Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây tuyến đường giao thông yên lạc - vĩnh yên và trung tâm văn hóa - thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

QUẢNG VĂN HUY

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
ĐỂ XÂY TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG YÊN LẠC - VĨNH YÊN
VÀ TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO XÃ TRUNG KIÊN
TẠI HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Quảng Văn Huy

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy,
các cô trong khoa, trong trường, sự giúp đỡ nhiệt tình và những đóng góp quý báu của
nhiều tập thể và cá nhân giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô, giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Cao Việt
Hà, khoa Quản lý Đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã định hướng và giúp đỡ
em trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn tôt nghiệp.
Em cũng chân thành cảm ơn sự góp ý và tạo điều kiện thuận lợi của các thấy,
các cô khoa Quản lý Đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho em thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giải phóng Mặt bằng huyện, phòng Tài nguyên
và Môi Trường huyện Yên Lạc, nhân dân cùng chính quyền các xã thuộc các dự án đã
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn đến người thân, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện để cho tôi
công tác và học tập, đã động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Quảng Văn Huy

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng, biểu .................................................................................................. vii
Danh mục hình ảnh ................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis Abstract ............................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2


1.3.

Yêu cầu của đề tài ........................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Cơ sở lý luận về bồi thường, giải phóng mặt bằng........................................... 3

2.1.1.

Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ................................................... 3

2.1.2.

Lý do phải bồi thường, giải phóng mặt bằng ................................................... 4

2.2.

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở một số nước và hướng
dẫn của các tổ chức quốc tế............................................................................. 5

2.2.1.

Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất của một số nước ........ 5


2.2.2.

Những hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất của một số tổ chức quốc tế .................................................................. 8

2.3.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở
Việt Nam ....................................................................................................... 9

2.3.1.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt
Nam qua các thời kỳ ....................................................................................... 9

2.3.2.

Cơ sở pháp lý hiện hành về bồi thường hỗ trợ và tái định cư. ........................ 13

2.3.3.

Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư ....................... 15

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................21
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 21

iii



3.2.

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 21

3.3.

Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 22

3.3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 22

3.3.2.

Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Yên lạc .................................... 22

3.3.3.

Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất tại 2 dự án nghiên cứu......................................................... 22

3.3.4.

Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường,
giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ............................... 22

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 23


3.4.1.

Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp .............................................. 23

3.4.2.

Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu sơ cấp ............................................... 23

3.4.3.

Phương pháp tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu ............................................ 23

3.4.4.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................. 24

3.4.5.

Phương pháp minh họa bằng sơ đồ, bản đồ, hình ảnh .................................... 24

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................25
4.1.

Đặc Điểm Địa Bàn Nghiên Cứu .................................................................... 25

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên: ....................................................................................... 25


4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội: ............................................................................. 26

4.2.

Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Yên Lạc ................................... 28

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai trong giai đoạn 2010 - 2014................................... 28

4.2.2.

Công tác thu hồi đất để phát triển các dự án trên địa bàn huyện Yên Lạc
trong giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................... 29

4.3.

Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất tại dự án nghiên cứu ........................................................... 30

4.3.1.

Khái quát về các dự án .................................................................................. 30

4.3.2.

Các văn bản liên quan đến hai dự án ............................................................. 34


4.3.3.

Chính sách thu hồi đất được áp dụng trên địa bàn huyện Yên Lạc ................. 36

4.3.4.

Kết quả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án 1 .......................................... 49

4.3.5.

Kết quả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án 2 .......................................... 59

3.3.5.2. Kết quả nhận tiền hỗ trợ ................................................................................ 61
4.3.6.

Đánh giá chung công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ............................ 63

iv


4.4.

Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc. ............................................................................................................ 66

4.4.1.

Giải pháp về cơ chế, chính sách .................................................................... 66


4.4.2.

Giải pháp về quy hoạch................................................................................. 67

4.4.3.

Giải pháp về nguồn nhân lực......................................................................... 67

4.4.4.

Giải pháp về quản lý của các đơn vị chuyên môn .......................................... 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................69
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 69

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 70

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................71
Phụ lục ......................................................................................................................74

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

GCN

Giấy chứng nhận

GPMB

Giải phóng mặt bằng



Hạng đất

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng

HT

Hỗ trợ


NĐ-CP

Nghị định của chính phủ

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

QĐ-UBND

Quyết định của ủy ban nhân dân

QH

Quốc hội

QH11

Quốc hội khóa 11

QH13

Quốc hội khóa 13

QSD

Quyền sử dụng

TB-UBND


Thông báo của Ủy ban nhân dân

TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính

TT-BTNMT

Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường

TTg

Thủ tướng Chính phủ

TTTL-BTC-BTNMT

Thông tư liên tịch của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Tài chính

UBND

Uỷ ban nhân dân

VH-TT

Văn hóa - Thể thao

WB

Ngân hàng thế giới


XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảnh 4.1.

Các dự án được thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2014 ............................30

Bảng 4.2.

Các thông tin về 2 dự án nghiên cứu........................................................32

Bảng 4.3.

Đơn giá bồi thường đất nông nghiệp........................................................40

Bảng 4.4.

Đơn giá bồi thường hoa màu ...................................................................42

Bảng 4.5.

Đơn giá hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm ...........................43

Bảng 4.6.


Đơn giá bồi thường đất ở năm 2010 và năm 2012....................................44

Bảng 4.7.

Đơn giá xây dựng mới nhà ở ...................................................................46

Bảng 4.8.

Đơn giá hỗ trợ cho việc di chuyển mồ mả................................................47

Bảng 4.9.

Đơn giá hỗ trợ cho việc xây dựng lại mộ đã cải táng dự án 1 ...................48

Bảng 4.10. Đơn giá hỗ trợ cho việc xây dựng lại mộ đã cải táng dự án 2 ...................49
Bảng 4.11. Kết quả bồi thường đất nông nghiệp dự án 1 ...........................................50
Bảng 4.12. Kết quả bồi thường đất ở dự án 1.............................................................51
Bảng 4.13. Kết quả bồi thường nhà ở và hoa màu dự án 1 .........................................52
Bảng 4.14. Ý kiến người dân về đối tượng nhận bồi thường, giá bồi thường về
đất, hoa màu và tài sản gắn liền với đất dự án 1 .......................................52
Bảng 4.15. Kết quả tiền hỗ trợ của dự án 1 ................................................................53
Bảng 4.16.

Ý kiến người dân về đối tượng nhận hỗ trợ và hình thức hỗ trợ dự án 1 .......... 54

Bảng 4.17. Ý kiến người dân về công tác tái định cư .................................................57
Bảng 4.18. Kết quả tiền hỗ trợ các hộ phải di chuyển mồ mả dự án 1 ........................58
Bảng 4.19. Kết quả bồi thường đất nông nghiệp dự án 2 ...........................................60
Bảng 4.20. Ý kiến người dân về đối tượng nhận bồi thường, giá bồi thường về

đất, hoa màu và mồ mả của dự án 2 .........................................................61
Bảng 4.21. Kết quả tiền hỗ trợ của dự án 2 ................................................................62
Bảng 4.22. Ý kiến người dân về đối tượng nhận hỗ trợ và hình thức hỗ trợ ...............63

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí 2 dự án nghiên cứu tai huyện Yên Lạc .....................................21
Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Yên Lạc ........................................................................25
Hình 4.2. Vị trí tuyến đường Yên Lạc - Vĩnh Yên .....................................................31
Hình 4.3. Tuyến đường giao thông Yên Lạc - Vĩnh Yên ............................................32
Hình 4.4.

Khu tái định cư tuyến đường giao thông Yên Lạc - Vĩnh Yên ...................33

Hình 4.5.

Vị trí Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Trung Kiên .................................33

Hình 4.6. Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Trung Kiên ............................................34
Hình 4.7. Sơ đồ các bước tiến hành GPMB................................................................38
Biểu 4.1. Ý kiến người dân về cơ sở hạ tầng khu tái định cư .....................................58
Biểu 4.2. Ý kiến người dân về công tác di chuyển mồ mả..........................................59

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Quảng Văn Huy

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tên luận văn: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây tuyến đường giao thông Yên Lạc - Vĩnh Yên
và Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Trung Kiên tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc”.
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại dự
án tuyến đường giao thông Yên Lạc - Vĩnh Yên và Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn các chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng hạ tầng giao
thông và các công trình công cộng trên địa bàn huyện Yên Lạc nói riêng và trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
2. Phương pháp nghiên cứu
-Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các cơ quan
chức năng về các Quyết định về thu hồi đất, diện tích thu hồi, số lượng các hộ bị
thu hồi. Các phụ lục về đơn giá bồi thường, hỗ trợ, GPMB. Bản đồ, sơ đồ vị trí
thu hồi đất. Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Phỏng vấn những người bị thu hồi đất với bộ câu hỏi soạn sẵn về tình
hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ảnh hưởng của cơ
chế này đến những người bị thu hồi đất. Từ dự án 1 điều tra 60 hộ trong đó có 30
hộ bị thu hồi đất ở (Tất cả các hộ được tái định cư) và 30 hộ bị thu hồi đất nông
nghiệp và các hộ phải di chuyển mồ mả. Dự án 2 điều tra tất cả các hộ bị thu hồi
đất nông nghiệp bao gồm 20 hộ.
- Xử lý số liệu và trình bày kết quả thông qua các bảng, biểu. Sử dụng các
sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh để minh họa.

- Thông qua các số liệu đã được sử lý, người nghiên cứu đánh giá việc
thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các dự án nghiên cứu.
ix


3. Kết quả nghiên cứu
-Với vị trí địa lý thuận lợi, huyện Yên Lạc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, địa
hình tương đối bằng phẳng và hệ thống sông chảy qua rất thuận lợi cho giao
thương kinh tế bằng đường bộ cũng như đường thủy. Tổng số lao động chiếm
50,17 % tổng số dân trên toàn huyện.
- Trong giai đoạn 2010-2014 UBND huyện đã thu hồi, Giải phóng mặt
bằng nhiều dự án để phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương.
- Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án: “Đánh giá việc
thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để
xây tuyến đường giao thông Yên Lạc - Vĩnh Yên và Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã Trung Kiên tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” với tổng kinh phí là
64467,05 triệu đồng, trong đó có 63 bị thu hồi đất ở và được tái định cư.
- Đáng giá chung việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
cho các hộ gia đình bị thu hồi đất thông qua 60 phiếu điều tra của dự án 1 và 20
phiếu điều tra của dự án 2. Qua số liệu điều tra cho thấy 100,0% các hộ gia đình
bị thu hồi đất đã bàn giao mặt bằng đúng thời hạn.
4. Kết luận và kiến nghị
- Đối với dự án 1, có 96,67% số người được hỏi đồng ý với việc xác định
đối tượng nhận bồi thường, nhưng có 13,33% người được hỏi không đồng tình
với mức hỗ trợ khi bị thu hồi đất. Đồng thời có tới 24,14% người dân không
đồng tình với phần diện tích được tái định cư.
- Đối với dự án 2, những người được phỏng vấn, có 95,24% đồng ý với
công tác xác định đối tượng nhận bồi thường. Tuy nhiên có tới 12,29% số người
không đồng tình với giá bồi thường đất nông nghiệp.
- Công tác di chuyển mồ mả của 2 dự án cơ bản nhận được sự đồng tình

của người dân (91,25% của dự án 1 và 100,0% của dự án 2).
- Để góp phần hoàn thiện hơn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cwkhi
Nhà nước thu hồi đất cần thực hiện các giải pháp sau: Đảm bảo hài hòa lợi ích
của Nhà nước, Nhà đầu tư và người dân. Có cơ chế hỗ trợ dài hạn cho người lao
động. Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kiểm kê tài sản phục vụ công tác
bồi thường. Cần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng khu tái định cư trước khi thực
hiện công tác tái định cư.

x


THESIS ABSTRACT
Author name: Quang Van Huy
Specalization: Land mangement

Code: 60.85.01.03.

Training Facility: Vietnam national university of Agriculture.
The name of the thesis excerpt: “Evaluation of the implementation of
compensation policies, support and resettlement project in Yen Lac - Vinh
Yen roads and Cultural - Sports Center Trung Kien commune in Yen Lac
district, Vinh Phuc province”.
1. Research objectives
- Evaluating the implementation of policies for compensation, support and
resettlement project in Yen Lac - Vinh Yen roads and Cultural - Sports Center
Trung Kien commune in Yen Lac district, Vinh Phuc province.
- Recommended measures to implement more effective policies for
compensation, support and resettlement when the State recovers land for the
construction of transport infrastructure and public facilities in the district in
particular Yen Lac and Vinh Phuc province in general.

2. Research Methods
- Collect the documents related to research projects from the relevant
authorities of the decision on land recovery, recovery area, the number of
households is recovered. The annex on the compensation rate, support, land
clearance. Maps, diagrams and location of land acquisition. The natural
conditions, the economy, local society.
- Interviews with the recovered land to the questionnaire prepared for the
implementation of policies for compensation, support and resettlement and the
impact of this mechanism to the people whose land is recovered. 1 survey project
from 60 households of which 30 households whose land is recovered in (All
resettled households) and 30 households whose agricultural land, and the farmers
have to move graves. Project 2 survey all households whose agricultural land
covers 20 households.
- Data processing and presentation of results through tables, charts. Using
charts, graphs, pictures to illustrate.
xi


- Through the data has been processed, the researchers assessed the
implementation of the policy of compensation, support and resettlement in the
research project.
3. Research results
- With favorable geographical position, Yen Lac district adjacent to the
capital, Hanoi, relatively flat terrain and river systems flowing through very
favorable for economic trade by road and waterways. Total labor accounted for
50.17% of the total population in the district.
- In the 2010-2014 period has been recovered DPC, clearance projects to
serve the development of the local economy.
- Regarding the compensation, support and resettlement of the project:
"Evaluation of the implementation of compensation policies, support and

resettlement project in Yen Lac - Vinh Yen roads and Cultural - Sports Center
Trung Kien commune in Yen Lac district, Vinh Phuc province” with a total cost
of 64467.05 million, of which 63 were in the land acquisition and resettlement.
- Worthwhile common policy implementation compensation, support,
resettlement of households whose land is recovered through 60 project survey
questionnaire 1 and 20 of the projects 2. Through survey data investigation
showed that 100.0% of households have land recovered was handed in by the
due date.
4. Conclusions and recommendations
- For Project 1, with 96.67% of the respondents agree with the
determination of compensation recipients, but there are 13.33% of respondents
disagreed with the level of support the land acquisition. To 24.14% at the same
time people do not agree with the resettlement area.
- For Project 2, who were interviewed, with 95.24% agree with the work
of identifying the recipient of compensation. However, up to 12.29% of people
do not agree with the price of agricultural land compensation.
- Business move the tombs of two basic projects received the consent of
the people (91.25% of the project 1 and 100.0% of the project 2).
- To contribute excellent work of compensation, support and resettlement
of land acquisition cwkhi State should implement the following measures:

xii


Ensure harmony between the interests of the State, investors and citizens. There
are long-term support mechanism for employees. Raise the level of staff working
on asset inventory service of the compensation. Need to improve the system
infrastructure of resettlement areas before implementation of resettlement

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THİẾT CỦA ĐỀ TÀİ
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức
tạp, nó tác động tới mọi vấn đề của kinh tế - xã hội, văn hóa, An ninh – Quốc
phòng và các vấn đề dân sinh của cộng đồng dân cư quanh khu vực thu hồi đất,
ảnh hưởng đến Nhà nước, chủ đầu tư và đặc biệt là người dân có đất bị thu hồi.
Chính vì vậy Nhà nước cần có chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho
người dân một cách phù hợp khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các tuyến
đường giao thông và các công trình văn hóa thể thao phục vụ dân sinh.
Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Vĩnh Phúc cần
xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ làm nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Thủ tướng Chính phủ, 2012;
Chính phủ, 2013). Định hướng đến năm 2015 cơ bản hoàn thiện hệ thống giao
thông và các công trình văn hóa thể thao phục vụ dân sinh tại các khu dân cư
(Chính phủ, 2008, Thủ tướng Chính phủ, 2009).
Trước khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, các địa phương thực hiện chính
sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003 và
Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Hiện nay hầu hết các địa phương đã và đang thực
hiện các chính sách này theo Luật đất đai 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Nghị định chính thức có hiệu lực ngày
01/7/2014.
Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Yên Lạc nói riêng cần xây dựng, mở
rộng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương. Cùng với đó là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư cho các hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất tại địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá việc
thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất để xây tuyến đường giao thông Yên Lạc - Vĩnh Yên và Trung tâm Văn
hóa - Thể thao xã Trung Kiên tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”. Từ đó đề

xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt hơn chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHİÊN CỨU
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại dự
án tuyến đường giao thông Yên Lạc - Vĩnh Yên và Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã Trung Kiên huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn các chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng hạ tầng giao
thông và các công trình công cộng trên địa bàn huyện Yên Lạc nói riêng và trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀİ
- Nắm vững các chính sách, văn bản pháp luật về đất đai, bồi thường, giải
phóng mặt bằng và các văn bản có liên quan.
- Nguồn tài liệu được thu thập, điều tra phải có độ chính xác, trung thực,
khách quan, phản ánh đúng quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, giải
phóng mặt bằng của dự án được thực hiện trên địa bàn nghiêm cứu.
- Đưa ra các giải pháp hợp lý để góp phần thực hiện hiệu quả chính
sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và nâng cao đời sống nhân dân nơi có
đất bị thu hồi.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và có tính toàn diện về
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng
cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc với nội dung là làm rõ
và hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Luận văn đã phân tích các đặc điểm và các yếu tố làm ảnh hưởng đến
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và những cơ sở

pháp lý của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn là một trong những tài liệu tham
khảo phục vụ cho sinh viên và các cán bộ quan tâm đến công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư. Những giải pháp được đề cập trong luận văn có thể là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
hoàn thiện hơn trong công tác thu hồi đất, GPMB, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trong thời gian tới.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒİ THƯỜNG, GİẢİ PHÓNG MẶT BẰNG
2.1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
2.1.1.1. Bồi thường
- Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra, là trả lại tương xứng với
giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc
công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác.
- Khoản 6, Điều 4, Luật Đất đai năm 2003/QH11 định nghĩa: Bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối
với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (QH nước CHXHCN Việt
Nam, 2003).
- Theo Khoản 12, Điều 3, Luật đất đai năm 2013/QH13 định nghĩa: Bồi
thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất thu hồi cho người sử dụng đất (QH nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
2.1.1.2. Hỗ trợ
- Trên thực tế, ngoài các khoản bồi thường thiệt hại nói trên, còn một hình
thức bồi thường khác gọi là hỗ trợ. Hỗ trợ là một hình thức giúp đỡ cho một chủ
thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác. Hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề

mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời chỗ ở…
- Tại Khoản 7, Điều 4, Luật đất đai 2003/QH11 quy định: Hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo
nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời chỗ ở (QH nước CHXHCN
Việt Nam, 2003).
- Khoản 14, Điều 3, Luật Đất đai 2013/QH13 nêu rõ: Hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi để ổn định đời
sống, sản xuất và phát triển (QH nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
2.1.1.3. Tái định cư
- Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi ở khác so với trước đây để
sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh
khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát

3


triển. Hộ gia đình, cá nhân sau khi Nhà nước thu hồi đất ở được tái định cư để ổn
định cuộc sống và sản xuất tại nơi ở mới.
- Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở
thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
+ Tái định cư bằng nhà ở.
+ Tái định cư bằng giao đất ở mới.
+ Tái định cư bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.
- Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng
trong chính sách thu hồi đất. Các dự án tái định cư cũng được coi là dự án phát
triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác (QH nước CHXHCN
Việt Nam, 2013).
2.1.2. Lý do phải bồi thường, giải phóng mặt bằng
- Thu hồi đất không chỉ làm chấm dứt các mối quan hệ về đất đai của
người sử dụng đất, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan như: Lợi

ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, lợi ích của
những người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất và lợi ích của người được giao
đất sau thu hồi.
- Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định: “Nhà nước giao đất cho các tổ
chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Từ những quy định trên, đến nay các
thửa đất cơ bản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Khi Nhà nước tiến
hành thu hồi đất đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người sử
dụng đất bị thu hồi. Bởi vì họ không chỉ bị mất quyền sử dụng đất mà còn phải di
chuyển chỗ ở (Trường hợp bị thu hồi đất ở). Do đó, khi Nhà nước phải bồi
thường những thiệt hại mà việc thu hồi đất để lại cho người sử dụng đất (QH
nước CHXHCN Việt Nam, 1992).
- Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định: “Nhà nước thu hồi đất do
tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục
đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy
định của pháp luật”. Quyền sử dụng đất của người sử dụng được Pháp luật bảo
hộ, do vậy khi Nhà nước thu hồi đất phải bồi thường cho chủ sử dụng đất những
thiệt hại mà việc thu hồi đất để lại (QH nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

4


- Công tác thu hồi đất tạo ra nguồn đất sạch phục vụ cho việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo ra các nguồn lực phát triển xã hội. Để
đạt được hiệu quả cho các dự án đầu tư thì công tác bồi thường đóng một vai trò
rất quan trọng.
- Trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế - xã hội rất
cần những khu đất sạch để đầu tư phát triển. Tuy nhiên hiện nay đa phần các thửa
đất trên địa bàn các địa phương đều có chủ sử dụng. Do đó, Nhà nước cần phải
giải phóng và tạo ra có những khu đất sạch phục vụ cho phát triển kinh tế - xã

hội, bảo vệ An ninh - Quốc phòng.
2.2. CHÍNH SÁCH BỒİ THƯỜNG KHİ NHÀ NƯỚC THU HỒİ ĐẤT Ở
MỘT SỐ NƯỚC VÀ HƯỚNG DẪN CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
2.2.1. Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất của một
số nước
2.2.1.1. Tại Hàn Quốc
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh
tại Hàn Quốc. Mức độ di dân ồ ạt từ các vùng nông thôn vào thành phố, làm cho
các thành phố phải đối mặt với tình trạng thiếu đất ở trầm trọng. Để giải quyết
nhà ở cho dân nhập cư, chính quyền các thành phố phải tiến hành thu hồi đất của
nông dân vùng phụ cận. Việc đền bù cho các hộ bị thu hồi đất được thực hiện
thông qua các công cụ chính sách như hỗ trợ tài chính, có quyền mua hoặc nhận
căn hộ do thành phố quản lý.
Cũng vào thời kỳ này thị trường bất động sản bùng nổ, hầu hết các hộ có
quyền mua căn hộ và họ có thể bán lại quyền mua căn hộ của mình cho người
cần sử dụng với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc (Nguyễn Thị Dung, 2009).
2.2.1.2. Tại Đài Loan
Ở Đài Loan tồn tại 2 hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu của Nhà nước (công
hữu) chiếm 69% tổng diện tích tự nhiên toàn lãnh thổ và sở hữu tư nhân (Tư hữu)
chiếm 31%. Sở hữu tư nhân bao gồm đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của nông
dân và đất của các tổ chức tư nhân khác.
Luật Đất đai của Đài Loan quy định về việc tự triệt tiêu quyền sở hữu đất
đai của người sử dụng đất khi gia đình họ đã đi khỏi địa bàn, nơi có đất thuộc
quyền sở hữu của mình liên tục trong thời gian 5 năm liền hoặc do thiên nhiên
biến đổi thành đất mặt nước hoặc trong đất có khoáng sản thì nguồn khoáng
sản đó thuộc về Nhà nước. Đất đai công hữu hiện nay do Cục quản lý tài sản công
hữu quản lý.

5



Luật đất đai quy định: Nhà nước muốn mở rộng diện tích đất thuộc sở
hữu của mình thì Nhà nước phải bỏ tiền ra mua đất của các chủ sở hữu khác,
chỉ khi nào dân không đồng ý bán thì lúc đó Nhà nước mới trưng thu dưới 2
hình thức: Trưng thu đất để thực thi các chính sách kinh tế của Nhà nước, xây
dựng quốc phòng và sự nghiệp công cộng. Và trưng thu bảo lưu dùng cho tương
lai, nhưng thời hạn bảo lưu không quá 3 đến 5 năm, tuỳ theo tính chất từng loại
công trình, quá thời hạn quy định trên, trưng thu bảo lưu không còn hiệu lực
(Ngân hàng thế giới, 2011).
2.2.1.3. Tại Thái Lan
Thái Lan cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, từ thập
kỷ 60 của thế kỷ XX, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa diễn ra nhanh
chóng, mọi giao dịch về đất đai, nhất là giá đền bù khi Nhà nước thu hồi đất đều
do cơ chế thị trường điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý,
việc đền bù được tiến hành theo trình tự: Tổ chức định giá đền bù dựa trên ý kiến
người dân và giá của thị trường.
Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Hầu hết các dự án khi
tiến hành thu hồi đất của dân, Nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù cao hơn
giá giao dịch thị trường (Nguyễn Thị Dung, 2009).
4.2.1.4. Tại Trung Quốc
Chính sách thu hồi đất của Trung Quốc là hạn chế đến mức thấp nhất việc
phải thu hồi đất và số lượng người bị ảnh hưởng do thu hồi đất gây ra. Nếu như
việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì chính quyền địa phương luôn đảm bảo
cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại sản xuất hoặc cải thiện mức
sống cao hơn so với trước khi bị thu hồi đất, đồng thời bảo đảm lợi ích của Nhà
nước, tập thể và cá nhân, những người chịu ảnh hưởng của việc thu hồi đất.
Pháp luật Trung Quốc quy định, khi thu hồi đất thì người nào sử dụng đất
sau thu hồi sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng trước đó. Người bị
thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: Tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về
tái định cư và tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường

đất đai và tiền trợ cấp tái định cư được căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất
đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa màu, cho
các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại của thị trường.

6


Chính sách bồi thường của Trung Quốc luôn được thực hiện theo nguyên tắc
đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn so với thời gian trước khi
thu hồi đất. Việc quản lý công tác thu hồi được giao cho Cục Quản lý Tài nguyên
đất đai ở các địa phương. Các tổ chức, cá nhân muốn nhận được quyền sử dụng đất
sau khi thu hồi sẽ trả tiền thuê một đơn vị thực hiện công tác thu hồi.
Để giải quyết vấn đề tái định cư cho người dân khi bị thu hồi, phương thức
chủ yếu tại Trung Quốc là bồi thường và hỗ trợ theo ba khoản sau:
- Một là, giá xây dựng lại và phần chênh lệch giữa giá xây dựng nhà mới và
nhà cũ.
- Hai là, giá đất tiêu chuẩn.
- Ba là, trợ cấp về giá cả.
Ba khoản này là tiền bồi thường về nhà ở.
Tại Trung Quốc mức bồi thường đất đai cho người dân thành phố khác với
nông thôn, do có khác nhau về hình thức sở hữu đất đai. Đối với người dân thành
phố, Nhà nước bồi thường bằng tiền theo giá thị trường bất động sản thông qua
các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn, hình
thức bồi thường theo từng đối tượng, mỗi đối tượng lại có hình thức bồi thường
giêng như tiền bồi thường về sử dụng đất đai, tiền bồi thường về hoa màu, tiền
bồi thường tài sản tập thể.
Từ những thành công của Trung Quốc, các chuyên gia đã chia thành 3
nhóm sau:
- Một là, đã xây dựng được hệ thống chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng
buộc đối với các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển,

tạo các nguồn lực sản xuất cho những người dân được tái định cư.
- Hai là, năng lực thể chế của các cấp chính quyền địa phương khá mạnh.
Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương
trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Ba là, với chính sách quyền sở hữu đất tập thể tạo ra rất nhiều thuận lợi
cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đặc biệt là ở nông thôn. Tiền bồi
thường không được trả cho từng hộ gia đình, nguồn tiền này được cộng đồng sử
dụng để phát triển đất mới hoặc dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền
thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng.

7


Bên cạnh đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Trung Quốc
cũng bộc lộ những tồn tại nhất định, chủ yếu là các vấn đề về việc làm, tốc độ tái
định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi xây xong
nhà tái định cư (Nguyễn Thị Dung, 2009).
2.2.2. Những hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất của một số tổ chức quốc tế
2.2.2.1. Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những tổ chức tài trợ quốc tế đầu
tiên đưa ra hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bắt buộc. Tháng
2/1980, lần đầu tiên Ngân hàng thế giới đưa ra hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư dưới dạng một thông báo hướng dẫn hoạt động nội bộ cho nhân
viên. Từ đó đến nay đã được sửa đổi và ban hành lại nhiều lần.
Với nguyên tắc cơ bản trong hướng dẫn về tái định cư của Ngân hàng thế
giới là phải thăm dò tất cả các phương án trong thiết kế dự án, nhằm giảm thiểu
đến mức thấp nhất việc phải tái định cư cho người bị thu hồi đất. Khi không tránh
được việc tái định cư, Nhà nước cần có những chính sách phát triển bền vững, cải
thiện dân sinh, nâng cao mức sống cho người bị thu hồi đất tại các khu vực tái

định cư. Đồng thời cần có những chính sách bảo tồn những khu vực có giá trị về
văn hóa, lịch sử, tôn giáo, khảo cổ…
Việc tái định cư do các dự án phát triển đã gây nên những ảnh hưởng lớn về
kinh tế, xã hội và môi trường cho người bị thu hồi đất. Nó phá vỡ các hệ thống sản
xuất, con người phải đối mặt với nguy cơ nghèo đói do những tài sản, công cụ sản
xuất hay nguồn thu nhập của họ bị mất đi. Tất cả những điều đó nếu giải quyết
không tốt sẽ dẫn đến những khó khăn về kinh tế và xã hội, dễ dàng dẫn tới sự bất ổn
về đời sống của các khu dân cư bị thu hồi đất (Ngân hàng thế giới, 2011).
2.2.2.2. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
Từ tháng 02/1994, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã bắt đầu áp dụng
bản Hướng dẫn hoạt động của Ngân hàng Thế giới (WB) về tái định cư và từ
tháng 11/1995, ngân hàng này đã có chính sách riêng của mình về chính sách tái
định cư bắt buộc. Cũng giống như WB đều có xu hướng giảm thiểu đến mức thấp
nhất các tác động của việc thu hồi đất.
Người dân phải di chuyển đến nơi ở mới, những kỹ năng sản xuất của họ có
thể không còn phù hợp và mức độ cạnh tranh về các nguồn lực trở nên gay gắt

8


hơn, môi trường sống bị ảnh hưởng. Người thân, họ hàng bị phân tán, bản sắc
văn hóa, truyền thống bị thay đổi và cơ hội giúp đỡ lẫn nhau bị giảm sút hoặc
không còn nữa.
Do vậy, ADB tìm cách giảm việc tái định cư bắt buộc đến mức thấp nhất
bằng cách tìm kiếm các phương án khác để thiết kế và thực hiện dự án, tăng
cường, hoặc ít nhất là khôi phục sinh kế của những người dân bị di dời, cải thiện
mức sống của những người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương khác do ảnh
hưởng của dự án.
Thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
của dự án phải được thông báo đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác,

thậm chí trao quyền cho các hộ bị ảnh hưởng và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu
chính đáng của họ trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư cho tới khi hoàn thành dự án (Ngân hàng phát triển Châu Á, 2009).
2.3. CHÍNH SÁCH BỒİ THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁİ ĐỊNH CƯ KHİ NHÀ
NƯỚC THU HỒİ ĐẤT Ở VİỆT NAM
2.3.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở
Việt Nam qua các thời kỳ
2.3.1.1. Trước năm 1993
Năm 1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam có hiệu lực. Luật đã quy định nội dung về bồi thường và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển của Nhà nước và xã
hội (Khoản 5, Điều 49, Luật Đất đai năm 1987).
Ngày 31 tháng 5 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số
186/HĐBT về bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang
sử dụng vào mục đích khác. Theo quy định của Nghị định số 186/HĐBT thì mọi
tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục
đích khác phải bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà
nước. Khoản tiền bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng mà người
được Nhà nước giao đất phải nộp và điều tiết về Ngân sách Trung ương 30%,
còn lại 70% thuộc ngân sách địa phương để sử dụng khai hoang, phục hóa, cải
tạo đất nông nghiệp và định canh, định cư cho nhân dân vùng bị thu hồi đất.
Người có đất bị thu hồi chỉ được bồi thường thiệt hại tài sản trên đất, trong lòng
đất. Nếu Nhà nước thu hồi đất ở, việc bồi thường thiệt hại về đất không được đặt
ra và người bị thu hồi đất ở sẽ phải tự lo nơi tái định cư.

9


Tóm lại, do thời kỳ này đất đai chưa được thừa nhận là có giá cho nên các
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều hạn chế và được thể hiện

rất rõ trong cách tính giá trị, phương thức thực hiện bồi thường. Tuy nhiên, nhìn
nhận một cách công bằng thì những chính sách này cũng đã đóng vai trò tích cực
trong việc thu hồi đất để dành đất cho việc xây dựng các công trình quan trọng
của hệ thống cơ sở hạ tầng ban đầu cho đất nước.
2.3.1.2. Từ năm 1993 đến 2003:
Hiến pháp 1992 là cơ sở cho việc xây dựng những chính sách về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thể hiện qua các điều
17,18,23. Từ Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai 1993 được Quốc hội thông qua
ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 1993. Tại điều 27 và 28
đã có những quy định về việc đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất khi bị thu
hồi đất.
Những quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Luật Đất đai năm
1993 đã thu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện.
Nhưng về sau, do những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, những quy định
này dần mất đi vai trò là động lực thúc đẩy phát triển của nền kinh tế xã hội.
Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tốc độ thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ thi công các
công trình và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Đồng thời cụ
thể hóa các quy định của Luật Đất đai năm 1993, đã có những văn bản Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993 và nhiều văn bản quy định
về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được ban hành.
Năm 2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông
qua Luật “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai” năm 1993. Theo nội
dung của Luật này có những quy định rõ hơn về việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất (Sửa đổi, bổ sung điều 27 Luật đất đai 1993).
Năm 1998, Chính phủ thông qua Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư
số 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chính sách đền bù thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất cho người sử dụng đất. Hai văn bản luật này đã quy định rõ
phạm vi áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, đối tượng phải bồi
thường thiệt hại, đối tượng được bồi thường thiệt hại, phạm vi bồi thường thiệt hại
và các chính sách cụ thể khi tiến hành bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền

với đất, việc lập khu tái định cư cũng như việc tổ chức thực hiện.

10


2.3.1.3. Từ năm 2003 đến nay
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01
tháng 7 năm 2004. Để hướng dẫn việc bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy
định của Luật Đất đai năm 2003, Chính phủ đã thông qua một số Nghị định
hướng dẫn cụ thể về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa những ưu điểm của chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời kỳ trước, đồng thời có những thay đổi để
góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
trong quá trình thu hồi đất hiện nay.
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư, năm 2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2007/NĐ-CP
quy định bổ sung về việc cấp GCN QSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Nghị định 84/2007/NĐ-CP tập trung vào việc làm rõ, bổ sung một số nội
dung của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP về một

số vấn đề cơ bản trong chính sách bồi thường, trình tự thủ tục cấp GCN QSD đất,
trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Nguyên tắc xuyên suốt của Nghị định 84/2007/NĐ-CP là đảm bảo quyền
và lợi ích của người sử dụng đất, thực hiện hài hòa 3 lợi ích: Người sử dụng đất,
nhà đầu tư và quyền của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng - An ninh, lợi ích quốc gia, lợi

11


×