Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học PHẦN LỊCH sử tâm lý học SAU đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.06 KB, 63 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHẦN : LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC – SAU ĐẠI HỌC
Câu 1: Học thuyết về tâm hồn của Platon và Aritot? Ý nghĩa thực tiễn?
1.Bối cảnh chung:
- Vào khoảng từ thế kỷ VII trước công nguyên, trong tư duy của các triết
gia cổ đại, người ta đã đề cập đến khái niệm “tâm hồn”, đó là thế giới tinh thần
bí ẩn của con người.
- Nhiều triết gia cổ đại đã đặt thành đối tượng để nghiên cứu, lý giải. Nổi
bật trong số này là Socrate (470-399 TCN), nhà triết học duy tâm cổ Hi Lạp.
+ Bằng các câu hỏi thích hợp, ông đã giúp người đối thoại với mình tìm
đến chân lý. Lịch sử đã ghi nhận: đó là phương pháp Socrate. Các vấn đề mà
Socrate quan tâm trong các đối thoại bao gồm một lĩnh vực rất rộng của cuộc
sống như chính nghĩa, phi nghĩa, thiện và ác, lòng tốt, vẻ đẹp, lòng dũng cảm...
+ Quan điểm triết học và tâm lý học nổi tiếng của Socrate thể hiện trong
châm ngôn “hãy nhận thức chính bản thân mình”.
=> Việc xuất hiện châm ngôn này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển
của khoa học tâm lý, ở chỗ lần đầu tiêu trong lịch sử phát triển của khoa học nói
chung, của triết học và tâm lý học nói riêng đã có người kêu gọi cần phải nghiên
cứu một loại hiện tượng thuộc về con người. Chính mỗi con người, chính bản
thân mình cần phải được nhận thức: nhận ra rằng con người cần phải biết suy
nghĩ về chính mình có một ý nghĩa bước ngoặt vĩ đại.
- Sau Socrate, các học trò của ông, trong đó có Platon, rồi học trò của
Platon là Aristote cũng như nhiều triết gia khác nhau lao vào nghiên cứu lĩnh
vực tinh thần riêng của con người, tạo nên các quan niệm khác nhau về “tâm
hồn”.
=> Trong các tư tưởng tâm lý học cổ đại, đáng kể là các học thuyết về tâm
hồn của Democrite (460 - 370 TCN), Platon (428-347 TCN) và Aristote (384322 TCN).
2. Học thuyết về tâm hồn của Platon.
* Vài nét về Platon:
- Platon (428-347 tr.CN) là nhà triết học duy tâm cổ Hy Lạp, được coi là
mở đầu của siêu hình học phương Tây
- Là học trò nổi tiếng nhất cảu Socrate, sau là thầy của Aistote (một trong


bảy hiền triết của Hy Lạp).
- Sinh ra trong một gia đình quý tộc(cha ông là Ariston thuộc dòng học
quốc vương ở A ten, mẹ xuất thân trong một gia đình thông thái quya tộc, dòng
dõi Solon).
- Ông từng ở trong quân ngũ, người sáng lập ra CNDT KQ, tác giả của
trên 30 cuộc đối thoại triết học nổi tiếng như Người ngụy biện; Pacmenit; Nhà
nước.
* Nội dung học thuyết về tâm hồn của Platon


- Là người đầu tiên trong LSTH cổ Hy Lạp xây dựng hoàn chỉnh của
CNDTKQ thông qua học thuyết về ý niệm của Ông- Đó là học thuyết về sự tồn
tại của các hình thức vô vật thể của các vật mà ông gọi là các “loài” hay những
“ý niệm” và đồng nhất chúng với tồn tại. Cơ sở của trật tự của thế giới này là
lĩnh vực của các hình thức vĩnh hằng ẩn dấu sau bầu trời, trong vương quốc
các ý niệm.
- Quan niệm về tâm hồn được xây dựng trên cơ sở “ý niệm”: Tâm hồn là
cái vận động nhất và có khả năng tự vận động. Hồn nhập vào cơ thể và có sứ
mệnh điều khiển cuộc sống của cơ thể. Nó là cái có trước còn cơ thể chỉ là mặt
tồn tại vật chất vô nghĩa, thụ động.
- Cấu trúc tâm hồn: Gồm 3 phần với các chức năng khác nhau: tâm hồn
tình cảm, lý trí và tâm hồn dũng cảm- ý chí.
- Quan niệm nhận thức: Học thuyết về nhận thức của Platon được xây
dựng trên các khái niệm tồn tại, không tồn tại và tồn tại cảm tính.
- Platon chia quá trình nhận thức của con người ra hai bậc: nhận thức cảm
tính và lý tính. Hai quá trình này bổ sung cho nhau.
- Quan niệm về con người: Platon coi trọng các hiện tượng trí tuệ, đạo đức và
con người và đã kéo được các nhà triết học thảo luận về điều đó.
=> Đánh giá chung:
- Platon là ông tổ của chủ nghĩa duy tâm triết học ở Tây Âu. Ông đã phê

phán sự ngự trị gần 200 năm của các con số của Pythagore, kéo các nhà triết
học, tâm lý học đi vào các khía cạnh hiện thực của cuộc sống con người là lĩnh
vực đạo đức, trí tuệ. Điều này có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển tâm lý học.
Mặc dù khi giải thích nó ông lại giải thích bằng quan điểm duy tâm.
- Quan điểm về tâm hồn của Platon có bước tiến lớn: Nhìn tâm hồn theo
quan điểm cấu trúc, chức năng và có thứ bậc.
- Các vấn đề mà Platon nêu ra đã gây ra những sự tranh cãi khác nhau kích
thích việc đi tìm các giải thích mới mà sau đó được người học trò của là Aristote
thực hiện.
3. Học thuyết về tâm hồn của Aristote: “Bàn về tâm hồn - Tác phẩm
đầu tiên của Tâm lý học”.
* Vài nét về Aristote:
- Aristote (384-322 TCN) là tác gia vĩ đại nhất của Tâm lý học cổ đại, sinh
ở miền Bắc Hi Lạp.
- Năm 17 tuổi Ông vào học viện của Platon, năm 37 tuổi rời khỏi học viện
đi dạy học và NCKH.
- Aristote nghiên cứu nhiều lĩnh vực, là nhà bách khoa toàn thư, Aristote là
tác giả của tác phẩm tâm lý đầu tiên trong lịch sử “Bàn về tâm hồn” (gồm 3
cuốn, 30 chương).
* Nội dung học thuyết về tâm hồn của Aristote
Bằng việc phân tích tác phẩm “Bàn về tâm hồn” của Aristote có thể nhận
thấy các quan điểm về triết học và tâm lý học của ông trên các vấn đề chủ yếu
sau đây:
- Aristote rất coi trọng khía cạnh “tâm hồn” trong con người và kêu gọi
mọi người hãy đi vào nghiên cứu “tâm hồn”.


- Hệ thống lại các nghiên cứu về tâm hồn đã có , theo Aristote có 3 quan niệm
chính:
+ Tâm hồn là cái có khả năng vận động cao nhất, vì nó tự vận động.

+ Tâm hồn là thân thể cấu tạo nên từ các hạt nhỏ nhất, hay tâm hồn ít tính chất
thân thể hơn tất cả các cái khác.
+ Tâm hồn hợp bởi các yếu tố đất, nước, khí, lửa.
- Aristote đưa ra quan niệm của ông về tâm hồn:
+ Tâm hồn theo Ông phải bao gồm cả tư duy, trí nhớ, tình cảm, các quá
trình và trạng thái tâm lý, các hành động tác động vào thế giới bên ngoài.
+ Muốn hiểu tâm hồn phải đi tìm mối quan hệ ngoài tâm hồn, trong đó
Aristote đã để ý đến mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể.
+ Phủ nhận quan niệm tâm hồn hợp bởi đất, nước, lửa, khí.... Nêu ra định
nghĩa về tâm hồn: “Tâm hồn là cái tự đích của thân thể tự nhiên và có khả năng
sống”.
+ Chỉ có các vật thể tự nhiên nào có sự sống mới có tâm hồn.
+ Giới thiệu học thuyết về 3 loại tâm hồn: Tâm hồn dinh dưỡng; Tâm hồn
cảm giác, thụ cảm; Tâm hồn suy nghĩ.
Đánh giá chung:
- Hệ thống tư tưởng của Aristote về tâm hồn lần đầu tiên trong lịch sử phát
triển của tâm lý học đã trở thành tiền đề cho sự phát triển các giai đoạn về sau.
Tác phẩm “Bàn về tâm hồn” của ông là một trong những đỉnh cao của tư duy
khoa học thời cổ.
- Tuy nhiên Aristote cũng có những hạn chế do điều kiện xã hội- lịch sử qui
định: Tư tưởng của ông là tư tưởng Nhị nguyên luận (khi giải quyết các vấn đề tư
duy), còn mang nặng tư tưởng sinh vật luận máy móc, siêu hình, chưa tiếp cận được
tư tưởng quyết định luận xã hội- lịch sử.
Tóm lại, sự phát sinh, hình thành của tâm lý học thời cổ đại có một số điều
nổi bật:
- Các nhà tâm lý học cổ đại đều xuất phát từ quan niệm cho rằng tâm hồn là
một lĩnh vực riêng biệt cần phải được nghiên cứu riêng, cần trở thành đối tượng
của một khoa học chứ không phải là một tồn tại tự nó. Các quan điểm về tâm
hồn của các tác gia thời kỳ này như là “những mô hình thử nghiệm đầu tiên”
(V.I.Lênin) còn các tác gia của nó: “Các nhà tư tưởng Hi Lạp mãi mãi là bậc

thầy của chúng ta bởi vì bằng tính hồn nhiên khách quan to lớn, họ đã tìm ra
được đối tượng nghiên cứu dưới dạng thuần khiết sạch sẽ của nó, tuy chưa thật
rõ nét” (Các Mác).
- Đỉnh cao của tâm lý học cổ đại là học thuyết về tâm hồn của Aristote
được trình bày trong tác phẩm “Bàn về tâm hồn” của ông.
- Do hạn chế của lịch sử và mức độ phát triển của khoa học lúc đó, hệ
thống quan điểm về tâm hồn thời cổ đại còn mang tính tự nhiên, tự phát, máy
móc, phần lớn mang màu sắc duy linh và còn dừng ở góc độ tiền khoa học.
4. Ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triển của nền tâm lý học mác
xit!


Câu 2: Thuyết phản xạ của Descartes, ý nghĩa thực tiễn?
1. Bối cảnh chung
- Từ thế kỷ thứ XVII, một hiện tượng nổi bật ở châu Âu là sự phát triển
mạnh của các công trường thủ công đã làm cho chủ nghĩa tư bản đã được
hình thành và bắt đầu đạt mức phát triển khá cao ở nhiều nước châu Âu như
Anh, Pháp, Hà Lan... kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
- Trong khoa học tự nhiên đã bắt đầu có các phát kiến quan trọng phá tan
nhiều quan niệm cũ về thế giới, về xã hội, về những tồn tại xung quanh con
người, về sinh lý học và về chính con người (phát minh ra kính hiển vi (Hà Lan)
đầu thế kỷ XVII; Galilê nhờ có kính viễn vọng, đã chứng minh tính đúng đắn
của lý thuyết Côpécnich: trái đất quay xung quanh mặt trời, góp phần vào đập
tan nhiều giả thuyết hoang đường về con người và vũ trụ..)
- Thế kỷ XVII cùng là thời kỳ hoàng kim của các hệ thống siêu hình học
với các đại biểu nổi tiếng như R.Descartes, B.Spinoza, G.Leibnitz...
=> Chính vì vậy những quan niệm duy tâm phản khoa học đã có trước đây
về tâm hồn con người khó đứng vững. Con người đòi hỏi phải có những lý giải
khoa học về đời sống tinh thần của con người, về cơ thể và mối quan hệ giữa
tâm hồn và cơ thể trên cơ sở của các thành tựu khoa học đang được con người

phát hiện.
=> Các nghiên cứu tâm lý học thời kỳ này bắt đầu được phát triển mở đầu
từ những cố gắng của các nhà khoa học đương thời nhằm làm rõ những vấn đề
liên quan đến bản chất của các hiện tượng tâm lý. Từ việc xác định bản thể của
cái tâm lý, nguồn gốc, nguyên nhân của tâm lý. Những cố gắng khác nhau nhằm
dẫn đến các lý thuyết giải thích sự phát sinh phát triển của các hiện tượng tâm lý
người (thuyết nhận cảm, thuyết liên tưởng). Giải thích cơ chế hoạt động của cơ
thể (thuyết phản xạ), giải thích các khía cạnh liên quan đến các lực lượng thúc
đẩy hành vi người (hiện tượng động cơ)....
Do vậy các thành tựu tư tưởng tâm lý nổi bật ở thời kỳ này là:
- Bàn về vấn đề bản chất của tâm lý: (quan niệm về bản thể của tâm hồn,
tâm lý; về nguồn gốc các hiện tượng tâm lý; nguyên nhân các hiện tượng tâm
lý).
- Thuyết phản xạ của Descarter
- Các nghiên cứu về quá trình nhận cảm, liên tưởng.
- Các nghiên cứu về lực lượng thúc đẩy hành vi.
2. Thuyết phản xạ của Descartes
Đây là một thành tựu đáng kể nhất trong lịch sử phát triển khoa học thế kỷ
XVII. Thuyết phản xạ của Descartes là cơ sở khoa học cho tư tưởng quyết định
luận duy vật trong triết học và tâm lý học.
* Vài nét về tiểu sử của Descartes.
- René Descartes (1596-1650) là nhà triết học, toán học, vật lý học nổi
tiếng người Pháp.
- R.Descartes đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị: Các qui tắc chỉ đạo lý
trí (1630); Thế giới (1633); Miêu tả con người; Luận văn về phương pháp (1637);
Mặc tưởng về siêu hình học (1641); Các nguyên lý triết học (1644); Khái luận về
dục vọng (1649); Bàn về ánh sáng (1664)...


- Descartes là người theo lập trường nhị nguyên, là người đề xuất học

thuyết về hai bản thể: Cơ thể là một tồn tại còn tâm lý hay tâm hồn là một tồn tại
khác. Tồn tại của cơ thể là một tồn tại vật lý còn tồn tại tâm lý, tinh thần là tư
duy, suy nghĩ... hai bản thể song song tồn tại. Ông đã đưa ra luận điểm nổi tiếng
“tôi suy nghĩ tức là tôi tồn tại”.
- Descartes đã làm được một điều vô cùng to lớn là khẳng định bên cạnh
loại hiện tượng cơ thể người còn có một loại hiện tượng thuộc về tâm hồn, tâm
lý con người. => Điều này có giá trị to lớn đối với tâm lý học là khẳng định sự
tồn tại khách quan có thật của các hiện tượng tâm lý, ý thức con người khác hẳn
với hiện tượng cơ thể đã được biết.
- Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, ông là nhà duy vật. Ông quan niệm sự
vận động của thế giới vật chất là vĩnh viễn và diễn ra theo đúng các qui luật của
cơ học. Vận động đó qui lại chỉ là sự di chuyển của các hạt nhỏ vật chất là các
nguyên tử. Trong lĩnh vực tinh thần, ông đi đến thuyết “hồn vật” mà nội dung là
sự vận động của các hạt máu tròn, nhỏ, nhẵn, tốc độ nhanh, đi tới đâu tạo ra sự
vận động ở đó.
* ND thuyết phản xạ :
Học thuyết phản xạ của Descarter được xây dựng dựa trên lý thuyết hai bản thể của
ông.
Bản thể chỉ cái tồn tại, nơi tồn tại, nguồn gốc của cái tồn tại và nguồn gốc
của sự phát triển của cái tồn tại đó. Theo lý thuyết về hai bản thể, cơ thể là một
tồn tại và tâm lý, hay tâm hồn, là một tồn tại khác. Tồn tại thứ nhất giống như
thế giới vật lý có đặc điểm cảm tính, tức là có thể sờ mó, đo đạc, cân đếm được.
Còn tồn tại tâm lý, có đặc điểm chung là tư duy. Con người tồn tại, một bên
bằng sự sống của cơ thể, một bên khác bằng tư duy, thông hiểu, mong muốn,
tưởng tượng, v.v... Theo đấy, con người tồn tại trong thế giới tinh thần của bản
thân. Hai bên tồn tại song song.
Tác dụng to lớn của học thuyết về hai bản thể của Đềcác đối với tâm lý học
là ở chỗ nó khẳng định một cách chắc chắn rằng: có các hiện tượng tâm lý, tinh
thần khác hẳn với các hiện tượng cơ thể, vật lý. Đó là một đặc trưng của cuộc sống
ở con người. Trong suốt mấy thế kỷ qua, tâm lý học đã tìm cách giải quyết các mối

quan hệ giữa hai loại hiện tượng đó. Đềcác đã phát triển đến đỉnh cao tư tưởng của
Arixtốt và cho rằng, tâm hồn và cơ thể hợp lại thành tồn tại sống.
Đi vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý người, Đềcác trước hết quan tâm
đến các vận động cơ thể. Kết quả là đưa ra được thuyết "Hồn vật". Thuyết này
xuất phát từ quan niệm cho rằng mọi vận động trong cơ thể đều bắt đầu từ
nguồn nhiệt ở tim phát ra. Trong Mô tả thân thể người ông viết: Trong con
người chỗ nóng nhất là con tim. Chỗ nào trong cơ thể cũng có máu từ tim ra, mà
máu thì lúc nào cũng ở thể tuần hoàn. Do đó, cơ thể luôn luôn vận động. Vận
động như thế nào là tùy thuộc vào máu. Đềcác phân loại máu theo các kiểu hạt


to, nhỏ, trung bình. Có loại hạt máu tròn, nhẵn, xinh xắn, có loại sần sùi, thô,
xấu. Loại tròn, nhẵn, nhỏ, xinh có tốc độ lớn. Khi chúng vận động tạo ra một
luồng tựa như luồng gió "và” lên não, qua đó, xuống các giác quan hay một bộ
phận khác của cơ thể.
"Hồn vật" là sự vận động của các hạt máu tròn, nhỏ, nhẵn, xinh có tốc độ
nhanh. "Hồn vật" đi đến đâu tạo ra vận động ở đó. Ví dụ: nó tới mắt, mắt nhìn
được. Đềcác giải thích điều mà Arixtốt đã nhận xét, phân biệt giác quan và chức
năng của giác quan (chức năng sinh lý và chức năng tâm lý). Đềcác vận dụng
thuyết hồn vật vào lý giải những hiện tượng sơ đẳng, giản đơn trong hoạt động
của các giác quan. Nếu tiếp tục lấy ví dụ về thị giác, thì có thể nói rằng ông mới
đề cập tới việc mắt nhìn, chứ chưa đi tới việc mắt (hay nói đúng hơn là người) ta
thấy như thế nào.
"Hồn vật" vận động theo cơ chế nào, bắt đầu từ đâu, qua các khâu nào và
đi tới đâu? Khi giải quyết vấn đề này, Đềcác đã đi tới học thuyết phản xạ. Học
thuyết này là một thành tựu đáng kể trong lịch sử khoa học thế kỷ XVII, đặt nền
tảng cho một khoa học mới - khoa sinh lý học thần kinh cấp cao do P. I. Páplốp
sáng lập ra trong những năm đầu của thế kỷ XX (từ 1903 đến 1920).
Theo thuyết phản xạ của Đềcác, hoạt động của cơ thể có thể ví như nước
phun từ mồm một con cóc ở ngoài vườn hoa. Tức là phải có nước bơm vào, rồi

phải chảy thông và cuối cùng phải thoát ra. Tương tự như vậy, châm kim vào
tay, kích thích tạo ra xung động thần kinh ("Hồn vật"). Xung động thần kinh
chạy lên tuyến giáp trạng, từ đó lại chạy xuống tay và tay rụt lại. Các cử động
của cơ thể, về nguyên tắc, đều xảy ra như vậy. Tức là phải có kích thích.
Nguyên nhân khách quan này quyết định sự vận động cơ thể. Tiếp đó, phải có
một đường dẫn xung động mà ngày nay gọi là đường thần kinh. Và cuối cùng
phải có cơ quan thực hiện phản xạ. Đấy là các khâu cơ bản của cung phản xạ.
Trong hơn ba thế kỷ qua, khoa học đã nghiên cứu khá tỉ mỉ các khâu cơ bản ấy
và đã đạt được những thành tựu đáng kể, mà đỉnh cao là học thuyết Páplốp. Bấy
giờ sinh lý học thần kinh cấp cao đã đi đến khái niệm vòng phản xạ (Anôkhin,
một học trò xuất sắc của Páplốp) và biết bao tri thức mới trong lĩnh vực này.
Nhờ vậy, càng khẳng định tinh thần quyết định luận duy vật của Đềcác vận dụng
vào hoạt động sinh lý học thần kinh cấp cao, vào các hiện tượng mà chúng ta gọi
là các phản xạ có điều kiện.
Đềcác tuyên bố thẳng rằng, ông nghiên cứu về con người để chỉ cho mọi
người thấy các cử động không ý chí chỉ là sản phẩm của sự vận động cơ thể, tựa như
đồng hồ chạy do ta lên dây cót, chứ không có một tâm hồn nào chứa đựng trong đó


cả. Nói cách khác, cơ thể con người phản xạ như cái máy. Toàn bộ hoạt động cơ thể
người với các chức năng tâm lý đơn giản, như cảm giác chẳng hạn, phải được giải
thích theo đầy đủ những yêu cầu, những nguyên tắc của cơ học thế kỷ XVII.
Còn cái bản thể tâm hồn, tư duy, tinh thần thì sao? Lôgích phát triển tư tưởng
hồi đó buộc nhà khoa học vĩ đại đi đến kết luận rằng những thứ thuộc về bản thể đó
nằm trong lĩnh vực không thể biết được. Và cái lôgích ấy buộc phải cầu cứu đến khái
niệm "thượng đế". Mọi thứ lại xuất phát từ linh hồn cao siêu. Nó là cái gì? - Chịu!
Thế là quyết định luận duy vật tiêu tan, nhường chỗ cho duy linh thần bí: Với ý
nghĩa đó, Lênin nói: "Nhị nguyên luận, nói cho đến cùng, là duy tâm".
Một trong những cội nguồn tạo ra tình trạng bế tắc trong hệ thống quan điểm
của Đềcác về tâm lý người cũng như trong các phái tâm lý học hiện đại chịu ảnh

hưởng sâu sắc của hệ thống quan điểm ấy - cội nguồn ấy nằm trong quan niệm coi
con người chỉ như một cái máy, không hơn không kém. Quan niệm này một trăm
năm sau được Lamétri, một nhà triết học người Pháp, phát triển.
* Nội dung học thuyết phản xạ Ông khẳng định các cử động của cơ thể
đều xảy ra theo các khâu:
- Có kích thích từ bên ngoài để tạo ra xung động thần kinh.
- Có đường dẫn truyền xung động thần kinh đến trung ương thần kinh.
- Có cơ quan thực hiện phản xạ (co cơ,...).
Đó là 3 khâu cơ bản của một cung phản xạ, cho đến nay đã được phát triển
hoàn thiện...
=> Đánh giá chung
- Sự phát triển của tâm lý học thế kỷ XVII có một vai trò đặc biệt trong sự
phát triển của tâm lý học. Thời kỳ này tựa như một bước ngoặt, bắt đầu từ đây,
dựa vào các thành tựu khác nhau của khoa học tự nhiên, tâm lý học đã thay đổi
cách nhìn các phạm trù cơ bản của nó, cũng như các phương pháp nghiên cứu
chung.
- Các thành tựu đạt được ở thế kỷ này là đáng kể: khái niệm ý thức được
dùng thay cho khái niệm “tâm hồn” thời cổ. Nhờ áp dụng các phương pháp khác
nhau mà các hiện tượng tâm lý phức tạp của con người đã bị khám phá từng
bước một từ việc xác định nguyên nhân nảy sinh, sự vận hành biến đổi và bản
chất thực sự của nó. Nổi bật ở thế kỷ này vẫn là sự xuất hiện thuyết phản xạ của
Descarte mà ảnh hưởng của nó là rất lớn bao trùm các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội và con người.
- Các nhà tâm lý học thế kỷ XVII như F.Engghen đánh giá xứng đáng là
những người “khổng lồ”: “Từ xưa tới nay, nhân loại đã trải qua, đó là một thời đại
cần có những con người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ: Khổng
lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm
nghề và về mặt học thức sâu rộng”.
* Ý nghĩa thực tiễn.



Là một cống hiến to lớn của D đối với khoa học nói chung và tâm lý học,
nó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn.Descartes đã làm được một điều vô
cùng to lớn là khẳng định bên cạnh loại hiện tượng cơ thể người còn có một loại
hiện tượng thuộc về tâm hồn, tâm lý con người. Điều này có giá trị to lớn đối
với tâm lý học là khẳng định sự tồn tại khách quan có thật của các hiện tượng
tâm lý, ý thức con người khác hẳn với hiện tượng cơ thể đã được biết.
- Học thuyết phản xạ của Descarter là cơ sở khoa học cho tư tưởng quyết định
luận duy vật trong triết học và tâm lý học. Ông là người đầu tiên cố gắng khai mở
các con đường từ sự tri giác thế giới bên ngoài cho đến bộ não. Theo nghĩa này,
ông có thể được coi là cha đẻ của ngành sinh lý học thần kinh hiện đại.
- Từ nghiên cứu phản xạ, ông đi đến khẳng định phản xạ của con người và
con vật là không giống nhau. Đối với các con vật, (không có tâm hồn)các tín
hiệu được tích hợp với nhau và được gắn kết với các dữ liệu của trí nhớ trong
“lương tri”. Sau đó một xung động đi từ não đến các cơ bắp để tạo ra các phản
xạ. Còn về con người, do vốn có một tâm hồn, nên các tín hiệu của các giác
quan khác nhau được “tuyến tùng” giải mã để cho ta một nhận thức cảm tính.
Đây là một luận điểm rất đúng đắn, tuy nhiên ông chưa thấy được sự khác biệt
giữa hành vi của con người và con vật là ở chỗ có tâm lý – ý thức.
- Thông qua nghiên cứu phản xạ, Ông đưa ra một quan điểm quan trọng và
độc đáo, mà cho tới nay vẫn còn sức sống: một sự kiện tâm thần (một xúc cảm hay
một cảm giác) luôn đi kèm với một sự kiện vật lý nào đó trong não. Nhưng, bởi vì
tâm thần là phi vật chất và não là vật chất, vậy thì bằng cách nào chúng ảnh hưởng
lẫn nhau? Câu trả lời của Descartes là bằng sự hỗ trợ của “tuyến tùng”, một điểm
nhỏ của não. Theo Descartes, tuyến tùng điều khiển não bằng các chuyển động
nhỏ, bằng cách mở và đóng các lỗ của nó, giống như một nhạc sỹ đàn organ điều
khiển cho các ống mở hoặc đóng bằng cách ấn phím. Đây là cơ sở quan trọng để
nghiên cứu tâm lý thông qua thực nghiệm: đo đếm, lượng hóa...
- Descarter đã mở ra một triển vọng lớn lao và đặt cơ sở thực nghiệm đầu
tiên cho tâm lý học. Muốn hay không muốn mỗi hiện tượng tâm lý đều xảy ra

trong một con người cụ thể. Vì vậy, tất cả các công trình nghiên cứu con người,
thân thể và các cơ quan, về mặt giải pháp và sinh lý, trong trạng thái khỏe mạnh
bình thường cũng như trong trạng thái bệnh lý không bình thường, đều có một ý
nghĩa nhất định đối với việc nghiên cứu tâm lý. Đó chính là cái mà ta gọi là cơ
sở sinh vật học và cơ sở sinh lý học của tâm lý học. Tất nhiên, nếu tâm lý học
chỉ hạn chế không gian tồn tại của thế giới tâm lý trong một cơ thể hay một cơ


quan của cơ thể thì trước sau sẽ rơi vào chỗ bế tắc. Lịch sử tâm lý học Tây Âu Mỹ hiện nay đã chứng minh điều này.
Câu 3: Các tư tưởng tâm lý học của Wundt? Ý nghĩa thực tiễn?
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Từ nửa sau thế kỷ XIX, những thành tựu của khoa học tâm lý trên tất cả
các lĩnh vực đã phá vỡ về căn bản những quan niệm trứơc đó về kết cấu và
thuộc tính của vật chất và do thế đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nhìn nhận thế
giới tinh thần của con người.
- Sự kiện có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành tâm lý học như một
khoa học độc lập là việc áp dụng các phương pháp thực nghiệm vào nghiên cứu
các hiện tượng tâm lý người. - Những thực nghiệm tâm sinh lý học các cơ
quan cảm giác cũng như tâm vật lý học đã tiến hành đo đạc, tính toán đưa ra
những số liệu khách quan tựa như những nghiên cứu ở các lĩnh vực khoa học tự
nhiên khác, đồng thời khẳng định sự tồn tại có thật của các hiện tượng tâm lý .
=> Đây là một bước tiến vượt bậc trong việc tìm kiếm, làm rõ đối tượng của tâm
lý học gắn liền với tên tuổi của H.Helmholtz (1821-1894), Dubois Reymond, G.
T. Fechner (1801-1887), E.H. Weber (1795-1878), F. Donders (1818-1889)…
- Vào năm 1879, tại Leipzig (Đức) , lần đầu tiên trên thế giới, một phòng
thực nghiệm tâm lý học được thành lập theo sáng kiến của nhà tâm lý học
người Đức tên là W.Wundt (1832-1920). Ngay từ những ngày khởi đầu,
phòng thực nghiệm của ông đã đi vào hoạt động có hiệu quả, phát huy ảnh
hưởng to lớn của nó đến hoạt động nghiên cứu tâm lý học của nhiều nước cả
về nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Sự kiện này đã có một ý

nghĩa vô cùng to lớn, được ghi nhận như là mốc khởi đầu xuất hiện tâm lý
học với tính cách là một khoa học độc lập.
2. Vài nét về tiểu sử Wundt.
- Wilhelm Wundt (1832-1920) sinh tại Baden (Đức), con của một gia đình
mục sư. Học Khoa y ở trường ĐH Tổng hợp Heidelberg và tốt nghiệp cử nhân.
Năm 1856 Ông bảo vệ thành công luận án TS, sau đó làm giảng viên sinh lý học
ở trường DHTH Heidelberg. Wundt là học trò của Helmholtz.
- Từ năm 18858 Ông đã biên soạn và cho xuất bản nhiều tác phẩm về tâm
– sinh lý và TLHXH. Năm 1858 ông xuất bản TP đầu tay “Học thuyết về vận
động của các cơ”; 1862 Xb “Tư liệu về lý thuyết tri giác cảm tính” và tập giáo
trình “TLH dưới góc độ của khoa học tự nhiên”; 1863 Xb”Những bài giảng về
tâm hồn người và động vật”; 1873-1874 Xb “Cơ sở sinh lý học”; 1900 Ông xuất
bản tập 1 cuốn “TLH dân tộc” (trọn bộ 10 tập).
3. Tư tưởng chính của tâm lý học W.Wundt:
Thứ nhất: Toàn bộ tâm lý học của Wundt xuất phát từ quan niệm coi con
người là một thể thống nhất tâm- vật lý trong đó có những hiện tượng có thể
thấy được như các cử động, mắt nhìn, tay sờ…Trung tâm tâm lý người là một


điểm cố định của ý thức được bao quanh bởi các vòng tròn: vòng tiêu cự, vòng
chú ý, trường ý thức, ngưỡng ý thức.
Thứ hai: Tất cả các hiện tượng tâm lý đều ở trong vòng các hiện tượng tinh
thần của con người và đều xuất phát từ ý thức. Wundt coi tâm lý là cái thứ nhất,
mọi cái trong thực tại đều bắt nguồn từ ý thức. Do đó, tâm lý học do Wundt chủ
trương thực chất là tâm lý học duy tâm. Tâm lý học duy tâm của Wundt còn
được gọi là tâm lý học nội quan, tâm lý học ý chí luận.
Thứ ba: Wundt đưa ra khái niệm Tổng giác. Đây là khái niệm quan trọng
trong hệ thống lý luận của Wundt.
Theo quan niệm của Wundt thì tổng giác là hạt nhân của ý thức, ý chí của
con người. Tổng giác là một cái gì đó không hiểu được vốn có trong thế giới nội

tâm của con người . Tổng giác phản ứng với những cái do cảm giác, tri giác
mang lại, giúp cho con người “cảm thấy” những cái xảy ra trong mình. Nhờ có
“tổng giác” mà trong con người có đủ mọi thứ do mình tạo ra và tất cả những cái
đó không liên quan gì đến hoạt động với thế giới bên ngoài. Tổng giác tạo thành
“con người tí hon” nằm trong và điều khiển “con người thể xác to lớn”bên
ngoài.
=> Tóm lại: Tâm lý học của Wundt tuân theo “nguyên tắc siêu hình”.
Wundt quan niệm, “con người tí hon” được tồn tại và nhận thức theo
nguyên tắc đóng kín trong thế giới nội tâm. Mỗi người tự mình hiểu lấy chính
mình. Không ai có thể hiểu mình ngoài bản thân mình.
Do đó tâm lý học của Wundt là tâm lý học duy tâm, chủ quan, ý chí luận.
Đó cũng chính là tâm lý học nội quan lấy phương pháp nội quan làm phương
pháp duy nhất để nghiên cứu tâm lý con người. Nội quan tức là tự quan sát, tự
thể nghiệm trong chính mình. Phương pháp này do Descartes (Pháp) và Locke
(Anh) khởi xướng từ thế kỷ XVII. Tâm lý học của Wundt thực chất là cái vòng
luẩn quẩn, phản ánh sự bế tắc của tâm lý học duy tâm, nội quan.
Vòng luẩn quẩn trong TLH của Wundt là ở chỗ: Các nhà TLh là những
người đi nghiên cứu TL của người khác, hay ít nhất cũng là những người mong
muốn tìm ra những con đường, phương pháp để n/c các hiện tượng TL lại chính
là những người thừa nhận rằng: TL của ai chỉ có người đó biết được, người
khác chỉ nghe người ta kể lại rồi lý giải theo cách này hay cách khác một cách
hoàn toàn chủ quan => Đây thực sự là sự đầu hàng công khai của TLH duy tâm
nội quan.
4. Rút ra ý nghĩa: ( Lý luận và thực tiễn)
Câu 4: Các tiền đề khoa học để tâm lý học ra đời với tư cách là khoa
học độc lập.
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Từ nửa sau thế kỷ XIX, những thành tựu của khoa học tâm lý trên tất cả
các lĩnh vực đã phá vỡ về căn bản những quan niệm trứơc đó về kết cấu và
thuộc tính của vật chất và do thế đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nhìn nhận thế

giới tinh thần của con người.
- Sự kiện có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành tâm lý học như một
khoa học độc lập là việc áp dụng các phương pháp thực nghiệm vào nghiên cứu
các hiện tượng tâm lý người. - Những thực nghiệm tâm sinh lý học các cơ


quan cảm giác cũng như tâm vật lý học đã tiến hành đo đạc, tính toán đưa ra
những số liệu khách quan tựa như những nghiên cứu ở các lĩnh vực khoa học tự
nhiên khác, đồng thời khẳng định sự tồn tại có thật của các hiện tượng tâm lý .
=> Đây là một bước tiến vượt bậc trong việc tìm kiếm, làm rõ đối tượng của tâm
lý học gắn liền với tên tuổi của H.Helmholtz (1821-1894), Dubois Reymond, G.
T. Fechner (1801-1887), E.H. Weber (1795-1878), F. Donders (1818-1889)…
- Vào năm 1879, tại Leipzig (Đức) , lần đầu tiên trên thế giới, một phòng
thực nghiệm tâm lý học được thành lập theo sáng kiến của nhà tâm lý học
người Đức tên là W.Wundt (1832-1920). Ngay từ những ngày khởi đầu,
phòng thực nghiệm của ông đã đi vào hoạt động có hiệu quả, phát huy ảnh
hưởng to lớn của nó đến hoạt động nghiên cứu tâm lý học của nhiều nước cả
về nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Sự kiện này đã có một ý
nghĩa vô cùng to lớn, được ghi nhận như là mốc khởi đầu xuất hiện tâm lý
học với tính cách là một khoa học độc lập.
2. Các thành tựu khoa học tham gia vào việc tâm lý học ra đời với tư
cách là một khoa học độc lập
* Tâm sinh lý học các giác quan.
-Tâm sinh lý học giác quan là một hướng nghiên cứu nhằm làm rõ mối
quan hệ giữa kích thích vật lý, các quá trình xảy ra trong hệ thần kinh và các
quá trình cảm tính (cảm giác, tri giác) của con người. Đại biểu của lĩnh vực
nghiên cứu này trước tiên phải kể đến công lao của nhà sinh lý học người Đức
tên là Hecman Helmholtz (1821-1894) và nhà nghiên cứu tâm sinh lý học người
Pháp Dubois Reymond.
- H. Helmholtz đã có công nghiên cứu bằng thực nghiệm nhằm chứng

minh các tác động bên ngoài đến các giác quan của con người làm xuất hiện các
hình ảnh về sự vật hiện tượng trong não.
+ Ông đã tiến hành công trình nghiên cứu tri giác các vật thể, quan tâm tới
sự khác nhau giữa hình ảnh mà mắt người ghi nhận được với việc vẽ hình ảnh
đó trên giấy hoặc chụp lại các vật thể đó. Ông đã nhận thấy rằng mắt “nhìn
thấy” sự vật nhiều hơn hình ảnh phẳng được ghi lại trên giấy hoặc ống kính máy
ảnh chụp lại vật thể đó, bởi vì mắt cảm nhận được, phát hiện được các quan hệ
đằng sau cái nhìn đó, chẳng hạn, độ lớn thực sự của vật, chiều sâu của vật…và
những lần tri giác sau thì khác những lần tri giác trước vì ít nhiều đã có cái mà
H. Helmholtz gọi đó là “kinh nghiệm”.
+ Các phát hiện của ông hoàn toàn đúng, nhưng giải thích nguyên do của
sự kiện đó, ông đã mắc sai lầm là quay về với luận điểm duy tâm của “thuyết
năng lượng chuyên biệt” của J.P. Muller (1801-1858). Thực nghiệm của ông
cũng chỉ rõ, khi tri giác mắt người nhìn sự vật tác động vào nó không phải chỉ
có một lần mà mắt nhìn sự vật nhiều lần, vận động xung quanh vật thể. Rõ
ràng là có sự phối hợp của các cơ quan vận động và chính nhờ thế mà con
người có biểu tượng không gian 3 chiều về sự vật. Hình ảnh cảm tính thu
được trong tri giác sự vật không đơn thuần chỉ do một cơ quan cảm giác đem
lại mà có sự phối hợp vận động của nhiều cơ quan cảm giác khác như nghe
(thính giác), sờ mó (xúc giác) v.v…Cảm giác, tri giác là các hiện tượng tâm lý
phản ánh thế giới tự nhiên bên ngoài con người thông qua hoạt động của não, là
hình ảnh chủ quan về hiện tượng khách quan bên ngoài. Các giác quan của con


người cùng với đường thần kinh hướng tâm, ly tâm và trung ương thần kinh
tương ứng được gọi là “bộ máy phân tích” .
+ Các thực nghiệm của H. Helmholtz cũng như nhiều thực nghiệm khác ở
thời kỳ này đã dẫn con người đi đến bác bỏ cái gọi là “năng lượng chuyên biệt”
của các giác quan và khẳng định mỗi giác quan có liên quan và thích ứng với
một loại kích thích, chẳng hạn: ánh sáng liên quan đến mắt, âm thanh liên quan

đến tai…
- Các công trình nghiên cứu của H. Helmholtz đã giúp ta đi đến những kết
luận quan trọng:
+Thế giới khách quan bên ngoài tác động trực tiếp vào các giác quan của con
người tạo ra những xung động thần kinh trong các giác quan.
+Nhờ hoạt động của các giác quan mà con người có được những hình ảnh
tương ứng với sự vật hiện tượng khách quan bên ngoài. Hoạt động của các giác
quan giữ vai trò quan trọng quyết định quá trình nhận biết sự vật.
+Kinh nghiệm đã tham gia tích cực vào việc tạo thành hình ảnh cảm tính.
→ Rõ ràng là có một loại hiện tượng mà từ trước đến nay chưa có một
khoa học nào chuyên tâm nghiên cứu. Hiện tượng mà từ hàng nghìn năm trước
đó Socrate, Platon, Democrite, Aristote và sau này là Descartes đã nói tới. Đó là
hiện tượng tâm lý. Hiện tượng tâm lý người là có thật.
→ Cùng với các kết quả đạt được của Helmholtz, nhiều người đã buộc phải
để tâm tới một vấn đề có ý nghĩa to lớn hơn là xác định đối tượng của khoa học
tâm lý. Helmholtz đã lần lượt công bố các kết quả nghiên cứu của mình trong
các công trình mang tên “Học thuyết về cảm giác nghe là cơ sở sinh lý học của
lý thuyết âm nhạc” (1863), “Quang học sinh lý học” (1863).
* Tâm vật lý học.
Tâm vật lý học là một dòng nghiên cứu đi sâu làm rõ quan hệ giữa cường
độ kích thích với hình ảnh tâm lý xuất hiện và biểu thị chúng bằng công thức
toán học.
- Hai đại biểu lớn nhất của dòng phái này là G.Fechner (1801-1887) và
E.Weber (1795-1878) (cả hai đều là người Đức).
- Khi nghiên cứu phản ứng của da và cơ bắp, E. Weber đã tìm ra công thức
biểu thị mối tương quan giữa phản ứng cảm tính và tác nhân kích thích từ bên
ngoài vào. Đồng thời ông cũng phát hiện ra ngưỡng cảm giác sai biệt. Khẳng
định tương quan giữa kích thích vật lý và phản ứng cảm giác là tương quan có
tính quy luật. Với từng loại cảm giác, ngưỡng sai biệt là một hằng số.
- Cùng với Weber, Fechner cũng tiến hành các nghiên cứu tương tự và tìm

ra công thức biểu thị mối tương quan giữa kích thích và cảm giác. Đó là: cường
độ của cảm giác tỷ lệ thuận với lôgarít cường độ kích thích. C= k.lgS (trong đó
C là cường độ cảm giác, S là cường độ kích thích, k là một hằng số tuỳ thuộc
vào từng loại kích thích)
=> Ngày nay công thức này được gọi là công thức Fechner- Weber để ghi
nhớ công lao hai nhà bác học đã tìm ra nó. Các kết quả do tâm vật lý học đem lại
đã minh chứng cho việc khẳng định các quá trình tâm lý là có thật, có thể biểu
đạt được nó qua các công thức toán học, đồng thời có thể nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý bằng phương pháp thực nghiệm tức là bằng các phương pháp


khách quan. Phương hướng này cần được ủng hộ vì đây chính là các tư tưởng
duy vật trong nghiên cứu các hiện tượng tâm lý người.
* Nghiên cứu thời gian phản ứng
- Đây là hướng nghiên cứu nhằm vào làm rõ mối tương quan giữa hiện
tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý bằng phương pháp thực nghiệm.
- Người tiến hành nghiên cứu theo hướng này là là F.K.Donders (18181889) nhà sinh lý học người Hà Lan, viện sĩ thông tấn viện hàn lâm khoa học
Saint- Pétersbourg (từ năm 1887)
- F.K. Donders dựa trên kết quả nghiên cứu của Helmholtz đã tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn: Đo thời gian phản ứng (viết tắt là tp). Thời gian phản ứng
được xác định như sau: Bắt đầu bằng kích thích tác động vào giác quan và kết
thúc khi có một phản xạ tương ứng. Đem so sánh thời gian phản ứng (tp) với
thời gian dẫn truyền (tx), người ta nhận thấy tp>tx. Từ kết quả trên ông cho
rằng sở dĩ có sự chênh lệch đó là vì đã có các quá trình tâm lý tham gia vào. Hay
nói cách khác sở dĩ có sự chênh lệch đó là vì quá trình thần kinh diễn ra phức
tạp hơn (do có các pha bổ sung đó là các quá trình tâm lý). Một lần nữa nhận
thấy có sự tồn tại thực của các hiện tượng tâm lý . Hiện tượng này là khách quan
và hoàn toàn có thể xác định được.
- Donders và các cộng sự của ông đã phân ra 3 loại phản ứng tâm lý:
Phản ứng tâm lý đơn giản; Phản ứng tâm lý lựa chọn; Phản ứng tâm lý phân

biệt.
- Nghiên cứu thời gian phản ứng của F. Donders đã chỉ ra rằng: Trong thực
tế có một hiện tượng khác với hiện tượng trong sinh lý học thần kinh nghiên
cứu, đó chính là hiện tượng tâm lý chứ không phải là sinh lý. Đồng thời bằng
công trình nghiên cứu của mình Donders cũng chỉ ra là có thể dùng phương
pháp khách quan để nghiên cứu hiện tượng tâm lý ở con người. Và việc nghiên
cứu đó phải được tiến hành bằng một khoa học mới đó là khoa học tâm lý học.
=> Có thể nói những nghiên cứu của Helmholtz, Fechner, Weber,
Donders... đã góp phần quan trọng vào việc đưa tâm lý học trở thành một khoa
học độc lập vào năm 1879.
3. W.Wundt và sự ra đời của tâm lý học
Sự kiện năm 1879 trong lịch sử tâm lý học gắn liền với tên tuổi của
W.Wundt (1832-1920), nhà tâm lý học người Đức.
* Tâm lý học của Wundt được thể hiện trên một số tư tưởng chính sau đây:
Thứ nhất: Toàn bộ tâm lý học của Wundt xuất phát từ quan niệm coi con
người là một thể thống nhất tâm- vật lý trong đó có những hiện tượng có thể
thấy được như các cử động, mắt nhìn, tay sờ…Trung tâm tâm lý người là một
điểm cố định của ý thức được bao quanh bởi các vòng tròn: vòng tiêu cự, vòng
chú ý, trường ý thức, ngưỡng ý thức.
Thứ hai: Tất cả các hiện tượng tâm lý đều ở trong vòng các hiện tượng tinh
thần của con người và đều xuất phát từ ý thức. Wundt coi tâm lý là cái thứ nhất,
mọi cái trong thực tại đều bắt nguồn từ ý thức. Do đó, tâm lý học do Wundt chủ
trương thực chất là tâm lý học duy tâm. Tâm lý học duy tâm của Wundt còn
được gọi là tâm lý học nội quan, tâm lý học ý chí luận.
Thứ ba: Wundt đưa ra khái niệm Tổng giác. Đây là khái niệm quan trọng
trong hệ thống lý luận của Wundt.


Theo quan niệm của Wundt thì tổng giác là hạt nhân của ý thức, ý chí của
con người. Tổng giác là một cái gì đó không hiểu được vốn có trong thế giới nội

tâm của con người . Tổng giác phản ứng với những cái do cảm giác, tri giác
mang lại, giúp cho con người “cảm thấy” những cái xảy ra trong mình. Nhờ có
“tổng giác” mà trong con người có đủ mọi thứ do mình tạo ra và tất cả những cái
đó không liên quan gì đến hoạt động với thế giới bên ngoài. Tổng giác tạo thành
“con người tí hon” nằm trong và điều khiển “con người thể xác to lớn”bên
ngoài.
=> Tâm lý học của Wundt tuân theo “nguyên tắc siêu hình”.
Wundt quan niệm, “con người tí hon” được tồn tại và nhận thức theo
nguyên tắc đóng kín trong thế giới nội tâm. Mỗi người tự mình hiểu lấy chính
mình. Không ai có thể hiểu mình ngoài bản thân mình. Do đó tâm lý học của
Wundt là tâm lý học duy tâm, chủ quan, ý chí luận. Đó cũng chính là tâm lý học
nội quan lấy phương pháp nội quan làm phương pháp duy nhất để nghiên cứu
tâm lý con người. Nội quan tức là tự quan sát, tự thể nghiệm trong chính mình.
Phương pháp này do Descartes (Pháp) và Locke (Anh) khởi xướng từ thế kỷ
XVII. Tâm lý học của Wundt thực chất là cái vòng luẩn quẩn, phản ánh sự bế
tắc của tâm lý học duy tâm, nội quan.
* Dấu ấn năm 1879 trong LSTLH:
- Vào năm 1879 khi làm giáo sư triết học ở Leipzig, Wundt đã tổ chức ra
phòng thực nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới .Ông cũng đã công bố một
cương lĩnh mới về xây dựng khoa học tâm lý: Xây dựng tâm lý học thực nghiệm
và tâm lý học xã hội.
+Về tâm lý học thực nghiệm, ông chủ trương tiếp tục nghiên cứu các vấn
đề tâm sinh lý học các giác quan và tâm vật lý học.
+ Với tâm lý học xã hội, ông chủ trương nghiên cứu tâm lý học dân tộc,
nghiên cứu tinh thần dân tộc qua các truyện cổ tích, thần thoại.Theo Wundt,
những tư tưởng tâm lý học dân tộc tồn tại trong các sản phẩm văn hoá như
truyện cổ tích, truyện dân gian, thần thoại, trong phong tục tập quán của các dân
tộc… và để hiểu được những tư tưởng tâm lý học dân tộc này phải dùng phương
pháp thuật lại và suy diễn từ các sản phẩm văn hoá.
Trong các nghiên cứu của mình, Wundt đã cố gắng đề cập tới mảng tâm lý

học xã hội nhưng những quan điểm xuất phát của ông còn nhiều hạn chế, mới
đạt được ở mức độ mô tả, suy diễn có tính chất chủ quan về hiện tượng tâm lý
dân tộc.
- Trên cơ sở của phòng thực nghiệm tâm lý học, cũng theo sáng kiến của
Wundt, năm 1880 viện tâm lý học được thành lập. Viện này đã nhanh chóng trở
thành trung tâm đào tạo các nhà tâm lý học cho các nước trên thế giới như ở
Đức, Nga, Pháp, Mỹ...Nhiều người xuất phát từ viện này đã trở thành nổi tiếng
như E. B.Titchener (1867-1927) ở Mỹ, G.I. Trenpanov (1862-1936) ở Nga…
- Sau sự kiện này, các phòng thực nghiệm tâm lý học lần lượt ra đời ở
nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. Phòng thực nghiệm tâm lý học ở Mỹ được
thành lập vào năm 1889. Đến năm 1920, số lượng các phòng thực nghiệm tâm lý
học ở các nước đã lên đến con số 100.
- Các công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tâm lý học và viện
tâm lý học được Wundt cho công bố trong tập “Các công trình nghiên cứu triết
học” (1881). Có thể coi đây là tập san tâm lý học đầu tiên trên thế giới. ý nghĩa


của tập san này là ở chỗ: đây là nơi để những người làm công tác nghiên cứu
tâm lý học, các nhà khoa học thường xuyên trao đổi ý kiến, tranh luận và học
hỏi lẫn nhau, tiếp sức cho nhau, khích lệ nhau vì sự nghiệp chung của tâm lý
học.
- Mười năm sau sự kiện này, năm 1889, các nhà tâm lý học thế giới đã có
cuộc gặp gỡ nhau tại Paris (Pháp) và cũng từ những năm đó, cứ vài ba năm một
lần, các nhà tâm lý học quốc tế lại tổ chức gặp gỡ nhau luân phiên ở các nước.
Có thể xem đây là đại hội quốc tế của các nhà tâm lý học.
=> Có thể nói, trong hàng loạt các sự kiện diễn ra vào những năm cuối thế kỷ
XIX thì sự kiện Wundt tổ chức ra phòng thực nghiệm tâm lý học đầu tiên vào năm
1879 là sự kiện nổi bật nhất. Sự kiện này ghi nhận sự trưởng thành đầy đủ của một
ngành khoa học mới là khoa học tâm lý. Chính vì lẽ đó mà các nhà tâm lý học lấy
đây như một cái mốc đánh dấu sự ra đời của tâm lý học với tư cách là một khoa

học độc lập.
4. Rút ra ý nghĩa trong xây dựng và PT nền TLH….
Câu 5: Tại sao nói “ Wolf là người đã làm cho khoa học tâm lý có tên
gọi”.
1. Khái quát hoàn cảnh LS:
- Nền kinh tế TBCN thế kỷ XVIII phát triển rộng khắp ở nhiều quốc gia.
+ Vào đầu thế kỷ XVIII thị trường tiền tệ thế giới (chủ yếu là các nước
châu Âu) phát triển kèm theo sự xuất hiện bộ máy tài chính đồ sộ của các nước.
+ Thời kỳ này đã bắt đầu xuất hiện các công ty cổ phần với việc mua bán
cổ phiếu rộng rãi. Thị trường chứng khoán ở Anh được mở và đi vào hoạt động.
Trong nông nghiệp, việc áp dụng các kỹ thuật gieo trồng bằng máy đã được thực
hiện . Trong công nghiệp, xuất hiện máy hơi nước (vào năm 1760) thay thế các
loại máy cơ giới khác.
+ Xuất hiện những cách mạng trong các kỹ nghệ khai thác mỏ, luyện kim,
chế tạo vũ khí và dệt...
=> Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế kỷ XVIII đã làm thay đổi nhiều
vấn đề liên quan đến cách nhìn nhận về con người và cuộc sống thực của con
người. Đồng thời xã hội tư bản phát triển đã đặt ra nhiều vấn đề về giáo dục
nhân cách con người nói chung, đạo đức nói riêng đòi hỏi cần phải lý giải những
vấn đề phức tạp trong đời sống tinh thần con người. Tất cả các điều trên một
cách khách quan đã làm cho tâm lý học phát triển.
=> Các nhà tâm lý học thế kỷ XVIII đã hướng cố gắng của mình vào khắc
phục các tư tưởng nhị nguyên còn rơi rớt từ Descartes và Locke. Nhiều tác giả
đã bỏ công sức giải thích nguyên nhân, sự vận hành của các hoạt động tâm lý
bằng các thành tựu mới của vật lý, sinh lý, sinh vật học... Nổi bật ở thế kỷ này là
công lao của các nhà tâm lý học liên tưởng Anh như ( thuyết dao động của
D.Hartley; TLH liên tưởng của G.Berkeley và D.Hium) và các nhà tâm lý học
duy vật Pháp như : ( Montesquieu; Voltaire; Diderot; Rousseau; Lamettrie... và
Wolff).
2. Wolff với tác phẩm mang tên tâm lý học.

- Wolff (Vônphơ) (1679-1754) nhà triết học duy tâm người Đức, người hệ
thống hoá và truyền bá triết học Laibnitxơ. Căn cứ vào lý luận của triết học và


các khoa học khác có liên quan đến con người, Wolf đã chia nhân chủng học
(khoa học nói chung về con người) ra làm 2 khoa học: Khoa học về cơ thể
(Somatologie) và khoa học về tâm lý (Psychologie). Trong tâm lý học, ông chia
ra làm 2 loại, tâm lý học kinh nghiệm chủ nghĩa (Psychologie empirique) và tâm
lý học lý trí ( Psychologie rationnelle).
- Các tác phẩm ông đã viết: Lôgíc hay là tư tưởng hợp lý về sức mạnh của
lý trí con người (1712); tâm lý học kinh nghiệm (1732). Trong tác phẩm này ông
mô tả các sự kiện và nói rõ các kết quả mà ông quan sát được về các hiện tượng
thuộc đời sống tâm lý. Tác phẩm Tâm lý học lý trí (1734) được ông đi vào khai
thác mặt bản chất của tâm hồn, được hiểu như là năng lực của biểu tượng biểu
thị trong dạng nhận thức và ước muốn, coi đó là sức mạnh chủ yếu. Wolf là đại
biểu xuất sắc của tâm lý học năng lực. Tác phẩm của ông đã đề cập nhiều mối
quan hệ giữa tâm lý- não, nhưng vẫn theo quan điểm tâm- sinh lý song hành.
=> Có thể nói, công lao của G.Wolf. đối với tâm lý học rất to lớn. Ông là
người đã làm cho khoa học tâm lý có tên gọi, một nấc thang dẫn đến việc ra đời
của khoa học tâm lý học với tư cách là một khoa học độc lập.
Đánh giá chung
Tâm lý học thế kỷ XVIII được tiếp tục phát triển trên cơ sở các thành tựu
khoa học tự nhiên nói chung, tâm lý học nói riêng đã đạt được ở thế kỷ XVII.
Thành tựu tâm lý học thế kỷ XVIII vô cùng to lớn, nổi bật trong đó là các
nhà tâm lý học liên tưởng Anh và các nhà tâm lý học duy vật Pháp. Thế kỷ
XVIII đã ghi nhận sự kiện lần đầu tiên xuất hiện tác phẩm mang tên tâm lý học.
Các thành tựu của tâm lý học thế kỷ XVIII là một nhân tố tích cực thúc đẩy sự
phát triển của khoa học tâm lý ở thế kỷ sau, khẳng định sự tồn tại của tâm lý học
với tư cách là khoa học độc lập.
Câu 6 : Nội dung cơ bản của TLH Gestalt, rút ra ý nghĩa ?

1. Nguồn gốc nảy sinh của tâm lý học Gestalt.
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tâm lý học thế giới đi vào cuộc khủng
hoảng. Đó là cuộc khủng hoảng về phương pháp luận. W. Wundt đã đóng góp
công lao to lớn cho việc ra đời của Tâm lý học với tư cách là một khoa học độc
lập, nhưng tâm lý học của Wundt thực chất là tâm lý học duy tâm. Bằng phương
pháp nội quan trong việc nghiên cứư tâm lý, nền tâm lý học này cũng đã đi vào
bế tắc. Việc xuất hiện nhiều dòng phái tâm lý học khác nhau ở nhiều nước trong
việc tìm kiếm một lối thoát cho tâm lý học cũng là một nhu cầu khách quan.. ở
Mỹ, xuất hiện tâm lý học chức năng của W.James (1842-1910) và Angell (18691949). E. Titchener (1867-1927), học trò của Wundt, người đại diện toàn quyền
tâm lý học nội quan ở Mỹ trước tình trạng khủng hoảng này cũng đã chủ trương
xây dựng tâm lý học cấu trúc, trong đó ông coi tâm hồn là tổ hợp nhiều qúa
trình xảy ra trong “cái tôi ” với tính cách là kinh nghiệm chủ quan. Quan niệm
của Titchener đã làm cho tâm lý học tách rời cuộc sống và do vậy tâm lý học
cấu trúc của ông cũng không tránh khỏi con đường bế tắc. Tâm lý học mô tả của
W. Dilthey (1833-1911) và Spơranghe về thực chất cũng là tâm lý học nội
quan, tâm lý học giảng giải theo kiểu của Wundt, mặc dầu chính các ông đã ra
tuyên bố ly khai với nền tâm lý học nội quan của Wundt.
- Một điều kiện lịch sử quan trọng của việc hình thành dòng phái tâm lý
học Gestalt là sự khủng hoảng trong khoa học tự nhiên. Cuộc khủng hoảng trong
vật lý học từ góc độ phương pháp luận là biểu hiện sự sụp đổ của quan niệm siêu


hình về cấu trúc của vật chất, coi vật chất được cấu tạo từ những nguyên tử đơn
lẻ, cứng nhắc. Chính vì thế mà từ năm 1907 đến 1913 đã xuất hiện 3 dòng phái
tâm lý học: tâm lý học Gestalt; tâm lý học hành vi; phân tâm học.
- Tâm lý học Gestalt ra đời vào năm 1913, thời kỳ khủng hoảng của tâm lý
học thế giới, do bộ ba các nhà tâm lý học cấu trúc người Đức tên là M.
Wertheimer (1880-1943), V.Kohler ( 1887-1967), K. Koffka (1886-1941) lập ra.
Đây là một trường phái chuyên nghiên cứu về tri giác, ít nhiều nghiên cứu về tư
duy con người nhằm chống lại tâm lý học nội quan, đồng thời chống lại cả tâm

lý học liên tưởng, tham vọng xây dựng một nền tâm lý học khách quan theo kiểu
mẫu của vật lý học.
* Về cơ sở triết học ảnh hưởng đến sự nảy sinh của tâm lý học Gestalt, có
thể kể đến:
- Triết học tiên nghiệm của E. Kant (1724-1804):
+ Là nhà triết học duy tâm người Đức, người khởi xướng phép biện chứng
tiên nghiệm và nền triết học cổ điển Đức cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
+ “Vật tự nó”, theo quan niệm của Kant, là vật thể tồn tại độc lập với ý thức,
ta không thể nhận thức được nhưng lại phù hợp với những biểu tượng của con
người.
+ Kant đưa ra phạm trù tiên thiên và cho rằng, không gian, thời gian, tính
nhân quả và các quy luật tự nhiên không phải là đặc tính của bản thân sự vật mà
là đặc tính của giác tính con người. Giác tính cho phép con người đặt ra các mục
đích và thực hiện chúng. Tính thống nhất của tự nhiên không phải là tính vật chất
mà là đặc tính của chủ thể nhận thức, là cái tôi, tức là cái gì đó có sẵn trong con
người. Ông cho rằng, phạm trù này có trước kinh nghiệm. Đây là công cụ để con
người nhận thức.
- Luận điểm triết học duy tâm của nhà triết học duy tâm người áo tên là E.
Mach (1836-1916). Ernst Mach nổi tiếng với luận điểm sự phối hợp cảm giác.
- Các luận điểm của phái Hiện tượng học (E. Husserl, 1859-1938, nhà triết
học duy tâm người Đức) đã có ảnh hưởng vô cùng lớn đến ý tưởng của những
người sáng lập tâm lý học Gestalt.
+ Khái niệm trung tâm của hiện tượng học là “tính cố ý” của ý thức. Theo
Husserl, có “ý thức thuần tuý” tách khỏi tồn tại và ý thức của một chủ thể cụ
thể. Tiêu chuẩn của chân lý chính là những cảm thụ cá nhân của chủ thể. Dựa
vào các cơ sở này , những người đi tiên phong trong việc tạo dựng dòng phái
này đã cho rằng, tâm lý con người phải được hiểu là cái gì đó không thể bị chia
cắt, mà nó là một thể hoàn chỉnh của cấu trúc hòan chỉnh. (Họ nhấn mạnh,
configuration : hình thức hoàn chỉnh).
Gestalt là gì? Đó là một hình ảnh tâm lý có cấu trúc trọn vẹn, hoàn chỉnh,

các tính chất của nó hoàn toàn không phải được cấu tạo nên từ những phần tử,
những thành phần, yếu tố nào đấy của nó. Tâm lý học Gestalt còn gọi là tâm lý
học cấu trúc, tâm lý học hình thái. Theo các nhà tâm lý học Gestalt thì đối tượng
của tâm lý học phải nghiên cứu đó là “tồn tại những mối liên hệ” (những chỉnh
thể trọn vẹn) mà trong đó những gì xảy ra (hành vi) không phải bắt đầu từ những
phần tử, đơn vị nhỏ bé tồn tại như những phần tử biệt lập được nối lại, liên kết
lại với nhau mà ngược lại, cái đã xảy ra đó được quyết định bởi các qui luật cấu
trúc bên trong của chỉnh thể trọn vẹn đó. Với cách tiếp cận như vậy, các nhà
Gestalt cho rằng đặc trưng của một quá trình tâm lý, hiện tượng tâm lý đó là tính


trọn vẹn, tổng thể, cấu trúc hoàn chỉnh, có tổ chức. Đây là những qui định đầu
tiên khi đặt vấn đề xem xét các hiện tượng tâm lý của phái Gestalt và đó cũng là
tiền đề để họ đi vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý, rút ra các qui luật của
chúng.
M. Wertheimer là người sáng lập ra trường phái này.
M. Wertheimer tiến hành nhiều thí nghiệm liên quan đến “tri giác vật
chuyển động”
→ Từ các hiện tượng của các thí nghiệm , các nhà tâm lý học Gestalt cho
rằng các hiện tượng tâm lý mang tính đặc thù không thể hiểu hoặc giải thích
chúng như là sự kết hợp các cảm giác thành tri giác như thuyết liên tưởng đã
khởi xướng.
→ Bằng kết quả các thí nghiệm, các nhà tâm lý học Gestalt đã đưa ra một
cách tiếp cận hoàn toàn mới về bản chất các hiện tượng tâm lý, đó là trong ý
thức tồn tại những hình ảnh, cấu trúc trọn vẹn không thể chia cắt, cũng như
không thể phân tích ra thành những thành phần nhận cảm nhỏ hơn. Họ quan
niệm một tổ chức hoàn chỉnh không thể lấy ra được cái bộ phận, vì tính chất
của cái bộ phận không mang trong nó tính chất của cái hoàn chỉnh. Một tổ
chức hoàn chỉnh cũng không phải là tổng cộng đơn giản của các bộ phận, của
các phần (các yếu tố) tạo thành. Như vậy tâm lý học Gestalt muốn khắc phục

tính chất duy vật máy móc trong tâm lý học liên tưởng và học thuyết phản xạ
cũng như muốn phủ nhận tâm lý học duy tâm chủ quan. Tư tưởng này hoàn toàn
đối lập với tâm lý học truyền thống trước đó.
2. Các nội dung cơ bản của tâm lý học Gestalt.
Các công trình nghiên cứu của M.Wertheimer đã thu hút được nhiều người
trong đó có hai nhà tâm lý học người Đức tên là K.Koffka (1886-1941) và W.
Kohler (1887-1967). Chính hai ông đã cộng tác tích cực với M. Wertheimer với
tư cách là người thử nghiệm trong các nghiên cứu của Wertheimer và sau đó
tham gia giải thích các kết quả thực nghiệm. Theo hướng đề ra của M.
Wertheimer, Koffka và Kohler đã tập trung nghiên cứu về tri giác, về lĩnh hội
và những sự khác biệt hành vi trí tuệ của người và động vật v.v…
Những kết quả nghiên cứu mà tâm lý học Gestalt đạt được là vô cùng
phong phú, có thể trình bày khái quát như sau:
a. Tri giác và các quy luật cơ bản của tri giác
* Quy luật hình và nền: Quy lụật này do Rubin, nhà tâm lý học Đan mạch
tìm ra. Quy luật đó thể hiện ở chỗ khi ta tri giác thì bao giờ cũng có một phần
của trường tri giác nổi bật lên, đậm nét, rõ ràng, có ý nghĩa còn những vật xung
quanh thì mờ nhạt, không có ý nghĩa, giữa chúng có sự tách biệt tương đối tạo
nên cái gọi là “hình” và “nền”.
Các nhà tâm lý học Gestalt quan niệm:
- Hình là cái luôn luôn có trong quan hệ với bộ phận còn lại của trường, đó là
nền. Hình là cái có tính chất đối tượng, là cái gì đó có tính độc lập với cái xung
quanh được xác định bởi đường viền bao quanh nó. Hình thường là cái hài hoà,
cân đối.


- Nền là cái đằng sau sự vật, là cái khó xác định và nói chung là cái không
xác định. Nền là cái có tính chất vật chất. Nền là cái vừa làm nổi hình lên
nhưng đồng thời cũng là nơi tan biến của hình, như sóng tan biến trên mặt biển.
- Về quan hệ giữa hình và nền, các nhà tâm lý học Gestalt cho rằng, Hình là

cái được sắp xếp gần hơn nền bởi tính hiệu quả của định vị chủ quan. Cái trước
hết là nền. Hình có nổi được không là nhờ nền.
Do các nền khác nhau mà cùng một hình, có thể có những cảm nhận khác
nhau. Mức độ thể hiện của hình phụ thuộc vào nền chứa nó. ( Thực nghiệm của
Rubin về nhìn hình 4 cánh trong hình bát giác, năm 1921). Đây là những tri thức
hết sức lý thú làm phong phú cho các quá trình nhận thức của con người. Những
quy luật của ảo giác trong tâm lý học của các quá trình tâm lý nhận thức đều bắt
nguồn từ các thực nghiệm này của các nhà tâm lý học Gestalt.
Một thí nghiệm khác do Ehrenstein tiến hành vào năm 1954 cho thấy nền
có thể ảnh hưởng đến hình, làm cho ta nhận biết sai lệch, xuất hiện cái gọi là
“ảo giác”.
* Quy luật tương quan (Quy luật chuyển hoá)
- Tri giác phản ánh các mối quan hệ giữa vật này với vật kia. Gần với quy
luật hình và nền còn có quy luật tương quan, đó là sự tương quan trong không
gian ( thể hiện rõ trong thực nghiệm trên gà của V. Kohler).
* Quy luật bổ sung
Theo quy luật này tri giác bao giờ cũng có xu hướng làm cho hình ảnh tri
giác được “hoàn chỉnh”, trọn vẹn, “đẹp mắt”.
=>Như vậy, hình ảnh tri giác, theo quy luật Gestalt có một hình thái trọn
vẹn, đẹp, hoàn chỉnh, hài hoà đối với người tri giác tại thời điểm đó. Điều đó
cũng nói lên rằng tri giác không phải là hệ quả của tổng các kích thích, cũng
không phải là kết quả của phản xạ này liên tưởng với phản xạ kia. Cũng phải
thấy rằng qui luật bổ sung mà các nhà tâm lý học Gestalt phát hiện ra là hoàn
toàn đúng, về sau này được giải thích do con người tri giác sự vật hiện tượng
bằng cả vốn sống, kinh nghiệm hoạt động của mỗi người.
* Quy luật về tính gần gũi:
Các sự vật có tính chất giống nhau (về độ lớn, hình dáng, mầu sắc…) tức là
có tính gần gũi về một phương diện nào đó, thường có khuynh hướng nhóm lại,
tách ra khỏi các sự vật khác. Đây là kết quả thực nghiệm của W.Wertheimer
tiến hành năm 1923.

* Qui luật về tính không đổi (tính ổn định): Nghĩa là hình ảnh do tri giác
tạo ra có tính chất ổn định (không đổi).
=>Như vậy là, điều kiện khác nhau, kích thích từ bên ngoài vào khác nhau
nhưng hình ảnh cảm tính vẫn không thay đổi. Sở dĩ như vậy vì, theo các nhà tâm
lý học Gestalt tất cả các hiện tượng tâm lý đều tuân theo qui luật của thuyết
đồng cấu, đồng hình . Các hình ảnh tâm lý có cùng một cấu trúc với các quá
trình sinh lý, cũng như với các khách thể vật lý. ở đây các tác giả dã có lí song
đã không thấy hết được tính phức tạp trong tác động qua lại của các giác quan
khi tạo ra một hình ảnh tâm lý đồng thời cũng không thấy được ảnh hưởng của
vốn kinh nghiệm xã hội lịch sử truyền cho từng người trong việc tạo ra tính chất
toàn vẹn, ổn định của các hình ảnh tâm lý.
b. Tư duy và giả thuyết về sự bừng hiểu


- Các nghiên cứu về tư duy và giả thuyết về “sự bừng hiểu” do W. Kohler
(1887-1967) tìm ra khi nghiên cứu trên khỉ dạng người. Ông là cộng sự của W.
Wertheimer, đồng thời là một trong những người sáng lập tâm lý học Gestalt.
- Công trình “Nghiên cứu trí tuệ khỉ hình người” (1917) do ông phụ trách
trong đó ông đã đưa ra cái gọi là “insight” ( sự bừng hiểu) ở động vật, và được
vận dụng vào con người .
- Kohler là người đã tích cực bảo vệ các nguyên
tắc của tâm lý học Gestalt trong các cuộc tranh luận với các nhà hành vi chủ
nghĩa. Công trình “Nghiên cứu trí tuệ khỉ hình người” do ông phụ trách đã giải
quyết một loạt các nhiệm vụ thực nghiệm về lý trí - trí tuệ - hành vi.
- Năm 1920 ông cho công bố “Gestalt vật lý trong sự yên tĩnh và trạng thái
tĩnh tại” trong đó ông tuyên bố về thuyết đồng cấu, đồng hình. Năm 1929, cuốn
sách mang tên “Gestalt- Tâm lý học” của ông là một sự phát triển và bênh vực
cho các nguyên tắc của tâm lý học Gestalt.
- Thực chất “insight” là gì ? Những người theo trường phái tâm lý học liên
tưởng cho rằng đó là kết quả của cả một quá trình động vật tri giác được cái này,

cái kia... rồi đem chúng liên kết liên tưởng với nhau. Trong quá trình ấy khi mệt
phải “nghỉ”... và cuối cùng thì cũng đi đến kết quả, thấy ra được vấn đề.
=> Còn các nhà theo phái Gestalt nói, đó là quá trình động vật “nghĩ”.
Theo V.Kohler trong lúc động vật “nghĩ”, tức là khoảng thời gian động vật đưa
“trường hiện tượng” là một thứ có sẵn trong não ra ngoài khiến cho mắt thấy rõ
hơn các khách thể (từ các hòm, gậy, quả táo) trong một trường tri giác, tạo khả
năng tập trung xuất hiện giải pháp giải quyết vấn đề...
=>Theo các nhà Gestalt, tư duy là một quá trình nảy sinh trong một tình
huống có vấn đề. Quá trình tư duy là một trường hợp riêng của một quá trình đã
được điều chỉnh bởi các mối tương quan bên trong hình thành trong quá trình
đó. Chẳng hạn, khi thấy ra rằng trong quá trình giải quyết có những khía cạnh
mới xuất hiện hay giữ vai trò chủ đạo thì điều đó không được giải thích là chủ
thể khám phá ra những khía cạnh mới trong khách thể mà là do sự thay đổi,
chuyển trọng tâm (theo M.Wertheimer) của tình huống. Sự chuyển đổi ấy
chính là quá trình tư duy. Như vậy theo các nhà Gestalt, tư duy chỉ còn là mối
tương quan lẫn nhau, mối quan hệ giữa các tình huống chuyển hóa qua lại
trong tư duy, trong nhận thức thuần tuý. Mối tác động qua lại chủ yếu nhất
giữa chủ thể tư duy với đối tượng bên ngoài không còn nữa. Chuyển từ kết
quả nghiên cứu trên động vật sang nhìn nhận tư duy của con người, rõ ràng là
các nhà tâm lý học Gestalt đã phủ nhận vai trò của hoạt động thực tiễn, của
ngôn ngữ, đánh đồng hoạt động trí tuệ giữa con người và động vật.
c. Thuyết đồng cấu, đồng hình trong tâm lý học Gestalt
- Các nhà tâm lý học Gestalt giải quyết mối liên hệ giữa tâm lý, sinh lý, vật
lý bằng khái niệm đồng cấu, đồng hình. Họ quan niệm rằng, cấu trúc sinh lý
thần kinh của cơ thể tương ứng với cấu trúc vật lý bên ngoài, còn cấu trúc tâm lý
lại tương ứng với cấu trúc sinh lý. Như thế nghĩa là các hình ảnh tâm lý có cùng
một cấu trúc với các quá trình sinh lý cũng như các khách thể vật lý. Các tác giả
của tâm lý học Gestalt hiểu là trong não vốn có các cấu trúc như thế nào đó để
có thể chuyển các cấu trúc vật lý (ở các vật thể) thành các cấu trúc tâm lý (hình
ảnh, tri giác, insight...) thông qua khâu trung gian đó là các quá trình sinh lý của

cơ thể. Các quá trình sinh lý của cơ thể là cầu nối giữa hai trường đó. Đây cũng
là một tư tưởng tiến bộ, nó gần với quan điểm sinh lý chức năng hiện đại trong


vấn đề giải quyết câu hỏi cơ bản của tâm lý học: cơ sở sinh lý của các quá trình
tâm lý. Tuy nhiên thực chất của quan niệm đồng cấu, đồng hình đã chứng tỏ tâm
lý học Gestalt đã không thoát khỏi vòng ảnh hưởng của thuyết duy tâm tâm-sinh
lý và tâm- vật lý song hành. Tâm lý, ý thức vẫn là huyền bí, không có nguyên
nhân, nhưng là cái gì nội tại, đóng kín, một cấu trúc “tiền định” do đó vẫn không
giải quyết được những bế tắc mà chính tâm lý học nội quan đã mắc phải.
d. Quan niệm về nhân cách trong tâm lý học Gestalt
- Các nhà tâm lý học Gestalt cũng có đề cập đến nhân cách trong lập luận
của mình, nhưng khi giải thích về nhân cách, họ đã vận dụng khái niệm “hình
thức hoàn chỉnh”, “cấu trúc hoàn chỉnh” để giải thích đờì sống xã hội và sự phát
triển có tính chất xã hội của con người.
- Hoà trộn hai yếu tố cá nhân và hoàn cảnh tâm lý thành một thể thống nhất
mà các nhà tâm lý học Gestalt gọi là “không gian sống”.Trong không gian này
có những điểm hình học, tức là những con người chuyển động. Cả cá nhân và
thế giới khách quan đều lan toả trong không gian sống mà L. Lewin gọi là
không gian hodos (tiếng Hy lạp gọi là đường đi). Sự di động trong không gian
này được gọi là hành động. Di động là do nhu cầu, nhưng nhu cầu lại do trạng
thái căng thẳng (đó là các năng lượng thuần tâm lý ) của cơ thể gây ra. Cá
nhân , theo họ, tựa như một máy phát tạo ra các năng lượng tâm lý có thể biểu
diễn được bằng các véc tơ. Con người phát ra năng lượng, nhưng về thực chất
lại là những sinh vật tiêu cực do những lực bên ngoài thúc đẩy. Những quan
niệm về nhân cách như vậy là không đầy dủ và thiếu chính xác.
Tóm lại:
- Có thể nhận thấy cơ sở lý luận và phương pháp luận của các nhà Gestalt
là quan điểm hiện tượng luận của Husserl (1859-1938). Đây cũng là thế giới
quan của đa số các nhà tự nhiên học thời kỳ đó. Do không có quan điểm biện

chứng trong nhìn nhận sự vật nên họ đã phủ nhận quyết định luận duy vật, đi
vào tìm hiểu các quá trình phức tạp của vận động vật chất theo quan điểm hiện
tượng luận. Các nhà tâm lý học Gestalt đã dùng hình mẫu vật lý học để giải
thích các quá trình tâm lý.
- Tâm lý học Gestalt phát triển chủ yếu trong những năm 20 của thế kỷ XX,
hiện nay nó không còn tồn tại là một trường phái độc lập, có quan điểm phương
pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu riêng. Tuy vậy Tâm lý học Gestalt đã
có những đóng góp tích cực, có vị trí nhất định trong việc phát hiện và xây dựng
nền tâm lý học khách quan.
+ Đóng góp :
->TLH Gestalt tấn công mạnh vào TLH nội quan, TLH liên tưởng, khai
phá con đường phương pháp khách quan trong nghiên cứu tâm lý người.
-> Những kết quả thực nghiệm về tri giác, tư duy đã làm phong phú thêm
kết quả nghiên cứu TLH ; đặc biệt xây dựng cơ chế quá trình sáng tạo (tư duy và
sự bừng hiểu).
->Các qui luật mà các nhà Gestalt tìm ra hiện nay vẫn được tiếp tục nghiên
cứu và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
+ Hạn chế:
-> Cơ sở PPL của TLH Gestal là triết học duy tâm
-> Dùng mô hình toán, lý, mẫu vật lý để giải thích hiện tượng tâm lý


-> Phủ nhận nguồn gốc khách quan, tính tích cực, bản chất xã hội của con
người.
-> Xem cấu trúc tâm lý tồn tại trong gen, não bộ quyết định TL con
người(chứ không phải do hoạt động quyết định).
=> Như vậy, Sự xuất hiện của tâm lý học Gestalt đã đáp ứng đòi hỏi
khách quan của khoa học tâm lý học: phải trở thành một khoa học khách quan
thực sự. ...Tóm lại sự xuất hiện của tâm lý học Gestalt và những đóng góp của
nó đã có một ý nghĩa không nhỏ cho sự phát triển của khoa học tâm lý học.

Câu 7 : Nội dung cơ bản của tâm lý học hành vi.
Tâm lý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mĩ từ một bài báo có tính chất
cương lĩnh do J.Watson (1878-1958) viết với tiêu đề “Tâm lý học từ những quan
điểm của nhà hành vi”.
Đầu thế kỷ XX, trước đại chiến thế giới lần thứ nhất, nền công nghiệp của
các nước tư bản, đặc biệt là công nghiệp của Mĩ phát triển khá mạnh. Vấn đề
đặt ra là cần phải tổ chức tốt, hợp lý hơn nữa lao động của con người, điều
khiển có hiệu quả hành vi của người lao động, kích thích con người trong quá
trình làm việc là những đòi hỏi hợp lý. Con người, xã hội loài người đã bắt
đầu đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết đòi hỏi các khoa học trong đó có tâm lý học
phải giải quyết như vấn đề tự do của con người; tự do của xã hội loài người;
vấn đề điều khiển huấn luyện con người... Chính những vấn đề đó đã là những
cơ sở xã hội kích thích việc nảy sinh một dòng tâm lý học mới : TLH hành vi.
* Vài nét về J.Watson
J.Watson (1878-1958) sinh tại miền Nam nước Mỹ, sống một cuộc đời tự
lập, ít được thừa hưởng trực tiếp di sản trí tuệ của bố mẹ. Ông bảo vệ thạc sĩ tại
trường ĐH Tổng hợp Furman sau đó bảo vệ tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp
Chicago. Ông được bổ nhiệm làm giáo sư ở Đại học Baltimo khi chưa đầy 30
tuổi.
Từ năm 1908, Ông theo đuổi thuyết hành vi, Ông say mê nghiên cứu nhiều
phản ứng hành vi trên động vật, đặc biệt là trên chuột.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của Ông : 1913, J.Watson viết bài báo
‘TLH từ những quan điểm của nhà hành vi’’- công trình này được xem như là
tuyên ngôn ra đời của thuyết hành vi. Tp Nhập môn TLH so sánh(1914) ; TLH
từ quan điểm của nhà hành vi học (1919) ; Thuyết hành vi (1925) ; Sự chăm sóc
TL đối với trẻ thơ và trẻ vị thành niên(1928).
* Các tiền đề triết học và sự phát triển của khoa học nói chung ảnh
hưởng đến sự ra đời của tâm lý học hành vi:
- Chủ nghĩa thực dụng:
+ Đại biểu là Pierce (1836-1914) và W.James (1841-1910). Chủ nghĩa thực

dụng là một trào lưu duy tâm chủ quan được phổ biến khá thịnh hành ở phương
Tây đầu thế kỷ XX....
+ Chủ nghĩa thực dụng đưa ra cái gọi là “Nguyên lý thực dụng” trong đó,
theo quan điểm của Pierce thừa nhận giá trị của chân lý là ở tính có ích. Điều
này đã phù hợp với quan niệm của các nhà hành vi chỉ cần quan tâm đến kết quả
cụ thể của hành vi mà không cần hiểu hành vi sẽ diễn ra theo kiểu nào, miễn là


đạt được ý định đề ra mà không cần đến những suy nghĩ bên trong, đến những
biến đổi của thái độ, ý thức.
- Chủ nghĩa thực chứng mà đại biểu là Auguste Comte (1789-1857).
+ Người sáng lập ra chủ nghĩa thực chứng là Auguste Comte, nhà triết học
Pháp (1789-1857).
+ Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng của triết học tư sản hiện đại
tuyên bố công khai quan điểm cho rằng nhiệm vụ của khoa học là mô tả các sự
kiện, chứ không phải là đi giải thích chúng. Bởi vậy, những người theo chủ
nghĩa thực chứng rất coi trọng các khoa học cụ thể, khoa học kinh nghiệm vì các
khoa học này mang lại cho con người những kiến thức chân chính. Sự xuất hiện
của chủ nghĩa thực chứng là một cảnh báo cho tính bất lực, tư biện, vô bổ của
triết học đương thời chỉ lo bàn những lý luận trừu tượng mà không gắn lý luận
này với hiện thực. Theo tư tưởng này, các nhà hành vi chủ nghĩa đã bỏ công sức
lao vào nghiên cứu, mô tả các hành vi của con người trước tác động của các kích
thích bên ngoài. Khoa học tâm lý phải được xây dựng lại theo hướng như thế
mới trở thành khoa học thực sự và có khả năng thoát khỏi cuộc khủng hoảng về
phương pháp luận trong tâm lý học.
* Nội dung cơ bản của tâm lý học hành vi
Nội dung cơ bản của tâm lý học hành vi có thể trình bày tập trung ở các
luận điểm sau :
- Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả giảng giải
các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người.

Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi. Hành vi được xem như là tổ hợp
các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
+ Luận điểm này là luận điểm cơ bản của tâm lý học hành vi. Các nhà tâm
lý học hành vi tỏ rõ thái độ chống lại quan điểm xây dựng tâm lý học như là
khoa học về các hiện tượng trải nghiệm chủ quan trực tiếp, bởi vì các trải
nghiệm chủ quan này không có thể được nghiên cứu một cách khách quan. ý
thức của con người cũng không có thể nghiên cứu một cách khách quan vì theo
tâm lý học ý thức, ý thức của mỗi người tự thân vận động tự đóng kín trong mỗi
người. Mỗi một người chỉ có khả năng hiểu được chính mình chứ không thể
hiểu nổi tâm lý, ý thức người khác. Vào thời kỳ này các luận điểm của dòng tâm
lý học ý thức đang bị công kích mãnh liệt. Người ta đã vạch ra tính thiếu căn cứ
của các quan điểm lập trường của tâm lý học ý thức đặc biệt là trong giải quyết
vấn đề tư duy và động cơ. Những thực nghiệm cũng đã chứng minh được là có
những hiện tượng không được ý thức nhưng vẫn tồn tại trong con người. Đây
cũng là một trong những lý do khiến J.Walson và các nhà hành vi chỉ tập trung
vào các hành vi của con người trước các tác động của kích thích bên ngoài.
+ Việc quan tâm vào nghiên cứu hành vi là cái có thể quan sát được đã làm
cho tâm lý học hành vi trở thành một khoa học khách quan và chuyển sang hẳn
phía chủ nghĩa duy vật. P.K.Anokhin đã nhận xét “Với cương lĩnh đầu tiên của
mình, thuyết hành vi của J.Watson thực sự đã tạo ra “một không khí khoa học
hoàn toàn mới” khác hẳn toàn bộ tâm lý học thời đó... Do lấy hành vi làm đối
tượng nghiên cứu và dùng phương pháp khoa học tự nhiên, tâm lý học lần đầu
tiên có dáng dấp tâm lý học khách quan”.
+ Quan niệm hành vi như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích
thích của môi trường bên ngoài. Quan niệm này là sự kế thừa các kết quả nghiên


cứu của E. Thorndike về các phản xạ của động vật sau đó được chuyển sang cho
xem xét về hành vi người. Rõ ràng ở đây, J.Watson và các nhà hành vi đã đồng
nhất hành vi người và hành vi của động vật mà về thực chất là có sự khác biệt

lớn như C. Mác đã có nhận xét nổi tiếng mà chúng ta từng được biết về sự khác
nhau căn bản giữa hành vi xây tổ của con ong giỏi nhất và hành vi xây nhà của
người kiến trúc sư tồi nhất.
+ Lý thuyết của tâm lý học hành vi loại trừ không chỉ các hiện tượng của ý
thức mà cả các quá trình sinh lý thần kinh, bởi vì các quá trình sinh lý thần kinh
đã tạo nên đối tượng của một khoa học khác là sinh lý học thần kinh bộ não. Các
khái niệm đã biết như hình ảnh, ý nghĩ, lý tưởng, tình cảm.... được J.Watson đề
xuất thay thế bằng các khái niệm về phản ứng tư duy... Các cảm xúc được ông đồng
nhất với các phản ứng của các cơ quan bên trong còn tư duy của con người được
đồng nhất với hoạt động của não bộ. Huấn luyện, học tập theo J.Watson diễn ra nhờ
vào các phản xạ tư duy trong kết quả phức hợp lắp lại có liên quan với các kích thích
nhất định mà các kích thích đó về sau gây nên phản xạ đó(.
- Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S →
R (Stimulant: Kích thích; Reaction: Phản ứng). Điều đó có nghĩa là bất kỳ một
hành vi nào của người và động vật đều có thể quan sát, nghiên cứu, phân tích
một cách khách quan.
+ Một kích thích Sn bất kỳ đều có thể đem đến một hiệu quả hành vi R n xác
định và ngược lại, một khi cần một kết quả hành vi R k nào đó, thì về nguyên tắc
có thể chỉ ra được một kích thích SK xác định.
+ Như vậy hành vi người và động vật trước các kích thích khác nhau của
môi trường đều có thể nhìn thấy một cách khách quan. Theo hướng này, tâm lý
học có điều kiện trở thành một ngành khoa học khách quan như các ngành khoa
học tự nhiên khác.
+ Với công thức S→ R, J.Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao
cả là điều khiển hành vi động vật và con người. Tâm lý học theo hướng này có
thể thoát khỏi tình trạng mô tả nội quan, giải thích một cách tư biện các trạng
thái tâm lý, ý thức người, gắn tâm lý học với đời sống thực tiễn.
- Bằng các kết quả nghiên cứu hành vi của động vật trong các mê cung,
trong các “lồng có vấn đề” được thiết kế theo kiểu đặc biệt nào đó cũng như
các máy móc, công cụ cho việc nghiên cứu, tham gia khẳng định các biểu hiện

khác nhau của năng lực hành vi... các nhà hành vi đã đi đến kết luận rằng việc
giải quyết vấn đề đạt được bằng phương pháp “thử và lỗi” (“thử và sai”) và
được giải thích như việc lựa chọn một cách hú hoạ, may rủi các vận động cần
phải tiến hành trong các tình huống cụ thể. Quan điểm này đã được mở rộng
sang quá trình học tập của con người.
+ Các kết quả đạt được đầu tiên là do F.L.Thorndike tiến hành. Về sau,
J.Watson đã sử dụng cả các kết quả nghiên cứu của V.M.Bếchchêrev và đặc biệt
là các công trình nghiên cứu về phản xạ có điều kiện của I.P.Palov nhưng đã bị
loại bỏ một khía cạnh cực kỳ quan trọng của học thuyết này là vai trò của các
quá trình và các cơ chế hoạt động thần kinh trong điều chỉnh hành vi. Trong tác
phẩm “huấn luyện động vật” (viết năm 1903), J.Watson cho rằng các kinh
nghiệm tập nhiễm được ở động vật và ở người là như nhau. Các kinh nghiệm có
được cả ở con vật và đặc biệt là ở con người chính là các thích ứng sinh vật đã
bị mất đi ý nghĩa và nội dung tâm lý.


* Chủ nghĩa hành vi mới và chủ nghĩa hành vi bảo thủ
- Công thức S → R của tâm lý học hành vi cổ điển do J.Watson đưa ra rõ
ràng có một khiếm khuyết bởi có thể cùng một kích thích S như nhau nhưng lại
có thể thu về các R khác nhau ở các con người hoặc ở cùng một con người trong
những điều kiện hoàn cảnh khác nhau; điều này liên quan đến yếu tố thuộc về
chủ thể phản ứng.
+ Từ những năm 30 của thế kỷ XX, những người kế tiếp theo đuổi trường
phái này trong đó có C.Hall (1884-1952), E.Tolman (1886-1959), E.Garơđi
(1886-1959)... đã cố gắng bổ sung thêm vào công thức cổ điển S → R một biến
số trung gian 0. Nổi bật trong các tác giả của thuyết hành vi mới là E.Tolman và
các cộng sự của ông đã đưa vào giữa S và R yếu tố trung gian liên quan đến điều
kiện môi trường. Khi kích thích S tác động đến cơ thể thì điều kiện môi trường diễn
ra như thế nào. ở đây có liên quan đến tư tưởng quyết định luận vật lý. Đồng thời,
tại thời điểm kích thích S phát huy tác dụng thì trạng thái, nhu cầu cơ thể diễn ra

như thế nào? Khía cạnh này liên quan đến tư tưởng quyết định luận sinh vật.
=> Tuy nhiên việc bổ sung này của E.Tolman và những cộng sự của ông đã
không thay đổi và khắc phục được thiếu sót căn bản của tâm lý học hành vi là
loại bỏ ý thức, xem hành vi với tư cách là tổng các phản ứng của cơ thể trước
các kích thích bên ngoài là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học.
+ Trong những người kế tục những quan điểm tư tưởng của thuyết hành vi
do J.Watson đề xướng từ những năm 1913 một cách trung thành nhất, phải kể
đến B.F.Skinner (1904). Skinner công khai chủ trương tuân thủ nghiêm
ngặt các nguyên lý của thuyết hành vi cổ điển đồng thời gia công, phát triển
thêm tạo nên chủ nghĩa hành vi bảo thủ. Các luận điểm hành vi xã hội và tạo tác
của B.F.Skinner có một vị trí đáng kể.
- “Tạo tác” (opérant) là một khái niệm trung tâm trong các luận điểm của
B.F.Skinner. Ông quan niệm đây là công cụ chủ yếu nhất để “hành vi hoá” con
người và xã hội người. Chủ trương tìm cách ứng dụng rộng rãi lý thuyết hành vi,
Skinner đã gia công nghiên cứu trên động vật, chủ yếu là trên chuột và chim bồ
câu với một công cụ riêng được gọi là “cái lồng nổi tiếng” của Skinner. Trong
“cái lồng nổi tiếng” này, ông đã gửi vào đấy các thao tác đúng mà cuối cùng con
vật buộc phải có, phải xuất hiện các thao tác này sau một số lần thử làm không
có kết quả. Những thao tác đúng này đương nhiên phụ thuộc vào:
+ Bản thân lồng thực nghiệm và thao tác cần phải xuất hiện do người thực
nghiệm đặt vào lồng (ví dụ con vật buộc phải đạp (mổ) đúng vào bàn đạp được
bố trí sẵn thì thức ăn mới xuất hiện.....).
+ Cách bố trí, mức độ khó dễ cho việc xuất hiện các thao tác cần có cũng
như phụ thuộc vào loại kích thích thu hút sự tập trung nỗ lực của con vật...
=> Các thao tác của con vật (và mở rộng ra đến con người) là có thể quan
sát, ghi chép, tính toán xử lý số liệu bằng các phương pháp của toán học. Tất cả
những cái này được phản ánh trong “Đường biểu diễn quá trình huấn luyện”.
Người làm thực nghiệm có thể so sánh sơ đồ thu được với những đòi hỏi đặt ra,
có thể nhìn thấy rõ những biến đổi trong tốc độ tần số vận động của các đáp ứng
của cơ thể trong một khoảng thời gian nào đó, từ đó có thể giúp cho việc hiệu

chỉnh hành vi theo mong muốn đặt ra. Trong suốt cuộc đời mình, B.F.Skinner đã
kiên trì phương pháp này để nghiên cứu hành vi của động vật và suy luận phát
triển ra cả hành vi con người.


×