của
toàn dân tộc, tiến công địch rộng khắp, là bức tường của tổ quốc, là nơi chọn lọc
số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất góp phần xây dựng bộ đội chủ
lực và bộ đội địa phương.
VI. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA, XÂY
DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng căn cứ địa
- Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò của căn cứ địa cách mạng
+ Là nơi đứng chân, nghỉ ngơi, huấn luyện của lực lượng vũ trang.
+ Là nơi xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
+ Là nơi che dấu, bảo vệ trung ương và chính quyền đầu não.
+ Không xây dựng được căn cứ địa cách mạng thì không thể xây dựng và
phát triển được lực lượng vũ trang.
- Hồ Chí Minh đưa ra những yêu cầu khi lựa chọn, xây dựng căn cứ
địa cách mạng
+ Nó phải là một vùng rộng lớn, địa hình hiểm trở nhằm che chở cho lực
lượng của ta để khi tiến có thể đánh và phát triển, khi lui có thể đứng vững và

giữ gìn được lực lượng.
+ Là nơi chính quyền địa phương đã được thành lập, dân chúng giác ngộ
có cảm tình và ủng hộ cách mạng
- Hồ Chí Minh chỉ ra nội dung và phương hướng xây dựng căn cứ địa
cách mạng
+ Sớm hình thành các đội cứu quốc, đẩy mạnh công tác tư tưởng giác ngộ
cho nhân dân.


+ Chăm lo xây dựng đảng bộ, chính quyền địa phương vững mạnh
+ Tuyển chọn, huấn luyện, xây dựng, củng cố các đội du kích, các đội tự vệ
+ Mở rộng phạm vi xây dựng được ảnh hưởng lớn đối với quần chúng
tích cực.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là yêu cầu khách
quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Xuất phát từ nhận thức sâu sắc bản chất xâm lược, hiếu chiến, phản
động của chủ nghĩa đế quốc
Hồ Chí Minh viết: “ Chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc”, “
Chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc như hình với bóng”
+ Từ nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa xây dựng nền quốc phòng toàn
dân với phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.
Quốc phòng vững mạnh, hoà bình được giữ vững thì kinh tế, văn hoá, xã
hội mới có điều kiện phát triển; kinh tế, văn hoá phát triển thì quốc phòng càng
được củng cố tăng cường
+ Từ nhận thức sâu sắc đòi hỏi thực tiễn nước ta phải xây dựng nền quốc
phòng toàn dân vững mạnh.
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện
+ Nền quốc phòng toàn dân
 Theo Hồ Chí Minh nền quốc phòng toàn dân phải dựa vào sức mạnh

của khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh công-nông làm nền tảng dưới sự
lãnh đạo của đảng cộng sản.
Hồ Chí Minh viết: “Mọi người phải gia sức vào củng cố quốc phòng
không được tự mãn, tự kiêu phải ngăn ngừa sự phá hoại của kẻ thù”
 Để động viên được nhân dân tham gia xây dựng quốc phòng phải hết
sức coi trọng việc giáo dục ý thức tự tôn dân tộc, đề cao địa vị làm chủ của
người dân lao động
+ Toàn diện: Đó là sức mạnh tổng hợp của cả quân sự, chính trị, kinh
tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật
Người viết: “Trước kia chỉ đánh nhau về một mặt quân sự, nhưng ngày
nay đánh nhau về đủ mọi mặt, quân sự, kinh tế, chính trị, tư tưởng…không dùng


toàn lực của nhân dân về đue mọi mặt để ứng phó thì không thể thắng lợi được”
(sđd, tập 4, tr.296,298).
 Về quân sự: Sức mạnh đó được thể hiện ở sự chiến đấu của lực lượng
vũ trang nhân dân; ở khả năng chủ động đề phòng và ngăn ngừa chiến tranh; khả
năng chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến.
 Về chính trị: Sức mạnh chính trị tinh thần là nền tảng quan trọng, có
vai trò quyết định nhất tới sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân
 Về kinh tế: Đó là khả năng sản xuất phục vụ đời sống nhân dân thời bình
cũng như thời chiến, khả năng huy động cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chiến tranh
 Về văn hoá khoa học kỹ thuật: Được biểu hiện ở khả năng giữ gìn và
phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, khả năng lựa chọn, tiếp
thu tinh hoa văn hoá nhân loại
- Thường xuyên nâng cao cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và làm thất bại
mọi âm mưu phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
+ Từ nghiên cứu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ sự cần thiết phải nâng cao cảnh giác cách mạng vì một nền hoà
bình chân chính.

Trong bài viết “Cảnh giác” Người viết: giữ nhà phải cảnh giác có cửa, có
khoá; giữ nước phải cảnh giác trước kẻ thù....
+ Thường xuyên coi trọng ý thức giữ nước của mọi công dân, chuẩn bị tốt
mọi mặt đối phó với mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
Hồ Chí Minh nói: Nhân dân ta chịu cảnh nô lệ nhiều năm nên tinh thần
giữ nước rất cao, song tinh thần giữ nước không phải ai, đời nào cũng có, phải
nêu cao tinh thần giữ nước của mỗi công dân
+ Chủ động phán đoán, đánh giá chính xác âm mưu thủ đoạn của kẻ thù
để có kế hoạch chuẩn bị các phương án đối phó
VD: Từ thực tế chiến tranh thế giới lần thứ II và cuộc chiến tranh Triều
Tiên , Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với đồng chí Phùng Thế Tài ( Tư lệnh phòng
không không quân trong thời kỳ chiến tranh phá hoại miền Bắc): “ở Việt nam Mỹ
nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi đã thua trên bầu trời Hà Nội”.


- Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, xây dựng thế trận
quốc phòng toàn dân vững chắc.
+ Độc lập tự chủ, tự lực tự cường là nhân tố nội lực của đất nước giữ vai
trò quyết định đến xây dựng nền quốc phòng của đất nước.
Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ
dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” (t6, tr.552)
+ Độc lập tự chủ, tự lực tự cường luôn gắn với tranh thủ sự giúp đỡ từ bên
ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Hồ Chí Minh viết: “Cả nước một lòng đấu tranh anh dũng. Nhân dân
trong phe xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp năm châu đồng tình ủng hộ ta. Sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nhất định
sẽ thắng lợi”(sđd, tập2, tr.396).




×