Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nghiên cứu hiện trạng quản lý tài nguyên nước với sự tham gia của cộng đồng xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.53 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã có lịch sử lâu dài về sự tham gia của cộng đồng trong quản
lý tài nguyên nước ở khắp nhiều nơi trong nước, cả ở vùng đồng bằng và
vùng cao, thể hiện dưới nhiều mơ hình và cách thức khác nhau, phục vụ cho
mục đích lấy nước sinh hoạt và tưới tiêu đồng ruộng. Các mơ hình truyền
thống về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng thường dễ tìm thấy
ở các vùng nơng thơn, ở đó tài ngun nước được xem như là tài sản chung
của cộng đồng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị truờng ở
Việt Nam, tài nguyên nước dần trở thành một thứ hàng hóa có giá trị thương
mại.
Các mơ hình tiên tiến về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở
Việt Nam đã ra đời và vận hành tương thích với những thay đổi của nền kinh
tế xã hội theo định hướng thị trường của đất nước. Một vài mơ hình tiên tiến
về quản lý tài ngun nước dựa vào cộng đồng đã được dẫn chứng cho quản
lý hệ thống thủy lợi và cấp nước sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng, ví
dụ đồng quản lý giữa tổ chức nông dân và cơ quan nhà nước, giữa tổ chức
nơng dân và tổ chức có liên quan đến nhà nước (như doanh nghiệp), do chính
tổ chức nơng dân đứng ra quản lý, các hợp tác xã cấp nước hoặc trạm cấp
nước do cộng đồng quản lý.
Từ đó em xin làm đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng quản lý tài nguyên
nước với sự tham gia của cộng đồng xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc”, để từ đó làm rõ vấn đề sự tham gia của cộng đồng trong
quản lý tài nguyên nước tại xã và đưa ra các giải pháp để có thể duy trì các
mơ hình đang và sẽ thực hiện tại địa bàn xã.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
Nghiên cứu hiện trạng quản lý tài nguyên nước với sự tham gia của cộng
đồng xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên nước và cộng đồng nười dân xã Tuân
Chính.




4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu

- Các văn bản pháp quy có liên quan.
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
- Các tài liệu về hiện trạng tài nguyên nước.
- Các tài liệu khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đã được công
bố, các thông tin trên trang web,...
4.2.

Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Thu thập số liệu bằng phương pháp điều tra phỏng vấn.
4.3.

Phương pháp thống kê số liệu


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý thuyết chung về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Cộng đồng và phát triển cộng đồng
∗ Cộng đồng

- Là một khái niệm xã hội học có nhiều nghĩa khác nhau. Là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành xã hội và nhân văn đã tạo ra các sắc nghĩa khác
nhau.
- “Là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung
ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó
và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy” (Trung
tâm Nghiên cứu và Tập huấn PTCĐ)
- “Là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tỉnh hoặc một
quốc gia và được xem như một khối thống nhất”;
- “Là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình
nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”;
- “Là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình
trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào. (Từ điển Đại học Oxford.[1]
∗ Phát triển cộng đồng
- Khái niệm được chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, 1940: “Là một chiến
lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng nông thôn cũng
như đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để cải thiện hạ tầng
cơ sở và tăng khả năng tự lực của cộng đồng”.
- Theo Murray G. Ross, 1955: “Là một diễn tiến qua đó cộng đồng nhận
rõ nhu cầu hoặc mục tiêu phát triển của cộng đồng; biết sắp xếp ưu tiên các
nhu cầu vì mục tiêu này; phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng; biết
tìm đến tài ngun bên trong và ngồi cộng đồng để đáp ứng chúng, thơng
qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác trong cộng đồng”


- Định nghĩa chính thức của Liên Hiệp Quốc, 1956: “Là những tiến
trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải
thiện các điều kiện KT-XH, văn hoá của các cộng đồng và giúp các cộng
đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia”.[1]
1.1.2. Quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước dựa vào cộng

đồng
∗ Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng
- Là sự tăng cường sự tham gia của cộng đồng và quản lý TNTN tại địa
phương (Vandergeest).
- Là cách quản lý nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc
kiểm soát và quản lý các nguồn tài nguyên tái tạo (TS. Huỳnh Quang Tín).
- Như là một phương pháp hiệu quả hơn để duy trì, thích nghi và xây
dựng ngay trên các thành phần chủ yếu của hệ thống quản lý tài nguyên theo
tập quán địa phương...
- Là nhằm hỗ trợ những cộng đồng nông thôn về quyền lợi của họ để họ
làm chắc chắn, đảm bảo sự tiếp cận và sử dụng những nguồn vật liệu và
TNTN có hạn đến sự tồn tại và kinh tế của họ; phát triển năng lực của họ để
quản lý các nguồn lực này trong cách đối xử mang tính bền vững về kinh tế
và môi trường. (Boyer, 2000)
- Là một phương pháp phát triển nhằm hỗ trợ sự giữ gìn nguồn TNTN và
làm giảm nghèo vùng nông thôn bằng sự trao quyền cho cộng đồng để quản
lý các nguồn lực về quyền lợi xã hội, kinh tế và sinh thái trong thời gian dài.
(Rozemeijer, 2000)
- Là việc lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý tài nguyên.
Cộng đồng được tham gia trực tiếp tham gia vào hệ thống quản lý tài nguyên.
Họ trực tiếp tham gia vào trong nhiều cơng đoạn của q trình quản lý, từ
khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện. Đây chính là hình thức
quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyên vọng, nhu cầu thực tế và ý
tưởng của chính cộng đồng, trong đó tổ chức quần chúng đóng vai trị như
cơng cụ hỗ trợ cho hoạt động cộng đồng (Theo Đỗ Thị Kim Chi).[1]
∗ Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng


- Là sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, vận hành, duy
trì các hệ thống cấp nước mà cộng đồng được hưởng lợi. Sự tham gia này

được xem như công cụ (để quản lý tốt hơn), hoặc một quá trình (để trao
quyền cho cộng đồng).(Molle).
- Là q trình có sự tham gia, trong đó cộng đồng chính là trung tâm của
hệ thống quản lý nước có hiệu quả.
- Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng động là một q trình có sự
tham gia, trong đó cộng đồng chính là trung tâm của hệ thống quản lý nước có
hiệu quả. Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh
địa phương, quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà nước, thể chế và năng lực
địa phương, và công nghệ được sử dụng. Mơ hình này có thể xác 4 lập dưới
dạng các hội người tiêu dùng và các nhóm hành động cộng đồng ở khu vực
thành thị cho đến các nhóm sử dụng nước và hợp tác xã thủy lợi ở vùng nông
thôn (Bandaragoda 2005).
- Nguyên tắc cốt lõi của quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng, dù
tồn tại dưới hình thức nào, vẫn là sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế
hoạch, vận hành, duy trì các hệ thống cấp nước mà cộng đồng được hưởng
lợi. Theo Molle (2005), sự tham gia này có thể được xem như một công cụ
(để quản lý tốt hơn) hoặc một qúa trình (để trao quyền cho cộng đồng).
- Theo Madeleen (1998), quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng có
3 khía cạnh chính là trách nhiệm, quyền lực và kiểm soát.
Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa
vụ tham dự vào hệ thống cấp nước để đảm bảo việc vận hành và duy trì thành
cơng.
Quyền lực: với tư cách vừa là người sử dụng, vừa là người quản lý tài
nguyên nước, cộng đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên quan
đến kiểm sốt, vận hành và duy trì tài nguyên nước và hệ thống cấp nước đi
kèm.
Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ
các quyết định của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này chính là đề
cập đến năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân cơng



và tài chính, cũng như sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng trong quá trình lập
kế hoạch, thực hiện và duy trì tính bền vững của hệ thống cung cấp nước.[1]
1.2. Khái quát về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở cấp
tỉnh, cấp huyện
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động
nông nghiệp, chăn nuôi, dân dụng, giải trí và mơi trường. Hầu hết các hoạt
động trên đều cần đến nước. Như vậy, nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với cuộc sống con người, đối với sự sống trên trái đất.
Đối với Vĩnh Phúc, thiên nhiên đã ban tặng nguồn tài nguyên nước khá
phong phú. Tỉnh có 4 con sơng lớn: sơng Hồng, sơng Lơ, sơng Cà Lồ, sơng
Phó Đáy chảy qua và hơn 400 ao hồ lớn nhỏ. Theo đánh giá, điều tra, thẩm
định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, tổng khối lượng nước
mặt đạt trên 151 tỷ m3, trữ lượng nước ngầm cấp A đạt 71.000 m3, cấp B đạt
hơn 67.000 m3 /một ngày đêm, là cơ sở thiết kế, xây dựng các cơng trình cấp
nước tập trung; cấp C đạt hơn 164 m3/một ngày đêm, là cơ sở để xây dựng các
cơng
trình
cấp
nước
đơn
lẻ.
Trong sản xuất nơng nghiệp, lượng nước của 4 con sông, các ao hồ trên địa
bàn có thể tưới cho hơn 73.000 ha diện tích lúa và rau màu. Trong sinh hoạt
và công nghiệp, Vĩnh Phúc có 4 hệ thống cấp nước sạch tập trung gồm: thành
phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, thị trấn Tam Đảo, huyện Lập Thạch. Còn lại
đa số người dân sử dụng giếng khoan, giếng đào. Lượng khai thác nước ngầm
sử dụng trong sinh hoạt, cơng nghiệp... ước tính hơn 74.000 m 3/ngày đêm,
chiếm 18% trữ lượng khai thác nước ngầm tự nhiên.

Theo kết quả điều tra và tính tốn trên cơ sở trữ lượng và sử dụng nước
hàng ngày của Hội đồng thẩm định tài nguyên nước - Sở Tài nguyên và Môi
trường Vĩnh Phúc, hiện tại, nước dùng cho mọi hoạt động trên địa bàn đáp
ứng 18%, năm 2020 đáp ứng 16%; năm 2030 đáp ứng 14% nhu cầu sử dụng
so với tài nguyên nước của tỉnh. Riêng đối với nước dùng trong sinh hoạt,
công nghiệp, đến năm 2015 đáp ứng 100%, năm 2030 chỉ đáp ứng 47%.
Như vậy, trữ lượng tài nguyên nước tại Vĩnh Phúc phục vụ nhu cầu cuộc
sống sẽ bị giảm dần. Đó là chưa kể đến nước sơng Hồng, nguồn nước chính
phục vụ trồng trọt sẽ bị hạn chế vì phải phục vụ cho thủy điện. Diện tích


nhiều ao hồ ở các khu dô thị, khu dân cư đã bị thu hẹp dần theo thời gian vì
nhu cầu nhà ở, du lịch, dịch vụ… dẫn đến trữ lượng nước mặt bị giảm dần.
Cùng với trữ lượng tài nguyên nước sẽ giảm dần theo thời gian, chất lượng
nước, nhất là nước mặt tại Vĩnh Phúc như Đầm Vạc, Hồ Đại Lải, Đầm Dưng,
đầm Sáu Vó… đang bị ơ nhiếm. Có nhiều lý do khiến nguồn nước bị ơ nhiễm,
đó là chất thải lỏng, khí ở các khu cơng nghiệp, q trình đơ thị hóa ở thành
phố, thị xã, thị trấn, nơi tập trung dân cư đông, sản xuất nông nghiệp, du lịch,
dịch vụ, làng nghề... Trong chăn nuôi, tổng lượng chất thải trên địa bàn tỉnh
ước tính tới 1,2 triệu tấn/ năm. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng
thuốc bảo bệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón hóa học khơng đúng cách,
đúng lúc làm ơ nhiễm môi trường đất. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật về cấp, thoạt
nước chưa hoàn chỉnh, thu gom xử lý rác thải, chất thải cịn bất cập, làm ơ
nhiễm mơi trường đất, dẫn tới ô nhiễm môi trường nước.
Các cơ quan quản lý nhà nước, các hội chuyên ngành tại Vĩnh Phúc đã đề
xuất cách xử lý tích cực để trả lại môi trường nước trong, sạch phục vụ đời
sống sinh hoạt của người dân. Các phương pháp được đề xuất bao gồm:
phương pháp cơ học (dùng song chắn, lưới lọc cát sỏi hoặc ly tâm), phương
pháp hóa học (trung hồ, ơ xy hóa - khử, điện hóa học), phương pháp hóa lý
(áp dụng các quy trình keo tụ, hấp thụ, trao đổi ion, thẩm thấu ngược),

phương pháp sinh học... Trong các phương pháp trên thì phương pháp sinh
học là phương pháp phổ biến và kinh tế nhất để xử lý nước thải có hàm lượng
chất hữu cơ cao. Ưu điểm của phương pháp này là không ảnh hưởng đến đa
dạng sinh học của thủy vực, đến sức khỏe con người và động thực vật. Một số
chế phẩm sinh học được áp dụng rộng rãi là EM, Biomiax LTH… Các
phương pháp trên đã thu được kết quả bước đầu, góp phần bảo vệ môi trường
tài nguyên nước tại Vĩnh Phúc.
1.3.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã

1.3.2. Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý


- Phía Bắc giáp xã Thượng Trưng, TT Vĩnh Tường
∗Phía Đơng giáp xã Tam Phúc
∗Phía Tây giáp xã Lý Nhân
∗Phía Nam giáp xã Vĩnh Thịnh.[2]


1.3.1.2. Địa hình
Xã thuộc vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng. Cao độ tự nhiên trung bình
h=9,60m. cao nhất :18,70m (Mặt đê sông Hồng) thấp nhất: 8,10m (khu vực
ruộng trũng). Cao độ nền tự nhiên khu dân cư h=10,20-11,80m, cao độ khu
sản xuất h=8,40-9,10m. Địa hình có hướng thấp dần về phía Đơng Nam, độ
dốc trung bình i= 0- 0,002.[2]
1.3.1.3. Khí hậu
∗Khu vực mang đậm nét của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một năm có

hai mùa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 cùng với khí hậu nóng ẩm, mùa
khơ thời tiết lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Thời tiết khí hậu khu vực
được thể hiện qua những đặc trưng sau.
+ Nhiệt độ trung bình năm: 260C - 270C.
+ Độ ẩm khơng khí trung bình năm: 80% - 85%.
+ Số giờ nắng trung bình trong năm: 1600 giờ -1650 giờ.
+ Lượng mưa trung bình năm: 1650 mm -1800 mm. Mưa tập trung từ tháng 5
đến tháng 9, nhiều nhất là tháng 7, tháng 8 lượng mưa chiếm tới 84% tổng
lượng mưa cả năm.
+ Chế độ gió: hướng gió chủ đạo: Gió Đơng bắc về mùa đơng; Gió Đơng nam
vào mùa mưa. Vận tốc gió trung bình v = 1,8 km/h - 2 km/h.
∗Khu vực cịn chịu ảnh hưởng của bão, khi có bão gió mạnh thường kéo theo
mưa lớn và gây ngập úng cục bộ khu vực thấp trũng, ngồi ra cịn xuất hiện
gió Tây Nam gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.[2]
1.3.1.4. Thuỷ văn - Địa chất thuỷ văn
∗Xã nằm sát trong đê sông Hồng nên không bị ảnh hưởng của lũ lụt, nhiều
năm nay Tn Chính khơng bị ngập lụt.
∗Trong địa bàn xã có hệ thống mặt nước lớn, ngoài hệ thống kênh mương
thủy lợi phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp xã cịn có diện tích đầm, hồ
tương đối tập trung. Tổng diện tích mặt nước 69,59 ha chiếm hơn 10% tổng
diện tích tự nhiên.[2]


1.3.1.5. Địa chất cơng trình
Khu vực chưa có khoan thăm dị địa chất và khảo sát địa chất cơng trình nên
chưa đánh giá được chính xác được sức chịu tải của nền đất. Thực tế qua một
số cơng trình đã xây dựng thì nền đất khu vực tương đối ổn định, sức chịu tải
của nền R>1,8 kG/cm2 có thể xây dựng cơng trình 2 tầng mà khơng phải xử
lý, gia cố nền móng.[2]
1.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.3.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế
- Cơ cấu kinh tế như sau:( số liệu theo dự báo ước đạt của tồn xã 2010)
+ Nơng nghiệp:

52%.

+ Tiểu thủ cơng nghiệp: 28%
+ Thương mại dịch vụ: 20%.
+ Số hộ nghèo: 16,0%
+ Tổng sản lượng lương thực đạt 3859 tấn.
+ Bình quân đầu người đạt 560 kg/người.
-

Thu nhập bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/người/năm.

- Nơng nghiệp có vị khá quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ trọng 52%
tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế. Tỷ trọng chăn nuôi đang tăng dần
trong SX nông nghiệp. Do ảnh hưởng bởi tốc độ đơ thị hóa nên diện tích đất
nơng nghiệp giảm dần, nhờ áp dụng tiến bộ KHKT trong SX nên sản lượng
cây trồng vật ni có phần ổn định.
a. Trồng trọt.
-

Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2011 đạt 3850 tấn, bình quân
đầu người đạt 560kg/ người, ước tính đạt 13 triệu đồng/ người/năm.

-

Cây canh tác chủ yếu: Lúa, ngơ, đỗ tương


-

Bình qn đất nơng nghiệp: 400m2/người

b. Chăn nuôi.
- Số hộ nuôi gà: 1600 hộ


- Số hộ nuôi lợn: 870 hộ
1.3.2.2. Dân số, lao động
∗Dân số
- Dân số toàn xã là 6875 nhân khẩu, với tổng số 2064 hộ gia đình
- Dân số cụ thể từng thôn trong xã:
Nhân khẩu

TT

Thôn

1

Thôn Thượng

1006

334

2

Thôn Trung


996

277

3

Thôn Tân Lập

451

148

4

Thôn Đơng

715

205

5

Thơn Phù Chính

1758

537

6


Thơn Quảng Cư

965

258

7

Thơn Táo

984

305

Tổng

6875

2064

(người)

Hộ

Nguồn: UBND xã Tn Chính
+ Khẩu nông nghiệp: 4036 người, chiếm 58,715;
+ Khẩu phi nông nghiệp: 2839 người, chiếm 41,29%;
- Dân số của xã phân bố tương đối đồng đều, cả xã có 7 thơn, được
phân bố thành 2 cụm rõ rệt:

Cụm dân cư 1 gồm các thơn tập trung gần đường trục chính đi từ thị
trấn Vĩnh Tường vào xã (thơn Phù Chính, thơn Đông, thôn Trung, thôn
Thượng, thôn Tân Lập.)
Cụm dân cư số 2 gồm các thôn tập trung dọc theo tuyến đê sông Hồng (
thôn Táo, thôn Quảng Cư)


- Việc phân bố tập trung đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình văn hóa, phúc lợi và việc quản lý đất
đai…
Trong những năm qua do làm tốt cơng tác tun truyền kế hoạch hóa gia
đình, nên cơng tác dân số đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên và có học toàn xã là 1,1%.
-

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn xã là 0,05%

-

Thành phần độ tuổi:

+ Số người trong độ tuổi lao động: 3357 người chiếm 49%
- Thành phần lao động: Lao động làm trong lĩnh vực nông, là 2804 người
chiếm 83,5% lực lượng lao động của xã, còn lại 16,45% là lao động trong lĩnh
vực CN, TTCN, DV thương mại, công chức, viên chức nhà nước.
* Lao động:
- Xã Tn Chính có lực lượng lao động khá dồi dào với hơn 3357 người,
chiếm 48,82% dân số toàn xã.
- Trong đó: lao động làm nơng nghiệp khoảng 2804 người, chiếm 83,5% lực
lượng lao động của tồn xã, cịn lại khoảng 553 người là lao động trong lĩnh

vực tiể thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại,..chiếm tỷ lệ 16,45%, trong số đó
có khoảng 250 lao động Làm việc cơ quan nhà nước, nhà máy xí nghiệp.
- Hiện tại số lao động trong xã chưa có việc làm chiếm tỷ lệ thấp, đa số làm
các nghề phụ kêt hợp làm nông nghiệp. Tuy nhiên để có lự lượng lao động trẻ
có trình độ tay nghề đáp ứng với nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp và
các lĩnh vực khác của xã hội, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ
chun mơn, tay nghề cho các đối tượng này.
1.3.2.3. Cơ sở hạ tầng
∗ Giáo dục:
-

Trường mầm non: 1 trường Mầm non.

+ Diện tích: 4500 m2
+ Có 360 cháu đạt 12,5 m2/ cháu.


+ Cơng trình XD: nhà 1 tầng chất lượng tốt, trường chuẩn quốc gia.
-

Trường tiểu học:

+ Cơng trình: Nhà 2 tầng xây dựng kiên cố. Trường đạt chuẩn quốc gia, có
14 lớp.
+ Diện tích khn viên: 6744 m2
+ Có 379 HS đạt 17,7 m2/HS
-

Trường trung học cơ sở:
+Diện tích khn viên: 8512 m2

+Cơng trình XD: Nhà 2 tầng kiên cố. Có 10 lớp học, 30 giáo viên.
+Có 391 HS đạt 21,7m2/HS


Trạm y tế:

+ Diện tích khn viên: 1346 m2.
+ Cơng trình: nhà kiên cố 2 tầng mới xây dựng chất lượng tốt, 15 giường, 1
bác sỹ, 4 y sỹ, 1 y tá
Nhận xét: Đạt tiêu chí NTM ( T/C 500- 1000m2)
∗ Thơng tin liên lạc:
-

Điểm bưu điện văn hố xã:

+ Diện tích khn viên: 200 m2
+ Nhà 1 tầng cấp IV
+ Đã có mạng internest về đến thơn.
∗ Cơ sở vật chất văn hóa:
-

Đài truyền thanh xã duy trì phát thanh thường xuyên với hệ thống loa
truyền thanh tới từng thôn.
∗ Giao thông.

Hệ thống giao thông đầy đủ, thuận lợi trong di chuyển và giao lưu buôn bán
với các xã lân cận, bao gồm: Giao thông đối ngoại, giao thông đối nội.


∗ Cấp nước.

Hiện tại các thơn xóm dân cư và các cơng trình cơng cộng trên địa bàn xã sử
dụng các nguồn nước như sau:
∗Cơng trình cơng cộng: Sử dụng nước giếng khoan.
∗Khu dân cư: 90% số hộ của toàn xã sử dụng nước giếng khoan có bể lọc đơn
giản với độ sâu trung bình 20-30 m, 7% số hộ sử dụng giếng đào, 3% số hộ
sử dụng nước mưa.
∗ Cấp điện.
∗Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp cho xã Tuân Chính được lấy từ lộ 972
thuộc trạm 35/10kV Vĩnh Sơn có cơng suất (3200+5600)KVA cách Tn
Chính 4km.
∗Lưới điện: Hiện nay tại xã Tn Chính có các tuyến điện sau:
+ Tuyến 10kV từ trạm trung gian Vĩnh Sơn đi Vĩnh Thịnh. Tuyến 10kV đi
qua xã Tuân Chính dài gần 2,0km dây dẫn AC-95.
+ Tuyến 10kV từ đường trục Vĩnh Sơn - Vĩnh Thịnh cấp điện cho các trạm
biến áp trong xã với tổng chiều dài 4,0km dây dẫn AC-50.
∗Trạm lưới : Các trạm lưới 10/0,4 kV trong xã dùng trạm đặt ngoài trời treo
trên cột. Các máy biến áp dùng loại 3 pha có 06 trạm với tổng cơng suất
1.100 KVA.
BẢNG DANH MỤC CÁC TRẠM HẠ THẾ
TT

Tên trạm

Công suất
(kVA)

1

T. Thượng


250

2

T. Tân Lập

100

3

T. Đơng

250

4

T. Táo

160

5

T. Phù Chính

180

Ghi chú


6


T. Quảng Cư
Cộng :

160
1.100

∗Lưới 0,4 KV và chiếu sáng: Mạng lưới 0,4 kV của xã Tuân Chính bố trí đi
nổi , dùng dây nhôm tiết diện từ 25 đến 95 mm 2. Mạng lưới chiếu sáng của
xã do các thôn tự đóng góp và quản lý.
∗Nhận xét và đánh giá hiện trạng :
+ Nguồn điện cung cấp cho xã Tuân Chính được đảm bảo.
+ Các trạm biến áp phụ tải đặt xa trung tâm phụ tải điện sinh hoạt và công
cộng nên đường trục bị kéo dài và làm tăng bán kính cấp điện của các trạm
biến áp.
1.3.2.4. Văn hóa xã hội
Xã có 5 ngơi đình, 3 ngơi chùa và 1 ngơi miếu. Trong đó, chùa Hoa Dương và
đình Tn Lộ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử
văn hóa Quốc gia, Miếu Tn Lộ và đình Phù Chính được UBND tỉnh xếp
hạng Di tích lịch sử văn hóa. Đời sống chính của nhân dân trong xã là sản
xuất nông nghiệp trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản, và một số hộ dân vẫn
theo nghề truyền thống là làm đậu Rùa.
1.3.2.5. Hệ thống chính trị
-

Xã có 1 Đảng bộ, 12 chi bộ trực thuộc và 211 Đảng viên ( 7 chi bộ thôn, 2
chi bộ cơ quan và 3 chi bộ trường học )

-


UBND xã đã thực hiện mơ hình 1 cửa liên thơng về cải cách hành chính.

-

Trình độ cán bộ công chức của xã đạt chuẩn theo quy định khoảng 100%

-

Ủy ban MTTQ và các đoàn thể hoạt động thường xuyên và có hiệu quả.
[2]


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC CÓ SỰ
THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
2.1. Tài nguyên nước và hiện trạng khai thác sử dụng
2.1.1. Đặc điểm tài nguyên nước
∗Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu bởi các ao, hồ, đầm và nước
kênh Liễn Sơn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Về sinh hoạt, 100% người
dân thường dùng nước giếng khơi, giếng khoan và nước mưa, chưa có hệ
thống cấp nước sạch.
- Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã khá phong phú, có chất lượng tốt,
đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Tuy
nhiên, vào mùa khô, nguồn tài nguyên này lại rất hạn chế gây ảnh hưởng
nhiều đến đời sống của người dân.
∗ Thủy văn
Chế độ thủy văn của xă Tuân Chính phụ thuộc nhiều vào lượng nước
lên, xuống của sơng Hồng. Tn Chính có 2 hệ thống kênh mương:
- Mương tưới gồm 24 tuyến có chiều dài 22.922 m.
- Mương tiêu gồm 19 tuyến có chiều dài 16.705 m.

Ngồi ra xã cịn có 69,73 ha đầm, hồ, ao nên có điều kiện giữ nước trong
lúc khơ hạn để phục vụ sản xuất cho vụ xuân.[3]
2.1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước
∗ Cấp nước.
Hiện tại các thơn xóm dân cư và các cơng trình cơng cộng trên địa bàn
xã sử dụng các nguồn nước như sau:
- Cơng trình cơng cộng: Sử dụng nước giếng khoan.
- Khu dân cư: 90% số hộ của toàn xã sử dụng nước giếng khoan có bể
lọc đơn giản với độ sâu trung bình 20-30 m, 7% số hộ sử dụng giếng đào, 3%
số hộ sử dụng nước mưa.




Hiện trạng thốt nước mặt:

- Xã chưa hồn chỉnh hệ thống thoát nước.
- Hiện tại nước mưa được thoát tự nhiên theo chế độ tiêu nước nội đồng
nhờ hệ thống cống rãnh ven đường, chảy ra ruộng, ao cuối cùng chảy ra các
đầm.
- Cống rãnh trong các khu dân cư có kết cấu đất hoặc xây gạch. Cống
qua đường được xây bằng gạch, cống bê tông.
- Tổng chiều dài hệ thống rãnh, mương cống trong các khu dân cư L=
8500m
- Điều tiết mức nước khu vực nội đồng là hệ thống kênh, mương thuỷ lợi
và có sự hỗ trợ của các trạm bơm tiêu úng.
∗ Định hướng cấp nước.
- Chọn nguồn nước ngầm làm nguồn nước chính khai thác phục vụ cho
sinh hoạt. Cần tiến hành khoan thăm dò nước ngầm tầng sâu để có đủ cơ sở
khẳng định rõ về lưu lượng cũng như chất lượng của nước ngầm.

∗ Hiện trạng thủy lợi, trạm bơm
Tổng chiều dài hệ thống kênh mương thủy lợi của xã là 20.03 km.
Trong đó, tổng số kênh loại III của xã được cứng hóa đến nay là 11.551km,
hàng năm có kế hoạch nạo vét dòng chảy, sửa chữa những đoạn xuống cấp,
đảm bảo nhu cầu tưới tiêu của toàn xã.
Hệ thống thủy lợi đáp ứng được yêu cầu sản xuất.[3]

Kênh cấp III và kênh mương nội đồng, gồm:


STT

Tên kênh,
mương

Địa điểm
xây
dựng

Tổng cộng

Khèi lỵng (Km)

Ghi chú
Diện tích
(ha)

Tổng
cộng


Đã
kiên
cấp

Chưa
kiên cố

20030

6360

13670

403.1

1

Đồng Vạy –
Chổi

Thôn
Thượng

4200

2000

2200

50


Kênh 6B

2

Cải cách

Thôn
Đông

400

0

400

7

Kênh 6B

3

Đồng Cốc Mõm

Thôn
Trung

400

0


400

12

Kênh 6B

4

Mương Đành Thôn
– Cốc
Trung

2100

1000

1100

40

Kênh 6B

Thơn
Đơng

200

0


200

11

Kênh 6B

Mương
5

tưới- thơn
Đơng

6

Mương Dốc
sơng

Thơn
Đơng

500

0

500

12

Kênh 6B


7

Dốc sơng
Tráng Hạ

Phù
Chính

800

800

0

25

Kênh 6B

8

Quang ngồi
Tha ma

Phù
Chính

1000

0


1000

33

Kênh 6B

9

Cống dộc
Phù
hua Gị Chùa Chính

600

0

600

4.8

Kênh 6B

10

Quanh ngồi
Mả án

Phù
Chính


1010

1010

0

40

Kênh 6B

11

Dộc Sịi mã
án

Phù
Chính

1000

200

800

30

Kênh 6B


12


Cống Bàng
bưu điện

Thôn Táo

910

150

760

7

Kênh 6B

13

Tráng Ha –
Màn Quan

Thôn Táo

700

200

500

30.8


Kênh cấp
III

14

Cống Đồng

Thơn Táo

700

0

700

3

Kênh cấp
III

15

Cổng Đình 2
bên

Tân lập

700


0

700

5

Kênh cấp
III

16

Cây xăng –
Tha ma

Quảng


700

0

700

5.5

Kênh cấp
III

17


Ao Chầm
Mô Đồng

Quảng


1200

500

700

29

Kênh cấp
III

18

Mẫu – Làng
Mới

Quảng


700

0

700


15

Kênh cấp
III

19

Máy đầm lớn Quảng
– đầu kênh


300

0

300

7

Kênh cấp
III

20

Máy đầm lớn Quảng
– Cửa nẻo


860


350

510

12

Kênh cấp
III

21

Máy 11 – Ký Quảng
thuật


400

0

400

16

Kênh cấp
III

22

Máy 18 –

Đầm Con

650

150

500

8

Kênh cấp
III

Quảng


1.2. Hiện trạng mơ hình quản lý tài ngun nước có sự tham gia của
cộng đồng
1.2.1. Mơ hình các tổ chức cộng đồng có liên quan đến quản lý tài nguyên
nước
Quản lý thủy lợi có sự tham gia của cộng đồng, là một phương pháp hiệu
quả cho quản lý tài nguyên có sự tham gia của người dân, bởi vì các cộng


đồng hưởng lợi sẽ cũng tham gia với tư cách là người sử dụng nước, người
quản lý và bảo vệ nguồn nước, nhất là đối với các hệ thống tưới tiêu quy mơ
nhỏ.
Mơ hình quản lý thủy lợi, là mơ hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nơng
dân xã Tn Chính và Hợp tác xã.
Tại xã thì có các đội thủy lợi và hội nông dân phối hợp với Hợp tác xã

nông – lâm – nghiệp của xã để cung cấp các dịch vụ thủy lợi cho các hộ gia
đình có nhu cầu dùng nước.[3]
1.2.2. Nguồn gốc hình thành
Do nhu cầu sử dụng nước cũng như quản lý tài ngun nước nên xã đã
thực hiện mơ hình quản lý thủy lợi được thành lập năm 2010. [3]
1.2.3. Cơ chế quản lý, vận hành
Tại xã các đội thuỷ lợi và Hội Nông dân phối hợp với Hợp tác xã nônglâm nghiệp của xã để cung cấp các dịch vụ thủy lợi cho các hộ gia đình có
nhu cầu dùng nước.
Hợp tác xã sở hữu và trực tiếp quản lý các cơng trình thuỷ lợi địa
phương, bao gồm các tuyến kênh mương, trạm bơm nước trong xã và cung
cấp các dịch vụ thuỷ lợi. Hiện tại có 3 trạm bơm cơng trình thủy lợi dẫn vào
các tuyến kênh nội đồng được xây dựng theo quy hoạch và thiết kế được
duyệt, được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên để cung cấp nước cho các
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại mỗi thôn các trưởng thơn sẽ có trách
nhiệm thực hiện các thủy lợi tại thôn như thông báo cho người dân biết về
lịch cấp nước, các vấn đề về hành chính,…

Hợp tác xã

Đội thủy lợi

Hội nông dân


Nhu cầu sử dụng nước

Hộ gia đình

Hộ gia đình


Hộ gia đình

Hộ gia đình

Sơ đồ khái qt tổ chức của mơ hình quản lý thủy lợi
Hợp tác xã này hoạt động tự do và độc lập với công ty thủy nông thơng
qua cơ chế tự chủ tài chính (tự thu chi). Khoảng 80% phí thuỷ lợi thu được
dùng để duy tu kênh mương nội đồng và 20% còn lại cho chi phí hành chính
của hợp tác xã.
Mặc dù hợp tác xã chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các công trình
tưới tiêu nhưng các hộ gia đình sử dụng nước cũng được giao thực hiện các
nhiệm vụ quản lý cụ thể. Các hộ gia đình được u cầu trơng coi và bảo vệ
các cơng trình tưới tiêu nội đồng, dẫn nước vào và ra theo lịch tưới mùa vụ
của địa phương. Cách làm này đảm bảo các cơng trình tưới tiêu nội đồng
được duy tu, sửa chữa kịp thời, tránh lãng phí nước.
Các đội thuỷ lợi được đào tạo nâng cao hiểu biết về thuỷ lợi và hệ
thống tưới tiêu, quản lý và sử dụng cơng trình, thiết bị tưới tiêu, do đó năng
lực và trách nhiệm của họ được nâng cao, đảm bảo việc bảo vệ và quản lý
nguồn nước được cải thiện đáng kể. Hằng năm những đội thủy lợi này và hộ
gia đình sử dụng nước cũng đóng góp cơng lao động để duy tu, cải tạo và nạo
vét các cơng trình thuỷ lợi.[3]

1.2.4. Tác động xã hội
- Mơ hình góp phần giải quyết các vấn đề về quản lý hệ thống kênh
mương, quản lý việc sử dụng nước
- Các đội thủy lợi được nâng cao đào tạo hiểu biết về thủy lợi


- Người dân tích cực tham gia vào mơ hình và có quyền đưa ra ý kiến
của mình khi gặp những vấn đề liên quan đến việc cấp nước: ví dụ như khi hệ

thống kênh mương gặp vấn đề, hoặc nguồn nước không ổn định,....
1.2.5. Tác động môi trường
- Hệ thống kênh mương kiên cố hóa bằng các vật liệu xây dựng giúp
nguồn nước lưu thông tốt, tránh việc thất thoát nguồn nước.
- Đất đai, cây trồng được cung cấp đủ nước để có thể sinh trưởng và phát
triển tốt. Nếu nguồn nước bị ơ nhiễm thì sẽ gây hại rất nhanh cho cây trồng.
2.3.

Đánh giá chung về mơ hình

2.3.1. Đánh giá chung
∗ Những lợi ích từ mơ hình
- Cải thiện quyền làm chủ và tinh thần trách nhiệm của người dân và cán
bộ;
- Việc lập kế hoạch tưới có sự tham gia một cách cẩn thận và hợp lý dựa
trên tập hợp yêu cầu tưới tiêu từ các hộ một cách hiệu quả và thời gian phù
hợp;
- Tiết kiệm nước một cách đáng kể, hiệu quả tưới tiêu cao hơn, cho phép
những người ở cuối nguồn nhận được nhiều nước hơn;
- Giảm thiểu được mâu thuẫn thường xuyên giữa những người sử dụng
nước ở đầu kênh và cuối kênh;
- Các tuyến kênh được duy tu tốt hơn, chi phí giảm hơn do đội bảo vệ
của hợp tác xã trực tiếp đảm nhận; thái độ và mối quan tâm của người dân
được cải thiện, nhất là trong việc giám sát kênh mương;
- Nguồn nước trong kênh luôn luôn được giữ sạch vì xã viên của hợp tác
xã tham gia thu gom rác trong kênh;
- Ổn định sản xuất và cải thiện sinh kế giảm bớt nỗi lo về nước như trước
đây;
- Cải thiện năng lực quản lý thuỷ lợi.
∗ Các trở ngại và hạn chế của mơ hình này:



- Chính quyền địa phương hỗ trợ chưa đầy đủ và chưa tạo điều kiện
thuận lợi;
- Việc thể chế hoá nhằm hỗ trợ tiếp cận có sự tham gia cịn bất cập;
- Năng lực quản lý và vận hành của các nhà quản lý còn hạn chế;
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém;
- Mức độ hiểu biết và nhận thức của nơng dân cịn hạn chế;
- Chức năng quản lý và vận hành bị chồng chéo giữa hợp tác xã sử dụng
nước và chính quyền địa phương;
- Hợp tác xã sử dụng nước còn yếu về cả tầm quản lý và tài chính.
- Người dân thì khơng phải đóng phí nên tính cộng đồng cịn chưa cao.
- Khả năng tồn tại của dự án là không lâu, mặc dù hiện nay vẫn đang
thực hiện tại địa phương nhưng trong tương lai có thể mất do hợp tác xã phải
chịu tất cả mọi trách nhiệm và do các trở ngại ở trên.
2.3.2. Những kiến nghị
Để mơ hình đạt hiệu quả cao hơn thì chính quyền ủy ban nhân dân xã
nên hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Hợp tác xã cũng như các bên có liên
quan đến mơ hình.
Nâng cao trình độ của người dân trong việc sử dụng nước tưới 1 cách
hợp lý, đúng cách.
Nâng cao trình độ của các cán bộ thủy lợi.


KẾT LUẬN
Đề tài đã đạt được những kết quả sau:
Đã đưa ra được điều kiện kinh tế xã hội của xã Tuân Chính, huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Đặc điểm tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước
Đưa ra mơ hình quản lý thủy lợi, là mơ hình chia sẻ quản lý giữa tổ

chức nông dân xã Tuân Chính và Hợp tác xã. Từ đó đưa ra các giải pháp để
có thể duy trì mơ hình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Hồng Nhung, Bài giảng về quản lý tài nguyên nước dựa cộng
đồng, Trường Đại Học Khoa Học.
2. Ủy Ban Nhân dân xã Tuân Chính (2015), Báo cáo kết quả thực hiện
chương trình xây dựng nơng thơn mới trên đại bàn xã Tn Chính giai
đoạn 2011 – 2015.
3. Ủy Ban Nhân dân xã Tuân Chính (2012), Báo cáo thực trạng thủy lợi
của xã Tuân Chính.


×