Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.8 KB, 133 trang )

TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM
GV biên soạn: Trần Thị Thúy Vinh

Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÍ HỌC TRẺ EM
Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM
LÍ HỌC TRẺ EM
KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM

I. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÍ HỌC TRẺ EM
Tâm lí học trẻ em là khoa học về sự phát triển tâm lí của trẻ.
Nhà giáo dục và tâm lí lỗi lạc Nga K.D.Usinxki đã viết: “Muốn giáo dục con
người về mọi mặt thì trước tiên giáo dục cũng phải biết con người về mọi mặt”. Ông
chỉ ra rằng: Để việc dạy học có hiệu quả thì dạy học phải phù hợp với những đặc điểm
tâm lí lứa tuổi của trẻ. Nhà sư phạm có thể đạt được những kết quả đáng kể trong dạy
học và giáo dục trẻ, nếu như họ biết được những đặc điểm ấy và lãnh đạo hoạt động
của trẻ một cách khéo léo.
Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, tâm lí học trẻ em có vị trí đặc biệt. Các bộ
môn khoa học như “Làm quen với văn học”, “Làm quen với biểu tượng toán”, “Tiếng
Việt”, “Tạo hình”… đều được xây dựng trên cơ sở những tri thức về sự phát triển tâm
lý, nhân cách của trẻ do TLHTE cung cấp. Tách rời TLHTE, hệ thống các khoa học
giáo dục mầm non sẽ mất hết tính khoa học. Vì vậy, TLHTE được coi là bộ môn khoa
học cơ sở của các khoa học giáo dục mầm non.

II. KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM
1. Ý nghĩa của tuổi thơ:
Tuổi thơ - đó là giai đoạn phát triển nhanh và có cường độ mạnh nhất của con
người. Chỉ trong 5-6 năm đầu tiên của cuộc đời, từ một thực thể hoàn toàn bất lực,
1



đứa trẻ đã trở thành một con người, có thế giới bên trong riêng, một đời sống phong
phú với những ước mơ, thói quen, hứng thú, tính cách và quan điểm của riêng mình.
Chính trong những năm đầu tiên này trẻ bắt đầu đi, hành động với đồ vật, nói, suy
nghĩ, giao tiếp, tưởng tượng….
Khó khăn lớn nhất trong việc nghiên cứu tâm lí trẻ là đời sống tâm lí của trẻ
luôn luôn phát triển, trẻ càng bé thì cường độ phát triển càng cao. Đứa trẻ không chỉ
tăng trưởng mà còn phát triển. Phát triển là gì ? Sự khác biệt của phát triển với bất kì
sự biến đổi khác của đối tượng? Đối tượng có thể biến đổi nhưng không phát triển.
Cần phân biệt khái niệm “tăng trưởng”, “chín muồi” và “phát triển”.
2. Khái niệm “tăng trưởng”, “chín muồi” và “phát triển tâm lí”
2.1.Tăng trưởng: là sự thay đổi về lượng hoặc sự hoàn thiện một chức năng
nào đó.
Đó là sự tích luỹ về số lượng (chiều dài, dung tích, khối lượng…).
VD, sự gia tăng về chiều cao, cân nặng, sự tăng lên của tế bào thần kinh, sự
tăng lên của tế bào cảm giác của trẻ em ở năm thứ nhất…
Tăng trưởng là quá trình biến đổi những cấu trúc bên trong và thành phần của các
thành tố tham gia vào quá trình đó, không có những biến đổi về chất của các quá trình
riêng lẻ trong cấu trúc. L. X. Vưgôtxki cho rằng, có hiện tượng tăng trưởng cả trong
quá trình tâm lí. VD, sự gia tăng của vốn từ mà không thay đổi chức năng ngôn ngữ.
2.2.Chín muồi: Được dùng khi sự tăng trưởng đạt đến “độ”.
VD, ông cha ta thường nói “trăng đến rằm trăng tròn”, “nữ thập tam, nam thập
lục” để chỉ sự chín muồi về mặt sinh học (sự dậy thì) của con người.
2.3.Phát triển:
Có những hiện tượng và quá trình khác xuất hiện sau quá trình tăng trưởng, khi
đó quá trình tăng trưởng sẽ thành dấu hiệu cho những biến đổi bản chất bên trong
của hệ thống và cấu trúc của các quá trình. Trong các giai đoạn đó sẽ có những bước
nhảy vọt trong tuyến tăng trưởng, có thể chứng tỏ sự biến đổi về chất trong chính cơ
thể.
2



VD, các tuyến nội tiết chín muồi và có thay đổi sâu sắc trong cơ thể người đang
trưởng thành. Trong các trường hợp tương tự, khi xảy ra những biến đổi về chất trong
cấu trúc và thuộc tính của sự vật thì chúng ta xác định đó là sự phát triển.
Phát triển bao gồm không chỉ sự tích luỹ về lượng (điều kiện cần), mà cả sự
thay đổi về chất (điều kiện đủ) của hiện tượng tâm lí. Đó không chỉ là một sự tích luỹ,
mà là một sự cấu tạo lại, một sự điều chỉnh các mối quan hệ và các tình huống. Đó là
sự cấu tạo lại những cái gì có trước đó để rồi thống hợp vào cái mới; mọi yếu tố mới
được đưa vào cái tổng thể, làm thay đổi một cách nào đó cái tổng thể này.
Phát triển được đặc trưng bởi sự biến đổi về chất, bởi sự xuất hiện những quá
trình mới và cấu trúc mới.
VD1: mới tuần trước đứa trẻ hoàn toàn không để ý đến đồ chơi, còn hôm nay
đã luôn đòi với tới.
VD2:Trước đó, đứa trẻ không chú ý đến sự đánh giá của mọi người xung
quanh, bây giờ nó lại hờn giận khi bị trách mắng và vui mừng khi được khen ngợi.
Như vậy, trong cuộc sống tâm lí của trẻ đã có sự thay đổi nào đó về chất, xuất hiện
cái gì đó mới mẻ và cái cũ đã lùi về sau, có nghĩa là cấu trúc của các quá trình tâm lí
đã thay đổi.
VD3:Hoặc sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ: không chỉ tăng lên về số lượng từ - trẻ
hiểu và nói, mà tư duy cũng phát triển, sự phát triển trí tuệ bước sang một giai đoạn
mới.
Nói đến phát triển là nói đến sự chuyển hoá về mặt chất lượng, nói đến một
trình độ mới khác về chất so với cái cũ.
+ Sự phát triển không chỉ tăng lên đều đều mà có sự nhảy vọt. Trước khi nhảy
vọt là giai đoạn tích luỹ lâu dài khó thấy.
VD: “Trẻ lên 3 cả nhà học nói”, trẻ lên 3 tuổi có sự phát triển nhảy vọt (phát
cảm) về ngôn ngữ, trong suốt quá trình từ 1-3 tuổi là sự tích luỹ lâu dài.
+ Quá trình phát triển luôn là quá trình thống nhất và toàn vẹn. Trong đó giai
đoạn trước gắn liền với giai đoạn sau một cách kế tục.
3



+ Quá trình phát triển diễn ra không phải một cách đồng đều, không phải một
cách bằng phẳng mà là gián đoạn: có những giai đoạn cân bằng, những thời gian có
sự ổn định tạm thời, xen kẽ với những thời kì “khủng hoảng”, được đặc trưng bằng
những hiệu chỉnh và những biến đổi sâu sắc.
2.4. Sự phát triển tâm lí:
L. X. Vưgôtxki viết: “Sự phát triển tâm lí là quá trình hình thành con người và
nhân cách, được tiến triển bằng cách hình thành các phẩm chất tâm lí mới đặc trưng
kiểu người trên mỗi nấc thang của nó. Các phẩm chất đó nảy sinh từ toàn bộ tiến trình
trước đó, nhưng không hề ở dạng có sẵn”.
Khái niệm này làm sáng tỏ: Sự phát triển tâm lí là sự thay đổi về chất của các
quá trình tâm lí.
Những dấu hiệu cơ bản của sự phát triển tâm lí là:
+ sự phân hoá, sự chia cắt các thành tố mà trước đó được coi là nguyên vẹn;
+ sự xuất hiện những khía cạnh mới, những thành tố mới ngay trong sự phát
triển;
+ sự tái thiết lại mối liên hệ giữa các mặt của đối tượng.
VD, sự phân hoá giữa phản xạ có điều kiện và phức cảm hớn hở, sự xuất hiện
chức năng ngôn ngữ ở tuổi hài nhi.
3. Đặc thù của sự phát triển tâm lí trẻ:
Đặc thù của sự phát triển tâm lí trẻ là ở chỗ nó không phụ thuộc vào tác động
của các qui luật sinh học như ở động vật, mà chịu sự tác động của các qui luật mang
tính lịch sử - xã hội. Con người trở thành Người không bằng cơ chế di truyền sinh học
mà bằng cơ chế lĩnh hội văn hoá. Bằng hoạt động, bằng tác động của nền văn hoá xã
hội, con người hình thành, phát triển hoàn thiện chính mình.
Để tâm lí trẻ phát triển bình thường cần phải có 3 yếu tố: cơ sở sinh học, giáo
dục nhân cách và xã hội hóa cá nhân.

4



3.1. Cơ sở sinh học là cơ sở di truyền để bộ não cá thể người phát triển thành
bộ não con người. Nếu không có bộ não người, thì liệu có thể trở thành người
hay không?
- Không một loài động vật và trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể trở thành
người, cuộc sống tâm hồn chỉ có ở người, không có bộ não người thì không thể nảy
sinh các phẩm chất tâm lí của con người. Tính mềm dẻo cao độ, khả năng học tập, đó
chính là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của bộ não người, khiến nó khác
với bộ não loài vật.
3.2. Sự dạy dỗ, giáo dục nhân cách, đặc biệt là thói quen, cách sống, sinh hoạt
và ngôn ngữ ở độ tuổi sơ sinh trong cộng đồng xã hội người là yếu tố không
thể thiếu đối với sự phát triển bình thường của trẻ em.
Trong lịch sử đã xảy ra những trường hợp cá biệt. Trẻ lớn lên ngoài cộng đồng
người và được thú rừng nuôi (trường hợp 2 bé gái được sói nuôi ở Ấn Độ (đầu thế kỉ
XX)..
Như vậy, tâm lí người sẽ không nảy sinh nếu không có điều kiện sống của con
người.
3.3. Xã hội hóa cá nhân:
Muốn cá thể người phát triển thành một nhân cách thật sự, môi trường sống
của cá thể ấy phải có hoạt động và các quan hệ giao tiếp xã hội với bạn đồng lứa, với
người lớn tuổi hơn. Thông qua các giao tiếp này cá thể lĩnh hội tri thức của nhân loại
và biến chúng thành tri thức của bản thân.
Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, nếu trẻ không được sự quan tâm của
người lớn, hoặc sẽ không sống được, hoặc sẽ ngừng phát triển.
Điều này chứng minh rằng sự tồn tại của não người chưa phải là điều kiện quan
trọng của sự phát triển kiểu người. Sinh ra là người chưa đủ để trở thành Người. Tâm
lí người không có sẵn trong não hay trong cơ thể của trẻ.
Nếu thiếu hụt một trong 3 yếu tố nêu trên thì cá nhân không thể phát triển đầy
đủ và toàn diện nhân cách. Đồng thời nếu thiếu hụt một giao đoạn nào đó trong

5


những giai đoạn phát triển lứa tuổi về mặt thể chất cũng như tâm hồn thì không thể
thay thế hoặc bù đắp bởi một giai đoạn phát triển lứa tuổi khác trong cuộc sống.
Ví dụ: nếu thiếu sự ứng xử song phương giữa bố mẹ và con cái (đặc biệt là sự
tiếp xúc da với da) trong giai đoạn trẻ sơ sinh thì không thể thay thế giai đoạn này bởi
một giai đoạn khác nhằm tạo ra sự gắn bó mẫu tử đặc biệt ấy.
Sự phát triển tâm lí diễn ra do các qui luật tâm lí bên trong của sự phát triển cơ
thể và hoàn cảnh sống của con người. Ở con ngưòi không có hình thức hành vi bẩm
sinh. Quá trình phát triển của con người tiến triển bằng cách lĩnh hội các hình thức và
các phương thức hoạt động do nhân loại tích luỹ được. Quá trình phát triển được xem
như quá trình lĩnh hội sản phẩm văn hoá của loài người trong quá trình giao lưu với
những người xung quanh mang lại. Phát triển tâm lí cá thể là kết quả của sự lĩnh hội,
sự tiếp nhận kinh nghiệm xã hội đã hình thành về mặt lịch sử từ hoạt động của nhiều
thế hệ, mà mỗi thế hệ lại “đứng trên vai của thế hệ trước đó” và làm phong phú thêm
các kinh nghiệm đã tích luỹ được. Nghĩa là, trong quá trình phát triển tâm lí cá thể của
động vật có sự hình thành và tích luỹ 2 hình thức kinh nghiệm: kinh nghiệm của giống
loài (nó được truyền cho các thế hệ tiếp theo ở dạng hình thái của hệ thần kinh) và
kinh nghiệm cá thể (có được bằng con đường thích nghi với môi trường sống rất riêng
biệt đối với mỗi cá thể). Khác với điều đó, trong sự phát triển của trẻ cùng với 2 loại
kinh nghiệm trên còn có một loại kinh nghiệm đặc biệt thứ ba, đó là kinh nghiệm xã
hội, được chất chứa trong sản phẩm lao động có giá trị về mặt tinh thần và vật chất.
Nó được trẻ lĩnh hội trong suốt thời niên thiếu. Trong quá trình lĩnh hội đó chẳng
những trẻ tiếp thu được kiến thức, kĩ năng mà còn phát triển năng khiếu của trẻ và
chính nhân cách của trẻ nữa.

III. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÍ HỌC TRẺ EM (TLHTE)
1. Đối tượng của TLHTE: là những đặc điểm và những qui luật đặc trưng cho sự
phát triển tâm lí ở mỗi độ tuổi. TLHTE nghiên cứu:

Đặc điểm các quá trình tâm lí riêng lẻ (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tình
cảm, ý chí);
6


Những hình thức hoạt động khác nhau (trò chơi, học tập, lao động);
Nhân cách của trẻ trong sự phát triển của nó
Mặc dầu có những khác biệt trong sự phát triển của từng đứa trẻ riêng lẻ, song
tất cả trẻ em đều trải qua những bước hay giai đoạn phát triển nhất định. Sự phát triển
hay nói cách khác - những thay đổi đó không mang tính ngẫu nhiên, mà diễn ra có qui
luật, có nguyên nhân của nó. Nếu ở một đứa trẻ nào đó mà không có sự phát triển
như thế, ta nói đó là trường hợp phát triển không bình thường, hoặc phát triển sớm,
phát triển muộn hoặc phát triển lệch lạc.
2. Nhiệm vụ của TLHTE:
- Làm sáng tỏ các qui luật phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ;
- Tìm ra cơ chế của sự phát triển tâm lí, nhân cách (nguyên nhân, quá trình
phát triển và điều kiện của sự phát triển);
- Nghiên cứu sự phát triển của mỗi quá trình tâm lí, những đặc điểm của hoạt
động của trẻ ở các giai đoạn phát triển nhất định;
- Nghiên cứu sự hình thành nhân cách và các điều kiện ảnh hưởng đến nhân
cách của trẻ.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÍ HỌC TRẺ EM
Tham khảo sách.

Bài 2: NHỮNG QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TRẺ EM
I. VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TRẺ
1. Một số các quan điểm của tâm lí học duy tâm về vai trò của các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển tâm lí trẻ:
- Xem sự phát triển chỉ như là sự tăng lên (hay giảm đi) của hiện tượng tâm lí.
VD, sự phát triển tâm lí của trẻ là sự tăng về số lượng từ mà trẻ nói, sự hình

thành kĩ xảo nhanh hơn, sự tăng thời gian tập trung chú ý hay khối lượng từ ngữ giữ
lại trong trí nhớ.
7


- Cho rằng nguồn gốc sự phát triển của bất kì hiện tượng nào cũng chịu ảnh
hưởng của một sức mạnh nào đó mà người ta không thể điều khiển, nghiên cứu và
nhận thức được.
-> Sự phát triển được xem như một quá trình tự phát.
Các nhà tâm lí đều nhìn nhận rằng con người thay đổi tùy theo hoàn cảnh và
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như tâm lí, xã hội, đặc biệt là di truyền.
Đầu thế kỉ 20, trong lĩnh vực TLH lứa tuổi đã xuất hiện các trường phái giải
thích khác nhau về nguồi gốc của sự phát triển tâm lí trẻ em:
1.1. Thuyết tiền định:
Lấy nhân tố sinh học làm cơ sở cho sự phát triển tâm lý trẻ em.
Các nhà “Nhi đồng học” đầu thế kỉ 19 – đại diện là nhà TLH người Mỹ Stanley
Hall (1844-1924), dựa vào lí thuyết về sự tiến triển con người của nhà sinh học người
Anh Charler Darwin (1809-1882) cho rằng: Sự phát triển tâm lí là do những tiềm năng
sinh vật gây ra và con người có tiềm năng đó ngay từ khi ra đời. Mọi đặc điểm tâm lí
là do quá trình trưởng thành, chín muồi của những thuộc tính đã có sẵn và được
quyết định bằng con đường di truyền. VD, những nét của bậc thiên tài hay của kẻ ngu
xuẩn, người dũng cảm hay kẻ nhát gan… đã có sẵn ở trẻ khi sinh ra.
Như vậy, di truyền là yếu tố cơ bản và quyết định sự phát triển tâm lí của con
người. Môi trường chỉ là “yếu tố điều chỉnh”, “yếu tố thể hiện ” một nhân tố bất biến
nào đó ở trẻ.
Nhà tâm lí học Mỹ E. Toocđai cho rằng: Tự nhiên ban cho mỗi người một vốn nhât
định, giáo dục cần phải bộc lộ vốn đó là gì và sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất.
Và cái “vốn tự nhiên” đó đặt ra giới hạn cho sự phát triển, cho nên một bộ phận học
sinh tỏ ra không đạt kết quả nào đó dù giảng dạy tốt và ngược lại. Vai trò của giáo dục
bị hạ thấp. Giáo dục chỉ có khả năng tăng nhanh hoặc kìm hãm quá trình bộc lộ

những phẩm chất tự nhiên.
1.2. Thuyết duy cảm:

8


Đối lập với thuyết tiền định, thuyết duy cảm giải thích sự phát triển chỉ bằng
những tác động của MTXQ. Môi trường là nhân tố tiền định của sự phát triển tâm lí
trẻ, nghiên cứu nhân cách con người chỉ cần phân tích môi trường sống của họ.
Như vậy, môi trường xung quanh như thế nào thì nhân cách con người, cơ chế
hành vi, những con đường phát triển của hành vi sẽ như thế đó.
VD, nhà triết học người Anh Jôn Lôclơ coi trẻ em như một “tờ giấy trắng”, sự
phát triển của trẻ phụ thuộc vào những tác động của môi trường bên ngoài, do vậy
người lớn muốn vẽ lên tờ giấy cái gì thì nó sẽ lên như thế. Tuy nhiên, quan niệm này
không giải thích được vì sao trong môi trường như nhau, lại có những nhân cách khác
nhau.
-> Hai quan điểm trên đều sai lầm, chúng phản ảnh quan niệm siêu hình của
các nhà bác học, họ xem sự phát triển của trẻ một cách tách rời và không phụ thuộc
vào những điều kiện cụ thể mà trong đó quá trình ấy diễn ra.
Khác nhau: quan điểm thứ nhất cho rằng động lực của phát triển tâm lí là di
truyền, thứ hai là môi trường;
Giống nhau: cả hai đều xem trẻ là đối tượng thụ động trước những ảnh hưởng
bên ngoài.
1.3. Thuyết hội tụ hai yếu tố: (V.Stecnơ - nhà tâm lí học người Đức): Thuyết này
tính tới tác động của hai yếu tố khi nghiên cứu trẻ.
- Họ hiểu tác động của hai yếu tố này một cách máy móc, hai yếu tố này quyết
định một cách trực tiếp sự phát triển tâm lí, trong đó di truyền quyết định nhất và môi
trường là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lí đã được định sẵn thành hiện thực.
- Sự chín muồi của những năng lực, những nét tính cách…mà trẻ sinh ra đã có
sẵn là bất biến trong nhịp độ và giới hạn của sự phát triển.

- Cho rằng môi trường, cũng như yếu tố di truyền quyết định trước sự phát triển
của trẻ, nó không phụ thuộc vào hoạt động sư phạm của nhà giáo dục và tính tích cực
ngày càng tăng của trẻ.

9


Tóm lại: Các thuyết trên thừa nhận đặc điểm tâm lí của con người là bất biến,
hoặc tiền định, xem đứa trẻ là một thực thể thụ động, cam chịu ảnh hưởng của yếu tố
di truyền.
- Không đề cập đến vai trò của giáo dục, phủ nhận tính tích cực của cá nhân,
xem sự phát triển của trẻ một cách tách rời và không phụ thuộc vào những điều kiện
cụ thể mà trong đó quá trình phát triển tâm lí đang diễn ra.
- Không thấy được con người là một chủ thể tích cực, chủ động trước tự nhiên,
có thể cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân mình để phát triển nhân cách.
2. Quan điểm duy vật - biện chứng về vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hình thành và phát triển tâm lí trẻ em: (Tham khảo thêm sách của Mukhina hoặc
Nguyễn Anh Tuyết)
Nên Người là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội được loài
người sáng tạo ra và giữ lại trong nền văn hóa, bằng hoạt động của chính đứa trẻ và
luôn luôn được người lớn hướng dẫn – tức là giáo dục. Đó chính là cơ chế về sự phát
triển của trẻ em.
Những đặc điểm, những mối quan hệ: giữa điều kiện sinh học và nền văn hóa
với sự phát triển của trẻ, giữa hoạt động của chính trẻ với sự phát triển của nó, giữa
giáo dục của người lớn với sự phát triển của trẻ mang tính phổ biến và tính tất yếu
khách quan, vì vậy, đó chính là những qui luật của sự phát triển tâm lí trẻ em.
2.1. Yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều kiện tất yếu của sự phát triển tâm lý:
Di truyền: Là những phẩm chất và đặc điểm nhất định của cơ thể, bao gồm các
đặc điểm giải phẫu sinh lí: màu da, màu mắt, hình dáng thân thể, các đặc điểm của hệ
thần kinh, cơ quan ngôn ngữ, khả năng tư duy, khả năng tiếp nhận hành vi đặc biệt

của con người mà trẻ được thừa hưởng từ cha mẹ.
Bẩm sinh: Đặc điểm bẩm sinh thường được hình thành trong quá trình phát
triển của bào thai (do cách ăn uống của bà mẹ, chế độ lao động, nghỉ ngơ, bệnh tật,
ảnh hưởng của chất độc hóa học, tia phóng xa…). Tất cả những dao động của “môi
trường trong người mẹ” đã gây ra sự thay đổi trong chức năng và đôi khi trong cấu
trúc giải phẫu của cơ thể thai nhi.
10


Các nhà tâm lý thuộc trường phái L. X. Vưgotxki xem yếu tố bẩm sinh - di
truyền là điều kiện sinh học thiết yếu của sự phát triển tâm lý. Điều kiện đó tác động
đến sự phát triển tâm lý của trẻ như sau:
Thứ nhất: Khi sinh ra, con người đã có khả năng để tiếp tục phát triển, con
người đã có những thuộc tính hình thái cần thiết cho quá trình phát triển mang tính
lịch sử - xã hội vô tận sau này của con người – mà không đòi hỏi bất cứ một biến đổi
nào trong bản chất di truyền của con người nữa. Do tác động của lao động, giao lưu
ngôn ngữ và đời sống xã hội, các cơ quan cao cấp của hệ thần kinh ngày càng trở
nên linh hoạt và mềm dẻo hơn, ngày càng thích ứng hơn với việc tạo ra những hình
thái hành vi mới trong quá trình sinh sống.
Vỏ bán cầu đại não của trẻ sơ sinh rất giống vỏ não của người lớn về cấu tạo
hình thể chung và số lượng các yếu tố thần kinh riêng biệt. Đặc điểm chủ yếu của vỏ
bán cầu đại não của trẻ sơ sinh là những nhánh tế bào thần kinh của nó chưa được
phát triển. Tất cả những mạch nối các tế bào, các lớp, các miền riêng biệt của vỏ não
được phát triển trong cuộc sống. Những hệ thống chức năng mới của não hình thành
trong cuộc sống là cơ sở vật chất sinh lý của các hình thái hành vi và các quá trình
tâm lý, được hình thành dần trong quá trình giáo dục. I. P. Paplop coi vỏ não là cơ
quan phát triển cá thể.
Thứ hai: Những tư chất, tức những đặc điểm sinh lý của vỏ não, những miền
phân tích riêng biệt của vỏ não, chỉ tạo ra những tiền đề nhất định để hình thành nên
những năng khiếu. Còn năng khiếu có hình thành hay không, chúng chiếm vị trí nào

trong cuộc sống và trong sự phát triển của trẻ, cái đó còn do điều kiện cụ thể của cuộc
sống, nói cho cùng là do giáo dưỡng và giáo dục quy định.
Thứ ba: Mức độ phát triển thể chất của trẻ ở mỗi thời kỳ và những đặc điểm
của hoạt động thần kinh cấp cao của nó là điều kiện cần thiết cho trẻ phát triển với tư
cách là thành viên xã hội.
Các thuộc tính bẩm sinh của cơ thể và sự chín muồi của nó là điều kiện cấp
thiết, nhưng không phải là nguyên nhân thúc đẩy quá trình đó. Nó là tiền đề sinh lý để
hình thành những dạng hoạt động tâm lý mới, nhưng không ấn định nội dung và cấu
trúc tâm lý của hoạt động đó.
11


Ví dụ 1: Sự kích hoạt và phát triển của các cơ quan thụ cảm (thị giác, thính
giác, xúc giác...) là tiền đề sinh học cho sự xuất hiện nhu cầu về người lớn, nhu cầu ở
bên người lớn, là tiền đề sinh học để trẻ nhận biết người thân trên nền tri giác chung,
là tiền đề sinh học để xuất hiện phức cảm hớn hở như một cấu trúc tâm lý kiểu người
đầu tiên. Sự hoạt động của các cơ quan thụ cảm là điều kiện thiết yếu để phát triển
nhận thức và ngôn ngữ của trẻ tuổi hài nhi, nhưng không quy định nội dung sự phát
triển ngôn ngữ hoặc nhận thức của trẻ. Nội dung ngôn ngữ và nội dung nhận thức
được quy định bởi ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, bởi phương thức nhận thức kiểu người –
bởi văn hóa nhân loại.
Ví dụ 2: Không có một thuộc tính tâm lý nào đặc trưng của loài người, như tư
duy logic, tưởng tượng sáng tạo, sự điều khiển các hành động lý trí … lại có thể hình
thành bằng con đường chín muồi các tư chất bẩm sinh. Để hình thành các thuộc tính
tâm lý loại đó con người phải chịu ảnh hưởng của điều kiện sống và giáo dục nhất
định.
2.2. Môi trường là nguồn gốc của sự phát triển tâm lý:
Môi trường tự nhiên: bao gồm khí hậu, thực vật, điều kiện địa dư…ảnh hưởng
đến sự phát triển của trẻ: những dứa trẻ ở vùng núi có sự trao đổi chất khác với
những đứa trẻ ở vùng biển, thành phố. Môi trường tự nhiên ảnh hưởng gián tiếp tới

trẻ qua lối sống, qua lao động của người lớn ở mỗi vùng tự nhiên khác nhau. Con của
người nông dân chơi và quan tâm đến đời sống hoàn toàn khác với con của người
đánh cá, người thợ mỏ…, phạm vi hiểu biết, hứng thú, thói quen của chúng khác nhau
vì chúng phản ánh cuộc sống của những người xung quanh trong điều kiện tự nhiên
của chúng.
Môi trường xã hội: bao gồm môi trường gia đình, nhà trường, xã hội biểu hiện ở
phong tục, tập quán, lối sống, truyền thống, nền văn hóa, nghệ thuật, chính trị xã hội,
lịch sử…
Các yếu tố của môi trường xã hội không có giá trị như nhau và có ảnh hưởng không
giống nhau tới đứa trẻ trong những giai đoạn phát triển khác nhau của nó. VD, ở trẻ
mẫu giáo, môi trường gia đình quyết định sự phát triển tâm lí, nhân cách của nó. Văn
12


hóa gia đình có vai trò đặc biệt – gia đình là môi trường xã hội đầu tiên của mỗi người.
Trẻ tiếp thu văn hóa gia đình và mang theo suốt cuộc đời
Môi trường xã hội (về bản chất hình thành do tác động của con người) không
chỉ là điều kiện bên ngoài, mà còn là nguồn gốc phát triển của trẻ, bởi vì môi trường
đó chứa đựng toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần. Trong giá trị đó có chứa đựng toàn
bộ các đặc điểm nhân tính, và mỗi cá nhân lĩnh hội chính những giá trị đó trong quá
trình phát triển của chính mình. Không được sống trong xã hội loài người thì đứa trẻ
không thể trở thành người.
- Ngay từ đầu trẻ đã lớn lên và phát triển trong môi trường đặc biệt, trong thế
giới do hoạt động do con người tạo ra, đó là thế giới đồ vật, trong đó có sự kết tinh
năng lực của con người. Thế giới đồ vật đó nhằm thỏa mãn những nhu cầu chỉ con
người mới có. Môi trường là nguồn gốc để phát triển nhân cách của trẻ và các thuộc
tính đặc thù của con người.
Ví dụ 1: Môi trường gia đình không chỉ là điều kiện phát triển tâm lý trẻ mà còn
là nguồn gốc của sự phát triển đó. Quan hệ giữa bố mẹ, chuẩn mực hành vi của bố
mẹ vừa là điều kiện phát triển tâm lý lành mạnh cho trẻ vừa là cái được phản ánh

trong tâm lý trẻ. Trẻ con tiếp thu chuẩn mực đạo đức từ mẫu hành vi của cha mẹ. Vì
vậy, cha ông ta ngày xưa vẫn có câu “Cha nào con đấy”.
Ví dụ 2: Ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ có trong người mẹ khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh,
vừa là môi trường mang tính xã hội của trẻ sơ sinh, vừa là nguồn gốc của sự phản
ánh tâm lý. Ngôn ngữ đó sẽ được trẻ lĩnh hội ở tuổi hài nhi và trở thành cái tâm lý của
trẻ.
Ví dụ 3: Ở tuổi ấu nhi, đồ vật do con người chế tạo ra vừa có thuộc tính vật lý
(màu sắc, hình dáng, kích thước…) vừa có thuộc tính xã hội (cấu trúc và công dụng,
cấu trúc được quy định bởi công dụng) là môi trường được phản ánh trong tâm lý trẻ
nhiều nhất, nhờ vậy mà chức năng nhận thức của tâm lý trẻ, đặt biệt là tri giác, được
hình thành và phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn này.…

13


Ví dụ 4: Người lớn với các nghề nghiệp của họ là môi trường bao quanh trẻ
mẫu giáo. Chuẩn mực đạo đức ở họ là nguồn gốc của sự phản ánh tâm lý, là cái
được trẻ lĩnh hội và sẽ trở thành ý thức của trẻ – cái tâm lý.
Đ. B. Encônhin cho rằng:
- Chỉ có yếu tố nào của môi trường mà trẻ tích cực quan hệ, tích cực tác động
qua lại mới hình thành điều kiện cụ thể có ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Điều
kiện sống của trẻ không ngừng thay đổi theo tiến trình phát triển của chính trẻ, và thay
đổi theo các thái độ của trẻ với các khía cạnh nào đó của môi trường. Trẻ sơ sinh và
hài nhi tích cực tương tác với người trực tiếp nuôi dưỡng nó. Môi trường tác động lên
trẻ là con người – người thân, người nuôi dưỡng, đặc biệt là người mẹ. Trẻ ấu nhi
tích cực tiếp xúc với đồ vật khác nhau, môi trường đồ vật, đặc biệt là đồ vật do con
người chế tạo ra – công cụ hoạt động của con người, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới trẻ.
Trẻ mẫu giáo say mê người lớn theo các ngành nghề khác nhau. Con người có chức
năng xã hội, các hành động nghề nghiệp của họ, và các chuẩn mức đạo đức của họ
là môi trường được trẻ mẫu giáo quan tâm nhất, thì mới có tác động đến sự phát triển

tâm lý trẻ....
- Trẻ không tự động thích nghi với thế giới đồ vật của loài người, mà chủ động
tiếp thu tất cả các thành tựu của loài người – đó là quá trình lĩnh hội văn hóa nhân
loại, quá trình tiếp thu. Quá trình lĩnh hội là quá trình cá thể hóa những năng lực và
chức năng của con người đã hình thành trong lịch sử nhân loại.
2.3. Giáo dục, dạy học có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển tâm lí, nhân cách
của tre
Giáo dục, dạy học quyết định phương hướng phát triển của trẻ. Giáo dục, dạy
học phải có mục đích, hệ thống và phương pháp khoa học.
Dạy học phải có các điều kiện sau:
- Dạy học chỉ có thể đạt kết quả tốt nếu nó dựa vào trình độ phát triển tâm lí mà
trẻ đã đạt được. Dạy học không được quá khó hoặc quá dễ đối với trẻ.

14


- Dạy học phải đi trước sự phát triển của trẻ. Nghĩa là, dạy học phải tính đến
trình độ phát triển trẻ đã đạt được ở hiện tại, nhưng không dừng lại, mà phải biết dẽ
đưa sự phát triển của trẻ đi tới đâu và bước tiếp theo như thế nào.
- Dạy học phải hướng vào “vùng phát triển gần nhất” của trẻ (theo L. X.
Vưgotxki). “Vùng phát triển gần nhất” là một chỉ tiêu đánh giá tiềm lực phát triển của
trẻ ở một giai đoạn nhất định, là những vùng được hình thành trong quá trình dạy học
và trong giao tiếp với người lớn hoặc với bạn bè.
Trẻ có thể tự làm được điều gì mới sau khi đã thực hiện được điều đó trong sự
hợp tác với người khác.
Độ chênh lệch giữa những cái trẻ có thể làm được với sự giúp đỡ của người
khác và những cái trẻ có thể tự làm một mình được gọi là “vùng phát triển gần nhất”.
- Dạy học phải hướng vào giai đoạn phát cảm phát triển. Có những giai đoạn
phát triển lứa tuổi mà những tác động dạy học nhất định có ảnh hưởng mạnh nhất
đến quá trình phát triển tâm lí – những giai đoạn đó gọi là giai đoạn phát cảm phát

triển.
- Dạy học chú trọng đến việc hình thành ở trẻ những hành động định hướng
(bên ngoài và bên trong).
- Giáo dục có thể làm thay đổi điều kiện sinh học không có lợi cho sự phát triển
tâm lí của trẻ (các dị tật). Não người (đặc biệt là ở trẻ khi hệ thần kinh còn mềm dẻo)
có khả năng cải tổ lại, chúng có khả năng bù trừ cao. Vd, người khiếm thị thì phát triển
chức năng thính giác, trẻ khiếm thính phát triển khẩu hình…
- Giáo dục phát triển những mầm mống năng khiếu đặc biệt.
Giáo dục có thể tác động đến các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh
hưởng đến sự phát triển tâm lí của trẻ. Song giáo dục không phải là vạn năng.
2.4. Hoạt động là động lực của sự phát triển tâm lý của trẻ
Việc lĩnh hội kinh nghiệm xã hội không phải bằng con đường tri giác thụ động
mà ở dạng tích cực. Sự phát triển tâm lí của trẻ chỉ có thể diễn ra thông qua hoạt

15


động, vì trong quá trình hoạt động, bao giờ đối tượng hoạt động cũng được phản ánh
đầy đủ nhất.
Chỉ có thông qua người lớn trẻ mới nắm được toàn bộ sự phong phú của thực
tại – thế giới đồ vật và cách sử dụng chúng, ngôn ngữ, quan hệ giữa người và người,
động cơ hoạt động của loài người và tất cả các năng lực của loài người.
Chỉ thông qua hoạt động của bản thân trẻ mới nắm được toàn bộ di sản văn
hóa nhân loại, mới có cương vị là thành viên của xã hội, và phát triển được tâm lý và
ý thức. Trẻ sơ sinh và hài nhi khi giao tiếp với người nuôi dưỡng mới có thể có được
phương thức sống kiểu người (ăn, ngủ, vệ sinh kiểu văn hóa nhân loại), lĩnh hội được
cấu âm tiếng mẹ đẻ và tiền đề phát triển ngôn ngữ. Trẻ mẫu giáo tiếp thu được chuẩn
mực hành vi của con người theo các ngành nghề khác nhau là nhờ chơi sắm vai…
Hoạt động của trẻ xuất phát từ nhu cầu mang bản chất xã hội, chỉ ở con người
mới có, đó là nhu cầu về người lớn, nhu cầu tiếp xúc, nhu cầu giao lưu với người lớn,

nhu cầu cùng với người lớn tiến hành hoạt động với đồ vật, nhu cầu sống chung với
người lớn, nhu cầu hoạt động một cách có ý nghĩa và có giá trị xã hội như người lớn,
xu hướng tự chủ – nhu cầu thành người lớn.
Mỗi giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ nối tiếp theo giai đoạn phát triển trước,
bước chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, được bảo đảm bởi các
nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Giống như mọi quá trình biện chứng khác, trong
sự phát triển của trẻ, xuất hiện mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập ràng buộc sự quá độ
từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Một trong những mâu thuẫn đó là khả năng tâm
sinh lý lứa tuổi của trẻ và các dạng quan hệ với người xung quanh và các hoạt động
đã được nảy sinh trước đó. Tương quan giữa xu thế tự chủ và nhu cầu được giao tiếp
với người lớn, sống chung với người lớn, trong hoạt động của trẻ có mâu thuẫn nội
tại, là cơ sở phát triển nhân cách của trẻ. Các mâu thuẫn này tạo ra tính gây cấn của
các cuộc khủng hoảng lứa tuổi. Giải quyết các cuộc khủng hoảng đó bằng con đường
hình thành các mối quan hệ mới của trẻ với môi trường xung quanh, hình thành các
dạng hoạt động mới. Chính điều này đánh dấu bước quá độ sang nấc thang tiếp theo.

16


Sự phát triển tâm lý trải qua những giai đoạn phát triển có chất lượng riêng, kế
tiếp nhau. Mỗi giai đoạn phát triển tâm lí được dặc trưng bởi một quan hệ nhất định
của trẻ với thực tế và bởi một kiểu hoạt động chủ đạo.
Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó qui định những biến
đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách
cá thể ở giai đoạn phát triển nhất định của nó.
Đặc điểm của hoạt động chủ đạo ở mỗi giai đoạn phát triển:
+ Là hoạt động có đối tượng mới, chính đối tượng mới tạo ra cái mới trong tâm
lí, tức là tạo ra sự phát triển.
+ Là hoạt động đặc trưng của lứa tuổi, nó quyết định sự phát triển tâm lí của lứa
tuổi. Những quá trình tâm lí được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này.

+ Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng diễn ra đồng
thời. Do vậy tạo ra nét đặc trưng trong tâm lí cá thể ở mỗi giai đoạn phát triển.
Tóm lại: Về nguồn gốc của sự phát triển tâm lý trẻ em, Enconhin cho rằng bẩm
sinh di truyền là những điều kiện cần thiết bên trong giúp cho các cấu tạo tâm lí có thể
xuất hiện, nhưng nó không qui định cả thành phần lẫn chất lượng chuyên biệt của các
cấu tạo mới ấy. Giáo dục và người lớn có vai trò quan trọng. Chỉ có thông qua người
lớn và nhờ có người lớn trẻ mới nắm được sự phong phú của hiện thực. Hoạt động
của trẻ trong quan hệ của trẻ với thế giới đồ vật bao giờ cũng lấy quan hệ giữa trẻ và
người lớn làm khâu trung gian. Nhưng chỉ có hoạt động của bản thân trẻ để nắm lấy
thực tại mới là động lực làm cho trẻ- một thành viên của xã hội phát triển được tâm lí
và ý thức của mình.

II. CÁC QUI LUẬT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TRẺ EM:
1. Tính không đồng đều của sự phát triển:
1.1. Xét trong tiến trình cá thể:
Sự phát triển tâm lí của mỗi cá thể mang tính không đồng đều. Có những giai
đoạn sự phát triển diễn ra với tốc độ nhanh, có giai đoạn phát triển chậm chạp hơn (ở
17


lứa tuổi mầm non tốc độ phát triển nhanh có thể tính từng tuần, từng tháng. Tốc độ
phát triển đó về sau khó tìm thấy ở giai đoạn khác).
Trong tiến trình phát triển còn có những giai đoạn phát cảm của một vài chức
năng tâm lí. Đó là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợn nhất, đặc biệt sự chín muồi
của hệ thần kinh khiến cho một chức năng tâm lí nào đó phát triển rất nhanh. Vd, sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra rất nhanh ở trẻ 2-5 tuổi; những cử động tinh tế của
ngón tay thường có ở trẻ 7-8 tuổi… Phát hiện thời kì phát cảm phát triển, nhà giáo
dục tìm mọi cách phát triển các chức năng tâm lí của trẻ đúng lúc. Nếu sớm quá hoặc
để chậm quá thì sẽ khó thực hiện (ép trẻ tập đi lúc 8 tháng; ép tập đọc, làm tính trước
6 tuổi chẳng những không có kết quả mà còn có hại cho trẻ sau này).

1.2. Xét giữa trẻ này và trẻ khác:
Tất cả trẻ em đều trải qua những giai đoạn phát triển theo một trình tự nhất
định. Tuy nhiên, mỗi trẻ phát triển theo cách riêng của mình, với tốc độ, nhịp độ và
khuynh hướng riêng.
Sự phát triển không đồng đều trong tốc độ, nhịp độ thể hiện ở sự phát triển sớm
hơn hoặc chậm hơn so với trẻ khác của đứa trẻ. Trong nhịp độ nắm vững từng dạng
hoạt động, cũng như trong nhịp độ phát triển các quá trình và phẩm chất tâm lí thì sự
khác biệt này càng rõ hơn. Vd, trong cùng một lớp có trẻ vẽ được những bức tranh có
nghĩa, có trẻ lại hoàn toàn chưa có kĩ năng vẽ; có trẻ tỏ ra ham hiểu biết, có trẻ lại thờ
ơ với mọi sự vật hiện tượng…
Bên cạnh sự khác biệt về tốc độ và nhịp độ phát triển, ở trẻ còn bộc lộ những
khác biệt về tính cách, năng lực, hứng thú…tạo ra khuynh hướng khác nhau trong sự
phát triển của trẻ.
Nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều: Có thể do sự khác biệt về: điều kiện
sinh học, môi trường sống và giáo dục, hoàn cảnh phát triển riêng của từng trẻ, sự lựa
chọn, khuynh hướng của trẻ khi tiếp nhận ấn tượng từ môi trường sống; mức độ tích
cực của trẻ khi tham gia vào hoạt động; nhu cầu,động cơ, kĩ năng và kết quả hoạt
động của trẻ khác nhau dẫn đến mức độ phát triển tâm lí khác nhau.
2. Tính toàn vẹn của tâm lí:
18


Cùng với sự phát triển, tâm lí con người ngày càng có tính trọn vẹn, thống nhất
và bền vững.
Sự phát triển tâm lí là sự chuyển biến dần các trạng thái tâm lí thành các đặc
điểm tâm lí cá nhân.
Tính toàn vẹn tâm lí phụ thuộc khá nhiều vào động cơ chỉ đạo hành vi của trẻ.
3. Tính mềm dẻo và khả năng bù trư:
Tính mềm dẻo của hệ thần kinh tạo ra khả năng bù trừ. Khi một chức năng tâm
lí nào đó bị thiếu hoặc yếu thì những chức năng tâm lí khác được tăng cường, phát

triển mạnh để bù đắp hoạt động của chức năng này. Vd, kuyết tật của thị giác được
bù dắp bằng sự phát triển mạnh của xúc giác…
Tóm lại: Sự phát triển tâm lí trẻ diễn ra rất phức tạp. Việc điều khiển quá trình
phát triển tâm lí của trẻ là khó khăn, bới các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí
trẻ luôn thay đổi, không ổn định. Bản thân trẻ cũng luôn thay đổi, không bao giờ lặp lại
chính nó. Tuy nhiên, sự phát triển tâm lí trẻ cho thấy nhân cách con người vô cùng
phong phú, có một không hai, tạo ra sự phong phú của xã hội. Nhà giáo dục phải
tránh rập khuôn, máy móc, áp đặt trẻ, phải tôn trọng cá tính riêng của trẻ; tìm ra con
đường riêng và có những biện pháp phù hợp với mỗi trẻ.

III. PHÂN KÌ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÍ
1. Cơ sở về phân kì giai đoạn phát triển tâm lí:
Có nhiều cách phân kì: dựa vào động lực và các điều kiện của sự phát triển tâm
lí, các nhà tâm lí học có các cách phân kì phát triển tâm lí như sau:
1.1. Cách phân kì theo A.Freud:
Là người đại diện cho trường phái sinh học. Ông căn cứ vào độ chín muồi của
cơ thể trẻ để phân chia. Ở mỗi giai đoạn có những “khoái cảm xác thịt” xuất phát từ
một bộ phận đặc biệt và tương ứng với mỗi giai đoạn có những đặc trưng tâm lí riêng.

19


Giai đoạn môi miệng (GĐ giác quan):0-1 tuổi: Trẻ chưa phân biệt bản thân với
đối tượng, có cảm xúc khoái cảm khi mút, cắn, nhai bất cứ thứ gì; trẻ hòa mình với
mẹ; chưa có biểu tượng.
Giai đoạn hậu môn (GĐ bài tiết):1 -3 tuổi: Trẻ chuyển từ GĐ chỉ biết nhận sữa
mẹ -> chủ động hơn. Trẻ có khả năng nén lại / tống những chất cặn bã ra ngoài theo ý
muốn, coi đó là một bộ phận, là vật quí, là“sản phẩm” đầu tiên của mình. Tình cảm với
mẹ mang tính 2 chịều
Giai đoạn dương vật (GĐ giới tính):3 - 6 tuổi: Trẻ nhận ra giới tính của mình.

Tình cảm hướng vào người khác giới (mặc cảm Oedipus) -> tình cảm khá phức tạp
Giai đoạn trầm lặng (6 – 12 tuổi): Xung lực tính dục của trẻ tương đối ổn định
Giai đoạn dậy thì (12 tuổi trở đi): Sự trưởng thành của hệ thống sinh sản, sự
sản sinh của hoocmôn sinh dục. Dục vọng thể hiện một cách mạnh mẽ.
=> + Chỉ dựa trên sự chín muồi của cơ thể;
+ Bỏ qua bản chất xã hội của sự phát triển tâm lí;
+ Bỏ qua vai trò của hoạt động và giáo dục.
1.2. Cách phân kì theo J.Piaget:
Dựa vào sự phát triển trí tuệ để phân kì:
Thời kì giác động (0-2 tuổi).
Thời kì tiền thao tác (2-7 tuổi).
Thời kì thao tác cụ thể (7-11 tuổi).
Thời kì những thao tác hình thức (11- 14, 15 tuổi)
=> + Cách chia này tách rời sự phát triển trí tuệ với sự phát triển các nhu cầu
khác
+ Không giải thích được vì sao trẻ chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác
+ Cho rằng sự phát triển trí tuệ của trẻ là quá trình phát triển các dạng thích
nghi của trẻ với thế giới đồ vật.
20


1.3. Cách phân kì theo hoạt động (theo Đ.B. Enconhin):
Động lực của sự phát triển tâm lí là hoạt động tích cực của cá nhân. Dựa vào
nội dung, đặc điểm và đối tượng của hoạt động, Đ.B. Enconhin đã chia các loại hình
hoạt động thành 2 nhóm lớn, có giai đoạn này nhóm này là chủ đạo, có giai đoạn
nhóm kia là chủ đạo
Nhóm 1:
- Có các hoạt động, mà chủ yếu định hướng theo ý nghĩa cơ bản hoạt động của
con người, quá trình lĩnh hội nhiệm vụ, động cơ và chuẩn mực trong quan hệ giữa
người và người.

- Những hoạt động này nằm trong hệ thống “trẻ em - người lớn - xã hội”.
- Quá trình giao tiếp là những bậc thang đặc biệt để trẻ em lĩnh hội liên tục lĩnh
vực đó
- Khi thực hiện nhóm hoạt động này ở trẻ có ưu thế phát triển lĩnh vực động cơ,
nhu cầu, tình cảm.
Nhóm 2.
- Có các hoạt động, mà trong đó trẻ tiếp thu những phương thức hành động
mang tính xã hội đối với đồ vật và các chuẩn cảm giác nhằm nêu ra các thuộc tính
này / khác của đồ vật.
- Những hoạt động nay nằm trong hệ thống “trẻ - đồ vật mang tính xã hội”.
- Những hoạt động này khác nhau ở mức độ nào đó, nhưng đều là việc lĩnh hội
văn hoá nhân loại.
- Trên cơ sở những hoạt động này, sự định hướng của trẻ trong thế giới đồ vật
sẽ sâu sắc hơn -> ở trẻ hình thành năng lực trí tuệ và quá trình trưởng thành như một
thành viên trong lực lượng sản xuất của xã hội.
Các giai đoạn:
Tuổi hài nhi (0-12/15 tháng): Giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn là hoạt
động chủ đạo..
21


Tuổi ấu nhi (1-3 tuổi): Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo. Trẻ tiếp thu
mạnh mẽ những thao tác công cụ, những tri thức thực tiễn thực hành.
Tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi): Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, đặc biệt là
trò chơi đóng vai. Trong trò chơi đóng vai trẻ mô phỏng lại nhửng mối quan hệ giữa
con người với con người, cùng với những chuẩn mực xã hội mà trẻ tiếp thu được
trong cuộc sống. Nhờ đó nhân cách của trẻ dần dần phát triển với tư cách là một
thành viên của xã hội.
Tuổi học sinh tiểu học (6-11 tuổi): Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo
nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức và những phương thức hành vi.

Tuổi học sinh trung học cơ sở (11-15 tuổi): Hoạt động giao tiếp nhân cách nhằm
thiết lập các mối quan hệ giữa các em với nhau, dực trên sự tin cậy, hứng thú, tình
cảm bạn bè. Hoạt động này nhằm thiết lập và vận hành mối quan hệ cá nhân. Quan
hệ cá nhân với nhóm, với tập thể được hình thành.
Tuổi học sinh trung học phổ thông: Hoạt động học tập chuyên nghiệp.
=> Cách chia này có ý nghĩa to lớn, nó tạo điều kiện cho việc hình thành các
biện pháp giáo dục thích hợp cho từng giai đoạn lứa tuổi và sự liên hệ giữa chúng.
Trong mỗi giai đoạn có hoạt động chủ đạo, nhà giáo dục cần tập trung để hình thành
HD đó. Cần tổ chức tốt để nó phát huy tác dụng mạnh mẽ trong đời sống tâm lí trẻ,
thúc đẩy cái mới, tức là tạo ra sự phát triển.
Tuy nhiên, sự phân định giai đoạn ở đây chỉ là tương đối, vì các giai đoạn phát
triển tâm lí của trẻ không cố định. Giới hạn lứa tuổi ở mỗi giai đoạn có thể thay đổi tùy
theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội, đặc điểm hệ thống giáo dục, phong tục tập
quán… Những nét tâm lí cơ bản chung cho trẻ em ở cùng một giai đoạn phát triển còn
phụ thuộc vào đặc điểm và những nét tâm lí riêng của từng em.

Phần 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ TỪ 0–3 TUỔI
Bài 1: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ HÀI NHI (0-12/15 THÁNG)
I. TRẺ SƠ SINH: 0-2 THÁNG
22


1. Khủng hoảng giai đoạn tuổi sơ sinh:
Giai đoạn khủng hoảng đầu tiên trong quá trình phát triển của trẻ – giai đoạn sơ
sinh. Ra đời - đó là cơn sốc đối với trẻ, mặc dù trẻ không có một ý thức nào về việc
này. Các nhà phân tâm học cho đó là tổn thương đầu tiên mà trẻ phải chịu đựng và nó
có tác động rất mạnh. Cả cuộc đời sau này của con người vẫn mang dấu ấn của lần
tổn thương này. Đó là một sự đảo lộn hoàn toàn sự cân bằng, kéo theo sự biến đổi
sâu sắc. Không những đứa trẻ chịu mọi loại sức ép và những những cơn co thắt, mà
nó còn chịu một trạng thái nặng nề đột ngột từ một môi trường chất lỏng qua môi

trường không khí, cũng như đột ngột bị nhiễm lạnh. Nhu cầu oxy làm cho hoạt động
hô hấp bắt đầu, việc hít không khí lần đầu có lẽ là đau đớn, kèm theo tiếng khóc đầu
tiên, tuần hoàn máu tự chủ hoạt động.
Khủng hoảng tuổi sơ sinh là một bước chuyển biến giữa hình thức sống kí sinh
trong bụng mẹ- một môi trường tương đối ổn định, sang hình thức sống bên ngoài
trong môi trường với vô số kích thích. Nếu bên cạnh trẻ sơ sinh không có người lớn
thì chỉ vài giờ sau nó sẽ chết. Sự quá độ sang hình thức vận hành chức năng mới
được đảm bảo bởi người lớn.
2. Những phản xạ của trẻ sơ sinh:
2.1. Các phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh:
- Phản xạ tự vệ: co người lại khi bị chạm vào da (lòng bàn tay, bàn chân, ngón
chân cái co lên khi bị kích thích…), nheo mắt khi có ánh sáng loé lên trước mặt…để
hạn chế bớt những kích thích từ môi trường bên ngoài.
- Phản xạ định hướng: trẻ quay đầu về phía ánh sáng mạnh, nhìn theo một
nguồn ánh sáng đang chuyển động. Phản xạ định hướng không phải là phản xạ bẩm
sinh, nó được nảy sinh trên cơ sở những phản xạ tự vệ bẩm sinh, nhờ những kích
thích bên ngoài (do người lớn tạo ra), là cơ sở ban đầu của hoạt động tìm tòi ở trẻ.
- Các phản xạ khác như: phản xạ mút, phản xạ thở, phản xạ bấu, phản xạ trườn
(khi chạm vào lòng bàn chân), phản xạ về nhiệt độ…
2.2. Sự khác biệt giữa trẻ sơ sinh và động vật mới sinh:
23


- Ở con vật non: những phản xạ không điều kiện bảo đảm cho nó trở thành con
vật lớn. Đây chính là những hành vi bản năng như tự vệ, săn mồi…
- Ở đứa trẻ: những phản xạ không điều kiện không bảo đảm sự xuất hiện các
hình thái hành vi con người (nói, suy nghĩ, lao động…)
So với con vật non thì đứa trẻ yếu ớt hơn rất nhiều vì trẻ hoàn toàn bất lực vào
thời điểm sinh ra, ở trẻ không có một cử động nào thuộc về hành vi mang tính định
sẵn. Đây chính là sự bất lực sinh học của nó, nhưng nó lại là kết quả tiến hoá của

hàng trăm ngàn năm, nó mở rộng khả năng phát triển. Tất cả sẽ được hình thành
trong cuộc sống.
2.3. Ý nghĩa của các phản xạ không điều kiện:
- Không phải là cơ sở của sự phát triển tâm lí;
- Giúp trẻ thích nghi với điều kiện sống mới, đảm bảo sự sống cho cơ thể và
thoả mãn nhu cầu của cơ thể;
- Là cơ sở để hình thành phản xạ có điều kiện, tiếp nhận kinh nghiệm và hành
vi đặc biệt của con người.
3. Đặc điểm phát triển các giác quan:
Đặc điểm cơ bản của trẻ sơ sinh là khả năng vô tận trong việc lĩnh hội kinh
nghiệm mới, trong việc tiếp thu những hình thức hành vi vốn có của con người. Nếu
những nhu cầu cơ thể được thoả mãn đầy đủ, chúng sẽ mau chóng mất đi ý nghĩa
chủ đạo của mình và trong điều kiện có chế độ sinh hoạt, giáo dục đúng đắn thì sẽ
hình thành nên những nhu cầu mới (nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng, vận động, giao
tiếp với người lớn); tâm lí của trẻ sẽ phát triển trên cơ sở những nhu cầu này.
Bộ máy thị giác và thính giác hoạt động chưa hoàn thiện: chỉ có ánh sáng trong
miền âm thanh gần nhất mới gây ra phản ứng nhìn và những âm thanh chói tai mới
gây ra phản ứng nghe.
Việc nhìn và nghe được hoàn thiện nhanh chóng trong những tuần lễ và những
tháng đầu tiên:

24


Thị giác và thính giác của trẻ sơ sinh phát triển nhanh hơn các cử động của cơ
thể.
Sự phát triển của bộ máy thị giác và thính giác, sự hoàn thiện các phản ứng đối
với các vật kích thích bên ngoài diễn ra trên cơ sở trưởng thành của hệ thần kinh.
Trọng lượng của não tăng lên nhanh chóng, các dây thần kinh lớn lên và được bao
phủ bằng những màng miêlin. Sự miêlin hoá ấy diễn ra đến đâu thì giác quan và vận

động phát triển đến đấy.
Sự phát triển này còn diễn ra dưới ảnh hưởng của những ấn tượng bên ngoài
mà đứa trẻ tiếp nhận được. Điều kiện cần thiết cho sự trưởng thành của não trong
thời kì sơ sinh là luyện tập các giác quan (các bộ máy phân tích), là sự thâm nhập các
tín hiệu muôn hình muôn vẻ bên ngoài vào não thông qua các giác quan đó. Nếu đứa
trẻ bị rơi vào tình trạng biệt lập cảm tính (không có đủ số lượng ấn tượng bên ngoài)
thì sự phát triển của nó bị chậm lại một cách rõ rệt.
Người lớn là nguồn taọ ra những ấn tượng thị giác và thính giác cần thiết cho
sự phát triển bình thường của hệ thần kinh và các giác quan của trẻ, và - điều quan
trọng hơn, người lớn còn là người tổ chức những ấn tượng đó (đem vật lạ màu sắc
sặc sỡ đến gần, nói chuyện với trẻ…)
Theo Rene Spitz (nhà tâm lí học Mỹ), trẻ sơ sinh trong tháng đầu ở trong tình
trạng bất phân khi cảm nhận mọi vật: cảm giác mang tính tràn lan, hỗn hợp (vú mẹ,
trẻ tưởng thuộc bản thân mình). Trong tháng đầu trẻ hầu như chưa tiếp nhận kích
thích từ bên ngoài, chỉ có nội cảm và tự cảm (nội cảm lấn át ngoại cảm - liên quan với
hoạt động của hệ thần kinh thực vật), chỉ có kích thích quá mạnh mới gây cảm giác ở
trẻ. Có một bộ phận là môi, miệng và họng một bên là da, một bên là niêm mạc mang
cả hai tính chất là nội và ngoại cảm, tiếp nhận kích thích về cả hai phía.
Hết tuần đầu, trẻ bắt đầu có những phản ứng phân định. Đến tuần thứ 6, trẻ có
thể cảm nhận được một số kích thích từ bên ngoài, tuy nhiên nếu trẻ đang có cảm
giác khó chịu thì trạng thái căng thẳng phải được giải toả (cựa mình, la khóc) sau đó
trẻ mới có khả năng cảm nhận. Đặc biệt trẻ sớm nhận ra mặt người, có phản ứng với
khuôn mặt của người lớn, đặc biệt là người mẹ.
25


×