Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tư tưởng thẩm mỹ thời Trung cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 23 trang )

A.
1.

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Thời kì Trung cổ là một trong ba thời kỳ phát triển của xã hội Châu âu sau
thời Cổ đại và trước thời cận đại. Đây là thời kỳ đen tối nhất của Châu Âu
bắt đầu từ khi đế quốc La mã sụp đổ cho đến khi hình thành và trỗi dậy của
các đế chế byzantine, ottomans, chiến tranh, dịch bệnh, các cuộc thập tự
chinh của người Thiên chúa giáo, sự giáo điều, áp đặt giết chết khoa học của
giáo hội Thiên Chúa làm cho xã hội chìm vào bóng đêm các nhà khoa học
như galile, Bruno đều bị giáo hội đưa lên giàn hoả thiêu. Trong suốt một
nghìn năm thời Trung cổ, toàn bộ châu Âu như bị bao trùm bởi một bóng
đen kìm hãm sự phát triển về nhiều mặt do chiến tranh liên miên giữa hai tôn
giáo là Hồi giáo và Thiên chúa giáo, mãi đến cuối thế kỷ 14 , đầu thế kỷ 15
Châu Âu mới bước vào thời kỳ phục hưng, đánh dấu chấm hết cho đêm
trường trung cổ.
Giai cấp thống trị đã dùng các giáo lí của Kitô giáo kiềm chặt nhân dân vào
vòng ngu dốt
Giai cấp cầm quyền thời đó một mực cho rằng con người là do chúa trời tạo
ra, khi mất thì sẽ được về với chúa, vì vậy mọi người ai cũng phải tự an phận
mình. Người giàu thì đã được ân huệ của chúa lại càng giàu hơn, còn người
nghèo thì phải an phận mình, chịu khó làm ăn chăm chỉ, ko phàn nàn, ko
phản kháng...
Chính vì vậy mà đời sống nhân dân ngày càng cơ cực và dốt nát. Thời đó
mọi sáng kiến, phát minh mới điều bị cho là hảo huyền điên dại và bị lên án
rất cao .
Trong một thời đại như vậy nên tư tưởng của con người cũng bị kìm hãm.
Và tư tưởng thẩm mỹ cũng có những đặc trưng riêng biệt so với các thời kì
khác. Để tìm hiểu tư tưởng về thẩm thời kì này nên em chon đề tài “ Tư
tưởng thẩm thời kì Trung cổ” làm tiểu luận.



1


2.

B.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tra tài liệu
Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ
NỘI DUNG

Chương 1: Khái quát về thời kì Trung Cổ
1.1

Sơ lược về lịch sử xã hội thời kì Trung Cổ
Thời kỳ Trung Cổ (hay Trung Đại) là giai đoạn trong lịch sử Châu Âu bắt
đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỉ V, kéo dài tới thế kỉ
XV, hòa vào thời phục hưng và thời đại khám phá. Thời Trung Cổ (Trung
đại) là thời đại thứ hai trong ba thời đại lịch sử theo cách phân kỳ truyền
thống của lịch sử phương Tây, cùng với Cổ đại và Hiện đại. Thời kỳ Trung
Cổ tự nó chia làm ba giai đoạn, Sơ kì Trung Cổ,Trung kì Trung Cổ và Hậu
kì Trung cổ.
Suy giảm dân số, sự đảo ngược đô thị hóa, xâm lược và di dân bắt đầu từ
Hậu kì Cổ đại bà tiếp diễn trong Sơ kì Trung Cổ. Những man tộc xâm lược
lập nên các vương quốc mới trên tàn tích của Đế quốc tây Rooma. Bắc Phi,
Trung Đông và bán đảo Iberia rơi vào tay người Hồi giáo. Quá trình Kitô
hóa vẫn tiếp tục, chế độ tu viện được thành lập.Người Frank dưới triều
đại Nhà Carolingien đã thiết lập nên một đế chế ngắn ngủi bao phủ phần lớn

Tây Âu, trước khi tàn lụi dưới áp lực của nội chiến cộng với ngoại xâm.
Đến thời kì Trung kì Trung Cổ, bắt đầu từ thế kỉ 11, dân số châu Âu tăng
nhanh khi các tiến bộ kĩ thuật và thời tiết thuận lợi giúp sản xuất phát triển
và theo đó là thương mại phát đạt. Chế độ trang viênchế độ phong kiến xác
lập nên cấu trúc kinh tế-chính trị của xã hội thời Trung kỳ Trung Cổ. Giáo
hội Công giáo củng cố sức ảnh hưởng trong khi những cuộc thập tự chinh
được kêu gọi để tái chiếm Đất Thánh từ tay người Hồi giáo. Các nhà quân
chủ ở nhiều quốc gia củng cố nhà nước trung ương tập quyền, giảm bớt tình
trạng cát cứ. Đời sống trí thức ghi nhận sự thống trị của chủ nghĩa kinh
2


viện và sự thành lập những trường đại học, trong khi nghệ thuật chứng kiến
phong cách Gothic lên đến đỉnh cao.
Thời Hậu kỳ Trung Cổ đánh dấu một loạt những khó khăn và tai họa bao
gồm nạn đói, dịch hạch, và chiến tranh, gây suy giảm nghiêm trọng dân số
Tây Âu; chỉ riêng Cái chết Đen đã hủy diệt một phần ba dân số châu Âu.
Tranh cãi giáo lý, dị giáo và ly giáo bên trong Giáo Hội, song hành với
chiến tranh quy mô giữa các cường quốc, nội chiến, khởi nghĩa nông dân nổ
ra trong khắp châu lục.
Trung Cổ mang tính chất là một nền văn minh nông nghiệp điển hình, nền
kinh tế tự cung tự cấp bó hẹp trong các lãnh địa phong kiến, văn hóa không
phát triển. Đây là thời kì trì trệ, đói kém.
Chính bởi trong hoàn cảnh luôn thiếu đói, người nông dân rơi vào tình cảnh
“sự nghèo nàn hiện thực”, tình trạng này đòi hỏi phải có một sự đền bù cho
dù đó chỉ là “sự đền bù hư ảo”. và Thiên chúa Giáo ra đời đã đáp ứng được
sự đòi hỏi “ đền bù hư ảo đó”, đây chính là một thứ đạo của người nghèo.
Và chính quyền phong kiến đã lợi dụng điều này để khống chế người dân,
bên cạnh vương quyền là thẩm quyền, ngai vàng tồn tại song hành với nhà
thờ, bên cạnh đức vua là các giáo hoàng, giáo chủ. Với cơ chế kép như trên,

người dân phải chịu hai tầng áp bức: áp bức về tư tức, thuế má và áp bức về
mặt tinh thần.
Thiên Chúa Giáo lấn át cả chế độ phong kiến và chi phối toàn bộ đời sống
xã hội bằng những luật lệ hà khắc. chính vì vậy, thời kì này xã hội phương
Tây hầu như không phát triển được về mọi mặt, kể cả tư tưởng chính trị.
1.2Cơ sở triết học của mỹ học thời kì Trung Cổ
Thời kì Trung cổ là thời kì lịch sử mà tiếng nói “ trí tuệ và lương tri nhân loại”
bị áp đảo bởi sự tuyên truyền của giáo hội về đức tin nơi thiên chúa . Đây cũng
là thời kì mà các nhà Thần học được phép tuyên bố rằng mọi tri thức của nhân
3


loại đều có thể rút ra từ Kinh thánh, rằng tất cả những gì trái với kinh thánh đều
đáng nguyền rủa và xử tội
Thời kì này nảy sinh nhiều quan điểm triết học, nhưng điển hình nhất và tri phối
mạnh mẽ nhất đến mỹ học , nghệ thuật thời kì này là chủ nghĩa kinh viện và chủ
nghĩa khắc kỉ
Chủ nghĩa kinh viện dẫn con người ta vào lối tư duy giáo điều, dựa vào kinh thánh,
coi đó là một bộ luật mà không gì có thể thay thế được. Đây là triết học chính
thức của giai cấp phong kiến , đã kìm hãm sự phát triển của khoa học và triết
học duy vật
Chủ nghĩa khắc kỉ lôi kéo con người vào lối sống ép xác , tin tưởng tuyệt đối vào
lối sống trên thiên đàng.
Một số nhà tư tưởng nổi bật:
Augustine (354-430)
Tư tưởng cơ bản trong thuyết triết học của ông là: Toàn bộ thế giới là do thượng đế
sáng tạo ra và được nhận thức bởi thượng đế. Thượng đế có sức mạnh vạn năng, có
quyền lực tuyệt đối. thượng đế là “bác sĩ của trái tim mình”. Ý chí của con người là
tự do, song nằm trong giới hạn tiền định của Thượng đế; quá trình nhận thức của
con người là quá trình nhận thức của thượng đế. Thượng đế là chân lý tối cao.

Augustine là nhà triết học ra sức bảo vệ tôn giáo, chống khoa học và triết học duy
vật
Về lí luận nhận thức, Augustine gắn liền với thần học . ông cho rằng quá trình nhận
thức của con người là quá trình nhận thức của thượng đế. Và nhận thức của thượng

4


đế chỉ đạt được bởi lòng tin tôn giáo. Cho nên cần phải tin để mà hiểu và cần phải
hiểu để mà tin.
Khi giải quyết vấn đề chân lí, ông cho rằng con người không cần đi khỏi tâm hồn
mình, trong tâm hồn con người đã chỉ ra chân lý tối cao và từ chân lý tối cao mà
nảy sinh ra mọi chân lý.
Tô Mát Đa canh (1225-1274)
Ông là nhà thần học, nhà triết học kinh viện, nổi tiếng của thời phong kiến Tây Âu.
Triết học của ông được nhà thờ thiên chúa coi là học thuyết duy nhất đúng đắn và
lấy làm hệ tư tưởng của mình. Theo ông, đối tượng của Triết học là nghiên cứu “
Chân lý của lý trí”, còn đối tượng của thần học là nghiên cứu “ chân lý của lòng tin
tôn giáo”. Giữa triết học với thần học , giữa lí trí và niềm tin không có danh giới
đối lập. Tuy không mâu thuẫn với thần học, nhưng triết học thấp hơn thần học.
Điều đó cũng chứng minh lý trí của con người thấp hơn lí trí cả thần thánh. Vì vậy,
vượt lên tất cả , thượng đế là khách thể tối cao của cả thần học và triết học, là
nguồn gốc của mọi chân lí. Tô Mát Đa canh thể hiện quan điểm của mình về tự
nhiên: Ông cho rằng thế giới tự nhiên là do thượng đế sáng tạo ra mọi sự sắp xếp
và thứ bậc. Bắt đầu là sự vật không có linh hồn, đến con người, thế giới của thần
thánh, và sau cũng là thế giới của đức chúa trời.
Tất cả đều được quyết định bởi sự thông minh của thượng đế, bản thân con người
cũng do thượng đế sáng tạo ra. Sự phù hợp của mọi vật trong tự nhiên đối với con
người đều do thượng đế quy định. Mặt trời cho con người ánh sáng và sưởi ấm ,
mưa cho con người đất đai và nước, dộng đất bão lụt là để trừng phạt tội lỗi của

con người đất đai và nước, đọng đất bão lụt là để trừng phạt tội lỗi của con người.
thứ bậc, đẳng cấp của con người , quyền lực của nhà vua đều do ý trời quyết định.
Vì vậy, thượng đế là mục đích tối cao, là quy luật vĩnh cửu quy định mọi cái, là
5


hình thức thuần túy tước bỏ mọi vật chất, là nguyên nhân tác động cuối cùng của
thế giới
Xã hội thời Trung cổ là xã hội thống trị bởi hệ tư tưởng tôn giáo. Do chủ nghĩa
kinh viện thấm nhuần tinh thần duy tâm chủ nghĩa vì vậy nó coi khinh mọi tri thức
và phương pháp quan sát thực nghiệm. Mục đích cao nhất của chủ nghĩa kinh viện
là phục vụ tôn giáo và nhà thờ , do đó đã xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học
tiến bộ thời cổ đại.
Trong sự thống trị khắc nghiệt của tôn giáo và thần học, thời kì này cũng xuất hiện
cuộc đấu tranh của các xu hướng duy vật trong triết học và trong các phong trào “tà
giáo” chống chủ nghĩa ngu dân của nhà thờ. Các trào lưu tự nhiên bằng thực
nghiệm xuất hiện, sự giải phóng khoa học tự nhiên thoát khỏi ách thống trị của
thần học bắt đầu. Tất cả nhưng cái đó đã chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa
kinh viện và cho sự phát triển mới của khoa học tự nhiên và triết học trong thời đại
Phục Hưng.
1.3Quan điểm thẩm mỹ thời kì Trung Cổ
Bắt nguồn từ quan điểm triết học, mỹ học Trung Cổ phủ định cái đẹp của trần
thế, dành quyền tối thượng cho cái đẹp trên thiên đàng thuộc về chúa trời, tôn
giáo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của con người. Thời kì Trung
cổ phong kiến phương Tây cho rằng “ cuộc đời chỉ là ngọn nến leo lét trước
ngọn gió mạnh , là con thuyền mong manh trước con song giữ, họ khuyên con
người cam phận kiếp sống hèn mọn, sớm cầu kinh để một mai rũ sạch bụi trần
để về cực lạc của chúa
Chính vì vậy, không có nghệ thuật hiện thực, nghệ thuật bị lợi dụng làm công cụ
cho công cuộc truyền giáo và trang trí nhà thờ. Tuy vậy, mỹ học trung cổ cũng đạt

được một thành tựu riêng biệt: đó là sự phát hiện ra vẻ đẹp tâm linh con người.
6


Thời kỳ cổ đại Hy Lạp mới chỉ là sự phát hiện ra vẻ đẹp ngoại hình của con người.
Trung cổ phương Tây tuy phủ định vẻ đẹp thân xác của con người nhưng lại phát
hiện và đi sâu vào vẻ đẹp tâm linh. Với các tính chất vừa nêu, mỹ học đã hướng
nghệ thuật Trung Cổ vào các chủ đề lớn: Sống và chết, thân xác và linh hồn, trần
thế và thiên đường, cõi tạm thời và cõi bất tử.
Chính vì những quan niệm và chủ đề đó cho nên thời kì Trung cổ, vẻ đẹp bị kéo
lên chin tầng mây. Đặc biệt là hội họa, điêu khắc đã diễn tả những hình tượng
mang tính chất ước lệ, tượng trưng, khô cứng, giáo điều.
Chương 2: Tư tưởng thẩm mỹ thời kì Trung Cổ qua một số thành tựu nghệ
thuật tiêu biểu
Sự phát triển mạnh mẽ của tôn giáo thời kì Trung cổ đã nhấn chìm nhân loại
trong đêm trường Trung cổ. Nghệ thuật sinh ra chủ yếu là để phục vụ cho tôn
giáo là chính.
Về một số mặt văn hóa thì không có thành tựu gì đáng kể . riêng về nghệ thuật
tạo hình thì đạt được một số thành tựu đặc sắc, giữ vai trò hàng đầu, so với văn
hóa thì nó hơn hẳn trên một mức độ. Nghệ thuật tạo hình thay thế văn hóa và
làm thay chức năng của văn hóa( vì người dân đa số là không biết chữ, văn học
thời kì trung cổ là văn học truyền miệng).
Từ những quan niệm sai lầm trong tôn giáo của người trung cổ nên hình tượng
con người trong nghệ thuật hiện ra với dáng người lom khom, mặt choắt, mũi
khoằm ở trong hai tư thế một là cúi xuống, hai là ngước lên. Nhìn xuống để
xám hối tội lỗi, ngước lên là để cầu nguyện, van xin chúa rủ lòng thương.

7



Trung cổ phương Tây không Mỹ hóa vẻ đẹp con người mà chỉ mỹ hóa thảm
cảnh của con người, thể hiện sự quằn quại, đau thương của người đời bằng thứ
triết lý khắc kỉ giả dối.
Vào thời kì này, nghệ thuật không phản ánh cuộc sống con người mà chủ yếu
phục vụ cho tôn giáo, nhà thờ thiên chúa giáo. Đề tài chủ yếu trích ra từ kinh
thánh. Kiến trúc phát triển mạnh ( kiến trúc nhà thờ) , điêu khắc và hội họa phụ
thuộc vào kiến trúc.
Kiến trúc nhà thờ Trung Cổ
Các nhà Mỹ học thế giới coi thời đại Trung cổ là thời đại của Kiến Trúc. Điều
này tương đối chuẩn xác, bởi lẽ khi tôn giáo thống trị thế giới tâm linh của con
người, của cả xã hội Trung Cổ thì việc dồn sức lực và tài trí để xây cất những
nơi thờ cũng là điều hiển nhiên. Mặt khác, đế quốc La mã rất giàu, do cướp bóc
được nhiều tài sản vô giá , cho nên kiểu nhà thờ xây dựng đầu tiên thường được
trang trí bằng những chất liệu quý hiếm như vàng, bạc, châu báu, ngọc ngà.
Ở thời kì này có ba phong cách kiên strucs tiêu biểu: Gothic, phong cách
Roman và Byzantine
Phong cách Gothic
Sang thời Trung đại, lối kiến trúc Gôtích là đặc điểm bao trùm của nghệ thuật
kiến trúc ở Tây Âu. Đặc điểm của lối kiến trúc này rất độc đáo:
Kiến trúc phong cách Gothic thường có chiều cao lớn (38-42m), riêng tháp lấy ánh
sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12m. Công trình
cao lớn đồ sộ và các bộ phận chi tiết kiến trúc vượt qu sự phù hợp với tỷ xích của
con người. Cảm giác về chiều cao của nhà thờ Gothic là do chiều cao thật của nó

8


quyết định và một phần là do ảo giác quyết định. Ảo giác này gây ra bởi cột cuốn,
gờ sống và vòm trần gây nên.
Công trình mở nhiều cửa sổ rộng,bên trong công trình tràn ngập ánh sáng. Đặc biệt

tiêu biểu là các cửa sổ Hoa hồng rất lớn bằng kính màu, giàu tính trang trí.
Kiểu mặt bằng chữ thập la tinh , mặt đứng phía Tây có cửa vào được trang trí lộng
lẫy nhất, ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian thờ nửa hình tròn.
Sử dụng vòm mái hình múi có sống, khung sườn và cuốn bay chịu lực, tường xây
mỏng, nhẹ.
Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc được sử dụng rộng rãi.
Kiến trúc nhà thờ Gothic đac thể hiện bước phát triển vượt bậc so với các hạn chế
của kiến trúc nhà thờ Roman. Nếu nhà thờ Roman nặng nề khé kín với mái vòm
dày nặng , tốn kém vật liệu xây dựng thì nhà thờ Gothic lại thanh thoát, nhẹ nhàng.
Nếu nhà thờ Roman là đặc trưng kiểu kiến trúc thôn dã thì nhà thờ Gothic lại tiêu
biểu cho kiến trúc thị thành. Trong khi nhà thờ Roman thiếu ánh sáng , không khí
ảm dạm thì nhà thờ gothic cao rộng, sáng sủa hơn rất nhiều. Nhà thờ Gothic cũng
gần gũi với nhân dân hơn, nhiều chức năng công cộng hơn...
Trong phong cách kiến trúc Gothic đã xuất hiện những đề tài trang trí chạm khắc
về con người. Tuy nhiên tỉ lệ con người bị bóp méo và kéo dài hoặc một cách thô
cứng, ngước mắt lên cầu xin.
Nhà thờ Saint denis (gần Paris) là nơi tiếng chuông đầu tiên cất lên đề mở màn cho
thời đại các nhà thờ theo phong cách Gothic tại Pháp.

9


Nhà thờ Saint Denis
Việc xây dựng nhà thờ do vị trưởng lão của nhà thờ là B.Suger đề xướng vào năm
1135 và 8 năm sau thì hoàn thành công trình.
Nội thất nhà thờ , để giúp nâng cao vòm nhà kiến trúc sư đã sử dụng những vòm
cung gãy, khởi đầu từ những cột chính cắt nhau tại tâm của vòm nhà , những hàng
cột vững trãi là bộ cung kép để đỡ mái nhà lên
Đặc trưng kiến trúc Gothic và cũng là nét hấp dẫn bậc nhất của loại kiến trúc này
đó là cửa sổ hoa hồng. Trên cửa sổ bằng kính nhiều màu có thể vẽ lên nhiều tranh

thánh, ánh sáng chiếu qua cửa kính đó, khi vào nhà thờ sẽ được biến đổi thành các
màu sắc khác nhau. Điều này làm cho không gian bên trong nhà thờ sáng một cách
huyền ảo .

10


Nội thất nhà thờ Saint Denis
Cửa sổ Hoa hồng với nhiều màu săc rực rỡ nhắc nhở mọi người rằng: mỗi người
như một sắc màu, thật đặc biệt. Nhưng những đứa con của chúa sẽ còn đẹp hơn thế
nếu chũng ở bên cạnh nhau, đồng tâm với nhau

11


Vòm cửa nhọn, nóc nhà nhọn, bên ngoài có tháp cao vút, tường tương đối mỏng,
cửa sổ lớn và được trang sức bằng kính màu, thể hiện được một bước tiến mới về
nghệ thuật xây dựng. Với lối kiến trúc này cho thấy rõ trí tuệ, khả năng sáng tạo
của con người đó tạo nên những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, những tác phẩm nghệ
thuật đó luôn luôn gắn liền với cuộc sống, phản ánh sức mạnh và sự giàu có của
con người trong đời sống cư dân thành thị lúc bấy giờ.
Một số nhà thờ tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic

12


Nhà thờ Exeter thờ thánh Peter ở Exeter

Nhà thờ Canterbury ở xứ Kent
Phong cách Byzantine

Sau khi chia thành hai phần Đông và Tây, đế quốc Byzantine ở phía Đông có thành
tựu tiếp tục nở rộ. Trong quá trình phát triển của nó, ảnh hưởng của phương Đông
đã làm thay đổi phong cách kiến trúc cũ và hình thành một phong cách kiến trúc
mới đặc trưng. Vào thế kỷ VI, nhà vua lustinian đã cố gắng chiếm lại những vùng
đất trước dây của Đế quớc La Mã cũ như vùng Ravenna (từng là thủ đô của Italia)
và đã xây dựng một số nhà thờ Byzantine điển hình ở đó. Kiến trúc nhà thờ
Byzantine có những nét đặc trưng sau đây:
13


Mặt bằng có các loại sau: Basilica, chữ thập, tập trung, đa giác.
Nghệ thuật Mozaich nổi tiếng trong nội thất.
Lối vào chính từ phía Tây, bàn thờ luôn ở phía Đông.
Kiến trúc dùng tường gạch là chính hoặc gạch xày xen kẽ với đá. Bên trong có
khảm khắc những hình mẫu trang trí và ốp bằng vữa, mái lợp ngói hoặc bằng
những tấm chì.
Phía bên ngoài ít trang trí và thường để thô mộc. Lối vào đôi khi được cấu tạo
bằng nhõng hàng cột cuốn không chú trọng trang trí, vẻ ngoài rất mâu thuẫn với
bên trong hoa lệ, với trang trí màu lam và màu vàng là chính, theo các chủ đề Kình
thánh và Cung đinh.
Vòm buồm là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của kiến trúc
Byzantine. Ưu điểm của vòm buồm sau này được kiến trúc Phục Hưng Italia phát
triển thêm một cách đáng kể.
Nhà nước Byzantíne là một trong những nhà nước đầu tiên mang tính chất phong
kiến hoá, xoá bỏ tàn tích nô lệ, có tôn giáo là Cơ đốc giáo, vừa là nơi giao lưu giữa
Đông và Tày, nên kiến trúc Byzantine mang những đãc điểm nổi bật sau đây:
Kiến trúc Byzantine có nhiều loại hình mang đậm màu sắc địa phương Đông và
tinh lọc được những đặc sắc của kiến trúc phương Tây
Nhà thờ mang nhiêu tính chất của nhà công cồng, nơi các con chiên tụ họp thường
xuyên để tiếp thu những ảnh hưởng xoá bỏ tàn tích nô lệ nên được xây dụng rất

công phu, tinh tế của phương Đông và quy mô đồ sộ của phương Tây.
14


Thế kỷ V và VI, đế quốc Bỵzantine rất rộng lớn, bao gồm cả Syrie, Palestine, Tiểu
Á Tế Á, Bancãng, Ai Cập, Bấc Phi và Italia, nên có điều kiện thu hút những tinh
hoa của cả hai nền văn minh Đông, Tây. Bên cạnh Giáo hội, ảnh hưởng của cả hai
nển văn minh quý tộc, của các tầng lớp thị dân đô thị, cũng rất lán, do đó tính chất
thế tục cửa nền kiến trúc nhà thờ cũng lớn. Do vậy, kiến trúc Byzantine đã xây
dựng cho mình những đặc sắc riêng dựa trên di sản kiến trúc La Mã và kinh
nghiệm kiến trúc bản địa.
Kiến trúc Byzanline rất chú ý và có nhiều thành tựu trong việc tổ chức không gian
bên trong. Thành tựu của việc tổ chức không gian bên trong của kiến trúc
Byzantine có được là nhờ người Byzantine nắm được kỹ thuật kết cấu không gian
lớn và tìm ra cũng như đẩy mạnh việc sử dụng một loại vòm gọi là vòm buồm.

Nghệ thuật trang trí trong kiến trúc Byzantine gắn bó chặt chẽ với vật Liệu và kỹ
thuật của nền kiến trúc này. Vật liệu xây dựng ở vùng trung tâm Byzantine chủ yếu
là gạch xây chen với những lớp vữa dày, còn dùng cả bê tông có xuất xứ từ La Mã.
Vì những vật liệu đó có bề mặt bên trong cũng như bên ngoài, có phần dưới vòm
trần trông đạm bạc, nên cần phải gia công trang trí những diện tích lớn đó, vì vậy
đã xuất hiện nghẹ thuật Mozaích khảm khắc pha lê, các chạm vẽ bột mầu và điêu
15


khác để làm cho kiến trúc Byzantine đạt được hiệu quả lộng lẫy. Đó cũng là một
đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc Byzantine .

Phần tường của nội thất kiến trúc Byzantine được trang trí bằng những tấm đá cẩm
thạch, nhưng bề mặt vòm và cuốn lại không thích hợp với việc ốp đá cho nên dùng

Mozaich (tranh ghép gốm hay khảm pha lê bằng những miếng nhỏ) hoặc vẽ bột
mầu.
Nghệ thuật khảm đá của kiến trúc Byzantine cũng rất đặc sắc ở các cuốn, chân
cuốn, đáy vòm, đầu cội… và nhiều bộ phận khác được xây dựng bằng đá, đều có
những diêu khắc trang trí trên các bề mặt, dề tài chính là hoa văn hình học hoặc
hoa lá thực vật.
Đặc điểm của điêu khác đá là giữ nguyên được hình dáng hình học của cấu kiện
kiến trúc, phần khắc lõm vào hình chữ V hoặc hình chữ u, cách làm này có nguồn
gốc từ nghệ thuật truyền thống Arménia, vùng Trung Á.

16


Trong khi nội thất của kiến trúc Byzantine tìm đến sự lộng lẫy, tinh tế thì mặt
ngoài của nó lại rất đơn giản, thô mộc. Ngoại thất các nhà thờ Byzantine dược tạo
thành bởi các dải gạch có mầu sắc khác nhau, xen kẽ vào đó là các gờ đá đơn giản.
Cũng có lúc chịu ảnh hưởng của Arménia, mặt tường ngoài thêm một ít các điêu
khắc nhỏ. Đến tận thế kỷ XI, do ảnh hưởng của kiến trúc Hồi giáo (kiến trúc
Islam), trang trí mặt tường ngoài mới được phong phú, tinh vi hơn.

17


Ba

nhà

thờ

tiêu


biểu

nhất

của

kiến

trúc

Nhà thờ Hagia Sophia, ở Constantinople (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ).

Nhà thờ S. Vitale, ở Ravenna (nay thuộc Italia)

18

Byzantine

là:


Nhà thờ S. Marco ở Venise (Italia)
Phong cách Roman
Kiến trúc Roman là phong cách kiến trúc của các vùngTrung và Tây Âu. Kiến trúc
Roman ra đời vào khoảng thế kỷ 11 và thế kỷ 12, chủ yếu ở các nước Pháp, Anh,
Ý, Bỉ, Tây Ban Nha.
Tuy xuất phát từ mô hình baxilica thời La Mã cổ đại, nhưng chức năng sử dụng và
cấu tạo của nhà thờ Rôman đã biến đổi khá nhiều. Thay cho các chức năng cũ như
làm chợ, tòa án, nơi giao dịch, các baxilica nay chuyển sang chỉ để làm nơi tiến

hành các lễ nghi của đạo Thiên chúa: cầu kinh, rửa tội.

19


Phong cách Roman thiên về kiểu mái vòm cong với các khối cột thể hiện nét tinh
xảo, độc đáo của Roman. Từ các mặt bằng chữ nhật tương đối ngắn, ít gian, mặt
ngang nhà ba nhịp có một phần cao ở giữa, hai bên thấp hơn theo kiểu baxilica La
Mã, các mặt bằng nhà thờ Rôman được kéo ra nhiều gian, chiều dài lớn gấp nhiều
lần chiều ngang nhà, với phần sảnh và phần kết được biến hóa phức tạp. Nhà thờ
Roman thường kết thúc bằng một không gian ba nhánh rộng rãi, mái lợp bằng bốn
vòm (vòm giữa lớn, vòm ba phía nhỏ hơn) theo kiểu các nhà thờ Bidăngtin. Ánh
sáng lọt vào trong nhà gián tiếp qua hàng cửa sổ hẹp từ các gian bên hoặc trực tiếp
qua dãy cửa sổ gian chính từ trên cao.
Đến cuối thời kỳ Rôman, các cửa sổ được làm có vành tròn, đố bằng đá nổi trên
nền kính màu. Mặt nhà thường có những mảng đặc trang trí bằng phù điêu, các
hàng cột hiên, cửa cuốn chia theo chiểu ngang . Do kỹ thuật xây đá có phần hạn
chế nên nhà thờ Rôman có chiểu cao vừa phải, thường dưới 20m. Có thể điều này
còn do chủ ý của tư tưởng Thiên chúa giáo tạo ấn tượng đè nén con người.
Nhìn bề ngoài kiến trúc roman là một khối nhà thấp , chắc chắn, nhiều mảng lớn
hơn các khoảng trống, vật liệu chủ yếu là bằng đá. Thời kì này, người La mã đã
biết tạo ra các hàng cột, mỗi hàng là một gian với vòm bán nguyệt trên mi cửa. Lối

20


kiến trúc này có ưu điểm là khỏe, chắc chắn. nhưng do cửa sổ nhỏ và ít nên trong
lòng kiến trúc thường thiếu ánh sáng.
Thời kì chiến tranh xảy ra liên mien giữa các lãnh chúa vì thế kiểu xây dựng mang
tính chất của một nhà thờ “pháo đài”. Đó vừa là nơi cầu nguyện của giáo dân, đồng

thời là nơi cố thủ của các lãnh chúa khi cần thiết.

Thánh đường Nidaros theo phong cách kết hợp Roman và Gothic
Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường
có hình cái đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang
trí hình học cuộn vào nhau, cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người
hay thú.
Các tu viện, nhà thờ, thánh đường uy linh ở châu Âu phần lớn đều mang
phong cách kiến trúc Roman tuyệt đẹp, như nhà thờ Saint-Sernin, Nhà thờ
Saint Étienne.

21


Nhà thờ Saint-Sernin

Bên trong nhà thờ Saint-Sernin

22


C.

KẾT LUẬN
Thời Trung cổ với những suy nghĩ và tư tưởng lệch lạc đã kìm hãm sự phát
triển của xã hội cũng như tâm lí con người.Vậy nên tư tưởng thẩm mỹ của
con người thời kì này cũng bị bó hẹp. Quan điểm mọi cái đẹp đều ở trên
thiên đàng, thuộc về chúa, một thế giới hư ảo, con người thì hèn mọn, phải
sống như đang chịu tội vậy nên hình tượng con người trong thời kì này
không được quan tâm. Mọi tri thức, trí tuệ đều được dùng để phục vụ đấng

tối cao. Mọi thứ sẽ trở nên đẹp đẽ nếu hướng về phía thiên đàng. Đó chính là
tư tưởng thẩm mỹ của con người thời kì Trung cổ.
Do kiến thức và thời gian có nhiều hạn chế nên bài tiểu luân của em xin
được kết thúc tại đây. Bài viết còn nhiều sai xót. Em kính mong thầy cô góp
ý để em hoàn thiện bài tiểu luận khác được tốt hơn. Em xin cảm ơn thầy cô !

23



×