Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Bài giảng môn văn học Hi Lạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 18 trang )

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN
VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM
CHÚNG EM


CHỦ ĐỀ :TÁC PHẨM
HAMLET –UYLIAM
SÊCXPIA
NỘI DUNG
A.Khái quát
I.Khái niệm Bi-Hài
kịch
1.Cuộc đời
2.Sự nghiệp sáng
tác.

B.Tác phẩm
1.Hoàn cảnh ra đời
2.Tóm tắt tác phẩm
3.Đề tài tư tưởng
4.Độc thoại
5.Thế giới nhân vật
6.HANLET và đặc tính Bi
–Hài của kịch Sếcxpia.


A.Khái quát
I.Khái niệm bi-hài kịch.
-Bi kịch là một thể loại kịch đối lập với hài kịch,nhân vật của
kịch luôn là những con người hướng thiện ,dũng cảm ,cao
thượng đấu tranh vì mục đích tốt đẹp.


-Bi kịch gợi dậy trong tâm hồn khán giả một tình cảm phức
tạp có nhiều đối nghịch,nhưng vô cùng mãnh liệt.Trước cái
chết hoặc sự thảm hại tâm hồn họ bỗng thấy thanh cao và
trong sáng .
-Hài kịch là một thể loại kịch mang lại những tiếng cười.Tiếng
cười hài kịch mang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau :hài
hước ,châm biếm ,trào phúng …


1.Cuộc đời
-Uyliam sechxpia (1564-1616) tại xtratfoton
Êvơn một thị trấn nằm ở trung tâm nước
Anh .
-Cha của sechxpia là ông Gion sechxpia vốn
làm nghề nông sau ra thị trấn làm nghề bao
tay .
-Thuở nhỏ ông theo học trường Grammar
school được tiếp xúc với các môn phổ
thông ,tiếng Hilap,Latinh,các tác phẩm cổ
đại Lama.
-Năm 14 tuổi ông bỏ học đi phụ gia đình .18
tuổi kết hôn với Hathahue sinh được ba
người con.
-Năm 23 tuổi ông rời xa xtratfoton ra kinh
thành Luôn Đôn với niềm đam mê sân khấu
,trong thời gian này ông không ngừng học
hỏi để nâng cao tri thức .Năm 1590 ông bắt
tay vào sự nghiệp sáng tác ,ông sáng tác hài
kịch,bi kịch ,kịch lịch sử …



2.Sự nghiệp
-Trong

khoảng 20 năm cầm bút với những sáng tác thuộc
các thể loại khác nhau như: hài kịch, kịch lịch sử, bi-hài
kịch, bi kịch, Shakespeare để lại gần 40 vở kịch trong đó
hầu hết là kiệt tác; 2 trường ca và 154 bài thơ Sonnet. Các
tác phẩm của Shakespeare khái quát toàn bộ nước Anh:
nước Anh tha thiết yêu đời, nước Anh hưng thịnh, nhưng
cũng là nước Anh đau thương trong thời kì tích lũy nguyên
thủy của Tư bản.
-Hài kịch :Âm ĩ về chuyện không đâu ,đêm thức mười
hai,giấc mộng đêm hè…Bi kịch :Ô tenlo, Vua Lia,Macsbet…


1.Hoàn cảnh ra đời
Hamlet (Ham’et) là vở bi - hài kịch của nhà văn, nhà soạn kịch vĩ
đại người Anh William Shakespeare (1564-1616), có lẽ được sáng
tác vào năm 1601. Cốt truyện của tác phẩm có nguồn gốc từ thể
loại Saga (truyện dân gian) thời đại Trung cổ. Trên sân khấu Anh
thời Phục Hưng đã từng diễn nhiều vở kịch cùng tên của nhiều tác
giả. Người ta cho rằng Shakespeare sáng tác Hamlet có thể dựa
trên Bi kịch lịch sử của François Belleforest hoặc trên vở kịch nay
đã bị thất lạc Hamlet của Thomas Kyd (1558-1594), một vở kịch
được gọi tên là Ur-Hamlet với ý nghĩa là vở "Hamlet nguyên bản".



-Hồn ma vua Đan Mạch hiện lên , vào đêm thứ tư Hôaxiô - bạn của

Hămlet, đưa chàng đến gặp hồn ma. Hămlet nghi ngờ cái chết đột ngột
của vua cha và sự tái giá vội vàng của mẹ chàng với chú chàng là –
Clôđiut. Hồn ma mách bảo chàng nguyên nhân cái chết của cha chàng
không phải vì rắn cắn mà bị Clôđiut em ruột sát hại. Y cũng mắc phải
tội đoạt hoàng hậu, hồn ma khuyên chàng hãy nương tay với hoàng
hậu.
-Sau khi tiếp xúc với hồn ma Hămlet nuôi quyết tâm giết Clôđiut để trả
thù. Tuy nhiên Hămlet vẫn còn do dự, vẫn hoài nghi sự chân thực của
các thông tin đó. Hămlet nói năng lung tung, hành động kì lạ làm cho
Clôđiut nghĩ rằng mình điên. Con gái của đại thần Pôlôniut nghe lời
khuyên của cha, cắt đứt tình cảm với Hămlet. Nỗi sầu muộn của
Hămlet ngày càng tăng, chàng luôn bị cận thần của Clôđiut giám sát. Ý
nghĩ hành động tiêu diệt kẻ thù luôn giày vò chàng và nỗi dằn vặt trong
chàng ngày một lớn hơn bởi sự nghi ngờ hồn ma ấy tốt hay xấu.


-Vào lúc ấy có đoàn kịch đến lâu đài Enxơnơ biểu diễn. Chàng lập kế
hoạch để đoàn kịch diễn trước mặt vua và hoàng hậu cảnh mà hồn ma
đã miêu tả cho chàng, cảnh giết vua. Và qua theo dõi hành vi, nét mặt
của Clôđiut, Hămlet nghĩ mình sẽ tìm ra lời giải đáp đúng sai về câu
chuyện của hồn ma.Hoàng hậu gặp riêng Hămlet, nhắc nhở chàng về
thái độ coi thường Clôđiut. Phía sau rèm phát ra tiếng kêu cứu, Hămlet
tưởng đó là Clôđiut đang nghe lén cuộc nói chuyện nên đã tuốt gươm
đâm qua rèm giết chết, người đó lại là Pôlôniut.Lo sự trước nguy cơ
Hămlet hại mình, Y phái Hămlet cùng Rôdencran và Ghinđơnxtơn sang
Anh cùng với bức thư nhằm thủ tiêu chàng. Hămlet bèn huỷ bức thư
thay bức thư khác, nội dung là giết hai kẻ phản bạn kia, sau đó Hămlet
quay về Đan Mạch. (nhiều sự kiện, người yêu Hămlet là Ôphêlia hoá
điên nhảy xuống hồ chết, Anh trai là Laơctơ tập hợp nhóm người tấn
công Clôđiut, Clôđiut tiết lộ thủ phạm giết cha chàng là Hămlet, hòng

dụ dỗ anh ta tham gia trừ khử Hămlet)


-Clôđiut thâm độc bày ra cuộc đấu kiếm giữa hoàng tử Hămlet
và Laơctơ. Y đặt cược vào Hămlet, một tay kiếm kì khôi. Y bí mật
tẩm thuốc độc vào vào mũi kiếm của Laơctơ và pha sẵn một li
rượu độc, phòng khi Hămlet chiến thắng mà không bị thương. Li
rượu độc đó chính hoàng hậu lại uống mừng Hămlet thắng
điểm. Hoàng hậu chết,Hămlet bị kiếm độc đâm trúng,hai đấu
thủ đổi gươm cho
nhau,Laơctơ cũng bị trúng độc từ chính kiếm của mình.
Trước khi chết, Laơctơ hối hận nói cho Hămlet biết rõ âm mưu
nham hiểm của Clôđiut.Y là người gây ra mọi cái chết, không do
dự Hămlet dùng kiếm độc đâm chết Clôđiut.Thi hài của Hămlet
được trân trọng rước đi trong tiếng nhạc binh.Fortibras lên làm
vua Đan Mạch.Hồn ma vua cha Hămlet được báo thù.


2.Đề tài tư tưởng
2.1.Đề tài
- Hamlet nhan đề đầy đủ
là bi kịch Hamlet, hoàng
tử Đan Mạch
- Cốt truyện phỏng theo
câu truyện cổ Đan
Mạch, truyện này được
Saxo Grammaticus một
thầy tu Đan Mạch sông
TK XII ghi lại trong cuốn
truyện lịch sử Đan

Mạch.

2.2.Tư tưởng
-Câu truyện “truyện
lịch sử Đan Mạch” có
nội dung gần như
giống hệt với Hamlet
nhưng chủ đề thì
không giống. Đây chỉ
là sự trả thù đẫm máu
mang tính gia đình
chứ không có tính bi
kịch.


- Khoảng TK XVI các nhà soạn kịch Anh đã đưa Amleth lên
sân khấu. Thomas Kit được xem là nhà soạn giả đầu tiên
của Hamlet.
-Thomas Kit là người sáng tạo nên nhân vật hồn ma vua cha
Hamlet và để Hamlet chết chứ không giành thắng lợi như
trong truyện cổ => bi kịch báo thù gia đình.
- Hamlet của Sechpia là bi kịch xã hội . Ông đã mở rộng khai
thác sâu hơn bối cảnh kịch và xây dựng Hamlet thành mẫu
lí tưởng của thời đại.
- Nguồn gốc cái bi của Sechpia nằm trong những mâu thuẫn
của sự phát triển xã hội trong cái giá đẫm máu khủng
khiếp mà loài người phải trả để có được tiến bộ xã hội
- Qua Hamlet Sechpia cho biết quan niệm của mình về kịch.
Xuất phát từ quan niệm văn chương là vũ khí sắc bén
trong việc đấu tranh chống cái xấu Sechpia đưa vào

Hamlet đoàn kịch…


3 .Độc thoại
-Sếchxpia để Hămlet băn khăn nhiều về lẽ sống chết. Chết theo Hămlet
là ngủ không hơn, nhưng cần chọn cái chết để thực hiện xong nghĩa vụ.
“Con người còn có gì, nếu đem tất cả tinh tuý và giá trị của đời mình
vào việc ăn, việc nghỉ? Chỉ là con vật, không hơn, thật thế”.
-Do vậy con người phải sống, sống đồng nghĩa với hành động thiện
“Sống, hay không nên sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên
đá, những mũi tên của số phận phũ phàng, hay cầm vũ khí vùng lên mà
chống lại để mà tiêu diệt chúng đi, đằng nào cao quí hơn?”
-Từ độc thoại ta thấy khao khát dẹp bằng mọi thứ kệch cỡm phi nhân
tính ở Hămlet lớn biết nhường nào. Cũng nhờ quan sát cuộc hành quân
ấy mà Hămlet đưa ra một nhận định mang tính tiên tri. Chiến tranh “là
cái ung nhọt quá căng đầy của cải và thái bình, nó vỡ mủ bên trong
chẳng lộ ra ngoài, nên khó biết tại sao con người lại chết”.


4.Thế giới nhân vật
4.1 Nhân vật Hăm let
-Là 1 hoàng tử thông minh.

-Là 1 đạo diễn tài ba,1 trí thức am hiểu sâu sắc nhiều phương diện cuộc sống
-Có vị trí trong lòng dân chúng tin yêu.
-Băn khoăn về hành động hay không hành động. Hành động theo cách nào và sống
sao cho đúng nghĩa.
-Hiện lên trong tác phẩm như là 1 biểu tượng cao đẹp của con người phục hưng
-Rất say mê học tập.
-Tràn đầy tinh thần lạc quan tin tưởng ở con người.

-Sau cái chết của vua cha Hamlet cay đắng từ niềm tin chàng chuyển sang hoài
nghi( nhưng hoài nghi là hoiaf nghi trí tuệ, hoài nghi của người mạnh chứ không
phải là 1 kẻ ớn hèn).
-Hamlet đau đớn tột cùng khi người mẹ kính yêu trước cái chết của chồng chẳng
được bao lâu đã tái giá.


-Thế giới nhân vật phong phú.
-Thế giới nhân vật là kiểu con người ý thức Sêch Xpia tái hiện đủ kiểu bi
kịch ,trong đó bi kịch lớn nhất,sâu sắc nhất và có ý nghĩa nhất là bi kịch
của Hăm let:
+Bi kịch xảy ra khi Hăm Let ở vào độ tuổi 30,
độ tuổi tràn đầy sức sống.
+Sự đổi thay nhanh chóng của xã hội được
Sêch Xpia kí thác trong sự đổi thay của lòng
người.
+Giấc mơ về xã hội phục hưng trong sáng đổ
vỡ tan tành.
+Hăm Let một mình chiến đấu với kẻ thù.
+ Sức mạnh của Hăm Let tăng lên bội phần
khi được trí tuệ soi đường.
+ Hăm Let là con người cao cả , là người thủy
chung trong tình yêu.
+ Hăm Let là con người hiếu đạo.
+ Hăm Let là nhân vật đa diện:vừa tỉnh táo
vừa điên dại,vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối…


4.2 Nhân vật Colodiut
- Là con người hám lợi, sát nhân

- Luôn bị giày vò về tội lỗi của mình
- Chỉ phân vân sám hối hay không sám hối
⇒Sechxpia tái hiện đủ kiểu bi kịch, bi kịch của người tốt
lẫn bi kịch của kẻ xấu
-Cách đặt nhân vật của Sechxpia rất tài tình và logic


-Yếu

tố hài trong Hăm let thường gắn với yếu tố bi.
+Cái bi thể hiện qua việc những giá trị truyền thống ,những giá trị của
phục hưng –lại không phù hợp với hiện tại nữa .
+Cái bi ở đây là sự hiện diện bất thường ,trái đạo lí lại được cả đám
triều thần tán thành .
-Hăm lét là vở bi -hài kịch tiêu biểu của Seechsxpia.
-Cái bi-hài thể hiện ở chỗ nhân vật mang dục vọng thật lớn lao nhưng
kết quả lại không như ý muốn .Còn cái ác ,cái xấu …phải bị tiêu diệt thì
lại lên mặt giáo huấn cái tốt đẹp nhân văn .
-Cái hài về bản chất là xuất hiện để dùng tiếng cười thay đổi cái xấu
,già cỗi,lỗi thời …Nhưng ở Hăm lét thì lại được dùng để khóc cho sự
suy tàn của lý tưởng nhân văn phục hưng .
⇒Hăm lét không hề chống lại xu hướng của thời đại ,sự hình thành tư
bản mà chỉ chống lại mặt trái ,mặt xấu của nó mà thôi.
-Hăm lét là vở bi-hài kịch tiêu biểu nhất của Sếch xpia.Qua xung đột
giữa cái tốt và cái xấu đã làm các yếu tố bi-hài lần lượt xuất hiện .Sự
thắng thế của cái xấu làm tăng thêm tính bi ,hài của vở kịch …





×