Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.35 KB, 40 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU


Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan và
tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, kể các nước đang phát triển hay phát triển. Trong
xu thế đó nước nào có chính sách, biện pháp, chiến lược và công cụ quản lý hợp lí sẽ
mang lại lợi ích, sự phát triển cho quốc gia đó.
Hiện nay thị trường Việt Nam được xếp vào một trong những thị trường tiềm năng
của thế giới. Điều này được thể hiện thông qua việc các doanh nghiệp, các công ty nước
ngoài đang đổ xô vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều và việc chinh phục người tiêu
dùng Việt Nam là một chiến lược kinh doanh có quy mô toàn cầu của công ty mình.
Khái niệm đạo đức kinh doanh toàn cầu vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, trong khi
đó ở các nước phát triển, đạo đức kinh doanh đã trở thành một khái niệm quen thuộc, và
đã có những bước phát triển không ngừng. Chúng ta là những người đi sau, có lợi thế là
có thể học hỏi, đúc rút được những kinh nghiệm từ quá trình phát triển của các quốc gia
đi trước để tránh những sai lầm và thúc đẩy quá trình phát triển của chính mình. Theo
nguyên tắc này, nhóm chúng em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “TẦM QUAN TRỌNG
CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TOÀN CẦU” để nghiên cứu. Đề tài này có một ý
nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng, giúp các doanh nghiệp có được những phương án và
chiến lược kinh doanh hiệu quả, lành mạnh, xây dựng được hình ảnh, thương hiệu trên thị
trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
học tập tại trường Đại Học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Ban giám hiệu nhà
trường đã tạo điều kiện cho chúng em học tập cũng như toàn thể các Thầy Cô đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt khối kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em để làm hành
trang vững chắc đầy tự tin khi bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn
Việt Lâm đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những
buổi nói chuyện,trao đổi, giai đáp những thắc mắc liên quan đến đề tài. Nếu không có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì bài tiểu luận của nhóm chúng em rất khó có
thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy!
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực “đạo đức kinh doanh toàn cầu”, kiến
thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những

thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để bài tiểu luận sau của chúng em có thể được
hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam với thế mạnh là nguồn tài nguyên dồi dào cộng thêm lực lượng lao động
hùng hậu được xem là điểm đến lý thú của các doanh nghiệp lớn trên thế giới.Thế nhưng
việc đầu tư phát triển còn gặp nhiều khó khăn, mà khó khăn lớn nhất chính là ý thức đạo
đức, tác phong làm việc của chúng ta không phù hợp với các nước khác. Để giải quyết
vấn đề trên nhiều doanh nghiệp đã lấy đạo đức kinh doanh làm kim chỉ nan cho các
hành vi của mình để đảm bảo rằng những họat động của họ phù hợp với những tiêu chuẩn
trong nước cũng như quốc tế. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để thiết lập một hệ thống
các tiêu chuẩn đạo đức toàn cầu nói chung. Khi áp dụng cho kinh doanh trong nước hay
trong kinh doanh toàn cầu, các giá trị chung như : trung thực, liêm chính, công bằng, và
vô tư góp phần tạo nên một hệ thống đạo đức. Đạo đức kinh doanh tưởng như rất xa xỉ
nhưng thực tế lại rất đời thường. Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh là một doanh
nghiệp không kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay
bằng sự bóc lột người lao động.
Để hiểu rõ thêm về đạo đức kinh doanh toàn cầu cũng như tầm quan trọng của nó
trong kinh doanh, nên nhóm chúng tôi đã quyết định lấy đề tài này nghiên cứu trong môn
học Đạo Đức Kinh Doanh .


I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.

Đạo đức là gì?




Từ gốc độ xă hội : Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xă hội
nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi con người đối với bản thân và trong quan hệ với
người khác với xã hội.
Từ gốc độ khoa học:” Đạo đức là một bộ phận khoa học nghiên cứu về bản chất tự
nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - cái sai, quy tắc
hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ Điển
điện tử American Heritage Dictionary)
Các nguyên tắc hình thành nên đạo đức:
Nguyên tắc thứ nhất: Muốn có đạo đức trước hết nói phải đi đôi với làm và luôn nêu
gương về đạo đức.
Nguyên tắc thứ hai: Để rèn luyện đạo đức là xây đi đôi với chống.
Nguyên tắc thứ ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Đặc điểm của đạo đức:
Đạo đức có tình giai cấp, tính khu vực và tính địa phương.
Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo những điều kiện lịch sử cụ thể.















2.

Chức năng của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và
quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm
cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.
Các chuẩn mực đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dung
cảm, trung trực, tính, thiện ,...
Đạo đức kinh doanh là gì?
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẩn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo
đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vò trong phạm trù kinh
doanh.



Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh
gắn liền với lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không


hoàn toàn giống với các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh
tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực
khác như giáo dục, y tế…hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ
con cái thì đó lại là những thối xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức
kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị đạo đức xã hội chung.








3.

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa,
giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành
luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản
xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm. Thực hiện những dịch vụ có hại cho
thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí
kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật,
sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn
cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, khiếm công vi tự.
Chữ “Tín” là đức tính hàng đầu của doanh nhân, là tôn trọng sự thật và lẽ phải trong
hành vi ứng xử, là cơ sở cho các quan hệ hợp tác trong hoạt động kinh doanh. “Một
sự thất tín, vạn sự bất tin”.
Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm
giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của
nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp
khác.
Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.
Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ.
Tính sáng tạo: Hoạt động kinh doanh diễn ra trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Để có thể tồn tại và phát triển nhất thiết đòi hỏi bạn phải sáng tạo( biết kết hợp tính
khoa học và tính nghệ thuật trong kinh doanh .)
Hãy nghĩ đến điều người khác chưa nghĩ,
hãy làm điều người khác chưa làm,
Nếu họ làm rồi, hãy làm … tốt hơn!
Đạo đức kinh doanh toàn cầu là gì?


Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia đưa ra những đạo
đức nghề nghiệp để định hướng cho các hành vi của mình và đảm bảo rằng những hoạt
động của họ phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế.
Nhiều giả thiết đã cố gắng để thiết lập một hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức toàn cầu.
Sau đây là bảng liệt kê sáu quyển sách và tài liệu nói về đạo đức trong kinh doanh.


3.1.Hệ thống đạo đức toàn cầu
Hội nghị các nước trên Bang Califonia - Sách Micheal Josephson thế giới năm 1993- Bản hướng đẫn về…đạo đức Đánh giá tính cách, đạo
tuyên bố về đạo đức toàn và giao dục công dân.
đức: Nói đẻ hơn làm.
cầu.
Không bạo lực

Đạo đức

Đáng tin

Yêu cuộc sống

Trung thực

Trung thực

Tận tụy

Công bằng

Liêm chính


Đoàn kết

Yêu nước

Giữ lời hứa

Trung thực

Tự trọng

Trung thành

Khoan dung

Liêm chính

Tôn trọng người khác

Các quyền công bằng

Thấu cảm

Có trách nhiệm

Đạo đức tinh dục

Hành động mẫu mực

Công bằng


Giữ chữ tín

Chu đáo

Tôn trọng gia đình, tài Có ý thức công dân
sản và luật pháp
Wiliam J. Bennett - Thomas Donaldson - Rushworth W.Kidder Cuốn sách về các đức Các quền quốc tế cơ Các giá trị chung cho
tính tốt.
bản.
một thế giới đầy cạn
bẩy.
Có kỉ luật

Tự do đi lại

Có định hướng

Quyền có tài sản, quyền Sự trung thực
sở hữu
Công bằng
Không bị tra tấn
Tự do
Được xét xử công bằng
Thống nhất
Không bị phân biệt đối

Có trách nhiệm
Hữu nghị
Lao động tích cực


Tình yêu thương


Dũng cảm

xử

Khoan dung

Kiên trì

Được bảo đảm an ninh

Có trách nhiệm

Trung thực

Tự do ngôn luận và tự Yêu cuộc sống
do hội họp

Trung thành

Được giáo dục
Được tham gia chính trị

3.2. Các quy tắc đạo đức kinh doanh trên toàn cầu
Bàn đàm phán Caux tại Thụy Sĩ tập hợp các lãnh đạo kinh doanh của các nước châu Âu
khác, Nhật Bản và Hoa Kỳ để thống nhất đưa ra bản quy định đạo đức nghề nghiệp gồm
13 quy tắc. (xem phụ lục)

3.3. Các tổ có tầm ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh toàn cầu
Trong thực tiễn đạo đức kinh doanh toàn cầu có vai trò quan trọng, nó giúp thúc đẩy
sự phát triển không chỉ doanh nghiệp mà toàn xã hội góp phần tạo ra một môi trường
phát triển bền vững và lâu dài trong kinh doanh. Vì thế khi nói đến vấn đề đạo đức kinh
doanh toàn cầu thì chúng ta nhắc đến các hoạt động mang tính nhân đạo, từ thiện và đặc
biệt là sự hỗ trợ của các công ty, tổ chức, các quỹ đầu tư nước ngoài đối với người dân
bản địa.

3.3.1. Khái quát về các tổ chức phi chính phủ, công ty đa quốc gia, các quỹ đầu tư
nước ngoài có đầu tư vào Việt Nam
1.1.Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations, gọi tắt là NGOs)






Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, các NGOs là bất kỳ tổ chức quốc tế nào được
lập ra không phải do một thoả thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng NGOs đó có thể
bao gồm các tổ chức có thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện thành viên đó
không được can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của tổ chức đó.
Đặc điểm chung của loại hình tổ chức này là được thành lập một cách tự nguyện và
hợp pháp, không thuộc bộ mày hành chính nhà nước và không nhằm mục đích lợi
nhuận.
Ba loại NGOs hiện đang hoạt động trên thế giới:

+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia;


+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế;

+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ;


Quan hệ Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam rất sớm. Sau 1975,
phần lớn số NGOs nước ngoài đã chấm dứt hoạt động ở miền Nam Việt Nam. Sau đó các
NGOs đã dần dần trở lại Việt Nam. Đến năm 1978 đã có 70 NGOs đặt quan hệ với Việt
Nam, giá trị viện trợ khoảng 30 triệu đô la Mỹ/năm, chủ yếu viện trợ nhân đạo (lương
thực, thuốc men...), giúp ta khắc phục hậu quả chiến tranh. Đặc biệt, kể từ năm 1986, nhờ
chính sách Đổi mới của Nhà nước ta và chủ trương về hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu
quả hợp tác với các tổ chức NGO quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân các nước, các tổ chức NGO nước
ngoài có quan hệ với ta tăng lên và giá trị viện trợ tăng dần. Từ 70 đến 100 tổ chức NGO
với tổng giá trị viện trợ khoảng 20-30 triệu đô la Mỹ/ năm trong giai đoạn 1986-1992.
Trong hơn 10 năm qua (1994-2006), số lượng các tổ chức có quan hệ với Việt Nam đã
tăng gấp 3 lần, từ 210 tổ chức vào năm 1994 lên khoảng 650 tổ chức vào năm 2006.
Trong số đó, có trên 500 tổ chức có hoạt động thường xuyên, có dự án và đối tác Việt
Nam. Giá trị viện trợ năm 1993 là 40 triệu đô la Mỹ, đến năm 2002 là 85 triệu đô la Mỹ,
năm 2004 là 140 triệu USD, năm 2005 là 175 triệu USD, năm 2006 là 217 triệu USD.
Tính đến tháng 12/2006, ta đã cấp 53 Giấy phép lập Văn phòng Đại diện, 101Giấy phép
lập Văn phòng Dự án và 402 Giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Chương trình viện trợ
của các NGOs được triển khai ở 61 tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt tập trung vào
những vùng còn nghèo, vùng sâu, vùng xa và ngày càng tập trung hơn vào các lĩnh vực
phù hợp với các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta, đặc biệt
là xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
Sự trợ giúp của NGOs nước ngoài không chỉ là viện trợ vật chất mà bao gồm cả
chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục...,
và thông qua viện trợ, quan hệ của nước ta đối với các NGOs nước ngoài làm cho nhân
dân thế giới hiểu biết hơn về Việt Nam, góp phần tăng cường tình hữu nghị và hợp tác

giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới.
MỘT SỐ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI VN
Aid to Southeast Asia; Aida Association; AIESEC; Bright Future Group for People with
Disabilities; ChildFund in Vietnam; Children of Vietnam; Hope for Tomorrow; Hội Cựu
Tù nhân Lương tâm Việt Nam; Hội Hướng Đạo Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc; Làng trẻ em SOS Vietnam; Tổ chức Tầm nhìn Thế
giới… và đặc biệt là tổ chức phi chính phủ JICA (Nhật Bản).
3.3.2. Công ty đa quốc gia


Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (từ các chữ Multinational corporation)
hoặc MNE (từ các chữ Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản
xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.
Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền
kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá
trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành
tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.


Cấu trúc công ty đa quốc gia

Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện
sản xuất:








Công ty đa quốc gia "theo chiều ngang" sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương
tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds).
Công ty đa quốc gia "theo chiều dọc" có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó,
sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (ví
dụ: Adidas).
Công ty đa quốc gia "nhiều chiều" có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà
chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft)
Sức ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia đối với quốc tế

Các công ty đa quốc gia lớn mạnh có thể có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ quốc tế
khi chúng có ảnh hưởng kinh tế lớn đến các khu vực mà các nhà nhà chính trị đại diện và
chúng có nguồn lực tài chính dồi dào để phục vụ cho quan hệ công chúng (public
relations) và vận động hành lang (lobbying) chính trị.
MỘT SỐ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VN:
LG; Samsung; McDonalds; Adidas; Unilever; Procter & Gamble; Honda; Viettle; Nestlé;
Shell; Dell ...

3.3.3. Các quỹ đầu tư nước ngoài có quỹ đầu tư vào Việt Nam
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thường là các doanh
nghiệp cổ phần, được lập ra với mục đích chính để huy động vốn nhàn rỗi, chưa được
đưa vào sử dụng từ các nguồn khác nhau để đầu tư cho các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ,
hay các loại tài sản khác.
Quỹ đầu tư là một bộ phận cấu thành quan trọng góp phần vào sự phát triển của thị
trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung vì nó giúp cho việc luân chuyển tiền tệ


được diễn ra hiệu quả hơn, thông qua việc giải quyết vấn đề giữa cung tiền và cầu tiền để
thúc đẩy sản xuất hàng hoá, tăng trưởng kinh tế quốc gia.



Các quỹ đầu tư có những nhiệm vụ chính sau:
Huy động vốn đầu
Quản lý và thực hiện quá trình đầu tư trên cơ sở các nguồn vốn đã huy động được
Lưu ký, bảo quản tài sản và tổ chức giám sát các hoạt động đầu tư





Các quỹ đầu tư được lập ra bởi các công ty quản lý quỹ. Như vậy quỹ đầu tư nước
ngoài có thể được hiểu rằng là các quỹ đầu tư có nguồn gốc từ nước ngoài.


Tình hình các quỹ đầu tư từ nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển khá tích cực nên cực kì thu hút các
quỹ đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang hoạt động tích cực
tuy đôi lúc giá chứng khoán VN cũng lên xuống thất thường nhưng không vì vậy mà sự
thu hút của thị trường chứng khoán VN trở nên sụt giảm. Quỹ Coeli Asset Management
(Thụy Điển) và Quỹ Asia Frontier Capital (Hồng Kông) cho biết đang có kế hoạch tăng
tỷ trọng cổ phiếu trong năm nay trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
tăng cao kỷ lục cũng như các hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam với các đối tác
bên ngoài hứa hẹn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phân bổ thêm
vốn vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi thích lĩnh vực hàng tiêu dùng vì nó sẽ được
hưởng lợi nhờ mức lương của công nhân tăng khi họ chuyển từ các nhà máy trong nước
sang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Chúng tôi duy trì triển vọng rất tích cực
đối với Việt Nam”, James Bannan, một nhà quản lý danh mục ở Quỹ Coeli Asset
Management, cho biết.” –( theo thesaigontimes.vn) –
Hiện tại thì các công ty starups của Việt Nam đang phát triển cực mạnh và có rất
nhiều bạn trẻ đi theo hướng starups vì thế mà điều này cũng tạo nên sự thu hút đối với

nhiều quỹ đầu tư từ nước ngoài. Ví dụ có thể kể đến là The Kafe Group của đầu bếp trẻ
Đào Chi Anh “The Kafe Group đã chính thức tuyên bố nhận được khoản đầu tư 5,5 triệu
đô trong vòng đầu tiên của quá trình gọi vốn từ các quỹ đầu tư tại London và Hồng Kông,
trong đó đáng chú ý là quỹ đầu tư danh giá Cassia Investments - một quỹ góp vốn tư
nhân tập trung vào ngành tiêu dùng ở thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc.” –( theo
kenh14.vn) –


Các quỹ đầu tư đang hoạt động tích cự ở Việt Nam trong các năm gần đây.

IDG Venture Việt Nam: (Webtretho, YAN, Vatgia, Diadiem, Socbay, Vietnamworks,
VNG, Tamtay, FBNC...)
CyberAgent Ventures (Vexere, Foody, NCT, Jupviec, Tiki, DKT...)
FPT Ventures (Fshare, Sendo, ANTS, FPT Play, Viecnha, Nhacso,..)
BTIC: (Seespace, IG9, Kleii,..)


Seedcom (Giaohangnhanh, Tiki, Haravan, Juno..)
500 Startups: (Tappy, Pose, Babyme, Ticketbox, Beeketing)
DFJ VinaCapital: (Yeah1, Chicilon Media,..)
Inspire Ventures: (ILA English)
PVNI: (Blueway, Myproclub, Cloudware,..)
Golden Gate Ventures (Appota, Lozi)
Captii Ventures: (OnOnpay)
Tiger Global Management: (Foody cùng với CyberAgent)
Unitus Impact: (iCare Benefit)
 Kết luận: Các tổ chức phi chính phủ, công ty đa quốc gia, các quỹ đầu tư nước ngoài
đem tới rất nhiều lợi ích cho đất nước, người dân và đặc biêt là doanh nghiệp Việt Nam.
Đễ hiểu rõ hơn vấn đề, chúng ta sẽ đi phân tích trực tiếp một tổ chức phi chính phủ có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam. Và tổ chức đó chính là JICA( Nhật Bản).


II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TOÀN CẦU

1. Tổ chức JICA (Nhật Bản)
1.1. Khái quát tổ chức JICA (Nhật Bản)
JICA (tiếng việt đọc là giai-ca) là tên viết tắt của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản (tiếng Anh: The Japan International Cooperation Agency)
Cơ quan này có mục tiêu góp phần phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát
triển, tăng cường hợp tác quốc tế của Nhật Bản. Để đạt mục tiêu này, JICA thực hiện
thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của Nhật Bản với các nước đang phát
triển.
Cơ quan hiện nay đã được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 2003. Tiền thân của nó
cũng là JICA là một tổ chức công thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản được lập năm 1974.


Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2012, giáo sư Tanaka Akihiko trở thành Chủ tịch của
JICA, thay cho bà Sadako Ogata.


Quá trình Phát triển của JICA tại Việt Nam




1992 Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam
1994 Quỹ Hợp tác Kinh tế Hải ngoại Nhật Bản (OECF) đặt Văn phòng đại diện tại
Hà Nội. Ký kết Công hàm về Cử Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản
1995 Thành lập Văn phòng JICA Việt Nam tại Hà Nội. Bắt đầu cử Tình nguyện viên
Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản
1998 Ký kết Hiệp định Hợp tác Kỹ thuật Việt Nam –Nhật Bản

10/1999 Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) được thành lập từ việc sáp
nhập hai tổ chức: OECF và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Nhật Bản (JEXIM)
2002 Thành lập Văn phòng liên lạc JICA tại TP Hồ Chí Minh
10/2008 Bộ phận vốn vay ODA của JBIC sáp nhập với JICA thành JICA mới







1.2. JICA ở Việt Nam


Thành tích của JICA tại Việt Nam

(1) Hợp tác hỗ trợ về kinh phí (vốn thực hiện, đơn vị: trăm triệu yên)

H

Viện

Ghi chú: Không kể những dự án viện trợ cho an toàn con người ở cấp cơ sở
(*) Hợp tác vốn vay của năm tài khóa 2009 bao gồm 47,9 tỉ yên là vốn vay hỗ trợ kích
thích kinh tế
(2) Hợp tác kỹ thuật

Năm tài khóa

2006


2007

2008

2009

2010

2011


Tổng kinh phí
(trăm triệu yên)
Số học viên mới
Số chuyên gia mới
(dài hạn)
Số tình nguyện viên mới

52,75

51,98

59,65

61,42

1.410

1.221


1.597

983

448
22

71,52 104,86
1.176

443(23) 423(21) 556(28) 793(52)
49

53

69

1.195
967

39

32

Trước đây, hỗ trợ của JICA cho Việt Nam tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên như
xây dựng cơ chế và phát triển năng lực; hệ thống điện, hệ thống giao thông và các loại
hình kết cấu hạ tầng khác; phát triển nông nghiệp và nông thôn; giáo dục và y tế; môi
trường.




Từ năm 2003, JICA hỗ trợ cho Việt Nam tập trung vào ba lĩnh vực chính là:
Khuyến khích tăng trưởng

Các mục tiêu quan trọng bao gồm: khuyến khích thành phần doanh nghiệp tư nhân,
trong đó có các công ty có vốn nước ngoài; góp phần xây dựng cơ chế, chính sách phù
hợp và xây dựng nền tảng cho các hoạt động kinh tế (kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển
nguồn nhân lực). Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, JICA hướng viện trợ vào lĩnh vực
cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt chú ý
khuyến khích doanh nghiệp tư nhân; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng như hệ thống giao
thông, hệ thống điện và công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực (đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn...), cải cách kinh tế.


Cải thiện điều kiện sống và xã hội

Những thách thức trong lĩnh vực này thường gắn liền với vấn đề đói nghèo, thiếu
thốn, các nhu cầu cơ bản của đời sống con người như y tế, giáo dục, đời sống văn hóa
tinh thần... chưa được đáp ứng ở mức tối thiểu. Để giải quyết vấn đề an ninh con người
cũng như hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, JICA đặc biệt chú ý đến giáo dục, y tế, phát triển
nông nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, nước sinh hoạt, giao thông...),
bảo vệ môi trường.


Xây dựng cơ chế


Sự hỗ trợ của JICA đối với việc cơ cấu lại nền tảng kinh tế - xã hội không những
giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu tăng trưởng, góp phần vượt qua các thách thức về

môi trường sống và các điều kiện xã hội mà còn hỗ trợ đắc lực cho Việt Nam trong việc
cải thiện hệ thống pháp luật và cải cách hành chính, bao gồm các dịch vụ công và cải
cách tài chính công.


Tác động của JICA (Nhật Bản) đến người dân Việt Nam

1) Cải thiện các dịch vụ xã hội cơ bản
(1) Chăm sóc y tế Tại Việt Nam
Nhờ tăng trưởng kinh tế và sự hỗ trợ của các nước cũng như những cải cách trong y tế mà
những chỉ số y tế cơ bản đã được cải thiện: tỷ lệ tử vong sơ sinh (24 trên 1.000 trẻ năm
2011), tỷ lệ tử vong sản phụ (56 trên 100.000 ca năm 2011), tuổi thọ bình quân (75,2 tuổi
năm 2011),... Tuy nhiên, những thay đổi về tình hình sức khỏe của người dân có sự khác
nhau lớn giữa các vùng miền, người dân tại các địa phương và người nghèo còn chưa
được tiếp cận với các dịch vụ y tế đầy đủ là những thách thức với ngành y tế.
Hơn nữa, mặc dù các bệnh truyền nhiễm đã giảm nhưng tại một số địa phương gần đây
lại tái bùng phát dịch sốt xuất huyết, gia tăng số người mắc HIV/AIDS trong độ tuổi
thanh niên, xuất hiện bệnh truyền nhiễm mới như cúm gia cầm. Về hệ thống bệnh viện,
cơ sở vật chất và trang thiết bị còn rất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế thiếu cả về số lượng
và yếu về chất lượng. Các bệnh viện tuyến trung ương luôn trong tình trạng quá tải, mức
độ hài lòng thấp của người bệnh là những vấn đề tồn tại cần giải quyết.
Trong bối cảnh như vậy, dựa trên Kế hoạch Hỗ trợ cho Việt Nam, JICA hợp tác chặt chẽ
với Bộ Y Tế và các cơ quan y tế hàng đầu, chú trọng vào công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
y tế, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế trên toàn quốc. Cụ thể, JICA tập trung hỗ
trợ nâng cao năng lực xây dựng chính sách và thực hành thông qua đào tạo nguồn nhân
lực y tế gồm bác sĩ và điều dưỡng, hỗ trợ cải thiện chế độ, chính sách. Thêm vào đó, để
nhân rộng hiệu quả và kinh nghiệm hợp tác, JICA hướng tới mục tiêu cải thiện chất
lượng y tế tại địa phương bằng cách thúc đẩy nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị
thông qua viện trợ không hoàn lại và hợp tác vốn vay.
Về phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm mới, JICA tiếp tục phát triển hợp tác với

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhằm nâng cao năng lực và tăng cường tính tự chủ,
xem xét mở rộng hợp tác mới phù hợp với tình hình dịch bệnh. Để triển khai một cách
hiệu quả các chương trình hợp tác nêu trên, JICA sẽ tăng cường đối thoại về chính sách
với Bộ Y Tế Việt Nam.


(2) Giáo dục cơ bản Tại Việt Nam
Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đạt tới 94% (từ năm 2005 ~ 2009). Ít có sự chênh lệch về
giới tính, tỷ lệ số học sinh nữ bình quân trên toàn quốc là 48,2% (năm 2010). Tỷ lệ biết
chữ của người trưởng thành (trên 15 tuổi) là 92,8% (năm 2011), và chất lượng giáo viên
của Việt Nam khá cao.
Tuy nhiên, ngành giáo dục hiện còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: xóa bỏ sự chênh
lệch giữa các vùng về cơ hội tiếp cận với giáo dục; chuyển chế độ học 2 - 3 ca sang học
cả ngày để đảm bảo thời gian học trên lớp ngắn phù hợp với thế giới; chuyển đổi cách
học từ học thuộc lòng là chủ yếu sang học có suy nghĩ; nâng cao năng lực giáo dục…
Khoảng cách phát triển lớn giữa các vùng miền, nâng cao tỉ lệ đến trường tại các khu vực
miền núi và đói nghèo, cải thiện cơ sở vật chất và chất lượng giáo viên, nâng cao tỉ lệ đến
trường của các dân tộc thiểu số và trẻ khuyết tật là các vấn đề cần được quan tâm.
Trong lĩnh vực này, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách và nhận được hỗ trợ của nhiều
tổ chức quốc tế, tuy nhiên, quy mô viện trợ đang bị thu hẹp lại, do đó, để đáp ứng được
nhu cầu thực tế, JICA đang xem xét hỗ trợ trên quan điểm giảm nghèo kết hợp với phát
triển địa phương và nâng cao sinh kế cho người dân.
(3) Hỗ trợ những người dễ bị tổn thương về mặt xã hội
Song song với hỗ trợ về mặt chính sách, JICA hợp tác hỗ trợ những người bị tổn thương
về mặt xã hội, chủ yếu là người khuyết tật thông qua các hoạt động ở cấp cơ sở. Hơn nữa,
JICA còn phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ triển khai các biện pháp phòng chống buôn
bán phụ nữ. Cách thức hợp tác này đặc biệt cần thiết trên quan điểm bảo đảm an toàn con
người hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế.

2) Phát triển địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân Tại Việt Nam, do công

nghiệp hóa phát triển nhanh chóng mà tỷ trọng của Nông-Lâm-Ngư nghiệp trong tổng thu
nhập quốc dân chỉ chiếm 20,3% (năm 2007), và đang có xu hướng giảm dần qua từng
năm. Tuy nhiên, ¾ dân số sống tại các khu vực nông thôn, và hơn 53,9% người dân sống
bằng nghề Nông-Lâm-Ngư nghiệp đã ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam. Đặc biệt, tại các địa phương, nơi đóng vai trò là nhà sản xuất và cung ứng
lương thực và nguyên liệu cũng như là thị trường tiêu thụ của các sản phẩm công nghiệp
thì các vấn đề như bảo vệ môi trường tự nhiên, an sinh xã hội... có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.


Trong nông nghiệp, sau khi thực hiện Chính sách Đổi mới, nền kinh tế thị trường tự do
đã giúp nông dân được sở hữu đất đai, buôn bán tự do các sản phẩm nông nghiệp... Hơn
nữa, sản lượng nông nghiệp tăng cao nhờ cải tiến kỹ thuật sản xuất và các sản phẩm nông
nghiệp đang ngày càng được đa dạng hóa nhờ chuyển đổi từ lúa gạo sang các loại cây
trồng khác. Những điều này đã giúp nâng cao thu nhập cho nông dân. Chính phủ Việt
Nam ủng hộ tiến trình này và đặt mục tiêu đa dạng hóa sản xuất, nâng cao năng suất và
chất lượng, đảm bảo tăng sản lượng nông sản một cách bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
Trong sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã không đuổi kịp Nhật Bản và Trung Quốc (Nhật
Bản là 6.537kg/ha, Việt Nam là 4.869 kg/ha (số liệu năm 2007 của FAO)) do đó cần phải
tăng năng suất hơn nữa. Nhưng hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề cản trở sự phát triển của
nông nghiệp Việt Nam như: hệ thống khuyến nông yếu kém, tiếp cận nguồn vốn chưa
đầy đủ, tổ chức của nông dân còn yếu, chất lượng của hàng nông sản sạch còn thấp, đất
canh tác cho 1 hộ nông dân thiếu (miền Bắc trung bình là 0,3ha, miền Nam là 1,2 ha), hệ
thống thủy lợi xuống cấp, không có bảo hiểm nông nghiệp, …
Ngoài các vấn đề nêu trên, những yếu tố làm ảnh hưởng tới việc cải thiện thu nhập của
người dân địa phương, đặc biệt là tại các vùng bị thiệt hại nặng nề do thiên tai như lũ lụt,
được kể đến như: phát triển sản xuất phi nông nghiệp không bền vững (ít hộ gia đình
sống chỉ bằng nghề nông, đa dạng hóa sinh kế cho người dân địa phương đang là vấn đề
cần giải quyết), CSHT yếu kém, áp lực ngày càng tăng đối với môi trường thiên nhiên do

tài nguyên rừng bị suy giảm,…
Trong bối cảnh đó, dựa vào Kế hoạch Hỗ trợ cho Việt Nam, với mục tiêu cải thiện sinh
kế cho người dân địa phương ở các khu vực nghèo, và theo quan điểm hợp tác đối với
“Khu vực tam giác phát triển” với nội dung đã được thoả thuận tại cuộc họp thượng đỉnh
giữa 3 nước Lào, Căm-pu-chia, Việt Nam với Nhật Bản, tập trung hỗ trợ cho các khu vực
nghèo, hiệu quả hợp tác với tiêu chí có lựa chọn và tập trung, JICA tập trung hỗ trợ cho
khu vực miền núi phía Bắc (khu vực Tây Bắc), Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu
Long theo 4 trọng tâm sau:
(1) Nông – Lâm - Ngư nghiệp:
Xem xét đến những biến đổi về môi trường phát sinh do gia nhập WTO có ảnh hưởng
đến người dân địa phương, đặc biệt là tại các khu vực nêu trên, JICA hỗ trợ nâng cao kỹ
thuật và cải thiện các chế độ chính sách liên quan đến tầng lớp dân nghèo tại các địa
phương, cũng như hỗ trợ giúp đỡ xây dựng hệ thống khuyến nông phù hợp, cải thiện kỹ
thuật nhằm mang lại lợi ích to lớn cho người nông dân.


(2) Phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống:
JICA hỗ trợ đa dạng hóa các phương thức sinh kế tại các địa phương như: phát triển sản
xuất ngành nghề thủ công truyền thống, phát triển du lịch, phát huy tài nguyên thiên
nhiên. Ngoài ra, JICA còn hỗ trợ nâng cao thu nhập của người dân một cách toàn diện
bằng việc kết hợp cải thiện chất lượng và cách tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản.
(3) Phòng chống thiên tai:
Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, lũ lụt. Thiên tai
khiến cho người dân rơi vào tình trạng nghèo đói. Hiện nay, JICA đang triển khai các
hoạt động tăng cường phòng chống thiên tai tại cộng đồng, nâng cao năng lực ứng phó
với thiên tai của các cơ quan chức năng, nâng cấp CSHT phòng chống thiên tai. Ngoài ra,
JICA còn tích cực thực hiện cứu trợ khẩn cấp khi xảy ra thiên tai.
(4) Xây dựng CSHT (cấp điện, đường xá, hệ thống cấp nước, thủy lợi…):
JICA hỗ trợ xây dựng CSHT tại các địa phương nhằm xóa đói giảm nghèo và nâng cao
thu nhập cho người dân sống tại các khu vực nêu trên đồng thời hỗ trợ xây dựng cơ chế

sử dụng một cách hiệu quả và bền vững.


Tác động của các chính sách của JICA đối với doanh nghiệp Việt Nam

Hỗ trợ tư vấn kinh doanh và quản lý sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Trong 03 năm từ 2011-2013, các chuyên gia của JICA và cán bộ hỗ trợ DNNVV của
Trung tâm hỗ trợ DNNVV phía Bắc, Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hỗ
trợ thực hiện 354 sáng kiến tại 84 DNNVV khu vực phía Bắc, điển hình các cải tiến kỹ
thuật, cải tiến quy trình sản xuất 3S/5S, cải tiến chất lượng… đã giúp doanh nghiệp giảm
chi phí sản xuất, cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng sản phẩm và một số doanh
nghiệp bước đầu đã kết nối được với các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các doanh
nghiệp của Nhật Bản. Những thành công ban đầu này có tác động lan tỏa rất lớn trong
cộng đồng DNNVV.
Hợp tác với các cơ quan nhà nước để định hướng mô hình và hỗ trợ phát triển các
DNNVV
Ngày 04/5/2012, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) và Cơ quan Hợp
tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp tổ chức hội thảo “Mô hình và định hướng hoạt
động của cơ quan đầu mối thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV cấp tỉnh” tại khách sạn
Sheraton, Hà Nội.


Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đánh giá
rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm,
và tăng thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, trong thời qua, hệ thống cơ quan đầu mối thực hiện chức năng trợ giúp
DNNVV cấp trung ương và địa phương còn yếu; nguồn lực, kinh phí thực hiện các
chương trình hỗ trợ còn thiếu. Ở cấp Trung ương, cơ quan đầu mối mới chỉ tập trung vào
xây dựng các cơ chế chính sách, giải pháp phát triển DNNVV, chưa có điều kiện đẩy
mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách chương trình trợ giúp hỗ trợ

DNNVV ở cấp địa phương.
Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản, ông Miki Miyamoto, chuyên gia của JICA, cho biết
số DNNVV ở Nhật Bản chiếm tới 99,7% tổng số doanh nghiệp, với 70% tổng số nhân
công và hơn 50% giá trị gia tăng ở Nhật Bản. Chính các DNNVV đã hình thành nên
xương sống của nền kinh tế Nhật Bản.
Ông Miki Miyamoto cho hay các chính sách mà hỗ trợ DNNVV tại Nhật Bản đang áp
dụng là khuyến khích cải tiến quản lý; củng cố nền tảng quản lý; thích nghi với các thay
đổi môi trường đột ngột (về kinh tế và môi trường xã hội); hỗ trợ về tài chính và cơ sở
vốn…

Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng mô hình kinh nghiệm của Nhật Bản là hết sức đáng
chú ý. Đó là khi xác định doanh nghiệp hỗ trợ thì sự hỗ trợ cần được thực hiện một cách
đồng bộ, có đầu mối rõ ràng, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị trong mạng lưới
hỗ trợ.
Ngày 25/11/2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với
Đại sứ quán Nhật Bản và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo
“Chính sách và các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp để hợp tác nghiên cứu và áp dụng
chuyển giao công nghệ thực hiện Chiến lược CNH trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam Nhật Bản”. Qua buổi hội thảo này, các chuyên gia đến từ Nhật Bản đã chia sẻ những
kinh nghiệm cũng như những kiến nghị, giải pháp, đề xuất và cũng tiếp tục giúp đỡ Việt
Nam trong việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ taị Việt Nam.
Để có thể thực thi những giải pháp hỗ trợ DN trong việc chuyển giao công nghệ thì TS.
Tuệ Anh cho biết trong thời gian tới, CIEM sẽ phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản và tổ
chức JICA tiến hành nghiên cứu về việc hình thành các tổ chức, cơ sở nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp trong việc chuyển giao công nghệ.
Vì JICA là tổ chức duy nhất cấp vốn ODA hỗ trợ cho các nước phát triển của Nhật Bản
nên hằng năm Việt Nam luôn nhận được nguồn viện trợ tích cực từ Nhật Bản, và việc có
thêm nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội từ bên ngoài như vậy thì nhà nước cũng
có thể thực thi nhiều chính sách giúp phát triển DN nhiều hơn nữa. Ngoài ra, JICA cũng



có những dự án phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi môi trường kinh doanh tại Việt Nam
theo hướng tích cực như là “từ năm 2015, Hà Nội đã khánh thành Nhà ga số 2 của Sân
bay Quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân và đường nối từ sân bay đến cầu Nhật Tân. Việc đưa
vào vận hành các công trình này đã góp phần cải thiện đáng kể đường giao thông huyết
mạch từ cửa ngõ quốc tế đến trung tâm thành phố, giúp không chỉ Hà Nội mà còn các
tỉnh lân cận trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn hơn.” – Chia sẻ của ông Masuda
Chikahiro, Phó Trưởng Đại diện, Văn phòng JICA Việt Nam, trao đổi với BizLIVE về
môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
JICA cũng đang chuẩn bị thiết lập và sớm đưa vào áp dụng Hệ thống theo dõi mạng lưới
dự án, qua đó có thể giám sát các công đoạn mua sắm của các gói thầu và thực hiện các
dự án được Nhật Bản tài trợ vốn ODA, từ đó giúp hạn chế việc chậm trễ thực hiện dự án
– một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất về môi trường kinh doanh tại Việt Nam vì
việc chậm trễ này sẽ dẫn đến hao tổn một nguồn kinh phí lớn cũng như thời gian, công
sức.



Tác động của JICA (Nhật Bản) đến đất nước Việt Nam

1)Tăng cường Quản trị Nhà nước
(1) Xây dựng luật và cải cách tư pháp
JICA đã tiến hành hợp tác tập trung vào soạn thảo và sửa đổi Bộ Luật dân sự, Luật tố
tụng dân sự vốn là nền tảng của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường tại
Việt Nam. Việc xây dựng các luật cơ bản này đã được triển khai khá quy mô với sự hỗ
trợ của các nhà luật pháp Nhật Bản thông qua JICA, tuy nhiên có thể nói rằng cơ chế và
nguồn nhân lực để thi hành, vận dụng một cách thích hợp các luật này vẫn còn chưa đủ.
Hơn nữa, vẫn còn tồn tại việc các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành luật còn chưa
rõ ràng và chồng chéo, và điều này là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp, tính không minh
bạch trong hệ thống pháp luật. Trong tương lai, dựa trên định hướng cơ bản về xây dựng
luật và cải cách tư pháp của Việt Nam, JICA sẽ tích cực hợp tác trên cơ sở những thành

quả hợp tác đã có. Cụ thể là thực hiện liên kết một cách tương hỗ việc hỗ trợ đối với
nghiệp vụ xây dựng và sửa đổi luật pháp, xây dựng và cải thiện các chính sách và chế độ
cần thiết cho việc áp dụng luật, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng
vận dụng pháp luật tại cơ sở bao gồm cả các địa phương nhằm đóng góp vào việc xác lập
và khẳng định nguyên tắc “nhà nước pháp quyền”.
(2) Nâng cao năng lực hành chính
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch tổng thể về cải cách hành chính, nỗ lực thực
hiện cải cách chế độ công chức... nhưng có thể nói là chưa đủ. Bên cạnh đó, trong quá


trình thực hiện phân cấp quản lý cho địa phương, việc tăng cường năng lực quản lý nhà
nước cho chính quyền địa phương cũng là vấn đề phải giải quyết. Hơn nữa, tuy đã xây
dựng được hệ thống pháp lý về việc điều hành, quản lý ODA, nhưng vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề cần phải giải quyết như tăng cường cơ chế vận dụng hệ thống pháp lý nói
trên một cách hiệu quả giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành khác... Với mục
tiêu nâng cao năng lực quản lý hành chính của chính phủ, JICA thực hiện hợp tác kỹ
thuật hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các cán bộ công chức, nâng cao năng lực về quản
lý ngân sách cũng như hoạch định kế hoạch phát triển cho địa phương. Hơn nữa, từ tháng
11/2009 nằm trong chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các cán bộ nòng cốt
của Đảng Cộng sản (Đề án 165), JICA đã bắt đầu chương trình đối thoại với các chuyên
gia và các bộ ngành liên quan của Nhật Bản về những chính sách kinh tế vĩ mô, hành
chính địa phương và tổ chức kinh doanh, và dự định sẽ tiếp tục thực hiện trong tương lai.
(3) Quản lý tài chính công
Để xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách một cách hiệu quả, và cải thiện quản lý
công nợ, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách như: thực hiện Luật ngân sách
sửa đổi 2004; tăng cường tính độc lập của Thanh tra nhà nước; áp dụng thanh tra nội bộ
và thanh tra ngoài,... tuy nhiên tăng cường quản lý tài chính công là một trong những vấn
đề then chốt trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường. Đặc biệt cần thực hiện cải
cách chính sách thuế và hợp lý hóa thủ tục thuế để đối phó với vấn đề giảm thu ngân sách
từ mậu dịch do ảnh hưởng của việc gia nhập WTO vào năm 2007; tăng cường quản lý

thống nhất vốn đầu tư và vốn chi thường xuyên; tăng cường quản lý công nợ... Trước tình
hình đó, thông qua các cuộc đối thoại ở tầm chính sách, JICA hỗ trợ cải cách các cơ chế
chính sách như cải cách chế độ thuế, quản lý công nợ, thúc đẩy quản lý thống nhất vốn
đầu tư và vốn chi thường xuyên,... Đồng thời, JICA còn thực hiện hợp tác kỹ thuật về
tăng cường năng lực nghiệp vụ và đào tạo con người trong những lĩnh vực liên quan đến
thu ngân sách hàng năm như lĩnh vực hành chính thuế....
(4) Chống tham nhũng
Trong bối cảnh tham nhũng là vấn đề gây trở ngại cho phát triển và hiện đại hóa nền
kinh tế, và mối quan tâm của nhân dân ngày càng tăng cao, Chính phủ Việt Nam đã thực
hiện nhiều cải cách nhằm tiêu diệt tham nhũng như thành lập Ban Chỉ đạo TƯ về phòng,
chống tham nhũng do Thủ tướng làm Trưởng ban, xây dựng Chiến lược quốc gia phòng,
chống tham nhũng đến năm 2020... Sau vụ tham nhũng trong dự án ODA của Nhật Bản
vào tháng 8/2008, hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập Ủy ban hỗn hợp
Nhật-Việt về phòng chống tham nhũng trong ODA và vào tháng 2/2009 đã nhất trí đưa ra
các biện pháp nhằm phòng chống các vụ tương tự tái diễn như: đẩy mạnh hoạt động giám


sát và tăng cường tính minh bạch trong công tác đấu thầu. Đồng thời với việc thực hiện
triệt để những biện pháp do Ủy ban nêu trên thông qua, JICA sẽ hỗ trợ cải cách cơ chế
chính sách nhằm phòng chống và tiêu diệt tham nhũng thông qua kênh đối thoại chính
sách cũng như hợp tác kỹ thuật. Hơn nữa, thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật nhằm
nâng cao năng lực của ngành thuế và hải quan, JICA hợp tác hỗ trợ tăng cường tính minh
bạch của các dịch vụ hành chính góp phần vào việc tiêu diệt tệ nạn tham nhũng.
2)Phát triển kinh tế xã hội
Trong suốt hơn 20 năm qua, nguồn vốn của JICA cho Việt Nam vẫn tăng đều đặn,
năm sau luôn cao hơn năm trước, kể cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của Nhật
Bản là thời kỳ bị động đất, sóng thần tàn phá. Hàng loạt các dự án JICA đầu tư vốn và hỗ
trợ kỹ thuật đã thực hiện thành công và đưa vào sử dụng như: các Nhà máy Nhiệt điện
Phả Lại (Quảng Ninh), Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Hàm Thuận Đa Mi; các tuyến Quốc lộ số 5, Quốc lộ số 10, Quốc lộ số 18; hệ thống các cầu dây văng
hiện đại như cầu Bãi Cháy, cầu Cần Thơ,… là minh chứng quan trọng cho sự hợp tác có

hiệu quả của hai nước nói chung, của tổ chức JICA với Việt Nam nói riêng.
Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến nay Nhật Bản đã viện trợ
không hoàn lại cho Việt Nam trên 30 dự án hỗ trợ kỹ thuật; khoảng 150 triệu USD hỗ trợ
khẩn cấp; hỗ trợ một số dự án vay vốn lớn trong lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp với tổng trị
giá gần 500 triệu USD; xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng, giúp Việt Nam phát triển
nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Về lĩnh vực giao thông, kể từ khi bắt đầu hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam
vào năm 1992, Nhật Bản xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là một trong
những lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Với nguồn vốn ODA đều đặn của JICA, trong suốt
hơn hai thập kỷ qua, hạ tầng giao thông của Việt Nam đã được đầu tư mạnh mẽ và từng
bước thay da đổi thịt. Nổi bật là một số dự án phát triển như: Dự án đường sắt đô thị Hà
Nội tuyến số 1, các Nghiên cứu cho Dự án đường sắt trên cao Trảng Bom - Hòa Hưng...,
đặc biệt là Dự án Khôi phục cầu và Nâng cao an toàn các cầu đường sắt trên tuyến đường
sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài từ năm 1993 đã giảm thời gian hành trình
trên tuyến từ 36 giờ xuống còn 30 giờ. Sau khi hoàn thành Dự án, thời gian chạy tàu Bắc
- Nam sẽ chỉ còn hơn 20 tiếng. Ngày 08-5-2013 tại ga Hà Nội đã diễn ra Lễ cắt băng
khánh thành “Đoàn tàu hữu nghị Việt - Nhật”. Thời gian tới, vốn ODA sẽ tập trung để
phát triển những dự án trọng điểm như đường cao tốc, hầm đường bộ, sân bay.
Đặc biệt, JICA đã hỗ trợ đắc lực cho Việt Nam trong việc ứng phó với những vấn đề
toàn cầu: Năm 2008, JICA đầu tư “Dự án cải thiện môi trường nước” và công trình “Đại
lộ Đông - Tây”, đây là hai công trình ODA đầu tiên mà Nhật Bản thực hiện tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
Năm 2011, JICA đã ký kết với Việt Nam nhiều dự án hợp tác đầu tư cải thiện môi
trường, chống biến đổi khí hậu. Nổi bật là “Dự án Giải pháp đa lợi ích giảm thiểu biến


đổi khí hậu ở Việt Nam và các nước Đông Dương bằng việc trồng các loại cây lấy dầu để
sản xuất nhiên liệu sinh học” giữa JICA và Đại học quốc gia Hà Nội (VNU). Đây là dự
án trong khuôn khổ của Hiệp định về hợp tác kỹ thuật giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính
phủ Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ

trong tài khóa 2011. Dự án sẽ được tiến hành trong 5 năm (từ tháng 10-2011 đến tháng 92016); “Dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương giai đoạn II” giữa Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương và JICA với tổng số vốn khoảng 4.000 tỷ đồng. Giai đoạn I
của dự án này đã được JICA hỗ trợ trên 1.584 tỷ đồng.
JICA đã giúp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành “Dự án Dự báo và đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu (giai đoạn 2020 - 2050)”, xây dựng quy hoạch tổng thể
và kiến nghị thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp bảy tỉnh ven biển gồm Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo quy hoạch tổng thể, có chín dự án sẽ được thực hiện ưu tiên gồm: Xây dựng các
cửa ngăn mặn vùng ven biển; cải tạo và xây dựng đê biển; cải tạo vùng cù lao phía Bắc
tỉnh Bến Tre; phát triển nguồn nước ngọt tỉnh Trà Vinh, quản lý nước vùng ven biển Bạc
Liêu; luân chuyển dòng chảy tỉnh Cà Mau; điều chỉnh và cải tạo lịch thời vụ; phát triển
năng lực quản lý dòng chảy ở đồng bằng sông Cửu Long; nuôi tôm bền vững (mô hình
luân canh lúa - tôm).
Ngoài chín dự án trên, JICA còn thực hiện hàng chục chương trình, dự án nhỏ khác
giúp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống người dân bảy tỉnh nêu trên. Trong đó,
quan trọng nhất là dự án mở rộng và phát triển các giống cây chịu mặn, thiết lập hệ thống
cảnh báo mặn sớm, phát triển các nguồn nước sinh hoạt, sử dụng hợp lý nguồn nước
mưa, trồng cây ăn quả và cây chịu chua phèn, cải tạo và trồng rừng ngập mặn, nâng cấp
và xây dựng đê sông, đê bao, cải tạo hệ thống tiêu nước, nâng cấp hệ thống cảnh báo lũ
sớm, gia cố cấu trúc đất, đa dạng hóa mùa vụ, cải thiện môi trường nước nông thôn, cải
tạo công trình nông thôn quy mô nhỏ, xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp nhỏ, bảo hiểm
mùa vụ. Năm 2013, JICA tài trợ cho dự án “Nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai tại
Việt Nam giai đoạn II” với tổng vốn đầu tư là 393 triệu JPY (tương đương 4,17 triệu
USD). Dự kiến, dự án sẽ được tiến hành trong ba năm với mục tiêu tổng thể là “khả năng
thích ứng của cộng đồng đối với các thiên tai liên quan đến nước” sẽ được tăng cường
thông qua hệ thống quản lý lũ tích hợp. Trước đó, giai đoạn I của dự án được JICA thực
hiện từ năm 2009 đến năm 2012 cho “Hệ thống quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng được
tăng cường trong khu vực của dự án”.
Riêng trong năm 2013 - Năm Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 40
năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Chính phủ Nhật Bản và Tổ chức JICA đã có

rất nhiều dự án hỗ trợ cho Việt Nam, như: Ngày 22-3-2013, tại Hà Nội, đại diện của
JICA đã ký với Bộ Tài chính Việt Nam Hiệp định vay vốn thuộc năm tài khóa 2012 với
tổng trị giá 175,025 tỷ JPY (tương đương khoảng 1,9 tỷ USD). Số vốn vay trên được đầu
tư cho các dự án quan trọng của Việt Nam gồm: Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến
đổi khí hậu (giai đoạn II); Dự án xây dựng đường nối từ sân bay quốc tế Nội Bài đến cầu
Nhật Tân (giai đoạn II); Dự án xây dựng cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải (giai đoạn II);


Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn III);
Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An; Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội
(tuyến số 1, giai đoạn I) - Khu Tranh (giai đoạn I); Chương trình tín dụng hỗ trợ quản lý
kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh (giai đoạn I); Dự án tín dụng ngành giao thông
vận tải (giai đoạn II) để nâng cấp mạng lưới đường quốc gia; Dự án xây dựng cầu Nhật
Tân (cầu Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản) (giai đoạn III); Dự án xây dựng nhà máy nhiệt
điện Ô Môn tổ máy số 2 (giai đoạn II); Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
- Hà Nội (giai đoạn I). Đây cũng là năm thứ 21 liên tiếp Chính phủ Nhật Bản cung cấp
ODA cho Việt Nam, với tổng số vốn cam kết hiện nay lên tới xấp xỉ 2.000 tỷ JPY, tương
đương 21 tỷ USD.
JICA và Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC)
thuộc Bộ Y tế đã ký kết Biên bản thảo luận thuộc Dự án “Tăng cường Năng lực Sản xuất
vắc-xin phối hợp sởi - rubella”. Dự án được triển khai thực hiện trong thời gian 5 năm
(2013 - 2017), bắt đầu từ tháng 5-2013. Tổng ngân sách dự kiến cho Dự án khoảng 707
triệu yên Nhật (tương đương 7,51 triệu USD). Nhà máy sản xuất vắc-xin sởi do JICA
viện trợ cho POLYVAC trước đây (giai đoạn 2003 - 2006, công suất 7,5 triệu liều/năm)
cũng sẽ được trang bị và bổ sung thêm thiết bị để có thể sản xuất được vắc-xin phối hợp
sởi - rubella. Thông qua dự án này, JICA cùng với nhà máy sản xuất vắc-xin đạt tiêu
chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt mục tiêu giúp Việt Nam có thể tự sản
xuất vắc-xin mở rộng với chất lượng cao để cung cấp cho nhu cầu trong nước cũng như
các nước khác trong khu vực. Dự kiến đến cuối năm 2017, POLYVAC sẽ tự chủ được
công nghệ sản xuất vắc-xin mở rộng và năm 2018 sẽ bắt đầu cung cấp vắc-xin này cho

tiêm chủng mở rộng.
Định hướng viện trợ của Nhật Bản thời gian tới là tăng sức cạnh tranh của Việt Nam
trên trường quốc tế thông qua các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, cải thiện cơ chế chính
sách; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; nâng cao năng lực quản trị cho
cán bộ, công chức. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được đánh giá là rất quan
trọng và được xác định là lĩnh vực ưu tiên hợp tác, vì vậy JICA dự kiến sẽ tăng hơn quy
mô hỗ trợ ODA trong thời gian tới.
Việc tiếp tục cam kết tài trợ cho Việt Nam để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng
quan trọng thông qua JICA đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ hai nước
trong quan hệ Đối tác chiến lược. Đồng thời thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao từ phía
Nhật Bản vào năng lực quản lý, thực hiện dự án cũng như tiềm năng phát triển mạnh mẽ
của đất nước và con người Việt Nam.
Như vây, việc hỗ trợ tích cực từ JICA vào Việt Nam đã phần nào giúp Việt Nam có
thêm nguồn viện trợ lớn phục vụ cho việc xây dựng đất nước, đồng thời góp phần giúp
kinh tế Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Việc có nguồn đầu tư lớn hỗ trợ từ nước
ngoài giúp các DN Việt Nam có thể tự tin phát triển hơn nữa, đồng thời tích cực ra sức
cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Nhờ vào những hỗ trợ của JICA cho việc phát
triển cơ sở vật chất, hạ tầng, đường xá,… tại VN mà người dân phần nào cũng giảm bớt


khó khăn trong việc di chuyển, sinh sống, các DN Việt Nam cũng có thêm nhiều lợi ích
trong việc vận tải hàng hóa và giao lưu, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nước
ngoài, đặc biệt là Nhật Bản.
3)Bảo vệ môi trường
(1) Quản lý môi trường đô thị
Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá quá nhanh làm nảy sinh những vấn đề
môi trường nghiêm trọng.
Chất lượng nước ở đô thị bị ô nhiễm rõ rệt do nước thải sinh hoạt và công nghiệp, và lũ
lụt xảy ra thường xuyên do năng lực thoát nước còn yếu. Việc không xử lý rác thải độc
hại bao gồm cả rác thải y tế và thiếu các công trình xử lý liên quan đến môi trường cũng

là vấn đề nghiêm trọng. Hơn nữa, ô nhiễm khí quyển vượt quá các tiêu chuẩn về môi
trường không chỉ xảy ra ở các trung tâm đô thị, mà còn ở cả các khu dân cư. Vì vậy,
những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã và đang tăng cường một số giải pháp về môi
trường như xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường vào năm 2003, đưa ra các mục tiêu
hạn chế sự gia tăng ô nhiễm... Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam còn tiến hành xây dựng hệ
thống pháp luật cơ bản về quản lý môi trường như sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường, thiết
lập các chế tài xử phạt và các thông tư cụ thể kèm theo vào năm 2006. Thêm vào đó, từ
năm 2006 Chính phủ đã quyết định cấp 1% ngân sách quốc gia cho kinh phí bảo vệ môi
trường, và vào năm 2007, để tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, Bộ Công
an đã thành lập Cục Cảnh sát Môi trường để xử lý tốt hơn những hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường. Nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại những vấn đề như thiếu
nguồn nhân lực và kinh phí trong cơ cấu hành chính quản lý môi trường tại Bộ Tài
nguyên Môi trường- cơ quan chủ quản về quản lý chung môi trường ở các đô thị, cũng
như tại các Sở Tài nguyên Môi trường tại các địa phương.
JICA đã và đang tiến hành hỗ trợ một cách toàn diện để trang bị CSHT, đào tạo nguồn
nhân lực, cải thiện phương thức vận hành, hoạch định kế hoạch, cải thiện các cơ chế
chính sách pháp luật thông qua các chương trình/dự án hợp tác kỹ thuật và hỗ trợ kinh
phí tập trung vào quản lý môi trường nước, quản lý rác thải tại các đô thị quy mô vừa và
lớn, các khu công nghiệp nơi đang có nhu cầu lớn về trang bị CSHT đô thị và đang bị ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Về quản lý môi trường nước, với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm nhằm đáp ứng các nhu
cầu khác nhau về tài nguyên nước, cải thiện chất lượng nước ở các sông ngòi ở Việt
Nam, JICA hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý và nhà máy xử lý
nước thải, các cơ quan điều tra nghiên cứu và cơ quan hành chính liên quan đến quản lý


×