Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

CHUỖI CUNG ỨNG NESCAFE VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.12 KB, 18 trang )

BÀI TIỂU LUẬN

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 03
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 04
I. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................... 04
1. Một số khái niệm ................................................................................................... 04
2. Các thành phần chuỗi cung ứng.............................................................................. 04
3. Các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng ................................................................. 05
II. Chuỗi cung ứng sản phẩm Nescafe Viet Nam ......................................................... 06
1. Khái về Tập đoàn NESTLE .................................................................................... 06
2. Tổng quan về thị trường cà phê Việt Nam hiện nay............................................... 08
3. Chuỗi cung ứng Nescafe ......................................................................................... 10
3.1 Nhà cung cấp .......................................................................................................... 11
3.2 Nhà máy sản xuất ................................................................................................... 11
3.3 Nhà phân phối ........................................................................................................ 13
3.4 Khách hàng cuối cùng ............................................................................................ 15
4. Nhận xét đánh giá ................................................................................................... 15
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................... 16
I. Kết luận ....................................................................................................................... 16
II. Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 17

1
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112



BÀI TIỂU LUẬN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

2
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

PHẦN MỞ ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh gay gắt trên thị trường, để thực hiện các mục tiêu về thị phần cũng
như các mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp
người tiêu dùng biết và đến với sản phẩm, dịch vụ mà mỗi doanh nghiệp cung cấp cho thị
phần. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng cũng vì thế mà trở nên rất quan trọng trong hoạt
động của các nhà quản trị doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp trên thị phần chính
là nhờ có một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả. Với tốc độ thay đổi chóng mặt cùng với
những biến động khó lường của thị trường, điều quan trọng bây giờ là doanh nghiệp phải
nhận thức được các chuỗi cung ứng cũng như vai trò của mình trong đó. Các công ty sẽ tạo
được lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường một khi đã nhuần nhuyễn cách thức xây dựng
và tham gia vào một chuỗi cung ứng vững mạnh.
Cùng với nhịp điệu hối hả của đất nước và quá trình hội nhập toàn cầu hóa đời sống
người dân ngày càng được cải thiện nhu cầu thưởng thức các loại thức uống ngày càng cao.
Chính vì vậy mà thị trường thức uống trở nên đa dạng và phong phú. Các doanh nghiệp
không ngừng phát triển sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu của xã hội, phù hợp với
từng phân khúc thị trường. Và tập đoàn Nestle là một đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực thức
uống hòa tan đang được các tầng lớp trong xã hội ưa chuộng đặc biệt là giới trẻ và giới văn
phòng. Để có thể đứng vững trên thị trường như hiện nay thì tập đoàn Nestle đã phải xây
dựng chuỗi cung ứng của của mình một các rất hài hòa và nhịp nhàng.
Chính vì vậy mà nhóm chúng em muốn tìm hiểu về cách thức xây dựng và vận hành
chuỗi cung ứng của tập đoàn Nestle mà do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên nhóm

em chỉ nghiên cứu về chuỗi cung ứng của tập đoàn Nestle tại Việt Nam sản phẩm là Nescafe.
Phương pháp nghiên cứu này nhóm chúng em dựa trên dữ liệu thứ cấp được thu thập
chủ yếu từ internet để xây dựng cơ sỡ lý luận.
3
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
1. Một số khái niệm:
Chuỗi cung ứng là một hệ thống của các tổ chức, con người, các hoạt động, thông
tin và tài nguyên liên quan đến sự vận động của sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp
(chuỗi cung ứng) đến khách hàng. Các hoạt động chuỗi cung ứng chuyển đổi tài nguyên tự
nhiên, nguyên vật liệu thô và các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh được vận chuyển
tới khách hàng. Trong hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm người dùng có thể
quay trở lại chuỗi cung ứng bất cứ chỗ nào mà giá trị còn lại có thể tái chế.
Chuỗi cung ứng: là một liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị
trường. - Fundamentals of Logistics Management of Douglas M. Lambert, James R. Stock
and Lisa M. Ellram
Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc
đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp,
mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng. – Supply Chain Management:
strategy, planning and operation of Chopra Sunil and Peter Meindl
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện
các chứ năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm, sản phẩm và
phân phối chúng cho khách hàng. - An introduction to supply chain management –
Ganesham, Ran and Terry P.Harrision

Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển
giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả
các nhu cầu của thị trường.
2. Các thành phần chuỗi cung ứng:
- Sản xuất:
Sản xuất liên quan tới năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm.
Phương tiện của chuỗi cung ứng bao gồm nhà máy và nhà kho.
- Tồn kho:
Hàng tồn có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ nguyên liệu, bán
thành phẩm đến thành phẩm mà nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ nắm giữ.
- Địa điểm:
Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận chuỗi cung
ứng. Địa điểm tập trung vào khu vực đạt hiệu quả và tính kinh tế cao.
4
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

- Vận chuyển:
Vận chuyển liên quan đến việc duy chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm trong chuỗi cung ứng.
- Thông tin
Có thông tin tốt, người ta co thể có những quyết định hiệu quả về việc sản xuất gì, bao
nhiêu, về nơi dự trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất.
3. Các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng:
- Nhà sản xuất
Nhà sản xuất bao gồm: nông trại cafe, nhà máy sơ chế, nhà máy rang xay, nhà
chế biến.

- Nhà phân phối: có 2 hình thức phân phối
+Hình thức phân phối truyền thống: với hình thức phân phối truyền thống, sản phẩm
sau khi hoàn thiện sản phẩm được phân phân phối tới nhà phân phối, các siêu thị nhỏ lẻ, nhà
bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng.
+Hình thức phân phối hiện đại: Trung gian phân phối, hoặc liên kết hệ thống siêu thị,
chuỗi cửa hàng để phân phối sản phẩm.
- Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ bao gồm các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đại lý…
- Khách hàng
Là người tiêu dùng mua hàng tại các hệ thống bán lẻ
- Nhà cung cấp dịch vụ
+Các dịch vụ vận chuyển, bao bì
+Nguyên liệu

5
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

II. Chuỗi cung ứng sản phẩm Nescafe Việt Nam
1. Khái quát về Tập đoàn Nestle

Công ty Nestle được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestle, một dược sĩ người
Thụy Sĩ gốc Đức. Ông đã phát minh ra một loại sửa bột dành cho những trẻ sơ sinh không
thể bú mẹ, nhằm giảm tỉ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng. Sản phẩm đầu tiên này có tên
là Farine Henri Nestle.
Thành công đầu tiên của ông Henri Nestle với sản phẩm này đã cứu sống một trẻ sinh
non không thể bú sữa mẹ hoặc bất kỳ loại thực phẩm thay thế sữa mẹ nào khác. Nhờ vậy, sản

phẩm này sau đó đã nhanh chống được phổ biến ở Châu Âu.
Với trụ sở chính tại thành phố Vevey, Thụy Sĩ, ngày nay Nestle là công ty hàng đầu
thế giới về dinh dưỡng, sức khỏe và sống khỏe với các sản phẩm chủ lực như: Nescafe,
Lavie, Milo, Nestea, Maggi, kem, sản phẩm đóng hợp,...
Nestle có 500 nhà máy trên toàn thế giới. Là một công ty dinh dưỡng hàng đầu thế
giới, với hơn 150 năm kinh nghiệm, Nestle không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những sản
phẩm không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn đưa ra những giải pháp dinh dưỡng sức
khỏe dành cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.
Nestle đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1916. Trải qua nhiều thập kỷ, các
sản phẩm như GUIGOZ, LAIT MONT-BLANC, MAGGI đã trở nên thân thuộc với các thế
hệ người tiêu dùng Việt Nam. Năm 1993, mỗi một văn phòng đại diện và vào năm 1995,
Công ty TNHH Nestle Việt Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, trực thuộc
tập đoàn Nestle S.A. cũng vào năm 1995, Nestle được cấp giấy phép thành lập Nhà máy
Đồng Nai, chuyên sản xuất cà phê hòa tan NESCAFE, trà hòa tan NESTEA và đóng gói thức
uống MILO, bột ngũ cốc dinh dưỡng NESTLE, bột nêm và nước chấm MAGGI, bột kem
COOFFEE-MATE.
6
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

Nguồn gốc của NESCAFÉ bắt đầu từ năm 1930, khi đất nước Brazil có một lượng lớn
cà phê dư thừa cần được bảo quản. Chính phủ Brazil lúc đó muốn hợp tác với Nestlé để tạo
nên thức uống được làm từ cà phê và bảo quản được, từ đó Nestlé bắt đầu câu chuyện
NESCAFÉ.
Từ những năm 1940 trở về sau, NESCAFÉ càng trở nên phổ biến. Ngày nay, có
những loại NESCAFÉ khác nhau đáp ứng được những gu cà phê khác nhau trên toàn thế giới.
NESCAFE là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu trên thế giới với lịch sử

phát triển lâu đời. NESCAFE luôn nhận được sự tín nhiệm và tin yêu của người tiêu dùng
trên toàn thế giới bởi một tình yêu và niềm say mê cà phê để đem đến những ly cà phê thơm
ngon cho bạn nhưng giây phút thưởng thức cà phê tuyệt vời.
NESCAFE được chính thức sản xuất tại Việt Nam khi tập đoàn Nestle chính thức
mua nhà máy Đồng Nai vào hoạt động vào năm 1998. Kể từ đó, nhãn hàng NESCAFE ngày
càng trở nên thân thiết với nhiều gia đình Việt Nam, và NESCAFE luôn nỗ lực để mang đến
cho người Việt Nam tách cà phê thơm ngon để thưởng thức hàng ngày.
Những sản phẩm của NESCAFE:
+ NESCAFE 3 in 1: có 3 hương vị khác nhau.
+ NESCAFE Café Việt: với 2 sản phẩm cà phê đen đá và cà phê sữa đá.

Hình: cà phê hòa tan của Nescafe
7
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

2. Tổng quan về thị trường cà phê Việt Nam hiện nay
Tiêu thụ:
Ước tính tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2015/16 và 2016/17 tăng lần lượt ở mức
2,25 triệu bao và 2,5 triệu bao, do sự mở rộng của các cửa hàng và các quán cà phê trong
nước. Một số sản phẩm mới như túi lọc cà phê, cà phê collagen dành cho phụ nữ và cà phê
sầu riêng hoặc nhân sâm cũng được đưa ra thị trường để đáp ứng nhu cầu và sở thích của
khách hàng.
Theo Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, tiêu thụ trong nước cà phê hòa tan/dùng
ngay mục tiêu đạt 2,67 triệu bao. Tuy nhiên, sản xuất thực tế chỉ đạt 50% so với mục tiêu đặt
ra. Do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng, dự tính mức tiêu thụ cho niên vụ
2015/16 là 350.000 bao và 370.000 bao trong niên vụ 2016/17.

Theo Euromonitor, việc phát triển các chuỗi cà phê cho phép người tiêu dùng dễ dàng
tiếp cận được với cà phê tươi chất lượng cao với mức giá phải chăng. Người tiêu dùng có thể
dễ dàng chuẩn bị cà phê pha sẵn ở nhà cũng như là tại văn phòng của họ. Và cà phê xuất
khẩu giảm, nhưng ước tính cà phê tiêu thụ trong nước lại tăng theo tỷ lệ 2/3 cà phê rang xay
và 1/3 là cà phê hòa tan do nhu cầu ngày càng tăng của dân số trẻ. Tiêu thụ nội địa được dự
đoán là có xu hướng tăng, phản ánh sự mở rộng của các cửa hàng bán lẻ cà phê và sự tăng
trưởng mạnh mẽ của các loại thực phẩm bán lẻ kèm với cà phê ở Việt Nam. Ngành bán lẻ cà
phê mở rộng sẽ góp phần cho mức tiêu thụ mạnh trong tương lai. Chỉ cần 20% dân số Việt
Nam uống mỗi ngày một ly cà phê thì mức tăng trưởng cà phê sẽ là 15% vào năm 2020.
Xuất khẩu
Ước tính sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm hạt cà phê xanh, cà phê
rang, cà phê xay và cà phê pha sẵn giảm từ 26,43 triệu bao xuống còn 21,53 triệu bao do sự
sụt giảm sản lượng hạt cà phê xanh xuất khẩu. Niên vụ 2015/16, ước tính tổng lượng cà phê
xuất khẩu là 28,07 triệu bao, tăng 31% so với niên vụ trước do hạt cà phê xanh được mùa và
lượng xuất khẩu cà phê hòa tan lẫn cà phê rang tăng.
Theo Tổng cục hải quan Việt Nam, sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 203.000 tấn (trên
3,38 triệu bao) trong tháng 4, tăng 13% so với tháng trước, đưa tổng lượng cà phê xuất khẩu
trong 7 tháng đầu của niên vụ 2015/16 lên 17,62 triệu bao, tăng 25% so với niên vụ 2014/15.
Nhập khẩu:
Việt Nam tiếp tục nhập số lượng nhỏ hạt cà phê xanh, nhiều hơn so với cà phê rang và
cà phê hòa tan từ các nước như Lào, Indonesia, Braxin, Cote d’Ivoire và Hoa Kỳ. Lượng
nhập khẩu cà phê rang và cà phê xay từ Hoa Kỳ đã và đang tăng trong vài năm gần đây do sự

8
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN


mở rộng của ngành bán lẻ cà phê trong nước với các thương hiệu Starbucks, McCafé và
Dunkin Donuts...
Theo số liệu phân tích từ Global Trade Atlas (GTA), kim ngạch nhập khẩu cà phê
niên vụ 2015/16 ước tính khoảng 630.0000 bao; trong đó 160.000 bao là cà phê hòa tan,
20.000 bao cà phê rang và xay, và 450.000 bao là hạt cà phê xanh nhập khẩu. Dự báo tổng
lượng nhập khẩu niên vụ 2016/17 là 640.000 bao.
Sản xuất:
Hiện nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có 5 DN chế biến cà phê hòa tan với công
suất khoảng 35.000 – 40.000 tấn tương đương 100.000 tấn cà phê nhân (chiếm khoảng 5%
sản lượng cà phê nhân hằng năm).
Tại các điểm bán lẻ sản phẩm cà phê hiện nay có rất nhiều loại của các hãng khác
nhau như: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa, Maccoffee, Highlands Coffee, Mê
Trang… theo đó Trung Nguyên có tới 34 sản phẩm; Neslé có 7 sản phẩm; Vinacafé Biên
Hòa có 22 sản phẩm.
Tuy nhiên thị phần chủ yếu là của 3 ông lớn: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên
Hòa. Trong đó Trung Nguyên chiếm 80% thị phần cà phê rang xay, theo Euromonitor năm
2012 thị phần cà phê hòa tan Nestlé là 33%, Vinacafé là 32.5%, Trung Nguyên là 18.2%, các
nhãn khác là 16%.

9
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

3. Chuỗi cung ứng Nescafe

- Nguồn nguyên liệu thô


Nhà cung cấp:

- Dịch vụ

- Hạt cà phê
- Bao bì

- Bao bì

Cà phê rang
Nhà máy chế
biến

Cà phê hòa tan
Tồn kho

Phân phối
Kênh phân phối
Bán lẻ (siêu thị)
Vận chuyển
Bán lẻ

Khách hàng
cuối cùng

Khách hàng
cuối cùng

Sơ đồ chuỗi cung ứng Nescafe
10

Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

3.1 Nhà cung cấp:

Hình: Cà phê trái
Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi doanh
nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó có ảnh hưởng đến
chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra.
Với Nescafe, Công ty có 2 hình thức thu mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư
nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ nông dân. Với hình thức thứ nhất, khi mà hiện nay
các doanh nghiệp tư nhân hay đại lý thu mua gặp nhiều khó khăn, rất nhiều đại lý vỡ nợ, ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn cung không đáp ứng đủ cả về số lượng lẫn chất lượng nên công ty
Nestle hạn chế sử dụng nhà cung cấp này. Thay vào đó công ty đã tìm một hướng mới cho
nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là tự đầu tư và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê của
người nông dân, biến các nông trại cà phê trở thành một bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó
giúp công ty chủ động trong nguồn nguyên liệu chiến lược, góp phần tăng cường mối quan
hệ giữa doanh nghiệp với nông dân trồng cà phê.
3.2 Nhà máy sản xuất:
Công ty đã đầu tư phần lớn máy móc, trang thiết thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản
xuất và chế biến sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, đáp
ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng.
Về quy trình công nghệ chế biến: để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường ngày
càng cao về chất lượng và mẫu mã hàng hóa, công ty đã đầu tư xây dựng những quy trình
công nghệ chế biến Nescafe tiên tiến từ nước ngoài về theo tiêu chuẩn Nestle quốc tế. Quy

11

Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

trình được khép kín từ khâu cho nguyên liệu thô vào cho tới khi cho ra thành phẩm, sau đó
được đóng gói trở thành thương phẩm trên thị trường.
Nhà máy Nestlé Trị An, Khu công nghiệp Amata, Biên Hòa, Đồng Nai.
+Vốn đầu tư: 80 triệu USD
+Công suất:
 cà phê 3 in 1: 32.000 tấn/năm
 cà phê hòa tan: 4.200 tấn/năm nhân
 cà phê rang khử caffeine: 20.000 tấn/năm

Hình: Một số hình ảnh trong nhà sản xuất cà phê của Nestle

12
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

Quy trình sản xuất cà phê rang xoay:
Trái cà phê hái từ cây trải qua một loạt quá trình và kết thúc bằng sản phẩm thương
phẩm – hạt cà phê tươi.
1. Hái cà phê – Cà phê được thu hoạch bằng tay. Cà phê chín có mà đỏ tươi, nhưng
tiếc là những trái cà phê không chín cùng một lúc. Người ta chỉ hái hạt cà phê chín vào mùa
thu hoạch để sản xuất cà phê chất lượng tốt hơn, nhưng làm như vậy đòi hỏi cần nhiều công

lao động hơn vì mỗi cây phải được trông coi một vài lần trong mùa thu hoạch. Do đó, nhiều
nông dân hái cả trái chín và chưa chín trong một lần thu hoạch.
2. Phơi khô và tách vỏ - Cà phê chín có hai lõi tách nhau bởi các lớp xung quanh – vỏ,
cơm,... Hạt cà phê phải được sấy khô bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhưng đôi khi
cũng dùng máy sấy công nghiệp.
3. Phân loại, xếp hạng và đóng gói – Hạt cà phê được phân loại bằng tay, sàng và máy
để loại sỏi, tạp chất, những hạt bị hỏng, và phân loại cà phê theo chất lượng hay hạng. Cà
phê được đóng gói vào bao tải, thường là 60 kg.
4. Thu gom – Nestlé cần mua lượng lớn cà phê cùng hạng, vì vậy những nhà xuất
khẩu của nước đó sẽ gom rất nhiều lô cà phê nhỏ lại để đáp ứng lượng cần thiết.
5. Pha trộn – người rang cà phê, những chuyên gia sành ẩm thực và có nhiều kinh
nghiệm sẽ quyết định pha trộn cà phê từ các nguồn khác nhau để tạo ra các loại sản phẩm cà
phê, đáp ứng khẩu vị của người tiêu dùng.
6. Rang – Khi rời các đồn điền, cà phê có màu xanh nhạt – vì thế sản phẩm thương
phẩm có tên cà phê xanh. Chỉ khi được rang lên, nó mới chuyển sang màu nâu, có hương
thơm và mùi vị đặc trưng. Đó là loại cà phê rang và được bán cho người tiêu dùng.
3.3 Kênh phân phối:
Là đối tác chiến lược của công ty Nescafe Viet Nam. Là cầu nối giữa công ty Nescafe
và các người kinh doanh mặt hàng Nescafe (người bán sĩ và người bán lẻ). Về Nescafe vẫn
đang áp dụng hai kênh phân phối phổ biến đó là kênh truyền thống và kênh hiện đại.
Hiện nay công ty Nescafe có 2 kênh phân phối chính đó là kênh phân phối truyền
thống và kênh phân phối hiện đại. Kênh phân phối chính vẫn là kênh truyền thống vì nó phù
hợp với tình hình thị trường của Việt Nam hiện nay. Nhưng hiện nay chủ trương của công ty
là chuyển dần từ kênh phân phối truyền thống sang kênh phân phối hiện đại, làm giảm thị
phần của kênh truyền thống đi vì nhu cầu và mức sống của người dân ngày càng cao.
13
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112



BÀI TIỂU LUẬN

Là tập đoàn đa quốc gia, với bề dày lịch sử về kinh nghiệm và nguồn tài chính hung
mạnh, khi thâm nhập vào thị trường, Nescafe không giấu tham vọng là muốn chiếm đầu
bảng về nắm giữ thị phần, so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, tại từng khu vực, từng
quốc gia, địa phương khác nhau. Vì thế chiến lược phân phối luôn được công ty chú trọng
với tôn chỉ: WHEREVER – WHEREVER – HOWEVER, Nescafe vào bất cứ thị trường nào
đều xây dựng mạng lưới phân phối chặt chẽ với các nhà phân phối và nhà bán lẻ nhằm phủ
sóng thị trường với mật độ cao.
Chiến lược phân phối với các nhà bán lẻ là “tăng chiếc khấu cho sức mua lớn”. Cụ thể
nếu nhà bán lẻ mua 4 triệu đồng sản phẩm của Nescafe sẽ được hưởng 400.000đ tương
đương với mức chiếc khấu 10%, gấp 2-2.5% lần so với đối thủ, ngoài ra khi nhà bán lẻ mua
10 sản phẩm sẽ được tặng 1 sản phẩm.

Xử lý đơn hàng thu
thập chứng từ và lập
hóa đơn

Vận chuyển và
giao hàng

Tiếp cận người
mua, thông tin
bán hàng
Chức năng của
phân phối

Tồn trữ, lưu kho
Bán hàng và giúp
đỡ bán hàng


Sơ đồ chức năng của phân phối

14
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112

Cung cấp tài
chính TD và
thu hồi tiền
hàng


BÀI TIỂU LUẬN

3.4 Khách hàng cuối cùng
Khách hàng cuối cùng là những người mua sản phẩm Nescafe với mục đích sử dụng,
không sử dụng sản phẩm vào mục kinh doanh hoặc phân phối lại.
Với nhiều sản phẩm cùng loại khác nên người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn
khác nhau. Nescafe dựa vào việc phân loại này để đề ra các biện pháp marketing cho phù
hợp với đặc điểm của từng khu vực.
4. Nhận xét đánh giá
Hiện tại các nhà phân phối của Nescafe tương đối tốt so vói các đối thủ khác trên thị
trường về năng lực cũng như trình độ quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số nhà phân phối
chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ cũng như cơ sở vật chất. Thậm chí những nhà phân
phối suy nghĩ rất ngắn hạn, không nhìn thấy tương lai lâu dài ở phái trước.
Có thể khẳng định Nescafe là một thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu nói chung và ở
Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, để có thể tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng như hiện nay
đó chính là nhờ sự tương tác nhịp nhàng của cả một quá trình. Chính chuỗi cung ứng đã tạo
nền móng vững vàng để phát triển doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng của Nescafe được đánh giá

là một chuỗi cung ứng thành công, từ thu mua nguyên liệu một cách chủ động, đầu tư và
kiểm soát hoạt động sản xuất một cách hiệu quả mà đặc biệt là sự đột phá trong hoạt động
phân phối nên Nescafe dễ dàng chiếm lĩnh thị trường so với các đối thủ.
Về thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất với ngành cà phê thì nhà cung ứng rất đa dạng
do các doanh nghiệp có thể nhập khẩu từ các nước khác, nâng suất hoạt động tạo ra sản
phẩm ngày càng được năng cao, số lượng hành hóa xuất ra thị trường ngày càng nhiều.
Về nguyên liệu, thì Nescafe đã thành lập dự án Nescafe Plan đã và đang hỗ trợ nông
dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai,.. Nhằm giúp nâng cao
sản lượng , đồng thời hướng đến phát triển bền vững thông qua việc cung cấp các giống cây
cà phê kháng bệnh, cho năng suất theo chuẩn quốc tế 4C, nhờ dự án mà Nescafe thu về
nguồn nguyên liệu đạt chuẩn theo yêu cầu, không bị thiếu hụt nguyên liệu, giảm giá thành
sản phẩm.
Nescafe có một hệ thống sản xuất hoạt động vô cùng hiệu quả. Khi mà các nguồn
nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất cà phê hòa tan và các loại cà phê khác, đều bắt
nguồn từ các nông trại trồng cà phê do chính Nescafe đầu tư. Nescafe tự cung cấp nguyên
vật liệu đầu vào cho sản xuất của mình. Chính vì vậy, áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp là
vấn đề không đáng lo ngại.

15
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

Bên cạnh việc tự cung ứng nguyên liệu đầu vào cho mình Nescafe còn mỡ rộng đầu
tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại tạo nên những sản phẩm cà phê
đáp ứng được nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.
Nescafe thực hiện chính sách khuyến mãi, chiết khấu cao hơn so với các thương hiệu
khác cùng loại, chính sự ưu đãi đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng giúp Nescafe

có một kênh phân phối rộng khắp và bền vững. Ngoài ra Nescafe còn áp dụng nhiều chính
sách ưu đãi cho khách hàng lẻ, nên Nescafe rất được lòng khách hàng.

PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết luận:
Thông qua việc tìm hiểu về chuỗi cung ứng của Nescafe đã giúp chúng em hiểu được
cách thực vận hành và tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp. Trong nền
kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt thì hoạt động kinh doanh luôn phải đối đầu với
những khó khăn. Xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng giúp công ty đánh giá được những
điểm mạnh, yếu trong mô hình chuỗi cung ứng của công ty mình đồng thời đưa ra các chiến
lược kinh doanh kịp thời thích ứng với môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh
doanh cho công ty. Hệ thống chuỗi cung ứng đặc biệt quan trong trong bất kỳ doanh nghiệp
nào, là nguồn gốc tạo nên sản phẩm và đưa sản phẩm lưu thông trong thị trường. Chuỗi cung
ứng được xem như một chiến lược của doanh nghiệp vì chính nó dẫn đến sự thành công hoặc
không thành công của một doanh nghiệp, tuy nhiên chúng ta phải vẫn cần củng cố và xây
dựng chuỗi cung ứng một cách thường xuyên. Trong thời buổi hội nhập và cạnh tranh gay
gắt như hiện nay vì vậy doanh nghiệp cần bổ sung cập nhật để hoàn thiện chuỗi cung ứng
của doanh mình.
Quản trị chuổi cung ứng không những đóng vai trò cốt lỗi tạo nên sự thành bại của
một công ty mà nó còn giúp công ty dự báo tiến độ sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận chuyển
và thông tin nhu cầu thị trường. Thông tin là thành phần quan trọng để giúp công ty xây
dựng và cập nhật chuỗi cung ứng của mình. Các thành phần trong chuỗi cung ứng phải kết
hợp và hoạt động một cách nhịp nhàng để đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả.
Tuy nhiên do sự hạn hẹp về kinh nghiệm và kiến thức chúng em chưa thể giải đáp vấn
đề một cách chuẩn xác và nhiều sai sót mong quý thầy cô và quý công ty bỏ qua.

16
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112



BÀI TIỂU LUẬN

II. Tài liệu tham khảo
1. Cục xúc tiến thương mại.(2016). Thị trường cà phê Việt Nam niên vụ 2015/16-phần2
www.vietrade.gov.vn
2. Hồng Nga.(2012). Doanh nhân sài gòn online, Thu mua trực tiếp cà phê: Nestle vào
cuộc
www.doanhnhansaigon.vn
3. Lữ Ý Nhi.(2016). Doanh nhân sài gòn online, Thị trường cà phê bước vào cuộc cạnh
tranh mới
www.doanhnhansaigon.vn
4. ThS. Nguyễn Kim Anh. Lý thuyết quản trị
www.Quantri.vn
5. Trần Phương Trang.(2014). Chuỗi cung ứng cà phê của Nestle
Psu.duytan.edu.vn
6. www.giacaphe.com
7. www.nestle.com
8. www.nestle.com.vn
9. />10. />11. />12. />
17
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112


BÀI TIỂU LUẬN

18
Nguyễn Hữu Nghĩa - 141A030158
Huỳnh Ngô Tú Thanh - 141A030112




×