Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

VÒNG đời DINH DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.84 KB, 60 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
----------

TIỂU LUẬN MÔN DINH DƯỠNG HỌC
ĐỀ TÀI: VÒNG ĐỜI DINH DƯỠNG – THE LIFE CYCLE

GVHD : TS. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
SVTT

: TRẦN VĂN HOAN

14027061

NGUYỄN LÊ VIỆT HÙNG

14051641

LƯƠNG PHƯỢNG NHI

14064891

NGUYỄN TRƯỜNG HUY

14058451

NHÓM : 13

TP.HCM, THÁNG 08 / 2016



BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
----------

TIỂU LUẬN MÔN DINH DƯỠNG HỌC
ĐỀ TÀI: VÒNG ĐỜI DINH DƯỠNG – THE LIFE CYCLE

GVHD : TS. NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
SVTT

: TRẦN VĂN HOAN

14027061

NGUYỄN LÊ VIỆT HÙNG

14051641

LƯƠNG PHƯỢNG NHI

14064891

NGUYỄN TRƯỜNG HUY

14058451

NHÓM : 13


TP.HCM, THÁNG 08 / 2016


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý thầy cô Viện Công
nghệ Sinh học và Thực phẩm - Trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí
Minh và thư viện trường đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập
và nghiên cứu.

Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt, người
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc, cung cấp những kiến
thức rất bổ ích, thú vị cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
cũng như hoàn thành bài tiểu luận này.

Tập thể nhóm 13

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
Ngày…..tháng…..năm 2016
Ký tên

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
HỌ VÀ TÊN

CÔNG VIỆC PHỤ TRÁCH

TRẦN VĂN HOAN

Tìm hiểu chương 6, chỉnh sửa, tổng
hợp, trình bày bài tiểu luận, làm bài
thuyết trình.

NGUYỄN LÊ VIỆT HÙNG

Tìm hiểu chương 4, 5

LƯƠNG PHƯỢNG NHI


Tìm hiểu chương 1,2

NGUYỄN TRƯỜNG HUY

Tìm hiểu chương 3,7

GHI CHÚ
Nhóm trưởng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. EPA

Acid eicosapentaenoic.

2. DHA

Acid docosahexaenoic.

3. DNA

Deoxyribonucleic acid.

4. IU

International Unit (đơn vị đo lường cho các giá trị của một chất).

5. WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới).


6. IgA

Lớp khángthể của immunoglobulin.


7. SIgA

Một loại kháng thể giúp miễn dịch bài tiết.

8. LCPs

Acid béo chuỗi dài acid béo không bão hòa đa nguồn gốc.

9. UV-B

Tia cực tím từ ánh sáng mặt trời.

10. FAO
Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc).
11. SSD

Bào thai (có cân năng sơ sinh thấp).

12. FDA
Food and Drug Administration (Tổ chức quản lý về thực phẩm và
thuốc của Mỹ).
13. PPA


Phenylpropanolamine.

14. BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body mass index).

15. CDC
Centers for Disease Control and Prevention (Trung Tâm Kiểm
Soát và Phòng Ngừa Bệnh).
16. UL

Underwriters Laboratory.

17. IDI&WPRO

Chỉ số BMI áp dụng cho người Châu Á theo WHO.

18. (WHR)

Waist Hip Ratio (Chỉ số eo-mông).

19. LDL-cholesterol Một loại Lipoprotein mang Cholesterol gây xơ cứng động mạch.
20. HDL-cholesterol Một chất vận chuyển Cholesterol về gan để phân tích thải trừ.

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 5.1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số BMI (WHO-2006).
Hình 5.2. Tháp dinh dưỡng cân đối dành cho người trưởng thành.

DANH MỤC BẢNG



Bảng 1.1. Lượng sữa mẹ trẻ cần theo cân nặng (áp dụng đối với những mẹ cho con uống
bình ti).
Bảng 5.1. Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành (Thống
nhất sử dụng thang phân loại của Tổ chức Y Tế thế giới năm 2000).

Bảng 7.1. Phân loại thừa cân, béo phì ở người lớn theo BMI của Tổ Chức Y Tế Thế giới
(WHO) và của IDI&WPRO cho các nước châu Á.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ thấp còi của học sinh tiểu học Costa Rica 1979-97.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thấp còi của học sinh tiểu học Honduras 1986-97.
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ thấp còi ở bé trai và bé gái tại một số quốc gia.

MỤC LỤC


7

MỞ ĐẦU
Tất cả các giai đoạn phát triển, lớn lên của con người đều liên quan chặt chẽ với
nhau: giai đoạn trước có ảnh hưởng quan trọng tới giai đoạn sau, điều này đã được các
nhà khoa học dinh dưỡng nhấn mạnh. Khi chế độ ăn bị thiếu năng lượng và những vi chất
cần thiết, điều này tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả suy dinh dưỡng và bệnh tật, không chỉ riêng
ở thế hệ đó mà những hậu quả này sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ
người mẹ sang đứa con. Đối với phụ nữ, nếu bị suy dinh dưỡng từ nhỏ, đến khi trưởng
thành, đặc biệt giai đoạn mang thai vẫn bị suy dinh dưỡng sẽ có nguy cơ cao bị sinh con
nhẹ cân. Thiếu dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng chặt chẽ theo chu
kỳ vòng đời, đòi hỏi cần chăm sóc và can thiệp liên tục hợp lý cho từng thời kỳ. Trẻ đẻ

nhẹ cân phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ đặc biệt là tăng tỷ lệ tử vong, ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển trí tuệ, nếu kết hợp chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và dịch vụ y tế kém dễ
trở thành trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Trẻ thấp còi lúc nhỏ có nguy cơ trở thành thấp còi ở
tuổi vị thành niên với khả năng học tập kém, lớn lên trở thành người trưởng thành bị thấp
còi và tăng nguy cơ tăng cân kém trong khi mang thai, thì hậu quả gần như tất yếu là sinh
con bị suy dinh dưỡng bào thai và tăng nguy cơ bệnh mạn tính sau này ở tuổi trưởng
thành nếu kết hợp chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và y tế kém trong suốt những giai đoạn
sau này của cuộc đời. Nếu là phụ nữ dễ bị thiếu dinh dưỡng trước khi mang thai, sau này
sẽ có những ảnh hưởng xấu lên dinh dưỡng bào thai. Chu kỳ vòng đời sẽ tiếp tục vòng
xoắn bệnh lý này với chất lượng con người sẽ ngày càng kém nếu như không có những
can thiệp đúng đắn vào những giai đoạn cần thiết. Can thiệp sớm có một ý nghĩa hết sức
quan trọng vì đưa lại hiệu quả cao và là con đường (hay một cách tiếp cận) khoa học đã
được khoa học chứng minh trong sự nghiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của con
người. Vì vậy thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng độ tuồi trong chu kỳ
vòng đời dinh dưỡng đang là một vấn đề cấp bách, nó không chỉ ảnh hưởng tới hiện nay
mà còn ảnh hưởng đền nòi giống sau này.


8

1. DINH DƯỠNG TRONG THỜI KỲ
MANG THAI
1.1 Giới thiệu
Hầu như tất cả những người mẹ trong thời kỳ mang thai đều mong muốn rằng thai
nhi sẽ phát triển khỏe mạnh và sinh ra một đứa con khỏe mạnh.
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với việc bổ sung dinh dưỡng đầy
đủ trong thời gian mang thai sẽ giúp cả mẹ và con có đủ dưỡng chất cần thiết trong suốt
giai đoạn quan trọng này. Nếu phụ nữ trong thời kỳ mang thai thiếu chất dinh dưỡng sẽ
dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở bào thai dẫn đến tình trạng em bé sinh ra nhẹ cân, tỉ
lệ tử vong cao và khả năng phát triển trí tuệ kém, làm tang nguy cơ bệnh mãn tính ở tuổi

trưởng thành.
1.2 Nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai
Nhu cầu dinh dưỡng luôn luôn thay đổi trong thời kỳ mang thai. Lượng dinh dưỡng
sẽ khác nhau trong suốt quá trình mang thai, tùy thuộc vào kích thước cơ thể và thành
phần, mức độ hoạt động thể chất, giai đoạn của thai kì và tình trạng sức khỏe của bà mẹ.
Đối với hầu hết các phần, nhu cầu dinh dưỡng tối ưu được đáp ứng bằng cách áp dụng các
chế độ ăn cân bằng, đầy đủ và lành mạnh bao gồm những thực phẩm cơ bản, chế độ ăn
uống lành mạnh áp dụng trong thời kì mang thai có thể kéo dài vượt ra ngoài thời kì mang
thai.
Các nghiên cứu tiến hành một cách cẩn thận trong chế độ ăn uống và cho ra kết quả
thai kì trong nửa đầu của thế kỉ XX từ đó bắt đầu đưa ra các khuyến nghị dựa trên khoa
học về dinh dưỡng và mang thai. Các nghiên cứu của Bertha Burke tại trường đại học
Harvard vào những năm 1940 có tầm ảnh hưởng rất lớn [1]. Những nghiên cứu đó cho thấy
chất lượng chế độ ăn uống trong thai kỳ liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe trẻ sơ
sinh. Các bác sĩ nhi khoa thấy rằng ở những phụ nữ ăn nhiều thức ăn chất lượng và đầy đủ
chất dinh dưỡng thì hầu hết trẻ sơ sinh đều có tình trạng thể chất tối ưu. Các nghiên cứu
của Burke đã cung cấp một số bằng chứng đầu tiên rằng chất lượng chế độ ăn uống trước
khi sinh có thể ảnh hưởng mạnh mẽ kết quả thai kỳ.


9

1.2.1.1 Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng của người mẹ gia tăng trong thai kỳ, chủ yếu là do tăng khối
lượng cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khoảng một phần ba nhu cầu calories
tăng trong thai kỳ liên quan đến tăng hoạt động của tim và một phần ba là do tăng nhu cầu
năng lượng để hô hấp và bồi tụ của các mô vú, cơ tử cung và nhau thai. Thai nhi chiếm
khoảng một phần ba tăng nhu cầu năng lượng của thai kỳ. Sự gia tăng nhu cầu về năng
lượng ở mức trung bình mang thai là 300 kcal một ngày, hoặc tổng cộng 80.000 kcal [2].
1.2.1.2 Nhu cầu Carbohydrates

Carbohydrate chiếm khoảng 50-60% tổng lượng calories trong khi mang thai. Phụ nữ
nên tiêu thụ tối thiểu 175 gam carbohydrate để đáp ứng nhu cầu phát triển cho não của
thai nhi. Tính trung bình, phụ nữ ở Mỹ tiêu thụ 53% lượng calories (269 g) [3]
carbohydrate trong khi mang thai. Thực phẩm cơ bản như các loại rau, trái cây, các sản
phẩm ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ và một loạt các chất dinh dưỡng khác là những
sản phẩm có chứa hàm lượng carbohydrate cao. Những loại thực phẩm cung cấp các
dưỡng chất có lợi cho sức khỏe chẳng hạn như chất chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật.
Ngoài ra, nguồn carbohydrate không đường và chất béo tốt hơn, nó có thể giúp phụ nữ
quản lý câng nặng khi mang thai.
1.2.1.3 Nhu cầu Protein
Lượng protein được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai là 71 gam mỗi ngày và
khoảng 1,1 gam / kg trọng lượng cơ thể. Tính trung bình phụ nữ mang thai ở Mỹ tiêu thụ
78 gam protein mỗi ngày [3]. Sự thích nghi sinh lý trong quá trình chuyển hóa protein giúp
đáp ứng nhu cầu của người mẹ và thai nhi. Do đó, hầu hết protein không được sử dụng để
cung cấp năng lượng mà chủ yếu sử dụng để tổng hợp protein [4]. Yêu cầu protein tăng
trong khi mang thai chủ yếu do sự bồi tụ mô protein. Trong số khoảng 925 gam protein (2
pounds) tích lũy trong các mô protein trong quá trình mang thai, thì 440 gam được sử
dụng trong sự phát triển của thai nhi, 216 gam được sử dụng để gia tăng trong máu người
mẹ và thể tích dịch ngoại bào, 166 gam được tiêu thụ bởi tử cung và 100 gam được tích
lũy bằng nhau thai. Protein bổ sung cũng cần thiết để duy trì các mô protein phát triển [3].


10

1.2.1.4 Nhu cầu chất béo
Người ta ước tính rằng phụ nữ mang thai tiêu thụ trung bình 33% trong tổng số
calories từ chất béo. Chất béo cung cấp như một nguồn năng lượng cho sự tăng trưởng và
phát triển của thai nhi. Chất béo cũng cung cấp các acid béo thiết yếu góp phần vào sự
tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên
cung cấp khoảng 13 gam acid linoleic thiết yếu hàng ngày và 1,4 gam acid béo thiết yếu

khác như acid alphalinolenic. Chế độ ăn uống tại Hoa Kỳ có xu hướng cung cấp đủ lượng
acid linoleic nhưng quá ít acid alphalinolenic và các acid béo khác liên quan [5][6].Nguồn
thực phẩm giàu acid linoleic bao gồm ngô, hạt hướng dương, dầu đậu nành. Acid alpha
linolenic được tìm thấy trong hạt lanh, quả óc chó, đậu tương, dầu hạt cải và các loại rau
lá xanh.
Linoleic và acid alphalinolenic góp phần tạo nên các thành phần cấu trúc của màng tế
bào. Bộ não, võng mạc và các mô thần kinh khác của thai nhi đặc biệt rất giàu các acid
béo. Các dẫn xuất của acid linoleic và acid alphalinolenic là tiền thân cho eicosanoids
(Các phân tử tổng hợp từ các axit béo thiết yếu kiểm soát nhiều hệ thống của cơ thể chủ
yếu trong miễn dịch), điều hòa nhiều chức năng tế bào và nội tạng [7]. Acid alphalinolenic
bao gồm axit eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA) đóng vai trò đặc
biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai. EPA và DHA là cao phân tử không no: EPA
chứa 5 nối đôi giữa cacbon và DHA có chứa 6 nối đôi. Các liên kết đôi có xu hướng phá
vỡ khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ hoặc oxy trong không khí.
1.2.1.4.1 Acid béo omega 3 và DHA khi mang thai
EPA và DHA có thể cung cấp từ các nguồn thực phẩm acid alphalinolenic nhưng chỉ
với số lượng hạn chế. Ở phụ nữ mang thai, 9% acid alphalinolenic được chuyển thành
EPA và DHA [8]. Lượng vừa đủ của các acid béo omega-3 phụ thuộc vào việc tiêu thụ
nguồn thực phẩm của EPA và DHA hoặc sử dụng các chất bổ sung. Cá và hải sản là hai
nguồn thực phẩm giàu EPA và DHA. EPA và DHA được chọn lọc và vận chuyển qua
nhau thai vào thai nhi. Khi cơ thể mẹ có đầy đủ lượng acid béo thì hàm lượng EPA và
DHA trở nên cao hơn trong máu thai nhi trong ba tháng cuối của thai kỳ. EPA và DHA
của người mẹ có thể bị cạn kiệt trong khi mang thai do sử dụng bởi các thai nhi đang phát
triển.
Các dẫn xuất eicosanoids của EPA làm giảm viêm, giãn các mạch máu và làm giảm
đông máu. DHA là một thành phần cấu trúc chính của phospholipid trong màng tế bào


11


của hệ thần kinh trung ương. Các giai đoạn quan trọng của sự tăng trưởng và phát triển là
khi các mô hệ thống thần kinh trung ương đang được hình thành, hoạt động của hệ thống
thần kinh trung ương trở nên tối ưu vì vậy cần cung cấp đầy đủ lượng DHA. Những phụ
nữ được cung cấp đủ lượng EPA và DHA trong quá trình mang thai và cho con bú sẽ có
xu hướng sinh ra đứa trẻ thông minh hơn, tầm nhìn tốt hơn và trung tâm hệ thần kinh
chức năng phát triển hơn so với những người mẹ cung cấp thiếu acid béo. Cung cấp đầy
đủ lượng EPA và DHA trong quá trình mang thai sẽ kéo dài thời gian mang thai trung
bình 4 ngày và làm giảm nguy cơ sinh non.
1.2.1.4.2 Khuyến nghị chế độ ăn uống chứa EPA và DHA
Một lượng vừa đủ EPA và DHA trong quá trình mang thai được ước tính là 250 mg
hoặc hơn mỗi ngày [9]. Hầu hết phụ nữ ở Hoa Kỳ tiêu thụ thấp hơn một phần ba trong số
này. Những phụ nữ ăn chay thường thiếu EPA và DHA trong cơ thể. Cơ quan quản lý
thuốc và thực phẩm khuyến cáo rằng lượng EPA và DHA không được vượt quá 3 gam
mỗi ngày. EPA và DHA được tìm thấy trong cá, dầu cá, hải. Dầu gan cá có thể chứa một
lượng tương đối cao vitamin A và D. Dầu cá thường chứa hàm lượng thấp các vitamin.
DHA có sẵn từ lòng đỏ trứng, nước cam, một số loại tảo và các sản phẩm khác. Sữa mẹ
cũng là một nguồn cung cấp chứa nhiều DHA.
Do sự hiện diện của thủy ngân và các chất gây ô nhiễm khác trong một số loại cá, nên
khuyên cáo rằng những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên tiêu thụ nhiều
hơn 12 ounces (khoảng 336 gam) cá mỗi tuần. Nhiều phụ nữ mang thai e ngại việc ăn cá
trong thai kỳ do lo lắng rằng thủy ngân và các chất ô nhiễm khác có thể gây hại cho em
bé. Việc không ăn cá do sự e ngại về những rủi ro và lợi ích có thể dẫn đến hệ thần kinh
của bé phát triển dưới mức tối ưu. Đối với những phụ nữ không thích ăn cá có thể bổ sung
dầu cá sẽ an toàn và có lợi hơn.
1.2.1.5 Nhu cầu nước
Trong thời kỳ mang thai phụ nữ thường cảm thấy khát nước nhiều hơn do sự tăng
nhu cầu nước của cơ thể [10]. Tính trung bình, phụ nữ uống khoảng 9 cốc nước hàng ngày
trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ tham gia vào các hoạt động thể chất ở vùng khí hậu
nóng và ẩm nên uống đủ để giữ cho nước tiểu có màu sáng và bình thường. Nước, nước
trái cây pha loãng, trà đá và đồ uống không đường khác là sự lựa chọn tốt cho việc giữ

nước cho cơ thể.


12

1.2.1.6 Nhu cầu vitamin khi mang thai
Yêu cầu đối với hầu hết các vitamin và khoáng chất là phải cung cấp nhiều hơn trong
thời kỳ mang thai do nhu cầu trao đổi chất liên quan đến nhau thai và phát triển của thai.
Sự thích nghi sinh lý của bà mẹ liên quan đến những thay đổi về vitamin, hấp thu và sử
dụng khoáng chất để đáp ứng với nhu cầu thay đổi cho các chất dinh dưỡng trong thời kỳ
mang thai.
1.2.1.6.1 Folate
Acid folic (hay còn gọi là Folate) là một loại vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng
cho sự phát triển của thai nhi ngay từ những thời gian đầu mang thai. Đối với phụ nữ
trong độ tuổi sinh nở, chuẩn bị hoặc đang mang thai thì việc bổ sung acid Folid sẽ giúp
con tránh được các khiếm khuyết ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống…
Từ lâu việc cung cấp Folate khi mang thai đã gắn liền với thiếu máu trong thai kỳ và
giảm tăng trưởng của thai nhi. Tuy nhiên, chỉ trong hai thập kỷ qua thì vai trò của Folate
mới được công nhận.
Chức năng của Folate: Folate là một nhóm methyl (CH 3) cùng với các enzyme đồng
yếu tố trong phản ứng chuyển hóa liên quan đến việc tổng hợp DNA, biểu hiện gen và
điều hòa gen. Thiếu acid folic sẽ làm suy yếu các quá trình dẫn đến phân chia tế bào bất
thường và hình thành các mô. Folate đóng vai trò như một chất chuyển đổi homocysteine
thành acid amin methionine. Việc chuyển đổi này chủ yếu phụ thuộc vào enzyme và
Folate, vitamin B12 và vitamin B6. Đặc biệt thiếu Folate và thường thiếu lượng nhỏ
vitamin B12 cũng như những bất thường trong các enzyme có thể dẫn đến sự tích tụ của
homocysteine. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu methionine ở một giai đoạn quan
trọng của sự phát triển thai nhi. Mức độ tế bào và huyết tương của homocysteine cao có
thể làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai, sinh non, cấu trúc bất thường (dị tật bẩm sinh) ở trẻ sơ
sinh và giảm cân nặng khi sinh. Bổ sung acid folic (500-600 mcg mỗi ngày) sẽ giúp cải

thiện kết quả thai kì.
Nguồn thức ăn chứa Folate: Nhiều loại rau và trái cây là nguồn cung cấp Folate
nhưng chỉ có một vài loại thực phẩm chứa mẫu cao sinh học của Folate. Nước cam, nước
ép dứa, nước ép đu đủ, đậu khô, ngũ cốc, bánh mì, mì ống, cơm là một số loại thực phẩm
mà tự nhiên có chứa các cao sinh học và cung cấp acid folic. Việc cung cấp acid folic
trước và trong khi mang thai có thể được ước tính bằng cách cộng số lượng acid folic
trong thực phẩm thường được tiêu thụ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Các sản phẩm


13

ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bánh mì và mì ống, gạo nâu, bột yến mạch, vụn lúa mì và
các sản phẩm ngũ cốc hữu cơ có thể hoặc không thể được bổ sung acid folic.
1.2.1.6.2 Choline
Choline là một loại vitamin B phức tạp mà con người có thể sản xuất được, chế độ ăn
uống chứa choline rất hạn chế vì vậy cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Nhu cầu
choline tăng trong khi mang thai do nó đóng vai trò như là một thành phần của
phosopholipids trong màng tế bào. Choline có thể được chuyển đổi sang betaine phục vụ
như là một nguồn của methyl được sử dụng để điều chỉnh chức năng của gene, ống thần
kinh, phát triển não bộ và việc chuyển đổi của homocysteine methionine. Một lượng lớn
choline được vận chuyển qua máu của người mẹ đến phôi thai và thai nhi trong quá trình
mang thai. Choline cần cung cấp trong thời kỳ mang thai là 450 mg mỗi ngày. Một số
chuyên gia lo ngại rằng phụ nữ mang thai có thể không cung cấp đủ choline cho sự phát
triển não của thai nhi. Choline được cung cấp đầy đủ đối với những phụ nữ thường xuyên
sử dụng trứng và thịt, nó là hai nguồn chính của vitamin này.
1.2.1.6.3 Vitamin A
Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng trong thời kỳ mang thai vì nó đóng vai
trò quan trọng trong các phản ứng liên quan đến việc phân chia tế bào. Thiếu vitamin này
rất hiếm ở phụ nữ mang thai ở các nước công nghiệp phát triển nhưng là một vấn đề lớn ở
nhiều quốc gia đang phát triển. Hơn 50% trẻ em ở Việt Nam thiếu hụt vitamin A trong

chế độ ăn hằng ngày (Theo Khảo sát tình trạng Dinh dưỡng của Trẻ em Việt Nam và khu
vực Đông Nam Á). Vitamin A thiếu hụt xảy ra sớm trong thai kỳ có thể dẫn đến các dị tật
của phổi, đường tiết niệu và tim của thai nhi. Đáng lo ngại hơn thiếu vitamin A là những
vấn đề liên quan đến việc cung cấp quá nhiều vitamin A ở dạng retinol hoặc acid retinoic
(nhưng không phải beta carotene). Việc sử dụng các loại thuốc như Accutane và Retin-A
giảm mụn trứng cá và nếp nhăn khi điều trị làm tăng nguy cơ bất thường của thai nhi. Đặc
điểm của hội chứng này bao gồm tai nhỏ hoặc không có tai, ống tai bất thường, bị dị tật
não và khuyết tật tim. Do độc tính tiềm tàng của retinol, khuyến cáo rằng phụ nữ dùng
không quá 5.000 IU vitamin A khi mang thai.


14

1.2.1.6.4 Vitamin D
Vitamin D hỗ trợ tăng trưởng của thai nhi bổ sung canxi cho xương, răng và hình
thành men răng. Cung cấp không đủ vitamin D trong thời gian mang thai làm ảnh hưởng
đến thai nhi cũng như sự phát triển xương ở trẻ em [11]. Trẻ sinh ra với tình trạng thiếu
vitamin D có xu hướng nhỏ hơn trung bình, nhiều khả năng có mức canxi trong máu thấp
(hạ canxi trong máu) lúc mới sinh và nhiều khả năng có xương kém vôi hóa và men bất
thường. Vitamin D cũng hỗ trợ chức năng bình thường của hệ thống miễn dịch và có thể
ức chế viêm. Phụ nữ béo phì có nguy cơ thiếu vitamin D do mức độ lưu trữ vitamin D từ
các tế bào chất béo thấp. Có đến 61% số người phụ nữ béo phì đã được xác định là có
nồng độ vitamin D thấp hơn so với khoảng 36% ở phụ nữ không béo phì [12]. Phụ nữ ăn
chay có nguy cơ thiếu vitamin D vì vitamin D tự nhiên chỉ trong các sản phẩm từ động
vật.
Khuyến nghị đối với vitamin D trong mang thai: Phụ nữ mang thai được khuyến cáo
cần một lượng khoảng 5 mcg (200 IU) vitamin D hàng ngày. Lượng vitamin D có thể
được cung cấp đủ bằng cách uống 3 ly sữa tăng cường vitamin D một ngày hoặc tắm
nắng. Tắm nắng 2 buổi với mỗi lần khoảng 15 phút trong mỗi tuần sẽ giúp cung cấp
khoảng 1250 mcg (50.000 IU) vitamin D. Không có bằng chứng nào cho thấy vitamin D

quá liều xảy ra do tiếp xúc với ánh mặt trời. Một số chuyên gia khẳng định rằng nhiều
vitamin D hơn 5 mcg mỗi ngày trong thời kỳ mang thai là cần thiết.
1.2.1.7 Nhu cầu khoáng chất trong khi mang thai
Yêu cầu đối với khoáng chất trong khi mang thai thường cao hơn so với những phụ
nữ bình thường do tăng để tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất xảy ra trong thai kỳ.
1.2.1.7.1 Calcium
Bổ sung calcium trong thời kỳ mang thai rất cần thiết cho xương thai nhi và giúp duy
trì sức khỏe xương của mẹ. Khoảng 30 gam calcium (ít hơn một ounce) được chuyển từ
mẹ sang thai nhi trong thai kỳ. Hấp thụ canxi từ thực phẩm tăng lên, bài tiết canxi trong
nước tiểu giảm. Các yêu cầu bổ sung calcium, trong giai đoạn cuối của thai kỳ cần
khoảng 300 mg mỗi ngày và có thể thu được bằng cách gia tăng hấp thu của calcium từ
xương. Nhu cầu calcium trong khi mang thai có thể được đáp ứng bằng cách uống 3 ly
sữa hoặc sữa đậu nành hoặc 2 cốc nước cam với 1 ly sữa.


15

1.2.1.7.2 Iron
Iron là một chủ đề hàng đầu của cuộc thảo luận về dinh dưỡng trước khi sinh vì nhu
cầu iron tăng lên đáng kể. Phụ nữ cần khoảng 1000 mg (1g) iron bổ sung cho mang thai.
• 300 mg được sử dụng bởi các bào thai và nhau thai.
• 250 mg bị mất lúc sinh.
• 450 mg được sử dụng để tăng khối lượng tế bào máu đỏ.
Khoảng 12% phụ nữ mang thai thiếu iron và hàm lượng iron lưu trữ thấp do đó có
nguy cơ dẫn đến thiếu máu trong thai kỳ [13]. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ thiếu máu, thiếu
iron trong thai kỳ vẫn cao ở phụ nữ những nước phát triển cũng như các nước đang phát
triển. Thiếu máu ở giai đoạn đầu của thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân 2-3
lần. Thiếu iron trong thai kỳ có liên quan đến việc giảm trí thông minh, ngôn ngữ trẻ em.
Thiếu iron và thiếu máu còn liên quan đến giảm dự trữ iron ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có
nguy cơ thiếu iron trong giai đoạn trứng bởi vì họ có ít thời gian để dự trữ iron ở cuối thai

kỳ.
Các khuyến nghị liên quan đến bổ sung iron trong thai kỳ: Khuyến cáo rằng phụ nữ
mang thai cần bổ sung 30 mg hằng ngày sau tuần thứ 2 của thai kỳ với chỉ định khi nồng
độ hemoglobin là 11 g / dl hoặc nồng độ ferritin huyết thanh là 30 ng / ml. Phụ nữ bị thiếu
máu thiếu iron thường khuyến cáo cần 60-180 mg iron mỗi ngày.
1.2.1.7.3 Iodine
Iodine cần thiết trong thời kỳ mang thai của người mẹ trong chức năng tuyến giáp,
sản xuất năng lượng và sự phát triển não của thai nhi. Thiếu iodine sớm trong thai kỳ có
thể dẫn đến suy giáp ở thai nhi. Tỷ lệ suy giáp trẻ sơ sinh giảm hơn 70% nếu bổ sung
iodine trước hoặc trong nửa đầu của thai kỳ. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cũng được cải thiện
đáng kể. Bổ sung iodine trong nửa sau của thai kỳ không cải thiện kết quả sơ sinh.
Nguồn cung cấp iodine đáng tin cậy nhất là muối iodine. Một muỗng cà phê chứa
400 mcg iodine. Cá, sò, rong biển và một số loại trà cũng cung cấp iodine. Những phụ nữ
sử dụng muối iodine có thể không cần bổ sung thêm iodine. Tảo bẹ và rong biển không
nên sử dụng như một nguồn cung cấp iodine vì sự khác nhau quá nhiều trong hàm lượng
iodine. Hiệp hội tuyến giáp Mỹ khuyến cáo bổ sung trước khi sinh khoảng 150 mcg
iodine sẽ giúp thai nhi phát triển tốt. Lượng iodine thông thường không được vượt quá
1100 mg mỗi ngày trong suốt thai kỳ.


16

1.2.1.7.4 Sodium
Sodium đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước của cơ thể. Yêu cầu
đối với sodium tăng đáng kể trong thời kỳ mang thai do tăng thể tích huyết tương. Nhưng
sự cần thiết của sodium trong thai kỳ không được chú trọng nhiều. Trước đây, người ta
nghĩ rằng soldium giúp tăng khả năng giữ nước, huyết áp và ngăn chặn phù nề và cao
huyết áp. Điều này là không chính xác và không đầy đủ, lượng sodium có thể làm phức
tạp quá trình và kết quả của thai kỳ. Hạn chế sodium trong khi mang thai có thể làm cạn
kiệt các cơ chế bảo tồn sodium và dẫn đến mất sodium quá mức cho phép.


2. DINH DƯỠNG Ở TRẺ SƠ SINH
1.3 Nuôi trẻ sơ sinh
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường bên ngoài có
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hoặc thừa cũng
có thể có hại đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.
Sự phát triển nói chung phụ thuộc vào các yếu tố: di truyền, nội tiết, thần kinh thực
vật và dinh dưỡng, trong đó ba yếu tố đầu đảm bảo cơ thể phát triển nhất định. Khi thiếu
ăn tạm thời, cơ thể có thể phát triển chậm nhưng tình trạng đó có thể hồi phục khi lượng
thức ăn ăn vào đầy đủ. Trong trường hợp dinh dưỡng không hợp lý kéo dài có thể cản trở
sự hồi phục đó, do vậy cần quan tâm đặc biệt đến dinh dưỡng.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của một đứa
trẻ, song dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc
vào chế độ ǎn của người mẹ trong suốt thời kỳ mang thai, vào việc người mẹ có đủ sữa và
chế độ ǎn bổ sung có hợp lý với trẻ hay không (Hofvander và Margaret, 1983). Sữa mẹ là
thức ǎn hoàn chỉnh nhất cho trẻ trong tháng đầu. Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng
và an toàn cho trẻ sơ sinh (Motarjemi và cộng sự, 1983). Lượng sữa mẹ sẽ giảm đi vào
tháng thứ 6. Theo Hofvander và cộng sự (1983), trẻ sẽ được ǎn bổ sung vào tháng thứ 6,
khi sữa mẹ không còn đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ. Lúc này một chế độ ǎn bổ sung hợp lý
cho trẻ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển thì vấn đề đặt ra lại là
thức ǎn bổ sung cho trẻ thường không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cả về mặt
số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.


17

Những trẻ sơ sinh ít nhất trong vài tuần đầu tiên chỉ nên ăn thức ăn lỏng, tốt nhất là
sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Nhu cầu này bao gồm tất cả các chất dinh
dưỡng thiết yếu để phát triển mô mới và năng lượng và cho phép các chức năng trao đổi
chất để bảo trì, tăng trưởng và phát triển. Điều này đòi hỏi các chất dinh dưỡng và năng

lượng có thể duy trì các rào cản vật lý, hóa học của nó và nâng cao khả năng miễn dịch.
Trong 4 tháng đầu tiên, các trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường sẽ tăng gấp đôi trọng lượng.
Trong năm đầu tiên, tăng gấp ba lần trọng lượng và tăng gấp đôi diện tích bề mặt đồng
thời nhiều chức năng cũng trưởng thành và phát triển. Các trẻ sơ sinh thay đổi hình dạng
và cấu tạo của chúng. Ví dụ, các niêm mạc đường ruột biểu mô trưởng thành nhanh chóng
trong vài tuần đầu tiên, tăng hấp thu chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu. Tỷ lệ mỡ cơ
thể tăng lên từ khoảng 16% trong 3 tháng tới khoảng 30% lúc 8 tháng. WHO khuyến cáo
rằng bú sữa mẹ nên tiếp tục cho 6 tháng đầu đời của trẻ sơ sinh với thức ăn bổ sung và
tiếp tục cho con bú sau đó.
1.4 Cho trẻ sơ sinh bú sữa
Ở nhiều động vật có vú, sữa ban đầu được gọi là sữa non cần thiết đóng vai trò là sự
sống còn. Đây không phải là trường hợp ở người. Tuy nhiên, việc bú sữa non đóng vai trò
quan trọng trong phát triển của trẻ, cả về thể chất và tâm lý.
Sữa gây ra một loạt các phản ứng nội tiết tố ở trẻ sơ sinh và mẹ. Ở người mẹ,
prolactin kích thích sản xuất sữa trong thời gian cho con bú sớm trong khi oxytocin kích
thích phóng sữa. Oxytocin cũng gây giãn mạch cục bộ da và do đó sự ấm áp cho trẻ sơ
sinh cũng gây cảm giác buồn ngủ ở người mẹ. Ở trẻ sơ sinh, những thay đổi trong
somatostatin, gastrin và cholecystokinin giúp kích thích sự tăng trưởng và phát triển của
đường tiêu hóa, cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi cho con bú, các bé tiếp xúc gần
gũi với mẹ của mình trong vài giờ một ngày. Điều này giúp đảm bảo nhanh chóng "liên
kết" giữa mẹ và trẻ sơ sinh. Các bé học cách tin tưởng đầu tiên trong đó thúc đẩy sự phát
triển tâm lý bình thường.
1.5 Sữa mẹ
Sữa mẹ cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết, kích thích men, các yếu tố
tăng trưởng, liên kết các protein và nhiều chất có chức năng xác định.
Sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dự trữ cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em
dưới một tuổi. Sữa non tiết ra trong tuần đầu sau khi sinh thường có chứa nhiều kháng thể


18


(IgA), các tế bào bạch cầu hơn sữa thường, cho trẻ bú sớm sẽ tận dụng được nguồn sữa
non, giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Protein trong sữa bao gồm: casein, albumin và globulin. Tuy tổng lượng protein trong
sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng sữa mẹ có nhiều albumin và globulin thích hợp với khả
năng tiêu hoá của trẻ. Dưới tác dụng của men tiêu hoá, protein của sữa mẹ sẽ vón lại
thành những hạt nhỏ rất dễ tiêu. Ngược lại, protein của sữa bò đa số là casein sẽ vón lại
thành những cục sữa đặc khó tiêu hoá hơn.
Lipid trong sữa mẹ có nhiều acid béo không no là những chất dễ tiêu hoá và cần thiết
cho sự phát triển của trẻ. Khả năng thủy phân chất béo của men lipase có trong sữa mẹ
mạnh hơn sữa bò đến 15 - 25 lần.
Sữa mẹ có nhiều lactose, chủ yếu là β-lactose, là môi trường tốt kích thích sự hoạt
động của các vi khuẩn lên men chua làm tăng sự tiêu hoá sữa, đồng thời lại ức chế sự hoạt
động của vi khuẩn gây thối. Ngược lại sữa bò có chứa nhiều lactose là môi trường tốt cho
vi khuẩn có hại hoạt động, vì vậy trẻ bú sữa bò thường hay bị rối loạn tiêu hoá hơn. Sữa
mẹ có nhiều vitamin A, C, D, B2 hơn sữa bò. Bú mẹ giúp trẻ phòng bệnh khô mắt do thiếu
vitamin A, còi xương...Lượng calcium, iron trong sữa mẹ tuy ít, nhưng tỷ lệ hấp thu cao
nên bú sữa mẹ trẻ ít bị còi xương và thiếu máu.
Sữa mẹ chứa nhiều men, hormone, kháng thể là những chất mà sữa bò không có. Mặt
khác sữa mẹ còn chứa các globulin miễn dịch bài tiết (SIgA) cùng với các đại thực bào có
tác dụng bảo vệ, chống dị ứng. Vì vậy trẻ bú mẹ ít bị các bệnh tiêu chảy, bệnh về hô hấp
và ít dị ứng, chàm… hơn trẻ uống sữa bò.

1.5.1.1 Sữa non
Sữa non đặc biệt giàu immunoglobulin A (SIGA) với đặc tính chống nhiễm trùng.
Albumin, cholesterol, phospholipid, vitamin A, E và nồng độ K, soldium, zinc và
selenium cũng tương đối cao. nước, lactose và nồng độ triglycerid là tương đối thấp.
1.5.1.2 Sữa trưởng thành
1.5.1.2.1 Chất béo
Trong 2 tuần đầu tiên cho con bú, các triglyceride chất béo trong sữa tăng đến hơn

98%. Chất béo chiếm khoảng 54% tổng năng lượng trong sữa trưởng thành. Các chất béo
đóng vai trò quan trọng về thể chất và giúp bảo vệ chất béo từ lipolysis và quá trình oxy
hóa. Chất béo của sữa mẹ bao gồm 42% các acid béo bão hòa. Nó bị thủy phân chủ yếu là


19

P-monoglycerides và được hấp thu dễ dàng. Sữa mẹ có chứa các acid béo thiết yếu là
linoleic và α-linolenic và cũng là chuỗi dài acid béo không bão hòa đa nguồn gốc (LCPs).
LCPs có thành phần cấu trúc và chức năng của màng tế bào và là tiền chất của
eicosanoids. Đối với trẻ sinh non, chế độ ăn uống DHA rất cần thiết cho chức năng tối ưu
trong hệ thống thần kinh, phát triển thị giác và nhận thức.
1.5.1.2.2 Protein
Trong sữa trưởng thành bao gồm casein và whey protein với tỷ lệ là 40/60. Trong
whey protein, hơn một phần ba là α-lactalbumin. Các casein và α-lactalbumin cung cấp
các axit amin thiết yếu. Whey protein quan trọng khác là SIGA, lactoferrin và lysozyme,
bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Các nghiên cứu cho thấy vai trò của con bú giúp ngăn ngừa
hoặc cải thiện vi nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Trẻ bú sữa mẹ trong hơn 3 tháng giúp bảo vệ
chống tiêu hóa và chống nhiễm trùng đường hô hấp. Cho con bú cũng để bảo vệ chống
các biểu hiện của dị ứng.
Nhiều whey protein hoạt động như enzymes bao gồm lysozyme, đó là vi khuẩn và
lipases, α-amylase, antiproteases và lactoperoxidase. Whey protein nhỏ khác gắn
corticosteroid, thyroxin, folate, vitamin D và vitamin B 12. Các casein bao gồm β-casein
với lượng nhỏ kappa-casein liên kết với nhau với các ion vô cơ, chủ yếu là calcium và
phosphate để hình thành các mixen nhỏ.
1.5.1.2.3 Nitrogen phi protein
Khoảng một phần tư tổng số nitơ trong sữa trưởng thành không phải là ở dưới dạng
protein. Nitrogen phi protein này, một nửa là urea và phần còn lại nhiều loại hợp chất
khác nhau. Chúng bao gồm các carbohydrate có chứa nitrogen chủ yếu là glucosamines
mà còn oligosaccharides kết hợp N-acetyl acid neuraminic. Nitrogen phi protein cũng bao

gồm các nucleotide, acid nucleic, polyamine, peptide hoạt tính sinh học như biểu bì, thần
kinh và insulin như yếu tố tăng trưởng, prolactin, thyroxin, kích thích tuyến giáp hormone
và thyrotrophin releasing hormone và calcitonin, choline và amino alcohols khác, taurine
và carnitine, creatinin, creatin, acid uric và amoniac. Urea đóng vai trò như một nguồn
nitrogen cho trẻ bị tổn hại nhưng không đến mức độ đáng kể ở trẻ sơ sinh bình thường.
Nhiều yếu tố tăng trưởng như nucleotide và polyamine xuất hiện để kích thích tăng
trưởng và trưởng thành của ruột trẻ sơ sinh. Các carbohydrate có chứa nitrogen xuất hiện


20

gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên, đối với hầu hết các phần, các chức
năng và tầm quan trọng của các hợp chất nitrogen phi protein vẫn chưa được biết.
1.5.1.2.4 Carbohydrate
Trong lactose có hơn 80% carbohydrate trong sữa trưởng thành, khoảng 38% tổng
năng lượng của nó. Không giống như các thành phần sữa khác, nồng độ lactose thay đổi.
Lactose là sản phẩm thủy phân galactose. Lactose không được hấp thu được chuyển thành
acid lactic bởi các vi sinh đường ruột dẫn đến pH thấp ức chế sự tăng trưởng của nhiều tác
nhân gây bệnh và cũng làm tăng khả năng hòa tan và hấp thu calcium.
1.5.1.2.5 Vitamin
Trong các loại vitamin, đặc biệt là vitamin tan trong chất béo có liên quan đến lượng
vitamin và tình trạng của người mẹ. Tuy nhiên sự thiếu hụt vitamin hiếm khi xảy ra ở trẻ
bú sữa mẹ. Ngay cả khi có sự thiếu hụt thiamin đặc hữu và nồng độ sữa thấp thì bệnh
beri-beri cũng hiếm khi xuất hiện. Sữa có hàm lượng vitamin B12 rất thấp nhưng khả dụng
sinh học của nó cao do một yếu tố chuyển giao trong sữa. Bệnh còi xương không xảy ra ở
trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nguyên nhân là thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (UV-B) để sản
xuất cholecalciferol không phải chế độ ăn uống thiếu vitamin D. Trong trường hợp như
vậy, phòng bệnh bằng cách bổ sung vitamin D cho các bà mẹ. Các thành phần quan trọng
khác của sữa mẹ bao gồm nước, các tế bào. Lượng nước của một trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
hoàn toàn đủ ngay cả khi điều kiện khí hậu nóng. Các tế bào khác nhau bao gồm trong thứ

tự của các đại thực bào tập trung các tế bào lympho và bạch cầu trung tính. Cùng với
SIGA, lactoferrin, lysozyme, immunoglobulins và các enzyme bảo vệ niêm mạc ruột non
của trẻ sơ sinh chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật; chúng cũng ức chế sự tăng
trưởng của một số tác nhân gây bệnh, nguy hiểm khác và kích thích sự trưởng thành biểu
mô và tăng cường sản xuất enzyme tiêu hóa. Sữa mẹ cũng kích thích sự phát triển của hệ
miễn dịch riêng của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sẽ giúp bảo vệ trẻ chống lại nhiễm trùng một cách
đáng kể và lâu dài.
1.5.1.3 Sữa công thức
Sữa bò tươi chưa qua biến đổi rất khác so với sữa mẹ và nó không phù hợp với trẻ sơ
sinh. Lý do chính là do protein rất cao, soldium, calcium, phosphorus và clorua nồng độ
của nó đã vượt quá nhu cầu và thận của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn. Vì vậy cần


21

qua chế biến để loại bỏ các vấn đề đó. Một loạt các loại sữa công thức đã nổi lên, có thành
phần được dựa trên kiến thức hiện nay của chúng ta về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở lứa
tuổi và giai đoạn phát triển khác nhau.Vì vậy thành phần của các loại sữa công thức đang
thay đổi. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài để thay đổi, đặc biệt về thành phần
công thức cho trẻ sơ sinh nhẹ cân và sơ sinh bị bệnh rất thấp. Việc cung cấp các đặc tính
chống nhiễm khuẩn chưa được vạch ra. Thành phần của hầu hết các loại sữa, kể cả sữa
mẹ đều chứa protein, gồm protein whey và casein. Sữa mẹ có chứa nhiều whey nên trẻ dễ
tiêu hóa hơn, trong khi đó sữa công thức chứa nhiểu casein nên tiêu hóa chậm hơn. Và vì
thế, trẻ bú bình sẽ no lâu hơn và mẹ có thể kéo dài khoảng cách giữa các lần cho bé ăn.
Những loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh thường được phân chia theo giai đoạn
phát triển:
– Sữa dành cho giai đoạn đầu, thích hợp cho trẻ từ khi mới sinh: Nhóm sản phẩm sữa
này chỉ dành cho trẻ đến 12 tháng tuổi. Thông thường, các sản phẩm được làm từ sữa bò,
nhưng cũng có thể được làm từ sữa đậu nành hoặc sữa dê. Trừ khi có một lý do bất khả
kháng nào đó mà không thể dùng nó, sữa công thức làm từ sữa bò vẫn là một chọn lựa tối

ưu.
– Sữa bổ sung thêm tinh chất: thường được dùng cho những em bé thường nôn trớ
(Đó chính là tình trạng các chất chứa đựng trong dạ dày như thức ăn, dịch dạ dày, dịch
mật… bị tống ra ngoài theo đường miệng) sau khi ăn. Đây là loại sữa chỉ sử dụng khi có
sự hướng dẫn của các chuyên gia.
– Sữa công thức dành cho trẻ sinh non thiếu tháng: Loại sữa này không thích hợp
cho trẻ đủ tháng hoặc những trẻ sinh non nhưng đã đuổi kịp tốc độ phát triển của các trẻ
sinh đủ ngày trừ khi có sự hướng dẫn của chuyên gia.
Sữa công thức tiêu chuẩn chứa 20 kcal/ounce và 0,45 gam protein/ounce. Sữa công
thức dựa trên sữa bò thích hợp cho hầu hết các trẻ sơ sinh đủ tháng và sinh non.
1.6 Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ sơ sinh
Tất cả các chuyện liên quan tới chuyện ăn uống hằng ngày của bé (giai đoạn từ 0 – 12
tháng tuổi) được hiểu là dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh có
nhiều cách phân loại, phổ biến nhất là theo độ tuổi: 0 – 6 tháng tuổi; 6 – 10 tháng tuổi và
10 – 12 tháng tuổi. Tùy từng giai đoạn, mẹ có những cách thiết lập chế độ dinh dưỡng cho
bé phù hợp.
Bé từ 0 – 6 tháng tuổi


22

Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, lành mạnh nhất cho sự phát triển của
bé trong giai đoạn này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ nên nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, bởi:
• Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tự nhiên, rất phù hợp với dạ dày còn non nớt của trẻ sơ sinh,
giúp bé dễ tiêu hóa hơn (trong sữa mẹ chứa nhiều đạm whey – loại đạm dễ tiêu hóa)
• Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết và các chủng
vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli)
• Sữa mẹ giúp bé hạn chế nguy cơ bệnh tật và phát triển nhận thức tốt hơn.
Tuy nhiên, từ 0 – 6 tháng tuổi, do bé chưa ăn được nhiều, các cữ bú trong ngày cần

được mẹ chia nhỏ theo một “thời gian biểu” phù hợp với cơ địa và khả năng ăn uống của
con. Mẹ có thể tham khảo bảng gợi ý lượng sữa mẹ trẻ cần theo cân nặng dưới đây (áp
dụng đối với những mẹ hút sữa cho con ti bình):
Bảng 1: Lượng sữa mẹ trẻ cần theo cân nặng (áp dụng đối với những mẹ cho con
uống bình ti).

CÂN NẶNG

TỔNG LƯỢNG SỮA CẦN
TRONG NGÀY

LƯỢNG SỮA CẦN MỖI
CỮ
(TB 8 cữ một ngày) theo ml

2.265 GR

390ml

48.75

2.491 GR

429 ml

53.625

2.718 GR

467 ml


58.375

2.944 GR

507 ml

63.375

3.171 GR

546 ml

68.25

3.397 GR

584 ml

73

3.600 GR

639 ml

79.875

3.850 GR

664 ml


83


23

4.000 GR

720 ml

90

4.303 GR

741 ml

92.625

4.500 GR

801 ml

100.125

4.756 GR

819 ml

102.375


4.900 GR

879 ml

109.875

5.209 GR

897 ml

112.125

5.400 GR

960 ml

120

5.662 GR

976 ml

122

5.889 GR

1015 ml

126.875


6.115 GR

1053 ml

131.625

6.400 GR

1119 ml

139.875

6.704 GR

1155 ml

144.375

6795 GR

1172 ml

146.5

7021 GR

1210 ml

151.25


7.300 GR

1280 ml

160

Để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng DHA (thành phần dinh dưỡng tốt cho sự phát
triển não bộ của trẻ) và các dưỡng chất cần thiết khác cho bé qua nguồn sữa mẹ, mẹ nên
bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA, calcium, iron, choline… vào thực đơn hàng ngày
của mình (cá hồi, cá ngừ, dầu cá…). Theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng DHA cần
thiết cho mẹ trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú là 200mg mỗi ngày.
Mặc dù sữa mẹ tốt nhưng không phải bà mẹ nào cũng đủ sữa cho con, trẻ phải dùng
sữa công thức để thay thế. Bio-acimin mách mẹ lượng sữa công thức trẻ cần theo tháng
tuổi:


24

• Từ 0 – 3 tuần tuổi: Bé cần 30 – 90ml sữa/lần. Ngày 8 – 12 lần. Mỗi cữ cách nhau 2 – 3
tiếng. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho bé: 240 – 700ml.
• Từ 3 tuần – 3 tháng tuổi: Bé cần 90 – 120ml sữa/lần. Ngày 6 – 8 lần. Mức gợi ý lượng
sữa cả ngày cho bé: 700 – 950ml
• Từ 3 – 6 tháng: Bé cần 120 – 230ml/lần. Ngày 4 – 8 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày
cho bé: 700 – 950ml. Mẹ lưu ý: từ giai đoạn này bé bắt đầu ngủ được xuyên đêm và có
thể uống nhiều sữa hơn vào ca cuối cùng buổi tối và ca đầu tiêng của sáng hôm sau.
• Từ 6 – 9 tháng: 170 – 240ml/lần. Ngày 6 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho bé:
950ml. Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm, tuy nhiên sữa vẫn là thực phẩm chính cho
con trong giai đoạn này nhé! Ăn dặm chỉ mới là bước tập làm quen với thực phẩm thô.
• Từ 9 – 12 tháng tuổi: 200 – 50ml/lần. Ngày 3 – 5 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho
bé: 700ml. Giai đoạn này bé có thể uống ít sữa đi vì bé đã ăn được thức ăn dặm trong đó

có chứa nước
• Từ 12 tháng tuổi trở lên: 120ml sữa tươi/sữa đậu nành/sữa chua. Ngày 4 lần.
+

Bé từ 6 – 10 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé đã có thể ăn dặm, nhưng mẹ vẫn nên cho bú sữa mẹ hoặc uống
thêm sữa bột. Trong chế độ ăn dặm của bé, mẹ cần bổ sung thêm:
• Các loại rau xanh và trái cây: Bí xanh, củ cải trắng, quả bơ, táo, kiwi, đu đủ… giúp bổ
sung thêm vitamin C, canxi, chất xơ và protein… nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch
của bé
• Thực phẩm giàu chất sắt: Trẻ sẽ mất dần lượng sắt dự trữ từ 6 tháng tuổi, nên mẹ cần bổ
sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt bò (theo tỉ lệ 1 phần thịt, 2 phần rau).
• Thực phẩm giàu chất đạm: giúp nâng cao hệ miễn dịch và sự phát triển của não bộ. Chất
đạm có nhiều trong thịt gà, cá, pho mai, thịt nạc thăn, thịt bê non, đậu hũ, các loại hạt…
Lưu ý, khi chế biến thức ăn cho bé giai đoạn này nên chọn cách hấp, luộc, nướng để
đảm bảo dinh dưỡng và tránh các tác động không tốt từ dầu mỡ, gây rối loạn tiêu hóa cho
bé. Mẹ cũng nên nghiền nát, hoặc bằm nhỏ thức ăn tránh để bé bị hóc hoặc khó ăn.
+

Bé 10 – 12 tháng tuổi

Tuy trẻ đã phát triển hơn so với lúc mới sinh rất nhiều, nhưng vẫn nên duy trì thói
quen cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột hàng ngày, kết hợp với ăn dặm. Có thể tham
khảo chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé 10 – 12 tháng tuổi như sau:


25

• Mẹ vẫn cần cho con bú sữa mẹ hàng ngày (ít nhất là 3 – 4 lần trong ngày)
• Bổ sung chất xơ, các vitamin khoáng chất từ rau xanh và trái cây luôn cần thiết cho sự

phát triển của bé. Một số loại rau xanh, củ quả phù hợp cho bé 10 – 12 tháng tuổi: Khoai
lang, bí xanh, cải trắng, súp lơ xanh, cà tím, rau chân vịt, cải xoăn… Lưu ý, giai đoạn này
bé đã bắt đầu tập cầm nắm, có thể xắt miếng rau củ quả vừa tay để bé tập bốc để ăn, gặm
nhấm. Một số loại thực phẩm có thể cho bé tập cầm và gặm: táo, khoai tây, củ cải…
• Bé đã có thể ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng, nhưng phải nấu chín kĩ
• Tuy bé đã lớn hơn nhiều so với lúc mới sinh, nhưng không nên cho bé ăn mật ong, mứt,
bơ. Đây là các thực phẩm có nhiều đường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dị ứng cho bé.
1.7 Kết luận
Kết quả của chế độ dinh dưỡng trẻ sơ sinh thành công khi đứa trẻ khỏe mạnh trong cả
hai hình thức (cân nặng, chiều cao và thành phần cơ thể) và chức năng (tinh thần và phát
triển thể chất). Sữa mẹ là nguồn lý tưởng cho trẻ sơ sinh 6 tháng đầu và nó cũng giúp bảo
vệ chống lại nhiễm trùng. Khi cho con bú chấm dứt, sau đó sữa công thức cung cấp một
thức uống bổ dưỡng hơn sữa bò, trong khi thức ăn đặc hơn dần dần được thay thế trong
thời gian cai sữa để cung cấp các yêu cầu ngày càng cao của năng lượng và chất dinh
dưỡng thiết yếu, đặc biệt là iron và protein.

3. DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM ĐỘ
TUỔI ĐI HỌC
2.1 Giới thiệu
Sự phát triển thể chất của học sinh trong độ tuổi từ 6-8 là kết quả từ sự ảnh hưởng hai
yếu tố di truyền và môi trường cùng với sự tương tác giữa các yếu tố khác [14].Sự nghèo
nàn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần ở nơi sinh sống là lý do chính ảnh hưởng trực tiếp
đến thể chất của trẻ em trong độ tuổi này,ngoài ra các yếu tố khác từ môi trường khác như
sự thiếu thốn về thực phẩm, bệnh tật, thiếu vệ sinh và sự kém phát triển về dịch vụ y tế [15].
Sự phát triển nhằm bắt kịp độ tuổi ở trẻ em suy dinh dưỡng sẽ giảm bớt sau hai tuổi,
đặc biệt là trẻ em sống trong môi trường nghèo nàn, thiếu thốn [16].Một nghiên cứu gần đây
ở Philippinges đã chỉ ra rằng sự phát triển của trẻ em suy dinh dưỡng từ 2-8,5 tuổi có thể



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×