Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO bài GIẢNG y học cổ TRUYỀN học THUYẾT âm DƯƠNG NGŨ HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.07 KB, 14 trang )

Học thuyết âm dương NGũ hành
(The yin – yang and the five elements).
Mục tiêu: -Hiểu đượcÂm dương Ngũ hành là học thuyết cơ bản củaYHCT
Quan điểm duy vật biện chứng tự phát được ứng dụng từ lâu đời
Năm vững nội dung học thuyết đã khái quát quy luật phát sinh,
phát triển và thoái lui của bệnh lý
Chỉ đạo mọi nội dung chẩn đoán, điều trị và dự phòng
.1. Học thuyết âm dương
Học thuyết phác thảo quan điểm mâu thuẫn
Giới thiệu các hiện tượng sinh lý, bệnh lý trong cơ thể
Đề ra nguyên tắc điều trị và dụng dược
Người xưa cho rằng: các bộ phận cấu tạo nên cơ thể đều do hai khái niệm
vật chất và công năng (hai mặt đối lập thống nhất) tức là âm dương cấu tạo thành.
Sự phát sinh và phát triển của bệnh tật đều do mất thăng bằng về âm dương.
Quy luật thuộc tính âm dương ứng dụng trong cấu tạo và công năng.
Âm dương đối lập.
Ví dụ:
- Mặt ngoài

Dương

Âm
- Mặt trong

- Bên trên
bên dưới
- Mặt lưng
- Mặt bụng
- Lục phủ
- Ngũ tạng
- Khí


- Huyết
- Công năng
- Vật chất
- Hưng phấn
- ức chế
Hoạt động
- Yên tĩnh
Phát triển
- Thoái hoá
- Thăng lên
- Giáng xuống
H/ ra ngoài
- H/ vào trong
- Thuộc tính âm dương của sự vật
- không phải là tuyệt đối mà là tương đối,
- Trong điều kiện nhất định, thuộc tính sẽ thay đổi
.
VD: quan hệ giữa lưng và bụng (bụng thuộc âm mà lưng thuộc dương) nhưng
khi xét tương quan giữa ngực và bụng thì tất nhiên ngực ở trên thuộc dương, bụng ở
dưới thuộc âm.


Âm dương hỗ căn.
Người xưa cho rằng: “dương sinh ở âm, âm sinh ở dương”,
“cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng”
nghĩa là âm dương cùng song song tồn tại, dựa vào nhau mà phát triển (không
có dương tức là không có âm, trái lại không có âm tức là không có dương). Âm
dương là hai phạm trù căn bản để duy trì sự sống “sinh vi bản, bản thuộc âm
dương”
Sinh mệnh từ mở đầu đến kết thúc là một quá trình đấu tranh tương hỗ.

Quá trình tương quan chặt chẽ tới âm dương
nếu như mất đi mối quan hệ âm dương cũng có nghĩa là không còn sự sống;
vì thế quan điểm của y học dân tộc là: “âm dương hỗ căn”.
Về sinh lý mà nói: công năng của toàn cơ thể thuộc dương
- cơ sở vật chất của toàn cơ thể thuộc âm.
- Công năng hoạt động chủ yếu dựa vào vật chất là cơ sở, mà quá
trình bồi bổ vận động của vật chất lại phải dựa vào hoạt động công năng
(bao gồm một loạt hoạt động ăn uống, tiêu hoá, hấp thu, tuần hoàn máu và
dịch thể…)
- Ví dụ về bệnh lý: tâm dương bất túc (không đầy đủ) tất nhiên dẫn đến tâm
âm bất túc và ngược lại.
Âm dương tiêu trưởng.
“Âm tiêu dương trưởng, dương tiêu âm trưởng”.
Tiêu và trưởng là hai quá trình song song tồn tại và biến động thường xuyên,
bởi vì tổ chức của các cơ quan trong cơ thể không ngừng hoạt động, vật chất không
ngừng bị tiêu hao và lại thường xuyên được bổ xung.
Trong phạm vi nhất định, tiêu trưởng biến đổi bình thường duy trì chức
năng hoạt động của cơ thể sống.
Nếu như nhấn mạnh một mặt nào hoặc là tiêu thái quá hoặc là trưởng thái qúa
đều phát sinh bệnh lý.
Ví dụ: Sở dĩ có âm hư (tức là tiêu thái quá) sẽ dẫn đến dương vượng, dương
hư sẽ dẫn đến âm thịnh. Ngược lại quá trình âm thịnh (trưởng thái quá sẽ dẫn đến
dương hư, dương vượng sẽ dẫn đến âm hư)
Trong bệnh cao huyết áp:


-

có những triệu chứng đau đầu, chóng mặt hay mất ngủ, hay


mê, hay cáu gắt, giận dữ, lưỡi hồng khô, mạch huyền tế sác, đó chính là
âm hư dương vượng.
Trong bệnh cấp tính có sốt
Thường sốt rất cao là “dương quá thịnh” làm thương tổn phần
âm huyết, âm dịch bị tiêu hao tức là dương thịnh dẫn đến âm hư.
Tất cả những ví dụ trên đều làm sáng tỏ phạm trù âm dương tiêu trưởng hỗ căn.
Âm dương chuyển hoá.
Quan điểm y học cổ truyền“trọng âm tất dương, trọng dương tất âm” nghĩa là
trong điều kiện bình thường hai mặt âm và dương luôn luôn chuyển hoá tương hỗ,
âm có thể chuyển thành dương, dương có thể chuyển thành âm.
Nguyên nhân gây bệnh thường gặp trên lâm sàng, khi mới mắc thường


Biểu (dương chứng) khi chuyển vào lý (âm chứng),
Từ thực (dương) chuyển hư (âm)
Từ nhiệt (dương) hoá thành hàn (âm).

Phong hàn biểu chứng, không ra được mồ hôi, có thể hoá nhiệt nhập lý, tà
thịnh thực chứng, nếu như không được điều trị đúng có thể chuyển thành hư chứng
Khi dương thịnh nhiệt chứng dùng quá nhiều thuốc hàn lương sẽ thành chứng
hàn và trái lại khi âm thịnh, dùng quá nhiều thuốc ôn nhiệt sẽ thành chứng nhiệt.
Cũng tương tự các nguyên nhân bệnh lý có thể biến hoá từ lý đến biểu, hư
chuyển thành thực, hàn biến thành nhiệt…
Ví dụ: Khi trẻ bị sởi (ma chấn) độc tố sởi tích luỹ trong các tạng phủ gây các
biến chứng nguy hiểm, do quá trình điều trị đưa các độc tố ra ngoài (nghĩa là tự lý ra
biểu).
Chứng khí hư cũng có nguyên nhân khí bất hành huyết,
Huyết uất lại mà thành huyết ứ (thực chứng)
Chứng lý hàn trong quá trình điều trị nhiều thuốc ôn táo làm tổn thương âm dịch sẽ
chuyển thành chứng “âm hư nội nhiệt”. Tất cả những ví dụ trên đều nói lên âm dương

chuyển hoá lẫn nhau, nương tựa, tương hỗ lẫn nhau và cùng tồn tại.
. Kết luận.
Âm dương hai mặt đối lập trong một thể thống nhất,
luôn luôn vận động và chuyển hoá lẫn nhau.


Trong sự vận động chuyển hoá, tiêu trưởng là hai quá trình song
song

tương hỗ , mặt này tiêu mặt kia trưởng và ngược lại.

Học thuyết ngũ hành.
Khái niệm.
Học thuyết âm dương ứng dụng cụ thể trong việc quan sát, quy nạp mối liên
quan giữa các tạng phủ với nhaugọi là Học thuyết ngũ hành .
Triết học xưa cho rằng:
Vật chất cơ bản cấu tạo nên vũ trụ là:
Mộc, hoả, thổ, kim, thủy; mỗi loại có đặc tính riêng nhất định.
Giữa vũ trụ bao la có vô vàn vật chất, sự vật; phải dựa vào đặc tính của 5 loại vật
chất cơ bản để từng bước quy loại.
Bởi vậy, vật chất cũng được chia năm loại lớn: mộc, hoả, thổ, kim, thủy để giải
thích các mối liên hệ tương hỗ giữa các sự vật, gọi tắt là “ngũ hành”
Y học xưa dựa vào quan hệ tương hỗ của ngũ hành để giải thích mối quan hệ
giữa hoàn cảnh tự nhiên bên ngoài với bên trong cơ thể và giữa các cơ quan trong cơ
thể với nhau.
Ví dụ: đem ngũ khí, mùa thời tiết…của tự nhiên liên hệ với ngũ tạng ở trong
cơ thể, dựa vào các đặc điểm khác của nó mà quy loại ngũ hành.


quy loại ngũ hành của y học cổ truyền

Mộc
1.Tạng Can
2.Phủ

Ho ả
Tâm

Đởm

Thổ

Kim

Tỳ

Phế

T/ trường Vị

Đ/ trường

thủy
Thận

B/quang

3.Ngũ khiếu Mắt
Lưỡi
Miệng Mũi
4.Ngũ thế

Cân
Mạch
Cơ nhục
Bì phu
5.Ngũ chí
Nộ
hỉ
Tư (lo) Bi (buồn)
6.Ngũ sắc
Xanh
Đỏ
Vàng
Trắng
7.Ngũ vị
Chua
Đắng
Ngọt
Cay
8.Ngũ khí
Phong Thử
Thấp
Táo
9.Tiết quý Xuân (sinh) Hạ (trưởng) Trưởng hạ (hoá) Thu (kết)Đông tàng

Tai
Cốt
Sợ
Đen
Mặn
Hàn


Theo sự quy loại của bảng trên
Tạng can liên hệ với mắt, cân, vị chua, khí gió, mùa xuân,
đặc điểm can ưa thư thái, thích điều đạt.
Học thuyết ngũ hành là
Ngũ tạng có quan hệ sinh khắc: -Sinh là súc tiến, thúc đẩy phát triển.
- Khắc là ức chế.
. Quy luật ngũ tạng tương sinh là tác dụng thúc đẩy.
Can sinh tâm, tâm sinh tỳ, tỳ sinh phế, phế sinh thận, thận sinh can (tức là
mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc)Trong quan
hệ tương sinh: mỗi hành đều sinh ra hành kia và được hành khác sinh ra mình, và
quan hệ với hành sinh ra mình là “mẹ”, hành được sinh ra là “con”.
Lấy thổ làm ví dụ thì hỏa sinh thổ, hoả là mẹ của thổ, thổ sinh kim “kim vi thổ
chi tử”.
Quy luật ngũ tạng tương khắc là tác dụng ức chế.
Can đối với tỳ

Tâm đối với phế,

Tỳ đối với thận,
Phế đối với can
Thận đối với tâm
(tức là mộc khắc thổ, hỏa khắc kim, thổ khắc thủy, kim khắc mộc, thủy khắc
hoả).
Trong quan hệ tương khắc: mỗi tạng đều bị một tạng khắc mình và quan hệ
với tạng(thắng và không thắng)
Lấy mộc làm ví dụ: mộc khắc thổ tức là “thổ vi mộc chi sở thắng”. Kim khắc
mộc tức là “kim vi mộc chi sở bất thắng” ngoài ra còn có phản khắc.
Ví dụ: tỳ thổ khắc thận thủy, nhưng trong trường hợp bệnh lý thận thủy phần lớn phản
khắc tỳ xuất hiện đại tiện lỏng nát. Như vậy một tạng xúc tiến đẩy một tạng khác và tạng này



ức chế tạng kia và thúc đẩy một tạng khác, thúc đẩy và ức chế, hay tương sinh và tương khắc
phải luôn luôn kết hợp và cân bằng, để bảo vệ quan hệ bình thường giữa các tạng, duy trì hoạt
động bình thường của cơ thể.

. ứng dụng trên lâm sàng.
Chẩn đoán và điều trị trên lâm sàng.
Ví dụ: trong vọng chẩn thường lấy việc quan sát sự nhuận sáng tươi hồng của
sắc mặt:
Sắc mặt xanh thuộc về can phong
Sắc mặt đỏ phần nhiều thuộc về tâm hỏa
Sắc mặt vàng thuộc về tỳ thấp
Sắc mặt trắng thuộc về phế hàn
Sắc mặt đen thuộc về thận hư
Trong điều trị bệnh tạng phủ phần nhiều dựa vào sự liên quan ngũ vị đối với
ngũ tạng mà chọn thuốc. Nói chung vị chua vào can, thuốc có vị mặn vào thận, có vị
ngọt vào tỳ, vị đắng vào tâm, vị cay vào phế…Như vậy là ngũ sắc, ngũ vị trong ngũ
hành được ứng dụng cụ thể trong chẩn đoán và điều trị.
Về ngũ hành sinh khắc được ứng dụng trên lâm sàng để tìm vị trí phát sinh ra
bệnh tật và cách điều trị khác nhau.
Tương sinh là quá trình thúc đẩy bình thường, là có lợi cho điều trị bệnh lý.
Ví dụ bồi bổ tỳ vị để nâng đỡ cơ thể trong bệnh lao phổi. Như thế gọi là bồi thổ sinh
kim.
Trong điều trị can dương thượng nghịch phải căn cứ vào thủy sinh mộc, phải
dùng phương pháp tư dưỡng thận âm gọi là tư thủy dưỡng mộc.
Về mặt tương khắc, tuy nhiên tạng này trong điều kiện bình thường tác dụng ức chế tạng
khác, đó là ức chế có lợi, do tác dụng cân bằng hiệp đồng.
Ví dụ: quan hệ tương khắc của thận thủy với tâm hoả bình thường là tương tế “thủy hoả
tương tế, hay thủy hoả tương giao”. Nhưng khi thủy quá mạnh gọi là tương thừa (tức là tạng bị

khắc phát sinh ra bệnh lý), khi đó quan hệ hiệp đồng giữa tâm thận bị phá vỡ


Thủy hoả không giao nhau, xuất hiện tâm phiền tâm quý, mất ngủ, hay quên, lưng gối
đau mỏi và phù gọi là “tâm thận bất giao”, “thủy hoả bất tương tế”.
Khi điều trị phải dùng phương pháp giao thông tâm thận (dùng bài; tần giao thang gia
giảm).
Hoặc can mộc quá mạnh dẫn đến tỳ thổ thất điều, xuất hiện phúc thống tiết tả gọi là
“mộc khắc thổ” “can mộc thừa tỳ”, trong điều trị phải thư can kiện tỳ.
Khi dùng thuốc phải dựa vào tính vị của thuốc và trong bào chế phải làm thay đổi tính
chất vị thuốc theo yêu cầu đi vào các tạng phủ và cơ quan cần thiết.
Kết luận:
Học thuyết âm dương ngũ hành là
Học thuyết phác thảo quan điểm duy vật biện chứng tự phát, thừa nhận thế
giới là do vật chất cấu tạo thành, mọi sự vật đều có quan hệ tương hỗ.
Trong một sự vật luôn có hai quá trình âm và dương luôn đối lập, hỗ căn, dựa
vào nhau, đấu tranh thúc đẩy nhau mà tồn tại. Y học cổ truyền luôn coi đó là
phương châm chỉ đạo trong điều trị và dự phòng.
ứng dụng học thuyết âm dương, ngũ hành trong lâm sàng.

.1. Vận dụng trong nguyên nhân sinh bệnh.
Y học cổ truyền cho rằng: “Âm bình dương bí, tinh thần nại trị” nghĩa là nói
hai mặt âm và dương chỉ có thể ở trạng thái tương đối cân bằng, song song tồn tại thì
mới duy trì được hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
Nếu như sự cân bằng âm dương bị phá vỡ sẽ phát sinh bệnh lý. Ví dụ: dương
thiên thắng hoặc thiên suy, âm thiên thắng hoặc thiên suy. Dựa vào lý lẽ âm dương
tiêu trưởng mà trên lâm sàng thường thấy, nếu âm thịnh dẫn đến dương suy, sẽ thấy
các triệu chứng dương khí bất túc: sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng bủng, tự hãn,
tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, mạch hư.
Ví dụ: phế âm hư, trong phế kết hạch khái thấu (ho lao phổi), dẫn đến dương

vượng, xuất hiện triệu chứng trằn trọc, mất ngủ, miệng khô, muốn uống luôn, lưỡi
hồng, mạch sác.
Dựa vào lý lẽ âm dương hỗ căn; nếu như một trong hai mặt âm dương thiên
thắng hoặc là thiên duy đều dẫn đến âm hoặc dương bất túc (không đầy đủ) “dương
tổn cập âm, âm tổn cập dương” (nội kinh). Ví dụ: trong một số bệnh nhân mãn tính
thường giai đoạn cuối đều phát triển theo chiều hướng âm dương lưỡng hư.


.2. Vận dụng trong chẩn đoán.
Đông y đề xuất “phàm chẩn bệnh phương trị tất tu tiên thẩm âm dương”,
Khi phân tích tình hình bệnh lý thường phải dùng phép quy nạp về âm dương,
tập hợp các triệu chứng khái quát thành hai loại âm chứng hay dương chứng.
Ví dụ: thực chứng phân thành âm thịnh hay dương vượng,
Hư chứng thì âm hư hay dương hư, trên cơ sở đó đề ra nguyên tắc phương trị.
3.. Vận dụng trong điều
Nguyên tắc điều trị của đông y
-Làm biến đổi tình trạng âm dương thiên thắng hoặc thiên suy trong cơ thể,
-Điều chỉnh quan hệ giữa âm và dương nhằm mục đích khôi phục trạng thái
tương đối cân bằng của âm dương, tiêu trừ bệnh tật.
Sở dĩ dương thịnh vì dùng nhiều âm dược, âm thịnh vì dùng nhiều dương dược, mục đích tả phần hữu dư của âm dương,
Dương hư dùng dương dược, âm hư dùng âm dược mục đích bổ thêm phần
bất túc của âm dương
Về tính vị công năng của các vị thuốc cũng phải phân chia theo âm dương.
ví dụ: thuốc có tính năng ấm nóng thuộc dương dược, thuốc có tính mát
lạnh thuộc âm dược, thuốc có vị cay, ngọt, đạm thuộc dương dược, vị chua, mặn,
đắng thuộc âm dược, thuốc có tính thăng phù phát tán thuộc dương dược, tác dụng
trầm giáng thông tiết thuộc âm dược. Tóm lại phải vận dụng linh hoạt các vị thuốc
đúng với thuộc tính âm dương của dược vật mới đạt được hiệu quả tốt.
Âm dược
Dương dược

- Mát lạnh
- ấm nóng
- Chua, mặn, đắng
- Cay, ngọt, đạm
- Trầm, giáng, thông, tiết
- Thăng, phù, phát tán
Trên lâm sàng thường gặp các hội chứng:
- Bán biểu bán lý
- Biểu lý đồng bệnh
- Hư chung hiệp thực, thượng thực hạ hư
- Chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả hàn
- Âm hư dương vượng, dương hư âm thịnh
- Âm dương lưỡng hư, âm trung chi dương, dương trung
chi âm…


Phải luôn luôn nắm vững thuộc tính âm dương tương hỗ, tiêu trưởng, bình
hành, đối lập
nhưng thống nhất, luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau, phân biệt chính xác, sử
dụng linh hoạt các loại thuốc theo đúng thuộc tính âm dương sẽ đạt kết quả cao
trong chẩn đoán và phương trị.


2.1.3.3. Vận dụng trong điều trị.
Y học xưa cho rằng: “cẩn sắt âm dương sở tại nhi điều chi dĩ bình vi kỳ”
nghĩa là nói nguyên tắc điều trị của đông y, thông qua điều trị làm biến đổi tình trạng
âm dương thiên thắng hoặc thiên suy trong cơ thể, điều chỉnh quan hệ giữa âm và
dương nhằm mục đích khôi phục trạng thái tương đối cân bằng của âm dương, tiêu
trừ bệnh tật. Sở dĩ dương thịnh dùng âm dược, âm thịnh dùng dương dược, mục đích
tả phần hữu dư của âm dương, dương hư dùng dương dược, âm hư dùng âm dược

mục đích bổ thêm phần bất túc của âm dương.


Về tính vị công năng của các vị thuốc cũng phải phân chia theo âm dương: ví
dụ thuốc có tính năng ấm nóng thuộc dương dược, thuốc có tính mát lạnh thuộc âm
dược, thuốc có vị cay, ngọt, đạm thuộc dương dược, vị chua, mặn, đắng thuộc âm
dược, thuốc có tính thăng phù phát tán thuộc dương dược, tác dụng trầm giáng thông
tiết thuộc âm dược. Tóm lại phải vận dụng linh hoạt các vị thuốc đúng với thuộc tính
âm dương của dược vật mới đạt được hiệu quả tốt.
Âm dược
Dương dược
- Mát lạnh
- ấm nóng
- Chua, mặn, đắng
- Cay, ngọt, đạm
- Trầm, giáng, thông, tiết
- Thăng, phù, phát tán
Trên lâm sàng thường gặp các hội chứng:
- Bán biểu bán lý
- Biểu lý đồng bệnh
- Hư chung hiệp thực, thượng thực hạ hư
- Chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả hàn
- Âm hư dương vượng, dương hư âm thịnh
- Âm dương lưỡng hư, âm trung chi dương, dương trung chi
âm…
Phải luôn luôn nắm vững thuộc tính âm dương tương hỗ, tiêu trưởng, bình
hành, đối lập nhưng thống nhất, luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau, phân biệt chính xác,
sử dụng linh hoạt các loại thuốc theo đúng thuộc tính âm dương sẽ đạt kết quả cao
trong chẩn đoán và phương trị.
- Sắc mặt trắng bủng, tứ chi vô lực, rối loạn ngôn ngữ (loạn ngôn), nói nhỏ đó

là dương bất túc hay là âm bất túc ?



×