CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG VÀ THẢO LUẬN
MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU MÔN HỌC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Mục tiêu môn học: Thời lượng: 3 đơn vị học trình (30 ca - 45 tiết tín chỉ: 42
tiết lý thuyết, 08 tiết thảo luận và 2 tiết ôn thi hết môn). Giúp sinh viên nắm và hiểu
được những kiến thức cơ bản về Luật Hiến pháp Việt Nam:
- Lịch sử lập hiến Việt Nam;
- Vị trí, vai trò của các bộ phận trong hệ thống chính trị;
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam;
- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
II. Tài liệu học tập:
1. Hệ thống văn bản Hiến pháp Việt Nam
2. Giáo trình Luật HPVN – Đại học Luật Hà Nội
3. Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp – Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (sách
chuyên khảo), Nxb Giáo dục.
4. Giáo trình Bầu cử trong nhà nước pháp quyền – TS.Vũ Văn Nhiêm – NXB
Đại học Quốc gia, năm 2011.
B. GIẢNG LÝ THUYẾT (21 CA = 42 TIẾT) VÀ
THẢO LUẬN (CHIA 2 NHÓM THẢO LUẬN, MỖI NHÓM 4 CA = 8 TIẾT)
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM (8 tiết – 4 ca)
I.
Khái quát về Luật Hiến pháp Việt Nam
1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
2. Quy phạm và quan hệ Luật Hiến pháp
3. Nguồn của Luật Hiến pháp và vị trí của Luật Hiến pháp trong hệ thống
pháp luật Việt Nam
II.
Khái quát về Hiến pháp
1. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp
2. Khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng
III. Khái quát về lịch sử lập hiến Việt Nam
1. Tư tưởng lập hiến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
2. Hiến pháp năm 1946
3. Hiến pháp năm 1959 (sinh viên tự nghiên cứu để chuẩn bị thảo luận lần 1)
4. Hiến pháp năm 1980 (sinh viên tự nghiên cứu để chuẩn bị thảo luận lần 1)
5. Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Bài 2: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ (4 tiết – 2 ca)
I. Khái niệm và một số nội dung cơ bản của chế độ chính trị
II. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Đảng cộng sản Việt Nam
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Thảo luận lần 1
(2 ca, chia 2 nhóm: mỗi nhóm 1 ca)
Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi đến
lớp:
1. So sánh nội dung của 4 bản hiến pháp.
2. Quyền lực nhà nước và các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước.
Bài 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
(4 tiết – 2 ca)
I. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
II. Các nguyên tắc hiến định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1. Tôn trọng quyền con người
2. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và luật quy định
3. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân
4. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
III. Các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp hiện
hành.
1. Nhóm quyền và nghĩa vụ chính trị
2. Nhóm quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân
3. Nhóm quyền và nghĩa vụ kinh tế - văn hóa - xã hội
Bài 4: KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC (4 tiết – 2 ca)
I.
Khái niệm về bộ máy nhà nước
1. Định nghĩa bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước
2. Phân loại cơ quan nhà nước
II.
Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước
1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
2.
3.
4.
5.
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc pháp chế XHCN
Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết dân tộc.
Bài 5: CHẾ ĐỘ BẦU CỬ (2 tiết – 1 ca)
I.
Khái niệm và bản chất của chế độ bầu cử
II.
Các nguyên tắc bầu cử
1.
Nguyên tắc phổ thông
2.
Nguyên tắc bình đẳng
3.
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
4.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
Thảo luận lần 2
(2 ca, chia 2 nhóm: mỗi nhóm 1 ca)
Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi
đến lớp:
1. Mô hình bộ máy nhà nước qua bốn bản Hiến pháp.
2. Tiến trình một cuộc bầu cử theo pháp luật hiện hành.
Bài 6: QUỐC HỘI (6 tiết – 3 ca)
I.
Vị trí, tính chất pháp lý
II.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
III.
Cơ cấu tổ chức
IV.
Kỳ họp Quốc hội
V.
Quy chế pháp lý của ĐBQH
Bài 7: CHỦ TỊCH NƯỚC (2 tiết – 1 ca)
I. Vị trí, tính chất pháp lý
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
Bài 8: CHÍNH PHỦ (4 tiết – 2 ca)
I. Vị trí, tính chất, chức năng
II. Cơ cấu tổ chức
III. Hình thức hoạt động
Thảo luận lần 3
(2 ca, chia 2 nhóm: mỗi nhóm 1 ca)
Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi đến
lớp:
1. Vấn đề đổi mới Quốc hội (UBTVQH, các Ủy ban, Hội đồng dân tộc)
2. Vấn đề đổi mới Chủ tịch nước.
3. Vấn đề đổi mới cơ cấu tổ chức của Chính phủ.
4. Mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội, Chủ tịch nước với Chính phủ.
Bài 9: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN
(4 tiết – 2 ca)
I. Hội đồng nhân dân
1. Vị trí, tính chất, chức năng
2. Cơ cấu tổ chức
3. Kỳ họp HĐND
II. Ủy ban nhân dân
1. Vị trí, tính chất, chức năng
2. Cơ cấu tổ chức
3. Hình thức hoạt động
Bài 10: TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN (4 tiết – 2 ca)
I.
Tòa án nhân dân
1. Vị trí và chức năng
2. Hệ thống tổ chức
3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND
a. Nguyên tắc xét xử ở Tòa án do Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thực hiện
b. Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo pháp
luật
c. Nguyên tắc Tòa án chỉ xét xử tập thể và quyết định theo đa số
d. Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định
e. Nguyên tắc Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật
f. Nguyên tắc Tòa án phải đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo
II. Viện kiểm sát nhân dân
1. Vị trí và chức năng
2. Hệ thống tổ chức
3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND
a. Nguyên tắc độc lập
b. Nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành
Thảo luận lần 4
(2 ca, chia 2 nhóm: mỗi nhóm 1 ca)
Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi đến
lớp:
1. Mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội, Chính phủ với chính quyền địa
phương.
2. Định hướng đổi mới Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (mô hình Hội
đồng nhân dân, vấn đề nhất thể hóa chủ tịch Ủy ban nhân dân với bí thư cấp
ủy, vấn đề bầu trực tiếp chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã).
3. Định hướng đổi mới Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Hệ thống cuối môn học (2 tiết – 1 ca)
C. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MÔN HỌC:
1. Điểm bộ phận 30%: Giáo viên phụ trách cho làm một bài kiểm tra bất kỳ
hoặc làm tiểu luận ( trong quá trình giảng và thảo luận giáo viên có thể cho thêm
điểm thưởng, điểm chuyên cần) . Điểm bộ phận phải được công bố và giải quyết
mọi khiếu nại vào ngày hệ thống cuối môn học.
2. Điểm thi hết môn 70%:
a. Có các lớp sau đây sẽ thi vấn đáp: CLC và HC (sẽ có bộ đề thi vấn
đáp riêng).
b. Các lớp còn lại sẽ thi viết: GV giảng lý thuyết lớp nào sẽ ra đề thi
lớp đó (thời gian làm bài 90 phút, không sử dụng tài liệu).