Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

BAI DU THI TÌM HIỂU LỰC LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 85 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Câu hỏi 1:
Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân được xác
định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày
truyền thống lực lượng An ninh nhân dân?
Câu hỏi 2:
Đồng chí hãy kể một chiến công tiêu biểu của lực lượng An
ninh nhân dân trong mỗi thời kỳ cách mạng (giai đoạn: 1945-1954;
1954-1975 và từ năm 1975 đến nay); phân tích, làm rõ ỹ nghĩa, giá
trị lịch sử của mỗi chiến công đó? Đồng chí hãy cho biết Lực lượng
An ninh nhân dân, Tổng cục An ninh đã được Đảng, Nhà nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi
nào?
Câu hỏi 3:


Bài thơ “Đoàn kết, cảnh giác; Liêm, chính, kiệm cần; Hoàn
thành nhiệm vụ; Khắc phục khó khăn; Dũng cảm trước địch; Vì
nước quên thân; Trung thành với Đảng; Tận tụy với dân”, đồng chí
cho biết bài thơ nêu trên được Bác Hồ đọc lên ở đâu, trong hoàn
cảnh nào? Đồng chí hiểu thế nào về nội dung tư tưởng của bài thơ
trên?
Câu hỏi 4:
Đồng chí hãy kể một tấm gương cán bộ, chiến sỹ An ninh tiêu
biểu trong cuộc chiến đấu thầm lặng để bảo vệ an ninh quốc gia,
giữ gìn bình yên cuộc sống mà đồng chí khâm phục nhất?
Câu hỏi 5:
Đồng chí cho biết điều mình tâm huyết nhất nhằm góp phần
xây dựng lực lượng An ninh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng


bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo vệ an ninh quốc
gia trong tình hình mới và liên hệ trách nhiệm của bản thân?
Kết luận

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 12/7/1946 lực lượng Công an non trẻ đã lập nên một chiến công
xuất sắc: Khám phá và đập tan một âm mưu đảo chính của VN quốc dân đảng :
"Vụ án Ôn Như Hầu".
Đánh giá về thành công, bài học của vụ án Ôn Như Hầu, nguyên Bộ
trưởng Lê Hồng Anh, trong Diễn văn đọc ngày 12/7/2001 đã nói: " Ngày 12/7
đã đi vào lịch sử dân tộc, là mốc son sáng chói về chủ nghĩa anh hùng Cách
mạng, làm vẻ vang cho lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng công an nhân
dân Việt Nam". Cũng chính bởi ý nghĩa to lớn của sự kiện này mà ngày 12/7 trở
thành ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam.
Trong những ngày đầu chính quyền cách mạng non trẻ, phải đối phó với
"thù trong, giặc ngoài", lực lượng an ninh, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Bác Hồ,
phối hợp chặt chẽ các lực lượng vũ trang cách mạng, được nhân dân giúp đỡ đã


đập tan âm mưu đảo chính phản cách mạng của bọn Quốc dân đảng câu kết với
quân đội viễn chinh Pháp. Chiến công ngày 12-7-1946, là một mốc son chói lọi,
đã đi vào lịch sử dân tộc, mở đầu một chặng đường vẻ vang của lực lượng an
ninh. Ngày 12-7-1946, trở thành ngày truyền thống của lực lượng ANND Việt
Nam. Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, dù điều kiện chiến đấu vô
cùng khó khăn, gian khổ, sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, các chiến
sĩ an ninh vẫn kiên cường bám địa bàn, bám dân hoạt động, vừa phát triển lực
lượng.
Trong nhiều cuộc chiến không cân sức, các chiến sĩ an ninh đã chiến đấu
ngoan cường và những tấm gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã làm rạng
danh truyền thống lực lượng ANND anh hùng.

Trong giai đoạn đất nước trải qua những thử thách khắc nghiệt, hệ thống
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Ðông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch tiến hành
"chiến tranh phá hoại nhiều mặt", thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình"...,
cán bộ, chiến sĩ ANND luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua nhiều thử thách,
nguy hiểm, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù
địch.
Trải qua 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ,
chiến sĩ ANND đã cống hiến trí tuệ, sức lực, xương máu, lập nhiều chiến công
kỳ tích trên mặt trận chống phản cách mạng. Ghi nhận, đánh giá những công lao,
cống hiến to lớn của lực lượng ANND, Ðảng, Nhà nước ta đã trao tặng Huân
chương Sao Vàng, phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho đơn vị; hàng
trăm lượt tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND;
hàng nghìn lượt tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân chương các loại.
70 năm- Một chặng đường lịch sử với biết bao thắng lợi và vinh quang
nhưng cũng được dệt nên bởi máu và mồ hôi, sự hi sinh cao cả mà thầm lặng
của những chiến sỹ an ninh . Bước chân của các chiến sỹ dẫu thầm lặng nhưng
những điều mà các anh cống hiến cho Tổ quốc và quê hương sẽ vang mãi tới
mai sau, hiền hòa cùng dòng chảy bất tận của thời gian, lịch sử.
Với mục đích ôn lại và cũng là dịp quan trọng để tiếp tục giáo dục truyền
thống, niềm tin, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của
cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân nói chung và An ninh nhân dân nói riêng, tiếp
tục đổi mới công tác công an nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các lực lượng công an
nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự
an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập, Công an
tỉnh…. đã ban hành Kế hoạch số……… về việc…. Với tư cách là cán bộ an
ninh công an tỉnh, tuy tuổi đời và tuổi ngành còn trẻ nhưng bản thân luôn cảm
thấy rất đỗi vinh dự và tự hào với truyền thống và lịch sử hào hùng của lực
lượng công an nhân dân nói chung và lực lượng an ninh nhân dân nói riêng, bởi
vậy, qua cuộc thi lần này, bản thân cũng mong muốn như thể hiện một phần tình



cảm của mình, một phần tự hào và hãnh diện của mình khi được là người chiến
sĩ công an nhân dân để thấm nhuần hơn, biết được vị trí vai trò của mình và hơn
hết là trách nhiệm cao cả của mình trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội của đất nước nói chung và của lực lượng an ninh nhân dân nói
riêng.
Qua cuộc thi này, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống lực lượng
an ninh nhân dân, bản thân xin chúc tất cả các đồng chí sức khoẻ, vượt qua mọi
khó khăn, lập nhiều chiến công làm rạng rỡ truyền thống "tận trung với Ðảng,
đoàn kết, hiệp đồng, mưu trí sáng tạo và quyết thắng", góp phần cùng lực lượng
Công an cả nước bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, phục vụ đắc lực sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Chúc cuộc thi thành
công tốt đẹp./.

Câu hỏi 1:
Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân
dân được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý
nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống lực
lượng An ninh nhân dân?

…2h30 sáng ngày 12/7/1946 một tiểu đội trinh sát và cảnh
sát xung phong đột nhập trụ sở 132 Đuy Vi Nhô bắt toàn bộ phản
động tại đây, thu các tài liệu truyền đơn, khẩu hiệu, áp phích phản


động đã và đang in dỡ, trong đó có tài liệu do Trương Tử Anh viết
về “Kế hoạch đảo chính chính phủ Hồ Chí Minh”…


1. Vụ án Ôn Như Hầu và việc xác định ngày truyền thống lực lượng An

ninh nhân dân.
Là một trong những lực lượng vũ trang cách mạng trọng yếu để bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Ðảng và chế độ XHCN, lực lượng An ninh nhân
dân Việt Nam vinh dự được ra đời trong những ngày tháng hào hùng của cuộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (19-8-1945).
Vừa mới thành lập, lực lượng An ninh đã phải đương đầu với các thế lực
ngoại xâm hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Các cơ quan tình báo, gián điệp của các
thế lực ngoại xâm câu kết với các đảng phái phản động trong nước thành liên
minh phản cách mạng cực kỳ nguy hiểm. Trong bối cảnh "thù trong, giặc
ngoài", đất nước ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", lực lượng An ninh đã
dựa hẳn vào nhân dân, lập nhiều chiến công xuất sắc trong đấu tranh trấn áp bọn
phản cách mạng; bắt, trừng trị nhiều tên tay sai, chỉ điểm, vô hiệu hoá hoạt động
của các thế lực phản động trong nước câu kết với giặc ngoại xâm, góp phần tạo
thế và lực cho cách mạng dần thoát ra khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Bọn Quốc dân đảng nhân cơ hội hiệp ước Hoa Pháp, quân Pháp thay thế
quân Tưởng chiếm đóng Bắc Bộ, chúng ráo tiết tiến hành âm mưu đảo chính
nhằm lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ, lập chính quyền làm tay sai cho
Pháp. Được Pháp giúp sức, chúng vạch ra kế hoạch lợi dụng cuộc diễu binh
chào mừng Quốc khánh nước pháp 14/7/1946 để gây rối loạn, lật đổ chính
quyền. Dự định khi đoàn diễu binh đi qua Bắc Bộ phủ chúng sẽ ném lựu đạn để
gây đổ máu. Lấy cớ này, Pháp đổ lỗi cho ta và ngay lập tức đưa quân đánh
chiếm Bắc Bộ phủ, bắt các thành viên Chính phủ cách mạng và tuyên bố thành
lập chính quyền của Quốc dân đảng làm tay sai cho Pháp.
Trinh sát chính trị, Sở Công an Bắc Bộ đã nắm được toàn bộ âm mưu
phản cách mạng của Quốc dân Đảng, tuy nhiên ta chưa có bằng chứng cụ thể để
trình Chính phủ cho trấn áp. Đêm ngày 11/7 tin của cơ sở cho biết, tại số 132
Đuy-Vi-Nhô (nay là phố Bùi Thị Xuân) bọn Quốc dân đảng đã in xong truyền
đơn, lời hiệu triệu để chuyển đi nơi khác và đến sáng ngày12/7, bọn Quốc dân
đảng ở Hà nội sẽ rút vào bí mật để chuẩn bị đảo chính.



Cán bộ, chiến sĩ Đội trinh sát chính trị- Sở Công an Bắc Bộ

Đêm đó Nha Công an và Sở Công an Bắc Bộ đã họp và quyết định “Vận
mệnh của quốc gia dân tộc là trên hết, phải đột kích vào trụ sở 132 Đuy-Vi-Nhô,
thu chứng cứ trình Chính phủ để xin được mở cuộc trấn áp Quốc dân đảng, nếu
không sẽ không còn thời cơ”.
Bằng quyết định táo bạo đó, mờ sáng ngày 12/7 một tiểu đội Công an
xung phong và trinh sát chính trị đã đột kích vào 132 Đuy-Vi-Nhô, bắt 20 tên
Quốc dân đảng cùng truyền đơn, tài liệu đã được đóng sẵn. Trước những chứng
cứ rõ ràng trên, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã ra lệnh cho phép
lực lượng An ninh mở đợt tấn công trấn áp 41 trụ sở công khai và bí mật của
Quốc dân đảng ở Hà Nội. Sau đó mở rộng trấn áp ra các tỉnh, thành phố, bắt hơn
300 tên, trong đó có Phan Kích Nam là Bí thư Đệ nhất khu và còn có chân trong
Quốc hội tại số 07 Phan Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều). Sau trấn áp,
ta mở cuộc triển lãm về tội ác của chúng tại số 07 Ôn Như Hầu để đồng bào ta ở
Hà Nội chứng kiến, vạch trần bộ mặt quốc gia giả hiệu của Quốc dân đảng. Vì
thế đồng bào ta càng tích cực giúp đỡ, tạo áp lực chính trị mạnh mẽ, làm cho
quân Pháp không dám can thiệp.
Cuộc tấn công, trấn áp, đập tan âm mưu đảo chính phản cách mạng của
Quốc dân đảng câu kết với quân đội Pháp tiến hành, xứng đáng là mốc son lịch
sử vẻ vang, là đỉnh cao sau 01 năm chiến đấu liên tục, dưới sự lãnh đạo của
Ðảng, Bác Hồ và sự đùm bọc của nhân dân, lực lượng An ninh nhân dân đã
anh dũng, kiên cường, mưu trí, cùng các lực lượng cách mạng khác tập trung
chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Ðảng,
chính quyền nhân dân trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chiến công
12/7/1946 khẳng định phẩm chất tận trung với Đảng, tinh thần mưu trí, sáng
tạo và quyết thắng của lực lượng An ninh nhân dân; tinh thần hiệp đồng tác
chiến giữa các lực lượng và sự hỗ trợ đắc lực của quần chúng nhân dân trong



đấu tranh chống phản cách mạng. Chiến công này là một mốc son chói lọi, đã
đi vào lịch sử dân tộc, mở đầu một chặng đường vẻ vang của lực lượng An
ninh nhân dân. Với ý nghĩa đó, Khẳng định tầm cỡ chiến công của lực lượng
Công an phá vụ án số 7 Ôn Như Hầu, ngày 24/5/2001, Bộ trưởng Bộ Công an
ra Quyết định số 457/2001/QĐ-BCA(X11) chính thức công nhận ngày
12/7/1946 là "ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam" ngày 12/7/1946 đã trở thành mốc son lịch sử vẻ vang- ngày truyền thống của
lực lượng An ninh nhân dân.
2. Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống lực lượng An ninh
nhân dân?
2.1. Bài học kinh nghiệm từ vụ án Ôn Như Hầu
Những diễn biến sau đó và lịch sử 70 năm qua đã chứng minh rằng: thắng
lợi trọn vẹn của vụ án Ôn Như Hầu đã để lại nhiều bài học sâu sắc:
- Trận đột nhập đêm 11/7 vào132 Duvineau là cái mốc quan trọng, nó vừa
kết thúc quá trình trinh sát bí mật, vừa mở ra giai đoạn tấn công tực tiếp, công
khai trên diện rộng. Ngay từ buổi sơ khai LLCA đã kết hợp công tác trinh sát và
điều tra ngay từ giai đoạn đầu. Đồng thời đây là một quyết định dũng cảm, dám
chịu trách nhiệm, không đùn đẩy, do dự của lãnh đạo Nha Công an và sự dũng
cảm, mưu trí của các chiến sĩ Công an xung phong được giao nhiệm vụ.
- Vụ án Ôn Như Hầu kết thúc trong thắng lợi đã vạch rõ bản chất của bọn
Việt Quốc, Việt Cách là: núp bóng, mang danh nghĩa cách mạng nhưng thực
chất là một lũ ô hợp, bọn phản động, cướp bóc tống tiền và cao hơn là đã phản
lại lợi ích dân tộc. Điều đó đã giúp nhân dân cảnh giác, không tin vào những
luận điệu giả hiệu của chúng và càng tin tưởng hơn vào Đảng, vào Chủ tịch hồ
Chí Minh. Đ/c Tổng Bí thư Trường Chinh đã đánh giá: vụ án Ôn Như Hầu "đã
lôi ra ánh sáng dư luận một bọn giả danh chính trị, giả danh quốc gia, dân tộc
và do đó nó làm cho sự đoàn kết của các đảng phái yêu nước của toàn dân ngày
một chặt chẽ thêm."
- Khám phá thành công vụ án này, ta đã đập tan được một âm mưu thâm
độc, nguy hiểm và cao nhất của thực dân Pháp cấu kết với bọn phản động hòng

tạo ra cái cớ ta không đảm được an ninh cho quân đội Pháp để chuyển hoá từ
việc gây rối chính trị đến việc lật đổ chính quyền Cách mạng. Sau thất bại này,
buộc Pháp phải bộc lộ chân tướng khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta
lần thứ 2 một cách vô cớ và phi nghĩa. Điều đó đã thức tỉnh lương tri nhân dân
thế giới, nhân dân Pháp và toàn dân đất Việt.
- Chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ được bảo vệ và đứng vững trong
hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt; bảo vệ an toàn cho đoàn đại biểu Chính phủ và
Hồ Chủ tịch đang ở thăm Pháp. Ta có thêm 5 tháng nữa để củng cố, xây dựng ,
chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng bước vào cuộc Trường kì kháng chiến.
- Thắng lợi của vụ án đã khẳng định sự trưởng thành của lực lượng Công


an Việt Nam non trẻ. Sự trưởng thành đó không chỉ về nhận thức chính trị mà cả
về biện pháp nghiệp vụ, về đối sách. LLCA, ngay từ buổi đầu đã thực hiện
nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, áp dụng tốt phương châm: Kiên quyết nhưng
thận trọng, dùng địch để đánh địch; chủ động tấn công, kịp thời phá án; phá từ
trong trứng âm mưu của bọn phản động, không để gây thiệt hại cho Cách mạng;
kết hợp đấu tranh bí mật và đấu tranh công khai; kết hợp đấu tranh vũ trang để
trấn áp với đấu tranh chính trị để vạch mặt bọn phản động; kết hợp trinh sát với
thu thập chứng cứ...Những vấn đề đó cùng với các bài học về: Phẩm chất quán
triệt sâu sắc đường lối của Đảng, tinh thần quả cảm, sâu sát, dám chịu trách
nhiệm trong tình huống hiểm nghèo, khẩn trương của người lãnh đạo; Phương
thức vận động quần chúng; Tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ trong lập án,
phá án; coi trọng chứng cứ...đã là những bài học quý giá cho chặng đường tiếp
theo và tương lai.
Sau đó, để tranh thủ thêm thời gian xây dựng nền móng chính thể mới;
củng cố, xây dựng lực lượng, ta đã kí Tạm ước 14/9/1946 với Pháp. Nhưng kẻ
địch đã bội ước, lấn tới bằng chính trị, quân sự, ngày 23/9 chúng nổ súng ở Sài
Gòn, mở đầu cho việc thực hiện âm mưu đặt lại ách thống trị trên toàn bộ đất
nước ta. Cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, LLCA bước vào một cuộc

chiến mới và đã lập thêm nhiều chiến tích mới. Nhưng thắng lợi của Vụ án Ôn
Như Hầu vẫn là cái mốc đầu tiên rất vẻ vang và quý giá. Chiến công đó, những
người lãnh đạo, chỉ huy, những CBCS, những điệp viên, cơ sở, nhân mối và
đồng bào chung tay góp sức làm nên chiến tích đó hoàn toàn xứng đáng được
ghi danh, tôn vinh một cách tương xứng.
2.2. Phẩm chất cách mạng của lực lượng an ninh nhân dân hình thành
qua vụ án Ôn Như Hầu
Thắng lợi vụ án Ôn Như Hầu và ngày 12/07 hàng năm làm ngày truyền
thống của lực lương an ninh nhân dân có một ý nghĩa to lớn, từ trong đấu tranh
cách mạng, các thế hệ An ninh nhân dân đã gây dựng, kết tinh và bồi đắp những
phẩm chất cần có và có giá trị lưu truyền để các thế hệ sau phát huy ngày một
rạng rỡ hơn, vẻ vang hơn Phẩm chất đó là "Tận trung với Đảng, đoàn kết hiệp
đồng, mưu trí sáng tạo và quyết thắng".
Nhiệm vụ cơ bản của lực lượng An ninh từ khi ra đời đến nay không thay
đổi. Tính chất của trận tuyến đấu tranh chống phản cách mạng ngày một khó
khăn, phức tạp hơn. Vì thế hoạt động của lực lượng An ninh không chỉ trở thành
thói quen, thành nề nếp mà còn phải luôn luôn phát triển, không ngừng hoàn
thiện. Đây là những căn cứ khoa học để lý giải nội hàm của "Tận trung với
Đảng, đoàn kết hiệp đồng, mưu trí sáng tạo và quyết thắng".
- Tận trung với Đảng là phẩm chất đầu tiên, quyết định nhất, định hướng
cho tư duy và hành động. Mỗi cán bộ, chiến sỹ An ninh luôn tâm niệm tuyệt đối
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ
của một người cán bộ đảng viên, góp phần làm cho lý tưởng, mục đích của Đảng
thành hiện thực. Nhưng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ được giao, như thế
chưa đủ, mà lực lượng An ninh phải vượt qua mọi nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh


tính mạng, chiến đấu để bảo vệ đường lối của Đảng, tổ chức của Đảng; bảo vệ
thành quả cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Đoàn kết, hiệp đồng là nhân tố tạo ra sức mạnh tổng hợp và bền vững

trong phòng chống phản cách mạng. Trước hết là phải xây dựng được khối đại
đoàn kết toàn dân, dựa vào nhân dân, xây dựng được thế trận an ninh có bề rộng,
có chiều sâu, phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, với Quân đội nhân
dân, với các lực lượng chuyên ngành trong Công an nhân dân; giữa Trung ương
với các địa phương để triển khai các chiến thuật, các biện pháp nghiệp vụ trong
phòng chống phản cách mạng.
Thực tiễn đã chứng minh, không có sự kiện nào, không có chiến công nào
của lực lượng An ninh lại không có sự đóng góp to lớn của quần chúng nhân
dân, của các cơ quan, đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã thấu
hiểu điều này, tháng 3/1948, trong thư viết cho Công an, Người đã chỉ rõ: "Nhân
dân ta có hàng chục triệu người, có mấy chục triệu tai, mắt, tay, chân. Nếu biết
dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong".
- Mưu trí, sáng tạo là phẩm chất hết sức quan trọng, được các thế hệ An
ninh nhân dân phát huy cao độ và vì vậy đã đánh thắng các đối phương sừng sỏ
nhất của mỗi thời kỳ lịch sử. Trận tuyến đấu tranh chống phản cách mạng là trận
tuyến bí mật, đấu mưu, đấu trí, đấu pháp, đấu lực. Nhân tố quyết định không bắt
đầu từ so sánh lực lượng thông thường mà lợi thế thuộc về bên nào cao tay hơn.
Chính vì vậy, trong các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, đối phương
đều có tiềm lực kinh tế hùng hậu, phương tiện hiện đại, lực lượng mạnh hơn ta
nhiều lần và liên kết thành những liên minh nhưng vẫn lần lượt thất bại trước cơ
quan An ninh Việt Nam. Bởi các thế hệ An ninh nhân dân không chỉ mưu trí
triển khai các cách đánh, các biện pháp nghiệp vụ mà còn luôn tìm tòi, phát hiện
để sáng tạo ra những cách đánh mới, tình huống mới và hoàn thiện hệ thống lý
luận từ thực tiễn sinh động. Có những lĩnh vực được nâng thành nghệ thuật,
buộc đối phương hoạt động dưới sự sắp đặt của mình nhiều năm nhưng chúng
vẫn không hay biết.
- Quyết thắng là tinh thần, nghị lực và ý chí của các thế hệ An ninh nhân
dân được xây dựng và bồi đắp trong suốt chiều dài lịch sử 70 năm qua. Đó là
mỗi cán bộ, chiến sỹ An ninh đều xác định dứt khoát tinh thần sẵn sàng nhận
mọi nhiệm vụ do cấp trên giao phó và quyết tâm hoàn thành tốt nhất. Đó là tinh

thần quyết tâm đánh thắng bất cứ kẻ thù nào dù chúng có âm mưu xảo quyệt đến
đâu.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, với phẩm chất đó, lực lượng An ninh đã lần
lượt đánh thắng các cơ quan tình báo đế quốc cũng như cơ quan tình báo một số
nước khác dày dạn kinh nghiệm nhất, dã tâm lớn nhất, hoàn thành xuất sắc
nhiệm bảo vệ đường lối của Đảng, tổ chức Đảng; bảo vệ chính quyền cách mạng
và bảo vệ nhân dân.
Sự kiện ngày 12/7/1946 được xác định là mốc son của lực lượng An ninh
trong đấu tranh để bảo vệ chính quyền cách mạng trong thời kỳ lịch sử đặc biệt,


thời kỳ được gọi là tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Những gì thế hệ An ninh đầu
tiên làm được từ sự kiện này đã đặt nền móng cho những phẩm chất trên. Các
thế hệ nối tiếp không ngừng bồi đắp, kế thừa, phát huy để phẩm chất đó ngày
một rạng rỡ hơn.
Với lớp trẻ đang hưởng cuộc sống thanh bình, được đào tạo cơ bản, được
trang bị đủ đầy như chúng ta hiện nay thì càng khâm phục hơn những đồng chí
lãnh đạo, những cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã góp phần quan trọng lập nên chiến
công đó, một chiến công nhanh chóng, trọn vẹn được lập trong điều kiện hết sức
ngặt nghèo! Đánh giá về thành công, bài học của vụ án Ôn Như Hầu, đồng chí
Bộ trưởng Lê Hồng Anh, trong Diễn văn đọc ngày 12/7/2001 đã nói: "Ngày
12/7 đã đi vào lịch sử dân tộc, là mốc son sáng chói về chủ nghĩa anh hùng
Cách mạng, làm vẻ vang cho lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng công an
nhân dân Việt Nam". Cũng chính bởi ý nghĩa to lớn của sự kiện này mà ngày
12/7 trở thành ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam.
2.3. Ý nghĩa việc xác định ngày 12/7/1946 là Ngày truyền thống lực
lượng an ninh nhân dân
Thứ nhất, ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân mang ý nghĩa
chính trị, tư tưởng sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng
thành ngày càng vững mạnh của một trong những lực lượng vũ trang cách mạng

nòng cốt, quan trọng của Đảng, Nhà nước, đảm bảo sự tồn vong của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thứ hai, đây là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân
đối với những đóng góp to lớn của lực lượng An ninh nhân dân trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trải qua 70 năm chiến
đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, qua
đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đặc biệt
đã phá tan mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa tại nước ta.
Thứ ba, việc xác định ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân
có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí kiên
cường, vượt qua gian khổ cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng An ninh nhân
dân, để qua đó góp phần tăng cường, củng cố vững chắc niềm tin, lòng trung
thành của lực lượng An ninh nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước. Những hoạt động như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng
nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ nghiệp vụ,
không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Thứ tư, hàng năm, thông qua tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đây
chính là thời điểm để đánh giá và tổng kết những thành tựu đã đạt được và
những hạn chế, thiếu sót trong công cuộc bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật


tự an toàn xã hội, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm trong tình hình mới.
Trải qua 70 năm chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ của lực lượng An
ninh nhân dân đã không ngừng bồi đắp, làm rạng rỡ truyền thống anh hùng, tận
trung với Ðảng, đoàn kết, hiệp đồng, mưu trí, sáng tạo và quyết thắng, đóng góp
to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và bảo

vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện thành công mục tiêu xây
dựng xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, dù điều kiện chiến đấu vô
cùng khó khăn, gian khổ và ác liệt, nhưng cán bộ, chiến sĩ lực lượng An ninh
nhân dân đã nêu cao phẩm chất cách mạng kiên cường, tận trung với Ðảng, tận
hiếu với dân, được nhân dân đùm bọc, được các đoàn thể cách mạng giúp đỡ,
từng bước vượt qua mọi thử thách. Cán bộ, chiến sĩ an ninh luôn thấm sâu quan
điểm quần chúng của Ðảng, dựa vào nhân dân, vừa phát triển lực lượng, thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ các đầu mối của Ðảng, bảo vệ căn cứ, giữ gìn an ninh
vùng giải phóng; vừa khám phá các ổ nhóm gián điệp, biệt kích, nội gián và tổ
chức những trận đánh táo bạo, chớp nhoáng nhằm vào các cơ quan thiết yếu,
quan trọng, đầu não của địch. Có những thời điểm, những trận đánh, trên một số
trận tuyến, lực lượng An ninh nhân dân gặp bất lợi về thế trận, tổn thất về lực
lượng, nhưng bằng nghị lực phi thường, niềm tin son sắt vào thắng lợi của cách
mạng và được nhân dân giúp đỡ, cán bộ, chiến sĩ an ninh đã vượt qua nguy
hiểm, thử thách, rút ra những bài học kinh nghiệm để đập tan âm mưu phản cách
mạng của các thế lực thù địch. Trong nhiều cuộc chiến không cân sức, nhiều
chiến sĩ an ninh đã chiến đấu ngoan cường, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của dân
tộc. Sự hy sinh cao cả của các Anh hùng liệt sĩ An ninh nhân dân đã tô thắm
truyền thống lực lượng An ninh nhân dân.
Những năm qua, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp,
khó lường, hợp tác và đấu tranh luôn đan xen, đối tượng - đối tác có sự chuyển
hóa lẫn nhau. Ở trong nước, tình hình kinh tế - xã hội phải đối mặt với nhiều khó
khăn, các yếu tố "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ngày càng xuất hiện rõ hơn.
Nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia đứng trước nhiều khó khăn, thách thức...
Trong bối cảnh đó, lực lượng An ninh nhân dân đã quán triệt nghiêm túc quan
điểm của Ðảng về bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; chủ động nắm
diễn biến tình hình thế giới, khu vực, kịp thời báo cáo, tham mưu cho Ðảng,
Chính phủ và Bộ Công an tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về an
ninh quốc gia trên các lĩnh vực. Lực lượng An ninh nhân dân đã chủ động đấu

tranh, ngăn chặn âm mưu, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch;
tập trung chỉ đạo và đấu tranh quyết liệt các hoạt động tình báo, gián điệp; đấu
tranh với số đối tượng phản động ở trong nước và ngoài nước, đấu tranh phòng,
chống khủng bố, góp phần bảo đảm không để xảy ra biểu tình bạo loạn, không
để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa, không để các thế lực thù
địch và các phần tử chống đối thực hiện âm mưu tiến hành "cách mạng màu",


"cách mạng đường phố"... ở Việt Nam.
70 năm chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn được
nhân dân tin yêu, Ðảng, Nhà nước đánh giá cao. Ðến nay, lực lượng An ninh
nhân dân đã vinh dự được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng hai Huân chương Sao
Vàng, ba Huân chương Hồ Chí Minh, được phong tặng danh hiệu Anh hùng
LLVTND, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác; hàng trăm lượt tập thể và cá
nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND; hàng nghìn lượt tập thể
và cá nhân trong lực lượng An ninh nhân dân được tặng thưởng huân chương
các hạng.
3. Nhiệm vụ của lực lượng an ninh nhân dân trong giai đoạn hiện nay
Thời gian tới, tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực sẽ còn nhiều
diễn biến phức tạp; các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp
tục gia tăng, đặt ra nhiều thách thức lớn đối với an ninh và lợi ích của Việt Nam.
Trong nước, kinh tế - xã hội tuy có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn
đối mặt với nhiều thách thức lớn, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định
về an ninh, trật tự... Bối cảnh đó đặt ra cho công tác bảo đảm an ninh quốc gia
nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi có cách tiếp cận đa chiều, từ nhận thức tình
hình, hoạch định chiến lược, chính sách đến lựa chọn biện pháp, đối sách, cũng
như xây dựng lực lượng an ninh chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Ðể phát huy cao
độ truyền thống anh hùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc
gia trong tình hình mới, lực lượng An ninh nhân dân cần thực hiện tốt các công
tác trọng tâm sau:

Một là, đổi mới nhận thức về an ninh quốc gia và công tác bảo vệ an ninh
quốc gia trong tình hình mới. An ninh quốc gia hiện nay cần được nhận thức
theo hướng mở rộng, dựa trên quan điểm lợi ích quốc gia, dân tộc và gắn với hài
hòa lợi ích quốc tế, khu vực. Bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống phải chú
trọng những vấn đề an ninh phi truyền thống; an ninh quốc gia không chỉ giới
hạn trong không gian lãnh thổ hành chính của đất nước, mà còn mở rộng ra bên
ngoài, nơi lợi ích và ảnh hưởng của Việt Nam đang tồn tại và phát triển; công
tác bảo đảm an ninh quốc gia phải gắn chặt và phục vụ sự nghiệp CNH, HÐH và
hội nhập quốc tế của đất nước.
Hai là, lực lượng An ninh nhân dân cùng toàn lực lượng Công an nhân
dân kiên quyết giữ vững mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia,
bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, góp phần tạo môi trường hòa bình, thuận
lợi, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của
đất nước; kiên quyết đánh bại âm mưu thực hiện chiến lược "diễn biến hòa
bình", "cách mạng màu", "cách mạng đường phố"... của các thế lực thù địch tại
Việt Nam; trong mọi tình huống không để bị động, bất ngờ, không để xảy ra bạo
loạn, khủng bố, phá hoại, không để hình thành, công khai tổ chức chính trị đối
lập ở trong nước. Ðể thực hiện mục tiêu đó, lực lượng An ninh nhân dân cần tập


trung nghiên cứu, đổi mới các mặt công tác, trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác nghiệp vụ, hướng về cơ sở, giải quyết những vấn đề cơ bản để
chủ động kiểm soát tình hình, giải quyết những yếu tố gây mất ổn định từ trong
cơ sở, từ khi mới manh nha, không để tác động đến an ninh quốc gia; đấu tranh
ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch đối với Việt Nam.
Ba là, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, lực lượng An ninh
nhân dân cần linh hoạt, mềm dẻo trong việc xác định đối tượng đấu tranh và đối
tác hợp tác theo phương châm "thêm bạn bớt thù", phục vụ sự nghiệp CNH,
HÐH đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời đấu tranh làm thất bại mọi âm

mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam của các thế lực thù địch;
tăng cường hợp tác quốc tế, sử dụng các tác động ngoại giao trong đấu tranh bảo
vệ an ninh quốc gia; đổi mới hợp tác với an ninh các nước theo hướng thực chất
hơn về trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền
thống (phòng, chống khủng bố, tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia...). Thông
qua hợp tác, gắn kết lợi ích với các quốc gia khác để phát huy tối đa những lợi
ích đem lại từ "mặt đối tác", đồng thời hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực
của "mặt đối tượng", từng bước chuyển hóa "mặt đối tượng" thành "mặt đối tác"
trong điều kiện có thể, phục vụ yêu cầu, lợi ích quốc gia Việt Nam.
Bốn là, đổi mới, tăng cường công tác xây dựng lực lượng, hiện thực hóa
mục tiêu xây dựng lực lượng An ninh nhân dân theo hướng cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, hiện đại. Tổ chức tốt phong trào "Công an nhân dân học tập,
thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy"; thực hiện tốt khẩu hiệu hành động "Kỷ cương,
trách nhiệm, hiệu quả". Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ lực lượng An ninh
nhân dân tuyệt đối trung thành với Ðảng, với Tổ quốc, "vì nước quên thân, vì
dân phục vụ"; có lý tưởng cách mạng trong sáng, nắm vững pháp luật và tinh
thông nghiệp vụ, giỏi về khoa học - kỹ thuật và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.
Năm là, lực lượng An ninh nhân dân tập trung làm tốt chức năng tham
mưu cho Ðảng, Nhà nước và phối hợp các ban, ngành, các lực lượng liên quan
trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia; tăng cường công tác nắm tình hình,
đánh giá, dự báo sát diễn biến tình hình liên quan để chủ động tham mưu, đề
xuất với Ðảng, Nhà nước những vấn đề về chiến lược, sách lược trong quan hệ
đối nội, đối ngoại, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phối hợp các lực lượng, các cấp, các ngành xây
dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân, phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc và đặc biệt là chú trọng công tác bảo vệ nội bộ để phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Ðảng, toàn dân vào sự nghiệp
bảo vệ an ninh quốc gia./.



Câu hỏi 2:
Đồng chí hãy kể một chiến công tiêu biểu
của lực lượng An ninh nhân dân trong mỗi thời
kỳ cách mạng (giai đoạn: 1945-1954; 1954-1975
và từ năm 1975 đến nay); phân tích, làm rõ ỹ
nghĩa, giá trị lịch sử của mỗi chiến công đó?
Đồng chí hãy cho biết Lực lượng An ninh nhân
dân, Tổng cục An ninh đã được Đảng, Nhà nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân khi nào?

Các đối tượng trong chuyên án CM12

Trụ sở chính của Việt Nam Quốc dân Đảng
ở số 7 phố Ôn Như Hầu


Đối tượng Phạm Chuyên
trong Chuyên án BK63

1. Đồng chí hãy kể một chiến công tiêu biểu của lực lượng An ninh
nhân dân trong mỗi thời kỳ cách mạng (giai đoạn: 1945-1954; 1954-1975 và
từ năm 1975 đến nay); phân tích, làm rõ ỹ nghĩa, giá trị lịch sử của mỗi chiến
công đó?
Những ngày này, CBCS lực lượng an ninh nhân dân (ANND) cả nước
đang ôn lại truyền thống hào hùng quá trình 70 năm xây dựng và trưởng thành.
Ra đời đúng lúc cao trào của Cách mạng tháng Tám 1945, lực lượng ANND
được Đảng giao trọng trách đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng, bảo vệ
Đảng, cách mạng và nhân dân. Vừa ra đời, lực lượng ANND đã bước ngay vào

cuộc đấu tranh chống liên minh phản cách mạng trong - ngoài, mưu đồ lật đổ
chính quyền cách mạng non trẻ.
Cống hiến trí tuệ, xương máu và cả sinh mạng, lực lượng ANND đã lập
nên nhiều chiến công, góp phần làm rạng rỡ thêm những trang sử vẻ vang của
dân tộc Việt Nam, của lực lượng CAND; đó cũng là những mốc son tiêu biểu
trong muôn vàn những chiến công thầm lặng của lực lượng ANND nói riêng và
lực lượng CAND công an nhân dân nói chung. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cách
mạng, có thể kể đến những mốc son như:
1.1. Giai đoạn: 1945-1954 - Vụ án Ôn Như Hầu và ngày truyền thống
lực lượng An ninh nhân dân.
Là một trong những lực lượng vũ trang cách mạng trọng yếu để bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Ðảng và chế độ XHCN, lực lượng An ninh nhân
dân Việt Nam vinh dự được ra đời trong những ngày tháng hào hùng của cuộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (19-8-1945).
Vừa mới thành lập, lực lượng An ninh đã phải đương đầu với các thế lực
ngoại xâm hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Các cơ quan tình báo, gián điệp của các
thế lực ngoại xâm câu kết với các đảng phái phản động trong nước thành liên
minh phản cách mạng cực kỳ nguy hiểm. Trong bối cảnh "thù trong, giặc
ngoài", đất nước ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", lực lượng An ninh đã
dựa hẳn vào nhân dân, lập nhiều chiến công xuất sắc trong đấu tranh trấn áp bọn
phản cách mạng; bắt, trừng trị nhiều tên tay sai, chỉ điểm, vô hiệu hoá hoạt động
của các thế lực phản động trong nước câu kết với giặc ngoại xâm, góp phần tạo
thế và lực cho cách mạng dần thoát ra khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Bọn Quốc dân đảng nhân cơ hội hiệp ước Hoa Pháp, quân Pháp thay thế
quân Tưởng chiếm đóng Bắc Bộ, chúng ráo tiết tiến hành âm mưu đảo chính
nhằm lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ, lập chính quyền làm tay sai cho


Pháp. Được Pháp giúp sức, chúng vạch ra kế hoạch lợi dụng cuộc diễu binh
chào mừng Quốc khánh nước pháp 14/7/1946 để gây rối loạn, lật đổ chính

quyền. Dự định khi đoàn diễu binh đi qua Bắc Bộ phủ chúng sẽ ném lựu đạn để
gây đổ máu. Lấy cớ này, Pháp đổ lỗi cho ta và ngay lập tức đưa quân đánh
chiếm Bắc Bộ phủ, bắt các thành viên Chính phủ cách mạng và tuyên bố thành
lập chính quyền của Quốc dân đảng làm tay sai cho Pháp.
Trinh sát chính trị, Sở Công an Bắc Bộ đã nắm được toàn bộ âm mưu
phản cách mạng của Quốc dân Đảng, tuy nhiên ta chưa có bằng chứng cụ thể để
trình Chính phủ cho trấn áp. Đêm ngày 11/7 tin của cơ sở cho biết, tại số 132
Đuy-Vi-Nhô (nay là phố Bùi Thị Xuân) bọn Quốc dân đảng đã in xong truyền
đơn, lời hiệu triệu để chuyển đi nơi khác và đến sáng ngày12/7, bọn Quốc dân
đảng ở Hà nội sẽ rút vào bí mật để chuẩn bị đảo chính.

Cán bộ, chiến sĩ Đội trinh sát chính trị- Sở Công an Bắc Bộ

Đêm đó Nha Công an và Sở Công an Bắc Bộ đã họp và quyết định “Vận
mệnh của quốc gia dân tộc là trên hết, phải đột kích vào trụ sở 132 Đuy-Vi-Nhô,
thu chứng cứ trình Chính phủ để xin được mở cuộc trấn áp Quốc dân đảng, nếu
không sẽ không còn thời cơ”.
Bằng quyết định táo bạo đó, mờ sáng ngày 12/7 một tiểu đội Công an
xung phong và trinh sát chính trị đã đột kích vào 132 Đuy-Vi-Nhô, bắt 20 tên
Quốc dân đảng cùng truyền đơn, tài liệu đã được đóng sẵn. Trước những chứng
cứ rõ ràng trên, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã ra lệnh cho phép
lực lượng An ninh mở đợt tấn công trấn áp 41 trụ sở công khai và bí mật của
Quốc dân đảng ở Hà Nội. Sau đó mở rộng trấn áp ra các tỉnh, thành phố, bắt hơn
300 tên, trong đó có Phan Kích Nam là Bí thư Đệ nhất khu và còn có chân trong
Quốc hội tại số 07 Phan Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều). Sau trấn áp,
ta mở cuộc triển lãm về tội ác của chúng tại số 07 Ôn Như Hầu để đồng bào ta ở
Hà Nội chứng kiến, vạch trần bộ mặt quốc gia giả hiệu của Quốc dân đảng. Vì


thế đồng bào ta càng tích cực giúp đỡ, tạo áp lực chính trị mạnh mẽ, làm cho

quân Pháp không dám can thiệp.
Cuộc tấn công, trấn áp, đập tan âm mưu đảo chính phản cách mạng của
Quốc dân đảng câu kết với quân đội Pháp tiến hành, xứng đáng là mốc son lịch
sử vẻ vang, là đỉnh cao sau 01 năm chiến đấu liên tục, dưới sự lãnh đạo của
Ðảng, Bác Hồ và sự đùm bọc của nhân dân, lực lượng An ninh nhân dân đã anh
dũng, kiên cường, mưu trí, cùng các lực lượng cách mạng khác tập trung chống
thù trong, giặc ngoài để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Ðảng, chính quyền
nhân dân trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chiến công 12/7/1946 khẳng
định phẩm chất tận trung với Đảng, tinh thần mưu trí, sáng tạo và quyết thắng
của lực lượng An ninh nhân dân; tinh thần hiệp đồng tác chiến giữa các lực
lượng và sự hỗ trợ đắc lực của quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống phản
cách mạng. Chiến công này là một mốc son chói lọi, đã đi vào lịch sử dân tộc,
mở đầu một chặng đường vẻ vang của lực lượng An ninh nhân dân. Với ý nghĩa
đó, ngày 12/7/1946 đã trở thành mốc son lịch sử vẻ vang- ngày truyền thống
của lực lượng An ninh nhân dân.
Những diễn biến sau đó và lịch sử 70 năm qua đã chứng minh rằng: thắng
lợi trọn vẹn của vụ án Ôn Như Hầu đã để lại nhiều bài học sâu sắc:
- Trận đột nhập đêm 11/7 vào132 Duvineau là cái mốc quan trọng, nó vừa
kết thúc quá trình trinh sát bí mật, vừa mở ra giai đoạn tấn công tực tiếp, công
khai trên diện rộng. Ngay từ buổi sơ khai LLCA đã kết hợp công tác trinh sát và
điều tra ngay từ giai đoạn đầu. Đồng thời đây là một quyết định dũng cảm, dám
chịu trách nhiệm, không đùn đẩy, do dự của lãnh đạo Nha Công an và sự dũng
cảm, mưu trí của các chiến sĩ Công an xung phong được giao nhiệm vụ.
- Vụ án Ôn Như Hầu kết thúc trong thắng lợi đã vạch rõ bản chất của bọn
Việt Quốc, Việt Cách là: núp bóng, mang danh nghĩa cách mạng nhưng thực
chất là một lũ ô hợp, bọn phản động, cướp bóc tống tiền và cao hơn là đã phản
lại lợi ích dân tộc. Điều đó đã giúp nhân dân cảnh giác, không tin vào những
luận điệu giả hiệu của chúng và càng tin tưởng hơn vào Đảng, vào Chủ tịch hồ
Chí Minh. Đ/c Tổng Bí thư Trường Chinh đã đánh giá: vụ án Ôn Như Hầu "đã
lôi ra ánh sáng dư luận một bọn giả danh chính trị, giả danh quốc gia, dân tộc

và do đó nó làm cho sự đoàn kết của các đảng phái yêu nước của toàn dân ngày
một chặt chẽ thêm."
- Khám phá thành công vụ án này, ta đã đập tan được một âm mưu thâm
độc, nguy hiểm và cao nhất của thực dân Pháp cấu kết với bọn phản động hòng
tạo ra cái cớ ta không đảm được an ninh cho quân đội Pháp để chuyển hoá từ
việc gây rối chính trị đến việc lật đổ chính quyền Cách mạng. Sau thất bại này,
buộc Pháp phải bộc lộ chân tướng khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta
lần thứ 2 một cách vô cớ và phi nghĩa. Điều đó đã thức tỉnh lương tri nhân dân
thế giới, nhân dân Pháp và toàn dân đất Việt.
- Chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ được bảo vệ và đứng vững trong


hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt; bảo vệ an toàn cho đoàn đại biểu Chính phủ và
Hồ Chủ tịch đang ở thăm Pháp. Ta có thêm 5 tháng nữa để củng cố, xây dựng ,
chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng bước vào cuộc Trường kì kháng chiến.
- Thắng lợi của vụ án đã khẳng định sự trưởng thành của lực lượng Công
an Việt Nam non trẻ. Sự trưởng thành đó không chỉ về nhận thức chính trị mà cả
về biện pháp nghiệp vụ, về đối sách. LLCA, ngay từ buổi đầu đã thực hiện
nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, áp dụng tốt phương châm: Kiên quyết nhưng
thận trọng, dùng địch để đánh địch; chủ động tấn công, kịp thời phá án; phá từ
trong trứng âm mưu của bọn phản động, không để gây thiệt hại cho Cách mạng;
kết hợp đấu tranh bí mật và đấu tranh công khai; kết hợp đấu tranh vũ trang để
trấn áp với đấu tranh chính trị để vạch mặt bọn phản động; kết hợp trinh sát với
thu thập chứng cứ...Những vấn đề đó cùng với các bài học về: Phẩm chất quán
triệt sâu sắc đường lối của Đảng, tinh thần quả cảm, sâu sát, dám chịu trách
nhiệm trong tình huống hiểm nghèo, khẩn trương của người lãnh đạo; Phương
thức vận động quần chúng; Tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ trong lập án,
phá án; coi trọng chứng cứ...đã là những bài học quý giá cho chặng đường tiếp
theo và tương lai.
Sau đó, để tranh thủ thêm thời gian xây dựng nền móng chính thể mới;

củng cố, xây dựng lực lượng, ta đã kí Tạm ước 14/9/1946 với Pháp. Nhưng kẻ
địch đã bội ước, lấn tới bằng chính trị, quân sự, ngày 23/9 chúng nổ súng ở Sài
Gòn, mở đầu cho việc thực hiện âm mưu đặt lại ách thống trị trên toàn bộ đất
nước ta. Cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, LLCA bước vào một cuộc
chiến mới và đã lập thêm nhiều chiến tích mới. Nhưng thắng lợi của Vụ án Ôn
Như Hầu vẫn là cái mốc đầu tiên rất vẻ vang và quý giá. Chiến công đó, những
người lãnh đạo, chỉ huy, những CBCS, những điệp viên, cơ sở, nhân mối và
đồng bào chung tay góp sức làm nên chiến tích đó hoàn toàn xứng đáng được
ghi danh, tôn vinh một cách tương xứng.
Thắng lợi vụ án Ôn Như Hầu và ngày 12/07 hàng năm làm ngày truyền
thống của lực lương an ninh nhân dân có một ý nghĩa to lớn, từ trong đấu tranh
cách mạng, các thế hệ An ninh nhân dân đã gây dựng, kết tinh và bồi đắp những
phẩm chất cần có và có giá trị lưu truyền để các thế hệ sau phát huy ngày một
rạng rỡ hơn, vẻ vang hơn Phẩm chất đó là "Tận trung với Đảng, đoàn kết hiệp
đồng, mưu trí sáng tạo và quyết thắng".
Nhiệm vụ cơ bản của lực lượng An ninh từ khi ra đời đến nay không thay
đổi. Tính chất của trận tuyến đấu tranh chống phản cách mạng ngày một khó
khăn, phức tạp hơn. Vì thế hoạt động của lực lượng An ninh không chỉ trở thành
thói quen, thành nề nếp mà còn phải luôn luôn phát triển, không ngừng hoàn
thiện. Đây là những căn cứ khoa học để lý giải nội hàm của "Tận trung với
Đảng, đoàn kết hiệp đồng, mưu trí sáng tạo và quyết thắng".
- Tận trung với Đảng là phẩm chất đầu tiên, quyết định nhất, định hướng
cho tư duy và hành động. Mỗi cán bộ, chiến sỹ An ninh luôn tâm niệm tuyệt đối
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ
của một người cán bộ đảng viên, góp phần làm cho lý tưởng, mục đích của Đảng


thành hiện thực. Nhưng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ được giao, như thế
chưa đủ, mà lực lượng An ninh phải vượt qua mọi nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh
tính mạng, chiến đấu để bảo vệ đường lối của Đảng, tổ chức của Đảng; bảo vệ

thành quả cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Đoàn kết, hiệp đồng là nhân tố tạo ra sức mạnh tổng hợp và bền vững
trong phòng chống phản cách mạng. Trước hết là phải xây dựng được khối đại
đoàn kết toàn dân, dựa vào nhân dân, xây dựng được thế trận an ninh có bề rộng,
có chiều sâu, phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, với Quân đội nhân
dân, với các lực lượng chuyên ngành trong Công an nhân dân; giữa Trung ương
với các địa phương để triển khai các chiến thuật, các biện pháp nghiệp vụ trong
phòng chống phản cách mạng.
Thực tiễn đã chứng minh, không có sự kiện nào, không có chiến công nào
của lực lượng An ninh lại không có sự đóng góp to lớn của quần chúng nhân
dân, của các cơ quan, đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã thấu
hiểu điều này, tháng 3/1948, trong thư viết cho Công an, Người đã chỉ rõ: "Nhân
dân ta có hàng chục triệu người, có mấy chục triệu tai, mắt, tay, chân. Nếu biết
dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong".
- Mưu trí, sáng tạo là phẩm chất hết sức quan trọng, được các thế hệ An
ninh nhân dân phát huy cao độ và vì vậy đã đánh thắng các đối phương sừng sỏ
nhất của mỗi thời kỳ lịch sử. Trận tuyến đấu tranh chống phản cách mạng là trận
tuyến bí mật, đấu mưu, đấu trí, đấu pháp, đấu lực. Nhân tố quyết định không bắt
đầu từ so sánh lực lượng thông thường mà lợi thế thuộc về bên nào cao tay hơn.
Chính vì vậy, trong các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, đối phương
đều có tiềm lực kinh tế hùng hậu, phương tiện hiện đại, lực lượng mạnh hơn ta
nhiều lần và liên kết thành những liên minh nhưng vẫn lần lượt thất bại trước cơ
quan An ninh Việt Nam. Bởi các thế hệ An ninh nhân dân không chỉ mưu trí
triển khai các cách đánh, các biện pháp nghiệp vụ mà còn luôn tìm tòi, phát hiện
để sáng tạo ra những cách đánh mới, tình huống mới và hoàn thiện hệ thống lý
luận từ thực tiễn sinh động. Có những lĩnh vực được nâng thành nghệ thuật,
buộc đối phương hoạt động dưới sự sắp đặt của mình nhiều năm nhưng chúng
vẫn không hay biết.
- Quyết thắng là tinh thần, nghị lực và ý chí của các thế hệ An ninh nhân
dân được xây dựng và bồi đắp trong suốt chiều dài lịch sử 70 năm qua. Đó là

mỗi cán bộ, chiến sỹ An ninh đều xác định dứt khoát tinh thần sẵn sàng nhận
mọi nhiệm vụ do cấp trên giao phó và quyết tâm hoàn thành tốt nhất. Đó là tinh
thần quyết tâm đánh thắng bất cứ kẻ thù nào dù chúng có âm mưu xảo quyệt đến
đâu.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, với phẩm chất đó, lực lượng An ninh đã lần
lượt đánh thắng các cơ quan tình báo đế quốc cũng như cơ quan tình báo một số
nước khác dày dạn kinh nghiệm nhất, dã tâm lớn nhất, hoàn thành xuất sắc
nhiệm bảo vệ đường lối của Đảng, tổ chức Đảng; bảo vệ chính quyền cách mạng
và bảo vệ nhân dân.


Sự kiện ngày 12/7/1946 được xác định là mốc son của lực lượng An ninh
trong đấu tranh để bảo vệ chính quyền cách mạng trong thời kỳ lịch sử đặc biệt,
thời kỳ được gọi là tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Những gì thế hệ An ninh đầu
tiên làm được từ sự kiện này đã đặt nền móng cho những phẩm chất trên. Các
thế hệ nối tiếp không ngừng bồi đắp, kế thừa, phát huy để phẩm chất đó ngày
một rạng rỡ hơn.
Với lớp trẻ đang hưởng cuộc sống thanh bình, được đào tạo cơ bản, được
trang bị đủ đầy như chúng ta hiện nay thì càng khâm phục hơn những đồng chí
lãnh đạo, những cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã góp phần quan trọng lập nên chiến
công đó, một chiến công nhanh chóng, trọn vẹn được lập trong điều kiện hết sức
ngặt nghèo! Đánh giá về thành công, bài học của vụ án Ôn Như Hầu, đồng chí
Bộ trưởng Lê Hồng Anh, trong Diễn văn đọc ngày 12/7/2001 đã nói: "Ngày
12/7 đã đi vào lịch sử dân tộc, là mốc son sáng chói về chủ nghĩa anh hùng
Cách mạng, làm vẻ vang cho lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng công an
nhân dân Việt Nam". Cũng chính bởi ý nghĩa to lớn của sự kiện này mà ngày
12/7 trở thành ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam.

1.2. Giai đoạn: 1954-1975 - Chuyên án bắt gián điệp đầu tiên ở miền
Bắc – BK63

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, cơ quan tình báo Mỹ, ngụy
đã tung ra miền Bắc hàng trăm toán gián điệp biệt kích hòng thực hiện âm mưu
“đánh Cộng sản trong lòng Cộng sản”. Lực lượng CAND đã chủ động xây dựng
thế trận an ninh toàn dân, thực hiện thành công chiến thuật “dùng địch đánh
địch”, buộc trung tâm chỉ huy của chúng phải hoạt động dưới sự sắp đặt của
mình. Chuyên án BK63 là một trong những chiến công tiêu biểu của lực lượng
CAND trong cuộc đấu tranh bí này.
Trong suốt 10 năm (1961- 1970), lực lượng an ninh đã dùng chính gián
điệp mà CIA đánh ra Bắc để câu nhử CIA đưa phương tiện và nhiều toán biệt
kích ra Bắc theo ý đồ của ta. Được sự giúp đỡ của Cục Chính trị Tổng cục An
ninh, phóng viên Chuyên đề ANTG đã tiếp cận khá đầy đủ hồ sơ chuyên án.
Loạt bài tư liệu này sẽ dựng lại phần nào cuộc đấu trí suốt 10 năm của các cán
bộ an ninh với trung tâm CIA…
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đang lâm vào
thế bị động và đi dần đến thất bại thì đế quốc Mỹ đã từng bước triển khai âm
mưu thế chân Pháp xâm lược Việt Nam. Khi Pháp thất trận, đế quốc Mỹ càng
ngang nhiên và ráo riết triển khai các hoạt động ngầm để mở đường cho vũ trang
xâm lược. Từ năm 1956, chúng đã phát động cuộc chiến tranh gián điệp biệt
kích (GĐBK) ra miền Bắc bằng việc tiếp thu căn cứ GCMA của Pháp tại Nha
Trang, đầu tư tối đa về tiền bạc, tuyển chọn điệp viên, tổ chức huấn luyện. Đến


1961, những toán biệt kích đầu tiên đã xâm nhập miền Bắc bằng cả đường biển,
đường không và đường bộ.
Cùng với nhịp độ của các bước leo thang chiến tranh, cơ quan tình báo
Mỹ càng tăng cường đầu tư cho hoạt động GĐBK tiến hành ráo riết, ồ ạt các
điệp vụ đối với miền Bắc. Đặc biệt, tháng 1/1964, khi Giôn Xơn vừa nhậm chức
Tổng thống Mỹ đã ký ngay sắc lệnh triển khai gấp rút Kế hoạch 34 ALFA - mở
cuộc chiến tranh ngầm đối với miền Bắc Việt Nam và giao cho Bộ chỉ huy quân
sự Thái Bình Dương trực tiếp thực hiện. Từ đây, hoạt động biệt kích của chúng

không chỉ dừng lại ở mức độ các cơ quan tình báo thực hiện, mà còn có sự điều
hành thống nhất của Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương.

Lực lượng Công an truy bắt gián điệp biệt kích
Những nhà hoạch định chiến lược Mỹ, những chuyên gia dày dạn kinh
nghiệm về tổ chức phá hoại và lật đổ của CIA, DIA đều kỳ vọng vào thắng lợi
của cuộc chiến tranh bí mật này. Họ tin rằng: với đội quân ngầm được huấn
luyện kỹ lưỡng, được đầu tư tối đa, khi tung ra miền Bắc sẽ là lực lượng nòng
cốt thu thập tin tình báo và tổ chức phá hoại, đồng thời tạo dựng được lực lượng
chống đối đông đảo trong lòng xã hội miền Bắc, thực hiện thành công âm mưu
"đánh Cộng sản trong lòng Cộng sản", sẽ làm cho miền Bắc suy yếu và rối loạn,
chẳng những không tự bảo vệ được mình mà còn không thể chi viện cho miền
Nam.
….Một buổi sáng đầu tháng 4/1961, cũng như bao buổi sáng khác, ông
Ngột, một ngư dân ở thôn La Khê, xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Hồng
Quảng (nay là Quảng Ninh) cùng một bạn chài từ trong làng ra bến thuyền để đi
biển. Nhưng khi qua đầm Thùa (thôn La Khê), hai người bất ngờ thấy có một
chiếc thuyền nan có kiểu dáng rất lạ, không giống như của ngư dân vùng Hồng
Quảng đang sử dụng.
Tò mò, hai người đến xem thì thấy trong thuyền có hai chiếc bơi chèo,
một chiếc giỏ đan bằng mây để đựng cá, một cần câu, một ống câu. Thấy những
vật này bỏ trong chiếc thuyền vô chủ, ông Ngột đã lấy mang về nhà, còn chiếc


thuyền thì mang để ở bến thuyền với ý định sẽ dùng chung. Nhưng sáng hôm
sau, khi ra bến thì không thấy chiếc thuyền đâu nữa.
Chuyện chiếc thuyền lạ lập tức được báo cho Cơ quan Công an. Công an
huyện Yên Hưng sau đó cử cán bộ đi xác minh đã tìm thấy chiếc thuyền lạ này ở
một xã khác cách xã Tiền An 2km. Người chủ của chiếc thuyền trình bày rằng
anh ta mua lại của một gia đình thuyền chài.

Đúng lúc chuyện chiếc thuyền lạ bỗng nhiên dạt vào bờ còn chưa hết xôn
xao thì mấy hôm sau, anh Phạm Văn Hán, ở xã Tiền An lên báo với Công an xã
rằng mẹ anh là bà Trới, chiều ngày 9/4 khi lên núi Đầm Thùa lấy củi thì bất ngờ
thấy ở gần nhà Phạm Ốc có một người đàn ông lạ ngồi trong bụi rậm, xung
quanh có rất nhiều quần áo. Khi thấy bà, người này úp mặt trên đầu gối như che
mặt rồi gừ lên một tiếng nghe sởn tóc gáy, tưởng ma, bà vứt cả dao lẫn củi bỏ
chạy về nhà.

Khi Công an huyện cử cán bộ đến gặp bà Trới để hỏi chuyện này thì bà
nói rằng không có gì cả, người ngồi trong bụi rậm hôm ấy là Phạm Ốc, hôm đó
đi lấy dây rừng về buộc chuồng lợn, thấy bà đi một mình nên định trêu bà thôi.
Sau đó Ốc đã đến nhà xin lỗi vì làm bà sợ.
Tuy nhiên, với các cán bộ an ninh, xâu chuỗi những thông tin lại đã khiến
họ đặt một nghi vấn lớn hơn, bởi Phạm Ốc có một người anh ruột là Phạm
Chuyên vốn là một phần tử chống đối ở địa phương nhưng hai năm trước đã bỏ
trốn đi Nam.
Theo hồ sơ lưu tại Cơ quan Công an thì Phạm Chuyên sinh năm 1922,
thời Pháp thuộc đi lính khố xanh và được đi học về điện đài. Sau Cách mạng
Tháng Tám, Chuyên tham gia Cách mạng và được kết nạp vào Đảng và có một
thời gian làm ở Ty Công an Quảng Yên. Tháng 10/1947, Chuyên bị Pháp bắt,


sau được tha và làm thư ký hội đồng ở thị xã Hồng Gai. Tháng 5-1948, Chuyên
bỏ về quê, sau đó chạy vào căn cứ địa cách mạng ở huyện Hoành Bồ và được
kết nạp Đảng lại.
Cuối năm 1948, Chuyên được phân công phụ trách 3 xã ở huyện Yên
Hưng; đầu năm 1949, Chuyên được điều về làm ở Ban Thi đua tỉnh; đầu năm
1950 chuyển sang làm ở Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Yên. Năm 1953, khi được
cử đi học trường Đảng, Chuyên bị tố hủ hóa sau đó đã cùng tình nhân bỏ vào
vùng địch nên lại bị khai trừ Đảng. Sau hòa bình, dù được bố trí công tác trong

một cơ quan, nhưng cuối năm 1957, Chuyên bất mãn, nên bỏ cơ quan về và gọi
cả em trai là Phạm Ốc lúc đó đang học y sĩ bỏ học về nhà.
Về quê, sẵn tư tưởng bất mãn nên Chuyên sáng tác ca dao, hò vè đả kích,
khích động quần chúng đấu tranh. Tháng 6/1959, sau khi bị Tòa án nhân dân
huyện Yên Hưng gọi lên xét hỏi về hành động chống đối chính quyền, khi được
cho về viết kiểm điểm, Chuyên đã bỏ trốn đi Nam. Thời gian sau đó, có bưu
thiếp của Chuyên gửi về báo tin Chuyên làm ăn phát đạt.
Một loạt câu hỏi được đặt ra: Phải chăng Phạm Chuyên đã quay về?
Người ngồi trong bụi rậm chính là hắn? Việc Phạm Ốc tự nhận là người ở bụi
cây dọa bà Trới là một trò đánh lạc hướng điều tra của công an và để dập tắt mọi
sự nghi ngờ?
Một báo cáo khẩn cấp của Công an Hồng Quảng gửi về Bộ Công an. Sau
khi nhận được chỉ thị của Bộ, một đội trinh sát tinh nhuệ bí mật triển khai bám
sát những thành viên trong gia đình Phạm Ốc và theo dõi những biến động khả
nghi ở vùng lân cận.
Đêm 6/6/1961, phát hiện Phạm Đắc, em ruột Phạm Chuyên, xách một túi
vải đi về thị xã Quảng Yên với nhiều dấu hiệu nghi vấn, tổ công tác quyết định
bắt Phạm Đắc đưa về Đồn Công an Quảng Yên. Tại đây, khi khám xét chiếc túi
đã thu giữ một máy phát tin, một gói cơm nếp và một số thực phẩm. Đấu tranh
ngay trong đêm, Đắc khai chiếc máy này là của Phạm Chuyên, chiếc thuyền nan
mà người dân xã Tiền An phát hiện thấy ở bờ biển chính là thuyền của Chuyên.
Kế hoạch vây bắt Phạm Chuyên được vạch ra. Khuya 11/6/1961, đồng chí
Nguyễn Minh, Trưởng Ty Công an Hồng Quảng đã chỉ huy tổ trinh sát đặc
nhiệm bí mật bắt Phạm Chuyên ngay tại nhà. Khám nhà, công an thu được 19 bộ
lốc mã giấu trong cót thóc. Mở rộng diện đấu tranh, ta thu được trọn bộ điện đài
vô tuyến điện gồm một máy thu, một máy phát và một máy phát điện quay tay.
Từng làm công an và lại được CIA đào tạo bài bản nên những ngày đầu bị
bắt, Phạm Chuyên kiên quyết không khai và giở nhiều thủ đoạn để đối phó với
cán bộ điều tra. Sau khi nhận báo cáo của Công an Hồng Quảng, đồng chí
Nguyễn Tài, lúc đó là Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị (đồng chí Nguyễn Tài

sau này là Thứ trưởng Bộ Công an, rồi chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan), trực tiếp xuống Hồng Quảng.
Sau những cuộc trò chuyện với Phạm Chuyên, Cục trưởng Nguyễn Tài
nhận ra một điều Phạm Chuyên là kẻ tráo trở nhưng lại rất thương mẹ, thương


em, vì vậy cùng với việc thuyết phục Phạm Chuyên, Cục trưởng Nguyễn Tài
cũng chỉ đạo phải làm tốt chính sách với với gia đình Phạm Chuyên. Vì vậy mà
sau vài lần nói chuyện với Cục trưởng Nguyễn Tài, cùng với sự tác động của các
cán bộ an ninh, Phạm Chuyên mới khai lại toàn bộ.
…Trong bản báo cáo ngày 5/7/1961 có đóng dấu "tối mật" của Sở Công
an khu Hồng Quảng đã trình bày lại toàn bộ quá trình trốn vào Nam của Phạm
Chuyên như sau:
Ngày 25/6/1959, sau khi được Tòa án nhân dân huyện Yên Hưng cho về
viết kiểm thảo, Phạm Chuyên quyết định bỏ trốn.
Ban đầu Chuyên lên Hà Nội rồi mua vé xe khách đi vào Vinh. Từ Vinh,
Chuyên đi theo đường số 8 lên biên giới rồi vượt biên sang Lào. Sang Lào, sau
khi được tiếp nhận, Chuyên được đưa về Savanakhet để thẩm vấn. Sau 9 tháng ở
Lào và qua nhiều vòng thẩm vấn, Chuyên được đưa về trung tâm tiếp đón đồng
bào vượt tuyến ở Sài Gòn. Tháng 5/1960, sau khi trải qua nhiều vòng thẩm vấn,
Chuyên đề đạt nguyện vọng được có một việc làm để sinh sống, khi nào cần sẽ
tình nguyện về miền Bắc làm việc, nếu không xin cứ cho nằm lại ở trung tâm.
Công việc mà Chuyên được Sở Nghiên cứu chính trị giao cho làm sau đó
là đi nói chuyện ở một số địa phương với nội dung xuyên tạc về chính sách thuế
nông nghiệp, hợp tác xã ở miền Bắc.
Sau vài tháng đi nói chuyện, một ngày đầu tháng 9/1960, một người tên là
Phan đến gặp Chuyên. Phan giới thiệu là nhân viên của Sở Nghiên cứu chính trị
thuộc Phủ Tổng thống (thực chất là cơ quan tình báo, phản gián chiến lược của
chính quyền VNCH được thành lập năm 1956 do Trần Kim Tuyến làm giám
đốc. Sở này có nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tình báo chiến lược về mọi mặt; tổ

chức, chỉ huy các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt, bảo vệ an ninh nội bộ…).


×