Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Khảo nghiệm khả năng thích nghi một số giống cỏ phục vụ chăn nuôi trâu , bò tại Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.13 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VĂN BẢY

KHẢO NGHIỆM KHẢ NĂNG THÍCH NGHI
MỘT SỐ GIỐNG CỎ PHỤC VỤ CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ
TẠI PHÚ THỌ
Chuyên nghành: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT
Mã số: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hưỡng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. CAO VĂN
2. TS. TRẦN TRANG NHUNG

THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VĂN BẢY

KHẢO NGHIỆM KHẢ NĂNG THÍCH NGHI
MỘT SỐ GIỐNG CỎ PHỤC VỤ CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ


TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Khảo nghiệm khả năng thích nghi một
giống cỏ chịu hạn, rét phục vụ chăn nuôi trâu, bò tại Phú Thọ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này được chúng tôi thực hiện nghiên cứu
tại mô hình Nông Lâm kết hợp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp
miền núi Phía Bắc. Thời gian nghiên cứu từ tháng 03 năm 2008 đến nay và
chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô trường Đại học Thái Nguyên
đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường.
Tôi xin chân thành cám ơn Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp
miền núi phía Bắc đã tạo điều kiện cho thực hiện thí nghiệm và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Cao Văn; TS. Trần Trang Nhung
đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Phú Thọ, ngày ….. tháng ….. năm 2010
Tác giả luận văn
Lê Văn Bảy


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận án
(ký tên)
Họ và tên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay đàn gia súc nhai lại, đặc biệt là đàn bò của các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc đang tăng trƣởng nhanh, vấn đề khan hiếm thức ăn đang
ngày một bức bách. Cỏ tự nhiên có năng suất thấp và ngày một suy thoái do
cỏ bị chăn thả quá nặng, làm cho khả năng tăng đàn gia súc bị giới hạn. Trong
khi đó thiếu thức ăn thô xanh là điều hạn chế lớn nhất đối với chăn nuôi trâu,
bò vào những tháng mùa khô ở miền Nam và những tháng mùa Đông ở miền

Bắc, tình trạng thiếu hụt thức ăn kéo dài trong mùa đông đã làm cho trâu, bò
bị chết vì đói và rét điển hình trận rét kỷ lục cuối năm 2008 đầu năm 2009.
Tuy nhiên, các chuyên gia về cỏ trên thế giới đã nhận thấy khả năng
của một số giống cỏ hoà thảo nhiệt đới có năng suất cao, chất lƣợng dinh
dƣỡng tốt, phù hợp với hệ thống canh tác thuộc đất khó trồng trọt, có đặc
điểm dinh dƣỡng thấp và khô hạn. Thực tế, không chỉ các đồng cỏ tự nhiên
trên thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng về số lƣợng và chất lƣợng, mà
còn giảm về diện tích đất dành cho chăn thả do dân số toàn cầu đang tăng
nhanh và tốc độ đô thị hoá ngày càng mạnh. Dân số tăng và điều kiện kinh tế
tăng đã dẫn đến nhu cầu thức ăn (thịt và sữa) ngày càng tăng lên. Tuy nhiên,
diện tích đất ngày càng thu hẹp bắt buộc con ngƣời phải nghĩ đến trồng những
cây thức ăn gia súc có năng suất cao, chất lƣợng tốt để làm tăng năng suất và
chất lƣợng sản phẩm chăn nuôi. Các nƣớc ở Châu Mỹ La Tinh đã nghiên cứu
và phát triển các giống cỏ có năng suất cao nhƣ B. Decumbens, B. Brizantha,
Goatemala. Việc giới thiệu các giống cỏ này vào đồng cỏ ở các nƣớc đã có tác
động làm tăng sản lƣợng cỏ và làm tăng sản phẩm gia súc ở khu vực. Tuy
nhiên, ở Việt Nam việc đƣa các giống cỏ có năng suất chất lƣợng cao phù hợp
với điều kiện khí hậu đất đai của từng vùng vào sản xuất còn khá mới mẻ với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

ngƣời dân. Đối với các nhà nghiên cứu thì chƣa có nhiều công trình công bố
về khả năng thích nghi, sinh trƣởng, phát triển cũng nhƣ chất lƣợng của cây
thức ăn (đặc biệt là ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc). Để đáp ứng nhu
cầu, cần đa dạng hoá cơ cấu cây thức ăn, đồng thời, chọn lọc và đƣa vào sản
xuất những giống thích nghi có năng suất cao, phẩm chất tốt, đặc biệt là

những giống có khả chống chịu cao vào mùa đông, thích nghi tốt với các điều
kiện đất nghèo dinh dƣỡng và khô hạn, nghiên cứu các biện pháp thâm canh
cao trên một diện tích đất trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và chất
lƣợng thức ăn để có thể chuyển giao khoa học công nghệ đến ngƣời dân.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên chúng tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài “Khảo nghiệm khả năng thích nghi một số giống cỏ phục vụ
chăn nuôi trâu, bò tại Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Xác định khả năng thích nghi, khả năng sinh trƣởng phát triển ở các
mùa vụ trong năm của một số giống cỏ đƣợc trồng trên địa bàn nghiên cứu.
- Xác định thành phần dinh dƣỡng của các giống cỏ khảo sát.
- Tuyển chọn đƣợc một số giống cỏ có khả năng chịu hạn, rét, năng
suất, chất lƣợng tốt phù hợp nhất với Phú Thọ. Từ đó có thể đƣa ra các đề
xuất thích hợp đƣa vào sản xuất đại trà cho vùng nghiên cứu và khu vực miền
núi phía Bắc.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần xác định cơ sở lý luận và thực
tiễn để phát triển các giống cỏ phục vụ chăn nuôi và có khả năng chịu hạn, rét
thích nghi vùng miền núi phía Bắc (tạo nguồn thức ăn ổn định trong mùa khô
kéo dài khu vực miền núi phía Bắc).
Là cơ sở khoa học cho việc định hƣớng cải tạo, bảo vệ và khai thác
hiệu quả tiềm năng đất dốc, đặc biệt ở vùng trung du miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3


1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN TRONG SẢN XUẤT

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chọn ra đƣợc một số giống có năng
suất chất xanh, vật chất khô, giá trị dinh dƣỡng cao, thích ứng với đất đai,
khí hậu của tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt có khả năng chịu hạn, rét tạo nguồn
thức ăn ổn định trong những tháng mùa đông, phục vụ phát triển chăn nuôi
trâu, bò cho tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1. Giới thiệu về cỏ nghiên cứu
Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là hoà thảo (Graminea) và có 28 họ
phụ, 563 giống, 6802 loài. Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng vì nó chiếm 95
- 98% trong thảm cỏ (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2002) [17].
1.1.2. Đặc tính sinh thái
Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng trong thảm cỏ do tính thích ứng
rộng và chúng có mặt ở tất cả các vùng khí hậu cũng nhƣ các vùng đất đai
khác nhau.
Một số loài có thể sinh trƣởng đƣợc ở các vùng rất khô hạn, độ ẩm

trung bình 20 - 30%, mùa đông nhiệt độ thấp nhƣng chúng vẫn sinh trƣởng và
phát dục tốt nhƣ: cỏ xƣơng cá, cỏ lông đồi (Eulalia), cỏ Decumbens.
Một số loài lại sinh trƣởng đƣợc ở những vùng đất ẩm thấp, độ ẩm lớn
từ 60 - 80%, mùa khô độ ẩm thấp hơn nhƣng chúng vẫn sinh trƣởng và phát
dục bình thƣờng nhƣ: cỏ Paspalum atratum, cỏ đuôi bò (Festucarubra), cỏ
đuôi mèo (Pleuin pratense)…
Có loài sống đƣợc cả ở những nơi đất ngập nƣớc, đất lầy thụt nhƣ: cỏ
môi (Leersia hexandra), cỏ bấc (Juncus effusus), cỏ lồng vực (Echinochloa
crus - galli)…
Trên cơ sở những hiểu biết về đặc tính sinh thái của các loài cỏ mà ta
có thể chọn và trồng thích nghi với những điều kiện có khí hậu và địa chất
tƣơng tự nhƣ vùng gốc của chúng.
1.1.3. Đặc tính sinh vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

Cỏ Hoà thảo thuộc họ Hòa thảo, có một lá mầm. Cũng giống nhƣ
những cây một lá mầm khác. Thân của chúng có hình tròn hay bầu dục, lá
mọc thành hai dãy, đa số không có cuống nhƣng có bẹ, có thìa lìa, phiến lá
dài, gân lá song song, thân thuộc dạng thân rạ rỗng, có chia đốt. Cũng có một
số loài thân đặc nhƣ cỏ Voi, cỏ Goatemala. Rễ thuộc loại rễ chùm, hoa phần
lớn là hoa lƣỡng tính thụ phấn nhờ gió.
Căn cứ vào hình dáng thân và đặc điểm sinh trƣởng của chúng, ngƣời
ta chia cỏ hoà thảo thành các loại sau:
Loại thân rễ

Đối với loại này có đặc điểm đặc trƣng là thân luôn nằm dƣới mặt đất
và chia nhánh ở dƣới mặt đất, đại diện là cỏ tranh. Loài này yêu cầu đất tơi
xốp. Mật độ cỏ thƣa, độ che phủ thấp, thích hợp chăn thả nhẹ, không chăn thả
gia súc quá đông và lâu vì cỏ này thƣờng không chịu đƣợc giẫm đạp và vùng
đất dí chặt.
Loại thân bụi
Loại này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành bụi nhƣ khóm lúa. Nhánh
có thể đƣợc sinh ra dƣới mặt đất hoặc trên mặt đất. Cỏ này thƣờng có năng
suất cao nhƣng đòi hỏi phải tơi xốp và thoáng khí. Do tốc độ đẻ nhánh cao
nên đòi hỏi phải trồng thƣa. Có thể trồng để thu cắt hoặc chăn thả. Đại diện là
các cỏ nhƣ: cỏ Mộc Châu, Paspalum atratum, Ghinê TD58, Tây Nghệ An…
Loại thân bò
Cỏ này thân thƣờng nhỏ và mềm nên thƣờng nằm ngả trên mặt đất, từ
các đốt có khả năng đâm rễ xuống mặt đất. Do thân bò và nằm ngả trên mặt
đất nên tạo thành thảm cỏ dày che phủ kín mặt đất. Cỏ này có khả năng chịu
giẫm đạp tốt nên dùng đƣợc trong chăn thả, hay thu cắt làm cỏ khô. Tuy
nhiên, do đặc tính bò nên khó thu cắt và năng suất thƣờng thấp hơn so với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

cỏ khác. Đại diện của chúng là cỏ Pangola (Digitaria decumbens), cỏ Lông
Para (Brachiaria multica), cỏ lông đồi Hoà Bình (Ischaenum indicum).
Loại thân đứng
Đây là những loại cỏ mọc mầm từ phần gốc ở dƣới đất hoặc hom trồng,
mầm vƣơn thẳng, thân cao, to nên cho năng suất cao. Đại diện nhƣ cỏ voi
(Penicetum), Purpurium, Kinggras, VA-06... Yêu cầu đất tơi xốp, khoáng khí,

giầu dinh dƣỡng, không thích hợp dùng cho chăn thả.
1.1.4. Đặc tính sinh lý
1.1.4.1. Nhu cầu về nước
Cỏ hoà thảo yêu cầu nƣớc cao, hệ số toả hơi nƣớc lớn hơn cỏ họ đậu.
Hệ số toả hơi nƣớc vào khoảng 400-500. Độ ẩm yêu cầu theo giai đoạn:
- Từ nẩy mầm đến chia nhánh: 25-30%
- Giai đoạn phát triển nhánh: 75%
- Cuối thời kỳ sinh trƣởng nhu cầu nƣớc giảm dần
Đối với cỏ hoà thảo dùng để chăn thả thì yêu cầu về độ ẩm thấp hơn cỏ
cắt vì thảm cỏ thấp hơn và cành lá phát triển kém hơn. Tuy nhiên, vẫn cần
đảm bảo tƣới đủ nƣớc và đòi hỏi phải giữ độ ẩm đất từ 50-60%.
1.1.4.2. Nhu cầu về dinh dưỡng
Để có đƣợc năng suất cao, cỏ hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giàu mùn và đạm
(N), lân (P), kali (K). Nhu cầu về N, P, K phụ thuộc vào giai đoạn sinh trƣởng
của cỏ.
- Giai đoạn I: Từ nảy mầm đến phân nhánh đòi hỏi nhiều N, P, K
- Giai đoạn II: Phân nhánh đồi hỏi cần nhiều N, P
- Giai đoạn III: Ra hoa, hình thành hạt cần nhiều P, K
Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lƣợng phân bón càng lớn, đồng
thời cần chống rét cho cỏ bằng cách bón phân cho cỏ vào cuối Thu - đầu Đông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not

read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....



×