Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Sản xuất tinh bột khoai mi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 49 trang )

Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


Phần I:

TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU


I. TỔNG QUAN VỀ CÂY KHOAI MÌ.
1. Khái quát về nguồn gốc, đặc điểm và cấu tạo của cây và củ khoai mì.
1.1. Một số đặc điểm và nguồn gốc của cây khoai mì.
Cây khoai mì (Cassava) hay còn gọi là củ sắn có tên khoa học là Manihot esculenta
Crantz, là loại cây lâu năm có củ ăn được, được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và
cậân nhiệt đới. Nó có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazone, Nam Mỹ. Đến thế kỉ XVI, khoai
mì mới được trồng ở Châu Á và Châu Phi. Ở nước ta, khoai mì được trồng khắp nơi từ Bắc
tới Nam.

Hình 1: Cấu tạo của cây khoai mì.

Khoai mì bao gồm nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào kích thước, màu sắc củ, thân,
gân lá, vò ngọt hay đắng (quyết đònh bởi hàm lượng acid HCN cao hay thấp) mà người ta
tiến hành phân loại khoai mì. Tuy nhiên trong công nghệ sản xuất tinh bột người ta phân
thành hai loại:
 Khoai mì ngọt: hàm lượng HCN nhỏ hơn 50 mg/kg củ. Ta có thể ăn được ngay
mà không bò ngộ độc. Loại khoai mì này có hàm lượng tinh bột thấp, cho năng
suất thấp, thân khoai mì yếu dễ gãy, có ít nhựa mủ, lá cây màu xanh tươi, củ
nhỏ.

1




Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


 Khoai mì đắng: có chứa hàm lượng HCN cao trên 50mg/kg củ. Khi ăn tươi sẽ bò
ngộ độc, trong thành phần khoai mì đắng chứa rất nhiều tinh bột (trên 20%).
Loại khoai mì này cho năng suất cao, thân có nhiều nhựa mủ, củ lớn, lá cây có
màu xanh thẫm.
Cây khoai mì có thể trồng ở các bờ đất nghèo chất dinh dưỡng mà tại đó các loại
cây ngũ cốc và các loại cây hoa màu khác không thể phát triển tốt được, nó có khả năng
chòu được hạn hán tốt hơn các cây lương thực khác.

Hình 2: Một số củ lương thực.

2


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn

1.2. Một số đặc điểm về cấu tạo của củ khoai mì.

Củ sắn có kích thước dài từ 25-50cm, đường kính từ 2-4cm, có một số loại củ sắn
còn to và dài hơn.
Cấu tạo của củ sắn gồm 4 phần chính:
 Vỏ gỗ: có chức năng bảo vệ bên ngoài củ khoai mì khỏi những tác động của

ngoại cảnh, màu sắc có thể trắng, vàng, nâu… Vỏ gỗ mỏng, được cấu tạo bởi
cellulose, chiếm khoảng 0,5-3% khối lượng toàn củ.
 Vỏ thòt: chiếm khoảng 8-20% khối lượng toàn củ. Vỏ thòt mềm, ngoài thành
phần cellulose là chính trong vỏ thòt còn có chứa từ 5-8% tinh bột và một số hợp
chất khác như: các sắc tố, độc tố, enzyme.
 Phần thòt: chiếm phần lớn khối lượng của củ khoai mì. Thành phần chính của củ
là tinh bột. Lượng tinh bột trong phần thòt phân bố không đều, nhiều nhất là ở
lớp ngoài rồi giảm dần vào trong.
 Lõi củ: thường nằm giữa củ, chạy suốt từ đầu tới cuối củ. Lõi chiếm từ 0,3-1%
khối lượng toàn củ. Cấu tạo chủ yếu là cellulose.

Hình 3: Cấu tạo cắt ngang của củ khoai mì.

2. Thành phần hóa học của củ khoai mì.
Cũng như các loại hạt và củ lương thực khác, thành phần chính của củ khoai mì là:
glucid, lipid, protid, chất xơ, khoáng, vitamin chủ yếu là vitamin nhóm B, enzyme…
Bảng 1: Thành phần hóa học của khoai mì so với một số loại củ lương thực khác (tính trên 100g).
Các loại
Khoai lang

Khoai tây

Khoai sọ

Khoai mì tươi
(đã bóc vỏ)

Khoai mì
khô


68,0

75,0

69,0

60,0

11,0

Protid

0,8

2,0

1,8

1,1

3,00

Lipid

0,2



0,1


0,2

0,70

củ
Thành phần
Nước

(%)

3


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn

Glucid

25,8

21,0

26,5

36,4

80,30

Chất xơ (cellulose)


1,3

1,0

1,2

1,5

3,00

Calo cho 100g

122

94

117

156

348

34,0

10

64,0

25,0




Phospho

49,4

50

75,0

30,0



Sắt

1,0

1,2

1,5

1,2



Carotene

0,3




0,02





B1

0,05

0,10

0,06

0,05



B2

0,05

0,05

0,03

0,03




PP

0,6

1,9

0,1

0,6



C

23

10

4





Calcium

(mg%)


2.1. Nước.
Hàm lượng ẩm trong củ khoai mì tươi cao và thay đổi theo thời gian thu hoạch.
Lượng ẩm cao khiến cho việc bảo quản củ tươi rất khó khăn, do đó ta phải đề ra chế độ
bảo quản củ một cách hợp lí tùy theo tùng điều kiện cụ thể.
2.2. Tinh bột.
Tinh bột là thành phần quan trọng của củ khoai mì, bao gồm hai thành phần:
-

Amylo: 15-25%.

-

Amylopectin: 75-85%.

Hàm lượng tinh bột trong củ khoai mì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện khí
hậu, giống, thời gian thu hoạch, bảo quản…
-

Nếu thu hoạch quá sớm, hàm lượng tinh bột thấp, hàm lượng các chất hòa
tan cao. Như vậy nếu chế biến khoai mì non không những hiệu quả thu hồi
tinh bột thấp mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc bảo quản nguyên liệu
tươi.

-

Nếu thu hoạch trễ, hàm lượng tinh bột cũng không cao vì một phần tinh bột
bò thủy phân thành đường để cung cấp chất dinh dưỡng cho mầm phát triển.
Khoai mì càng già thì càng khó chế biến.


Vì những nguyên nhân trên, khi thu hoạch khoai mì để sản xuất tinh bột, ta cần
phải thu hoạch đúng thời hạn để hàm lượng tinh bột là cao nhất.
Tinh bột trong khoai mì tồn tại dưới dạng các hạt tinh bột có kích thước 3-34µm.
Tinh bột khoai mì có một số tính chất đặc trưng rất có lợi khi sử dụng chúng là
nguyên liệu trong chế biến thực phẩm như:
-

Tinh bột khoai mì không có mùi nên nó rất thuận tiện khi sử dụng chúng
cùng với các thành phần có mùi trong thực phẩm

-

Tinh bột khoai mì trong nước sau khi được gia nhiệt sẽ tạo thành sản phẩm
có dạng paste trong suốt nên rất thuận tiện trong việc sử dụng chúng cùng
với các tác nhân tạo màu khác.

4


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn

-

Tỉ lệ amylopectin : amylo trong tinh bột khoai mì cao (80:20) nên gel tinh bột
có độ nhớ, độ kết dính cao và khả năng gel bò thoái hóa rất thấp.

Hình 3: Hình dạng hạt tinh bột khoai mì.


Hình 3: Đồ thò biểu hiện mối tương quan giữa độ nhớt của tinh bột khoai mì so với tinh bột của một
số hạt lương thực (sử dụng 3g tinh bột có độ ẩm 14% trong 25ml nước cất)

2.3. Đường.
Đường trong khoai mì chủ yếu là glucose và một ít maltose, saccharose. Trong quá
trình chế biến, đường hòa tan trong nước được thải ra trong nước dòch.
2.4. Protid.
Protid của khoai mì vừa ít về số lượng vừa thiếu cân đối về chất lượng. Do hàm
lượng protid trong củ thấp nên ít ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh bột khoai mì.

5


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


Bảng 2: Thành phần acid amine của củ khoai mì.

Acid amine

Hàm lượng (mg/100g)

Lysine

30

Methionine


13

Tryptophan

3

Phenylalanine

33

Threonine

23

Valine

21

Leucine

30

Isoleucine

20

Arginine

40


Histidine

13

2.5. Độc tố.
Ngoài những chất dinh dưỡng trên trong khoai mì còn có chứa một chất có khả
năng gây độc cho người sử dụng là HCN. Trong củ khoai mì, HCN tồn tại dưới dạng
cyanogenic glucoside gồm 2 loại linamarin và lotaustralin.
-

Linamarin (C10H17O6N): là 1 phức chất của glucose và hydrocyanic acid tạo
thành. Linamarin bò thủy phân sinh ra HCN dưới tác dụng của enzyme
linamanase. Linamanase được giải phóng ra khỏi tế bào khi củ khoai mì bò
cắt hoặc chà xát.

6


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn

-

Lotaustralin (C11H19C6N):

Các glucoside này hòa tan tốt trong nước nên trong quá trình sản xuất tinh bột
khoai mì, độc tố theo dòch nước thải ra ngoài. Vì vậy mặc dù khoai mì đắng có hàm lượng
độc tố cao tinh sản phẩm tinh bột và khoai mì lát từ khoai mì đắng vẫn sử dụng làm thức
ăn cho người và gia súc tốt.

Một điểm cần chú ý khi sản xuất tinh bột từ khoai mì là quá trình tách dòch bào phải
tiến hành nhanh, nếu không HCN sẽ tác dụng với Fe tạo thành sắt cyanate có màu xám
làm ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm tinh bột.
Các glucoside này chủ yếu tập trung nhiều ở vỏ cùi và lõi nên dễ dàng tách bỏ khi
sử dụng bằng cách bóc vỏ và ngâm trong nước.
Bảng 3: Hàm lượng HCN trong các phần của củ khoai mì.

Hàm lượng (mg/kg củ)
Vỏ gỗ

7,6

Vỏ cùi

21,6

Hai đầu củ

16,2

Thòt củ

9,72

Lõi

15,8

2.6. Enzyme.
Trong khoai mì, các chất polyphenol và hệ enzyme polyphenoloxidase có ảnh

hưởng nhiều đến chất lượng nguyên liệu trong quá trình bảo quản và chế biến. Khi chưa
đào, hoạt độ enzyme trong khoai mì yếu, sau khi đào thì mọi chất men đều hoạt động
mạnh.
Polyphenoloxidase xúc tác quá trình oxy hóa polyphenol tạo thành octoquinon sau
đó trùng hợp với các chất không có bản chất phenol như acid amine để hình thành các
sản phẩm có màu.
Trong nhóm polyphenoloxidase có những enzyme oxy hóa các monophenon mà
điển hình là tyrosinase xúc tác sự oxy hóa tyrosine tạo thành quinon tương ứng. Sau một
số chuyển hóa, quinon này sinh ra sắc tố màu xám đen gọi là melanine. Đây là một trong
những nguyên nhân làm cho thòt khoai mì có màu đen mà thường gọi là khoai mì chạy

7


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


nhựa. Vì enzyme tập trung trong mủ ở vỏ cùi cho nên các vết đen cũng xuất hiện trong thòt
củ bắt đầu từ lớp ngoại vi.

Hình 4: Cơ chế tạo thành melanin từ tyrosine với sự xúc tác của enzyme tyrosinase.

Khi khoai mì đã chạy nhựa, khi luộc ăn thì sượng, khi mài xát thì khó phá vỡ tế bào
giải phóng tinh bột do đó hiệu suất tách tinh bột thấp, mặt khác tinh bột không trắng.
Khi chế biến, tannin còn tác dụng với sắt tạo thành sắt tannate cũng có màu xám
đen. Cả hai chất này đều ảnh hưởng tới màu sắc tinh bột nếu khi chế biến không tách
dòch bào nhanh và triệt để.


II. NƯỚC.
Nước không phải là nguyên liệu trong sản xuất tinh bột khoai mì nhưng nó đóng
một vai trò quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trình sản xuất tinh bột khoai mì.
Do hệ enzyme polyphenoloxydase trong củ khoai mì hoạt động rất mạnh mẽ làm
biến màu nguyên liệu rất nhanh chóng (đặc biệt là khi tiến hành mài xát củ) làm ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng của tinh bột thành phẩm nên tất cảø các quá trình trong sản
xuất tinh bột đều ngập trong nước. Ví thế lượng nước cần thiết phục vụ cho quá trình sản
xuất là rất lớn.

8


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


Mặt khác, độ tinh sạch của nước phục vụ cho quá trình sản xuất tinh bột cũng cực
kì quan trọng. Nguyên nhân là do tinh bột có khả năng hấp thụ rất mạnh các chất điện ly
và các hợp chất keo nên sự tồn tại của các tạp chất keo và ion trong dung dòch với nồng
độ nhỏ cũng làm ảnh hưởng tới màu sắc, độ sáng bề mặt cũng như một số tinh chất hoá
lý của tinh bột thành phẩm.
Nguy hiểm hơn nữa là nếu trong nước có mặt nhiều ion sắt thì các ion này sẽ kết
hợp với tannin hoặc hoặc HCN tạo thành các chất làm sậm màu sản phẩm. Vì vậy, xử lý
nước trong quá trình sản xuất tinh bột là không thể thiếu.
Để đánh giá chất lượng nước, người ta dựa vào một số chỉ tiêu sau:
-

Chỉ tiêu cảm quan: màu sắc, độ trong, mùi, vò.


-

Chỉ tiêu hoá lý: pH, độ cứng, độ kiềm, hàm lượng các ion…

-

Chí tiêu vi sinh.

9


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


Phần II:

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ


I. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.
Tinh bột khoai mì đã được sản xuất từ rất lâu trên thế giới cũng như ở nước ta. Tinh
bột khoai mì sản xuất bằng phương pháp thủ công cũng cho chất lượng tinh bột khá cao.
Các phương pháp sản xuất tinh bột khoai mì hiện đại cũng dựa trên nền tảng các quá
trình trong sản xuất thủ công. Sự khác nhau ở đây là việc đưa vào quy trình một số thiết bò
hoạt động liên tục, tự động làm tăng hiệu quả của quá trình sản xuất, tăng năng suất và
chất lượng của tinh bột thành phẩm.
Phương pháp hiện đại để sản xuất tinh bột là phương pháp cơ học. Dựa theo tính

chất của tinh bột là không hòa tan trong nước, kích thước hạt nhỏ, tỉ trọng của hạt tinh bột
chênh lệch nhiều với nước mà dùng các biện pháp nghiền, rây, rửa, lắng hoặc li tâm để
tách lấy tinh bột.
Hiện tại có thể sản xuất tinh bột khoai mì từ hai nguồn nguyên liệu:
-

Khoai mì tươi.

-

Khoai mì lát sấy khô.

10


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


11


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


12



GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn
Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

II. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.
1. Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột từ củ khoai mì.
1.1. Lựa chọn và bảo quản nguyên liệu.
Lựa chọn nguyên liệu để đưa vào sản xuất tinh bột là khâu đầu tiên rất quan trọng,
góp phần quyết đònh chất lượng của tinh bột thành phẩm sau này.
Phương pháp lựa chọn nguyên liệu hiện nay chủ yếu là phương pháp cảm quan.
Cách thực hiện như sau: chọn củ trung bình rồi bẻ làm đôi, nếu ta chỉ cần dùng một lực
vừa phải bẻ gãy củ và thấy thòt củ săn chắc, khô, trắng đục thì có thể coi là đạt yêu cầu vì
củ còn tươi, thu hoạch đúng tuổi, hàm lượng tinh bột cao. Nếu bẻ gãy củ cũng dễ dàng
nhưng thấy thòt sắn có màu vàng nhạt, chắc nhưng phần giữa củ ướt thì đó là khoai mì
non, hàm lượng tinh bột thấp. Nếu phải dùng một lực mạnh mới có thể bẻ gãy củ hoặc
không bẻ được thì đó là khoai mì già, hàm lượng tinh bột thấp, nhiều xơ.
Hiện nay chưa có quy đònh chung về chất lượng sắn đưa vào sản xuất tinh bột
nhưng ở từng nhà máy đều có quy đònh riêng về chỉ số chất lượng. Ví dụ như:
-

Hàm lượng tinh bột trong củ sắn phải từ 14-15% trở lên.

-

Lượng củ nhỏ và ngắn (chiều dài nhỏ hơn 10cm, đường kính củ chỗ lớn nhất
nhỏ hơn 1,5cm) không quá 4%.

-

Củ dập nát và gẫy vụn không quá 3%.


-

Lượng đất và tạp chất chiếm tối đa 1,5-2%.

-

Không có củ thối.

-

Củ có dấu vết chạy nhựa không quá 3%.

-

Nếu chế biến ngay trong vòng 3 ngày trở lại thì cuống khoai mì có thể ngắn,
nhưng nếu bảo quản dự trữ lâu hơn thì cần phải để cuống dài.

Khoai mì sau khi thu mua về có thể chưa đưa vào sản xuất ngay thì phải bảo quản
khoai mì tươi trong một khoảng thời gian nhất đònh. Thêm vào đó khoai mì còn là một loại
củ khó bảo quản vì dễ bò biến chất, dễ hư hỏng nên việc bảo quản khoai mì cũng phải
tuân theo một số nguyên tắc nhất đònh như tạo điều kiện bảo quản cáng giống khi chưa
đào thì càng bảo quản được lâu.
Một số phương pháp bảo quản khoai mì tươi:
-

Bảo quản trong hầm kín: mục đích của việc bảo quản trong hầm kín là hạn
chế sự hoạt động của các enzyme oxy hóa, một trong những nguyên nhân
làm hư hỏng củ. Yêu cầu hầm phải kín hoàn toàn, phải có mái che để tránh
nước chảy vào.


-

Bảo quản bằng cách phủ cát khô: chọn củ có kích thước đều, không bò dập
nát xếp thành luống cao 0,5-0,6m, rộng 1,2-1,5m, chiều dài khoảng 4m. Sau
đó phủ đều cát lên, chiều dày lớp cát ít nhất là 20cm.

-

Bảo quản bằng cách nhúng hoặc phun dung dòch nước vôi 0,5%, sau đó
dùng trấu hoặc cát phủ kín đống khoai mì, bảo quản theo phương pháp này
có thể bảo quản trong 15-25 ngày.

Tuy nhiên, để chất lượng tinh bột thành phẩm là tốt nhất, khoai mì sau khi thu mua
về nên chế biến ngay trong vòng 48h.

13


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn

1.2. Ngâm.
1.2.1. Mục đích.

Quá trình ngâm nhằm mục đích tách bớt một lượng chất hòa tan trong nguyên liệu,
làm bở đất cát để nâng cao hiệu suất quá trình rửa sau này.
1.2.2. Thông số kỹ thuật.
Thời gian: 4-8h tùy theo loại nguyên liệu và mức độ nhiễm bẩn từ củ.

Hóa chất sử dụng: cho CaO vào nước ngâm với hàm lượng 1,5 kg/m 3 để ức chế sự
hoạt đôïng của vi sinh vật đồng thời làm tăng độ hòa tan của một số chất màu sinh ra do
pỉan ứng oxi hóa.
1.3. Rửa và bóc vỏ.
1.3.1. Mục đích.
Nguyên liệu sau khi ngâm thì được đem đi rửa và bóc vỏ. Mục đích của quá trình
rửa và bóc vỏ là làm sạch nguyên liệu và tách bỏ phần vỏ lụa của củ vì nếu rửa không
sạch thì đất cát sẽ làm mòn răng máy nghiền và làm giảm hiệu suất nghiền. Mặt khác,
nếu tạp chất lẫn vào tinh bột sẽ làm tăng độ tro, độ màu thành phẩm, tinh bột sẽ không
có chất lượng cao.
1.3.2. Các biến đổi trong quá trình rửa và bóc vỏ.
Biến đổi vật lý:
93-94,5%.

Sau khi rửa sẽ tách được 94-97% tạp chất ra khỏi củ, khối lượng củ giảm còn

Biến đổi hóa lý:
Có sự tách một số chất hoà tan trong nguyên liệu như độc tố, sắc tố,
tannin… vào trong nước rửa.
Biến đổi hóa sinh:
Sự hoạt động của các enzyme oxi hóa làm đen sản phẩm.
1.3.3. Phương pháp rửa và bóc vỏ.

1.3.3.1. Phương pháp thủ công.
Ở những nhà máy vừa và nhỏ, người ta tách bỏ nguyên phần vỏ (gồm phần vỏ lụa
và vỏ cùi) và chỉ dùng phần lõi của củ – phần có cấu trúc mềm xốp để sản xuất tinh bột.
Với những thiết bò đơn giản có sẵn và nguồn năng lượng hạn chế của các nhà máy
này, việc dùng nguyên củ để sản xuất sẽ gặp khó khăn trong khâu nghiền cũng như trong
khâu rửa đất cát, gọt vỏ… trong khi lượng tinh bột thu được là không cao (do nghiền không
hiệu quả).

Người ta có thể tách vỏ củ bằng tay. Củ được khía ngang, dọc đến một độ sâu nhất
đònh tuỳ vào bề dày của vỏ, sau đó dễ dàng được lột ra. Bụi bẩn, đất cát… còn vương lại
trên bề mặt lõi của củ bây giờ có thể được rửa sạch một cách dễ dàng và những củ đã

14


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


được lột vỏ được đẩy vào bồn ximăng, ngâm trong nước cho đến khi được lấy ra để
nghiền. Thỉnh thoảng dùng chân đạp nhẹ cũng rửa được những chất bẩn còn bám.

Hình 5: Dao tách vỏ thòt của củ khoai mì.

1.3.3.2. Phương pháp cơ giới.
Ở những nhà máy lớn, người ta sử dụng nguyên củ để sản xuất. Việc rửa củ ở đây
không chỉ để rửa sạch củ mà còn để tách lớp vỏ lụa bên ngoài của vỏ. Vì chỉ có lớp vỏ lụa
bò tách nên ta sẽ thu được tinh bột trong phần vỏ cùi, như vậy tính kinh tế sẽ cao hơn.
Phần vỏ cùi chiếm đến 8,5% khối lượng toàn củ.
Nguyên tắc: củ được rửa sạch dưới áp lực của nước, ma sát giữa các củ cũng như
ma sát giữa củ với thành thiết bò, với cánh quay.
Thiết bò:
 Thiết bò rửa củ thường dùng trong sản xuất tinh bột khoai mì là thiết bò thùng
hình trụ có đục lỗ, để ngập trong nước. Nguyên tắc hoạt động:


Một bàn chải trục vít sẽ vừa đảo trộn mạnh củ vừa đẩy củ về phía

trước.



Một bơm ly tâm được lắp ở một đầu của thùng và được nối với một
loạt các cánh quay sắp xếp dọc theo thùng. Những cánh quay này sẽ
tạo ra dòng nước ngược với hướng chuyển động của củ, đảm bảo cho củ
được rửa sạch.



Khi củ được đẩy ra đến đầu bên kia, chúng đã được rửa sạch đất cát
và được lột vỏ một phần.



Tạp chất nhẹ sẽ nổi lên trên theo nước ra ngoài, tạp chất nặng, đất
cát… lắng xuống và được tháo theo chu kỳ qua lỗ của bồn ximăng.

15


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


Nguyên liệu

Thanh đảo trộn


Nước

Cửa
tháo
liệu

Lưới lọc tạp
chất nặng

Rãnh tháo nước
thải và tạp chất

Hình 6: Thiết bò rửa củ khoai mì.

 Một thiết bò rửa có hiệu quả cao khác là thiết bò rửa dạng thùng quay với
ống bên trong để xòt nước rửa củ. Thùng có thể làm bằng gỗ hay bằng lưới kim loại, chiều
dài 3-4 m, đường kính 1m, được lắp vào bồn ximăng, cánh quay được lắp dọc theo thùng.
Tuỳ thuộc mức độ và đặc tính tạp chất của nguyên liệu mà thới gian rửa có thể từ
8-15 phút, chi phí nước rửa từ 2-4 tấn / 1 tấn nguyên liệu.
1.4. Cắt khúc.
1.4.1. Mục đích.
Nguyên liệu sau khi được rửa sạch và bóc vỏ thì được đưa vào thiết bò cắt khúc.
Mục đích của quá trình cắt khúc là cắt nhỏ nguyên liệu để quá trình nghiền tiếp theo đạt
hiệu quả cao hơn.
1.4.2. Các biến đổi trong quá trình cắt khúc.
Biến đổi vật lý:
Củ khoai mì ban đầu có kích thước 15-20cm được cắt thành những đoạn nhỏ
hơn có kích thước 5-6cm.
1.4.3. Thiết bò cắt khúc.

 Cấu tạo: thiết bò cắt khúc có dạng hình hộp chữ nhật thông hai đầu. Một
đầu cho nguyên liệu đi vào, một đầu để tháo nguyên liệu ra sau khi cắt khúc. Thực hiện
chức năng cắt khúc là hệ thống dao cắt được bố trí xung quanh một trục chuyển động nhờ
động cơ.

16


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


Hình 6: Thiết bò cắt khúc khoai mì.

 Nguyên tắc hoạt động: củ khoai mì sau khi rửa sạch được hệ thống băng tải
vận chuyển đưa vào thiết bò cắt khúc. Nhờ động cơ, hệ thống dao cắt chuyển động xung
quanh trục và cắt nhỏ củ khoai mì. Khoai mì sau khi cắt đi ra khỏi thiết bò và chuẩn bò vào
máy nghiền.
1.5. Nghiền.
1.5.1. Mục đích.
Mục đích của quá trình nghiền là giải phóng tinh bột khỏi tế bào bằng cách phá vỡ
màng tế bào khoai mì. Đây là khâu quan trọng nhất trong việc quyết đònh hiệu suất thu hồi
tinh bột. Sự phá vỡ màng tế bào càng triệt để thì hiệu suất tách tinh bột càng cao.
1.5.2. Các biến đổi trong quá trình nghiền.
Biến đổi vật lý:
Có sự thay đổi kích thước của nguyên liệu. Tế bào tinh bột bò phá vỡ giải phóng
tinh bột dưới dạng những hạt có kích thước rất nhỏ. Nguyên liệu bây giờ là khối bột nhão
mòn, có độ ẩm khoảng 80% (độ mòn khác nhau tuỳ theo công nghệ và thiết bò sử dụng).
Biến đổi hóa sinh:

Khi xé nát vỏ tế bào, các enzyme trong tế bào cũng được giải phóng và có điều
kiện hoạt động, nhất là các enzyme thuỷ phân tinh bột, enzyme oxi hoá khử như
polyphenoloxydase sẽ làm sẫm màu sản phẩm.
Biến đổi sinh học:
Vì củ rửa sạch trước khi nghiền và thời gian không quá lâu nên sự phát triển
của vi sinh vật là không đáng kể
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền.
Hiệu suất nghiền: được tính bằng phần trăm tinh bột được giải phóng trong quá
trình nghiền. Phá vỡ tế bào càng triệt để thì hiệu suất nghiền càng cao. Giá trò đó sau mỗi
lần nghiền có thể dao động từ 70-90%.

17


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất nghiền:
-

Số vòng quay: số vòng quay càng lớn thì hiệu suất nghiền càng cao.

-

Lỗ lưới nhỏ thì hiệu suất nghiền lớn nhưng năng suất giảm và chi phí năng
lượng tăng cao.

-


Chất lượng búa nghiền.

Rất khó để giải phóng tất cả các hạt tinh bột, kể cả với máy nghiền có hiệu quả
cao nếu chỉ với một lần nghiền. Vì thế mà khối cháo sau khi nghiền lần 1 thường được
nghiền tiếp lần 2 trước khi đem đi lọc.
1.5.4. Thông số kỹ thuật.
-

Số vòng quay.

-

Đường kính tang quay.

-

Số lượng búa nghiền.

-

Kích thước lỗ lưới.

1.5.5. Phương pháp nghiền.

1.3.3.2. Phương pháp thủ công.
Ở những cơ sở sản xuất nhỏ ở một số vùng trồng khoai mì, củ khoai mì vẫn được
nghiền bằng tay trên những miếùng tre.
Ở những nơi sản xuất khoảng vài trăm kilo bột hằng ngày thì người ta dùng những
dụng cụ cơ khí đơn giản có cấu tạo như sau:
 Một máy mài xát đơn giản nhưng hiệu quả được làm bằng một tấm sắt mạ

điện được đục lỗ bằng đinh, sau đó kẹp chặt tấm sắt đó quanh một bánh xe
với bề mặt có mép nhọn, sắc hướng ra ngoài. Bánh xe có thể được quay
bằng tay, nhưng thường được quay bằng cách đạp bằng chân. Người công
nhân sẽ ấn củ lên bề mặt nghiền. Hoặc bề mặt nghiền sẽ được gắn lên một
bên một đóa quay có gắn tay quay. Bột nghiền sẽ được thu trong giỏ hay
những vật chứa bằng gỗ rồi đem đi lọc.

Hình 7: Thiết bò mài xát khoai mì bằng tay.

18


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


 Máy nghiền chạy bằng sức nước: trong máy nghiền thuỷ lực, máy xe nước
được quay bởi một bánh đà, làm chạy dây đai truyền động cho tay quay của
thùng nghiền. Thùng này có đường kính khoảng 20-30cm, thùng được gắn
lên một bàn nghiền. Người công nhân, ngồi ở bàn sẽ ấn củ vào thùng. Khối
nghiền sẽ được đẩy qua khe hở hẹp giữa thùng và giá đỡ, vào máng rồi
được cho qua khâu lọc.
Những thiết bò nghiền ở trên đều được làm bằng những tấm kim loại có đục lỗ. Dù
không mắc, nhưng chúng tương đối không được hiệu quả vì những tấm nghiền thường
phải được thay thường xuyên do rất nhanh mòn.

1.3.3.2. Phương pháp cơ giới.
Máy nghiền chạy bằng động cơ được dùng khi cần sản xuất với năng suất cao,
khoảng 10 tấn củ khoai mì tươi mỗi ngày. Thiết bò thường dùng nhất hiện nay là máy

nghiền Jahn.
 Cấu tạo: Máy nghiền này có một rotor làm bằng gỗ cứng hay ống thép, có
đường kính khoảng 50 cm, trên đó có rạch những rãnh theo chiều dọc để gắn những lưỡi
dao hay lưỡi cưa. Tuỳ theo nhu cầu mà có thể có từ 10 đến 12 răng cưa trên lưỡi dao. Các
lưỡi dao được đặt cách nhau khoảng 6-7 mm.

Hình 8: Hình dạng của thiết bò mài xát khoai mì hoạt động nhờ động cơ.

 Nguyên tắc hoạt động: nguyên liệu sau khi nhập vào máy nghiền được máy
nghiền thành khối bột mòn nhờ sự cọ xát của bộ phận nghiền quay xung quanh một trục
nhờ động cơ ới củ khoai mì và với tấm lưới chắn. Trong quá trình nghiền ta có xối nước để
nước đưa bột nghiền ra ngoài thông qua lỗ lưới.

19


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


Hình 9: Cấu tạo của thiết bò mài xát khoai mì đơn giản.

1.6. Tách bã thô.
1.6.1. Mục đích.
Hỗn hợp thu được sau khi nghiền không chỉ chứa tinh bột mà còn lẫn các tạp chất
khác như vỏ tế bào, dòch bào thoát ra do quá trình nghiền, tế bào còn nguyên, nước… Do
đó, quá trình tách bã thô nhằm mục đích tách phần lớn lượng bã thô ra khỏi hỗn hợp.
1.6.2. Cách tiến hành.
Nguyên liệu sau khi ra khỏi thiết bò nghiền được pha loãng đến nồng độ 27 oBx

bằng nước sạch hoặc nước thu được sau quá trình tách tinh bột. Hỗn hợp sau khi pha
loãng được đưa đến thiết bò rây để tách tinh bột tự do ra khỏi các tạp chất lớn. Sau khi qua
rây nguyên liệu được chia làm 2 phần:
-

Phần không lọt qua rây gồm các xơ lớn, các mảnh vụn và những hạt tinh
bột tự do chưa tách hết được đưa xuống máy nghiền lần thứ hai.

-

Phần lọt qua rây được đưa qua máy li tâm để tách dòch bào.

1.6.3. Các biến đổi trong quá trình tách bã thô.
Biến đổi vật lý:
Sau quá trình tách ta thu được hai phần: phần bã thô và phần nước dòch (sữa
tinh bột). Bã thô bao gồm cellulose và các hạt có kích thước to bò giữ lại trên rây và được
tách ra ngoài nên phần nước dòch chỉ chứa các hạt tinh bột có kích thước nhỏ hơn và một
lượng lớn các chất hòa tan. Kích thước hạt huyền phù trong nước dòch giảm.
Biến đổi hóa học:
Hầu như không có biến đổi đáng kể ngoài nồng độ chất khô giảm.

20


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn

Biến đổi hóa lý, hóa sinh, sinh học:
Không đáng kể

1.6.4. Thông số kỹ thuật.
-

Nồng độ chất khô của hỗn hợp đưa vào thiết bò rây: 27oBx.

-

Nồng độ chất khô của dung dòch sữa tinh bột sau khi qua rây có thể dao
động trong khoảng 8-10o Bx.

-

Kích thước lỗ rây: φ 0,7mm.

-

Hệ số rửa tách tinh bột tự do khoảng 85%.

1.6.5. Vấn đề.
Bã sau khi tách vẫn còn một lượng tinh bột tự do bám lại. Vì vậy, để tăng hiệu quả
của quá trình tách, người ta thu hồi lượng bã cho trở lại máy nghiền. Sau khi nghiền xong,
bã tiếp tục được tách lượng tinh bột sót. Tuy nhiên trong bã vẫn còn lại một lượng nào đó
không thể tách hết được. Ngoài tinh bột ra còn một lượng dextrin, đường, chất pectin, chất
khô của bã. Vì vậy, bã thô sẽ được đưa ra bể chứa bã đểå tận dụng làm thức ăn gia súc.
1.6.6. Thiết bò tách bã thô.
Để tách bã thô, người ta có thể sử dụng nhiều thiết bò khác nhau.

1.6.6.1. Thiết bò rây (Screening – machine).
Thiết bò rây quay (The rotating screen).
 Cấu tạo: Dạng đơn giản của một thiết bò rây quay bao gồm một khung hình

nón làm bằng gỗ cứng, cố đònh vào một góc, đặt hơi nghiêng, có trục nằm ngang dài ít
nhất 3m, được phủ bằng một lớp vải thông thường hoặc gắn một lưới mỏng bằng hợp kim
của đồng và phospho. Lưới này được ưa chuộng hơn do nó có độ bền cao hơn. Tuy nhiên,
khi sử dụng lưới, ta phải thường xuyên chải để làm sạch tạp chất gây bít lỗ rây.

Hình 10: Cấu tạo của thiết bò rây quay.

21


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn


 Nguyên tắc hoạt động: dung dòch sữa tinh bột được cấp vào ống hình nón
phía đầu nhỏ. Khi rây quay với vận tốc 50 vòng/phút, hỗn hợp sẽ từ từ di chuyển xuống
đầu còn lại và được đưa ra bể chứa. Trong khi đó, nước được phun với áp suất khoảng 6at
qua các lỗ trên trục. Vì thế khi hỗn hợp đến đầu kia thì hầu như đã được rửa sạch. Sữa
tinh bột được thu sau khi lọt qua rây. Bã đi ra nhờ phương pháp này còn chứa một lượng
lớn tinh bột do đó sẽ được đem nghiền và làm thức ăn gia súc. Lưới rây được lắp sát
thành và hơi thấp xuống phía dưới để đảm bảo hỗn hợp có thể đi qua dễ dàng.

Hình 11: Nguyên tắc tháo bã của thiết bò rây quay.

Người ta có thể trang bò thêm hai bộ chổi quét cho rây quay, một bộ được đặt tại
cửa ra còn một bộ hoạt động như cánh gạt. Cả hai bộ hoạt động cùng lúc đảm bảo cho
lưới rây luôn sạch để dòch chứa tinh bột chảy qua. Lưới rây được gắn trên một khung
nhôm có thể tháo rời thuận tiện cho việc thay đổi lưới rây khi cấn thiết.



Ưu, nhược điểm của thiết bò rây quay:
-

Ưu điểm: hạn chế được sự bít lưới do các chất có khả năng tạo keo do
thiết bò quay trong quá trình hoạt động và có 2 bộ chổi quét để cào sạch
bã ra khỏi lưới.

-

Nhược điểm: hiệu suất thu hồi tinh bột không cao, tốn nước. Hiện nay
các loại thiết bò rây quay đơn như vậy thường chỉ được sử dụng cho các
nhà máy có quy mô vừa vì trong các nhà máy lớn thì tinh bột phải được
lấy một cách triệt để có thể kèm theo tiêu hao một lượng nước nhỏ nhất.

Thiết bò rây rung (The shaking screen).
 Cấu tạo: trong những nhà máy lớn, kiểu rây quay được thay thế bằng kiểu
rây rung. Thiết bò bao gồm một khung hơi nghiêng theo phương ngang, dài khoảng 4m và
được lót bởi một lưới kim loại mỏng. Khung của rây được truyền chuyển động rung dọc
theo chiều dài nhờ một thanh truyền lệch tâm.
 Nguyên lý hoạt động: sữa tinh bột sau khi được pha loãng với một lượng
nước trong thiết bò phân phối sẽ được dẫn qua một đoạn ống đến đầu cao của khung rây.
Trong quá trình rây, hỗn hợp sẽ được đẩy xuống phía dưới nhờ chuyển động rung.

22


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn



Hiệu quả của quá trình rây có thể được cải thiện bằng cách thêm một hoặc
nhiều rãnh cạn nằm ngang trên bề mặt sàng. Nhờ vào chuyển động rung của sàng,
những rãnh này tạo ra chuyển động xoáy mạnh làm việc tách những hạt tinh bột ra khỏi
hỗn hợp diễn ra tốt hơn.

1.6.6.2. Thiết bò li tâm.
Để tăng hiệu quả của quá trình tách có thể sử dụng máy li tâm. Dưới tác dụng của
lực li tâm, do chênh lệch khối lượng nên phần bã và nước dòch có chứa các hạt tinh bột sẽ
được tách riêng.
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bò li tâm xem trong phần tách dòch bào.
1.7. Tách dòch bào.
1.7.1. Mục đích.
Quá trình tách dòch bào nhằm mục đích loại phần dòch bào có chứa polyphenol và
enzyem polyphenoloxydase và các hợp chất hòa tan khác để hạn chế quá trình oxy hóa
làm chuyển màu tinh bột và các phản ứng hóa học, hóa sinh khác ảnh hưởng đến chất
lượng của tinh bột thành phẩm.
1.7.2. Các biến đổi trong quá trình tách dòch bào.
Biến đổi vật lý:
Tinh bột qua quá trình tách dòch bào được kết thành khối chặt hơn, tỉ trọng khối
tinh bộât tăng.
Biến đổi hóa học:
-

Hàm lượng chất khô của sản phẩm tăng.

-

Vào giai đoạn đầu sẽ xảy ra phản ứng tạo phức bền giữa tinh bột và protein,

acid béo… Và hầu như ta không thể tách được tinh bột tinh khiết ra khỏi phức
này. Điều này làm cho giá trò tinh bột giảm đáng kể khi sử dụng để chế biến
các sản phẩm khác. Vì vậy các quá trình tách dòch bào phải diễn ra nhanh.

-

Độ tinh khiết của sản phẩm tăng do các hợp chất như polyphenol, HCN, sắc
tố… đi theo nước ra ngoài.

Biến đổi hóa lý:
bột ướt.

Sau quá trình tách dòch bào ta thu được hai phần là phần nước dòch và phần tinh

Biến đổi hóa sinh:
Trong thành phần dòch bào có chứa nhiều chất khác nhau nhưng trong sản xuất
tinh bột đặc biệt chú ý tới các hợp chất polyphenol và hệ enzyme polyphenoloxydase. Khi
tế bào của củ bò phá vỡ, các polyphenol tiếp xúc với oxy và dưới tác dụng của enzyme
polyphelnoloxydase sẽ oxy hóa tạo thành chất màu làm cho tinh bột mất màu trắng. Lớp
tinh bột phía trên bề mặt sẽ bò oxy hóa nhanh hơn lớp dưới. Khi tinh bột chuyển màu thì
không thể tẩy rửa hoàn toàn chất màu khỏi tinh bột bằng nước sạch được. Quá trình oxy
hóa bắt đầu từ khi mài xát đặc biệt xảy ra nhanh khi các máy đảo trộn sữa tinh bột thô.

23


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn



Tinh bột chuyển màu sẽ làm giảm giá trò của sản phẩm. Do đó để hạn chế phản ứng này
xảy ra quá trình tách dòch bào phải diễn ra nhanh và triệt để.
Biến đổi sinh học:
Trong dòch bào thường có chứa đường và các hợp chất dinh dưỡng khác là môi
trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Nếu để dòch bào tiếp xúc với tinh bột quá lâu, vi
sinh vật sẽ sử dụng tinh bột như một nguồn cơ chất và quá trình lên men sẽ diễn ra mạnh
mẽ tạo ra ethalnol, acid hữu cơ và các sản phẩm trao đổi chất khác làm ảnh hưởng tới
chất lượng của tinh bột thành phẩm. Do đó cũng cần hạn chế thời gian tiếp xúc giữa tinh
bột và dòch bào.
1.7.3. Cách tiến hành.
Phần dung dòch lọt qua rây sau khi tách bã thô được đưa vào thiết bò li tâm để tách
dòch bào. Để tách triệt để được dòch bào phải tiến hành li tâm ít nhất 2 lần.
Sau mỗi lần ly tâm, dòch tinh bột được pha loãng tới nồng độ 27 oBx rồi đưa qua rây
để tách bã mòn. Sữa tinh bột lọt qua rây được đưa vào máy ly tâm tách dòch một lần nữa.
Nồng độ sữa tinh bột vào máy ly tâm khoảng 3oBx. Nước dòch ra khỏi máy ly tâm được đưa
đi lắng tiếp tục để thu tinh bột loại hai.
1.7.4. Thông số kỹ thuật.
Thời gian:
Để khắc phục quá trình oxy hóa yêu cầu quy trình sản xuất phải ngắn, tách dòch
bào càng nhanh càng tốt. Và trong toàn bộ quy trình tinh bột đều phải ngập trong nước.
Tách dòch bào sớm tinh bột sẽ trắng đồng thời ít tạo bọt sẽ dễ dàng cho những khâu gia
công tiếp theo, mặt khác tinh bột thành phẩm giữ nguyên được tính chất hóa lý tự nhiên
của nó.
Bên cạnh đó, nếu tinh bột tiếp xúc với nước quá lâu sẽ xảy ra các biến đổi hóa
sinh dưới sự xúc tác của enzyme polyphenoloxydase. Các biến đổi đó không chỉ ảnh
hưởng tới chất lượng sản phẩm mà còn gây khó khăn cho các quá trình chế biến tiếp theo
như bọt nhiều, khi rây, lắng đồng thời các thiết bò đều bò bám lớp chất nhờn thậm chí làm rỉ
thiết bò bằng kim loại nên phải vệ sinh thiết bò luôn hoặc sử dụng vật liệu chế tạo là thép
không gỉ.

Bảng 5: Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc với dòch bào đến độ trắng của tinh bột .
Thời gian tinh bột tiếp xúc với nước dòch (h)

Độ trắng của tinh bột (%)

19

89

7

94

0

100

Bảng 6: Ảnh hưởng của nồng độ dòch bào đến độ trắng của tinh bột. .
Nồng độ dòch bào (%)

Thời gian tiếp xúc (h)

Độ trắng của tinh bột (%)

15,8

19

95,5


24


Công nghệ sản xuất tinh bột khoai

GVHD: TS. Lê Văn Việt Mẫn

11,1

19

97,0

8,8

19

97,0

7,0

19

98,0



0

100


Bảøng 7: Ảnh hưởng của nồng độ dòch bào đến độ dính của hồ tinh bột.
Thời gian tinh bột tiếp xúc
với nước dòch (h)

Nồng độ dòch bào (%)

Độ dính tương đối của hồ
tinh bột 1,65%

19

15,8

1,487

19

11,1

1,533

19

8,8

1,633

19


7,0

1,633

0

0

2,067

Hóa chất sử dụng:
 H2SO4 được thêm vào ở nông độ thấp giúp giữ màu trắng của tinh bột.


Al2(SO4)3 làm giảm độ nhớt, tăng hiệu quả quá trình lắng (Ví dụ nếu thêm
vào 0,1g/l sữa tinh bột 2oBx giảm được 50% độ dính).

 SO2 (H2SO3) ức chế hoạt động của vi khuẩn và enzyme. Ngoài ra nó cũng là
một tác nhân để làm trắng tinh bột. SO 2 được sục vào nước tinh khiết rồi
mới cho vào.
 Clorine và các hợp chất của nó cũng có tác dụng tẩy trắng và giảm độ nhớt
rất tốt.
Nếu ta sử dụng các hóa chất trên với một nồng độ thích hợp (nồng độ rất nhỏ),
chất lượng sản phẩm thu được sẽ tốt hơn.
1.7.5. Thiết bò tách dòch bào.
Để tách dòch bào, thường người ta sử dụng các máng lắng làm việc theo nguyên
tắc trọng lượng hoặc máy ly tâm làm việc theo nguyên tắc lực ly tâm. Ở quy mô nhỏ người
ta còn sử dụng cả bể lắng nhưng chất lượng tinh bột thu được không tốt.

1.7.5.1. Thiết bò lắng.

 Cấu tạo: Trước đây ở các nhà máy nhỏ thì người ta thường sử dụng các thùng
lắng đặt liên tiếp nhau. Trong các nhà máy đó thì các thùng được làm bằng gỗ. Nhưng khi
việc sản xuất tiến đến vài trăm kg/h ngày thì các thùng lắng được xây bằng cement ra đời.
Trong các nhà máy lớn, người ta sử dụng máng lắng với kích thước, chiều dài lớn hơn
thùng lắng nhiều lần.
 Thông số kỹ thuật:
-

Sự phân bố kích thước hạt: Đường kính của hạt tinh bột có thể dao động
trong khoảng 4-24µm. Tùy theo loại máy nghiền mà nó dao động trong
khoảng lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi kích cỡ hạt tinh bột
trong quá trình lắng còn phụ thuộc vào đường đi của nó. Dưới đây là một ví

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×