Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN của NGƯỜI HOA l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.21 KB, 8 trang )

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI HOA
LÁI THIÊU
Người Hoa đã đến đất Bình Dương (xưa thuộc huyện Bình An) cư trú từ
rất lâu. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí phần huyện Bình An có
viết::“năm Thiệu Trị thứ 6 (tức vào năm 1846) lại chia tổng Bình Thổ đặt
tổng bình Lâm, nay lãnh 6 tổng, 58 xã, thôn, ấp, 2 bang người Thanh…”.
Dù lúc đầu số lượng người Hoa trên vùng đất huyện Bình An có thể còn
rất ít nhưng chắc chắn lúc bấy giờ người Hoa đã có mặt ở Lái Thiêu. Bởi
vì Lái thiêu là nơi có vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc làm ăn buôn bán,
nơi có hệ thống giao thông thuận lợi vừa đường bộ vừa đường thủy, nhất
là mạng lưới đường thủy với dòng chảy sông Sài Gòn hầu như nối liền
với cả vùng đất phương Nam sang tận Campuchia. Vì lẽ đó, có thể Lái
Thiêu đã thu hút người Hoa sớm đến tụ cư cùng với người Việt. Đó chỉ là
sự suy luận còn số lượng người Hoa ở Lái Thiêu lúc đó có bao nhiêu thì
không



cứ

liệu

xác

thực.

Người Hoa có tài buôn bán rất giỏi nên điểm đến của họ phải là nơi thuận
tiện giao thông hoặc thuận tiện giao thương buôn bán, Lái Thiêu chính là
nơi lý tưởng của họ. Ngay đến tên gọi Lái Thiêu đã cho thấy có sự dính
dáng tới nghề buôn bán với từ “Lái” (lái buôn, thương lái). Câu chuyện
truyền



rằng:

trước kia có một thương lái làm ăn thua lỗ, quá tuyệt vọng nên đã tự
thiêu,(có người cho là ông lái gốm họ Huỳnh thiêu nhà vì say rượu) cho
nên có địa danh Lái Thiêu. nhưng theo tác giả bài Chợ Lái Thiêu thời
thạnh mậu – thì câu chuyện lại theo hướng khác. Đó là một ông lái tên
Theo tự bỏ tiền mua tre lá dựng lên một dãy trại để các thương lái tránh
mưa nắng khi cất hàng lên bán, dần dần ngày càng đông trở thành chợ,
gọi là chợ Lái Theo. người bên Phú Long nhóm chợ thưa thớt bèn cho
người thiêu rụi chợ Lái Theo, sao đó người Tân Thới cất lại chợ trên nền


chợ bị thiêu, từ đó gọi là chợ Lái Thiêu. Những câu chuyện trên đều
không có cứ liệu hoặc một di tích nào gọi là xác thực.
nhưng tên gọi Lái Thiêu dẫu sau cũng có liên quan đến quá trình hình
thành một trung tâm mua bán sầm uất và những thương lái đến từ Trung
Hoa.
Để xác định thời gian người Hoa đến một vùng đất nào đó, người ta
thường căn cứ vào thời gian xây dựng các cơ sở tín ngưỡng của họ. Dù
không phải là tuyệt đối chính xác nhưng cũng là một căn cứ tương đối
xác thực. Bởi vì, các lưu dân người Hoa luôn mang nặng tư tưởng triết
học Trung Hoa với chủ nghĩa Nhất nguyên vạn hữu thần 一 原 萬 有 神 ,
là những di dân phải trải qua một hành trình gian nan mới đến được vùng
đất mới, chắc chắc họ không tránh khỏi việc bám víu vào thần linh, cầu
khấn thần linh bảo hộ cho mình. Do đó khi đến được nơi họ an cư thì
không bao giờ họ quên việc lập cơ sở thờ tự vị linh thần nào mà họ tôn
sùng. Đặc điểm tín ngưỡng của người Hoa ở Bình Dương nói chung,
trong đó có Lái Thiêu, là tôn sùng Thiên Hậu Thánh Mẫu, một vị thần
bảo


hộ

người

đi

biển.

Những người Hoa lớn tuổi ở Lái Thiêu cho biết, ngoài hai miểu thờ Thiên
Hậu kể trên còn có Quan Đế miếu 關 帝 廟 thờ Quan Công, cũng là ngôi
miếu được lập gần với thời gian lập Thiên Hậu cung. Thực tế ghi nhận
được trên chuông đồng của Quan Đế miếu có khắc năm Bính Tuất. Như
vậy

tức



năm

Bính

Tuất

1886.

Số người Hoa ban đầu đến Lái Thiêu chủ yếu là buôn bán. Có người đến
bắt đầu từ những gánh hàng rong, gánh tàu hủ dạo và một chiếc ghe
thương


hồ

trên

sông

nước…

như ông nội của ông Trần Chánh (người Triều châu nay đã 74 tuổi) tên là
Trần Hòa sang định cư khoảng năm 1890, buôn hàng rong tích lũy dần
dần lập tiệm buôn bán đồ gốm với bảng hiệu Trần Hòa Ký 陳 和 記 .
Như ông nội của bà Quan (người Quảng Đông nay đã 84 tuổi) họ Quan


sang định cư cũng vào khoảng 1890, dần dần lập tiệm bán tạp hóa với
bảng hiệu Diệu xương Long 耀 昌 隆 ngay tại chợ Lái Thiêu.
Như ông sơ ngoại họ Trần (người Quảng Đông được cho là người lập
miếu Bà Phú Tân Hội) của ông Nguyễn Hòa Khôi nghe nói cũng là người
buôn

bán.

như ông cố của Admin họ HUỲNH( người quảng đông, chủ lò đường
Huỳnh Lập cũng định cư tại lái thiêu khoảng năm 1900)
Như vậy có thể nói, cùng với người Việt, người Hoa đến Lái Thiêu góp
phần phát triển vùng đất này trở thành một trung tâm thương mại sầm uất.
Điều này đã được minh chứng rất rõ khi Lái Thiêu đến đầu thế kỷ XX đã
được đặt làm “thương chính” bên cạnh các thương chính như Thủ Dầu
Một




Búng.

Với vị trí khá thuận lợi Lái Thiêu trở thành một chợ đầu mối thu hút
thương lái từ khắp nơi đổ về. Trên bờ là các vựa hàng hóa từng dãy san
sát nhau như vựa cá, vựa đồ gốm, vựa tranh kiếng, vựa vải, vựa giấy hút,
thuốc

rê…

dưới bến “Ghe chở cá đồng đậu quanh hai vựa cá, cất cá xong là lui ghe
về liền để kịp chở chuyến cá sau lên bán. Còn có không ít ghe chuối, ghe
xoài, dừa, ốc gạo miệt Cái Bè, Cao Lãnh, Bến Tre…bán xong còn đậu lại
vài ngày chờ mua đủ hàng như tranh thờ, lu khạp, chậu bông, chén đĩa,
dầu phộng,đường tán, hoặc bàn ghế, đồ thờ bằng gỗ, đặc sản của Lái
Thiêu. Ban đêm trời trong gió mát, dưới bến ghe thuyền Lục tỉnh đậu kề
nhau bập bềnh trên sông nước…” Trong cảnh buôn bán tấp nập của Lái
Thiêu những thập niên đầu thế kỷ XX, những người lớn tuổi ngày nay
vẫn còn nhớ tên nhiều cửa hàng, cửa hiệu, vựa, chành của người Hoa như
các tiệm nước: lò đường ông huỳnh lập, chú Hưởng (Hưởng Ký nay vẫn
còn), chú Xây, tiệm nước Duyệt Lai, tiệm chạp phô Thận xương, chạp
phô Diệu xương Long, vựa gạo Quảng Nam Hòa của người Quảng Đông;
vựa gạo Vũ Thành Long, tiệm cà phê chú Xắm, tiệm chụp hình Tân


Quang (nay vẫn còn), tiệm đồ gỗ Trì Tòng Nguyên, tiệm bánh pía Ngô
Vĩnh Thuận của người Triều Châu ; tiệm kiếng Nguyên Thạnh, tiệm
kiếng Thuận Hòa của ông Bang Xiểu (Bang trưởng phước Kiến); tiệm

trồng răng thượng Hải người Hồ Bắc, tiệm thuốc Bắc Vĩnh nhơn
đường,Trịnh Xuân đường, Tăng Thọ đường của người Hẹ…còn rất nhiều
cửa

hiệu

của

người

Hoa

không

thể

nhớ

hết

được.

Ngoài ra còn có các vựa chén của người Hoa như Trần Hòa Ký, hồng
Luân Thái, phước Dũ hồng, Chấn Nguyên, Hiệp Thành Chành, Tân Đức
Kiến…tọa lạc trong những dãy nhà mười mấy căn. Ở Lái Thiêu lúc bấy
giờ có bà Mại rất giàu, có nhiều căn phố cho thuê, nghe nói bà là người
gốc

Triều


Châu

họ

Trì.

Lái Thiêu được cho là một trong ba trung tâm gốm ở Bình Dương cùng
với Chánh Nghĩa và Tân phước Khánh, nhưng nghề gốm ở Lái Thiêu
được hình thành muộn so với Chánh Nghĩa (thuộc Phú cường xưa) và
Tân phước Khánh. Nghề gốm ở Bình Dương gắn liền với sự hình thành
và phát triển của người Hoa ở Bình Dương trong đó có Lái Thiêu. Thuở
ban đầu Lái Thiêu chỉ đóng vai trò là chợ đầu mối, là “đầu ra” của đồ
gốm dân dụng được sản xuất chủ yếu ở Phú cường nay thuộc phường
Chánh Nghĩa thị xã Thủ Dầu Một) và Tân phước Khánh.
Điều này khớp với tư liệu trong Địa chí Thủ Dầu Một năm 1910 “ cả tỉnh
có 40 lò gốm, 5 lò ở An Thạnh (Búng), 8 lò ở hưng Định (Búng), 1 lò ở
Tân Thới (Lái Thiêu), 14 lò ở Phú cường , 3 lò ở Bình Chuẩn, 9 lò ở Tân
Khánh”. như vậy, cho đến năm 1910 ở Lái Thiêu chỉ có 1 lò gốm (trong
khi



Phú

cường



14


lò,

Tân

Khánh

9

lò).

Lúc bấy giờ nếu nói đến sản phẩm gốm Lái Thiêu thì chỉ có một lò duy
nhất trong thời điểm đó, còn tất cả đều là xuất phẩm của các nơi khác
được tập kết về Lái Thiêu trong đó có làng gốm Chánh Nghĩa (Phú cường
xưa) ít người biết đến. Lái Thiêu lúc bấy giờ đóng vai trò là một thương
hiệu đại diện cho gốm Bình dương, là đầu mối đem hàng gốm của Bình


dương đi đến khắp Nam kỳ Lục tỉnh sang tận Campuchia. Có thể nói gốm
Lái Thiêu thực thụ chỉ xuất phẩm nhiều từ sau năm 1910, cụ thể từ
khoảng

các

thập

niên 20 – 30 của thế kỷ XX và thịnh hành nhất là vào các thập niên 1940
- 1950, khi những người làm gốm tựu về đây lập lò sản xuất ngày càng
nhiều.
Trong đó có những chủ lò từ Phú Cường ,từ Tân Khánh, từ An Thạnh…
tỏa xuống Lái Thiêu, và cũng có một số người từ Trung Quốc di cư sang

cùng với nghề gốm vào khoảng thập niên đầu thế kỷ XX trụ lại Lái Thiêu
lập nghiệp, và những cuộc di dân tiếp theo kéo dài đến những năm 1948 –
1949 mới chấm dứt sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
Số lượng người Hoa ở Lái Thiêu cũng tăng dần qua thời gian. Không có
con

số

cụ

thể

Vào khoảng vài thập niên đầu thế kỷ XX, người Hoa ở Lái Thiêu đã có
một số lượng đáng kể, điều đó thể hiện ở việc mỗi nhóm phương ngữ đều
thành lập bang như bang Quảng Đông, bang Triều Châu (Tiều), bang
phước Kiến và bang Khách Gia (Hẹ). Ở Lái Thiêu lúc bấy giờ người
Quảng Đông,Triều Châu,phước Kiến là đông nhất, người Hẹ rất ít và
thường hợp cùng với một vài hộ người Hải Nam,người Hồ Bắc. Họ sinh
hoạt theo từng bang, đứng đầu mỗi bang là một vị Bang trưởng.
Họ chỉ biết ở Lái Thiêu đã có các bang theo từng nhóm phương ngữ và
một vài vị bang trưởng vào khoảng từ thập niên 30 – 40 của thế kỷ XX
cho

đến

trước

năm

1975.


Đó là các vị: Bang Thím (họ Lý), Bang Che (Hoắc Nhuận Che), Bang
Chánh, Bang Chỉnh… của bang Quảng Đông; Bang Cố, Bang Xiểu…
bang phước Kiến và các Bang trưởng bang Triều Châu là Bang Dìu Xìu
(Nhơn Thọ), Bang Tửng (Trì Phụng Sanh), Bang Trì Đình, Bang Tân
Quang…Bang trưởng là người đóng vai trò đại diện cho cộng đồng trong
quan hệ xã hội, quan hệ với chính quyền, liên kết cộng đồng giúp đỡ nhau


trong việc làm ăn sinh sống, trong sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục tập
quán, trong giáo dục… để giữ gìn truyền thống cố hương và cùng nhau
phát triển trên quê hương thứ hai. Đó là việc họ chung tay góp sức xây
dựng, tôn tạo các cơ sở tín ngưỡng như Thiên Hậu cung, Quan Đế miếu;
thành lập các trường học dạy tiếng Hoa cho con em trong mỗi cộng đồng
ngôn

ngữ.

Khoảng những năm đầu thập niên 40 thế kỷ XX, ở Lái Thiêu trong mỗi
nhóm phương ngữ đều có trường học riêng: người Quảng Đông có trường
Dục Tài (Dục Tài học hiệu 育才學 校) dạy ngôn ngữ Quảng Đông, người
Triều Châu có trường Triều Quang (Triều Quang học hiệu 潮 光 學 校)
và trường Dục Anh (Dục Anh học hiệu 育 英 學 校) của người phước
Kiến cùng dạy ngôn ngữ phổ thông Trung Hoa. Đến năm 1969 con em cả
4 bang đều tập trung học tại trường Dục Anh cho đến năm 1975, các
trường

Triều

Quang




Dục

Tài

không

còn

hoạt

động.

Những người Hoa đến Lái Thiêu sinh cơ lập nghiệp cho đến tuổi về chiều
họ

lần

lượt

nằm

lại

trên

đất


Lái

Thiêu.

Kể từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, bà con người
Hoa ở Bình dương nói chung và người Hoa ở Lái Thiêu đã có một phần
đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ở
Bình

dương

nói

chung và Lái Thiêu đa phần người Hoa hoạt động kinh tế trong lĩnh vực
kinh doanh, thương mại, dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Nhất là
từ khi Đảng ta chủ trương đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần,góp phần phát triển kinh tế đóng góp vào công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở Lái Thiêu có nhiều doanh nghiệp,
doanh

nhân

người

Hoa

thành

công


trên

thương

trường

Theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ta, từ sau năm 1975 chế
độ Bang của người Hoa không còn tồn tại thay vào đó là các Hội người
hoa. Hội người Hoa ở Lái Thiêu tạm thời hoạt động đóng vai trò liên kết


cộng đồng trong sinh hoạt tín ngưỡng: Thiên Hậu cung và Quan Đế miếu
vẫn thường xuyên được tôn tạo, cúng viếng; trong việc giữ gìn tiếng nói
của dân tộc: trường Dục Anh vẫn tiếp tục dạy và học tiếng Hoa; trong
cúng

viếng

tôn

tạo

nghĩa

trang:

các nghĩa trang vẫn liên tục đón nhận những người con của cộng đồng về
với

đất.


Đến năm 1999, Hội người Hoa Lái Thiêu chính thức trở thành Ban Liên
lạc người Hoa ở Lái Thiêu theo Quyết định thành lập của Nhà nước ngày
05/ 11/1999. Đây là một tổ chức xã hội, Ban chấp hành gồm có 21 vị,
Ban thường trực 05 vị và 04 Ban trực thuộc với 127 hội viên. Ban Liên
lạc xây dựng nội quy, quy chế hoạt động rõ ràng. Từ khi thành lập đến
nay Ban liên lạc người Hoa Lái Thiêu đã tổ chức hai kỳ Đại hội, người
được tín nhiệm bầu làm Trưởng Ban liên tục qua cả hai nhiệm kỳ là ông
vương Phẩm (Bầu Thiếu), một trong các doanh nhân thành công ở Lái
Thiêu. Ban liên lạc người Hoa Lái Thiêu đã phát huy tốt vai trò của mình
trong việc vận động bà con người Hoa chấp hành các chủ trương chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp cho xã hội
như trong các hoạt động từ thiện, phong trào xóa đói giảm nghèo, xây
dựng

nhà

tình

thương,nhà

đại

đoàn

kết…

Cộng đồng người Hoa ở Lái Thiêu đã có quá trình hình thành và phát
triển từ rất lâu đời. Cùng với người Việt, họ đã chung vai góp sức xây
dựng Lái Thiêu nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung trở nên sung túc

như ngày nay. Lái Thiêu - Bình Dương hôm nay đã không còn là đất
khách quê người như quan niệm của thế hệ người Hoa thuở ban đầu đến
khai cơ lập nghiệp, mà Lái Thiêu – Bình dương đã là quê hương, là nơi
sinh trưởng của hầu hết người Hoa ở đây dù tổ tiên của họ không phải ở
nơi này. Người Hoa ở Bình Dương nói chung hiện tại đang ngày càng
gắn bó, hòa hợp vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Họ đang sống và


làm việc trong một môi trường xã hội đoàn kết, bình đẳng, hòa hợp, ổn
định và phát triển.

( Đây là cách làm của Lĩnh chứ đi theo tiến trình lịch sử để thấy rõ xã
hội cộng đổng người Hoa ở Lái Thiêu. Chứ nếu tách Xã Hội ra
khỏi “Xã Hội - Văn Hóa” làm một thì khó làm lắm. Nên chỉ Lĩnh chỉ
làm được vậy thôi.
/>Đâyy một bài viết về vài nét của người Hoa ở Lái Thiêu nếu rảnh thì
xem .
Cảm ơn. )



×