Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
Ngày soạn: ……………
Ngày dạy:……………..
Tiết 45:
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nhằm hệ thống lại kiến thức chương IV - Đại Việt Thời Lê Sơ.
2. Kỉ năng:
- Ghi nhớ các sự kiện lịch sử cũng nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
- Lòng tự hào tự tôn dân tộc.
- Lòng biết ơn đối với các anh hung dân tộc.
B. Phương pháp:
- Nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm…
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Bảng phụ trò chơi ô chữ, bài tập trắc nghiệm.
- Dữ liệu sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
D.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
- Bộ máy nhà nước ythời Lê sơ khác bộ máy nhà nước thời Lý Trần ở những điểm
nào?
III.Bài mới:
Giáo viên chia lớp thành hai đội phổ biến thể lệ
Phần I:
1. BIA VINH LĂNG
2. LÊ LAI
3. THƯỢNG THƯ
4. HỒNG ĐỨC
5. CỤC BÁCH TÁC
6. LAM KINH
7. HƯƠNG CỐNG
8. LƯƠNG THẾ VINH
9. HỘI THÔNG
10. TRẠNG NGUYÊN
11. TRƯƠNG PHỤ
Câu hỏi:
1. Công trình kiến trúc ghi công lao vua Lê Thái Tổ?
2. Người được Lê Lợi phong là công thần số 1 là ai?
3. Người đứng đầu Bộ gọi là gì?
4. Niên hiệu của vua Lê Thánh Tông là gì?
5. Các công xưởng thủ công nhà nước thời Lê sơ gọi là gì?
6. Quê hương của Lê Lợi có một công trình kiến trúc nổi tiếng?
7. Người đỗ kỳ thi hương gọi là gì?
8. Đây là tên của một nhà toán học nổi tiếng của nước ta thế kỉ XV?
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
9. Một của khẩu nổi tiếng thế kỉ XV ở miền Trung là gì?
10. Người đỗ đầu kỳ thi đình gọi là gì?
11. Tên tướng chỉ huy đội quân xâm lược nhà Minh là ai?
Phần 2: Dán sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
Mỗi đội cử một em dán trong vòng 2 phút.
Trung ương
Vua
6 bộ QSV HLV NSĐ
Địa Phương
13 đạo
(Đô ti Hiến ti Thừa ti)
Phủ
Huyện (châu)
Xã
Phần 3: Bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn câu trả lời em cho là đúng:
1. Nguyên nhân thát bại của cuộc kháng chiến nhà Hồ.
a. Quân Minh đông và mạnh.
b. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
c. Nhà Hồ klhông phát động được một cuộc chiến toàn dân.
d. Cải cách của Hồ Quí Ly không hợp lòng dân.
2. Nguyên nhân Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
a. Là một hào trưởng giàu có.
b. Muốn trở thành người “lưu tiếng thơm ngàn đời”.
c. Đau lòng dưới cảnh nước mất, nhân dân lầm than.
3. Tại sao Lê Lợi tiến quân ra Bắc?
a. Có tầm nhìn xa trông rộng.
b. Muốn ngăn chặn viện binh của giặc.
c. Tránh nghĩa quân một lúc phải đối phó với nhiều cánh quân của giặc.
d. Thể hiện quyết tâm đánh tan quân xâm lược.
e. Muốn phát động một cuộc chiến tranh nhân dân.
4. Lí do Lê Lợi tổ chức hội thề Đông Quan:
a. Quân Minh vẫn còn mạnh.
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
b. Quân Lam Sơn chưa đủ mạnh để đánh bại hoàn toàn quân Minh.
c. Vì sợ quân Minh sau này sẽ trả thù.
d. Quân Minh ham sống sợ chết.
e. Đảm bảo giành thắng lợi mà ít tổn hại xương máu, vừa mở ra lối thoát
thuận lợi để kết thúc chiến tranh.
5. Những công trình nào thể hiện rỏ nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ:
a. Chùa Một Cột.
b. Tháp Phổ Minh.
c. Cung điện Lam Kinh.
d. Thành Tây Đô.
GV: Tổng kết:
IV. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Đọc và trả lời các câu hỏi mục I bài 22.
Ngày soạn:…………..
Ngày dạy:……………
Tiết: 46
Chương V:
ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
Bài 22:
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRUNG ƯƠNG TẬP
QUYỀN (THẾ KỈ XVI – XVIII)
A. Mục tiêu: Sau bài học này học sinh phải nắm được:
1. Kiến thức:
Những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê về mặt chính trị - xã hội và hậu
quả của nó.
Các phong trào khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở đầu thế kỉ XVI.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng lược đồ.
- Phân tích, đánh giá.
3. Thái độ:
Tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta.
Vai trò của quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
- Lòng căm thù đối với bọn vua quan xấu xa và thấu hiểu những khốn khó
của nhân dân ta thế kỉ XVI.
B. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Nêu vấn đề.
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
- Lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI.
- Sưu tầm một số tư liệu.
2. Học sinh:
- Đọc trước nội dung bài học:
- Trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI.
Giáo viên giới thiệu bài.
Giáo viên triển khai bài.
Hoạt động của Thầy và trò Nội dung chính
Hoạt động 1
GV: Gọi một HS đọc.
GV: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự
suy thoái của nhà Lê sơ.
HS:
GV: Giới thiệu về triều đình nhà Lê dưới
sự cai trị của vua Lê UY Mục và Lê
Tương Dực.
GV: Qua đó em có nhậ xét gì về bộ máy
nhà nước nhà Lê ở đầu thế kỉ XII?
HS: Chỉ toàn là một lũ lo hưởng thụ, biết
ăn chơi, không lo gì đến vận mệnh dân
tộc, nhân dân. Toàn là những kẻ bất tài.
GV: Với một bộ máy nhà nước như vậy,
theo em đời sống nhân dân ta thế kỉ XV
sẽ như thế nào?
HS: Đời sống nhân dân rất khốn khổ.
GV: Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng
SGK.
GV: Diến giảng.
Hoạt động 2
GV: Dựa vào lược đồ 48 SGK: Kể tên
các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ
XVII?
HS:
1. Triều đình nhà Lê.
- Vua quan ăn chơi xa xỉ, lãng
phí tiền của.
- Nội bộ triều đình chia bè, kéo
phái, tranh giành quyền lực.
- Quan lại địa phương ra sức vơ
vét của cải của dân.
- Đời sống nhân dân rất khốn
khổ:
+ Nông dân mâu thuẩn với địa
chủ.
+ Nhân dân mâu thuẫn với nhà
nước phong kiến.
Mâu thuẩn càng trở nên gay
gắt, bùng nổ các cuộc khởi
nghĩa.
2. Phong trào khởi nghĩa nông
dân ở đầu thế kỉ XVI.
a. Các cuộc khởi nghĩa:
- - 1511 k/n: Trần Tuân ở Hưng
Hoá, Sơn Tây.
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
+ Trần Tuân: năm 1511.
+ Lê Hy, Trịnh Hưng: năm 1512.
+ Phùng Chương: năm 1515.
+ Trần Cảo: năm 1516.
GV: Tại sao các cuộc khởi nghĩa nông
dân nổ ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều
thất bại?
HS: Nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết.
GV: Mặc dù thất bại nhưng nó có ý nghĩa
gì?
HS: Làm cho nhà Lê mau chóng sụp đỗ.
- 1512 k/n: Lê Hy và Trịnh
Hưng ở Nghệ An, Thanh Hoá.
- 1515 k/n: Phùng Chương ở
Tam Đảo.
- 1516 k/n: Trần Cảo ở Đông
Triều.
b. Kết quả và ý nghĩa.
- Đều thất bại.
- Làm cho nhà Lê mau chóng
sụp đỗ.
IV. Củng cố:
Cho học sinh dùng lược đồ xác định lại các cuyộc khởi nghĩa nông dân đầu
thế kỉ XVI.
Chọn câu trả lời em cho là đúng về những biểu hiện suy yếu của nhà Lê thế
kỉ XVI.
a. Vua nắm mọi quyền hành.
b. Nội bộ triều đình chia bè, kéo phái, tranh giành quyền lực.
c. Từ Trung ương đến địa phương vua quan đều quan tâm đến đời sống nhân
dân.
d. Vua ăn chơi xa xỉ, xây dựng tốn kém.
e. Quan lại địa phương nhũng nhiễu, vơ vét của cải của nhândân.
V. Dặn dò:
- Học bài:
- Sưu tầm thơ văn nói về bọn vua quan và đời sống nhân dân ta thế kỉ XVI.
- Đọc và trả lời các câu hỏi bài 22.
-----------------------
Ngày soạn:………….
Ngày dạy:…………...
Tiết 47:
Bài 22:
II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH NGUYỄN
A. Mục tiêu:
Sau bài học này học sinh phải nắm được:
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh
Nguyễn.
- Những nét khái quát về diễn biến các cuộc chiến tranh đó.
- Những hậu quả của các cuộc chiến tranh đó gây ra cho nhân dân và đất
nước.
2. Kỹ năng:
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
- Đánh giá, mô tả.
- Sử dụng lược đồ.
3. Thái độ:
- Lòng căm ghét đối với bọn quan lại xấu xa vì quyền lực mà quên đivận
mệnh dân tộc, gây đau khổ cho nhân dân.
- Sự đồng cảm với nổi thống khổ của nhân dân ta thời kỳ này.
B. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Nêu vấn đề.
C. Chuẩn bị:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình
thành hai chính quyền Nam Bắc Triều?
HS:
GV: Giới thiệu về Mạc Đăng Dung.
GV: Dùng lược đồ tường thuật?
Kết quả như thế nào?
GV: Giới thiệu H 49 SGK.
GV: Cuộc chiến tranh gây ra tai hoạ gì
cho nhân dân?
HS:
GV: Em có nhận xét gì về tính chất của
cuộc chiến tranh này?
GV: Dẫn một số câu ca dao.
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc
chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
HS:
GV: Tường thuật trên lược đồ.
GV: Cuộc chiến tranh này gây nên những
hậu quả gì?
GV: Cho HS mô tả H 50 SGK.
GV; Em thấy tính chất cuộc chiến tranh
này có khác gì cuộc chiến tranh Nam Bắc
triều không?
HS:
GV: Tình hình chính trị nước ta thế kỉ
XVI – XVIII khác với thế kỉ XV ở những
điểm nào?
(Thảo luận)
1. Chiến tranh Nam Bắc triều.
- Do nhà Lê suy yếu. năm 2527
Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê
lập ra nhà Mạc. Năm 1533 Nguyễn
Kim dấy quân ở Thanh Hoá – (Nam
Triều).chiến tranh bùng nổ.
- Năm 1592 Nam Triều chiếm được
Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao
Bằng chiến tranh chấm dứt.
- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và
sự chia cắt Đàng trong Đàng ngoài.
- Mâu thuẩn Trịnh - Nguyễn nảy
sinh dẫn đến chiến tranh bùng
nổ(1627 – 1672). Bất phân thắng
bại : Đàng ngoài (vua Lê, chúa
Trịnh) – Đàng trong (chúa
Nguyễn).
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
IV. Củng cố :
Dùng lược đồ trình bày các cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều và Trịnh
Nguyễn.
Dán các sự kiện cho phù hợp với các niên đại ?
1527…………………………………………………………………...
1533……………………………………………………………………
1592……………………………………………………………………
1545……………………………………………………………………
V. Dặn dò :
- Học bài.
- Đọc và trả lời các câu hỏi mục 1 bài 23.
------------------------
Ngày soạn :…………….
Ngày dạy :……………..
Tiết : 48
Bài 23
KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI – XVIII
A. Mục tiêu : Sau bài học này học sinh phải nắm được :
1. Kiến thức :
- sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp Đàng ngoài và Đàng trong.
- Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thế kỉ XVI – XVIII.
- Nắm được những nét chính về văn hoá, tôn giáo, chữ Quốc ngữ, văn
học, nghệ thuật.
2. Kỹ năng :
- Phân tích các ảnh lịch sử.
3. Thái độ :
- Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân ta.
- Ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.
B. Phương pháp :
- Nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị :
1. Giáo viên :
- Tranh ảnh về kinh tế, văn hoánước ta thế kỉ XVI – XVIII.
-Bản đồ Việt Nam.
2. Học sinh :
- Đọc kỹ nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK.
D.Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
1. Nguyên nhân và hậu quả cuộc chiến tranh Nam Bắc triều.
III. Bài mới :
1. Giáo viên giới thiệu bài :
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
2. Giáo viên triển khai bài :
Hoạt động của Thầy và trò Nội dung chính
Hoạt động 1
GV : Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1SGK.
Qua đó em có nhận xét gì về nông nghiệp
Đàng ngoài ?
Tại sao nông nghiệp Đàng ngoài sa sút ?
Thực trạng đó ảnh hưởng như thế nào
đến sản xuất nông nghiệp và đời sống
nhân dân ?
GV : Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 SGK.
Nông nghiệp Đàng trong có gì khác với
nông nghiệp Đàng ngoài ?
HS :
GV: Giới thiệu phủ Gia Định trên (bản
đồ).
GV: Kết quả như thế nào ? vì sao ?
HS : GV: Sự phát triển nông nghiệp có
ảnh hưởng gì đến xã hội ?
Hoạt động 2
GV: Những dấu hiệu nào chứng tỏ thủ
công nghiệp nước ta thời kỳ này vẫn phát
triển ?
HS : GV: Kể tên các làng thủ công nổi
tiếng thời kỳ này mà em biết ?
Ở địa phương em có làng nghề thủ công
nào không ?
Em có nhận xét gì về sản phẩm gốm
nước ta thời kỳ này ?
HS :
GV: Dẫn 2 câu ca dao SGK.
GV: Tiònh hình thương nghiệp nước ta
thời kỳ này như thế nào ?
GV: Tình hình thương nghiệp nước ta
thời kỳ này như thế nào ?
HS :
GV: Cho học sinh quan sát H52 SGK ,
nhận xét và dung đoạn in nghiêng SGK
để minh hoạ?
Tại sao Hội an trở thành thành phố cảng
lớn nhất ở Đàng trong?
GV: Tại sao ngoại thương lúc đầu được
đẩy mạnh nhưng sau đó bị hạn chế?
1. Nông nghiệp.
a. Đàng ngoài: Sa sút.
- Chiến tranh tàn phá.
- Chúa Trịnh không quan tâm
đến khẩn hoang, đê điều.
- Ruộng đất công bị chiếm đoạt
Dẫn đến mất mùa, đói kém,
phiêu tán.
b. Đàng trong.
- Cấp công cụ, lương ăn để lập
làng ấp.
- Đặt phủ Gia Định, mở rộng
lãnh thổ.
Từ đó nông nghiệp phát triển,
hình thành tầng lớp địa chủ
nhưng đời sống nhân dân vẫn
ổn định.
2. Sự phát triển của nghề thủ
công và buôn bán.
a. Thủ công nghiệp:
- Xuất hiện nhiều làng thủ công
nổi tiếng.
b. Thương nghiệp:
- Xuất hiện các đô thị: ngoại
thương được đẩy mạnh sau đó
bị hạn chế.
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
IV. Củng cố:
Chọn câu trả lời em cho là đúng về tình hình nông nghiệp Đàng trong.
a. Chính quyền tổ chức di dân khẩn hoang.
b. Nhiều nơi ruộng đất bỏ hoang, sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm
trọng.
c. Nông dân phiêu tán khỏi làng.
d. Cấp lương thực, nông cụ cho nông dân khẩn hoang, lập làng ấp.
V. Dặn dò:
- Học bài.
- Sưu tầm tranh ảnh về kiến trúc nước ta thế kỉ XVI – XVIII.
- Đọc và trả lời các câu hỏi phần 2 bài 23.
---------------------
Ngày soạn:………………..
Ngày dạy:…………………
Tiết: 49
Bài 23:
III. VĂN HỌC
A. Mục tiêu:
B. Phương pháp:
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh về hội làng, văn hoá dân gian.
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ.
2. Học sinh:
- Học thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài 23.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Nông nghiệp Đàng ngoài khác nông nghiệp Đàng trong ở những điểm nào?
Tại sao nông nghiệp Đàng trong có điều kiện để phát triển?
III. Bài mới:
1. Giáo viên giới thiệu bài:
2. Giáo viên triển khai bài:
Hoạt động của Thầy và trò Nội dung chính
Hoạt động 1
GV: Thế kỷ XVI – XVII nước ta có
những tôn giáo nào? Tình hình các tôn
giáo ra sao?
HS:
1. Tôn giáo:
- Nho giáo vẫn được đề cao.
- Phật giáo, đạo giáo vẫn được
phục hồi.
- Nếp sống văn hoá truyền thống
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
GV: Cho học sinh đọc 2 câu ca dao SGK.
Câu ca dao trên nói lên điều gì?
Em biết them câu ca dao tục ngữ nào
tương tự?
Tại sao đạo thiên chúa bị chúa Trịnh,
Nguyễn ngăn cấm?
HS:
GV: Chữ Quốc Ngữ ra đời trong hoàn
cảnh nào?
GV: Giới thiệu về Alếch xăng đơ rốt?
Vì sao thứ chữ ấy trở thành chữ Quốc
ngữ nước ta ngày nay?
HS:
GV: Giới thiệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm
và Đào Duy Từ.
Sự phát triển mạnh mẽ của chữ Nôm nói
lên điều gì? Nghệ thuật dân gian có
những loại hình nào phát triển?
HS: Quan sát h54 SGK và mô tả.
GV: Nghệ thuật dân gian phản ánh những
nội dung gì?
HS:
GV: Tại sao nghệ thuật dân gian thời kỳ
này phát triển cao?
( Thảo luận nhóm)
vẫn phổ biến, lễ hội.
- Đạo thiên chúa truyền bá vào
nước ta.
2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
- Thế kỷ XVII các giáo sĩ phương
Tây dung chữ cái La tinh ghi âm
tiếng Việt.
3. Văn học và nghệ thuật dân
gian:
a. Văn học:
- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu
thế.
- Văn học chữ Nôm phát triển
mạnh mẽ hơn trước, đặc biệt văn
học dân gian.
b. Nghệ thuật:
- Điêu khắc gỗ: tượng phật bà
nghìn tay nghìn mắt.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển
phong phú.
IV.Củng cố:
Chọn câu trả lời em cho là đúng.
Đặc điểm nổi bật của văn học thế kỷ XVI – XVIII.
a.Sự phát triển thơ Nôm.
b.Sự hình thành và phát triển của văn học - nghệ thuật dân gian.
c.Sự phục hồi đình chùa.
Giải thích ý nghĩa?
V.Dặn dò:
- Học bài.
- Xem lại tất cả các bài từ học kỳ II - tiết sau ôn tập.
------------------
Ngày soạn:………………
Ngày dạy:………………..
Tiết:50
ÔN TẬP
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
- Giúp học sinh hệ thống lại được những kiến thức về nguyên nhân, diễn biến ,
kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418 – 1427). Cũng như tình
hình chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, giáo dục và văn hoá thời Lê sơ.
2.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
3.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét đánh giá các sự kiện lịch sữ.
B.Phương pháp:
- Nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
C.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Các bài tập lịch sử.
2.Học sinh:
- Đọc lại những kiến thức cơ bản đã học từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 –
1427)
Tình hình nhà Lê sơ xây dựng đất nước (Chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội,
giáo dục và văn hoá…)
D.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới:
Hoạt động 1: Giáo viên hệ thống lại những kiến thức cơ bản về:
I/ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Tại sao Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
- Chọn Lam Sơn làm căn cứ.
- Thời Kỳ ở miền Tây Thanh Hoá.
- Kế hoạch của Nguyễn Chích.
- Chiến Thắng Tốt Động – Chúc Động (1426).
- Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang (1427).
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
II/ Nhà lê xây dựng đất nước.
- Chính trị: Bộ máy nhà nước khác thời Lý Trần.
- Pháp luật:
- Quân đội:
- Kinh tế:
- Xã hội:
- Giáo dục và văn hoá:
- Nguyên nhân dẫn đến sự suy sụp nhà Lê thế kỷ XVI?
Hoạt động 2:
GV: chia lớp làm 3 nhóm thảo luận làm các bài tập lịch sử sau:
Nhóm: 1;2
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
1. Lê Lợi đã chọn căn cứ nào để xây dựng căn cứ khởi nghĩa?
A. Thăng Long B. Lam Sơn C. Hoa Lư
Trường THCS NGuyễn Tri Phương Lịch sử 7
2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày tháng năm nào?
A. 7/2/1418 B. 7/11/1426 C. 3/1/1428
3. Trong những năm đầu hoạt động, nghĩa quân đã phải 3 lần rút quân lên núi
nào?
A. Núi Đọ B. Núi Quang Trung C.Núi Chí Linh.
4. Vì sao Nguyễn Chích đề nghị tiến quân vào Nghệ An.
A. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông.
B. Địa hình hiểm yếu, có lợi thế cho việc lấy lại thành Đông Đô.
` C. Tất cả các nguyên nhân trên.
Nhóm: 3;4:
1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì?
A. Tạo đà cho thương nghiệp trong nước được phát triển mạnh.
B. Hạn chế lụt lội, bảo vệ đồng ruộng trong những ngày mưa lũ.
C. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
2. Những biện pháp nhà Lê sơ đã thực hiện nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp
là gì?
A. Điều 35 vạn lính về quê làm ruộng.
B. Kêu gọi dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
C. Đặt ra mộ số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.
D. Chú trọng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày.
E. Cho đắp nhiều con đê ngăn nước mặn.
G. Cấm giết trâu bò bừa bãi.
3. Dưới thời Lê sơ khoa cử phát triển nhất vào thời vua nào?
A. Thời Lê Thái Tổ
B. Thời Lê Thái Tông.
C. Thời Lê Thánh Tông.
4. Những ý có nội dung nói về Nguyễn Trãi.
A. Tác giả của bài Bình Ngô Đại Cáo.
B. Chủ soái của Hội Tao Đàn.
C. Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
D. Các tác phẩm của ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
E. Là người sang tác tập thơ chữ Nôm: “Hồng Đức quốc âm thi tập”.
G. Là dân nhân văn hoá thế giới.
Nhóm: 5,6:
1. Nối các niên đại phù hợp với các cuộc khởi nghĩa dưới đây.