Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.21 KB, 111 trang )

THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH
THANH THÍNH HỌC
TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH
Tác giả: Trịnh Thị Kim Ngọc

LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục học Đặc biệt là một ngành khoa học mới ở Việt Nam. Hiện
nay, tài liệu tham khảo về Giáo dục Đặc biệt nói chung và chuyên ngành
khiếm thính nói riêng bằng tiếng Việt cho giảng viên và sinh viên tại các
trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm có Khoa Giáo dục Đặc biệt còn thiếu.
Để có được tài liệu phục vụ cho việc học tập của sinh viên Khoa Giáo dục
Đặc biệt hệ chính qui và không chính qui trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu
giáo TW3, chúng tôi biên soạn tài liệu "Thanh thính học trong giáo dục trẻ
khiếm thính" với các nội dung cơ bản và một số hình ảnh minh hoạ nhằm
cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất cho sinh viên học chuyên ngành
giáo dục trẻ khiếm thính.
Sau khi học các môn học: Giải phẫu sinh lý, sinh lý học thần kinh và
giác quan, tâm lý học thần kinh... trong phần kiến thức chung và kiến thức cơ
sở của chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục Đặc biệt, "Thanh thính học
trong giáo dục trẻ khiếm thính" là môn học đầu tiên trong chuyên ngành giáo
dục trẻ khiếm thính, gồm có 30 tiết và dược chia thành 5 bài (Xem chương
trình môn học).
Sau mỗi bài, chúng tôi đã biên soạn các câu hỏi để sinh viên thảo luận
trong quá trình học, các câu hỏi ôn tập sau khi kết thúc bài học và tài liệu
tham khảo cần phải đọc ngay để bổ sung và hoàn thiện kiến thức một cách
đầy đủ. Riêng bài 4, có các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức về máy
trợ thính và cấy điện cực ốc tai. Phần phụ lục, là những bài đọc thêm rất cần
thiết để có kiến thức trọn vẹn về nội dung liên quan đến từng bài. Ngoài việc


được học lý thuyết, sinh viên còn có cơ hội kiến tập ở các trường chuyên biệt


dạy trẻ khiếm thính để quan sát môi trường chăm sóc và giáo dục trẻ.
Tài liệu này được soạn dựa trên các tài liệu bài giảng của GV Trần Thị
Thiệp (Khoa GDĐB trường ĐHSP Hà Nội), BS Nguyễn Thị Thanh Thủy
(Trưởng Khoa Thính học - TT Tai-mũi-họng TP.HCM) và một số trang web.
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót
chúng tôi mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và các em sinh viên để
tài liệu này được hoàn thiện và phục vụ tốt hơn cho chuyên ngành giáo dục
trẻ khiếm thính.
Tác giả

MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung:
Hình thành cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan
đến âm thanh và thính học trong việc giáo dục trẻ khiếm thính mầm non. Qua
đó, giúp người học có thái độ đúng đắn và đam mê công việc chăm sóc và
giáo dục cho trẻ khiếm thính.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Phẩm chất. Kiên trì, nhẫn nại đối với trẻ khiếm thính, say mê tìm
hiểu thêm các nội dung liên quan đến thanh thính học trong giáo dục trẻ
khiếm thính.
2.2. Năng lực:
2.2.1. Kiến thức: Sau khi học xong môn này sinh viên có khả năng:
- Khái quát được các khái niệm cơ bản về sinh lý tai của trẻ em, các
đặc tính cơ bản của âm thanh, tật khiếm thính, các loại khiếm thính, mức độ
giảm thính lực...


- Trình bày được cấu tạo, chức năng, cách bảo quản máy trợ thính.
- Xác định được các yêu cầu cần có của một môi trường nghe thích

hợp cho trẻ khiếm thính.
2.2.2. Kỹ năng:
- Đọc và vẽ được thính lực đồ
- Sử dụng các chức năng thông thường của máy trợ thính
- Bước đầu thiết kế môi trường nghe thích hợp cho trẻ khiếm thính
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung cụ thể và phân phối thời gian:

TT

Nội dung

Phân

TS
(tiết)

bổ
LT

TH

3

2

1

3


2

1

6

3

3

9

4

5

Bài l: Giải phẫu và sinh lý bộ máy thính giác
1.1. Giải phẫu tai
1

1.2. Sinh lý tai
1.3. Sự thu nhận độ to nhỏ của âm thanh
1.4. Sự phát triển tai ở trẻ nhỏ
Bài 2: Các khái niệm cơ bản về âm thanh

2

2.1. Tần số
2.2. Cường độ
2.3. Trường độ

Bài 3: Tật khiếm thính

3

3.1. Khái niệm và phân loại tật khiếm thính
3.2. Nguyên nhân gây khiếm thính
3.3. ảnh hưởng của tật khiếm thính

4

Bài 4: Dụng cụ trợ thính


4.1. Máy trợ thính
4.2. Cấy điện cực ốc tai
Bài 5: Môi trường nghe thích hợp cho trê khiếm
thính
5

5.1. Tín hiệu - tiếng động nền

9

3

6

14

16


5.2. Môi trường nghe thích hợp
Tổng cộng

30

Bài 1: GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ BỘ MÁY THÍNH GIÁC
Cảm thụ âm thanh là một quá trình phức tạp xảy ra trong cơ quan phân
tích thính giác.
Cơ quan phân tích thính giác gồm 3 phần:
- Phần ngoại biên: Tai
- Đường dẫn truyền: Dây thần kinh thính giác (dây sọ não số 8)
- Phần trung ương: Trung khu thính giác tại thuỳ thái dương của vỏ não.
Về bản chất vật lý, âm thanh là các sóng âm với các tần số và biên độ
dao động khác nhau. Tần số là chu kỳ dao động của sóng âm trong một giây,
được thể hiện thành ấm trầm (tần số thấp), âm bổng (tần số cao). Biên độ
dao động của sóng âm được thể hiện bằng cường độ âm thanh mạnh (âm to)
hoặc yếu (âm nhỏ). Ngoài hai chỉ số chính của âm là độ trầm bổng và độ to
nhỏ, âm thanh còn có các âm sắc, người ta có thể phân biệt được giọng nói
của người này với giọng nói của người khác, âm thanh của tiếng đàn này với
âm thanh của tiếng đàn khác khi độ cao và cường độ của chúng như nhau.
Tai là bộ phận phân tích bên ngoài của cơ quan phân tích thính giác. Tai
gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài và tai giữa làm nhiệm vụ hứng
sóng âm và phần này biến đổi kích thước sóng âm, dẫn sóng âm vào tai
trong. Tai trong thu nhận được các kích thích âm thanh, biến chúng thành các


xung động thần kinh truyền lên vỏ não. Tại trung khu thính giác ở vùng thái
dương của vỏ não sẽ có sự phân tích và tổng hợp, cho ta cảm giác âm thanh.
Chúng ta sẽ lần lượt xét về giải phẫu và sinh lý tai qua quá trình cảm

thụ âm thanh.
1.1. Giải phẫu tai:
Tai gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm có vành tai và
ống tai. Vành tai là phần sụn bọc da nhô ra ngoài tai. Ở nhiều động vật, vành
tai cử động được và có vai trò rất quan trọng trong việc hướng các sóng âm
vào ống tai. Vành tai ở người không cử động được, con người muốn nghe
phải khum lòng bàn tay và nghiêng đầu về phía có tiếng động ống tai ngoài là
một ống hơi cong dài khoảng 25 em. Ống tai dài hẹp, đảm bảo cho nhiệt độ
của màng nhĩ không thay đổi. Trên mặt thành ống tai có nhiều lông nhỏ và
trong thành ống có tuyến đặc biệt tiết ra một chất nhầy quánh (ráy tai). Các
lông này và chất quánh tiết ra có nhiệm vụ bảo vệ không cho bụi bặm và côn
trùng lọt vào sâu trong tai.
Ở chỗ giáp giữa tai ngoài và tai giữa có màng nhĩ. Đó là một màng
mỏng có chiều dày 0,1 m và rộng 70 mm2. Màng nhĩ có 3 lớp: lớp ngoài là
da, lớp giữa là xơ và lớp trong cùng là niêm mạc. Cả màng nhĩ trông giống
như một cái phễu hình bầu dục không cân đối, có đỉnh phễu hướng vào phía
trong. Tuy mỏng nhưng màng nhĩ rất chắc, có tính đàn hồi và có thể rung
dưới tác động của những sóng âm đập vào đó. Do có cấu trúc màng không
cân đối nên màng nhĩ không có chu kỳ dao động riêng. Nhờ đó dưới tác động
của các sóng âm nó có thể dao động lặp lại các bước sóng của các sóng âm.
Tai giữa gồm khoang tai giữa, chuỗi xương tai và ống ơstas. Khoang tai
giữa nằm trong phần tháp của xương thái dương. Thành ngoài của khoang là
màng nhĩ, thành trong có hai lỗ thông với tai trong là cửa sổ bầu dục và cửa
sổ tròn, trong đó có căng các màng liên kết mỏng (màng cửa sổ bầu dục và
màng cửa sổ tròn). Trong khoang tai giữa có 3 xương nhỏ nằm kế tiếp nhau
và có tên gọi theo hình dáng của chúng là xương búa, xương đe và xương
bàn đạp. Cán xương búa tựa vào trung tâm của màng nhĩ. Đầu xương búa cử


động được dính vào xương đe. Đầu kia của xương đe nối liền với xương bàn

đạp. Đầu rộng của xương bàn đạp áp vào cửa sổ bầu dục. Các xương này
khớp với nhau tạo thành một hệ thống đòn bẩy. Dưới tác động của sóng âm
sẽ làm màng nhĩ rung và rung động đó được truyền qua hệ thống xương tai
giữa để truyền đến màng cửa sổ bầu dục. Diện tích cửa sổ bầu dục nhỏ hơn
cửa sổ của màng nhĩ 22 lần (3,2 mm2 so với 70 mm2). Nhờ cấu tạo và hệ
thống sắp xếp chuỗi xương như vậy mà dao động của sóng âm được truyền
qua chuỗi xương đến màng cửa sổ bầu dục vẫn giữ nguyên tần số, nhưng
giảm biên độ lên 22 lần. Chính vì vậy, ta có thể thấy những âm rất nhỏ.
Khoang tai giữa được thông với hầu họng qua ống ơstas. Ống ơstas là
một ống hẹp, đầu ống có van. Nhờ có ống ơstas thì mọi thay đổi của áp lực
khí quyển sẽ làm màng nhĩ phình ra hay lõm vào và gây ra cảm giác đau đớn
trong tai. Van của ống ơstas thường đóng kín để ngăn cản cảm giác thính
giác khó chịu do tiếng nói của chúng ta phát sinh. Van này được mở khi nuốt
nên khi cần trung hoà áp lực hai bên màng nhĩ (khi có tiếng động mạnh, khi
lên máy bay...) ta thường há miệng và nuốt nước bọt. Nhưng ống ơstas cũng
chính là con đường để cho vi khuẩn từ khoang mũi, miệng, hầu đi vào gây
viêm tai giữa đôi khi làm chuỗi xương tai giữa dính vào nhau và không truyền
dao động sóng âm được, sẽ gây khiếm thính.
Ngoài ra, ở tai giữa còn có 2 cơ là cơ búa và cơ bàn đạp. Hai cơ này có
nhiệm vụ giữ cho màng nhĩ và cửa sổ bầu dục khỏi bị rung với biên độ quá
lớn. Tuy vậy, dưới tác động của những âm quá mạnh và quá gần tai, màng
nhĩ vẫn có thể bị rách, sẽ gây khiếm thính.
Tai trong là một cấu trúc phức tạp nằm ở trong xương tháp của xương
thái dương. Tai trong có phần tiền đình và 3 vành bán khuyên là cơ quan
thăng bằng (thu nhận những thay đổi vị trí của đầu và những chuyển động
của cơ thể trong không gian: cúi, ngửa, nghiêng, quay đầu, chuyển động lên,
xuống, quay...) còn ốc tai là cơ quan âm thanh.
Ốc tai của người gồm ốc tai xương và ốc tai màng. Ốc tai xương là một
ống xương dài 20 - 30 mm, có đường kính khác nhau và vặn xoắn theo



đường vỏ ốc thành 2,5 - 2,75 vòng. Trong ốc tai xương có ốc tai màng nằm
gần suốt dọc chiều dài của ốc tai xương. Ốc tai màng được tạo nên bởi 3
màng Râynơ và màng cơ sở liên kết với nhau tại đỉnh của ốc tai, tạo thành lỗ
Hêlicotrema. Hai màng này chia ốc tai thành 3 ống: ống tiền đình, ống nhĩ và
ống ốc tai màng. ống trên là ống tiền đình, ống dưới là ống nhĩ. Ống giữa
được gọi là ống ốc tai màng (còn được gọi là ống màng, kênh màng ốc tai).
Ống ốc tai màng được phân cách hoàn toàn với hai ống trên, dưới bằng
màng Râysne và màng cơ sở và chứa nội dịch. Thành phần các chất diện giải
của nội dịch và ngoại dịch không giống nhau, cụ thể nội dịch chứa các con K+
nhiều hơn ngoại dịch 100 lần, ion Na+ trong nội dịch ít hơn ngoại dịch 10 lần.
Chính sự phân bố con không đồng đều cũng góp phần vào việc hình thành
xung điện thần kinh dưới tác động của sóng âm.
Màng cơ sở là một màng liên kết, trên đó có các sợi dây chăng ngang
từ mảnh viền trụ ốc sang thành bên kia của ốc tai xương. Độ dài của các sợi
đây này thay đổi đần từ đáy ốc lên đỉnh ốc: ngắn ở đáy (0,44 mm và dài dần
về phía đỉnh ốc (0,5 mm)- do mảnh viền trụ ốc rộng ở đáy và hẹp dần ở phía
đỉnh ốc. Trên màng cơ sở có cơ quan Corti gồm những tế bào thụ cảm có
lông nằm xen kẽ với các tế bào đệm. Các tế bào lông chia làm hai loại có cấu
trúc không hoàn toàn giống nhau, xếp thành 4 -5 dãy dọc theo suốt màng cơ
sở. Các tế bác lông lớp trong nằm thành một dãy trong cùng. Đó là những tế
bào có hình trụ dài, một đầu gắn với màng cơ sở, một đầu tắm trong nội địch,
trên có khoảng 30 - 40 sợi lông tơ nhỏ và ngắn. Các tế bào lông ngoài nằm
thành 3 - 4 dãy, chúng có cấu trúc như tế bào lông lớp trong, nhưng đầu tự do
của chúng có nhiều lông tơ nhỏ và dài hơn (65 - 120 cái) Dãy trong gồm 3500
tế bào lông, 3 - 4 dãy ngoài gồm tất cả 12.000 đến 20.000 tế bào. Phía trên
các tế bào lông có một màng khác gọi là màng mái (còn gọi là màng phủ,
màng che, màng đậy) màng mái chạy dài suốt ống ốc tai màng, một bờ gắn
liền với mảnh viền trụ ốc, một bờ lơ lửng tự do trong nội dịch, phía trên các tế
bào lông. Khi màng cơ sở rung, lông tơ của các tế bào thụ cảm sẽ chạm vào

màng mái và bị biến dạng.


Bao quanh phía dưới các tế bào thụ cảm của cơ quan Corti có các đầu
tận cùng của các sợi thần kinh thính giác, thân của các tế bào thần kinh dinh
dưỡng lưỡng cực này nằm trong hạch Corti. Các sợi của các tế bào thần kinh
lưỡng cực hợp lại thành dây thần kinh thính giác, là một phần của dây thần
kinh sọ não số 8. Dây thần kinh thính giác làm nhiệm vụ truyền các rung động
thính giác về não bộ.
1.2. Sinh lý tai:
Sóng âm tác động đến tai được vành tai ngoài hướng vào đến màng
nhĩ, làm màng nhĩ rung. Sự dao động của màng nhĩ được truyền qua hệ
thống xương tai giữa (vẫn giữ nguyên tần số sóng âm, nhưng làm giảm biên
độ và tăng cường độ dao động) và đập vào cửa sổ bầu dục, làm cửa sổ bầu
dục rung, nghĩa là làm cho cửa sổ bầu dục này lồi ra và lõm vào phía tai
trong, ngoại dịch trong óng tiền đình bị nén sẽ dồn qua lỗ Helicotrema xuống
ống nhĩ và đẩy màng cưa sổ tròn lồi ra về phía tai giữa. Ngược lại, khi cửa sổ
bầu dục lồi ra về phía tai giữa thì ngoại dịch ở ống nhĩ lại rút trở về ống tiền
đình và kéo màng cửa sổ tròn lõm vào phía tai trong. Nhờ cơ chế trên mà
dưới tác động của sóng âm cột ngoại dịch ở tai trong cũng rung. Nếu giả sử
không có màng đàn hồi của cửa sổ tròn mà đấy chỉ là vách xương thì do tính
chất của nước là không chịu nén, cột ngoại dịch sẽ không chuyển động được.
Vì màng Râynơ mỏng và mềm nên rung động của ngoại dịch trong ống
tiền đình cũng có thể lan truyền theo chiều ngang qua màng Rây nơ, làm rung
nội dịch trong ống ốc tai màng. Như vậy, sự rung động của sóng âm truyền
đến tai trong sẽ được truyền tiếp theo chiều dọc và chiều ngang của ốc tai.
Sự rung động của ngoại dịch và nội dịch tác động nên làm cho màng cơ sở
rung theo. Khi màng cơ sở rung sẽ làm màng mái chạm vào đầu các lông tơ
của các tế bào cơ quan Corti và làm xuất hiện hưng phấn của các tế bào này.
Hưng phấn được lan truyền tiếp đến các tế bào lưỡng cực của hạch Corti và

theo các sợi của dây thần kinh số 8 truyền về não bộ.
1.3. Sự thu nhận độ to nhỏ của âm thanh


Như phần trên đã nói các tế bào lông của cơ quan Corti ở dãy trong và
các dãy ngoài có cấu trúc không hoàn toàn giống nhau. Người ta cho rằng
ngưỡng kích thích của các tế bào lông dãy trong cao hơn, còn các dãy ngoài
thấp hơn. Các tế bào lông dãy trong chỉ hưng phấn dưới tác động của những
sóng âm có cường độ tương đối mạnh (âm to). âm có cường độ yếu chỉ làm
hưng phấn tế bào các dãy ngoài. Dựa vào tỉ lệ các tế bào lông dãy trong và
các dãy ngoài bị hưng phấn mà bộ não cho ta cảm giác to nhỏ của âm thanh.
Cảm giác về độ to nhỏ của âm thanh còn phụ thuộc vào trạng thái lúc
nghe. Trong khung cảnh tĩnh mịch của ban đêm mọi tiếng động nghe như rõ
hơn. Giữa khung cảnh ban ngày, nhất là những nơi có nhiều tiếng động như
giữa phố, giữa chợ, trong nhà máy... âm thanh nghe nhỏ hơn. Đơn vị đo độ to
nhỏ của âm thanh là decibels. Giới hạn lớn nhất của độ nghe to nhỏ, gây cảm
giác đau nhói ở tai người là 120 - 140 doB
1.4. Sự phát triển tai ở trẻ nhỏ:
Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi 6 - 7 tháng tuổi đã có phản ứng với âm
thanh bằng tăng cường vận động toàn thân. Khoang tai giữa thai nhi chứa
đầy chất dịch. Sau khi sinh, chất dịch đi ra ống ơstas và khoang được thay
bằng không khí. Khi trẻ sinh ra ống tai ngoài của trẻ sơ sinh chứa đầy một
khối chất nhầy như bã đậu gọi là nút tai và trong ngày đầu khi chất dịch tai
giữa chưa được thay bằng không khí, trẻ không nghe thấy được. Những ngày
sau đó, trẻ nghe được cả siêu âm 32.000 Hz. Trẻ sơ sinh có phản ứng kích
thích âm thanh bằng cách chớp mắt, mở mắt, ngừng khóc, thay đổi nét mặt,
thay đổi nhịp thở. Kích thích âm mạnh gây "phản ứng hoảng sợ" và cử động
toàn thân.
Vành tai trẻ rất lớn, bằng một phần hai của tai người lớn, vành tai tiếp
tục lớn trong hai, ba năm đầu rồi chậm lớn hẳn lại. Ống tai ngoài lớn nhanh về

chiều dài và rộng trong năm đầu, sau chậm lại và khi trẻ 6 tuổi thì ống tai
ngoài bằng ống tai người lớn. Màng nhĩ, tai giữa và tai trong sau khi sinh hầu
như không lớn thêm nữa. Riêng ống ơstas của trẻ sơ sinh tương đối rộng và
ngắn (19 mm), dài dần đến năm 15 - 18 tuổi thì bằng người lớn (35 - 40 mm).


Chính đây là con đường mà vi khuẩn từ khoang mũi, khoang miệng, cổ họng
có thể xâm nhập vào tai giữa, gây viêm tai giữa, có thể dẫn đến tai bị tổn
thương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến viêm màng não. Trẻ bị viêm tai giữa
dễ bị viêm mũi, cảm cúm, sởi, ho gà. Khi trời lạnh ẩm, nhiều gió phải giữ tai
trẻ ấm vì lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của mô. Tránh những tiếng động
quá mạnh kẻo dài vì dễ đưa đến nghễnh ngãng, có khi khiếm thính hoàn toàn.
Thường xuyên dùng que tăm, cuốn bông thấm nước hoặc nước ôxy già lau
ống tai cho trẻ, sau đó lau khô.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Tai người gồm có mấy phần? Kể tên những bộ phận của từng phần?
2. Miêu tả chúng ta nghe được âm thanh như thế nào?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Miêu tả các chức năng của tai ngoài, tai giữa và tai trong.
2. Tai trẻ nhỏ phát triển như thế nào?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Thị Minh Hà (2005), Tâm lý học thần kinh, (tài liệu bài giảng
dành cho khoá Cử nhân CĐSP Giáo dục Đặc biệt của trường CĐSP
MGTW3).
2. BS. Lê Quốc Nam (2003), Sinh lý học thần kinh và các giác quan, tài
liệu bài giảng dành cho khoá đào tạo Cử nhân CĐSP Giáo dục Đặc biệt của
trường CĐSP Mẫu giáo TW3, trang 40-46.
3. Quà tặng của tổ chức Pearl S. BUCK International NIES-MOET CBM
International USAID (2000), Nghe ngay - nghe hay, Viện Tai-mũi - Họng TW.
4. Ngô ánh Tuyết (1999), Giải phẫu sinh lý trẻ em, Trường CĐSPMG 5.

Website: www.deafservice.com.vn


Bài 2: ÂM THANH
Âm thanh được tạo nên khi một vật gì đó rung động và không khí xung
quanh nó cũng rung động. Ví dụ: khi ta chơi đàn thì dây đàn rung động. Dây
đàn rung động làm ho không khí xung quanh nó cũng rung động theo. Những
dao động lan truyền trong không khí dưới dạng các sóng âm, chúng ta không
nhìn thấy sóng âm nhưng ta có thể nghe thấy chúng.
Một ví dụ khác về sự rung động của âm thanh. Nếu ta đặt tay vào cổ
khi nói "ba" ta có thể cảm nhận được dây thanh rung động và ta cũng có thể
nghe thấy âm thanh đã được di chuyển từ dây thanh, qua khoang họng,
khoang miệng và ra không khí quanh đầu về đến tai. Về mặt vật lý, âm thanh
biểu hiện bằng 3 đặc tính: Tần số (cảm nhận độ trầm - bổng của âm thanh);
cường độ (cảm nhận độ lớn - nhỏ của âm thanh); trường độ (cảm nhận độ dài
- ngắn của âm thanh).
2.1. Tần số.
Khi một vật rung động chậm sẽ tạo âm thanh có tần số trầm. Khi ta đập
vào mặt trống, tấm da rung động chậm và tạo nên âm trầm.
Khi một vật rung động nhanh sẽ tạo nên một âm thanh có tần số cao.
Khi ta đánh vào một cái chuông nhỏ, kim loại rung động nhanh và tạo nên âm
bổng.
Ta đo lường tần số của âm thanh bằng việc đếm số dao động trong một
giây. Đơn vị đo tần số là Hertz.
Ví dụ, tấm da của cái trống lớn, có thể rung động 100 lần trong một
giây. Ta nói tần số của âm thanh này là 100 Hertz (100 Hz). Tấm kim loại của
cái chuông nhỏ có thể rung động 2.000 lần trong một giây. Ta nói tần số của
âm thanh này là 2.000 Hertz (2000 Hz).
Tai người có khả năng nghe được âm thanh có tần số trầm tới 20 Hz và
âm thanh có tần số cao tới 20.000 Hz.



Thông thường, ta biểu diễn tần số trên một thang quãng tám. Thang
quãng tám là một thanh lôgarít sử dụng như trong qui ước của âm nhạc.
Ở thang quãng tám mở rộng này, chúng ta có thể so sánh khoảng nghe
được khác nhau động vật.
Khi xét những đặc điểm của âm thanh liên quan đến khiếm thính, chúng
ta thường chỉ xem xét dải tần chứa đựng lời nói của con người.
Âm thanh trầm nhất của lời nói có tần số khoảng 250 Hz và âm thanh
cao nhất của lời nói có tần số khoảng 4.000 Hz. Có những âm thanh thấp hơn
hoặc cao hơn trong khoảng dải tần nói trên nhưng để nghe và hiểu được lời
nói chúng ta không cần thiết phải nghe những âm thanh có có tần số thấp
hơn hoặc cao hơn đó. Hệ thống điện thoại chỉ cho phép dải tần trong khoảng
từ 500 Hz tới 3.500 Hz mà thôi nhưng chúng ta không có khó khăn gì trong
việc hiểu lời nói nghe qua điện thoại. Chúng ta không thể biểu diễn chính xác
tần số của âm thanh lời nói vì mỗi một âm thanh lời nói đều chứa đứng một
dải tần số. Tuy nhiên, ta có thể biểu diễn trên sơ đồ bằng một khoảng dải tần
của âm thanh lời nói.
2.2. Cường độ:
Khi ta đập vào mặt trống, mặt trống rung động với biên độ lớn. Chúng
ta nghe được âm thanh rất lớn. Nếu chúng ta chỉ gõ nhẹ vào mặt trống, mặt
trống rung động với biên độ nhỏ. Chúng ta nghe được âm thanh nhỏ. Đơn vị
đo cường độ âm thanh là decibels. Tai bình thường có thể nghe thấy âm
thanh nhỏ nhất là 0 dB. Âm thanh lớn cường độ 140 dB có thể làm đau tai.
Chúng ta có thể kết hợp thang biểu diễn tần số và thang biểu diễn
cường độ với nhau để tạo thành một biểu đồ, trong đó biểu diễn hai đặc tính
của âm thanh.
Trong biểu đồ này, phần màu vàng biểu diễn phổ lời nói
Nếu hai người nói chuyện với nhau một cách bình thường và nếu ta đo
tần số của lời nói về đo cường độ lời nói của họ thì ta sẽ thấy đa số âm thanh

ở trong khu vực màu vàng.


Âm thanh to nhất của lời nói có cường độ khoảng 60 -70 dB và âm
thanh nhỏ nhất của lời nói có cường độ khoảng 20 - 30 dB). Chúng ra không
thể xác định chính xác điểm biểu diễn cường độ của lời nói bởi vì cường độ
giọng của những người khác nhau trong các tình huống là khác nhau.
Biểu đồ trên sử dụng để ghi kết quả đo thính lực gọi là thính lực đồ.
Chúng ta biết rằng tai người có thể nghe được những âm thanh trong
dải tần từ 20 Hertz đến 20.000 Hertz Bạn có thể tự hỏi tại sao trục biểu diễn
tần số của thính lực đồ lại giới hạn từ 125 Hertz tới 8.000 Hertz. Khi kiểm tra
thính lực, điều quan trọng nhất là kiểm tra xem người đó có nghe được âm
thanh lời nói hay không. Tất cả âm thanh lời nói của con người có tần số nằm
trong khoảng dải tần trên của thính lực đồ. Nên nhớ rằng chỉ cần nghe được
trong khoảng dải tần từ 250 Hertz đến 4.000 Hert là đã có khả năng nghe
được toàn bộ lời nói.
2.3. Trường độ:
Âm thanh có thể khác nhau về trường độ. Một âm thanh có thể cường
độ bằng phút, bằng giờ hay bằng năm. Âm thanh của thác nước đổ có thể là
một âm thanh liên tục có trường độ đến hàng ngàn năm. Mặt khác, có những
âm thanh có trường độ rất ngắn (tiếng súng nổ).Từng âm riêng biệt của lời
nói thông thường có trường độ rất ngắn, chỉ bằng khoảng vài nghìn giây.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Âm thanh được tạo nên như thế nào? Anh/chị biết gì về âm thanh?
2. Đơn vị đo tần số là gì? Đơn vị đo cường độ là gì?
3. Tại sao trục biểu diễn tần số của thính lực đồ lại giới hạn từ 125 Hz
đến 8.000 Hz?
4. Tai bình thường có thể nghe thấy âm thanh nhỏ nhất là bao nhiêu
do?
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khả năng nghe được âm thanh của tai người như thế nào?


2. Âm thanh trầm nhất của tôi nói có tần số khoảng bao nhiêu Hertz?
3. Âm thanh cao nhất của tôi nói có tần số khoảng bao nhiêu Hz?
4. Âm thanh to nhất của tôi nói có cường độ khoảng bao nhiêu do?
5. Âm thanh nhỏ nhất của tôi nói có cường độ khoảng bao nhiêu dB?
6. Trường độ âm thanh được đo như thế nào?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quà tặng của tổ chức Pearl S. Buck International NIES - MoET CBM
International USAID (2000), Nghe ngay - nghe hay, Viện Tai-mũi-họng TW.
2. Website: www.deafservice.com.vn
3. Terry Jennings (1984), Sounds, the young Scientist Investigates,
Oxford.

Bài 3: TẬT KHIẾM THÍNH
3.1. Khái niệm và phân loại tật khiếm thính:
3.1.1. Khái niệm:
Trong ngôn ngữ phổ thông, khiếm thính thường được hiểu là mất thính
giác hoàn toàn, không nghe được chút nào hoặc giảm sút nhiều về thính giác,
nghe không rõ. Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông. Trong
ngành y, khiếm thính có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần
sức nghe. Trong giáo dục đặc biệt, ta cũng sẽ sử dụng thuật ngữ này. Thay
cho thuật ngữ khiếm thính, ta còn gặp những thuật ngữ như khuyết tật thính
giác hay trẻ có khó khăn về nghe...
Trung bình trong 1000 trẻ sinh ra thì có 2 trẻ bị khiếm thính bẩm sinh từ
mức nặng đến mức sâu, trong số 1000 trẻ đó có thêm 2 trẻ bị khiếm thính
mắc phải (khiếm thính sau khi sinh). Đây là tỉ lệ trung bình, ở mỗi xã hội tỷ lệ
trẻ bị khiếm thính có thể cao hay thấp hơn. Đối với một số trẻ bị giảm sức
nghe, âm thanh mà trẻ nghe được chỉ bị nhỏ hơn so với bình thường. Đối với



một số trẻ bị giảm sức nghe khác, âm thanh mà trẻ nghe được có thể vừa bị
nhỏ hơn vừa bị méo mó. Chỉ có một số rất ít trẻ bị khiếm thính ở mức độ sâu
mà không còn nghe được chút nào cả (con số này nhỏ hơn 5% tổng số trẻ
khiếm thính).
3.1.2. Phân loại:
- Dựa vào mức độ suy giảm thính lực người ta chia ra các mức độ
khiếm thính khác nhau:
- Khiếm thính mức I (khiếm thính nhẹ): 21 - 40 dB
- Khiếm thính mức II (khiếm thính vừa): 41 - 70 dB
- Khiếm thính mức III (khiếm thính nặng): 71 - 90 dB
- Khiếm thính mức IV (khiếm thính sâu): > 90 dB
Mức độ khiếm thính khác nhau ảnh hưởng đến khả năng hiểu lời nói và
âm thanh khác nhau. Nếu trẻ không đeo máy trợ thính:
- Trẻ khiếm thính nhẹ sẽ khó nghe được những âm thanh và lời nói có
cường độ nhỏ.
- Trẻ khiếm thính vừa sẽ không nghe được phần lớn những âm thanh
lời nói khi nói bình thường.
- Trẻ khiếm thính nặng sẽ không nghe được âm thanh lời nói khi nói
bình thường.
- Trẻ khiếm thính sâu sẽ không nghe được âm thanh và lời nói (trừ khi
âm thanh đó có cường độ rất lớn).
- Cách tính mức độ khiếm thính:
Công thức Flecher - Carhart: cộng mức suy giảm thính giác đường khí
ở 3 tần số 500, 1000, 2000Hz rồi chia 3.
- Dựa vào vị trí tổn thương (tai ngoài tai giữa hay tai trong) người ta
chia ra làm 4 loại khiếm thính:
* Khiếm thính dẫn truyền



Khi bị khiếm thính dẫn truyền âm thanh khó có thể vào tai trong, độ lớn
của âm thanh bị giảm và dễ bị nhiễu khi vào đến tai trong.
Những triệu chứng của khiếm thính dẫn truyền
- Lo âu, buồn rầu
- Tai bị đỏ
- Ống tai không bình thường
- Định hướng âm thanh không rõ ràng
- Không chú ý đến âm thanh xung quanh
- Có thể liên quan đến sự mọc lãng, bệnh cảm lạnh.
Những nguyên nhân chính gây ra khiếm thính dẫn truyền
- Ống tai bị tắc bởi ráy tai hay vật lạ
- Vòi nhĩ không hoạt động để cho không khí vào tai giữa
- Do chất dịch hoặc do nhiễm trùng tai giữa
- Do tổn thương màng nhĩ (bị trầy, thủng lổ,…)
- Do sự tổn thương của chuỗi xương con hoặc phát triển thêm xương lạ
xung quanh chuỗi xương con.
- Do sự tổn thương tai ngoài hoặc tai giữa.
Có thể làm gì khi bị khiếm thính dẫn truyền
- Lấy ráy tai hoặc những vật lạ trong tai bằng dụng y khoa
- Những vấn đề khác ở tai giữa có thể điều trị được nhờ phẫu thuật
- Đeo máy trợ thính cho trẻ. Sự khuếch đại âm thanh của máy trợ thính
sẽ bù trừ sự mất độ lớn của âm thanh trước đó.
Chú ý: Đôi khi tai bị tổn thương do chúng ta lấy ráy tai không cẩn thận
* Khiếm thính tiếp nhận: (Khiếm thính thần kinh thính giác)
Khiếm thính tiếp nhận xảy ra khi tai trong có vấn đề.


Khi bị khiếm thính tiếp nhận, âm thanh vẫn đi từ ngoài vào tai giữa một
cách. Bình thường nhưng vì sự tổn thương của dây thần kinh thính giác ở tai

trong đã ngăn cản nguồn âm đến não để truyền những tín hiệu ảo.
Những nguyên nhân chính gây ra khiếm thính tiếp nhận
- Di truyền
- Mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong khi mang thai
- Thiếu ôxy khi sinh
- Bệnh viêm màng não
- Do sử dụng thuốc
- Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khiếm thính chưa rõ nguyên nhân
Có thể làm gì khi bị khiếm thính tiếp nhận
- Khiếm thính tiếp nhận không thể chữa trị bằng thuốc hay phẫu thuật.
- Hầu hết trẻ bị khiếm thính tiếp nhận đều có thể phát triển kỹ năng giao
tiếp bằng ngôn ngữ nói tốt khi trẻ được chẩn đoán sớm, đeo máy trợ thính
thích hợp và tham gia vào chương trình can thiệp sớm có chất lượng.
* Khiếm thính hỗn hợp: gồm cả hai loại tổn thương trên.
* Khiếm thính sau ốc tai - trung ương:
Một số ít trẻ có thể không có vấn đề gì ở tai ngoài, tai giữa hay tai trong
nhưng trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu những gì mà trẻ nghe thấy. Đối
với những trẻ này thì đường dẫn truyền thần kinh từ ốc tai tới não hay chính
bản thân não có vấn đề. Kiểm tra sức nghe có thể cho kết quả ngưỡng nghe
là bình thường nhưng chúng có khó khăn trong vấn đề hiểu ngôn ngữ lời nói.
Các đường biểu diễn:
- Sức nghe bình thường: đường khí và đường xương đều sát ở đường
0. Sai lệch đường khí 5 - 10 dB, sai lệch đường xương khoảng 20 dù vẫn
được coi là bình thường.


- Dẫn truyền đơn thuần: đường xương ở mức bình thường, trong vòng
20dB, đường khí giảm sút nhưng không quá 60 dB.
- Tiếp nhận đơn thuần: có nhiều kiểu đường biểu diễn, hay gặp hơn cả
là loại giảm sút ở tần số cao. Đường xương và đường khí trùng nhau hoặc

cách nhau khoảng-5 dB.
- Hỗn hợp: là loại thường gặp nhất và có mọi kiểu phối hợp. Đường khí
cho thấy có giảm sút sức nghe ở mọi tần số nhưng các tần số cao bị giảm
nhiều hơn. Đường xương có khi còn tốt ở tần số trầm nhưng kém hoặc rất
kém ở tần số cao. Ở các tần số dưới 2000 Hz, đường khí và đường xương
cách xa nhau. Từ 2000 Hz trở đi, đường khí và đường xương chập nhau.
CÁC LOẠI KHIẾM THÍNH KHÁC NHAU TRÊN THÍNH LỰC ĐỒ ĐƠN ÂM
Sức nghe bình thường
0-0 là đường khí, [- - -] là đường xương.
Sai lệch đường khí khoảng 5-10 dB (Một sự suy giảm 5 dB không thể
được đánh giá là bệnh lý vì nó liên quan đến sự chú ý của người được đo, kỹ
thuật của người đo, máy đo, độ cách âm của buồng đo, vị trí của chụp tai), sai
lệch đường xương khoảng 20 dB vẫn coi là bình thường.
Dẫn truyền đơn thuần
]- - -] nghe đường xương ở mức bình thựờng. x_x nghe đường khí sút
kém. Biểu hiện sự tổn thương của hệ thống màng nhĩ - xương con hay sự bít
tắt của ống tai ngoài.
Tiếp nhận đơn thuần
Đường xương ]- - -] và đường khí x_x gần trùng nhau hoặc cách nhau
khoảng 5 - 10 dB. Đối với khiếm thính tiếp nhận đơn thuần có nhiều đường
biểu diễn, hay gặp hơn cả là loại giảm sút nhiều ở tần số cao. Biểu hiện sự
thương tổn của ốc tai hay các đường thần kinh thính giác.
Hỗn hợp


Ở các tần số dưới 2000 Hz, đường khí và đường xương cách xa nha
từ 2000 Hz trở đi đường khí và đường xương gần hoặc trùng nhau.
3.2. Những nguyên nhân gây khiếm thính:
Tật khiếm thính do một hay nhiều bộ phận nào đó của hệ thống thính
giác có vấn đề. Sau đây chúng ta tìm hiểu những nguyên nhân thông thường

gây khiếm thính ở trẻ em.
Khi tìm hiểu những nguyên nhân của tật khiếm thính, chúng ta sẽ xem
xét đến các loại khiếm thính (tiếp nhận, dẫn truyền, hỗn hợp...), hệ thống
thính giác bị tổn thương ở đâu (tai ngoài, tai giữa hay tai trong) và tìm hiểu
nguyên nhân gây khiếm thính xảy ra lúc nào (trước hay trong khi sinh - bẩm
sinh, sau khi sinh - mắc phải).
3.2.1. Những nguyên nhân từ tai ngoài
- Dị tật ở tai ngoài: Một số trẻ sinh ra ống tai có thể bị bịt lại hoàn toàn
hay bị hẹp nhỏ lại. Thêm vào đó, vành tai ngoài có thể bình thường hoặc nhỏ
lại, hay một số trường hợp lại không có vành tai. Bởi vì không có ống tai hay
ống tai bị hẹp nên âm thanh truyền tới tai trong nghe nhỏ hơn so với bình
thường. Ống tai ngoài có thể được phẫu thuật chỉnh hình. Trong trường hợp
không thực hiện được mà sức nghe bị giảm đáng kể thì có thể đeo máy trợ
thính đường xương để bù đắp lại phần khiếm thính dẫn truyền.
- Mắc phải:
+ Vật lạ: ống tai ngoài có thể bị một vật lạ bịt kín. Trẻ nhỏ có thể cho
một vật vào tai. Đôi khi côn cũng bò vào tai. Nếu ống tai bị bít lại thì sẽ ảnh
hưởng tới việc dẫn truyền âm thanh đi qua ống tai để vào tới màng nhĩ. Ống
tai bị bịt kín là nguyên nhân gây khiếm thính dẫn truyền.
+ Ráy tai: Đôi khi ráy tai tích tụ lại và làm bít ống tai gây ảnh hưởng
tương tự trường hợp vật lạ vào ống tai. Những vật lạ hay ráy tai bít ống tai có
thể được lấy ra nhưng phải do người có chuyên môn thực hiện với những
dụng cụ y tế đã được khử trùng. Nếu sử dụng các dụng cụ không được khử


trùng thì dễ dẫn đến viêm tai. Ống tai và màng nhĩ rất dễ bị tổn thương.
Người không có chuyên môn không nên tự lấy ráy tai hay vật lạ ra.
+ Viêm tai ngoài: Đây là trường hợp viêm da ống tai ngoài. Thường do
nhiễm trùng dạng nấm hay nhiễm vi khuẩn. Ống tai bị ẩm ướt là điều kiện
thuận lợi để vi khuẩn hay nấm phát triển. Viêm tai ngoài thường xảy ra ở

những tai đeo máy trợ thính. Viêm tai ngoài nặng có thể dẫn đến việc bị giảm
sức nghe. Bác sĩ có thể chữa trị được viêm tai ngoài. Người đeo MTT có khi
nên tạm ngưng đeo MTT đến khi chấm dứt việc viêm tai ngoài.
3.2.2. Những nguyên nhân từ tai giữa:
- Bẩm sinh:
+ Hở hàm ếch: Trẻ bị hở hàm ếch thì tai giữa thường có vấn đề do
chức năng vòi nhĩ bị ảnh hưởng.
+ Các hội chứng:
* Hội chứng Đao (Down): thường bị viêm tai giữa.
* Hội chứng Treacher Collin: Trẻ mắc hội chứng này thường bị thiếu
hay biến dạng một hay nhiều xương con ở tai giữa (có ba xương con có chức
năng dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào ốc tai).
* Pierre Robin Sequence: Đây là hiện tượng trẻ bị viêm nhiễm tai giữa
nhiều lần dẫn tới việc bị khiếm thính dẫn truyền.
Để khắc phục các vấn đề trên người ta có thể tái tạo lại chuỗi xương
con hay là phục hồi những phần khác của tai giữa.
- Mắc phải:
+ Viêm tai giữa cấp tính: có sự sưng tấy ở tai giữa nhưng trong hòm
nhĩ không có chất dịch. Sự viêm nhiễm có thể xuất hiện hoặc không. Viêm tai
giữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong một hoặc hai năm đầu
tiên. Viêm tai thường là do vòi nhĩ bị sự sưng tấy. Chức năng chính của vòi
nhĩ là dẫn không khí vào tai giữa. Khi trẻ bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản thì
màng thành của vòi nhĩ bị sưng tấy. Sức nghe sẽ bị ảnh hưởng. Mục tiêu của


việc điều trị là làm giảm đi sự sưng tấy để vòi nhĩ hoạt động bình thường.
Thường dùng thuốc Decongestants để điều trị.
+ Viêm tai giữa tiết dịch: Đây là hiện tượng tai giữa bị sưng tấy và hòm
nhĩ co chất dịch. Nếu trong một thời gian dài chất dịch ở tai giữa vẫn còn thì
nhà chuyên môn Tai - Mũi - Họng sẽ chích màng nhĩ để hút dịch ra ngoài. Một

ống nhỏ được đặt vào màng nhĩ, điều này làm cho không khí có thể vào
khoang tai giữa được và chất dịch dược rút xuống vòi nhĩ. Nếu có nhiễm
trùng tai giữa thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Nếu áp suất tai giữa tăng
đến mức có thể làm thủng màng nhĩ, nhà chuyên môn Tai - Mũi - Họng có thể
chích một lỗ nhỏ nhĩ để chất dịch được hút ra ngoài, hòm nhĩ khô trở lại.
+ Viêm ta giữa kèm theo thủng màng nhĩ. Nếu cứ để viêm tai giữa mà
không chữa trị, áp suất tai giữa sẽ tăng và có thể làm thủng màng nhĩ, sau đó
máu và mủ ở tai giữa sẽ chảy ra ngoài. Điều quan trọng là cần phải chữa trị
ngay. Thông thường điều trị bằng những sinh. Nếu viêm tai giữa không được
chữa trị, viêm nhiễm kéo dài có thể làm những bộ phận của tai giữa bị tổn
thường hay bị phá hủy. Nếu viêm nhiễm lây lan tới ốc tai thì có thể làm tổn
thương phần bên trong ốc tai và có thể dẫn tới khiếm thính tiếp nhận vĩnh
viễn. Nếu viêm nhiễm lây lan sâu hơn nữa thì có thể còn ảnh hưởng tới dây
thần kinh thính giác và có khi còn ảnh hưởng tới não.
+ U lành tính có cholestoron: là hiện tượng da không bình thường mọc
ở tai giữa mà có thể do hậu quả của viêm tai giữa lặp đi lặp lại lại nhiều lần.
Thông thường, u lành tính có cholestoron chỉ làm ảnh hưởng một bên tai. Dấu
hiệu đầu tiên của u lành tính có cholestoron có thể là có mùi hôi tai, các triệu
chứng khác là khiếm thính dẫn truyền, hoa mắt, chóng mặt và các cơ mặt ở
tình trạng yếu. U lành tính có cholestoron được chữa trị trước tiên là làm sạch
những vùng bị nhiễm và dùng kháng sinh. Có khi cần phải mổ để cắt bỏ u
lành tính có cholestoron (do Bác sĩ tai mũi họng phẫu thuật). Nếu để viêm
nhiễm kéo dài hay để xảy ra tổn thương ở tai giữa có thể là nguyên nhân của
áp xe não và viêm màng não.


+ Xơ cứng tai vị thành niên: Xơ cứng tai là hiện tượng phát triển bất
thường các mô xương xung quanh cửa sổ bầu dục làm ngăn cản sự di động
của xương bàn đạp vì thế ngăn cản sự dẫn truyền những dao động âm thanh
đi vào chất dịch ở tai trong. Hiện tượng này xảy ra phổ biến là ở người lớn,

bắt đầu phát triển ở tuổi trên dưới 30. Cũng có khi xảy ra ở trẻ em. Xương
bàn đạp bị bất động dẫn tới khiếm thính dẫn truyền. Đại đa số các trường hợp
xương bàn đạp bị bất động đều có thể thay bằng một xương bàn đạp nhân
tạo. Nếu phẫu thuật thành công, sức nghe sẽ được phục hồi trở lại.
+ Chấn thương do âm thanh: Một âm thanh ngắn với cường độ lớn như
tiếng pháo nổ hay tiếng súng có thể làm thủng màng nhĩ.
3.2.3. Những nguyên nhân từ tai trong:
Việc giảm sức nghe do tổn thương của tai trong gọi là khiếm thính tiếp
nhận. Thông thường là do các tế bào lông của ốc tai bị tổn thương hay thần
kinh ốc tai hoạt động không bình thường.
- Bẩm sinh:
Những nguyên nhân do di truyền - trong thời kỳ bà mẹ mang thai: Do di
truyền về gien
Dị vật tai trong:
Thể loại Siebenman: Có tổn thương ở vỏ xương ốc tai kèm tổn thương
thứ phát của tế bào thính giác, hạch xoắn và sợi của dây thần kinh thính giác.
Thể loại Scheibe: thiếu hoặc phát triển không đầy đủ các yếu tố giác
quan của tai trong như teo trụ ốc kèm tổn thương của ống ốc, của cơ quan
Corti trong khi vỗ xương của ốc tai vẫn nguyên vẹn.
Thể loại Mondini: có dị dạng vỏ xương của ốc tai (tổn thương ở vòng
xoắn cuối cùng), ngoài ra người ta còn quan sát thấy ống tiền đình của ống ốc
tai bị giãn và sự biến đổi của hai vịn ốc tai, sự teo của cơ quan Corti, của dậy
thần kinh ốc tai và các hạch xoắn.


Thể loại Michel: ta trong không phát triển, thể loại này đặc biệt hiếm
gặp.
Các hội chứng: khiếm thính tiếp nhận có thể là một dị tật của hội chứng
Usher và Waardenburg.
Những nét đặc trưng nhất của hội chứng Usher: giảm thị lực tiến triển

và khiếm thính dẫn truyền tiến triển, chậm phát triển trí tuệ, mất thăng bằng,
rối loạn tâm thần và có khi còn xuất hiện chứng động kinh.
Những nét đặc trưng nhất của hội chứng Waardenberg: có chỏm tóc
trắng, đồng tử của hai mắt khác màu (một mắt màu nâu và một mắt màu
xanh) và khiếm thính tiếp nhận (do sự phát triển không bình thường của ốc
tai).
Những nguyên nhân không phải do di truyền trong thời kỳ bà mẹ mang
thai: Những nhân tố có thể tổn thương tai trong trước khi đứa trẻ sinh ra:
- Mẹ bị nhiễm khuẩn: giang mai bẩm sinh, vi rút hủy tế bào tố, Rubella,
toxoplasmosis.
Nhiễm độc thuốc: có một số loại thuốc nếu bà mẹ sử dụng trong thời kì
mang thai có thể ảnh hưởng tới ốc tai của thai nhi, ví dụ: thuốc lợi tiểu
diuretics ethacrynic acid và furosemide, aminoglycosides, nhóm kháng sinh
neomycin, gentamycin, salicytates và quinine.
Những nguyên nhân không phải do di truyền trong khi sinh:
- Thiếu cân: đa số các trường sinh thiếu cân (< 1500 gam) là liên quan
đến việc sinh non (< 37 tuần thai nghén). Những trẻ sơ sinh thiếu cân thường
nuôi trong lồng ấp. Hô hấp có vấn đề có thể dẫn đến tình trạng thiếu ôxy
(thiếu ôxy huyết) và có thể làm cho tai trong bị tổn thương. Những trẻ sinh
non thường có lượng blirubin cao.
- Bị ngạt (thiếu ôxy): Những trường hợp sinh khó có thể làm cho trẻ bị
thiếu ôxy. Thiếu ôxy có thể làm tổn thương cấu trúc tai trong.


- Tính không tương thích Rh (đối kháng nhóm máu): các tế bào huyết
dương Rh của bào thai bị phá hủy do kháng thể của người mẹ. Điều này dẫn
đến lượng blirubin của trẻ sơ sinh cao. Lượng blirubin cao có thể có ảnh
hưởng không tết đến tai trong.
- Mắc phải:
+ Quai bị là bệnh do vi rút, lây lan phổ biến ở trẻ nhỏ, triệu chứng: sốt

cao, đau đầu, đau tai và sưng tấy các tuyến nước bọt và tuyến giáp. Thường
khiếm thính tiếp nhận một tai, rất ít khi khiếm thính hai bên tai.
+ Bệnh sởi là bệnh do vi rút, lây lan phổ biến ở trẻ nhỏ, triệu chứng: có
những chấm đỏ ở trên mặt và trên người. Bệnh này có thể dẫn đến khiếm
thính tiếp nhận.
+ Viêm mão: là bệnh do màng xung não bị nhiễm trùng. Viêm màng não
có thể do một số nguyên nhân như: vi khuẩn, vi rút, nấm. bệnh này có thể dẫn
tới khiếm thính tiếp nhận.
+ Nhiễm độc: Những chất gây độc đối với bào thai cũng gây độc đối với
trẻ nhỏ.
+ Chấn thương âm thanh: Tai trong có thể bị chấn thương vĩnh viễn do
âm thanh ngắn với cường độ lớn. Nghe những âm thanh liên tục ở cường độ
lớn sẽ làm tổn thương các tế bào lông ở ốc tai.
Khi tai trong bị tổn thương thì y học không thể chữa trị được. Tuy nhiên,
có thể phòng tránh được một số yếu tố là nguyên nhân có thể dẫn đến tổn
thương tai trong như.
- Tiêm phòng ngừa bệnh Rubella ở tuổi thiếu niên.
- Tránh sử dụng những thuốc gây độc cho tai.
- Tránh những chấn thương do âm thanh.
3.3. Ảnh hưởng của tật khiếm thính:
Tật khiếm thính gây ảnh hưởng chính tới khả năng giao tiếp bằng ngôn
ngữ nói của trẻ.


Thông thường, khiếm thính càng nặng thì càng ảnh hưởng tới sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ. Mức độ khiếm thính được ghi lại trên thính lực đồ.
Nghe bình thường: Một người nghe bình thường thì rất dễ tiếp nhận
những âm thanh lời nói.
Khiếm thính nhẹ (Khiếm thính mức độ I): Nếu không đeo máy trợ thính,
một trẻ khiếm thính mức độ I sẽ không nghe thấy dược một số âm thanh lời

nói, đặc biệt là các phụ âm nhỏ. Nếu nói rất nhỏ, trẻ sẽ không nghe thấy một
số âm thanh.
Khiếm thính trung bình (Khiếm thính mức độ II): Nếu không máy trợ
thính trẻ khiếm thính mức độ II sẽ không nghe thấy một âm thanh lời nói.
Khiếm thính nặng (khiếm thính mức độ III): Nếu không đeo máy trợ
thính, trẻ khiếm thính mức độ III sẽ không nghe được phần lớn âm thanh của
ngôn ngữ nói trong giao tiếp thông thường.
Khiếm thính sâu (Khiếm thính mức độ IV): Nếu không đeo máy trợ
thính, một trẻ khiếm thính mức độ IV sẽ không nghe thấy chút âm thanh lời
nói nào trong giao tiếp thông thường, thậm chí ngay cả khi nói to trẻ cũng
không nghe thấy.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Nêu khái niệm khiếm thính?
2. Kể tên những nguyên nhân gây khiếm thính mà anh/ chị biết?
3. Tật khiếm thính có ảnh hướng như thế nào đối với trẻ khiếm thính?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu khái niệm khiếm thính?
2. Dựa vào mức độ suy giảm thính, người ta chia mức độ khiếm thính
như thế nào?
3. Dựa vào vị trí tổn thương của tai, người ta chia loại khiếm thính như
thế nào?


×