Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ LỚP 9 HK I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.9 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ 9 HK I
Câu 1: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ
 Đặc điểm phát triển
- Khu vực dịch vụ chiếm khoảng 25% nhưng lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP (2002).
- Dịch vụ đang phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm
khu vực và quốc tế.
 Đặc điểm phân bố
- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và phát triển sản xuất.
- Các hoạt động dịch vụ tập trung ở nơi đông dân và kinh tế phát triển.
- Hai trung tâm dịch vụ lớn, đa dạng
+ Hà Nội
+ Tp Hồ Chí Minh
Câu 2: Ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng
- Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Năm 2002, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng
gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35%.
+ Rừng sản xuất : Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản, cho dân
dụng và sản xuất.
+ Rừng phòng hộ: chống thiên tai, bảo vệ môi trường…
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ hệ sinh thái, các giống loài quý hiếm, bảo tồn văn hóa lịch sử môi
trường.
- Hiện nay, hằng năm cả nước khai thác khoảng hơn 2,5 triệu mét khối gỗ. Gỗ chỉ được phép
khai thác trong khu vực rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du. Công nghiệp chế
biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
- Chúng ta đang đầu tư để phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, đưa tỉ lệ che
phủ rừng lên 45%, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng.
Mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời
sống cho nhân dân.
Câu 3: Nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội của các vùng.
 Vùng Trung Du và Miền núi Bắc Bộ
- Vị trí địa lý: nằm ở phía Bắc đất nước.


+ Phía Bắc: giáp Trung Quốc
+ Phía Tây: giáp CHDC ND Lào
+ Phía Nam: giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
+ Phía Đông: giáp biển.
- Ý nghĩa về địa lý
Để giao lưu với nước ngoài và trong nước. Lãnh thổ giàu tiềm năng.
 Vùng Đồng bằng Sông Hồng
- Ví trí và giới hạn:
+ Phía Bắc: Trung du miền núi Bắc Bộ
+ Phía Nam: Bắc Trung Bộ
+ Đông Nam: Vịnh Bắc Bộ
Là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của đất nước.
- Ý nghĩa:

Bản quyền của Duyên – 9a6. Cấm in, sao, mua bán dưới mọi hình thức.

1


Thuận lợi cho giao thông trao đổi với tất cả các vùng trong nước và các nước trên thế giới.
 Vùng Bắc Trung Bộ
- Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
Là dải đất hẹp ngang kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc đến dãy Bạch Mã ở phía Nam.
+ Phía Tây là dải núi Trường Sơn Bắc giáp Lào.
+ Phía Bắc: giáp ĐB sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ.
+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Đông: giáp biển Đông.
- Ý nghĩa vị trí địa lý
+ Cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam.
+ Cửa ngõ của các nước láng giếng ra biển Đông và ngược lại. Cửa ngõ hành lang ĐôngTây của tiểu vùng sông MêKông.

 Vùng Duyên hải Nam Trung bộ
- Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
Là dãi đất hẹp ngang kéo dài từ Đã Nẵng đến Bình Thuận.
+ Phía Bắc: giáp Bắc Trung Bộ.
+Phía Nam : giáp Đông Nam Bộ.
+phía Đông : giáp Biển Đông
+Phía Tây : giáp Lào và Tây Nguyên
Có nhiều đảo,quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Ý nghĩa:
+ Là cầu nối Bắc – Nam. Nối Tây Nguyên với biển. Thuận lợi giao lưu và trao đổi hàng
hóa.
+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.
 Vùng Tây Nguyên
- Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
Là vùng duy nhất không giáp biển.
Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc và phía Đông: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Phía Tây: Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia
+ Phía Nam: Đông Nam Bộ
- Ý nghĩa:
Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có mối liên
hệ với duyên hải Nam Trung Bộ. Mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia.
Câu 4: Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; những thuận lợi và khó khăn
trong phát triển kinh tế - xã hội của các vùng:
 Vùng Trung Du và Miền núi Bắc Bộ
- Đặc điểm
+ Địa hình cao, cắt xẻ mạnh.
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
+ Nhiều loại khoáng sản.
+ Trữ năng thủy điện dồi dào.

- Thuận lợi
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.
+ Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn
đới.
- Khó khăn
Bản quyền của Duyên – 9a6. Cấm in, sao, mua bán dưới mọi hình thức.

2



-

-


-

-


-

-


-

-


+ Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ, điều
kiện khai thác phức tạp.
+ Xói mòn đất, xạc lở đất, lũ quét.
Vùng Đồng bằng Sông Hồng
Đặc điểm
Châu thổ do sông Hồng bồi đắp. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi
dào, chủ yếu là đất phù sa, có Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
Thuận lợi
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết có mùa đông lạnh, thích hợp trồng một số cây lạnh.
+ Khoáng sản: than nâu, đá vôi, khí tự nhiên, sét, cao lanh,…
+ Vùng biển thuận lợi nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.
Khó khăn
+ Thiên tai: bão, lũ, thời tiết thất thường….
+ Ít khoáng sản.
Vùng Bắc Trung Bộ
Đặc điểm
Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn, từ Đông sang Tây
tỉnh nào cũng có núi cao, gò đồi, đồng bằng, biển.
Thuận lợi
Có một số tài nguyên quan trọng.
+ Khoáng sản: Crôm, sắt, thiếc, ti tan, đá vôi, sét, cao lanh,…
+ Du lịch: Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng, Cố đô Huế, các bãi tắm…
+ Có diện tích rừng khá lớn.
Khó khăn
Thiên tai thường xảy ra ( bão, lũ lụt, hạn hán, cát lấn, cát bay….)
Vùng Duyên hải Nam Trung bộ
Đặc điểm
Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía Tây. Dải đồng bằng ở phía Đông. Bờ biển khúc khuỷu,
có nhiều vũng vịnh.

Thuận lợi
+ Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển: Biển nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng
vịnh để xây dựng cảng nước sâu.
+ Có một số khoáng sản: cát thủy tinh, titan, vàng
Khó khăn
+ Nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn hán…
+ Hiện tượng sa mạc hóa đang mở rộng.
Vùng Tây Nguyên
Đặc điểm
+ Tây Nguyên có địa hình cao nguyên(CN) xếp tầng: CN Kon Tum, CN Plây Ku, CN
Daklak, CN Mơ Nông, CN Lâm Viên, CN Di Linh.
+ Là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận: sông Ba, sông
Đồng Nai, Trà Khúc…
+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế.
Thuận lợi

Bản quyền của Duyên – 9a6. Cấm in, sao, mua bán dưới mọi hình thức.

3


-

Có TNTN phong phú, thuận lợi phát triển đa ngành. Đất bazan nhiều nhất cả nước, rừng tự
nhiên còn khá nhiều, khí hậu cận xích đạo, trử năng thủy điện dồi dào, khoáng sản có boxit
trữ lượng lớn.
Khó khăn
Mùa khô kéo dài gây thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng.

Câu 6: Nêu tên các tỉnh, thành phố và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
a. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Diện tích: 15,3 nghìn km2.
- Dân số: 13 triệu người (2002).
- Các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
- Vai trò: tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, sử dụng
hợp lý tài nguyên, nguồn lao động của 2 vùng ĐB sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ.
b. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Các tỉnh: Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Diện tích 27,9 nghìn km2.
- Dân số: 6,0 triệu người (2002).
- Vai trò: tác động mạnh tới sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các vùng duyên hải Nam
Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế liên vùng.
Câu 5: Trình bày tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các vùng:
a. Vùng Trung Du và Miền núi Bắc Bộ
 Kinh tế

Công nghiệp:
- Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
- Phân bố:
+ Than: Quảng Ninh, Thái Nguyên.
+ Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng…
+ Apatit: Lào Cai…
+ Đồng: Sơn La, Bắc Giang…
+ Trung tâm luyện kim đen ở Thái Nguyên.
+ Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La. Thác Bà, Tuyên Quang…
+ Nhiệt điện: Phả Lại…
• Nông nghiệp
- Trồng trọt:
Cơ cấu sản phẩm đa dạng: nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, quy mô sản xuất tương đối tập

trung. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường: chè, hồi, rau quả…phân bố chủ yếu ở
vùng đồi trung du.
- Chăn nuôi:
+ Trâu chiếm 57,3% đàn trâu cả nước.
+ Lợn chiếm 22% đàn lợn cả nước, phát triển mạnh ở miền trung du (2002).
+ Thủy sản nước ngọt, mặn, lợ
• Dịch vụ:
- Hoạt động nội thương các vùng.
- Hoạt động giao thông vận tải đang phát triển.

Bản quyền của Duyên – 9a6. Cấm in, sao, mua bán dưới mọi hình thức.

4


-

Hoạt động ngoại thương với các nước.
Hoạt động du lịch cội nguồn, sinh thái.
 Du lịch trở thành hoạt động đa dạng có nhiều lợi thế.
 Xã hội
• Đặc điểm
- Là địa bàn cư trú xen kẽ của người dân tộc ít người.
+ Đông Bắc: Tày, Nung, Dao, Mông…
+ Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mông…
+ Người Kinh cư trú hầu hết các địa phương.
- Trình độ dân cư xã hội có sự chênh lệch giữa 2 tiểu vùng ĐB và TB.
- Đời sống dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới.
• Thuận lợi:
- Dân tộc ít người có kinh nghiệm canh tác trên đất dốc. Sản xuất nông lâm kết hợp. Chăn

nuôi gia súc lớn, trồng cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
- Đa dạng về văn hóa.
• Khó khăn
- Trình độ văn hóa kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
- Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
b. Vùng Đồng bằng Sông Hồng
 Kinh tế
• Công nghiệp:
- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện CNH – HĐH.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh.
- Phần lớn giá trị sản xuất CN tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.
- Các ngành CN trọng điểm: chế biến LTTP, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu XD,
cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông,
thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng.
• Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Đứng thứ 2 cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực nhưng đứng nhất về năng
suất lúa: 56,4 tạ/ ha.
+ Phát triển một số cây ưu lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Chăn nuôi: đàn lợn chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước 27,2% (2002), chăn nuôi bò, gia cầm,
thủy sản phát triển.
• Dịch vụ:
- Giao thông vận tải, bưu chính viển thông và du lịch phát triển mạnh.
- Hà Nội và Hải Phòng là đầu mối giao thông vận tải và trung tâm du lịch lớn.
- Có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn: Chùa Hương, Tam Cốc, Bích Động, Cúc Phương, Đồ
Sơn, Các Bà…
 Xã hội
• Đặc điểm
- Là vùng dân cư đông của cả nước (17,5 triệu người), mật độ dân số cao (1179 người/km 2).

- Nhiều lao động có kỹ thuật.
• Thuận lợi
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Bản quyền của Duyên – 9a6. Cấm in, sao, mua bán dưới mọi hình thức.

5


-

Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kỹ thuật.
Có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
Có một số đô thị hình thành từ lâu đời: Hà Nội, Hải Phòng…
c. Vùng Bắc Trung Bộ
 Kinh tế
• Nông nghiệp
- Lúa phân bố ở dải đồng bằng ven biển thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh.
- Năng suất lúa cũng như bình quân lương thực đầu người còn thấp: 333,7 kg/người.
- Cây công nghiệp hằng năm: lạc, vừng…trồng ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh.
- Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả được trồng ở gò đồi phía Tây.
- Chăn nuôi trâu bò đàn ở vùng gò đồi phía Tây.
- Phía Đông phát triển nghề nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
- Chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước đang được phát triển tại các
vùng nông lâm kết hợp.
• Công nghiệp
- Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu XD là 2 ngành quan trọng của vùng.
- Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy
mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu hết các địa phương.
• Dịch vụ:
- Dịch vụ vận tải là điểm nổi bật của vùng: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường

thủy,…
- Ngành du lịch bắt đầu phát triển nhanh, số lượng khách ngày càng tăng.
 Xã hội
• Đặc điểm
- Là địa hình cư trú của 25 dân tộc.
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Đông và phía Tây.
+ Phía Đông: dân cư chủ yếu là người Kinh
+ Phía Tây: chủ yếu là các dân tộc: Mường, Tày, Mông, …
• Thuận lợi
- Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và kinh
nghiệm đấu tranh với thiên nhiên.
• Khó khăn
- Mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế.
d. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ
 Kinh tế
• Nông nghiệp:
- Chăn nuôi bò phát triển mạnh. Năm 2002, đàn bò khoảng 1008,6 nghìn con.
- Thủy sản chiếm 27,4% giá trị thủy sản khai thác cả nước (2002). Các mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu: mực, tôm, cá đông lạnh…
- Nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển. Nổi tiếng là muối cà ná, sa huỳnh,
nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
- Khó khăn: qủy đất nông nghiệp rất hạn chế. Sản lượng bình quân lương thực đầu người
thấp so với cả nước ( 281,5kg/người)
• Công nghiệp
- Tốc độ sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh.

Bản quyền của Duyên – 9a6. Cấm in, sao, mua bán dưới mọi hình thức.

6



-

-

Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng. Gồm: cơ khí, chế biến thực
phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Phân bố ở Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha
Trang.
• Dịch vụ
Các thành phố cảng biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu
quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.
Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Các bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi
Né…
Phố Cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn là những nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

 Xã hội
• Đặc điểm
Dân cư

Hoạt động kinh tế

Đồng bằng ven biển

Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận Hoạt động công nghiệp thương
nhỏ là ngừơi Chăm. Mật độ dân số mại, du lịch, khai thác và nuối
cao, phân bố tập trung ở các thành phố, trồng thủy sản.
thị xã,..

Vùng đồi núi phía Tây


Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Chăn nuôi gia súclớn (bò đàn),
Ba-na, Ê-đê,… Mật dộ dân số thấp. Tỉ nghề rừng, trồng cây công
lệ hộ nghèo khá cao.
nghiệp.

• Thuận lợi
- Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm.
- Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn…
• Khó khăn
- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hóa đang mở rộng.
- Đời sống dân cư một số nơi còn khó khăn.
e. Vùng Tây Nguyên
 Xã hội
• Đặc điểm
- Là địa bàn cư trú của người dân tộc ít người :Ê-đê, Ba-na, Cơ ho…
- Là vùng thưa dân nhất nước ta.
- Dân tộc Kinh phần lớn sống ở các đô thị thị ven đường giao thông, các nông lâm trường.
• Thuận lợi
- Nền văn hóa đầy bản sắc dân tộc, thuận lợi phát triển kinh tế.
• Khó khăn
- Thiếu lao động và trình độ lao động chưa cao.

Bản quyền của Duyên – 9a6. Cấm in, sao, mua bán dưới mọi hình thức.

7



×