Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn Y tế: Ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đến bệnh trứng cá thể thông thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.16 KB, 80 trang )

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
CRP
FSH
GI
IGF-1
LH
P. acnes
RLKN
SQFFQ
TCTT

Tiếng Anh
C-Reactive Protein
Follicle-stimulating Hormone
Glycaemic Index
Insulin-like Growth Factor-1
Luteinnizing hormone
Propionibacterium acnes

Tiếng Việt
Protein gây phản ứng viêm
Hormone kích thích nang
Chỉ số tăng đường huyết sau ăn
Yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1
Hormon tạo hoàng thể
P. acnes
Rối loạn kinh nguyệt
Bộ câu hỏi về tần suất tiêu thụ thực
phẩm


Trứng cá thể thông thường


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Đại cương bệnh trứng cá........................................................3
1.1.1. Bệnh sinh Trứng cá.......................................................................3
1.1.2. Các thể lâm sàng của bệnh Trứng cá............................................5
1.1.3. Phân loại mức độ bệnh Trứng cá..................................................9
1.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá......................................9
1.2.1. Tuổi...............................................................................................9
1.2.2. Giới...............................................................................................9
1.2.3. Yếu tố gia đình..............................................................................9
1.2.4. Yếu tố thời tiết............................................................................10
1.2.5. Yếu tố chủng tộc.........................................................................10
1.2.6. Yếu tố nghề nghiệp.....................................................................10
1.2.7. Yếu tố stress................................................................................10
1.2.8. Các bệnh nội tiết.........................................................................10
1.2.9. Thuốc..........................................................................................11
1.2.10. Một số nguyên nhân tại chỗ......................................................11
1.3. Chế độ ăn........................................................................11
1.3.1. Sữa..............................................................................................11
1.3.2. Đường và các thực phẩm chứa nhiều đường..............................13
1.3.3. Chocolate....................................................................................15
1.3.4. Cafe, chất cồn, chất kích thích....................................................16
1.3.5. Gia vị cay nóng, mặn..................................................................16
1.3.6. Thực phẩm giàu chất béo............................................................16
1.3.7. Một số thực phẩm tốt cho bệnh trứng cá....................................17



1.4. Thói quen sinh hoạt và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến bệnh Trứng
cá thể thông thường...........................................................19
1.4.1. Thức khuya.................................................................................19
1.4.2. Thói quen cạy nặn mụn...............................................................19
1.4.3. Thói quen rửa mặt và vệ sinh da không đúng cách....................19
1.5. Điều trị bệnh Trứng cá........................................................20
1.5.1. Tại chỗ........................................................................................21
1.5.2. Toàn thân.....................................................................................21
1.5.3. Thói quen sinh hoạt....................................................................22
1.5.4. Thói quen ăn uống......................................................................22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........23
2.1. Địa điểm và Thời gian nghiên cứu..........................................23
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................23
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn Bệnh nhân........................................................23
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân....................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................24
2.3.2. Mẫu nghiên cứu..........................................................................24
2.3.3. Các bước tiến hành.....................................................................25
2.3.4. Tránh sai số và kiểm soát nhiễu..................................................26
2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu...........................................................26
2.4. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................26
2.5. Hạn chế của đề tài..............................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................28
3.1. Một số yếu tố liên quan của bê ênh trứng cá thông thường...............28
3.1.1. Phân bố theo giới tính:................................................................28
3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi..............................................................28



3.1.3. Phân bố thời gian mắc bệnh của bệnh nhân trứng cá thể thông thường...29
3.1.4. Yếu tố gia đình............................................................................29
3.1.5. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp..................................................30
3.1.6. Tình trạng hôn nhân....................................................................30
3.1.7. Phân bố theo thể loại da..............................................................30
3.1.8. Tình trạng bệnh lý kèm theo.......................................................31
3.2. Mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống với bệnh
trứng cá.......................................................................... 32
3.2.1. Mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt và bệnh trứng cá..........32
3.2.2. Đánh giá mối liên quan của chế đô ê ăn với bê nê h trứng cá thông thường.....36
CHƯƠNG 4: BÀN LUÂÂN.............................................................................43
4.1.Một số yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá thể thông thường...........43
4.1.1. Giới tính......................................................................................43
4.1.2. Đặc điểm về tuổi.........................................................................44
4.1.3. Thời gian bị bệnh trứng cá..........................................................45
4.1.4. Bệnh trứng cá và yếu tố gia đình................................................45
4.1.5. Sự phân bố bệnh theo nghề nghiê pê .............................................46
4.1.6. Bệnh trứng cá và tình trạng hôn nhân.........................................47
4.1.7. Bệnh trứng cá và đặc điểm theo thể loại da:...............................48
4.1.8. Bê ênh trứng cá và bệnh lý kèm theo............................................48
4.2. Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đối với bệnh trứng cá:........49
4.2.1. Mối liên quan đến thói quen sinh hoạt.......................................49
4.2.2. Mối liên quan đến thói quen dinh dưỡng....................................53
KẾT LUÂÂN....................................................................................................62
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính................................................28
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.............................................28
Bảng 3.3. Phân bố bênh nhân theo thời gian mắc bệnh ............................29
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử gia đình....................................29
Bảng 3.5. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp ..................................................30
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân............................30
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo thể loại da............................................31
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng bệnh lý kèm theo...............31
Bảng 3.9. Thời gian đi ngủ giữa 2 nhóm......................................................32
Bảng 3.10. So sánh tình trạng sử dụng thuốc giữa 2 nhóm........................32
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa bệnh trứng cá và các yếu tố gây stress.....33
Bảng 3.12. So sánh tình trạng hút thuốc của nam giới...............................33
Bảng 3.13. So sánh thói quen rửa mặt và sản phẩm rửa mặt giữa hai
nhóm.............................................................................................34
Bảng 3.14. So sánh thói quen chăm sóc da mặt giữa hai nhóm.................35
Bảng 3.15. So sánh tình trạng sử dụng đồ uống giữa hai nhóm................36
Bảng 3.16. Nguy cơ mắc bệnh trứng cá và cách ăn dầu mỡ......................37
Bảng 3.17. So sánh giữa 2 nhóm về tần suất và...........................................38
nguy cơ mắc bệnh trứng cá với thức ăn chiên rán......................................38
Bảng 3.18. Nguy cơ mắc bệnh trứng cá và món ăn giàu tinh bột..............39
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa bệnh trứng cá và tình trạng sử dụng một
số loại sữa, bánh kẹo....................................................................39
Bảng 3.20. Liên quan giữa 2 nhóm và tình trạng sử dụng gia vị..............40
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa bệnh trứng cá và thói quen ăn trái cây....40
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa bệnh trứng cá và thói quen ăn rau củ......41


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Trứng cá thể thông thường.............................................................5
Hình 1.2: Trứng cá mạch lươn........................................................................6

Hình 1.3: Trúng cá sẹo lồi................................................................................7


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá (Acne) là một bệnh da tương đối phổ biến. Bệnh thường gặp
ở tuổi trẻ, 80% người bị bệnh trứng cá ở lứa tuổi thanh thiếu niên 13 đến
25 tuổi, có thể kéo dài nhiều năm gây mất tự tin cho bệnh nhân dẫn đến ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh trứng cá có nhiều hình thức lâm
sàng khác nhau và Trứng cá thông thường là hình thức lâm sàng hay gặp
nhất [1], [2], [3].
Theo một nghiên cứu của Vos và cộng sự, trên thế giới bệnh trứng cá ảnh
hưởng đến khoảng 650 triệu người, chiếm 9,4 % dân số [4]. Tại Việt Nam,
theo số liệu thống kê của Bệnh viện da liễu TW năm 2015 số lượng bệnh nhân
trứng cá đến khám và điều trị chiếm 15% trong tổng số lượt bệnh nhân đến
khám tại Bệnh viện, chỉ sau bệnh nhân viêm da cơ địa.
Căn sinh bệnh học của trứng cá khá phức tạp. Các yếu tố quan trọng
trong sinh bệnh học trứng cá như tăng tiết chất bã, sự sừng hóa cổ tuyến bã,
nhiễm vi khuẩn Propionibacterum Acne, vi khuẩn Staphylococus blance, S.
Albus, S. Epiderminis
Điều trị bệnh trứng cá đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Có nhiều
phương pháp điều trị bệnh trứng cá khác nhau: thuốc bôi tại chỗ, thuốc dùng
toàn thân, vật lý trị liệu, xoa bóp mát xa và thay đổi thói quen sinh hoạt, chế
độ dinh dưỡng của bệnh nhân.
Có rất nhiều yếu tố liên quan như: gia đình, trạng thái tâm lý, thức ăn,
thói quen sinh hoạt, vấn đề về môi trường, vệ sinh cá nhân đều ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát sinh bệnh trứng cá. Việc khai thác chế độ dinh dưỡng và thói
quen sinh hoạt của người bệnh giúp cho các thầy thuốc lâm sàng tư vấn cho



2

bệnh nhân, đề xuất những biện pháp điều trị phối hợp hữu hiệu, nhằm đạt
được hiệu quả điều trị tốt trong bệnh trứng cá. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống
đến bệnh trứng cá thể thông thường” với 2 mục tiêu:
1.

Khảo sát một số yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá thể thông thường
tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 10/2015 - 09/2016.

2.

Đánh giá mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt và ăn uống đến bệnh
trứng cá thể thông thường


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã, với nhiều hình thái
tổn thương khác nhau: nhân, sẩn, mụn mủ, cục, nang trứng cá. Bệnh xuất hiện
nhiều nhất ở tuổi dậy thì, tiến triển dai dẳng, từng đợt. Nếu không được điều
trị kịp thời, phù hợp có thể để lại hậu quả sẹo lồi, sẹo lõm, làm ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh sinh của trứng cá gồm bốn cơ chế chính [1], [3]
- Tăng tiết bã.

- Dày sừng cổ nang lông tuyến bã.
- Nhiễm khuẩn.
- Thâm nhiễm viêm.
- Một số yếu tố liên quan như thức ăn, stress, thời tiết, kinh nguyệt...
1.1.1. Bệnh sinh trứng cá: Có 4 yếu tố chính
1.1.1.1. Tăng tiết chất bã
Bình thường tuyến bã tiết ra chất bã làm da, lông, tóc ẩm, mềm mại,
mượt mà. Trong trứng cá do nội tiết Androgen của cơ thể, đặc biệt là
testosteron tiết ra nhiều sẽ gắn vào các thụ thể đặc hiệu có trên bề mặt các tế
bào tuyến bã, kích thích các tế bào tuyến bã phát triển, giãn rộng làm tăng bài
tiết chất bã. Việc sản xuất hocmon của cơ thể tăng cao nhất vào những năm
trưởng thành nên trứng cá thường gặp ở người trẻ: nam giới bị nặng hơn nữ
giới do lượng testosteron sản xuất nhiều hơn [1],[5].
1.1.1.2. Sừng hóa cổ nang lông
Bình thường các tế bào của tuyến bã và cổ nang lông khi chết sẽ được


4

đào thải ra ngoài qua cổ nang lông. Trong trứng cá, các tế bào này kh ông
được đào thải sẽ gây bít tắc, làm cổ nang lông hẹp lại, ngăn chặn sự phát
triển của chất nhờn trong lòng ống, từ đó gây tích tụ chất nhờn và làm phình
tuyến bã [1], [2], [5]
1.1.1.3. Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes
Vi khẩn P.acnes là một dạng trực khuẩn đa dạng và kị khí, hiện diện rất
nhiều trên da của bệnh nhân trứng cá. Sự bít tắc cổ nang lông đã tạo điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn P.acnes sinh sôi, phát triển. Các vi khuẩn này sẽ
chuyển hóa các acid béo tự do có trong tế bào chết và chất nhờn bị tích tụ làm
viêm tấy nang lông và cổ nang lông tạo nên mụn trứng cá dạng sẩn, mụn mủ,
cục và nang [6].

1.1.1.4. Các yếu tố gây viêm khác
Vi khuẩn P.acnes có khả năng phân huỷ lipid, giải phóng acid béo tự do
gây viêm mạnh. Điều này đã được chứng minh trong thực nghiệm bằng cách
tiêm P.acnes sống vào trong các nang chứa đựng toàn acid béo đã este hoá.
Sau khi tiêm, các nang này bị vỡ, các tổ chức xung quanh bị viêm tấy nhiều.
Ngược lại, nếu tiêm các P.acnes chết vào các nang nói trên thì thấy hiện tượng
viêm không đáng kể, kể cả khi tiêm P.acnes vào trung bì cũng chỉ gây viêm
nhẹ hoặc trung bình mà thôi. Thí nghiệm đã chứng minh rằng men lipase của
P.acnes sống đã phân huỷ lipid, giải phóng acid béo tự do, gây viêm rõ rệt ở
tổ chức dưới da [7],[8]
Những vi khuẩn này tiết ra men: hyaluronidase, protease, lipase
lecitinase có khả năng gây viêm và các yếu tố hoá ứng động bạch cầu. Các
yếu tố hoá ứng động bạch cầu sẽ giải phóng hydrolase thấm vào thành và làm
yếu thành nang lông gây viêm và vỡ cùng nhân trứng cá vào lớp trung bì.
Phản ứng viêm hình thành trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và nang [7],[8]


5

SINH BỆNH HỌC
Tăng tiết bã

Trứng cá

Dày sừng cổ nang
lông tuyến bã

Thâm nhiễm viêm

Nhiễm khuẩn

P.acnes
Yếu tố liên quan
Thức ăn, stress,
thời tiết
\
Sơ đồ 1.1: Cơ chế bệnh sinh trứng cá
1.1.2. Các thể lâm sàng của bệnh trứng cá
1.1.2.1. Trứng cá thông thường

Bệnh trứng cá thông thường phổ biến ở cả hai giới đặc biệt lứa tuổi
thanh thiếu niên. Các tổn thương khu trú ở vùng da mỡ như ở mặt, trán, cằm,
ngực, lưng, vai. Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể là nhân trứng cá, sẩn
đỏ, sẩn mụn mủ, mụn mủ, cục, nang viêm tấy đỏ và ổ áp xe nông sâu tuỳ
thuộc vào tác động của các yếu tố như tăng tiết bã nhờn, dày sừng cổ tuyến
bã, phản ứng viêm, rối loạn thành phần chất bã và hoạt động của vi khuẩn.
Các loại tổn thương này không phải thường xuyên kết hợp với nhau và có đầy
đủ trên một bệnh nhân [1], [8], [9], [10], [11], [12], [13].

Hình 1.1: Trứng cá thể thông thường


6

1.1.2.2. Trứng cá mạch lươn
Bệnh thường bắt đầu sau tuổi dậy thì và kéo dài tiếp những năm sau đó,
bệnh gặp chủ yếu ở nam giới. Hay gặp tổn thương ở gáy, da đầu, quanh hậu
môn, mông, mặt, lưng, ngực. Khởi đầu các mụn mủ ở nang lông, to dần và
loét, các ổ mủ có thể nông, sâu tạo cục viêm từng cụm 2-3 cái, thành hang hốc
với nhiều lỗ dò, tổn thương có dịch vàng nhày lẫn máu. Bệnh thường tiến
triển dai dẳng, điều trị còn nhiều khó khăn [14].


Hình 1.2: Trứng cá mạch lươn
1.1.2.3. Trứng cá kê hoại tử
Thể này còn gọi là trứng cá hoại tử của Boeck, do tụ cầu vàng gây nên.
Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới, vị trí ở trán, thái dương, rìa chân tóc. Khởi đầu
là sẩn nang lông màu đỏ, xung quanh có bờ viền viêm tấy màu hồng có thể có
ngứa, đau, tổn thương nhanh chóng hoá mủ màu ngà vàng, lõm ở giữa, mụn
mủ dần sẽ khô đét lại tạo thành vảy màu ngà nâu, bám rất chắc, dưới vảy là ổ


7

loét nhỏ, khi khỏi để lại sẹo lõm vĩnh viễn.[1], [8], [15], [16].
1.1.2.4. Trứng cá sẹo lồi
Chủ yếu gặp ở đàn ông, hay khu trú ở gáy, vùng rìa chân tóc. Khởi đầu
là tổn thương viêm nang lông, về sau liên kết với nhau thành dải hình vằn vèo
hay thẳng, sau đó tổn thương tiến triển thành củ xơ hoặc dải xơ phì đại gờ lên
khỏi mặt da như sẹo lồi, có thể có một vài mụn mủ riêng rẽ trên bề mặt, có
giãn mạch. Bệnh tiến triển lâu dài, cuối cùng sẽ xẹp, sẹo phẳng và vĩnh viễn
trụi lông tóc [11], [16]

.
Hình 1.3: Trúng cá sẹo lồi.
1.1.2.5. Trứng cá nghề nghiệp
Do bệnh nghề nghiệp gây nên, bệnh nhân tiếp xúc với dầu mỡ, hắc ín
liên tục nhiều năm như công nhân sửa chữa máy móc, hầm lò. Bệnh biểu hiện
là các nhân, sẩn, mụn mủ và nang như trứng cá thông thường.
1.1.2.6. Trứng cá do thuốc
Có rất nhiều loại thuốc gây phát sinh phát triển bệnh trứng cá, các
hocmon adrogen làm tăng hoạt động và phì đại tuyến bã, các steroid gây sừng

hoá nang lông và bít tắc cổ nang lông, các halogen (muối iod và brom) có
trong các muối điều trị bệnh tuyến giáp, thuốc long đờm, thuốc điều trị hen,
thuốc cản quang, phenobacbital, cyclosporin, cimetidin...đều có thể gây bệnh


8

trứng cá. Tuy nhiên khi ngừng thuốc một thời gian các tổn thương bệnh trứng
cá sẽ hết [1], [11], [16], [17].
1.1.2.7. Trứng cá trước tuổi thiếu niên
Thể này được phân thành 3 loại sau [8], [16]:
- Trứng cá sơ sinh: xuất hiện trong 4 tuần đầu sau đẻ, bé trai hay bị hơn
bé gái do nội tiết tố progesteron ở mẹ truyền sang. Tổn thương có thể tồn tại
trong vài tuần rồi tự khỏi không để lại dấu vết gì.
- Trứng cá tuổi ấu thơ: xuất hiện từ tháng thứ hai, cũng có thể là do
trứng cá sơ sinh tồn tại dai dẳng. Trứng cá loại này có thể kéo dài thành trứng
cá tuổi thiếu niên.
- Trứng cá tuổi thiếu niên: nguyên nhân từ trứng cá trẻ em tồn tại dai
dẳng. Trong đó yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng.
1.1.2.8. Các loại hình trứng cá khác
- Trứng cá do mỹ phẩm: thường gặp ở phụ nữ tuổi 25-30, do dùng
các mỹ phẩm không thích hợp hoặc có thói quen sử dụng quá nhiều kem
bôi mặt, dầu làm ẩm da, kem chống nắng [1], [11], [16]. Tổn thương đồng
đều, đứng sát nhau.
- Trứng cá do yếu tố cơ học: thường gặp ở những cô gái trẻ, do bệnh
nhân có yếu tố tâm lý lo lắng hay nặn bóp, cào xước tổn thương làm cho bệnh
trứng cá nặng hơn, kết quả để lại các vết sẹo thâm và sẹo teo da [16], [18], [19].
- Trứng cá nhân loạn sừng gia đình [8], [16]: là do rối loạn di truyền
trội, với đặc điểm có nhiều nhân ở mặt, thân mình, các chi, có thể có sẩn đỏ,
mụn nước, sau khi khỏi và thành sẹo sâu như hố băng, có khi xuất hiện đến

giữa tuổi 40. Mô bệnh học thấy tiêu gai và tế bào loạn sừng ở trong thành của
các lỗ chân lông.
- Trứng cá vùng nhiệt đới: loại trứng cá này có đặc điểm là tổn thương
nang lớn, đa dạng ở ngực, lưng và mông. Bệnh xuất hiện ở vùng nhiệt đới vào


9

mùa hè khi thời tiết nóng ẩm.
1.1.3. Phân loại mức độ bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá là một bệnh khá phổ biến ở cộng đồng, cho đến nay có
khá nhiều cách phân loại mức độ bệnh trứng cá.
Hiện nay phân loại theo Karen Mc Coy 2008 được nhiều người sử
dụng. Dựa vào số lượng và đặc điểm tổn thương [12].
- Nhẹ:

+ < 20 mụn trứng cá, hoặc
+ < 15 tổn thương viêm, hoặc
+ Tổng số tổn thương < 30

- Trung bình:

+ 20 - 100 mụn trứng cá, hoặc
+ 15 - 50 tổn thương viêm, hoặc
+ 30 - 125 tổng số tổn thương

- Nặng:

+ 05 cục/bọc, hoặc
+ Tổng số tổn thương viêm > 50, hoặc

+ Tổng số tổn thương > 125

1.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá
1.2.1. Tuổi: bệnh trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90% bệnh nhân
ở lứa tuổi 13-19, sau đó bệnh giảm dần, nhưng cũng có thể bắt đầu ở tuổi 20
-30 hoặc muộn hơn thậm chí tới tuổi 50-59 [20].
1.2.2. Giới: đa số các tác giả đều thấy nữ bị trứng cá nhiều hơn nam [13],[19],
[21],[22]. Theo báo cáo Nghiên cứu khoa học của Trung tâm y tế Huyện Long
Thành, 375 em học sinh lớp 10 trường Phổ thông trung học, thì tỉ lệ nữ mắc
bệnh trứng cá là 64,53 %, nam là 35,47%. Hình thái lâm sàng ở bệnh nhân
nam nặng hơn so với bệnh nhân nữ [21].
1.2.3. Yếu tố gia đình: yếu tố gia đình có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá.
Theo Phạm Văn Hiển nếu bố hoặc mẹ hoặc cả hai bị trứng cá thì 45% con trai
của họ ở tuổi đi học bị trứng cá [1].


10

1.2.4. Yếu tố thời tiết: các yếu tố khí hậu nóng ẩm, hanh khô cũng liên quan
đến bệnh trứng cá. Khi nhiệt độ môi trường lạnh da sẽ phản ứng co lại để giữ
nhiệt độ cho cơ thể. Nhiệt độ lạnh làm giảm tiết dầu của tuyến dầu nên da có
xu hướng bị khô và nứt nẻ. Điển hình nhất là những vùng chịu tác động của
mùa đông như miền Bắc và miền Trung da có xu hướng rát và nứt nẻ. Khi
nhiệt độ môi trường nóng, tuyến bã và tuyến mồ hôi tiết nhiều dầu và mồ hôi
để làm ẩm da và làm mát da, vì vậy da có xu hướng bị mụn [8], [16],[23].


11

1.2.5. Yếu tố chủng tộc: người da trắng và da vàng bị bệnh trứng cá nhiều

hơn người da đen [9], [15],[23].
1.2.6. Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, tiếp xúc ánh nắng
nhiều...làm tăng khả năng bị bệnh, da có tính axít tự nhiên nhẹ với độ PH
khoảng bằng 5, các chất tẩy rửa có trong dầu gội, xà phòng, nước rửa
chén… và kể cả các mỹ phẩm dưỡng ẩm chứa kiềm cũng có thể gây hại
đến cấu trúc tế bào của da, làm suy yếu hàng rào chức năng bảo vệ của lớp
da ngoài cùng, dẫn đến da bị khô, dễ nhiễm trùng và bùng phát các bệnh
ngoài da. Tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, thuốc tẩy, thuốc nhuộm, dung
môi… rất gây hại đến làn da [11].
1.2.7. Yếu tố stress: cuộc sống hàng ngày mỗi một người đều có nhiều stress
công việc, học tập, lo lắng sẽ gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng cá.
Khi chúng ta gặp stress, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết hocmon Androgen.
Nồng độ androgen cao hơn có thể dẫn đến mụn trứng cá nhiều hơn [16]. Điều
này có thể giải thích lý do tại sao căng thẳng dường như ảnh hưởng đến phụ
nữ nhiều hơn nam giới khi nói đến mụn trứng cá. Stress có thể do nhiều
nguyên nhân như áp lực công việc, chuyện gia đình, tình cảm, cường độ lao
động cao không được nghỉ ngơi, mất ngủ... [1], [8], [16], [23].
1.2.8. Các bệnh nội tiết: khi mắc một số bệnh nội tiết có thể bị trứng cá như
bệnh Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang... Do tăng
sản xuất Androgen, làm cho tuyến bã tăng trưởng lớn hơn bình thường, sản
xuất quá mức lên tuyến bã gây bít lỗ nang lông và gây mụn. [8], [16].


12

1.2.9. Thuốc: một số loại thuốc có thể làm tăng bệnh trứng cá, đó là corticoid,
isoniazid, thuốc có nhóm halogen (iod, brom), androgen (testosteron),
lithium, hydantoni… Bên cạnh đó, các thuốc bôi điều trị mụn trứng cá như
benzoyl peroxide, retinoid, sulfur, acid salicylic, kháng sinh tại chỗ,
isotretinoin và các chất tẩy tế bào chết, kem trộn… đều làm ảnh hưởng đến

bệnh trứng cá. [1], [11], [13], [16], [23].
1.2.10. Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà sát, nặn không đúng
phương pháp và lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.
1.3. Chế độ ăn: Một số thức ăn có thể làm gia tăng bệnh trứng cá như sữa,
đường, cafe...
1.3.1. Sữa: là nguyên nhân hàng đầu gây nên mụn trứng cá và làm trầm trọng
mụn. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mụn trứng cá cao hơn ở những người
uống nhiều sữa [23],[24],[25],[26]. Có ít nhất ba nghiên cứu quy mô lớn
báo cáo trên Tạp chí Da liễu Mỹ tìm thấy một liên kết giữa sữa uống và
mụn trứng cá[ 24],[25],[26].
Hai nghiên cứu trên 10.000 bé trai và bé gái 9-15 tuổi, đã cho thấy có
một liên quan trực tiếp giữa số lượng sữa tiêu thụ và mức độ nặng của mụn
trứng cá [24], [25].
Một nghiên cứu ở Đại học Harvard khảo sát 47.335 phụ nữ phát hiện ra
rằng những người uống nhiều sữa hơn như thanh thiếu niên có tỷ lệ bị mụn
trứng cá cao hơn [26]. Các y tá trưởng thành trong nghiên cứu này đã được
yêu cầu nhớ lại bao nhiêu sữa họ uống khi còn niên thiếu. Nghiên cứu cho
thấy rằng những người uống nhiều hơn 2 lần sữa mỗi ngày có 20% khả
năng bị mụn hơn so với những người uống ít hơn 1 bữa mỗi tuần , những
người uống nhiều hơn ba lần của bất kỳ loại sữa nào mỗi ngày là 22 % có
mụn trứng cá nặng hơn so với những người chỉ uống một hoặc một vài lần


13

ăn mỗi tuần [26].
Các nghiên cứu trên bệnh nhân mụn trứng cá đã thể hiện tương quan
giữa IGF-1 và mụn trứng cá [25],[26]. Sữa có chứa yếu tố tăng trưởng giống
Insulin (IGF-1), IGF-1 là một hormone giúp cơ thể xây dựng các mô cần
thiết. Tăng mức độ IGF-1 kết quả là tăng sản lượng dầu của da. Vì quá sản

xuất dầu trên da là một nguyên nhân gây mụn trứng cá và một số nhà khoa
học đưa ra giả thuyết rằng sữa và thành phần IGF-1 của nó, có thể dẫn đến
tăng sản lượng dầu da và dẫn đến mụn [25],[26]. IGF-1 cũng kích thích cơ thể
sản xuất các tế bào. Mụn trứng cá đôi khi bắt đầu bằng quá sản của các tế bào
da bên trong các lỗ chân lông gây ra các lỗ chân lông để trở nên tắc nghẽn. Vì
vậy sữa có thể dẫn tới tình trạng sản xuất của các tế bào da bên trong lỗ chân
lông gây nên lỗ chân lông bị tắc và trở thành giai đoạn đầu của thương tổn
mụn trứng cá. Sữa cũng chứa hormone nam (androgen) tiền thân. Để sản xuất
ra sản lượng sữa tối đa, bò được phối giống gần như ngay lập tức sau khi sinh.
Mặc dù những con bê được sớm lấy đi, con bò tiếp tục sản xuất sữa, trong
khi đang mang thai một con bê mới. Kết quả là, những con bò được đồng thời
sản xuất kích thích tố có nghĩa là để giúp bê của mình phát triển và kích thích
tố được yêu cầu để hỗ trợ mang thai. Các hormone có trong sữa của một con
bò mang thai có thể có nội tiết tố androgen, nó góp phần vào mức độ nghiêm
trọng của mụn bùng phát. Những tiền chất cần enzyme để chuyển đổi chúng
thành các kích thích tố nam thực tế trong cơ thể, và những enzyme có sẵn
trong các lỗ chân lông của da. Tương tự như IGF-1, kích thích tố nam đã
được cho là có liên quan đến tăng sản lượng dầu da và tăng sản xuất tế bào
da [25], [26].
1.3.2. Đường và các thực phẩm chứa nhiều đường
Đường không tốt cho phản ứng viêm và các nghiên cứu gần đây cũng
cho thấy rằng đường và một chế độ ăn nhiều đường gây ra mụn trứng cá


14

[22], [27].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Qúy Thái, trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên, cho thấy rằng trứng cá ở những bệnh nhân thường xuyên ăn đồ ngọt
chiếm 72 % [22].

Một nghiên cứu trên 29 người đàn ông khỏe mạnh được uống 1 hoặc 2
lon soda mỗi ngày trong 3 tuần, bình thuờng không uống nhiều soda. Sau 3
tuần kiểm tra protein phản ứng C của họ (CRP là một trong những chỉ số phản
ánh tốt nhất của viêm).
• 1 lon mỗi ngày, mức độ viêm nhiễm đã tăng 87%.
• 2 lon mỗi ngày, tăng 105%.
• Đây là những con số khá bất ngờ với những người không uống và cả
với những người uống 1-2 lon mỗi ngày .
- Những thức ăn được coi là có chỉ số glycemic (GI: chỉ số đường
huyết sau ăn) cao hay thấp?
+ Cao: 70-100
+ Trung bình: 56-69
+ Thấp < 55.
• Một số loại ngũ cốc: pumpernickel cốc nguyên hạt có chỉ số GI là 46
(thấp); ngũ cốc nguyên hạt Kaiser cuộn có chỉ số GI 73 (cao). Đậu và các
loại đậu: Đậu xanh: 33 (Thấp), Đậu lăng: 29 (Thấp)
• Các loại hạt, rau hầu hết là các chất phi tinh bột
• Khoai lang có chỉ số GI của 54 (thấp). Một củ khoai tây trắng nướng
có GI 85 (cao).
+ Hầu hết các loại trái cây: Táo hay lê: 36 (Thấp), Peaches: 28 (Thấp)
Do đó những loại thực phẩm cần tránh là ngũ cốc đóng hộp, bánh quy,
bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây trắng [28], [29].


15

Tiến sĩ Robyn N. Smith, từ Đại học RMIT ở Melbourne, Australia, đánh
giá các triệu chứng mụn trứng cá ở 43 bệnh nhân nam, từ 15 đến 25 tuổi, được
phân ngẫu nhiên vào một chế độ ăn uống tải glycemic thấp hoặc một chế độ ăn
uống bình thường. Các chế độ ăn uống can thiệp bao gồm 25 % lượng từ

protein và 45 % từ carbohydrate glycemic index thấp. Sau 3 tháng, các chế độ
ăn uống glycemic thấp có liên quan với việc giảm đáng kể mụn so với chế độ
ăn uống bình thường [30].
Các nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng các loại thực phẩm GI thấp làm
giảm mụn trứng cá và các hormone liên kết với nó, do vậy chỉ đơn giản là
chuyển đổi từ thức ăn có GI cao sang thực phẩm GI thấp có thể giảm mụn
trứng cá bằng 30-50%.
Vậy sử dụng quá nhiều đường, hàm lượng đường dư thừa sẽ làm tăng
cường hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da và dễ gây nên mụn. Nếu sử dụng
thực phẩm quá nhiều đường, có thể làm da mặt trở nên nhăn nheo, nhiều tàn
nhang. Đường có tác động tới chất collagen trong cơ thể làm da chuyển màu
nâu, xuất hiện các đốm lão hóa, đồng thời các sợi collagen bị kết dính khiến
da nhăn và mất tính đàn hồi. Chocolate, kẹo hay những đồ uống chứa nhiều
đường đều không tốt cho da. Bởi vậy, thay đổi thói quen dùng nhiều đồ ngọt
có thể là cách phòng ngừa và ăn quá nhiều đường sẽ làm cho lượng đường
trong máu tăng lên, gây ra tình trạng viêm trong các tĩnh mạch của cơ thể. Nó
còn gây ra tình trạng viêm da, nổi mẩn và ngứa. Các chứng viêm có thể dẫn
đến vỡ mao mạch, mất độ đàn hồi da, và gây tổn thương tới các tế bào da. Tất
cả các biểu hiện đó đều khiến quá trình lão hóa xảy ra nhanh chóng. Vì vậy,
cần tránh ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt và các loại thực phẩm chứa nhiều
đường nếu không sẽ là nguyên nhân gây ra một loạt vấn đề về da và trứng cá.


16

1.3.3. Chocolate: được cho là nguyên nhân làm tăng nặng mụn trứng cá [22],
[31],[32],[27].
Một nghiên cứu của trường Đại học Miami đã được công bố trên số ra
tháng 5 năm 2014 của Tạp chí Of Clinical Và thẩm mỹ da liễu. Nghiên cứu cho
thấy chocolate tăng mụn trứng cá bằng 169% [31]. Nghiên cứu được thiết kế để

trả lời những gì sẽ xảy ra sau khi tiêu thụ chocolate. Có 14 nam, tuổi từ 18 đến
35, và mỗi người tham gia sẽ được uống 1 viên thuốc trong 1 lần, tổng lại mọi
người tham gia sẽ được uống 6 viên nang. Các viên nang đã được lấp đầy hoặc
với cacao nguyên chất hoặc gelatin. Vì vậy, mỗi người sẽ nhận được 6 gelatin
viên nang hoặc 5 gelatin và 1 ca cao, và tất cả các cách cho đến 6 viên nang ca
cao. Kết quả là đo số lượng các mụn viêm. Ngày 0 là ngày những người tham
gia tiêu thụ các viên nang. Những ngày sau tiêu thụ chocolate số lượng mụn
viêm tăng vọt. So với ngày 0 số lượng mụn không viêm tăng 140% và 160%
trong các ngày 4 và 7 tương ứng. Đối với mụn viêm các con số này thậm chí
còn tăng cao hơn: 433% và 233%. Mặc dù hầu hết những người tham gia chỉ
có mụn nhẹ và không quá nhiều mụn viêm ban đầu.
Một nghiên cứu nhỏ của Hà Lan năm 2013 tìm thấy có liên quan giữa
chocolate và da dẫn đến mụn trứng cá. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học
thu thập mẫu máu từ 7 người khỏe mạnh trước và sau khi họ ăn 1,7 lạng
chocolate, mỗi ngày, trong bốn ngày. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện
ra trong tế bào máu có một loại vi khuẩn là Propionibacterium, nguyên nhân
chính của việc khiến mụn trứng cá phát triển bên trong lỗ chân lông bị kín và
trở nên viêm nhiễm, và vi khuẩn Staphylococcus khiến cho mụn trứng cá trở
nên trầm trọng hơn [32]. Sau khi ăn chocolate, các tế bào máu của người tham
gia sản xuất nhiều interleukin-1b, đó là một dấu hiệu của tình trạng viêm, khi
tiếp xúc với Propionibacterium acnes. Ăn chocolate làm tăng sản xuất
interleukin 10, sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Staphylococcus aureus.


17

Interleukin 10 bị làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại các vi sinh
vật, do đó dễ bị nhiễm vi khuẩn và làm nặng lên tình trạng viêm trong bệnh
trứng cá. Điều này cho thấy rằng chocolate có thể làm tăng tình trạng viêm
và tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm khuẩn, làm cho mụn trứng cá

nặng hơn.
1.3.4. Cafe, chất cồn, chất kích thích
Mặc dù chưa có những nghiên cứu được công bố rộng rãi nhưng một số
báo cáo khoa học cũng như qua thực tế đều cho thấy cafe, chocolate, trà là
những món có trong thực đơn ăn uống của nhiều người, nhưng chất caffein
trong các thực phẩm, đồ uống này nếu hấp thụ quá 300mg/ngày sẽ làm da bạn
khô, xạm, nổi mụn và sớm bị lão hóa.
Tannin là một chất được tìm thấy trong cả café và trà, Tanin khiến cho
da trở nên thô, dễ bị tổn thương và nhanh lão hóa theo thời gian.
Tiêu thụ nhiều rượu, đồ uống chứa cồn rất có hại cho làn da. Chất cồn
sẽ phá hủy các vitamin A, B, C trong cơ thể, khiến cho da bị khô, các dưỡng
chất cung cấp cho da gây nên mụn trứng cá.
1.3.5. Gia vị cay nóng, mặn
Những thức ăn cay có tính hút ẩm và làm giảm độ ẩm trên da, làm da
trở nên thô ráp. Ăn quá nhiều đồ cay sẽ gây kích thích lên da, làm da nóng và
dễ nổi mụn.Vì vậy những người da khô nên hạn chế thức ăn mặn, cay và nóng
Muối chứa nhiều iốt, mức độ cao của iốt trong chế độ ăn uống có thể
gây ra mụn trứng cá, kích ứng niêm mạc của lỗ chân lông trên khuôn mặt và
làm tăng tốc độ hình thành của mụn ở những người bị mụn. Iodine được tìm
thấy trong muối ăn, sản phẩm sữa và hải sản.
1.3.6. Thực phẩm giàu chất béo
- Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ không chỉ gây ra những bệnh
về tim mạch, gây béo phì mà còn ảnh hưởng nhiều đến việc trị mụn trứng cá


18

[33]. Vì vậy, để phòng bệnh trứng cá được hiệu quả hơn nên kiêng ăn những
thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Điển hình là các loại thức ăn chiên, rán, nướng
cũng chứa lượng chất béo khá cao và không tốt cho da. Chúng làm cho da

xấu đi và xỉn màu.
- Đồ ăn nhanh: Những loại thức ăn nhanh bao gồm bánh pizza, bánh
hamburger, khoai tây chiên, bim bim, nước ngọt… làm tăng bệnh trứng cá, ít
có giá trị về dinh dưỡng như các loại thực phẩm dinh dưỡng như trứng, cá,
sữa… Mặc dù những món ăn này thường rất ngon miệng nhưng không nên
dùng thường xuyên do chứa rất ít hoặc không chứa chất xơ và chất dinh
dưỡng, hay bất cứ vitamin nào khác. Ngoài ra chúng còn chứa rất nhiều
đường và chất béo có thể gây những tác hại cho sức khỏe và bệnh trứng cá.
Nó làm tăng đường huyết dễ gây bệnh tiểu đường do làm tăng lượng đường
trong máu nhanh và ảnh hưởng đến sự bài tiết Insulin. Ngoài ra chúng còn
làm gia tăng nguy cơ tim mạch, béo phì, căng thẳng tâm lý.
1.3.7. Một số thực phẩm tốt cho bệnh trứng cá
- Dầu cá: Hãy ăn thật nhiều cá. Các acid béo như: omega-3, omega-6
và omega-9 là những acid thiết yếu, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát
nồng độ androgen, ngăn ngừa sự dư thừa bã nhờn ở lỗ chân lông và tuyến
nang lông, giúp giảm thiểu nguyên nhân gây ra mụn. Omega-3 có nhiều nhất
trong cá hồi, cá tuyết hay cá ngừ. Sở dinh dưỡng con người và khoa học thực
phẩm, Đại học bách khoa bang California, Pomona, California, USA cho rằng
mụn trứng cá là một bệnh hiếm gặp trong các xã hội với mức tiêu thụ cao hơn
của omega-3 (n-3) so với omega-6 (n-6) axit béo, bổ sung với n-3 có thể làm
giảm sản xuất tế bào viêm cytokine và do đó làm giảm mụn trứng cá mức độ
nghiêm trọng [34], [35].
- Vitamin: Một số loại vitamin như Vitamin B là một vi chất chống ôxy
hóa, có thể cải thiện sự lưu thông trong máu, giúp da được thông thoáng.


19

Vitamin B5 thì lại giúp giảm mụn một cách gián tiếp, do làm giảm căng
thẳng. Vitamin C là một vi chất chống oxy hóa khác, có những chức năng cải

thiện và phục hồi những hư tổn trong mô và biểu bì. Vitamin P có thể giúp
ngăn ngừa mụn, thông qua những tác dụng chống khuẩn. Vitamin A được
chứng minh là cho những kết quả rất tốt trong quá trình điều trị mụn. Vitamin
E giúp cho da được mịn màng và khỏe mạnh
- Kẽm: Trứng, ngũ cốc hay nấm đều là những nguồn thức ăn dồi dào
có chứa kẽm. Kẽm sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp hệ miễn
dịch chống lại mụn một cách hiệu quả nhất.
- Các loại rau xanh: như rau bina rất giàu chất diệp lục giúp rửa sạch
vi khuẩn và độc tố từ đường tiêu hóa và trong máu. Rau bina cũng giàu
vitamin A - một chất tự nhiên chống mụn trứng cá.
- Nghệ: chống viêm nhiễm và làm sáng da. Nó cũng là phương pháp tự
nhiên diệt vi khuẩn và các độc tố gây mụn trứng cá. Sử dụng ¼ muỗng cà phê
mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
- Cà rốt : rất giàu tiền vitamin A, giúp trừ mụn trứng cá. Ăn cà rốt cùng
với một chế độ ăn kiêng tốt cho sức khỏe sẽ làm giảm mụn trứng cá nhanh hơn.
- Khoai tây: chứa lưu huỳnh, kali và phốt pho, kích thích việc sản sinh
collagen và elastin giúp da và khỏe mạnh. Khoai tây cũng rất giàu vitamin C,
một loại chất chống oxi hóa, tăng cường khả năng chữa lành. Khoai tây cũng
có tác dụng loại bỏ bã nhờn bên trong lỗ chân lông, diệt trừ các loại vi khuẩn
gây mụn. Khoai tây còn có tác dụng tẩy da chết và làm mờ vết thâm hữu hiệu,
cũng như kích thích sự phát triển của lớp da mới từ các tế bào da khỏe mạnh.
- Dưa chuột: chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, E, sắt… và có tinh chất
gel làm trắng da nên có tác dụng rất tốt cho da trắng sáng, xóa nếp nhăn và làm
chậm quá trình lão hóa da, chống tia tử ngoại. Vitamin E có trong dưa chuột có
thể thúc đẩy sự phân tách các tế bào, do đó làm chậm quá trình lão hoá da.


×