Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu quy định về hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định của BLDS 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.86 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................3
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................3
4. Bố cục bài tiểu luận.........................................................................................................................4
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN....................................5
1.1. Khái niệm hợp đồng.....................................................................................................................5
1.1.1. Định nghĩa hợp đồng.............................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng...............................................................................................................5
1.2. Điều kiện có hiệu lực hợp đồng....................................................................................................5
1.3. Hình thức hợp đồng.....................................................................................................................6
1.4. Phân loại hợp đồng.......................................................................................................................7
1.5. Khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản...........................................................................................7
1.5.1. Định nghĩa hợp đồng tặng cho tài sản...................................................................................7
1.5.2. Điều kiện có hiệu lực hợp đồng.............................................................................................8
1.5.3. Quyền và Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tặng cho tài sản.........................................8
1.5.3. Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đến bù...................................................10
1.5.4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản.........................................................10
TIỂU KẾT KẾT CHƯƠNG I........................................................................................................................11
CHƯƠNG II. NHỮNG QUI ĐỊNH VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM MỚI CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN.............12
2.1. Các điểm mới của hợp đồng tặng cho tài sản............................................................................12
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................................................12
Theo quy định tại Điều 457 BLDS 2015 thì: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho
mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”......................................................12
2.1.2. Đặc điểm của hợp đồng......................................................................................................12
2.1.3. Về hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản.......................................................................12
2.1.4. Về hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản..........................................................................12
2.1.5. Đối tượng hợp đồng tặng cho tài sản..................................................................................13
2.1.6. Tặng cho tài sản có điều kiện...............................................................................................14


2.2. Bảng so sánh giữa BLDS năm 2005 với BLDS năm 2015..............................................................14

1


KẾT CHƯƠNG II.....................................................................................................................................16
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................18

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay do nhu cầu tặng cho tài sản àm các cơ quan tổ chức muốn hợp thức
hóa các tài sản đó bằng hợp đồng tặng cho tài sản. Do có nhiều tải sản có giá trị kinh tế
lớn mà muộn nhượng lại nhưng không muốn vi phạm các qui định về vi phạm chuyển
tài sản từ tổ chức, cá nhân cho đối tượng muốn tặng cho.trước đây khi của cải dư thừa
sinh ra các thông ước tặng biếu tài sản cho các giai câp trên.nên đã nảy sinh ra vấn đề
tặng cho tài sản.Vì vậy mà từđó con người đã có những văn bản ghi chép lại các hiện
vật tài sản của các cá nhân, tổ chức thừa kế chúng.
Qua đó thì các văn bản giao ước về tặng cho tài sản cho nhau. Theo xu hướng
của cải vật chất ngày càng dư thưa nên các hợp đồng về tặng cho tài sản có nhiều hơn
và được qui định ttrong bộn luật dân sự. qua tìm hiểu tôi đã quyết định chọn đề tài
“Tìm hiểu qui định về hợp đồng tặng cho tài sản trong bộ luật dân sự 2015” làm đề tài
viết tiểu luận này. Với mong muốn giúp các bạn sinh viên có hiểu biết sâu hơn về các
qui định trong hợp đồng tặng cho tài sản này.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp.
-Đối tượng nghiên cứu: Hợp đồng tặng cho tài sản và các khái niệm, nội qui, qui
định trong bộ luật dân sự.

- Phạm vi nghiên cứu đề tài: từ điều 457 đến 462 trong bộ luật dân sự năm 2015
-Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu thực hiện đề tài được dựa trên
phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vậy lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung về nội dung hợp đồng tặng cho tài sản trong bộ luật
dân sự 2015, lịch sử hình thành chế định hợp đồng, trình tự giao kết hợp đồng.
- So sánh quy định giữa Bộ luật dân sự 2005 với Bộ luật dân sự 2015 về nội
dung tặng cho tài sản trong bộ luật dân sự 2015.

3


- Kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về quy định hợp
đồng tặng cho tài sản trong bộ luật dân sự 2015.
4. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần, mở đầu, kết luận, bài báo cáo được chia thành 2 chương:
+ Chương 1: Khái quát chung về khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản
+ Chương 2: Những qui định và đặc điểm mới của hợp đồng tặng cho tài sản

4


CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG TẶNG CHO
TÀI SẢN
1.1. Khái niệm hợp đồng
1.1.1. Định nghĩa hợp đồng
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng

Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự
thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Sự thỏa thuận giữa hai bên trở lên mới có thể hình thành hợp đồng dân sự, nếu
chỉ là ý chí của một bên thì đó hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, một thỏa thuận
không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp
đồng dân sự đó bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là
bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự
thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự.Chỉ khi thống nhất ý chí thì
quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Đồng thời, sự thỏa thuận thống nhất ý chí còn
phải phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng
dân sự phát sinh trên thực tế.
1.2. Điều kiện có hiệu lực hợp đồng
Theo khái niệm tại Điều 388 và các quy định về hợp đồng dân sự trong Bộ luật
Dân sự năm 2005 thì ta thấy hợp đồng dân sự có các đặc điểm sau:
Thứ nhất hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở bình đẳng
tự nguyện.
Hợp đồng là một giao dịch có nhiều bên tham gia để tạo lập sự ràng buộc pháp
lí với nhau dựa trên sự cam kết, thỏa thuận. Đặc điểm này cho thấy rằng việc trao đổi
các lợi ích vật chất hoặc dịch vụ chỉ hình thành giữa các bên nếu các bên đã có sự thỏa
thuận thống nhất về điều đó. Nếu chỉ một bên thể hiện ý chí của mình mà không được
bên kia chấp nhận cũng không thể hình thành một quan hệ để qua đó thực hiện việc
5


chuyển giao tài sản hoặc thực hiện các công việc đối với nhau được. Nói một cách
khác cơ sở đầu tiên và không thể thiếu để hình thành một hợp đồng dân sự là sự thỏa
thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên. Cũng chính đặc điểm này cho chúng ta nhận
biết rằng nếu các hợp đồng được thiết lập mà thiếu tính tự nguyện của các bên hoặc
của một trong các bên thì hợp đồng có thể bị coi là vô hiệu và không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng.

Thứ hai hợp đồng dân sự là căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự
Các bên chủ thể khi thiết lập hợp đồng bao giờ cũng hướng tới một hậu quả
pháp lí nhất định. Hậu quả ấy có thể nhằm phát sinh , hay cũng có thể thay đổi, chấm
dứt một quan hệ pháp luật về nghĩa vụ, ( nghĩa vụ theo hợp đồng) để qua đó các bên
thực hiện, thực hiện khác như đã thỏa thuận ban đầu hoặc không thực hiện những nghĩa
vụ đã cam kết với nhau về việc đem lại cho nhau những lợi ích nhất định.
Tuy nhiên hợp đồng dân sự chỉ có hiệu lực pháp luật khi mà ý chí của các bên
phai phù hợp với ý chí của nhà nước. Theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì
các chủ thể được “ tự do, tự nguyện, cam kết thỏa thuận” nhưng sự tự do đó phải được
đặt trong giới hạn bởi lợi ích của nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích chính đáng của
người khác.
Thứ ba hợp đồng dân sự phải có ít nhất 2 bên chủ thể.
Chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì
hợp đồng dân sự là một giao dịch pháp lý song phương hay đa phương. Các chủ thể khi
giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều
kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự (ví dụ: nếu
chủ thể là cá nhân thì phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực pháp luật, năng lực
hành vi dân sự…
Như vậy một hợp đồng dân sự luôn luôn có các đặc điểm trên và để nhận biết và
phân biệt với các hợp đồng khác như hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế.
1.3. Hình thức hợp đồng

6


-

Hình thức miệng (bằng lời nói): Thông qua hình thức này các bên chỉ cần


thỏa thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức này
thường được áp dụng đối với những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau
hoặc các đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng mà sau khi giao kết, thực hiện sẽ
chấm dứt. Ví dụ bạn thân cho mượn tiền, hay đi mua đồ ở chợ.
-

Hình thức viết (bằng văn bản): Các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ

được ghi nhận lại bằng một văn bản. Trong văn bản đó các bên phải ghi đầy đủ những
nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản, thông thường hợp
đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.
1.4. Phân loại hợp đồng
-

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

-

Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

-

Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng

-

Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

-


Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp

phụ.

đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện
nghĩa vụ đó.
-

Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc

phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định
1.5. Khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản
1.5.1. Định nghĩa hợp đồng tặng cho tài sản
Theo quy định tại Điều 457 BLDS 2015 thì: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền
sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý
nhận.”
Tặng cho tài sản trong gia đình là một giao dịch dân sự giữa các thành viên
trong gia đình theo đó thành viên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở
hữu cho thành viên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn thành viên được tặng
7


cho đồng ý nhận. Việc tặng cho tài sản sẽ được thiết lập thành hợp đồng tránh xảy ra
tranh chấp sau này. Tặng cho tài sản có thể là tặng cho bất động sản, có thể tặng cho
động sản.
1.5.2. Điều kiện có hiệu lực hợp đồng
- Hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ khi bên được tặng cho nhận tài
sản (thời điểm chuyển giao tài sản). Đối với tài sản phải đăng ký như bất động sản hoặc
các động sản phải đăng ký khác như ô tô, xe máy thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể

từ thời điểm đăng ký.
Tuy nhiên, bên được tặng cho có quyền từ bỏ quà tặng tại bất kỳ thời điểm nào
trước khi nó được chuyển giao cho người đó. Trong trường hợp này, hợp đồng coi như
bị hủy bỏ.
Trường hợp hợp đồng tặng cho đã được công chứng nhưng chưa làm thủ tục
đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, theo Điều 44 Luật Công chứng, việc sửa đổi, bổ
sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự
thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao
dịch đó và phải được công chứng.
Tặng cho động sản
- Căn cứ Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 Thêm điều khoản loại trừ đối với hiệu
lực của hợp đồng tặng cho:
- Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho
nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng
tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
1.5.3. Quyền và Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tặng cho tài sản
Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình
Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà
bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải
thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu
lấy lại tài sản.
8


Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài
sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo
thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên
tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm

bồi thường thiệt hại.

9


1.5.3. Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đến bù
Hợp đồng tặng cho tài sản là một hợp đồng nằm ngoài quy luật trao đổi ngang
giá. Trong hợp đồng tặng cho, một bên (bên tặng cho) trao cho bên kia (bên được tặng
cho) một khoản lợi ích vật chất (tài sản tặng cho) mà không yêu cầu bên kia phải trao
lại cho mình một lợi ích vật chất khác. Người nhận tài sản được tặng cho không phải
trả cho bên đã tặng cho một khoản tiền hay một lợi ích vật chất nào.
-

Hợp đồng tặng cho tài sản luôn là hợp đồng thực tế

Trong hợp đồng tặng cho tài sản, dù hai bên đã có sự thỏa thuận cụ thể về đối
tượng tặng cho (là tiền hoặc tài sản), điều kiện và thời hạn giao tài sản cho người được
tặng cho nhưng nếu bên tặng cho chưa giao tài sản cho người được tặng cho thì hợp
đồng tặng cho tài sản chưa được coi là xác lập. Các bên trong hợp đồng không có
quyền yêu cầu đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng. Việc hứa tặng cho không
làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Bên được tặng cho không có
quyền yêu cầu bên tặng cho phải giao tài sản đã hứa tặng cho.
1.5.4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản
Do tính chất đặc biệt của hợp đồng tặng cho tài sản không mang tính đền bù
tương đương nên pháp luật dân sự có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực như sau:
+ Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản;
đối với động sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng
tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
+ Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng
thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký

quyền sở hữu.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất
động sản không phải đăng ký quvền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ
thời điểm chuyển giao tài sản.

10


TIỂU KẾT KẾT CHƯƠNG I
Trong chương này nêu khái quát chung về khái niệm hợp đồng, đặc điểm và
hình thức của hợp đồng. Cũng như nên quá trình hình thành hợp đồng tặng cho tài sản
và khái niệm tặng cho tài sản là sự thảo thuận của các bên. Cùng với đặc điểm pháp lí
của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực, cũng như Quyền và Nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng tặng cho tài sản.

11


CHƯƠNG II. NHỮNG QUI ĐỊNH VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM MỚI CỦA HỢP ĐỒNG
TẶNG CHO TÀI SẢN
2.1. Các điểm mới của hợp đồng tặng cho tài sản
2.1.1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 457 BLDS 2015 thì: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền
sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý
nhận.”
2.1.2. Đặc điểm của hợp đồng
Các chủ đề tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại
chủ thể khác.khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản
hoạc là dịch vụ. nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự thỏa

thuận , bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, mục đích của
hợp đồng là tặng cho biếu tài sản hàng hóa hợp pháp đúng luật.
2.1.3. Về hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Đối
với một số tài sản có giá trị lớn hoặc có vai trò quan trọng như bất động sản, pháp luật
yêu cầu hợp đồng tặng cho phải được công chứng.
2.1.4. Về hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ khi bên được tặng cho nhận tài sản (thời
điểm chuyển giao tài sản). Đối với tài sản phải đăng ký như bất động sản hoặc các
động sản phải đăng ký khác như ô tô, xe máy thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ
thời điểm đăng ký.
Tuy nhiên, bên được tặng cho có quyền từ bỏ quà tặng tại bất kỳ thời điểm nào
trước khi nó được chuyển giao cho người đó. Trong trường hợp này, hợp đồng coi như
bị hủy bỏ.
Trường hợp hợp đồng tặng cho đã được công chứng nhưng chưa làm thủ tục
đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, theo Điều 44 Luật Công chứng, việc sửa đổi, bổ
12


sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự
thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao
dịch đó và phải được công chứng.
Tặng cho động sản
- Căn cứ Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 Thêm điều khoản loại trừ đối với hiệu
lực của hợp đồng tặng cho:
- Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho
nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng
tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
2.1.5. Đối tượng hợp đồng tặng cho tài sản

Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản. Tùy
theo đối tượng của hợp đồng tặng cho mà là pháp luật quy định hình thức, thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng và thời điểm chuyển quyền sở hữu dối với tài sản khác nhau.
Hợp đồng tặng cho động sản phát sinh hiệu lực khi bên được tặng cho nhận được tài
sản. Tuy nhiên, đối với những động sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền
sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài
sản tặng cho. Trong trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông
báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho.
Trường hợp này, bên được tặng cho phải chứng minh được những khuyết tật của tài
sản đã phát sinh trước khi tài sản được chuyển giao và rằng họ không có liên quan đến
những khuyết tật đó. Nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì
không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tặng cho tài sản có điều kiện
- Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều
nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội.
13


- Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được
tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho
phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
- Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng
cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
2.1.6. Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều
nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều

cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng
cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải
thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho
không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt
hại.Tức là, khi bên được tặng cho tài sản nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu tài
sản được tặng cho. Vấn đề này không chỉ liên quan đến việc Nhà nước hay người thứ
ba công nhận bên được tặng cho có quyền sở hữu tài sản được tặng cho. Vấn đề này
không chỉ lien quan đến việc Nhà nước hay người thứ ba công nhận bên được tặng cho
có quyền sở hữu tài sản được tặng cho, mà còn liên quan đến thời điểm chịu rủi ro tài
sản, việc chịu trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, về quyền đòi lại động sản không
phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình (Các Điều 166, 167, 257 Bộ
luật dân sự năm 2005).
Như vậy trong chương 1. này đã làm nổi bật các qui định mới với các khái niệm
nội dung, đối tượng , điều kiện của hợp đồng chi tiết đầy đủ sâu sắc.
2.2. Bảng so sánh giữa BLDS năm 2005 với BLDS năm 2015
Tiêu chí

BLDS NĂM 2005

BLDS NĂM 2015

14


Khái niệm

Khái niệm: "Hợp đồng tặng Theo quy định tại Điều 457 BLDS
cho tài sản là sự thoả thuận 2015 thì: “Hợp đồng tặng cho tài

giữa các bên, theo đó bên tặng sản là sự thỏa thuận giữa các bên,
cho giao tài sản của mình và theo đó bên tặng cho giao tài sản
chuyển quyền sở hữu cho bên của mình và chuyển quyền sở hữu
được tặng cho mà không yêu cho bên được tặng cho mà không
cầu đền bù, còn bên được tặng yêu cầu đền bù, bên được tặng cho
cho đồng ý nhận".

đồng ý nhận.”


Tặng

cho Điều 466. Tặng cho động sản

động sản

Bỏ từ “ còn” trong

BLDS này
Điều 458. Tặng cho động sản

Hợp đồng tặng cho động sản có 1. Hợp đồng tặng cho động sản có
hiệu lực khi bên được tặng cho hiệu lực kể từ thời điểm bên được
nhận tài sản; đối với động sản tặng cho nhận tài sản, trừ trường
mà pháp luật có quy định đăng hợp có thỏa thuận khác.
ký quyền sở hữu thì hợp đồng 2. Đối với động sản mà luật có quy
tặng cho có hiệu lực kể từ thời định đăng ký quyền sở hữu thì hợp
điểm đăng ký.

đồng tặng cho có hiệu lực kể từ

thời điểm đăng ký.


Hình thức

Qui định rõ hơn, mở

rộng hơn so với năm 2005
Hợp đồng tặng cho tài sản có Hợp đồng tặng cho có thể được
thể qua lời nói hoặc văn bản.

thực hiện bằng lời nói hoặc bằng
văn bản. Đối với một số tài sản có
giá trị lớn hoặc có vai trò quan
trọng như bất động sản, pháp luật
yêu cầu hợp đồng tặng cho phải
được công chứng.

15


KẾT CHƯƠNG II
Trong chương này tóm tắt tổng thể về hình thức của hợp đồng, hiệu lực và thời
gian có hiệu lực của hợp đồng các nguyên tắc chuyển đổi đối tượng tài sản cho các bên
trong hợp đồng tặng cho tài sản.cùng với các giao dịch dân sự qui định trong hợp đồng.

16


KẾT LUẬN

Qua bài luận này đã tìm hiểu các qui định về hợp đồng tặng cho tài sản.và các
vấn đề mà hợp đồng cần có. Khái niệm dễ hiều mà sâu sắc cùng với các đặc điểm pháp
lí đầy đủ trong hợp đồng này.Với ý nghĩa pháp lí là bản giao ước giữa các chủ thể giao
ước làm cho bản hợp đồng được đầy đủ , và có sự thay đổi phù hợp hoàn cảnh hiện
nay, nên bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng tặng cho tài sản đã được thay đổi nhiều. Từ
đó mà giúp tôi có hiểu biết và biết cách vận dụng tốt hơn khi gặp các động liên quan
đến chia tặng tài sản. Như vậy trong thời kì kinh tế phát triển, cùng với sự dư thừa tài
sản nên các hoạt động các hợp đồng được điều chỉnh phù hợp hơn.Đó là nhu cầu tất
yếu mà bản hợp đồng có được.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ luật Dân sự 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- T.S Nguyễn Ngọc Điệp (2001), Bình luận hợp đồng dân sự thông dụng trong
Luật dân sự Việt Nam.
- Những quy định pháp luật về hợp đồng ( 2001), NXB Lao động.
- Bộ luật Dân sự, NXB Lao động- Xã hội.
- T.S Phạm Văn Tuyết & T.S Lê Kim Giang (2015), Hướng dẫn môn học Luật,
NXB Tư Pháp.
- T.S Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận Khoa học của Bộ Luật Dân Sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Tư Pháp.
- VIAC (2015), Giải quyết tranh chấp hợp đồng-những điều doanh nhân cần
biết, NXB Tri thức.
- Đỗ Văn Đại ( 2015), Bình luận Khoa học Những điểm mới Bộ luật dân sự năm
2015, NXB Hồng Đức- Hội Gia Luật Việt Nam

18




×